Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết 1: Sự hưng suy của vương triều

04 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9213)
Tiết 1: Sự hưng suy của vương triều

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm - Thích Tâm Trí dịch

---o0o---

CHƯƠNG VII
NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
VƯƠNG TRIỀU VUA A DỤC VÀ SAU ÐÓ

TIẾT I. SỰ HƯNG SUY CỦA VƯƠNG TRIỀU

- Sự tàn lụi của vương triều Khổng Tước.

Chính cuộc của Ấn Ðộ, tính từ khi tổ phụ của vua A Dục chưa kiến lập vương triều Khổng Tước, thì tại quốc nội, Ấn Ðộ không thể thống nhất được nổi, bởi các dị tộc từ tây bắc không ngớt xâm nhập vào nội địa Ấn Ðộ; lúc vương triều Khổng Tước hưng khởi, chính là lúc Ấn Ðộ đánh lui được thế lực của Hy Lạp do A Lịch Sơn để lại tại nước Ấn, mãi đến thời A Dục Vương, Ấn Ðộ mới xuất hiện cục diện đại thống nhất. Nhờ vua A Dục là vị quân vương hết lòng tin Phật, nhân đấy mà Phật giáo đại hưng. Sự sùng kính Phật giáo của vua A Dục được thể hiện bằng những việc làm như: bố thí rộng khắp, ở đâu có nghèo đói, ở đó liền có kế sách cứu giúp. Ông cho kiến tạo tám vạn bốn nghìn tòa bảo tháp để phụng thờ xá lợi Phật. Ông cho tu sửa tất cả tịnh xá, nồng hậu cúng đường chư tăng, khiến giới ngoại đạotham lợi dưỡng phong túc mà vào cung thất đề nghị vua A Dục lập chùa Kê Viên cho giới Tăng già của họ, và họ phá hòa hợp tăng của Phật giáo, làm cho tăng giới không hòa hợp để tụng giới trong bảy năm ròng. Vua A Dục đối với Phật giáo, thậm chí ông ba lần đem cả phù đồ (quốc độ) ra bố thí.

Những việc làm của A Dục như vừa nêu dẫn đến ba hậu quả:

1. Phật giáo nhờ sinh hoạt đời sống dư dật, khiến nhiều phần tử trong tăng đoàn ngày càng đọa lạc, và trở nên phức tạp.

2. Quốc gia nhiều năm liền làm các Phật sự tu phước, khiến quốc khố trở nên trống rỗng.

3. Các hàng ngoại đạo thấy quốc vương thiên vị Phật giáo, và thường làm “vô giá đại thí” (bố thí không giới hạn), nên sinh lòng tật đố, ganh ghét Phật giáo. Cũng vì thế nên lúc tuổi về già các vương thất và đại thần giới hạn nhà vua chỉ được dùng nửa quả A Ma Lặc để cúng tăng. Nhưng những việc đại bố thí của vua A Dục không phải là điều mà đức Phật hy vọng, đức Thích Tôn thường luôn khuyến khích việc bố thí, và Ngài cũng lưu lại lời dạy về việc bố thí với đầy lòng nhân ái; ấy là hãy lượng sức mình mà làm việc bố thí. Ðời sau các đệ tử Phật mỗi khi khuyên tín chúng bố thí, thì nên bắt chước tinh thần Bồ tátbố thí, ấy là xả bỏ tất cả mọi sở hữu về tài sản, thân mệnh để bố thí, dụng ý của lời khuyên là nhằm loại bỏ lòng tham đắm, nhưng lại trái ngược với thường tình của đời thường, tiếc thay!

Vương triều Khổng Tước truyền được ba đời mới đến đời vua A Dục. Ba vị vua trước vua A Dục cũng đều là những vị vua sùng tín Phật giáo, và thế nước rất cường thịnh. Sau khi vua A Dục băng hà, quốc thế gặp phải tai biến cố đột ngột, nguyên do chính là do vị vua kế tiếp không đủ tài năng, và lại thù ghét Phật giáo, đó là vua Ðạt Ma Sa Ðà La, con vua A Dục, ông này tín phụng Kỳ Na giáo, nhà vua cho kiến lập rất nhiều tự viện Kỳ Na giáo khắp nơi thuộc Ngũ Ấn. Ðến đời cháu vua A Dục là vua Thập Xa, ông tin theo tà mạng ngoại đạo để tạo ba động Quật Tinh Xá. Ðời chắc vua A Dục là vua Ða Xa, ông lên ngôi vua nhưng không được lòng dân, và bị vị đại tướngBổ Sa Ða Ma Lợi (Pusymitra) dấy binh chống lại và giết chết vua Ða Xa, (đó là nhờ sự trợ lực của vị quốc sư thuộc giòng họ Bà La Môntự lập lên làm vua). Như vậy vương triều Khổng Tước trải qua sáu vị vua, trị vì được một trăm ba mươi bảy (137) năm (từ năm 322 đến 185 trước tây lịch) thì bị diệt vong. Sau vua A Dục, Phật giáo không những không được con cháu ông kính trọng mà còn bị họ thù ghét. Do đó, tăng đồ bị tá tán, họ hướng về tây nam và tây bắc Ấn Ðộ để phát triển. Ðồng thời, sau khi vua A Dục khứ thệ, đột nhiên tộc người Ðạt La Duy Trà ở nam Ấn lại hưng khởi. Người Ai Cập và người Ba Tư lại tiến sâu vào mạn bắc Ấn. Khiến Ấn Ðộ một lần nữa rơi vào cục diện phân tranh.

- Pháp nạn tại trung Ấn.

Bổ Sa Mật Ða La là vị tướng lĩnh của vương triều Khổng Tước dưới thời vua Ða Xa, ông được vị quốc sư thuộc dòng Bà La Môn trợ giúp mà dấy khởi, và rồi tự xưng vương. Kinh đô của vương triều Khổng Tước là thành Hoa Thị, nên cũng tại đây ông kiến lập vương triều Hắc Ca. Ông vốn nhờ quốc sư Bà La Môn mà nên vương nghiệp. Do đó, ông tin nghe theo vị quốc sư này, và cho rằng vương triều Khổng Tước sở dĩ bị tiêu vong là do quá sùng tín Phật giáo - một tôn giáo vô thần, vô tránh (không tranh cãi hơn thua). Vì thế ông cho thực hành lại phép tu Mã tự (Asvanedha). Phép tu này trước đó bị vua A Dục nghiêm cấm.

Sau khi tái thực hành phép tu Mã tự, ông có cuộc tây chinh và dành được ít nhiều thắng lợi, nhân đó giáo sĩ Bà La Môn cậy thế mà đại chấn hưng. Bà La Môn giáo núp dưới âm mưu chính trị, mở rộng cuộc vận động bài xích Phật giáo khắp nơi. Bấy giờ Phật giáo phải hứng chịu khổ ách cùng cực; chỉ tiếc trong các truyện ký không ghi lại tường tận pháp nạn này. Hiện nay nhờ cuốn “A Dục Vương Truyện”, và bộ “ Xá Lợi Phất Vấn Kinh” v.v... để có được sự hiểu biết ít nhiều về giai đoạn này. Theo Xá Lợi Phất Vấn Kinh, thì vua Bổ Sa Mật Ða La hy vọng ông cũng sẽ lưu danh bất hủ giống như vua A Dục, nhưng ông cũng tự biết uy đức mình không thể sánh kịp với tiên vương (A Dục Vương). Tiên vương thì kiến tạo tám vạn bốn nghìn bảo tháp thờ xá lợi Phật, và dốc cạn tài vật quốc gia để cúng dường Tam Bảo mà lưu lại thịnh danh. Ngược lại, vua Bổ Sa Mạt Ða La la người “phá tháp diệt pháp”, không ngừng tàn diệt tứ chúng đệ tử Phật, thì làm sao lưu được thịnh danh. Ông sát hại tập thể bất luận đó là Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni, Sa di hay Sa di ni, không kể lớn nhỏ. Sự giết hại khiến máu chảy thành sông, và tàn phá chùa tháp hơn tám trăm ngôi, ngay cả các thanh tín sĩ(1) cũng bị phiền hà tù tội, và chịu nhiều hình phạt roi gậy. Ðương thời có năm trăm vị La hán vượt qua dãy núi phái nam nhờ đó mà thoát được kiếp nạn. Theo luận Ðại Tỳ Bà Sa(2), phần cuối quyển 125, chép: “Xưa có vị vua Bà La Môn tên là Bổ Sa Hữu đem lòng ganh ghét phương pháp, ông cho thiêu đốt kinh điển, hủy “tốt đổ ba” (tháp); phá Tăng già lam, hại Bí sô (Tỳ kheo) chúng, chỉ riêng khu vực biên cảnh giáp với nước Ca Thấp Di La, ông cho phá hủy năm trăm Tăng già lam (chùa tăng cư trú), huống nữa là các nơi khác”. Ðoạn văn trên là miêu tả vua Bổ Sa Mật Ða lúc ông tây chinh có được “tiểu chiến thắng”. Cùng lúc cũng tại vùng biên cảnh nước Ca Thấp Di La, ông mở cuộc vận động bài Phật giáo. Còn đoạn văn được nói trong “Xá Lợi Phất Vấn Kinh” là chỉ tình hình tại thành Hoa Thị thuộc trung Ấn Ðộ. Việc năm trăm vị la hán vượt qua dãy núi phía nam, ấy là chỉ một bộ phận tăng nhân Phật giáo thoát khỏi nước Ma Kiệt Ðà ở trung Ấn dể đi đến nam Ấn Ðộ.

Như vậy vương triều Hắc Ca của nước Ma Kiệt Ðà được hình thành sau Phật diệt độ và truyền đến vị vua thứ mười là Ðịa Thiên vương, thời gian là một trăm mười hai năm (trước tây lịch từ 185 đến 73 năm), và lại cũng do đại thần giòng Bà La Môn là Bà Tu Ðề Bà được một quốc sư Bà La Môn ủng hộ mà soán ngôi và kiến lập vương triều Ca Lạp Bà một cách riêng biệt, vương triều này truyền được bốn đời, đến đời vua Thiên Hộ là dứt, trước sau được bốn mươi lăm năm (trước tây lịch 28 năm) thì bị vương triều Án Ðạt La của vua Bà Ðà Ha (Sàtavàhana) ở nam Ấn tiêu diệt. Trong khi đó tại trung Ấn Ðộ, Bà La Môn giáo lại phục hưng, tuy kết cục cũng vẫn không cứu nổi sự suy tàn của Ma Kiệt Ðà (ở đây là vương triều Hắc Ca). Nhưng tại nam Ấn và tây Ấn, Phật giáo lại trở nên hưng thịnh nhờ thế nước tại hai khu vực này rất mạnh.

Từ lúc trung Ấn bị Án Ðạt La của nam Ấn thôn tính, và kiến lập vương triều Án Ðạt La cũng tại nam Ấn Ðộ, và cùng với vương triều Quý Sương của bắc Ấn Ðộ đối địch nhau, tạo thành tình thế phân cục nam - bắc triều.

- Vương triều Án Ðạt La.

Từ sau thời vua A Dục, lãnh thổ của đế quốc Ma Kiệt Ðà lần hồi bị thu hẹp, tại đông nam Ấn Ðộ, tộc người Án Ðạt La - phân chi của dân tộc Ðạt La Duy Trà, thừa lúc vương triều Khổng Tước đang hồi suy vi mà tuyên cáo độc lập. Ước khoảng từ năm 240 - 230 trước tây lịch. Vua Thi Ma Ca (Simuka) người hưng khởi vương triều Bà Ða Bà Ha và lập kinh đô tại đất Ðà na Yết Kiệt Ca (Dhanakataka), cao ngyên Ðưc Can (Deccan) cũng thuộc về vương triều này. Trước Công nguyên hai mươi tám năm, vương triều Bà Ða Bà Ha thôn tính toàn bộ vùng trung Ấn của Ma Kiệt Ðà. Sau Công nguyên khoảng một trăm năm lẻ sáu (106) năm, vua Kiều Ðạt Di Phổ Ðặc La, và vua Tất Ðạt Khải Nhĩ Ni (Gautamìputra Sàtakarni) bành trướng lãnh thổ sang tây Ấn Ðộ, nhưng thừa lúc vương triều Bà Ða Bà Ha bị suy yếu, các địa phương tại trung Ấn và tây Ấn liền tuyên bố ly khai. Khoảng năm 225 sau Công nguyên (có thể là năm 226), vương triều Bà Ða Bà Ha bị diệt vong.

Về mặt tín ngưỡng tôn giáo, vương triều Bà Ða Bà Ha của tộc Án Ðạt La, phần lớn các vua tín phụng Bà La Môn giáo, trong đó cũng có một số vị quân vương tín phụng Kỳ Na giáoPhật giáo, cũng có vị bảo hộhoằng dương Phật pháp. Vị anh chúa là Tất Ðạt Khải Nhĩ Ni cùng mẫu hậu bố thí tịnh xá Ðộng - Quật cho tăng đồ Hiền Vị Bộ. Lại có vua Bà Ða Bà Ha lấy hang động trên đỉnh Hắc Sơn cúng ngài Long Thọ. Ðoán rằng đây có thể là vua Kiều Ðạt Di Phổ Ðặc La. Khoảng từ năm 170 - 201 sau tây lịch hoặc vua Da Kỳ Na Xá Lợi (Gautamìputra Yajnõasri).

Riêng tại Tích Lan, có vị vua tên là Mộc Xoa Già Ma Ni kiến thiết tịnh xá, đại tháp, đồng điện v.v... tại vùng đất A Nậu La Ðà Bổ La, và cúng dường tăng già rất hậu. Tại đây vị quân vương làm người ngoại hộ; do đó, mà Phật giáo tại Tích Lan phát triển vô cùng thuận lợi. Khi Phật giáo chưa truyền đến Tích Lan, thì người dân tại đây cũng đã cất Vô Úy Sơn Tự để cúng dường cho Ni Kiền Tử (môn đồ Kỳ Na giáo). Họ cũng chuyển sang cúng dường ngôi đại tự cho trưởng lão Ma Ha Ðế Tu. Về sau nhờ có nhiều vị vua và đại thần hộ trì, nên tại Tích Lan cho kiến tạo được rất nhiều chùa tháp Phật giáo. Tích Lan vốn là một chi của Phật giáo Ấn Ðộ, do đó sách này sẽ dành một thiên để giới thiệu, ở đây chỉ xin sơ lược.

- Vua Di Lan Ðà.

Sau khi A Lịch Sơn Ðại xâm nhập Ấn Ðộ (năm 326 trước tây lịch), lại có một người Hy Lạp rất nổi tiếng tên là Ðức Di Ða Lợi Áo Tư (Demetrois) thống suất đại quân tái chiếm A Phú Hãn (Afghanistan), rồi từ A Phú Hãn xâm nhập Ấn Ðộ bằng cách vượt qua sông Tín Ðộ, chiếm hữu các địa khu thuộc thượng du sông Hằng, và đóng đô tại Xá Kiệt (Xa Yết La - Sàkala) - Vua Di Lan Ðà thuộc tộc người Demetrois.

- Vua Di Lan Ðà (Milanda) lên ngôi khoảng năm 160 trước Công nguyên. Ông là vị vua tịnh tín đối với Phật giáo, ông từng đến trước Na Già Tư Na (Nàgasena được dịch là Long Quân, hoặc dịch âm là Na Tiên) Tỳ kheo để hỏi Phật pháp. Sự kiện này được biên tập thành bộ sách, đó là bộ “Di Lan Ðà Vấn Kinh” được viết bằng văn tự Ba Lị, mà bản Hán dịch với tên là “Na Tiên Tỳ Kheo Kinh”.

Theo Ấn Ðộ Thông Sử của Chu Tường Quang, trang 88 chép là vào khoảng năm 155 trước Công nguyên, Khách Bố Nhĩ (Kabul) và tổng đốc của Bàng Giá Phổ là Mai Na Ðà (Menander) thống suất đại quân Hy Lạp tấn công nước Ma Kiệt Ðà, vì thế mà Ma Thâu La, A Du Ðà (Ayodhyà), Mạt Ðệ Mật Ca (Madhyamika) cũng thường xuyên bị vậy hãm, mãi tới khi thành Hoa Thị thuộc vương triều Hăc Ca cử đại quân đánh bại quân Hy Lạp, và buộc họ phải thối lui. Sau đó vài năm, Bổ Sa Mật Ða La xưng vương và cho thực hành phép Mã tự. Phép Mã tự dùng ngựa làm vật để hiến tế; phàm ngựa được hiến tế mà chạy qua bang nào, thì bang (nước) đó được làm phép Mã tự, tức là cho quân gia nhậpgia nhập đội bảo vệ lễ cúng ngựa, nếu không ắt phát sinh chiến tranh. Quân đội Hy Lạp nhân đó bắt được cháu của Bổ Sa Mật Ða La - người thống suất đội bảo vệ tế mã, và đánh nhau với Bà Tô Mật Ða La (Vasumtra - tướng của vương triều Hắc Ca), quân tướng Hy Lạp đánh bại quân của Tô Mật Ða La hai bên bờ sông Ấn hà.

Mai Na Ðà được nói trên đây là vua Di Lan Ðà, gọi giản đơn là vua Di Lan. Trước ông đến nước Ấn Ðộ Ðại Hạ, đồn trú tại Kabul và làm tổng đốc tại Bàng Giá Phổ. Sau đó ông kế vương vị nước Ðại Hạ. Lãnh thổ do ông thống trị bao gồm Afghanistan, lưu vực Ấn Ðộ hà, Lạp Gia Phổ Ðại Na (Rajaputana) và một bộ phận của đông bộ Ấn Ðộ. Sau khi ông chết, thì Ấn Ðộ Ðại Hạ bị chia đôi, vị vua sau cùng có tên là Hạng Mậu Tư (Hermanes), vào năm 50 trước Công nguyên, ông đầu hàng Ðại Nguyệt Thị (Cơ Tộc - Scythian) thuộc vương triều Quí Sương.

- Vương triều Quí Sương.

Kế tiếp sau người Hy Lạp xâm nhập Ấn Ðộ là tộc người Ðại Nguyệt Thị, tộc người này xâm nhập vào vùng tây bắc Ấn Ðộ. Theo “Hán Thư Tây Vực Truyện” chép: “Ðại Nguyệt Thị vốn định cư tại Ðôn Hoàng bị họ Hạnh Ðốn đánh phá, nhân đấy Lão Thượng Ðơn tàn sát tộc Ðại Nguyệt, dùng đầu của tộc Ngyệt Thị bị giết làm đồ đựng thức uống. Từ đó tộc Nguyệt Thị bỏ chạy khỏi dải Ðôn Hoàng, vượt qua Ðại Uyển, đánh phá phái tây nước Ðại Hạ, nhưng lại thần phục Ðại Hạ. Lập thành triều đình và đóng đô ở phái bắc Quy Thủy”. Tây Vực Truyện cho biết là tộc Nguyệt Thị: “Có năm Linh hầu, một là Hưu Mật Linh hầu, hai là Song Mi Linh hầu, ba là Quí Sương Linh hầu, bốn là Khoa Ðốn Linh hầu, năm là Ðộ Mật Linh hầu”.

Phần sau cùng của “Hậu Hán Thư Tây Vực Truyện” lại chép: Lúc đầu tộc Nguyệt Thị bị người Hung Nô tiêu diệt, bèn chạy đến Ðại Hạ định cư, chia đất nước ra thành năm Bộ Linh hầu. Hơm trăm năm sau, Linh Hầu Quí Sương là Khưu Tự Khước, tấn công tiêu diệt bốn linh hầu còn lại, rồt tự lập lên làm vua, xưng quốc hiệu là Quí Sương. Vua nước Quí Sương mang quân đi xâm lược An Tức Chiêm lấy đất Cao phủ, lại tiêu diệt Bộc Ðạt, Kế Tân mà có được nước riêng cho vương triều Quí Sương. Khưu Tựu Khước sống hơn tám mươi tuổi mới chết. Con là Diêm Cao Trân lên thay cha làm vua, lại một lần nữa đánh phá nước Thiên Trúc”.

Tộc Nguyệt Thị gốc là giống người Mông Cổ bị người Hung Nô tại vùng sơn cốc thuộc tỉnh Cam Túc của Tung Quốc đuổi chạy đến Ðại Hạ (nay là Châu Bố Hiệp Nhĩ của Thổ Nhĩ Kỳ Tư Ðát). Thời ấy Ðại Hạ là đất bị thực dân Tây Hạ cai trị, và do bộ tướng của A Lịch Sơn Ðại (Alexander) lập thành một tiểu quốc. Khưu Tựu Khước đánh bại người Hy Lạp, lập nên vương triều Quí Sương. Sau khi bị đại bại, người Hy Lạp rút chạy về phía nam, và tiến vào Ca Thấp Di La thuộc vùng tây bắc Ấn Ðộ (nay là Khách Thập Nhĩ Mễ - tức bang Kamira do từ sự kiện này), tiếp đó tộc Nguyệt Thị truy đuổi người Hy Lạp nên cũng tiến vào Ấn Ðộ. Ðến con của Diêm Cao Trân là vua Ca Nị Sắc Ca (theo V.A. Smith, thì vua Ca Nị Sắc Ca lên ngôi năm 120 sau tây lịch). Thời này, vùng phía tây bắc trung Ấn Ðộ mới trở thành cộng chủ dưới quyền vua Ca Nị Sắc Ca. Về niên đại lên ngôi của vua Ca Nị Sắc Ca không thể xác định. Nếu căn cứ việc ông cho đúc tiền mà khảo sát. Thì đại khái khoảng từ năm 78 đến 128 tây lịch. Nhưng đó là thời kỳ ông tại vị(3)

Về phương diện lịch sử Phật Giáo Ấn Ðộ, thì địa vị vua Ca Nị Sắc Ca và A Dục đều được coi là các ông vua của Phật Giáo, cả hai đều là những bậc quân vương hùng tài đại lược, văn trị, võ công song toàn, người trước người sau đều ngời sáng. Vua Ca Nhị Sắc Ca kiến lập kinh đô tại Bố Lộ Sa Bố La (Purusa - Pura, nay là A Phú Hãn và giao giới với xứ Ba Cơ Tư Ðát (Pakistan) của Bạch Hạ Ngõa), đông giáp lưu vực sông Diêm Ngưu Na, nam từ dãi sơn mạch Tần Xà Da (Vindhya) đến Ấn Ðộ hà khẩu, tây tiếp giáp An Tức (nay là Y Lãn và một bộ phận của A Phú Hãn), đông bắc chạy đến phía đông của ngọn Ðạt Ðát Ân. Nghiễm nhiên là một đại đế quốc.

Theo sử gia Tra Na Tư Hoa (KP. Jayaswal), thì trong ba mươi ba ba vị vua của vương triều Quí Sương. Chỉ có mười tám vua trước thống lãnh đến tận trung Ấn Ðộ; từ thời trung kỳ trở lui, tại địa phương Ca Ma Phổ (Campà) đã có vương triều Na Già Tư Na (Nàgasena) - 150 - 134 sau tây lịch. Tại địa phương Kiều Ðức (Gaudà), có vương triều Kiều Ðức (? - 320 tây lịch). Sau này có vua Phổ Lạp Bạch Suy Tư Nô (Prabhavisnu) xuất hiện, và thôn tính cả hai vương triều Na Già Tư Na và Kiều Ðức đến vua Sa Mổ Ðà La Cấp Ða (Samudra - gupta), người sáng lập vương triều Cấp Ða. Ấn Ðộ một lần nữa qui về thống nhất. Thực ra thì nền tảng của vương triều cấp đa được dựng xây từ thời vua cha là Chiên Ðà La Cấp Ða đệ nhất (Candragupa I) đó là năm 320 tây lịch. Vương triều này lúc khởi đầu chỉ là tên của vị Thổ vương có tính thế tập, sau đổi thành quân vương.

Ở phương bắc vương triều Quí Sương bị diệt vong vào năm 320 tây lịch, trong khi ở phương nam vương triều Án Ðạt La bị bại vong vào năm 326 tây lịch. Thay vào đó là sự đại hưng của vương triều Cấp Ða.

TIẾT III. LƯỢC KHÁI QUÁT LUẬN CU XÁ.

Phẩm Mục của Cu Xá.

Ðại luận sư Thế Thân, người nước Kiền Ðà La sau đến nước Ca Thấp Di La học luận Ðại Tỳ Bà Sa, lúc hồi hương ông viết ra yếu nghĩa với sáu trăm bài tụng, và gởi sáu trăm bài tụng này trở lại nước Ca Thấp Di La. Bấy giờ có luận sư Ngộ Nhập của Hữu Bộ cho rằng sáu trăm bài tụng của Thế Thân trái nghịch với giáo nghĩa chính thống nên yêu cầu Thế Thân viết thích nghĩa cho sáu trăm bài tụng do ông viết ra. Nhân đó, Thế Thân liền viết thích luận mà thành bộ A Tỳ Ðạt Ma Cu Xá Luận (Abhidharmakosa Sàstra) đọc giản lược là Cu Xá Luận. Bộ luận này hiện vẫn còn bản luận sớ Phạn văn, và một số thứ loại chú sở của Ấn Ðộ được dịch ra Tạng văn. Gần đây tại Trung Quốcpháp sư Diễn Bồi viết cuốn Cu Xá Luận Tụng Giảng Ký. Ðây là tư liệu có thể tham khảo.

Luận Cu Xá là bộ luận chỉnh lý, thống nhất phê phán và tổ chức lại tư tưởng cực kỳ vụn vặt của Hữu Bộ để thành bộ luận vô cùng xảo diệu. Xin liệt kê những phẩm mục của Luận Cu Xá như sau:

blank

Phương pháp để dễ ghi nhớ cá phẩm mục trong Luận Cu Xá, xưa nay người ta có một bài kệ tóm gọn như sau:

“Giới nhị căn ngũ thế gian ngũ.

Nghiệp lục tùy tam Hiền thánh tứ.

Trí nhị định nhị phá ngã nhất.

Thị danh (Cu Xá) tam thập quyển”.

- Cu Xá với Bảy Mươi Lăm Pháp.

Luận cu Xá đem tất cả các pháp chia thành pháp hữu vipháp vô vi. Phàm cái gì được tạo tác bởi nhân duyên, chịu sự dịch chuyển, sự tác động bởi thời gian, có sự sai biệt về nhiễm tịnh, tức tất cả mọi hiện tượng của thế gian đều thuộc pháp hữu vi. Thoát ly tính chất pháp hữu vi, xa lìa tất cả trạng thái của tác dung, bao hàm cả cái nghĩa ba khoa là”Khôi thân diệt trí” của Niết bàn, đều thuộc pháp vô vi. A Tỳ Ðạt Ma phần nhiều lấy ba khoa làm ngũ uẩn, mười hai nhân duyênmười tám giới làm chuẩn rồi theo đó phân loại pháp. Luận Cu Xá dựa vào cách phân loại này, nhưng có thêm sự nghiên cứu về sắc pháp, Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp từ bộ luận Phẩm Loại Túc. Tuy nhiên việc xác định bảy mươi lăm pháp là do sau này ngài Phổ Quang nêu ra trong bộ Cu Xá Luận Ký do ông trước tác. Nhân vì trong Luận Cu Xá vẫn chưa lấy các pháp bất định như ố tác, thùy miên, tầm, tư trong tâm sở hữu pháp làm số lượng. Còn nguồn bảy mươi lăm pháp xuất thân từ luận Cu Xá thì không phải nghi ngờ gì.

Xin liệt kê danh xưng bảy mươi lăm pháp như sau:

blank
 

- Quả nhân duyên.

Luận Cu Xá tóm thu tất cả các pháp qui thành bảy mươi lăm pháp. Nhưng bảy mươi lăm pháp này không tồn tại một cách cá biệtđộc lập, mà tồn tại trong mối quan hệ hỗ tươngliên quan với nhau một cách mật thiết, đấy là Nhân duyên luận (xin đọc Tiểu thừa Phật Giáo tư tưởng luận - của Mộc Thôn Thái Hiền, thiên II, chương sáu). Nhân và duyên ràng buộc với nhau thành ra quả. Thông xưng gồm có: sáu nhân, bốn duyên và năm quả, như biểu đồ sau:

blank

- Pháp Thế Gian.

Pháp nhân quả, gom cả thế gian phápxuất thế gian pháp. Nhưng các pháp thế gianxuất thế gian cũng cần có thêm sự phân loại. Phẩm Thế Gian, Phẩm Nghiệp và Phẩm Tùy Miên của Luận Cu Xá là dùng để phân tích Quả, Nhân, Duyên thuộc mê giới. Mê giới lại được chia thành hữu tình thế giankhí thế gian. Ðịa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân, thiên thuộc hữu tình thế gian, đứng về mặt không gianan lập tầng thứ thì sự lưu chuyển sinh tử của hữu tình được chia làm bốn trạng thái là; sinh hữu, bản hữu, tử hữutrung hữu. Còn y vào mười hai duyên khởi thì có ba đời với lưỡng trùng nhân quả, đấy là nói về mặt thời gianan lập thứ tự. Dục giới, sắc giớivô sắc giới, ba giới này làm khí thế gian. Lại lấy bốn kiếp là: thành, trụ, hoại, không, chi phối sự tuần hoàn sinh diệt của khí thế gian (đồ chứa đựng gọi là khí), đây là nói thứ tự khí thế gian được an lập về mặt thời gian.

Song nếu không có pháp xuất thế gian thì sự an lập pháp thế gian bất luận đó là hữu tình thế gian, hay khí thế gian, kết cục vẫn cứ mãi quay vòng mà không có điểm dừng lại, thành ra vô thỉ vô chung, vì cứ nối tiếp nhau làm nhân rồi lại làm duyên tương tục không dứt.

Sở dĩ chúng sinh không thoát khỏi được sinh tử, đó là do tạo nghiệp, tạo nghiệp thị thọ quả báo. Do đó, Phẩm Nghiệp của luận này đặc biệt dành để phân tích thuyết nói về Nghiệp. Nghiệp được chia thành “tư nghiệp” và “tư dĩ nghiệp”. Nghiệp thuộc về ý gọi là tư nghiệp, nghiệp thuộc về thân và ngữ gọi là tư dĩ nghiệp. Lại lấy hai nghiệp thân và ngữ, mỗi nghiệp như thế lại chia thành “biểu nghiệp” và “vô lậu nghiệp”. Chúng sinh tạo nghiệp là do “hoặc” (mê mờ) sai sử, do đó Phẩm Tùy Miên của luận này là nhằm khai thông vấn đề “hoặc”. Tùy miên là do hoạt động của nghiệp mà dẫn dến khổ quả, ý vị của tùy miên trong đó có phiền não. Phiền não được phân ra thành căn bản (sáu thứ hoặc mười thứ) và chi mạt (có mười chín thứ). “Hoặc” có “kiến hoặc” - mê về lý, và “tư hoặc” - mê về sự; kiến hoặc là do mê muội không thấu rõ lý Tứ đế, kiến hoặc phối hợp cả trong tam giới mà thành tám mươi sử. “Tư hoặc” là bốn thứ: tham, sân, si, mạn trong căn bản phiền não, cọng cả thảy trong tam giới có mười thứ; trong đó dục giới có bốn, còn sắc giớivô sắc giới ngoại trừ không có tham, còn thì mỗi giới đều có ba thứ, lại còn có một trăm lẻ tám phiền não, tức tám mươi tám sử thuộc kiến hoặc, mười thứ thuộc “tư hoặc” cộng với mười trên mà thành (108). (Các danh tướng vừa nêu xin đọc thêm Pháp số).

- Xuất thế gian.

Mục đích của việc phân chia pháp thế gian là nhằm tiến đến con đường xuất thế gian của thánh đạo. Phẩm Hiền Thánh, Phẩm Trí, Phẩm Ðịnh của Luận Cu Xá là để thuyết minh: quả, nhân, duyên thuộc thế giới chứng ngộ. Trí ở đây chỉ cho nghĩa quyết đoán, và được chia thành hữu lậu trívô lậu trí. Bốn thứ huệ là: sinh đắc huệ, văn huệ, tư huệ và tu hệ thì gọi là hữu lậu trí; hai thứ là pháp tríloại trí, thì gọi là vô lậu trí. Công năng của trí là đoạn trừ kiến hoặc. Nói về định, cũng chia thành sinh đắc định và tu đắc định, hai định này mỗi định có bốn sắc giới định (tứ thiền) và bốn vô sắc giới định, mỗi định lại phân ra cận phần địnhcăn bản định. Do công năng của trí và định mà có thể thứ lớp chứng nhập quả vị hiền thánh. Quá trình đoạn hoặc chứng chơntrải qua nhiều giai đoạn và quả vị vô cùng phồn phức. Xin lược qua như sau:

1. Hiền Vị thất gia (bảy bậc) và chia ra hai loại:

a) Tam hiền - Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm trụ, tổng tướng biệt trụ.

b) Bốn thiện căn - Noãn thiện căn, đảnh thiện căn, nhẫn thiện căn (nhẫn thiện căn lại có thể tế phân ra làm: hạ, trung thượng ba phẩm), thế đệ nhất pháp.

2. Hai loại thánh vị, chia thành “tam đạo bát bối” (ba đường tám nhóm):

a) Hữu học vị chia làm Dự Lưu - hướng thuộc kiến đạo, Dự Lưu quả thuộc kiến đạo, Nhất Lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A la hán hướng.

b) Vô học vị thuộc vô học đạo, tức là quả A la hán. Những quả vị thanh văn này chỉ có khi thế gian có Phật. Khi đời không có Phật xuất hiện, tự mình có thể quán mười hai nhân duyênngộ nhập Thánh quả, thì gọi là Ðộc giác, và tiếng Phạn là Bích Chi Ca Phật (Pratyekabuadha). Kiếp trướchiện kiếp khi đức Thích Tôn chưa chứng đắc Phật quả, Ngài được xưng là Bồ tát. Trước tiên Bồ tát phải nỗ lực tu lục độ vạn hạnh, trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, lại còn phải trải qua trăm kiếp để gieo trồng “tướng hảo chi nghiệp” (nghiệp thiện để thành tướng hảo), sau rốt mới chứng Ðẳng Chánh Giác (thành Phật). Sau cùng là Phẩm Phá Ngã. Ðây là phẩm xiển minh lý vô ngã của Phật giáo, đồng thời dùng lý nghĩa này để phá bỏ ngoại giáo, và thuyết hữu ngã dị chấp.
 
 

(1) Ðại Chánh tạng-49, cuối trang 15.

(2) Một tên gọi khác để chỉ chúng sinh.

(3) Một tên gọi khác để gọi chúng sinh.

(4) Vô học: Ðạo học viên mãn, không phải tu học nữa thì gọi là vô học.

(5) Yết Lạt Lam Ka Lai,còn gọi là Ca La La v.v... dịch là ngưng hoạt, tạp uế v.v... tinh khí của cha mẹ khi mới hòa hợp ngưng kết, là thời kỳ thai nhi từ lúc thọ sinh cho đến 7 ngày sau. Từ Ðiển Phật Học - Hà Nội xuất bản 1994.

(6) Quyển 14 Ðại Chánh tạng-22, cuối trang 340.

(7) Quyển 32 Ðại Chánh tạng-22 cuối trang 501.

(8) Quyển 39, Ðại Chánh tạng-22, trang 536.

(9) Ðại Chánh tạng-24, giữa trang 676.

(10) Xin tham khảo luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, và sự nghiên cứu của các Luận sư của Bộ này - Pháp sư Ấn Thuận - trang 37.

(11) Ðại Chánh tạng-25, trang 192.

(12) Ðại Chánh tạng-25, giữa trang 192.

(13) Ðại Chánh tạng-25, đầu trang 70.

(14) Vọng Nguyệt Phật Giáo Từ Ðiển - cuối trang 903.

(15) Nước Ca Thấp Di La naylà bang Kamira của Ấn Ðộ, thuộc vùng tây bắc - chú của người dịch.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14564)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14359)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13274)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12644)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25237)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27877)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26351)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17230)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15916)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22138)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17132)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24907)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21963)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19067)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16782)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14665)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16703)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18776)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14777)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14373)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16614)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12923)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14944)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14603)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28024)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27189)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14347)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20964)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24178)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28686)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14734)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13286)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16455)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27235)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16077)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21488)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12377)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant