Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cô bé hai mắt

14 Tháng Hai 201100:00(Xem: 6031)
Cô bé hai mắt

Ngày xưa, có một bà có ba cô con gái. Con lớn tên là Một Mắt vì
cô chỉ có độc một mắt ở giữa trán. Cô thứ hai tên là Hai Mắt vì cô có
hai mắt như mọi người khác. Cô út tên là Ba Mắt vì cô có ba mắt,
mắt thứ ba cũng ở giữa trán.
Cô Hai Mắt giống y như những người thường khác nên bị mẹ,
chị và em không chịu được.
Họ bảo cô:
- Có hai mắt thì cũng chẳng hơn gì người thường, không phải là
họ hàng nhà ta.
Họ thấy cô đâu là xua đấy, quẳng cho cô quần áo xấu xí, chỉ cho
thức ăn thừa, tìm đủ cách làm cho cô đau khổ.
Có lần cô Hai Mắt ra đồng chăn dê, đói lắm vì chị và em cho ăn
ít quá. Cô liền ngồi xuống bờ ruộng khóc lóc thảm thiết, nước mắt
tuôn ra như hai dòng suối nhỏ.
Đang than vãn, cô ngẩng lên thấy một bà đứng bên mình hỏi:
- Hai Mắt, sao con lại khóc?
Hai Mắt trả lời:
- Con không khóc sao được? Chỉ vì con có hai mắt như người
bình thường, mẹ, chị và em không chịu được, xua con từ xó này
sang xó khác, quăng cho con quần áo cũ, chỉ cho con ăn cơm thừa
canh cặn. Hôm nay ở nhà cho con ăn ít quá, con đói lắm.
Bà lão bảo:
- Hai Mắt, con hãy lau mặt đi, bà sẽ bảo con cái này để con
không bị đói nữa. Con cứ việc bảo con dê cái của con:
Này dê con, hãy be lên!
Thức ăn, này hỡi bàn xinh, hãy bày!
Thì lập tức trước mắt con sẽ hiện ra một cái bàn xinh xắn, ở
trên bày các thức ăn ngon lành, con tha hồ ăn. Sau khi con ăn no
rồi, không cần đến bàn nữa, thì con chỉ việc nói:
Này dê con, hãy be be!
Chiếc bàn xinh, hãy biến đi, biến này!
Thì bàn lập tức sẽ biến mất.
Sau đó, bà lão đi. Hai Mắt nghĩ bụng: "Mình phải thử ngay
xem lời bà dặn có đúng không vì mình đói quá". Cô nói:
Này dê con, hãy be lên!
Thức ăn, này hỡi bàn xinh, hãy bày!
Nói chưa dứt lời, thì có một chiếc bàn xinh xắn phủ chiếc khăn
nhỏ trắng tinh hiện ra. Trên bàn có đĩa, dao, dĩa, thìa bạc, đầy các
thức ăn tuyệt ngon còn nóng, hơi lên nghi ngút như vừa bưng ở
dưới bếp lên.
Hai Mắt ăn uống ngon lành. No nê rồi, cô lại nói như lời bà lão
dặn:
Này dê con, hãy be be!
Chiếc bàn xinh, hãy biến đi, biến này!
Lập tức chiếc bàn xinh xắn và các thứ ở trên biến mất. Hai Mắt
nghĩ bụng làm nội trợ kiểu ấy thật thú vị, cô hả hê vui thích lắm.
Buổi tối, cô chăn dê về nhà, thấy có chiếc bát sành đựng thức
ăn mà chị và em để phần cho, nhưng cô không đụng đến. Ngày hôm
sau cô lại chăn dê đi, để nguyên mấy mẩu bánh phần cô. Lần đầu
và lần thứ hai, chị và em không để ý, nhưng cứ thế mãi nên họ cũng
biết và nói:
- Con Hai Mắt có điều gì khả nghi. Không lần nào nó đụng đến
thức ăn, thế mà mọi khi để cho nó cái gì là nó chén hết sạch cơ mà.
Phải tìm cho ra đầu đuôi việc này mời được.
Khi Hai Mắt ra đi. Một Mắt đến bảo:
- Để tao đi ra đồng với, xem mày chăn dê có tốt không, mày có
chịu đưa dê đi ăn ở nơi tốt cỏ không.
Nhưng Hai Mắt đã biết được ý định của Một Mắt, cô chăn dê
đến đồng cỏ rậm và bảo:
- Chị Một Mắt ạ, chị em mình ngồi xuống rồi em hát cho chị
nghe.
Một Mắt ngồi xuống, mệt quá vì chưa quen đi đường và vì trời
nắng chang chang, còn Hai Mắt cứ hát mãi:
Một Mắt ơi, chị còn thức không?
Một Mắt ơi, chị ngủ đấy à?
Một Mắt nhắm mắt độc nhất của mình lại mà ngủ. Lúc Hai
Mắt thấy một mắt đã ngủ say, việc không thể lộ được, cô mới bảo:
Này dê con, hãy be lên!
Thức ăn, này hỡi bàn xinh, hãy bày!
Cô ngồi vào chiếc bàn xinh xắn, ăn uống no nê rồi lại nói:
Này dê con, hãy be be!
Chiếc bàn xinh, hãy biến đi, biến này!
Tất cả mọi thứ đều biến ngay.
Hai Mắt liền đánh thức Một Mắt dậy mà bảo:
- Chị Một Mắt ạ, chị định đi chăn dê mà lại ngủ à? Trong khi
đó dê nó có thể chạy khắp thiên hạ mất. Thôi ta về nhà chị ơi.
Hai người về nhà. Hai Mắt để nguyên không đụng đến thức ăn.
Một Mắt không cho mẹ biết được tại sao em không chịu ăn. Nó xin
lỗi mẹ:
- Con ra đồng ngủ quên đi mất.
Hôm sau, mẹ bảo Ba Mắt:
- Lần này, mày đi cùng phải để ý xem con Hai Mắt ra ngoài có
ăn gì không, có ai mang gì đến cho nó ăn uống không, vì nhất định
là nó phải ăn uống lén lút.
Ba Mắt đến bảo Hai Mắt:
- Em muốn đi với chị để xem chị chăn dê có tốt không, chị có
đưa dê đi ăn nơi tốt cỏ không?
Nhưng Hai Mắt đỗán được ý định của Ba Mắt nên cô chăn dê
đến đồng cỏ rậm rồi bảo:
- Em Ba Mắt ạ, ta ngồi đây. Chị sẽ hát cho em nghe.
Ba Mắt ngồi xuống. Đường xa, trời nắng, nên người mệt nhoài.
Hai Mắt lại bắt đầu hát bài hát hôm trước:
Ba Mắt ơi, thức đấy ư?
Nhưng sau đáng lẽ phải hát:
Ba Mắt ơi, ngủ đấy à?
Thì cô lại đãng trí hát:
Hai Mắt ơi, ngủ đấy à?
Rồi cứ hát mãi:
Ba Mắt ơi, thức đấy ư?
Hai Mắt ơi, ngủ đấy à?
Hai con mắt của Ba Mắt nhắm lại ngủ, còn con mắt thứ ba
không bị phép của câu thần chú nên không ngủ. Thật ra thì Ba Mắt
nhắm cả mắt thứ ba, nhưng nó nhắm giả vờ làm như ngủ, nó nhấp
nháy để có thể nhìn rõ được hết mọi việc. Hai Mắt tưởng là Ba Mắt
đã ngủ say rồi, liền niệm chú:
Này dê con, hãy be lên!
Thức ăn, này hỡi bàn xinh, hãy bày!
ăn uống no nê rồi bảo chiếc bàn nhỏ biến đi:
Này dê con, hãy be be!
Chiếc bàn xinh, hãy biến đi, biến này!
Ba Mắt trông thấy hết. Hai Mắt đến chỗ nó đánh thức dậy bảo:
- Úi chà. Ba Mắt em ngủ à? Thế mà cũng đòi đi chăn dê? Thôi
ta về nhà đi!
Về đến nhà, Hai Mắt lại không ăn. Ba Mắt liền mách mẹ:
- Giờ thì con biết tại sao cái con làm bộ ấy nó không ăn rồi. Ở
ngoài đồng nó nói "Này dê con, hãy be lên! Thức ăn, này hỡi bàn
xinh, hãy bày!" thì có một chiếc bàn nhỏ bày đầy thức ăn, thức uống
tuyệt ngon, ngon hơn ở nhà ta nhiều, hiện ra. Nó ăn uống no nê rồi
nó bảo: "Này dê con, hãy be be! Chiếc bàn xinh, hãy biến đi, biến
này!" thì mọi thứ đều biến mất. Con trông thấy tất cả rõ mồn một.
Hai mắt nó niệm thần chú cho con ngủ, nhưng may còn con mắt
trên trán vẫn thức. Người mẹ đố kỵ liền kêu lên:
- A, mày lại đòi hơn chúng tao à! Phải cho mày chừa cái thói ấy
đi!
Mụ lấy dao mổ lợn, đâm trúng tim dê, dê khuỵu xuống chết.
Hai Mắt thấy vậy, buồn bã đi ra ngồi bờ ruộng khóc lóc thảm
thiết. Bà lão bỗng lại hiện ra bên cô mà bảo:
- Hai Mắt làm sao con khóc?
Cô đáp:
- Con không khóc sao được! Mẹ con đã đâm mất con dê mà
hàng ngày, khi con niệm câu thần chú của bà, nó dọn thức ăn thật
ngon cho con ra bàn. Giờ thì con lại phải chịu đói khát, khổ sở rồi.
Bà lão bảo:
- Hai Mắt ạ! Để bà bày cho con một kế hay: con hãy xin chị và
em lấy bộ lông của con dê đã bị giết, con đem chôn ở trước cửa rồi sẽ
gặp may.
Nói xong bà lão biến mất. Hai Mắt về nhà bảo chị và em:
- Chị và em yêu dấu ơi, dê ấy của tôi, cho tôi xin chút đỉnh của
nó với. Tôi chẳng dám xin gì ngon lành đâu, chỉ xin bộ lông mà thôi.
Hai đứa cười ồ lên bảo:
- Ừ, nếu chỉ xin có thế thì cứ việc mà lấy đi.
Hai Mắt lấy bộ lông, đến tối theo lời bà lão dặn lặng leo đem
chôn trước cửa nhà.
Sáng hôm sau, khi cả nhà cùng dậy ra cửa thì thấy có một cây
kỳ lạ, đẹp lộng lẫy, quả vàng xen giữa lá bạc, trần gian không có gì
đẹp bằng. Không ai biết tại sao qua một đêm, cây ở đâu mọc ra. Chỉ
có Hai Mắt biết rõ là cây ở lông dê mọc lên vì nó mọc đúng ở nơi
chôn bộ lông.
Mẹ liền bảo :
- Một Mắt, con trèo lên hái quả xuống.
Một Mắt trèo lên, nhưng cứ định hái một quả táo vàng thì cành
lại tuột khỏi tay. Mà lần nào cũng như vậy, khiến cho nó không hái
được quả nào, hái mãi cũng không được.
Mẹ liền bảo:
- Ba Mắt, con hãy trèo lên, con có ba mắt, ắt là nhìn rõ hơn Một
Mắt.
Một Mắt tụt xuống. Ba Mắt trèo lên. Nhưng Ba Mắt cũng
chẳng tài gì hơn, với mãi mà vẫn cứ bị hụt, táo vàng vẫn cứ thụt lại.
Sau bà mẹ sốt ruột, đích thân trèo cây, nhưng định hái quả thì
lại chỉ nắm không khí, chẳng hơn Một Mắt và Ba Mắt:
Hai Mắt liền bảo:
- Để tôi lên xem sao, có thể là được.
Chị và em gái nói:
- Đồ Hai Mắt thì làm được trò trống g´!
Nhưng khi Hai Mắt trèo lên, táo vàng không thụt lại, mà tự ý
rơi vào tay cô, cô hái được hết quả nọ đến quả kia, mang xuống đấy
một tạp dề. Bà mẹ giật lấy. Đáng lẽ, mụ, Một Mắt và Ba Mắt phải
đối đãi tử tế hơn với cô Hai Mắt đáng thương, thì họ lại đố kỵ thêm
vì chỉ có mình cô hái được quả vàng. Họ đối với cô càng thêm cay
nghiệt.
Một hôm, họ đang đứng bên cây thì có một hiệp sĩ trẻ tuổi đi
tới.
Cô chị và cô em gọi:
- Hai Mắt ơi, nhanh lên, trèo xuống đi kẻo chúng tao ngượng cả
mặt vì mày.
Rồi hai người vớ vội một chiếc thùng rỗng để ở ngay gốc cây úp
lên cô Hai Mắt đáng thương. Chúng lại nhét tất cả táo vàng mà cô
hái được vào trong đó. Hiệp sĩ đến nơi. Ấy là một nhà quí phái rất
đẹp. Chàng ngừng lại ngắm cây táo vàng lộng lẫy và bảo cô chị và
cô em:
- Cây đẹp này của ai? Cho ta một cánh thì muốn xin gì ta cũng
cho.
Một Mắt và Ba Mắt vội đáp là cây của chúng, chúng sẵn sàng
bẻ cho chàng một cành. Hai chị em ra sức bẻ nhưng lần nào cành và
quả cũng thụt lại.
Chàng hiệp sĩ liền bảo:
- Quái lạ, sao cây của các cô mà các cô lại không hái được?
Chúng vẫn khăng khăng nói là cây của chúng. Trong khi ấy,
Hai Mắt ở dưới thùng để mấy quả táo vàng lăn đến chân hiệp sĩ vì
nàng bực tức là Một Mắt và Ba Mắt lại không chịu nói thật. Hiệp sĩ
thấy táo, ngạc nhiên hỏi táo từ đâu đến. Một Mắt và Ba Mắt đáp
chúng còn một người chị em, không dám để cho ra mắt vì cô cũng
chỉ có hai mắt như những người thường khác. Nhưng hiệp sĩ đòi
xem mặt cô và gọi:
- Cô Hai Mắt đâu, lại đây nào!
Hai Mắt bình tĩnh chui ở dưới thùng ra. Hiệp sĩ ngạc nhiên về
sắc đẹp của cô, hỏi:
- Chắc cô Hai Mắt bẻ được cho tôi một cành chứ!
Hai Mắt đáp:
- Thưa vâng, hẳn là được, vì cây của em.
Cô trèo lên cây, nhẹ nhàng bẻ một cành có lá bạc quả vàng thật
đẹp đưa cho hiệp sĩ.
Hiệp sĩ liền bảo:
- Cô Hai Mắt ơi, tôi trả công cô thế nào đây?
Hai Mắt đáp:
- Từ sáng tinh mơ đến tối mịt, em chịu đói khát, cơ cực, buồn lo,
nếu chàng chịu mang em đi để cứu em thì em thật là sung sướng.
Hiệp sĩ liền đỡ Hai Mắt lên ngựa, mang về lâu đài cha. Tới nơi,
chàng cho cô mặc quần áo đẹp đẽ, tha hồ ăn uống. Chàng yêu cô và
lấy cô làm vợ ... Lễ cưới rất vui vẻ.
Khi chàng hiệp sĩ đẹp trai mang Hai Mắt đi rồi, chị và em lồng
lên vì thấy cô sung sướng.
Hai cô nghĩ bụng: Cây thần còn ở tay ta, dù ta không hái được
quả nào, thì mọi người vẫn cứ phải ngừng lại, ngắm cây, vào tìm ta
để khen cây. Biết đâu rồi ta chẳng gặp may.
Nhưng sáng hôm sau, cây thần bỗng biến mất, hy vọng của hai
chị em cũng tiêu tan. Khi Hai Mắt từ trong phòng nhỏ nhìn ra, cô
mừng rỡ thấy cây đã theo cô và hiện lên.
Cô Hai Mắt hưởng hạnh phúc lâu dài. Một hôm, có hai người
đàn bà nghèo khó đến lâu đài cô xin ăn. Cô Hai Mắt nhận ra chị và
em mình. Một Mắt và Ba Mắt bị sa sút, nghèo túng, phải đi tha
phương cầu thực. Cô Hai Mắt niềm nở chào hai người, đối đãi tốt
với họ, chăm sóc họ, khiến họ hối hận, vì đã từng đối xử độc ác với
cô.
Câu chuyện thật là cảm động và qua câu chuyện này các em sẽ
thấy một bài học: trong cuộc đời ai có tấm lòng nhân hậu sẽ được
hưởng hạnh phúc, kẻ độc ác, xấu xa sẽ gặp phải nhiều bất hạnh.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6347)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
(Xem: 5819)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
(Xem: 5682)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
(Xem: 5885)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
(Xem: 30714)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
(Xem: 6978)
Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đạinhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
(Xem: 5910)
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vải. Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương.
(Xem: 6247)
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh...
(Xem: 7388)
Người Việt Nam xưa chia tầng lớp xã hội ra làm 4: Công, Nông, Binh, Thương. Công là những người làm nghề công nhân nhà máy, chuyên về công nghiệp.
(Xem: 7988)
"Xe dê" do chữ "Dương xa". Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp...
(Xem: 5910)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
(Xem: 7049)
Vương Chiêu Quân (王昭君) cũng như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, nổi danh không chỉ bởi với nhan sắc mà còn bởi tài năng và những dấu ấn nàng để lại trong lịch sử.
(Xem: 6825)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
(Xem: 10897)
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
(Xem: 8926)
Ngày xưa có anh học trò tên là Trần Miên, học hành rất thông minh và siêng năng. Tuy vậy, anh ta rất nghèo.
(Xem: 8040)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
(Xem: 6622)
Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột.
(Xem: 5818)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
(Xem: 5989)
"Tựa cửa", "tựa cổng" do chữ "Ỷ môn", "Ỷ tư". Nhạc Nghị là tướng nước Yên đời Chiến Quốc đem quân đánh Tề, hạ được 72 thành.
(Xem: 5860)
Người Trung Hoa ngày xưa chọn bốn người con gái có sắc đẹp tuyệt nhất trong lịch sử, gọi là "Tứ Đại Mỹ Nhân", đó là Tây Thi...
(Xem: 6629)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
(Xem: 5485)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
(Xem: 5806)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
(Xem: 5968)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
(Xem: 5531)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
(Xem: 7027)
Tây Thi (chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đạinhân Trung Quốc.
(Xem: 9816)
Đạo gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim)...
(Xem: 16419)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
(Xem: 5784)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
(Xem: 8371)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
(Xem: 6028)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
(Xem: 5568)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
(Xem: 5655)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
(Xem: 5978)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
(Xem: 15047)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
(Xem: 11999)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).
(Xem: 7306)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
(Xem: 8111)
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
(Xem: 10398)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
(Xem: 5688)
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yến đang làm con tin tại nước Việt đã quen biết với Tần Vương Chính cũng đang làm con tin tại nước Triệu.
(Xem: 5070)
Nhan: Là Nhan Hồi, quê ở nước Lỗ, tự là Tử Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử. Nhan Hồi siêng năng, học giỏi, cam sống cảnh nghèo mà vẫn vui vẻ.
(Xem: 6257)
Ngưu Lang là một gã chăn trâu nghèo, gặp Chức Nữ, một nàng tiên. Hai người yêu nhau say đắm. Ngọc Hoàng Thượng Đế bèn cho hai người lấy nhau.
(Xem: 9871)
Ngày Tết, người Việt Nam thường chúc nhau "Ngũ Phúc Lâm Môn", có nghĩa là năm hồng phúc đến nhà. Ngũ Phúc ấy là: + Phú: Nghĩa là giàu có...
(Xem: 9414)
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo...
(Xem: 7336)
Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này...
(Xem: 16594)
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua...
(Xem: 6293)
Trầm là một loại cây có mùi hương, nên còn được gọi là Trầm Hương, trị được nhiều chứng bệnh, rất quí và hiếm. Những người đi tìm Trầm thường được gọi là "đi điệu"
(Xem: 5391)
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:
(Xem: 5260)
"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc...
(Xem: 9277)
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant