Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. “Tôi và em tôi là một”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8832)
06. “Tôi và em tôi là một”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 1

 KRISHNAMURTI THỜI TRẺ TUỔI

1895 - 1946

CHƯƠNG 6

“Tôi và em tôi là một

M

rs. Besant tham gia vào bối cảnh chính trị ở Ấn độ năm 1913, ngay trước khi bùng nổ Thế chiến Thứ nhất. Dưới sự hướng dẫn và những phước lành của Rishi Agastya (người, theo Tổ chức Thông thái, có trách nhiệm đặc biệt trong Thứ bậc Huyền bí về Số mạng của Ấn độ), bà được quăng vào trung tâm của sự sôi sục chính trị đang hừng hực.

 Bà đã nổi tiếng khắp quốc gia rồi. Được biết đến về khả năng diễn thuyết sáng chói của bà, bà được công nhận như một người giáo dục của trật tự tột đỉnh và được khâm phục về sự can đảm của bà như một người đổi mới xã hội. Bởi vì sự quan tâm của bà đến những giá trị mới mẻ, và cùng sự tự hào vô bờ bến của bà trong tư tưởngvăn hóa của Ấn độ, sự tham gia vào chính trị của bà được hoan nghênh bởi nhiều bạn bè trí thức và những người khâm phục bà. Cùng với tính khí của bà chắc chắn rằng bà sẽ đam mê chính trị nhiều lắm. Chẳng mấy chốc bà không còn liên quan với Thứ bậc Huyền bí nữa; những thấu triệt vào thiêng liêng của bà và những khả năng tâm linh của bà bắt đầu suy yếu, và bà phải phụ thuộc vào C. W. Leadbeater để nhận được những thông điệp từ thế giới huyền bí của những Bậc Thầy.

 Năm 1925, cùng tuổi già đang gia tăng, những khả năng thuộc tinh thần của bà bắt đầu suy giảm và kèm theo nó sự kiểm soát kiểu bàn tay sắt của bà về những công việc của Tổ chức Thông thái. Những mưu mô và những tính toán để có được quyền hành đối với bà và vì vậy đối với Tổ chức đang đạt đến đỉnh điểm. Nhận biết được sự thất bại của bà trong công việc làm thức dậy lại kundalini shakti chakras (hay sáu trung tâm của năng lực tâm linh đang ngủ yên được đặt dọc theo cột sống) và những thèm khát của bà để tiếp tục có lại sự tiếp xúc với những Mahatma, nhiều người quen biết của bà quả quyết có những quyền năng tiên tri và khả năng tiếp nhận được những chỉ dẫn từ những Bậc Thầy. Học đòi sự huyền bí, khẳng định đã đánh thức con rắn kundalini, tìm kiếm quyền lực và buông thả tự do trong ảo tưởng, thường thường liên kết điều gì không phù hợp với lược đồ của những sự việc sự vật của họ như bắt nguồn từ những thế lực đen tối, những hành động của những thành viên thâm niên của nó sẽ tạo ra một giễu cợt về Tổ chức Thông thái.

 Ở Sydney, Úc, Leadbeater, bọc trong những cái áo choàng màu tím cùng cái thánh giá nạm đá quý và cây gậy phép của chức Giám mục và năng lượng cho sự hiện ra của chủng tộc gốc thứ sáu[11]. Vây quanh ông bởi những cậu trai và cô gái nhỏ tuổi là những môn đệ được chọn lựa của ông, những quyền năng huyền bí của ông và những ứng dụng của chúng đã đạt đến những mức độ kỳ quái. Ông đang hấp dẫn những nữ trang cho những nàng tiên trong National Park ở Sydney, để bù đắp lại sự cho phép đưa vài nàng tiên về lại “The Manor” “Trang viên,” nơi ông và những môn đệ sống. Để gia tăng những nguồn huyền bí của ông, trong khi đang qua phà ở hải cảng Sydney, Leadbeater khẳng định đang tạo ra những mạng lưới không nhìn thấy được mà ông giăng bắt những nàng tiên nước từ biển cả; mà đính kết họ vào hào quang của ông, ông gởi họ ra ngoài theo nhu cầu để cứu giúp những người đang bị đau khổ.

 Ở Châu âu, George Arundale và Wedgwood khẳng định đã thiết lập một kênh giao tiếp trực tiếp với Thứ bậc Huyền bí và đã được chấp thuận là những môn đệ bởi Mahacholan. Bầu không khí tràn đầy hứng khởi khi nhiều người khai trí mới được công bố bởi Mrs. Besant sau khi được thông qua bởi Arundale.

 Bởi vì đã được phong chức Giám mục của Liberal Catholic Church, Arundale và Wedgwood “bọc màu tím” liên tiếp đạt được rất mau lẹ Arhathood bằng cách vượt qua những khai trí thứ ba và thứ tư của họ. Người vợ của Arundale, Rukmini,[12] vượt qua ba giai đoạn khai trí trong ba ngày. Mrs. Besant và Leadbeater đã là những Arhat rồi, đã vượt qua khai trí thứ tư. Krishnamurti, ở Ojai đang chăm sóc Nitya người em trai bệnh nặng của anh, không nhận biết được sự sôi sục huyền bí đang diễn ra ở Huizen, Netherlands và sau đó ở Star Camp, Ommen, một hội nghị hàng năm được tham dự bởi những thành viên của The Order of The Star. Không có sự công nhận của anh, một công bố được thực hiện rằng thân thể tinh thần của anh từ Ojai và thân thể tinh thần của Jinarajadasa từ Adyar đã đi đến và hiện ra trước sự tề tựu trang nghiêm của những người trong Thứ bậc Huyền bí để nhận được những ban phước lành của hai người trong chuyến hành trình của họ qua sự khai trí thứ tư. Sau đó khi trại bế mạc, Mrs. Besant ở Huizen đã mời Lady Emily, Miss Bright, và Shiva Rao đến phòng của bà và nói cho họ rằng bà và Leadbeater, Krishnaji, Arundale, và Wedgwood đã vượt qua sự khai trí thứ năm và cuối cùng của họ. Bây giờ tất cả họ không chỉ là những Arhat nhưng còn là những Adept, và vì vậy được giải thoát khỏi nghiệp lực và sinh lại.

 Một bài tường thuật in trong tạp chí của Tổ chức Herald of the Star cho sự hiểu biết nào đó về trại Ommen, nơi những tin tức quan trọng này được công bố bởi Mrs. Besant. Dưới đầu đề “Bởi lệnh của Vua,” tờ Herald xuất bản những từ ngữ của Mrs. Besant:

 Thầy Thế giới mới sẽ chọn, như trước đây, 12 Môn đệ của Ngài. Tôi chỉ có sự yêu cầu đề cập bảy người đã đến bậc Arhatship…Hai người đầu, người anh của tôi Charles Leadbeater, và tôi, đã vượt qua mức khai trí vĩ đại tại cùng thời gian. Những Arhat khác là, C. Jinarajadasa, George Arundale, mà sự phong chức của ông như Giám mục là cần thiết, để là bước cuối cùng của sự chuẩn bị của ông cho bậc thứ tư quan trọng của sự khai trí. Oscar Kollerstron, Mrs. Rukmini Arundale, Krishnaji, và Giám mục Wedgwood .

Sau đó, vì nhận ra rằng bà đã gây ra một lỗi lầm nghiêm trọng khi gồm cả danh tánh của Krishnamurti, mà là phương tiện, trong danh sách của những Môn đệ, bà sửa chữa sự tuyên bố của bà. Những danh sách khác nhau đã tồn tại trong đó được bao gồm danh tánh của Lady Emily, Nitya, Rajagopal, và Theodore St. John, một người được bảo trợ mười lăm tuổi có mái tóc vàng của Leadbeater.

Sau đó, Mrs. Besant tiếp tục công bố ba mục đích hoạt động mà Tổ chức sẽ tuân theo trong tương lai. Một tôn giáo thế giới mới mẻ phải được thành lập, với Mrs. Besant như người đứng đầu. Một trường đại học thế giới mới mẻ phải được thành lập với Mrs. Besant như hiệu trưởng. Arundale như người ủy nhiệm, và Wedgwood người quản lý – bởi vì, theo Mrs. Besant, “ông ấy biết cả hai mặt – thông thường và huyền bí.” Bà tiếp tục nói rằng “các bạn không nên phản đối họ bởi vì họ là bộ phận thuộc công việc của Vua.” Trong khi đó Arundale, khẳng định khả năng tiên tri, nói:

Tôi nghĩ không ai trong thế giới mà có một khả năng quá lạ thường, quá cao quý về tự-quên bẵng cái tôi, như người em của tôi Nitya có. Cái cách em mất mình trong người anh của em là một trong những sự việc phi thường nhất mà tôi đã từng thấy. Và tôi muốn các bạn ghi nhớ điều gì tôi đang nói hôm nay, bởi vì tôi mạo muội bày tỏ nó trong khả năng tiên tri. Tôi nghĩ rằng khi những năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ không những thấy Krishnamurti theo một sống mà em ấy rất hiến dâng, nhưng chúng ta cũng thấy bên tay phải của em là người em vĩ đại của em được công nhận khắp thế giới như một trong những người lãnh đạo chính trị xuất sắc nhất.

 Nitya chết bốn tháng sau khi những điều này được công bố.

 Trong khi đó, bệnh tật của Nitya đã đến giai đoạn trầm trọng hơn. Arundale đã giao cho Rajagopal, người có mặt tại trại và đã được phong chức Trợ tế của Liberal Catholic Church, một lá bùa hộ mạng để mang đến đưa cho Nitya, đã được hấp lực đặc biệt bởi Mahachohan. Những Đấng Vĩ đại của Thứ bậc đã tuyên bố rằng Nitya sẽ sống và là một trong những cột trụ chính cho công việc của Thầy Thế giới. Theo Arundale, “Sống của Nitya là ân huệ của Krishna khi trở thành một Arhat.”

 Krishna, khi nghe những tường thuật về những Môn đệ và những Arhat, những khai trí mau lẹ, thế giới tôn giáo và những trường đại học thế giới, bị bối rốiđau khổ nhiều lắm. Để lại Nitya dưới sự bảo vệ của những Bậc Thầy, anh khởi hành đến Châu âu với Rajagopal. Lady Emily, người đã có mặt tại trại và chính bà đã trải qua sự khai trí thứ hai, đã đến đón anh tại bến tầu. Krishnamurti nói với bà, quan điểm của anh về chuyện đó là không thể hiểu được. Anh chối từ chấp nhận những khai trí hay những Môn đệ. Anh ngờ vực rất nhiều về tôn giáo thế giới và trường đại học thế giới. Anh không muốn gây tổn thương Mrs. Besant trong tuổi già của bà, và vì vậy kiềm chế không tuyên bố công khai sự phản đối của anh; nhưng anh chuyển tải những nghi ngờ của anh đối với bà.

 Mrs. Besant bị tan nát bởi sự phủ nhận của anh về những khai trí, những Môn đệ, tôn giáo thế giới, và trường đại học thế giới. Tinh thần của bà bắt đầu bị suy sụp rất mau lẹ. “Bà biểu hiện những dấu hiệu của lão suy, mất trí nhớ và một khuynh hướng tập trung vào quá khứ.” Nhưng trong bất kỳ cách nào, điều này không cướp đi những hoạt động của bà hay sự tận tụy hoàn toàn của bà cho Krishnamurti như Thầy Thế giới.

 Đầu tháng mười một năm 1925 Mrs. Besant, Krishnaji, Rajagopal, Rosalind, Wedgwood, Shiva Rao, và Rukmini và George Arundale đi đến Ấn độ để tham dự những lễ kỷ niệm đặc biệt Toàn xá được tổ chức ở Adyar. Sự trung thành nơi những Bậc Thầy của Krishnamurti và sự cam đoan của họ về sức khỏe của Nitya là không phải ngờ vực. Đầu năm 1925, trong khi ở Adyar, Nitya đã bị bệnh nặng lắm. Ngày 10 tháng hai năm 1925, Krishnamurti viết một lá thư cho Mrs. Besant diễn tả một giấc mơ trong đó anh viếng thăm Huynh đệ Vĩ đại và van xin họ cho nguời em của anh được sống khỏe mạnh:

 Theo giấc mơ của con, con nhớ lại đã đi đến nhà của Thầy và năn nỉvan xin cho Nitya được khỏe mạnh lại và cho em được sống. Thầy nói rằng con phải đến gặp Chúa Maitreya và con đến đó và con cầu khẩn ở đó, nhưng con có ấn tượng rằng đó không là công việc của Ngài và rằng con nên đến gặp Mahachohan. Thế là, con đi đến đó. Con nhớ tất cả việc này rất rõ ràng. Ngài được dìu đến cái ghế của Ngài, bằng sự cao cả vô cùng & sự hiểu rõ lạ thường, cùng đôi mắt nhân từnghiêm trang. Sự diễn tả thừa thãi của con là quá vô lý, nhưng, nó không thể chuyển tải ấn tượng to tát về tất cả việc này. Con thưa với Ngài rằng con sẽ hy sinh hạnh phúc của con hay bất kỳ việc gì được đòi hỏi để cho phép Nitya sống, bởi vì con cảm giác việc này đang được quyết định. Ngài lắng nghe con và trả lời “Em ấy sẽ khỏe.” Thật khuây khỏa rằng tất cả lo lắng của con hoàn toàn được tan biến và con sung sướng vô ngần.

 Nói về sự chuẩn bị riêng của con, con không biết điều gì đã được quyết định nhưng con sẵn sàng làm bất kỳ việc gì. Công việc tiến triển rất tồi tệ và con đang cảm thấy rất mệt mỏi và khá yếu ớt, nhưng không thể giúp được gì cả.

 Cám ơn Thượng đế, mẹ sẽ ở đây, người mẹ riêng của con & con yêu mẹ, bằng tất cả quả tim và tâm hồn của con.

 Krishna của mẹ.

Sự gặp gỡ trực tiếp này với những Bậc Thầy đã thuyết phục Krishnaji về những quyền năng của những Đấng Vĩ đại để kéo dài sống của Nitya. Nếu chúng ta ngừng lại một chốc lát để tìm hiểu sự tiếp xúc của Krishnaji với những Bậc Thầy, những hiện thân của họ, và sự giao tiếp với họ của Krishnaji, nó trở nên rõ ràng rằng sự gặp gỡ của anh với Thầy K. H., Mahachohan, Maitreya, và Buddha là ảo tưởng, thường trong trạng thái giấc mộng. Điều này đã xảy ra như thế khi anh còn là một cậu trai trẻ; với ý thức nhạy cảm của anh được định hướng về những hình dạng thuộc suy nghĩhình tượng bí truyền của Leadbeater, một cách tự nhiên anh thấy những Bậc Thầy trong những hình bóng tương tự được vẽ lên tranh trong Khu Huyền bí của Tổ chức Thông thái. Chính là như thế khi anh diễn tả những gặp gỡ của anh với Thầy K. H. trong những lá thư đầu tiên gởi đến Mrs. Besant của anh, và những dấu vết của nó sẽ được tìm thấy trong tiến trình ở Ojai, mặc dù trước lúc đó anh đã được tự do khỏi những ảo tưởng, những hiện thân thuộc vật chất, và những hình tượng nhìn bằng mắt. Trong những năm đầu tiên, không có sự phân chia rạch ròi được tồn tại thực sự cho Krishnaji giữa trạng thái mơ mộngtrạng thái thức giấc. Đối với anh, những ảo tưởng, những giấc mơ và những hiện thân thực sự của những hình dạng thuộc suy nghĩ dường như có cùng thực tế. Sau đó, anh nói rằng tất cả những hình ảnh và những hiện thân, dù sâu đậm đến chừng nào, đều là những chiếu rọi của cái trí. Cùng cái chết của Nitya và sự đau khổ bùng nổ mà đưa anh mặt đối mặt với thực tế, tất cả những liên hệ thuộc vật chất với những Bậc Thầy đều kết thúc.

Thậm chí trước khi đó, trên boong tầu quay về Ấn độ, Arundale bắt đầu tiếp nhận và chuyển đi những thông điệp từ Mahachohan khiển trách Krishnamurti về sự nghi ngờ của anh và tinh tế gợi ý rằng nếu anh không chấp nhận những tiết lộ khai sáng được tiếp nhận và chuyển đi bởi Arundale tại Huizen và Ommen, và khẳng định danh tánh của những người đã được khai trí thành Adept, Nitya sẽ chết. Krishnamurti khước từ.

Trong khi đang ở Suez Canal, Krishnaji nhận được một điện tín từ Nitya nói rằng em đã nhiễm phải bệnh cúm. Ngày hôm sau, một điện tín khác được nhận trong đó Nitya nói rằng, “Cúm trầm trọng hơn nhiều. Cầu nguyện cho em.” Krishnamurti, sự trung thành không bị lay chuyển, nói với Shiva Rao rằng những Bậc Thầy đã không cho phép anh rời khỏi Ojai nếu số mạng của em anh phải chết. Vào ngày 13 tháng mười một, giữa một cơn bão sấm sét, họ nhận được một điện tín báo rằng Nitya đã chết.

Shiva Rao, người đang ở cùng cabin với Krishnamurti, đã kể một câu chuyện sinh động về việc gì tiếp theo:

 Mrs. Besant yêu cầu tôi đưa bà đến cabin của Krishnamurti. Bà đi vào trong một mình, để nói chuyện với anh. Tin đó làm anh sụp đổ hoàn toàn: nó còn tác động nhiều hơn thế, như chính tôi đã thấy trong suốt phần còn lại của chuyến hành trình. Toàn triết lý về sống của anh – sự trung thành tuyệt đối trong tương lai như được phác thảo bởi Mrs. Besant và Mr. Leadbeater, sự tham dự tất yếu của Nitya trong nó, đã bị tan nát tại khoảnh khắc đó. Khi đêm tới, anh sẽ sụt sùi và than thở và khóc lóc thảm thiết về Nitya, thỉnh thoảng bằng ngôn ngữ Telugu, mà trong ý thức tỉnh táo của anh, anh không thể nói. Ngày qua ngày, dường như anh đã thay đổi, kiểm soát anh vững vàng trong một nỗ lực để đối diện sống – nhưng không còn Nitya.

Krishna và Nitya đã cùng nhau chia sẻ sự cô đơn của họ trong một thế giới xa lạ; cùng nhau cười đùa; cùng nhau kể những câu chuyện hài hước; cùng nhau đi – cùng nhau đặt kế hoạch cho sống và công việc tương lai của họ.[13] Viết sau cái chết của người em, Krishnaji sẽ nói, “Một giấc mộng cũ đã chết rồi và một giấc mộng mới đang được sinh ra. Một tầm nhìn mới đang được hiện diện và một ý thức mới đang được bộc lộ – tôi đã khóc, nhưng tôi không muốn những người khác phải khóc; nhưng, nếu họ khóc, tôi biết nó có nghĩa gì. Lúc này, tôi biết, bây giờ chúng tôi không tách rời. Em và tôi sẽ cùng nhau làm việc, bởi vì tôi và người em của tôi là một.”

Trước thời gian Krishnamurti, cùng Dr. Besant, đến Adyar, Krishnamurti đã sống lại từ sự chạm trán bất thình lình cùng đau khổ và có được sự bình thản vô hạn, sự tỏa sáng, và sự tự do khỏi tất cả cảm tính và cảm xúc. Nhưng sự tin tưởng của anh trong những Bậc Thầy và Thứ bậc Huyền bí đã trải qua một cách mạng hoàn toàn. Hiếm khi anh lại nói về những Bậc Thầy trong hình dạng vật chất. Trong những năm sau, khi ngập ngừng nói về thời kỳ này. Krishnamurti chấp nhận rằng có lẽ sự mãnh liệt của đau khổ đã châm ngòi một nhận biết bao la, không còn vướng vào thế gian. Một thông minh đã phải mất nhiều năm dài mới chín chắn, mà đã nằm im lìm không được vận dụng, sẽ vận hành trong khoảnh khắc kịch liệt của đau khổ.[14]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14874)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17800)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18214)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14992)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13185)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21165)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32580)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15318)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12348)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12834)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27527)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12137)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34950)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17749)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11827)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12648)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14569)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32473)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19460)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12971)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14087)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14270)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15316)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14143)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14136)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53175)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11664)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13926)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13820)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20694)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14313)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13432)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13617)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34175)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16211)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14203)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13564)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15911)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13514)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22974)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27744)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13905)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24975)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13948)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31334)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13864)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15563)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14980)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant