Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Công chúa lột xác

04 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7578)
11. Công chúa lột xác

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

11. Công chúa lột xác

Vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát Di La ở Ấn Độ là một ông vua nhân từ, gần gũi dân chúng, hết lòng chăm lo việc nước và trị vì quốc gia rất khôn khéo. Vì thế tên của vị vua hiền này lan xa khắp bốn phương, ai ai cũng ngưỡng mộ. Nhưng ngay bản thân ông, có một điều làm cho ông vô cùng buồn tiếc.

Vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu tức là phu nhân Mạt Lợi sinh được một cô con gái tên là Ba An La. Công chúa Ba An La bất hạnh nên sinh ra đã vô cùng xấu xí, da dẻ sần sùi, khó coi như quỷ Dạ Xoa. Vì sợ bị chê cười nên vua dặn dò người trong cung phải cẩn thận giữ gìn, người ngoài không ai được thấy mặt công chúa. Vì thế công chúa bị nhốt trong cung cấm từ nhỏ, chưa hề gặp mặt một người lạ nào.

Tuy mặt mày cô xấu xí nhưng dầu gì cô cũng là con gái của phu nhân Mạt Lợi, vốn là một vị hoàng hậu nhân từ và thương người, nên không ai dám coi thườnglơ là trong việc chăm sóc cho cô.

Con người sống trên dương thế ví như khách lên xe và xuống xe: lúc nhảy lên xe là lúc bắt đầu cuộc sống, và cứ thế cho đến lúc xuống xe là lúc trút hơi thở cuối cùng. Trong khoảng giữa, con người sẽ phải sống qua mọi nỗi vui buồn thương ghét của cuộc đời mình. Một khi xe chuyển bánh là cứ hướng thẳng về phía trước mà chạy không bao giờ ngừng, mỗi phút mỗi giây đưa khách dần dần về tới trạm chót. Khách lên xe, không cần biết là giàu hay nghèo, quý phái hay hạ tiện, đẹp hay xấu, khôn hay ngu, không ai là không phải trải qua cái lúc lên và xuống xe ấy.

Công chúa Ba An La, con gái của phu nhân Mạt Lợi cũng theo dòng chảy của thời giantrưởng thành. Cô tới cái tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người con gái, nhưng với một khuôn mặt như thế, vua Ba Tư Nặc rất lấy làm lo lắng cho việc hôn nhân của cô. Con gái lớn phải có chồng, dầu sao công chúa cũng không thể vĩnh viễn sống cô quạnh ở chốn thâm cung. Nhưng điều làm cho vua và hoàng hậu khó xử nhất chính là địa vị của mình: đường đường là vua của một nước mà lại không thể gả công chúa cho người mình chọn.

Vua và hoàng hậu bàn bạc mãi về vấn đề này nhưng không tìm ra được giải pháp nào khả dĩ gọi là tốt đẹp. Cuối cùng, họ chỉ còn cách bí mật gởi sứ giả ra ngoài thành dò xét, xem nhà nào có con trai thuộc hàng danh gia vọng tộc nhưng cảnh nhà sa sút, đời sống khó khăn khiến người thanh niên ấy không thể kiếm vợ, rồi đưa người ấy về cung.

Vài ngày sau, sứ giả đưa về một chàng thanh niên quần áo rách mướp nhưng mặt mũi sáng sủa thanh tú. Vua thay đổi thường phục, ra vườn sau gặp người này ở một nơi vắng vẻ và nói:

Nói thật với ngươi, ta có một đứa con gái đã đến tuổi lấy chồng nhưng rất xấu xí. Nếu ngươi ưng thuận thì ta sẽ gả công chúa cho ngươi, bù lại ta sẽ cung ứng tất cả các thứ như nhà cửa, ăn uống vật dụng cho hai người sau này. Vậy ý ngươi thế nào?

Người thanh niên nghe nhà vua nói thế bèn quỳ xuống đất khấu đầu trả lời:

– Tâu bệ hạ, tổ tiên hạ thần tuy thuộc dòng hào phú, nhưng nay cảnh nhà đã sa sút nhiều. Bệ hạ không ghét bỏ, giá như có đem tỳ nữ gả cho hạ thần, hạ thần còn phải mang ơn mà bái tạ thay, huống hồ bệ hạ có lòng thương đem công chúa gả cho hạ thần, thì hạ thần đâu có lý do gì mà không tuân lệnh!

Bao nhiêu ưu tư từ bấy nhiêu năm nay, vua Ba Tư Nặc xem như đã giải quyết xong, vì con gái mình đã có nơi nương tựa. Mọi sự quyết định đâu đó rồi, vua bèn xây cho công chúa một tòa cung điện tráng lệ, phía trong có 7 lớp cửa. Các lớp cửa này sẽ được khóa chặt mãi mãi, chìa khóa do phò mã đeo trong thân không lúc nào rời. Trong nhà có khoảng trăm cô nô tỳ, nhưng ai ở đâu thì phải ở mãi đó, người trong nhà không được đi ra ngoài và người từ bên ngoài cũng không được vào trong. Mọi chi phí trong nhà đều do hoàng cung đài thọ.

Lại sợ phò mã bị người ta coi thường nên vua còn phong cho phò mã một tước vị cao quý. Tới đây thì nhà vua xem như mọi vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa.

Ấn Độ thời ấy, có phong tục là những người nhà giàu phải luân phiên nhau tổ chức một buổi lễ họp mặt hằng tháng, gọi là hội “ngu lạc” và mời nhau đến tham dự để cùng gặp gỡ, gắn kết tình cảm.

Trong các buổi lễ ấy, ai ai cũng đều có đôi có cặp, chỉ riêng phò mã là lúc nào cũng đến một thân một mình. Sau hơn một năm trời, mọi người đều thấy như có điều chi khả nghi. Họ nghĩ rằng phò mã và công chúa kết hôn chưa được bao lâu, không lẽ tình cảm đã sứt mẻ rồi hay sao? Hay công chúa sợ bị người khác nhìn thấy? Vậy thì chắc công chúa phải là một tuyệt sắc giai nhân hay là quỷ dạ xoa đội lốt, nếu không thì tại sao chưa ai được thấy mặt bao giờ?

Họ muốn biết công chúa là người như thế nào nên bèn nghĩ ra một kế. Trong một buổi hội ngu lạc, mọi người đặc biệt chăm sóc phò mã. Lúc uống rượu, họ bày ra cuộc chơi đố rượu (ai thua thì phải uống rượu phạt), và cố ý chuốc phò mã uống rượu cho đến say mèm. Sau đó họ lục trong người phò mã lấy xâu chìa khóa và một số người được cử đi đại diện, chạy bay đến cung điện để nhìn mặt công chúa.

Lúc đó, công chúa Ba An La bị cấm cung, theo lệ thường chờ chồng đi dự hội, một mình ở nhà âu sầu áo não. Cô tự hận mình đã tạo tội nghiệp đời trước nên bây giờ mới bị vua cha giam cầm, bị chồng ghét bỏ, suốt đời bị nhốt trong cung cấm, không bao giờ được thấy ánh mặt trời, không bao giờ được thở không khí trong lành. Sống một cuộc đời đen tối như thế, thì hỏi sống có ý nghĩa gì?

Nghĩ đến đây, nước mắt cô như một giòng châu tuông lả chả. Bỗng cô nhớ lại lời dặn của mẹ: “Đừng tuyệt vọng, nghiệp chướng có sâu dày tới đâu đi nữa, chỉ nên thành tâm cung kính Tam Bảo, khẩn cầu sám hối. Đức Phật từ bi thường làm lợi ích chúng sinh, có thể giúp chúng sinh giải trừ khổ nạn.”

Câu nói của mẹ đã làm cho công chúa khởi lên một niệm thiện tâm chí thành. Mỗi khi chồng cô đi ra ngoài, cô lại bày hương án hướng lên không trung lễ bái, thiết tha khẩn cầu sám hối, xin cho mình có thân tướng đẹp đẽ để được thấy ánh mặt trời.

Hôm ấy, ngay vào lúc cô đang chí thành khẩn nguyện, một luồng hào quang bỗng nhiên tỏa sáng và kim thân đức Phật hiện ra trước mắt cô. Nhìn hào quang tướng hảo của đức Phật, công chúa vui mừng, lòng tôn kính lại càng gia tăng bội phần, cô phủ phục xuống đất quỳ lạy, nước mắt tuôn thành dòng, cầu xin với đức Thế Tôn:

– Duy nguyện Phật tổ từ bi thương xót con, khuyên dạy con, phá trừ nghiệp chướng cho con, giải thoát con ra khỏi cảnh thống khổ hiện nay. Con nguyện từ nay trở đi, đời đời kiếp kiếp hộ trì Tam Bảo.

Công chúa cầu xin như thế xong, ngước mắt lên chiêm ngưỡng thánh nhan, từ quang của đức Phật chiếu sáng tâm can cô.

Thật là không thể nghĩ bàn, ngay lúc ấy, khuôn mặt xấu xí của công chúa từ từ trở nên xinh đẹp thanh tú, làn da sần sùi đen đúa trở nên mịn màng, phơn phớt hồng. Từ khuôn mặt, thân thể, chân tay, toàn thân công chúa Ba An La đã thay đổi, bây giờ tướng mạotuyệt diệu như một thiên nữ cung trời.

Đức Phật từ trên không trung còn thuyết pháp cho công chúa nghe, khiến tinh thần cô phấn chấn lên, bao nhiêu buồn thảm trước kia tan biến hết. Công chúa hân hoan sung sướngan lòng rồi, đức Phật còn dạy thêm:

– Này công chúa Ba An La! Bây giờ tuy công chúa đã chứng quả Tu Đà Hoàn, nhưng vẫn phải tiếp tục tinh chuyên tu trì. Kiếp người ngắn ngủi lắm, ta mong công chúa đừng để cuộc sống luống qua vô ích.

Đức Phật nói xong liền từ từ biến mất trong bầu không gian xa thẳm. Công chúa không còn phiền não âu sầu, lòng sùng kính tin tưởng vào đức Phật tăng thêm gấp bội.

Bây giờ nhắc đến những người đã lén lấy chìa khóa cung điện, giả mạo lệnh phò mã đến mở từng lớp, từng lớp cửa để vào tới tận thâm cung. Trong tay họ có cầm xâu chìa khóa nên họ không gặp trở ngại nào và cứ thế đi thẳng vào tòa nhà sau cùng.

Lúc ấy, họ nhìn qua khe cửa thấy dung nhan công chúa rạng ngời như tỏa ánh sáng, xinh đẹp như tiên nữ nên rất lấy làm kinh dị, không hiểu tại sao trên trần thế lại có người nhan sắc tuyệt vời đến như thế!

Họ không dám nấn ná lâu, liền khóa kỹ các lớp cửa lại rồi vội vàng trở về. May quá, phò mã vẫn còn chưa tỉnh. Họ trả chìa khóa về chỗ cũ rồi đem những gì đã thấy kể lại cho mọi người nghe, khiến ai nấy đều xôn xao bàn tán.

Hôm ấy, như mọi lần, phò mã về nhà thật khuya. Nhưng vào tới lớp cửa thứ bảy, chàng kinh ngạc khi thấy một mỹ nhân đang ngồi bên giường.

– Cô là ai? Làm sao cô vào được nhà của chúng tôi? Công chúa đi đâu rồi?

Phu quân không nhận ra thiếp cũng phải. Thiếp chính là công chúa Ba An La, vợ của phu quân đây!

Công chúa mỉm cười, tha thướt yêu kiều tiến đến gần phò mã nhưng phò mã lùi lại mấy bước, hoang mang không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Công chúa bèn đem chuyện gặp đức Phật ra kể cho phò mã nghe, rồi nói:

– Từ khi sinh ra đến giờ, thiếp chưa từng được thấy mặt phụ vương và mẫu hậu một cách kỹ càng, nên thiếp rất ao ước được gặp. Phu quân hãy vì thiếp mà về cung trước, xin phép phụ vương cho thiếp được diện kiến.

Dĩ nhiên phò mã hoan hỉ thực hành ngay lời yêu cầu của công chúa. Nhưng nhà vua vừa mới nghe nói công chúa đòi gặp liền cau mày, tỏ vẻ khó xử:

– Thôi khanh hãy về giữ cửa cho kỹ, nói với công chúa bỏ ý nghĩ ấy đi, đừng đi ra ngoài.

Phò mã biết ngay tại sao nhà vua cự tuyệt lời thỉnh cầu của công chúa, nên đem chuyện công chúa lột xác cải dạng kể cho vua nghe. Vua nghe xong vô cùng mừng rỡ, lập tức cho người đưa xe hoa và cung nữ đi nghênh tiếp công chúa hồi cung.

Sự thay đổi hoàn toàn của công chúa khiến cho nhà vua, hoàng hậu và phò mã vui mừng khôn kể xiết. Họ biết hạnh phúc gia đình này hoàn toàn nhờ tâm từ bi của đức Phật, nên để báo Phật ân, họ lập tức đến tinh xá Kỳ Viênmang theo rất nhiều phẩm vật cúng dường Tam Bảo. Vua Ba Tư Nặc đảnh lễ đức Phật xong, chắp tay bạch:

– Bạch Thế Tôn, xin Ngài từ bi khai thị cho chúng con! Con gái chúng con đã tạo nghiệp gì mà kiếp này tuy được sinh ra nơi vương cung thọ hưởng mọi điều phú quý nhưng lại xấu xí đen đúa như thế? Ngưỡng mong Thế Tôn giải thích cho chúng con nỗi thắc mắc này.

Đức Phật bèn đem chuyện quá khứ kể lại rằng:

Con người sinh ra đời, đẹp đẽ hay xấu xí đều do nghiệp quá khứ mà ra. Tội báo hay phúc báo đều như bóng theo hình, không có điều gì là ngẫu nhiên cả. Vì thế phải nói lý nhân quả báo ứng không mảy may hư dối, sai trật.

Trong quá khứ, nước Ba La Nại là một quốc gia phồn thịnh, nơi ấy có một vị trưởng giả rất giàu, giàu đến nứt đố đổ vách. Ông có tâm từ thiện và biết cung kính Tam Bảo, vì thế nên thường xuyên mời chư tăng đến nhà để cúng dường. Trong số những người này, có một vị đã chứng quả A-la-hán là hay lui tới nhất. Vị này chuyên tu khổ hạnh, thấy rõ lý vô thường, khổ, không trong thế gian nên rất lơ là trong vấn đề ăn mặc. Ông chỉ khoác trên thân một tấm cà-sa rách nát, không biết mặc đã bao nhiêu năm mà vá trước rách sau, không có chỗ nào là lành lặn, coi được. Vì ông tiều tụy rách rưới như thế nên cô con gái ông trương giả rất chán ghét ông. Vốn là một thiên kim tiểu thư, nên trong vấn đề ăn mặc, cô chỉ dùng những thứ sang trọng đẹp đẽ nhất. Vì thế nên hình tướng xấu xí của vị A-la-hán khiến cô khởi tâm khinh bỉ, cho đến nỗi có lúc cô đã thốt lời nhục mạ vị này.

Tuy biết rõ điều ấy nhưng vị A-la-hán vẫn tiếp tục lui tới nhà cô nhận lãnh cúng dường trong mấy năm liền. Một hôm, vị A-la-hán ấy lại đến nhưng dùng cơm xong, ông liền bay lên hư không, thị hiện thần thông biến hóa đủ cách. Từ người ông, giữa hai lông mày phóng ra lửa và nước, hoặc ông nằm ngang giữa hư không mà không rơi xuống đất. Người nào nhìn thấy sự thị hiện kỳ diệu xuất thần như thế cũng thích thú kính phục.

Cô tiểu thư con gái ông trưởng giả từ trước đến nay vốn coi thường vị A-la-hán, nay thấy thần thông vi diệu của ông bèn sinh lòng kính trọng, không ngờ một vị xuất gia với bề ngoài xấu xí ấy lại có công phu tu hành cao dày đến dường ấy, không thể nào trông mặt mà bắt hình dong được! Trước kia cô thật quá ngu xuẩn, đã thường xuyên phỉ báng một vị thánh tăng như thế, đúng là tội tày trời! Cô bèn quỳ xuống đất nhìn lên vị A-la-hán trên không trung mà sám hối, xin ngài khoan thứ cho tội ác khẩu kiêu mạn của mình.

Vị A-la-hán trên không trung nhìn thấy cô tiểu thư đang sám hối như thế, chỉ mỉm cười nhẹ gật đầu, rồi biến mất trong nháy mắt. Từ đó vị A-la-hán ấy không còn đến nhà ông trưởng giả nhận cúng dường nữa.

Cũng từ đó cô tiểu thư nọ thường lập đàn trai cúng dường chư tăng, làm việc thiện, bố thí rộng rãi để sám hối tội lỗi của mình lúc trước.

Đại vương, cô tiểu thư thời ấy chính là công chúa Ba An La hôm nay. Vì tội khinh mạn thánh tăng trong quá khứ nên sinh ra có thân hình xấu xí khó coi, nhưng lại nhờ biết cúng Phật kính tăng nên được sinh ra trong hoàng gia, lại được gặp Phật để lột xác biến hình.

Lời dạy của đức Phật khiến tín tâm của đại chúng tăng trưởng thêm lên. Họ không còn một mảy may tâm niệm nghi ngờ công đứcphước báo của việc cúng dườngtôn kính Tam Bảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28166)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6667)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8775)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9283)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15363)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8235)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8664)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16687)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26924)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18631)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15612)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22493)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19418)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18297)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16169)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25584)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12853)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37840)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20066)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10698)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10015)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10538)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10360)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11022)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15187)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10829)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19655)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11682)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10757)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11221)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10093)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10550)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11533)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10873)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11385)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12134)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11033)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 12990)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17744)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15186)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15663)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10970)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12085)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11030)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21799)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12075)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9166)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20154)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17232)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10066)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant