Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

47. “Không Khởi đầu, Không Kết thúc”: Krishnamurti Chín mươi tuổi

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8778)
47. “Không Khởi đầu, Không Kết thúc”: Krishnamurti Chín mươi tuổi

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 47

“Không Khởi đầu, Không Kết thúc”:

Krishnamurti Chín mươi tuổi

T

rong Bhagavad Gita, Arjuna hỏi Krishna về bản chất của Hiện diện soi sáng, bất biến. “Ông đi như thế nào, ông nói như thế nào, ông cư xử như thế nào?”

 Cùng câu hỏi được đưa ra bởi nhiều người đã gặp và đã nghe Krishnaji nói. Có lẽ chương này cung cấp vài đáp án cho nghi vấn, và tuy nhiên nó vẫn còn là một đáp án không trọn vẹn, bởi vì sự huyền bí của Krishnamurti vẫn còn không thể hiểu rõ được.

 Chín mươi tuổi, ngày của Krishnamurti hơi khác biệt những ngày suốt bốn mươi năm. Ở Ấn độ, anh thức dậy lúc mặt trời mọc, nằm trong giường, mọi giác quan của thân thể tỉnh táo, nhưng không có một suy nghĩ nào nảy ra cho đến khi có một đang đến, từ những khoảng cách vô tận. Anh bắt đầu buổi sáng bằng những vận động yoga asanas và pranayams. Suốt ba mươi lăm phút anh làm pranayamas, bài tập hít thở của anh, và bốn mươi lăm phút kế tiếp được dành cho yoga asanas, những tư thế thuộc thân thểhòa hợp thân thể; những dây thần kinh, những cơ bắp và những tế bào mà hình thành mô da, mở toang mọi tế bào của thân thể để cho nó hít thở tự nhiênhòa hợp.

 Tám giờ, Krishnamurti ăn sáng gồm có trái cây, bánh mì nướng, bơ, và bột lúa mì lứt. Thỉnh thoảng bữa sáng của anh gồm có idlis hay dosas của Nam Ấn, bánh gạo hấp và tương ớt dừa. Tại bàn ăn sáng ở Ấn độ những người thân thiết của anh tập họp bàn luận về giáo dục và những trường học, ý thức, hạt giống của tách rời trong con người, máy tính, và vai trò của sự thông minh nhân tạo. Anh hỏi những tin tức của thế gới và của Ấn độ. Tình hình quốc gia được bàn luận tự do; bạo lực, tham nhũng, sự thoái hóa của những giá trị; tương lai của con người hay sự thay đổi của cái trí con người. Mỗi vấn đề được đưa ra và được tìm hiểu; mọi người đều tham gia; một ý thức của trật tự và yên lặng tỏa khắp ngay cả những bàn luận.

 Anh hoàn toàn giống như trẻ con trong thái độ của anh đối với những tình hình, đặc biệt về chính trị: nhưng một nghiêm túc lạ thường lại hiển hiện rõ ràng trong quan tâm của anh đến cái tinh thần hay những không gian bên trong cái trí. Anh thường xuyên ngừng lại, thả cho cái trí nghỉ ngơi cùng những nghi vấn, phản ứng bằng từ bi và cao quý.

 Khi anh sẽ thực hiện những đối thoại sáng của anh, thời gian ăn sáng rút lại. Chúng tôi giải tán và gặp lại lúc 9:30, khi nhóm người nhỏ tập họp để tham gia trong những đối thoại. Những bàn luận tiếp tục đến mười một giờ, tiếp theo những cá thể có những đau khổ hay những vấn đề đặc biệt có thể nói chuyện cùng anh. Thỉnh thoảng anh đưa họ vào phòng riêng của anh trong vài phút. Khi không có những bàn luận nhóm, những nói chuyện cùng những người thân hữu của anh tiếp tục khoảng hai hay ba tiếng đồng hồ. Chúng tôi bàn luận về chết, bản chất của Thượng đế, vấn đề của người quan sát và vật được quan sát. Một số trong những thấu triệt thăm thẳm nhất được bộc lộ tại những dịp này.

 Khoảng mười một giờ rưỡi, anh về phòng riêng của anh và nằm nghỉ khoảng nửa tiếng cùng những tờ báo Economist, Time, hay Newsweek, những quyển sách tranh của cây cối, núi non, chim chóc, hay thú vật, hay một quyển tiểu thuyết huyền bí. Hiếm khi nào anh đọc những quyển sách quan trọng, nhưng anh được thông tin rõ ràng về tình hình thế giới, về những tiến bộ trong khoa học và công nghệ, và những qui trình thoái hóa đang xói mòn con người. Vào buổi trưa anh có một xoa bóp bằng dầu và tắm nước rất nóng. Ăn trưa khoảng một giờ. Anh dùng thức ăn Ấn độ, nhưng không ăn món chiên, và rất ít ngọt. Anh thích món dưa chua cay và cho phép anh thưởng thức chút ít. Lại nữa tại giờ ăn trưa có những bàn luận, và những người khách thường được mời.

 Đàm thoại thay đổi từ những tình hình quốc tế sang những khám phá khoa học, chiến tranh, giải trừ vũ khí hạt nhân và những vấn đề không thể giải quyết được của nó. Krishnaji có một hiếu kỳ mãnh liệt và những câu hỏi sâu sắc. Những khám phá mới trong khoa học cuốn hút anh. Thỉnh thoảng anh tiên đoán và thâm nhập vào tương lai. Những câu nói của anh đi trước thời gian nhiều. Anh có những thấu triệt vào sự quan trọng của những sự kiện thế giới và có thể liên quan nó đến một tổng thể toàn cầu. Anh thường hỏi những người khách, “Việc gì đang xảy ra trong quốc gia? Tại sao nó mất đi tất cả sáng tạo? Không trả lời nào làm hài lòng anh. Cá thể nghiêm túc được thúc bách để nắm chặt nghi vấn không-đáp án phía bên trong và thế là thức dậy những hàm ý của nó. Nghi vấn của sự thoái hóa trong những qui trình bên trong phải được thâm nhập và cái trí phải ở nguyên cùng nghi vấn, nghiền ngẫm trong nó.

 Khoảng thời gian của sự chú ý của anh kéo dài lâu lắm. Có một lần anh nói với tôi rằng vài nghi vấn phải được ấp ủ vĩnh viễn trong cái trí.

 Tại bữa ăn trưa, Krishnamurti tiếp tục nghi vấn anh đã bàn luận tại bàn ăn sáng, và thỉnh thoảng anh kể những câu chuyện – những giai thoại về những đụng đầu động vật hoang dã của anh, hay những câu chuyện về St. Peter và thiên đàng địa ngục, nước Nga và những ủy viên chính trị, mà anh lặp lại đầy hùng biện, say mê, và hài hước. Anh hoàn toàn không có chút hiểm độc nào. Với những người lạ anh nhút nhát, và người nào khác phải lấp đầy những yên lặng bối rối.

 Trong nhiều năm anh đã gặp gỡ vô số người. Những khất sĩ, những thầy tu Phật giáo, siddhas, những yogi lang thang hội tụ nơi anh để tìm kiếm những đáp án hay sự an ủi. Anh không bao giờ khước từ gặp họ. Chiếc áo cà sa hay nâu sòng của những người tu khổ hạnh khơi dậy từ bi vô hạn bên trong anh. Đầu những năm 1970, hai thầy tu đạo Jana đã bắt đầu viếng thăm anh hàng năm. Cuộc hẹn của họ phải được cố định từ một năm trước, với địa điểm, ngày tháng, và thời gian chính xác. Trong suốt mùa Chaturmas, bốn tháng của gió mùa, những thầy tu nghỉ ngơi và tất cả sự lang thang ngừng lại. Sau khi bốn tháng qua rồi, hai thầy tu sẽ bắt đầu hành hương của họ để gặp Krishanji, thậm chí phải đi bộ bảy trăm dặm để đến Bombay đúng ngày đã hẹn. Một trong hai thầy tu bị bệnh bạch cầu, người khác còn rất trẻ và có đôi mắt đẹp. Họ đeo mặt nạ bằng vải cotton trắng che miệng của họ, để bảo đảm rằng ngay cả khi hít thở cũng không hãm hại một côn trùng. Họ không biết nói tiếng Anh, và tôi phải thông ngôn điều gì được nói. Tôi ngồi trên bục cửa ra vào, trong khi họ chia sẻ một miếng thảm cùng Krishnaji bởi vì theo luật lệ tu họ không được phép ngồi trên cùng miếng thảm với một phụ nữ. Họ vô cùng đam mê trong những nghi vấn của họ. Khi còn trẻ họ đã nghiêm khắc từ bỏ thân thể của họ, và sự giải thoát được hứa hẹn vẫn không hiện diện. Krishnaji rất ân cần với họ và những bàn luận lâu diễn ra. Đến một năm, hai thầy tu che mặt này không xuất hiện cho cuộc hẹn của họ. Rất khó khăn để giải thích việc gì đã xảy ra. Có lẽ người đứng đầu giáo hội của họ, nhận biết một phản kháng chống lại uy quyền, đã từ chối cho phép họ thực hiện những gặp gỡ cùng Krishnaji.

 Sau bữa ăn trưa, Krishnaji nghỉ ngơi. Và vào khoảng bốn giờ anh bắt đầu gặp lại mọi người. Một phụ nữ mù lòa đến, và anh đặt hai bàn tay của anh trên hai mắt của bà. Một nguời viếng thăm vừa mất một người con ngồi cùng anh và anh lau nước mắt tượng trưng cho bà, chữa trị cho bà phía bên trong; một người đàn ông trẻ, bị hoang mang, bị lạc lõng trong thế giới hung bạo này, tìm kiếm những đáp án.

 Bắt đầu cuối những năm 1970, anh gặp gỡ ít người lại, nhưng lúc chín mươi tuổi anh lại sẵn sàng tiếp cận những người tìm kiếm những đáp án nơi anh; anh không bao giờ đóng cửa với bất kỳ ai – những người trẻ có những ảo tưởng; những phụ nữ bị đau khổ; những thanh thiếu niên; những người già nua; những người mù lòa. Không bao giờ anh quá bận rộn hay quá mệt mỏi.

 Những lời giảng và tên của anh được biết đến khắp quốc gia, trong số những thiền việndãy núi Himalayas cũng như những học viện. Những người Phật giáoẤn độ vẫn còn nói về anh như một người thầy vĩ đại trong truyền thống Nagarjuna; những đạo sư Hindu và những sadhus nói về anh như một hiện diện vĩ đại được giải thoát trong truyền thống Advaita hay không-phân hai. Họ công nhận anh như một người thầy thăm thẳm của thời đại.

 Khi mặt trời sắp sửa lặn, anh đi dạo. Ở tuổi chín mươi nhưng sải chân anh vẫn còn dài, thân thể của anh vẫn còn cứng cáp và thẳng đứng. Những người bạn gần gũi của anh, con cái và cháu chắt của họ dạo bộ cùng anh. Thỉnh thoảng anh cầm tay một em bé và bước đi đùa giỡn cùng em. Anh đi ba dặm, hít thở trong quả đất, cây cối, lắng nghe những âm thanh xa xôi. Có rất ít nói chuyện. Thỉnh thoảng anh thích ở một mình, cái trí của anh thật xa xôi. Anh nói rằng không một suy nghĩ nào hiện diện trong cái trí của anh suốt những dạo bộ này.

 Về nhà, anh tắm rửa và thực hiện chút ít pranayam. Anh dùng bữa tối nhẹ – salad, trái cây, đậu, canh, rau. Vào những dịp hiếm hoi anh ngồi tại bàn ăn tối cùng một ít người bạn và những hàm ý của một vĩnh cửu vượt khỏi cái trí. Hai bàn tay đảm đương vai trò của người thầy. Giọng nói của anh thay đổi, chứa đầy quyền năng và kèm theo những cuồn cuộn của năng lượng; những yên lặng tràn vào căn phòng.

 Một con sông của sự yên tĩnh trôi nổi trong anh. Cái trí của anh không bao giờ cố định. Anh sẵn sàng lắng nghe bất kỳ phê bình nào. Tôi nhớ lại một ngày vào năm 1978 ở Colombo khi anh và tôi đang ở trong cùng căn nhà. Anh rất bồn chồn. Tôi nói với anh, “Thưa anh, anh bị khích động.” Anh không trả lời tôi. Chúng tôi bắt đầu bàn luận điều gì khác. Vào buổi tối tại bữa ăn, anh quay về tôi và nói, “Bạn nói tôi bị khích động. Trưa nay tôi đem theo nghi vấn lên giường cùng tôi. Tôi tự hỏi mình, ‘Tôi bị khích động sao? Liệu do bởi sự phụ thuộc?’ Và bỗng nhiên tôi thấy nó. Tìm kiếm một đáp án là gieo mầm gốc rễ của khích động trong mảnh đất của cái trí; và nó kết thúc. Tôi sẽ không bị khích động nữa. Tôi đã nhìn ngắm và lắng nghe mọi thứ, thân thể của tôi, cái trí của tôi, để lật tung bất kỳ dấu vết nào của sự khích động.”

 Anh khoáng đạt với tất cả những thách thức. Anh không bao giờ ngừng quan sát, lắng nghe, chất vấn. Cái trí của Krishnaji bám vào chẳng bao nhiêu biểu tượng, tuy nhiên anh có một gắn kết thuộc cá nhân gần gũi cùng những con sông. Năm 1961, đang nói chuyện ở Bombay, anh miêu tả sông Ganga: “Nó có lẽ có một khởi đầu và một kết thúc. Nhưng khởi đầu không là con sông, kết thúc không là con sông. Con sông là sự trôi chảy ở chính giữa. Nó chảy qua những ngôi làng và những thị trấn, mọi thứ được cuốn vào nó. Nó bị ô uế, rác rưởi và nước bẩn được trút vào nó, một vài dặm sau nó đã tự làm tinh khiết lại. Nó là con sông trong đó mọi thứ sống, con cá dưới nướccon người uống nước phía trên. Nó là con sông. Đằng sau nó là áp lực khổng lồ của nước, và chính tiến hành tự-tinh lọc này mới là con sông. Cái trí hồn nhiên giống con sông đó. Nó không-khởi đầu, không-kết thúc – không-thời gian.”

 Anh không lãng phí năng lượng khi bước đi, nói chuyện, hay vận hành tại những bận rộn không hợp lý – đánh giày, nhặt một cục đá và quăng nó khỏi lối đi. Khi anh già, những run rẩy nơi hai bàn tay gia tăng, sự phản ứng của thân thể nhạy cảm cao độ đến thế giới của ồn ào và ô uế. Anh thường đau đớn bởi những bệnh tật huyền bí. Anh bị mê sảng, giọng nói của anh thay đổi, thỉnh thoảng anh trở thành một đứa trẻ, anh hỏi những câu hỏi lạ lùng, ngất xỉu dễ dàng, đặc biệt khi anh gần gũi những người mà anh tin cậy; anh thường tự chữa trị lấy bệnh tật.

 Sự liên hệ của anh cùng thiên nhiên, cây cối, những tảng đá và quả đất có ý nghĩa đặc biệt; anh có khả năng thâm nhập vào những không gian bên trong thiên nhiên, để cảm thấy sự sống chuyển động. Sau đó, anh bắt đầu nói về âm thanh vang vọng phía bên trong một cái cây, khi tất cả âm thanh bên ngoài kết thúc.

 Thú vật và chim chóc tin cậy anh. Tôi đã thấy anh ngồi một mình trong vườn rải gạo trên cỏ; chim chóc mổ những hạt gạo luẩn quẩn cách anh vài inch, và vài con còn đậu cả trên vai anh. Tự diễn tả về chính anh, anh trích dẫn sai lầm câu nói của Browning: “nhút nhát như con sóc, bướng bỉnh như con chim nhạn.”

 Anh ngủ lúc mười giờ ba mươi. Ngay trước khi ngủ toàn bộ ban ngày và hành động của anh trôi qua mau lẹ trong cái trí của anh; trong một lóe sáng nguyên ngày và những sự kiện của nó và tất cả những ngày hôm qua được xóa sạch. Trong giấc ngủ, thân thể của Krishnaji, giống như một con chim, gói trọn vào chính nó. Anh không thích bị đánh thức đột ngột. Anh nói anh hiếm khi nào nằm mơ. Khi anh thức dậy hầu như không có nếp nhăn nào trên khăn trải giường.

 Anh sẵn sàng thử qua những điều trị Ayurvedic và dược thảo; anh né tránh bất kỳ thuốc men hiện đại nào. Anh có những thích thú nhất thời về thức ăn; thỉnh thoảng anh trộn sữa vào nước cam, vào những lần khác anh lại bỏ uống sữa; có khi anh lại sống dựa vào thức ăn sống. Những thích thú nhất thời này làm cho bạn bè cười cợt anh. Nhưng anh không bao giờ cho phép bất kỳ ai sờ chạm vào chân anh. Nếu có ai thực hiện, anh cúi xuống và sờ chạm chân người đó lại.

 Tại những nói chuyện trước công chúng, một số được tham dự bởi khoảng bảy ngàn người, anh vẫn mặc một dhotti rộng viền đỏ và một robe dài màu mật ong. Krishnaji đi bộ đến bục giảng được vây quanh bởi những con người nhưng không bị tiếp xúc bởi họ. Khi anh ngồi trên bục giảng, sự hiện diện của Krishnaji vươn ra và cuốn hút những người lắng nghe gần gũi anh.

 Anh bắt đầu nói. Lưng thẳng đứng, tiếng nói rõ ràng, cho phép mọi sắc thái nở hoa. Khuôn mặt không bị tiếp xúc bởi thời gian. Hai bàn tay của anh để trên đùi; thỉnh thoảng chúng chuyển động, thực hiện những cử động tượng trưng, giống như những nụ hoa nở ra để tiếp nhận ánh sáng. Suốt gần hai tiếng đồng hồ những người lắng nghe yên lặng, hầu như không có bất kỳ chuyển động nào. Khi nói chuyện chấm dứt, Kishnaji ngồi yên lặng khoảng một phút, sau đó chấp hai bàn tay của anh lại để bày tỏ sự thành kính và những đám đông đứng dậy tiến về anh. Thân thể của anh run rẩy cùng năng lượng đã trôi chảy qua nó. Anh vươn dài cả hai bàn tay và cho phép chúng được cầm bởi những người có thể đến gần anh. Chầm chậm anh tự gỡ tay của họ ra.

 Krishnaji bước xuống bục giảng. Những con người dồn ép vào con đường nhỏ xíu mà anh sẽ đi qua, họ cúi xuống chạm chân anh, anh chạm những khuôn mặt của họ bằng hai bàn tay. Anh không rút hai tay lại, nhưng cứ thả cho chúng thõng xuống hai bên suốt lối ra. Giống như một con sư tử anh bước đi, từ từ, cùng sự chững chạc vô cùng. Hai mắt chuyển động gặp gỡ hàng trăm cặp mắt đang vây quanh anh. Cảnh tán loạn dường như không tránh khỏi, nhưng sự yên lặng trong hiện diện của anh sáng tạo trật tự. Những con người lùi lại. Anh bước đi một mình. Trong xe hơi, khi những người tháp tùng của anh cố gắng quay cửa kính xe lên, anh bảo họ ngừng. Hai tay của anh vươn ra ngoài qua cửa. Suốt con đường ra đến cổng, những người đàn ông và đàn bà dồn ép vào xe, chạm vào hai bàn tay của anh, đặt chúng trên hai mắt của họ. Một người cảnh sát, đang thấy đám đông dồn ép, ra lệnh cho họ lùi lại. Krishnaji ngừng ông ấy lại, cầm tay ông ấy và nắm chặt nó. Người cảnh sát hất cây dùi cui qua một bên và cúi gập người dưới chân của Krishnaji. Krishnaji nâng ông ấy lên và, vẫn còn cầm tay của ông ấy, bước vào xe hơi. Khi xe chạy, người cảnh sát chạy theo, không chịu buông tay của anh ra.

 Trẻ em chờ tại căn hộ trên Peddar Road cùng một vòng hoa hồng, hoa nhài, những hạt hoa có hình dạng đá quý ruby, emeral, pearl nhỏ xíu đan quyện vào nhau có mùi thơm ngát. Anh nhận nó đầy chân tình, quàng nó vào cổ trong chốc lát trước khi trao nó lại cho những đứa trẻ đứng gần.

 Ở gần anh luôn luôn khó khăn lắm. Anh rực sáng và những thân thể của những người gần bên phải mất chút ít thời gian để quen thuộc bởi sự hiện diện của anh. Thỉnh thoảng anh vặn hỏi những người bạn của anh, đòi hỏi họ phải chú ý và quan sát. Anh quan sát cẩn thận để xem thử liệu họ phản ứng mạnh mẽ đối với những con người hay những câu nói. Những cái trí thoái hóa không thể chần chừ loanh quanh anh – người ta hoặc chuyển động hoặc bị bỏ lại đằng sau. Năng lượng cuồn cuộn đang trôi chảy, người ta phải thuộc về nó hay không có nơi chỗ nào.

 Thân thể của anh yếu đuối, nhưng cái trí của anh không bao giờ trì trệ. Anh đã nói rằng khi anh rất già, một năng lượng vô hạn vận hành qua anh. Sự cấp bách đã gia tăng, vì thế sự thúc đẩy cũng vậy. Dường như không gì khiến cho anh mệt mỏi. Anh thúc đẩy thân thể, đi nhanh hơn, tự thử nghiệm, đến độ hầu hết mọi người bằng nửa tuổi không thể bắt kịp anh. Chỉ khi nào anh không làm gì cả, nằm trên giường, trông anh mới yếu ớtgià nua. Hai bàn tay của anh run rẩy, thân thể của anh co lại. Nhưng trong bàn luận, tại bữa ăn sáng hay trưa, trên những nói chuyện của anh, mọi nhăn nhúm đều biến mất. Làn da trong mờ, nó giống như lâng lâng siêu thoát, được chiếu sáng từ bên trong.

 Khi chín mươi tuổi, Krishnaji vẫn tiếp tục đi lại, nói chuyện, tìm kiếm những cái trí mà thức dậy và có thể nhận biết bằng sự rõ ràng. Những nhận biết như thế, nở hoa mà không có bóng, thay đổi bộ não.

 Năm 1980, Krishnaji bảo với tôi rằng khi anh không còn nói chuyện, thân thể sẽ chết. Thân thể chỉ có một mục đích: phơi bày lời giảng.




[1] Một thành viên nổi tiếng của Congress Party và Chủ tịch của Indian National Congress trong nhiều năm, Kripalani là một người lãnh đạo thâm niên trong sự đấu tranh tự do chống lại sự cai trị của người Anh.

[2] Được sinh ra trong một gia đình Brahmin, được tự do khỏi mọi nghi lễniềm tin vẫn bám rễ trong di sản Ấn độ, được giáo dục ở Anh, đối với K tôi tượng trưng cho một cái trí mà có thể bắc một cây cầu giữa phương Tây và phương Đông.

[3] Lễ hội của những hoạt động Ấn độ, được tổ chức bởi chính phủ Ấn độ là một sự kiện văn hóa chính gồm có nhảy múa, âm nhạc, kịch nghệ, những triển lãm của nghệ thuật nông thôn và cổ điểnđời sống, khoa học và công nghệ, những người trình diễn đường phố, những hội thảo, những phim ảnh và vân vân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14874)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17802)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18214)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14992)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13187)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21166)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32585)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15319)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12348)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12834)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27529)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12137)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34953)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17749)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11828)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12648)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14570)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32473)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19460)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12971)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14087)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14270)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15317)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14143)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14136)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53176)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11664)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13927)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13820)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20695)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14313)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13432)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13617)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34177)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16211)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14203)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13564)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15912)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13517)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22977)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27744)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13905)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24976)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13949)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31335)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13866)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15563)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14980)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant