Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 05: Xương Già

13 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10761)
Chương 05: Xương Già

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần I:
Những Vết Rạn Trên Thân Tâm

Chương 5: Xương Già

Tôi dẫn đứa cháu nội gần ba tuổi ra chơi công viên, và cô bé bò lên cầu trượt trên hai tay và đầu gối.

“Giờ Nội làm đi, Nội”, nó nói.

Nội không làm được”, tôi nói với cô bé. “Đầu gối Nội già rồi, không trèo lên cầu trượt được”.

“Cố lên Nội! Nội làm thử đi mà!”

Nhưng tôi không thử. “Nội xin lỗi Paloma, nhưng gối Nội yếu lắm”.

Ngày hôm sau tôi dẫn Paloma lên lầu để tắm. “Bồng con đi, Nội, được không?” cô bé nài nỉ.

Tôi không thấy khỏe. “Con đi được mà”, tôi nói. “Nội sẽ nắm tay con”.

“Con không đi được”, nó nói. “Chân con già rồi!”

Càng lớn tuổi, xương cốt tôi cũng già đi, yếu đi. Tôi bị loãng xương ở phía dưới lưng. Chứng bệnh đó di truyền trong gia đình tôi. Mẹ tôi bị lùn đi khoảng năm tấc vì bệnh đó, và tôi đã bị mất gần hai tấc, nhưng tôi không bị đau đớn gì, nên nếu không đi làm xét nghiệm xương thì tôi không thể biết về điều đó.

Bệnh khớp ở gối và hai ngón tay cái thì gây khó chịu hơn. Ít nhất là tôi không thể mở các chai lọ dễ dàng nữa vì bị đau khớp các ngón tay. Và điều này có thể gây trở ngại khi tôi chỉ có một mình với hũ mứt dâu đã được hút chân không chặt kín. Một người bạn đã tặng tôi một thứ rất diệu kỳ mà tôi không biết gọi là gì, giống như cái đồ đựng nồi, một bên cạnh bọc cao su, rất có công hiệu trong việc mở các chai lọ, nhưng đôi khi nó cũng thất bại, mà nếu lúc đó không có ai khác ở nhà, thì tôi đành ăn sáng mà không có mứt dâu. Còn đầu gối tôi thì chúng không thích đi lên hay xuống dốc, chúng không thích tôi tập yoga trong tư thế của một chiến binh (warrior pose), và tôi không còn có thể ngồi chồm hổm nữa, khiến cho đôi khi cần, tôi không thể ngồi xuống tiểu trong rừng cây. Còn nhảy lò cò thì không cần phải nói nữa rồi.

Cũng có thể nói, cuộc sống dường như thú vị hơn khi có những vấn đề nho nhỏ như thế này để quan tâm. Việc chăm sóc bản thân trở nên là một công việc phức tạp hơn, nên nó giúp ta mài dũa các khả năng giải quyết vấn đề. Hai đầu gối lên tiếng là tôi phải đáp ứng ngay. Mấy lóng xương già dường như mang lại cho tôi chút tình cảm thân thuộc. Không phải là tôi cần những thứ như tay nắm, hay những cột vịn đi bộ, mà là hai đầu gối của tôi; tôi phải lo cho chúng, vì chúng tôi là người trong gia đình mà.

Suốt đời chưa bao giờ tìm hiểu về xương trên mạng, nên giờ tôi phải cố gắng tập làm cách nào để chăm sóc nó. Nhiều năm nay, tôi uống thuốc để giúp xương phát triển. Nhưng hơn một năm nay tôi đã thôi dùng thuốc, vì có những ảnh hưởng phụ nguy hiểm, và tôi đã tự hứa là sẽ chăm sóc xương tốt nhất bằng cách uống calci, vitamin D, và mỗi ngày, hay gần như mỗi ngày, tập thể lực - trong trường hợp của tôi, đó là đi bộ hay tập thể dụctrung tâm Y. Sau một năm theo chương trình này, tôi đi xét nghiệm xương lại. Tôi rất hài lòng về mình khi kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng loãng xương của tôi không phát triển xấu thêm. Tôi là chương trình thử nghiệm của chính mình.

Trước đây tôi xem thường xương cốt mình, nhưng giờ tôi quan tâm đến chúng hơn. Tôi thấy chúng đúng là một sáng tạo tuyệt vời. Thí dụ, khi xương những người trẻ đang tăng trưởng, các tế bào bồi đắp bên ngoài dọc theo các lóng xương, trong khi đó các tế bào bên trong bị loại trừ bớt, để mở rộng ống xương chứa tủy, theo một hoạch đồ thiết kế phức tạp. Năm tôi khoảng mười hai tuổi, xương chân tôi tăng trưởng quá nhanh đến độ tôi đau chân kinh khủng. Mẹ tôi gọi chúng là “những nỗi đau để lớn”. Cả hai con trai của tôi đều bị đau chân trong thời kỳ phát triển tuổi thiếu niên.

Nhưng giờ tôi co rút lại. Dưới lớp thịt nhão, xương cốt tôi co ngắn hơn, nhẹ hơn, nhiều lỗ hổng hơn trước đây, với những sự tăng trưởng ở chỗ này, chỗ kia, không theo đúng hoạch đồ đầu tiên. Nhưng dầu gì chúng cũng là xương chắc, tốt - những khớp và hốc, hốc mắt và dây chằn. Tôi thích những tên gọi khoa học của chúng: humerus (xương tay), tibia (xương chân), scapula (xương bả vai), fibula (xương mác).

Có lần khi Sandy, con trai tôi, đang ở tuổi thiếu niên, nó và tôi cùng đi dọc theo những con đường sắt hoang phế ở vùng quê và chúng tôi thấy ít xương khô - các đốt sống rời rạc của một động vật lớn nào đó. Có thể là nai - nằm giữa những thanh sắt. Chúng tôi lượm hết bỏ vào túi và mang về ca-bin nơi chúng tôi đang ở cuối tuần. Chúng tôi trải chúng ra trên bàn giống như những mảnh của trò chơi ghép hình. Các mảnh xương rỗng tròn có những nhánh chân nhỏ và những cánh vươn ra, và chúng kết nối lại với nhau một cách toàn hảo, giống như những chiếc ghế xếp chồng lên nhau. Chúng tôi thật thán phục kiểu mẫu, hình dáng thanh thoát của chúng, và chúng tôi có thể phân biệt được các phần khác nhau của xương sống nhờ vào kích thước của các cánh, và vào việc chúng có các vây lưng hay không. Thiếu một số xương. Chúng tôi lấy dây nhợ, kéo và biến những đốt xương này thành một chuỗi xương sống năng động, hài hòa trên một cây đinh sắt rỉ của đường ray xe lửa. Chúng tôi treo nó trong ca-bin của người bạn, sung sướng nhìn các đốt xương già lắc lư dưới ánh mặt trời. Bộ xương người trong phòng tập yoga chỗ tôi học thì không thiếu sót mảnh xương nào. Nó hoàn hảo đến độ giống như nó được làm từ một bộ dụng cụ học tập để giúp cho phương tiện nghe nhìn ở một lớp yoga, đến nỗi thật khó nhớ là nó đã từng đi đứng ở bên trong một con người nào đó. Tôi không biết là ai.

Trên bằng lái xe, dầu bạn có gạch chữ hiến xác, thì cũng không có nghĩa là bạn muốn hiến xương cốt mình cho một phòng tập yoga. Lúc đó đúng là bạn trần trụi giữa đám đông. Tuy nhiên, không ai biết đó là bạn trừ khi có tấm bảng bằng đồng nhỏ dán trên xương chậu có ghi tên bạn. Không ai có thể nhận ra bộ xương của bạn, dầu đó có là người bạn thân thiết nhất, dầu đó có là người tình suốt bao nhiêu năm tháng của bạn. 

Cũng lạ là bộ xương và đầu lâu là tượng trưng của thần chết, nhưng người sống cũng mang bộ xương đó trong người, và nó giúp chúng ta đứng vững suốt cuộc sống dài. Không có nó, chúng ta chỉ là một vũng nước trên sàn nhà. Tôi đoán bộ xương có nghĩa là chết vì ta không thể nhìn thấy bộ xương cho đến khi người ta chết, và da thịt đã rã tan.

Vào ngày lễ dành cho người chết ở Oaxaca, tôi nhìn thấy những bộ xương nhảy múa, những bộ xương bên bàn máy may, máy đánh chữ, những bộ xương cắt tóc các bộ xương khác trong một tiệm hớt tóc. Tôi mang về nhà hình cảnh một bộ xương bác sĩ đang hộ sinh một em bé, bộ xương từ người mẹ, bộ xương trong khi một bộ xương y tá đứng cạnh sẵn sàng giúp đỡ.

Bạn biết mình sẽ chết, nhưng không biết điều gì sẽ xảy ra cho bạn sau đó. Bạn cũng không biết điều gì sẽ xảy ra cho mình trước đó, ở tuổi già, và bạn cũng không thể kiểm soát điều đó. Một người bạn trẻ của tôi trong ngành y được dạy rằng tuổi sáu mươi là một bước ngoặt, và rằng cơ thể con người bình thường ở tuổi đó đang bước qua một lằn ranh, để bắt đầu thực sự hư hoại. Dĩ nhiên là các bác sĩ không nói điều này với bệnh nhân của họ, và dĩ nhiên ở mỗi cá nhân một khác, nhưng nói chung, tuổi sáu mươi có nhiều biến đổi quan trọng.

Hai con trai của tôi đã hứa đưa tôi đi dã ngoại ở Sierra như món quà cho sinh nhật tuổi sáu mươi của tôi. Khi hai đứa còn nhỏ, tôi thường đưa chúng đi cắm trại và dã ngoại, lần này thì chúng là người chu cấp và hướng dẫn của tôi. Chỉ lời hứa thôi cũng là một trong những món quà tốt đẹp nhất mà tôi từng nhận lãnh, nói chi đến chuyến đi thực sự. Mấy tháng trước khi đi, tôi tập luyện thêm thật nhiều ở phòng tập thể dục. Tôi sắp đặt một số buổi tập với huấn luyện viên cá nhân, người bắt tôi tập leo những bước thang trồi sụt theo từng bước chân một cách không thương xót, rồi bước lên bước xuống những chiếc thùng plastic màu tím để giúp bắp chân tôi cứng chắc mà trèo núi.

Hai cậu con trai của tôi đã vẽ đường đi, xin giấy phép, mướn lều, dự tính thực đơn và mua thức ăn. Đến ngày đã hẹn, Sandy và tôi cùng lái xe từ vùng Bay Area[1], còn Noah thì lái từ Los Angeles[2] để gặp nhau tại điểm hẹn trong thị trấn Bishop, phía đông của Sierra. Tôi rất phấn khởi khi quẹo xe vào chỗ đậu của hạt kiểm lâm và thấy chiếc Toyota màu xanh của Noah lung linh dưới sức nóng của tháng Tám. Chúng tôi gặp Noah ở bên trong, cậu ta cũng vừa đến khoảng mười lăm phút trước, và đang xem những quyển sách về hoa. Chúng tôi lấy giấy phép đốt lửa trại và mướn những ống xi-lanh đựng đồ ăn chống gấu, và ở giây phút cuối cùng đó, trước khi dấn bước theo những lối mòn nhỏ, tôi nghe theo lời gợi ý của Sandy nên mua một cặp gậy leo núi. Tôi cũng mua, một cách bốc đồng, một cuốn sách nhỏ về Hiến Pháp của Mỹ được xếp đặt một cách đập mắt ngay cạnh quầy tính tiền. Khoảng thời gian này thuộc thời tổng thống George W.Bush, khi Hiến pháp đang được sửa chữa, nên tôi nghĩ biết đâu nó sẽ có ích sau này, nếu không phải bây giờ ở High Sierra đây.

Lúc ban đầu chân tôi rất khỏe. Chúng tôi trèo dốc cao và mỗi ngày đều chuyển lều đi một chỗ khác. Tôi bước chậm và tự tạo ra những khúc quanh ngắn khi đường khá dốc. Đôi khi sau một lúc trèo dốc, các cơ bắp tôi như nhũn ra, nhưng tôi cũng bám trụ được. Hai đứa con trai cao lớn của tôi đeo các túi nặng và tử tế đi chậm bước chờ tôi, nói rằng chúng cũng muốn đi như thế. Dọc đường, chúng tôi bơi lội trong những hồ nước nhỏ, thưởng thức hoa cỏ, và ngắm những đám mây lướt nhanh qua các ngọn núi. Chúng tôi hầu như không thấy ai khác; hầu hết thời gian con đường như chỉ dành cho ba chúng tôi. Mà không chỉ có con đường. Chúng tôi còn có cả vũ trụ, mênh mông ngút mắt nhìn, thật bát ngát, và giờ này tôi không còn muốn có ai bên cạnh. 

Các cơ bắp đã được nắn gân đưa tôi với ba-lô lên cao tận đèo Paiute, ở độ cao hơn ba ngàn sáu trăm mét so với mực nước biển. Vào ngày thứ ba chúng tôi tìm được một cánh đồng đầy cây núi nhỏ giả, được che chắn khỏi gió bởi những phiến đá gra-nít, cạnh hạ nguồn hồ Desolation. Sau khi căng lều, Noah và Sandy đi khám phá phía thượng nguồn của hồ Desolation, còn tôi ở lại, ngã lưng trên cỏ, bao quanh là những cây hoa kim sa vàng rực, để cho ánh nắng mặt trời buổi chiều thấm vào hai đầu gối đau buốt của tôi. Tiếng kêu kỳ lạ của con mam-muốt (mammot) dội vào vách núi ở phía trên. Cả ngày nay tôi đã vận dụng xương cốt chống lại trọng lực, giờ chúng được nằm dài trên núi; những lóng xương dài thẳng đứng giờ nằm ngang, và trọng lực dễ dàng đón nhận chúng. Tôi ngủ một giấc ngắn.

Hôm sau đó chúng tôi quay về lại đèo Paiute. Chúng tôi dừng chân để ngoái nhìn lại mặt hồ, màu xám thiếc dưới bầu trời đe dọa một cơn mưa, tôi tranh thủ đặt máy hình ngay ngắn trên một phiến đá để chụp cả ba chúng tôi, tươi cười, bá vai nhau, choáng váng trong không gian bao la đó. Trước khi chúng tôi quay về, tôi nhìn thật kỹ cái chỗ trũng rộng lớn mà các ngọn núi tạo thành, ghi hình ảnh đó vào trong tâm, thứ hình ảnh mà bạn không thể ghi lại bằng máy ảnh, thứ hình ảnh có mùi của gió trong đó, và sự nhẹ nhõm của đôi vai khi bạn giải thoát chúng khỏi gánh nặng của túi đeo. Tôi biết là có thể tôi chẳng bao giờ được nhìn lại cảnh này nữa.

Tôi rất biết ơn hai cây gậy chống - hai đầu gối tôi cần tất cả mọi sự trợ giúp mà chúng có thể có vì giờ là lúc chúng tôi bắt đầu xuống dốc. Noah và Sandy đã lấy bớt từ túi đeo của tôi những thứ đồ lỉnh kỉnh mà tôi vẫn còn mang theo, cùng với máy ảnh, thuốc chống nắng và pin dự trữ của đèn bấm. Ba-lô của tên nào cũng nặng gấp đôi của tôi. 

Xế chiều, khi chúng tôi vẫn còn đi xuống con dốc đá sâu thẳm, tuyết bắt đầu rơi. Không có chỗ nào bằng phẳng để dựng lều, nên chúng tôi phải tiếp tục đi xuống, trong khi tuyết lạnh vẫn rơi, và bầu trời trở nên tối đen. Chúng tôi vội vã một cách chậm chạp - những bước chân của tôi cũng ngắn lại vì hai đầu gối tôi đau hơn, và lối đi trở nên trơn trợt. Tôi khiến hai đứa con phải chậm lại, nhưng chúng không làm tôi phải áy náy; vì chúng rất kiên nhẫn, chốc chốc lại hỏi tôi có làm sao không. Ngoài ra chúng tôi hầu như im lặng, dốc hết sự chú tâm vào con đường đi. Chúng tôi nôn nóng dựng được lều trước khi trời tối. 

May thay ngay trước hoàng hôn, chúng tôi đến một cánh đồng đá, và với những ngón tay tê cóng, chúng tôi dựng lều trên một khoảnh đất bằng không có quá nhiều đá cục chỏi vào lưng. Lúc lều được dựng xong thì chúng tôi cũng đã ướt lạnh và đói, trời sắp tối hẳn mà tuyết vẫn rơi. Chúng tôi mang túi xách vào trong lều, thay đồ khô, nhưng sau đó chúng tôi cảm thấy nước bì bõm dưới chân. Thì ra chỗ chúng tôi dựng lều không có nơi thoát nước, nên giờ nó đã giống như một cái hồ nhỏ chứa nước tuyết tan. Tất cả chúng tôi lại phải chui ra khỏi lều, trong khi Noah đào một rãnh nhỏ chung quanh lều với cái bay bằng plastic mà chúng tôi mang theo để đào những hố đi vệ sinh. Còn Sandy thì đi tìm một chỗ che chắn nào đó mà nó có thể nghĩ ra dưới những lùm cây thông gần đó để đun nước nóng cho món nui phô-mai đã đông cứng của chúng tôi. Tôi thì cầm đèn bấm để soi cho nó.

Tôi suy nghĩ: Không biết chúng tôi sẽ phải làm gì nếu gió bão giữa khuya thổi căn lều bay đi, và chúng tôi phải chết vì bị giảm thân nhiệt? Hoặc bão tuyết sẽ dày đến độ chúng tôi không thể đi ra ngoài mấy ngày trời? Hay là chúng tôi không thể tìm được đường xuống trong tuyết và đi lạc? Nhưng tôi không nói lên điều mình suy nghĩ.

“Buổi tối đã sẵn sàng”, Sandy nói. “Con đã đặt một bàn tiệc cho ba người”.

Không thể nói là chúng tôi ăn buổi tối ngon lành, nhưng chúng tôi đã cùng đứng bên nhau dưới các lùm cây, hăm hở múc những muỗng súp nóng ra khỏi mấy cái ly Sierra của mình - đây chính là những chiếc ly vẫn còn vết khắc mấy cái tên Dân Tộc Da đỏ Yahi trong chuyến đi cắm trại do trường tổ chức năm Noah học lớp Năm, hai mươi lăm năm về trước, và tôi đi với tư cách phụ tá các phụ huynh - với hai đầu gối vẫn còn có thể bò trườn trên cát đá với lũ trẻ - và Sandy đi với tư cách là em trai. Theo trên ly, thì chúng tôi có tên là Tetna, Siwin và Wakara: nghĩa là Gấu, Thông, và Trăng Tròn.

Sau buổi tối, chúng tôi chỉ còn mỗi việc là chui tọt vào lều, chun vô mấy chiếc túi ngủ, và cố giữ cho ấm. Lúc đó là tám giờ tối, giữa tháng Tám, và đêm sẽ rất dài trước khi trời sáng. Giá mà chúng tôimang theo bộ bài để chơi, nhưng chúng tôi không tiên liệu được hoàn cảnh của mình. Chúng tôi chỉ có một thứ có thể dùng để giải trí trong lều là bảng Hiến Pháp Mỹ, nên trong khi bên ngoài tuyết vẫn rơi, vẫn chảy xuống bên hông lều, thì chúng tôi đố nhau về luật Quyền Con Người.

Ngày hôm sau lúc chúng tôi trở xuống xe cũng là lúc đầu gối phải của tôi kêu đau trong từng bước chân, và cả hai bàn chân đều đau đớn do phồng rợp. Nhưng tôi hoàn toàn hạnh phúc.

Từ bấy đến nay đã hơn năm năm, và đó đúng là chuyến phiêu lưu cuối cùng trong cuộc đời tôi. Những mũi thuốc cortisone chữa lành được hai gót chân phồng của tôi, còn bệnh khớp của gối ngày càng tệ hơn. Nhưng bệnh khớp thì thường là thế. Mà tại sao không là thế chứ? Khi công việc của chúng thật nặng nhọc nào là mang người ta đi lên, đi xuống núi, lên xuống thang lầu trong bao năm tháng. Ít nhất là tôi đã chấm dứt những ngày đi dã ngoại của mình một cách vinh quang, hơn nữa tôi vẫn còn có thể xuống núi bằng cách cưỡi lừa hoặc bằng dây cáp treo.

Quá trình lão hóa đó luôn tiếp diễn, vì thế hãy buông bỏ những gì bạn không còn có thể làm được, và hướng đến việc làm những gì bạn còn có thể. Năm sáu mươi ba tuổi, tôi đã dự một lớp nhảy hip-hop ở câu lạc bộ Y, dành cho người mới bắt đầu. Cũng có đôi ba học viên đầu bạc khác trong lớp, nhưng tôi nghĩ mình là kẻ đầu bạc nhiều nhất. Lớp đó thật khó cho tôi, cả về thể lực lẫn tâm thần, và tôi có thể gần như cảm nhận được có những chuỗi phản ứng sinh hóa xuất hiện trong não bộ khi chúng tôi chuyển từ thế dậm chân sang quay tròn xoay tít.

Một ngày kia, ông thầy bảo chúng tôi chạy khắp phòng bằng những bước lướt dẫn dắt nhau. Lúc đứng ở cuối hàng tôi nghĩ là tôi ổn thôi, nhưng khi ông bảo chúng tôi xoay ngược lại, vậy là bỗng nhiên tôi lại thành đứng hàng đầu. Tôi lướt như điên nhưng cũng không thể dẫn dắt - tôi cản trở, làm cả hàng phải chậm lại. Ông thầy dẫn tôi đến một vị trí khác, đổi chỗ với một chàng thanh niên trẻ khỏe khác.

“Tốt nhất là bà đứng ở chỗ này”, thầy nói với tôi. Rồi, trước cả lớp học, ông nói, “Bà ấy nhảy giống như thế này!” và ông bắt chước tôi ngã sấp ngã ngửa trên sàn nhảy.

Lý ra tôi phải nói, “Này, ông đang nói đến người đã thắng giải phóng lao từ năm lớp bốn đấy!” Nhưng lạ lùng làm sao, tôi không hề để tâm đến sự chọc ghẹo của ông. Trong khoảng khắc tôi dường như bay ra khỏi thân thể khô cứng của mình, và trôi bồng bềnh bên ngoài trên những cánh cửa sổ cao của lớp học. Tôi nhìn xuống với lòng yêu thương cái xác sáu mươi ba tuổi, đang cố gắng học nhảy hip-hop, và tôi nhận thấy có điều gì đó thật buồn cười trong nỗ lực để khiến hai chân bắt chéo nhau nhanh chóng. Tôi tự an ủi mình đã cố gắng, nhưng sau đó tôi không trở lại lớp hip-hop đó nữa. Đã đến lúc phải buông bỏ điều đó.

Tôi vẫn còn sử dụng chính hai đầu gối già của mình, và cảm thấy trung thành với chúng, nhưng sau này tôi có thể cũng phải thay đầu gối mới, và tôi cảm ơn là tôi có được sự lựa chọn đó khi cần. Hiện tại thì dường như tôi vẫn có thể tiếp tục tham gia vào lớp học yoga thêm một thời gian nữa, và tôi với các cây gậy chống để đi vẫn còn tung tăng trên các ngọn đồi Berkeley. 

Mới đây Paloma cũng bắt chước tôi, dầu không phải là để chọc ghẹo như ông thầy hip-hop; mà qua giọng nói của cháu, tôi biết là cháu chỉ biểu lộ một sự quan sát thân thiện. Chúng tôi đang cùng đi dạo quẩn quanh để bắt mấy con bọ rùa, bỗng cháu nói, “Nội nhìn nè, con đang đi giống Nội nè”. Cháu làm điều bộ đi với chân thẳng đơ, hoàn toàn không cong đầu gối lại, giống như những con búp-bê gỗ vùng Appalachia đang đi xuống trên tấm ván nghiêng. Tôi khựng lại. Không lẽ cái dáng đi cứng đơ già nua của tôi lại lộ liễu như thế? Nhưng đối với Paloma thì không có gì sai với dáng đi đó; mà đó chỉ là cách tôi đi đứng.

 

* * *



[1] Bay Area: thuộc bắc tiểu bang California.

[2] Los Angeles: thành phố thuộc nam California.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3990)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3168)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 7177)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5695)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 4040)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3151)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12294)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5199)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3934)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9294)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7569)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27190)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5990)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5714)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6234)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5805)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5566)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7900)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4823)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12244)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21920)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6564)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7523)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6794)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6360)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8615)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6138)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5753)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14360)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20397)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 7007)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6907)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6458)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6561)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6082)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7508)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7465)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8608)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6539)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6950)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10561)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 20006)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30308)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16274)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19747)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11124)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14453)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7866)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10537)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 8005)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant