Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

48. Thiền sư Pháp Khâm

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9177)
48. Thiền sư Pháp Khâm

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

48. THIỀN SƯ PHÁP KHÂM

Pháp Khâm họ Chu ở Côn Sơn, theo Nho nghiệp. Lúc mẹ Ngài mang thai, nằm mộng thấy hoa sen mọc ở then cửa, bà lấy một bông cột vào thắt lưng. Tỉnh giấc, không ưa ăn mặn và sanh ra Ngài. Ngài hình dung kỳ vỹ, thần sắc sáng rỡ, ưa lấy Phật sự để nô đùa. Năm 22 tuổi về kinh ứng thí. Vì đi đường bộ nên ghé nghỉ ở chùa Hạc Lâm. Huyền Sách trông thấy lấy làm kinh dị hỏi: 

- Ông làm gì?

- Mong lên kinh đô làm quan.

- Tuy có tước ngũ đẳng đâu bằng làm bậc tôn quý trong tam giới.

- Học được chăng?

- Xem thần khí của ông thì ông thuộc loại sanh ra đã biết. Nếu chịu xuất gia, sẽ ngộ tri kiến của Như Lai.

Pháp Khâm bèn xé bỏ sách vở, khắc khổ thân cận, nương theo Huyền Sách tu tập. Sách thầm nhậm là pháp thí, bảo với môn nhân Pháp Cảnh rằng:

- Gã này sẽ hoằng dương rộng lớn pháp của ta, là bậc Thầy người.

Pháp Khâm ngày đêm gắng gỏi, tam học đều tinh thông. Một hôm thỉnh Huyền Sách chỉ dạy pháp yếu. Huyền Sách bảo:

- Không người nào được pháp của ta.

- lấy gì để truyền.

Pháp Khâm chóng dứt các nghi trệ. Sau từ giã ra đi. Huyền Sách nói:

- Ông theo dòng mà đến, gặp “kính” thì dừng.

Pháp Khâm bèn đi về Nam, thọ đại giới ở chùa Long Tuyền Dư Hàng, rồi đến Lâm An ở phía Ðông Bắc một ngọn núi, hỏi tiều phu rằng:

- Ðây là núi gì?

- Ðây là núi Kính Sơn.

Sư bèn trụ ở đây. Có tăng hỏi:

- Thế nào là đạo?

Pháp Khâm bảo:

- Trên núi có con cá Lý Ngư, dưới đáy nước có bụi dấy.

Mã Tổ sai người đem thư đến. Trong thư vẽ một vòng tròn. Pháp Khâm mở xem, vẽ vào vòng tròn rồi gởi trả.

Mã Tổ lại sai Trí Tạng đến hỏi:

- Trong mười hai giờ, lấy gì làm cảnh?

- Ðợi lúc ông đi về, ta sẽ có tin.

- Về ngay bây giờ.

- Nhắn lại phải hỏi Tào Khê.

Vua Ðại Tông lưu tâm đến Không môn khiến các đạo sĩ sanh lòng đố kỵ. Tháng 9 niên hiệu Ðại Lịch năm thứ ba (768). Ðạo sĩ Sử Hoa tâu xin cùng họ Thích đấu phép. Bèn ở Ðông Minh Quán, đặt giá dao làm thang, Sử Hoa leo lên đi như trên đường đá. Các tăng lữ nhìn nhau không dám bước lên. Khi ấy Sa môn Sùng Huệ ở chùa Chương Kính vâng lịnh vua, ở trên cây trong sân chùa, dựng một cái thang, bậc toàn mũi nhọn, sắc trắng như sương, cao hơn thang ở Ðông Minh Quán cả trăm thước. Sùng Huệ đi chân không mà lên, đến mút thang dừng lại, leo xuống như đi trên đất bằng rồi đạp trên lửa hừng, thử dầu sôi, ăn miếng sắt, nuốt đinh. Các đạo sĩ trông thấy toát mồ hôi ướt áo bỏ chạy. Mọi người hoan nghinh, tiếng đồn như sấm. Vua càng thêm kính trọng xuống chiếu ủy lạo, khen ngợi mấy lượt, ban tử y và gọi là Hộ Quốc Tam Tạng, vời vào cung hỏi:

- Sư đệ tử ai?

- Cao tăng Pháp Khâm núi Kính Sơn là thầy của hạ thần. Thần chưa đủ giới pháp, không dám nhận tử y.

Vua đặc biệt ra lệnh mở đàn giới. Vừa Yết ma, Sùng Huệ ẩn thân trên đàn, không biết ở đâu. Vua càng kinh dị, bèn lễ Pháp Khâm làm thầy, sai nội thị cầm chiếu chỉ đi thỉnh. Sư đến, vua đích thân đi đón và hỏi pháp, làm lễ đệ tử.

Pháp Khâm một hôm ngồi trong sân trong, thấy vua đến liền đứng lên. Vua hỏi:

- Vì sao Sư đứng lên?

Sư đáp:

- Ðàn việt đâu được ở trên bốn oai nghi mà thấy bần đạo.

Vua đẹp lòng ban hiệu là Quốc Nhất. Chẳng bao lâu Sư muốn từ biệt đi. Vua nói:

Chúng sanh ở đây có người đáng độ, chúng sanh kia há có khác sao?

Pháp Khâm đáp:

- Thực không có pháp để độ chúng sanh.

Pháp Khâm ở kinh đô chỉ một năm. Vua Ðại Tông mỗi lần ban tơ lụa, dọn ngự tuyển Sư đều không nhận, chỉ mặc áo vải, ăn rau, đồ dùng bằng sành như lúc thường. Tướng Quốc Dương Oản thấy thế khen:

- Ðây là bậc cao sĩ phương ngoại, khó được danh như thế.

Thôi Triệu Công Quần thường hỏi Ngài:

- Ðệ tử xuất gia được chăng?

Ngài đáp:

- Xuất gia là việc của đại trượng phu. Há dũng tướng mà làm được.

Quần khen ngợi lời này. Rồi Ngài từ giã trở về núi cũ.

Sư từ Trường An trở về Kính Sơn. Về sau Thích Sử mời về chùa Long HưngHàng Châu. Pháp Khâm bèn qua lại nơi đó, chẳng chọn chỗ ở nhất định. Ngày 28 tháng 12 niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tám (792) Sư thị tịchLong Hưng. Trước đó ba ngày, Sư bảo chúng:

Nên chôn ta ở hố đất ngoài sân phía Nam, đừng làm quan tài sợ làm trở ngại đất trồng rau của tăng đồ.

Sư thọ 92 tuổi, 70 tuổi hạ. Bi nguyện của Sư sâu rộng, ai thấy mặt nghe danh đều như con được mẹ. Vì thế phía Ðông đến núi Thái Sơn giáp biển, phía Tây đến Lũng Thục, phía Nam tiếp Giao Quảng, phía Bắc đến tận phương Bắc (Sóc Phương). Người học đạo thảy đều kính mộ quay về. Người tham học đều coi Sư là Công Ðức Sơn, đến cả trời rồng cùng quy kính hướng về loài khác quy y, đất mọc cỏ Linh Chi, trên trời mưa Cam Lộ. Ðèn Thánh soi đêm, mây gấm sáng vờn, mãnh thú ở một bên, chim chóc tụ đầy thất đến ăn trên tay Sư. Có hai thỏ trắng quỳ lạy trong phương trượng, một gà thường theo nghe pháp, chẳng ăn vật sống. Khi Ngài đến Trường An, nó kêu suốt ba ngày mà chết. Một con vượn cũng thường ở trong thiền thất, chẳng đi đâu khác. Khi Sư tịch, ba ngày sau cũng chết theo. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17160)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38757)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21978)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22048)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69899)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6945)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38808)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44114)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44173)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42977)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44515)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23129)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39298)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21791)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42485)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35679)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46599)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30220)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30876)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26232)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20405)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25613)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18536)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17158)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40838)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21764)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 26017)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41490)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24945)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23826)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15085)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 20001)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37898)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19121)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17735)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23556)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36395)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40425)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19561)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21767)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46275)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 36015)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28692)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28970)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32275)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26364)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33501)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24121)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24867)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54612)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant