- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Các tôn giáo thường nói về thiên đàng hay địa ngục sau khi chết. Phật giáo đã mô tả rất rõ những hình ảnh và cảm xúc người qua đời sẽ trải qua vào các ngày đầu tiên. Chúng ta thử tìm hiểu những điều đạo Phật nói trong các kinh điển có liên hệ gì với các khám phá mới mẻ của thế kỷ 20 này hay không.
Trong các bộ kinh như kinh Đại Bảo Tích, kinh A-di-đà, nhất là các kinh văn bí mật của Phật giáo Tây Tạng, có nói rất rõ ràng về các hình ảnh mà người chết sẽ thấy khi họ vừa qua đời và liên tiếp qua những ngày sau đó, cũng như sự an vui cực kỳ hạnh phúc của thế giới chư Phật.
Hàng triệu người chết đi rồi sống lại đã thấy những hình ảnh của ánh sáng rực rỡ hay những hình ảnh làm cho họ khiếp sợ, chỉ là một phần rất nhỏ bé của thế giới bên kia. Cũng như bác sĩ Ritchie, họ chỉ chết độ năm hay mười phút, còn trạng thái thân trung ấm (tức là thân của chúng sinh sau khi chết và trước khi thọ sinh vào một đời sống mới) kéo dài đến 49 ngày đêm. Trong thời gian ấy thân trung ấm còn nghe rất nhiều âm thanh, nhìn thấy rất nhiều loại ánh sáng và hình ảnh có thể làm cho họ sung sướng vô cùng hay khiếp hãi dữ dội, tùy theo nghiệp lực của họ.
Những kinh sách trên nói rõ các luồng ánh sáng trắng, vàng, đỏ, xanh, rực rỡ hay êm đềm, sâu đậm, xuất hiện mỗi ngày cùng hình ảnh các vị Phật trong hào quang thanh tịnh chiếu sáng bao la khi các ngài xuất hiện để cứu độ các thân trung ấm.
Các sách vở cùng những cuộc nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử (near death experience, gọi tắt là N.D.E) vốn còn rất sơ lược, rất ít ỏi khi so với những điều đạo Phật nói về sự chết. Điều ấy cũng dễ hiểu, vì những người có kinh nghiệm chết rồi sống lại đó chỉ trải qua trạng thái chết một thời gian rất ngắn nên họ chỉ thấy biết một phần rất ít so với những gì mà đạo Phật nói về thế giới bên kia. Đó là sự mầu nhiệm và hiểu biết đặc biệt làm cho các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên thích thú khi tìm hiểu về đạo Phật vậy.
Một cách tổng quát, đạo Phật xác nhận đời sống vẫn tiếp diễn sau khi chúng ta qua đời, nhưng dưới một hình thức khác. Mạng sống con người gồm hai phần: thể chất và tâm linh. Khi tim ngưng đập phổi ngưng thở, óc không còn hoạt động thì đó là cái chết của thể xác. Phần tâm thức là cái vẫn còn thấy biết dù không còn thể xác, vẫn còn tồn tại. Phật giáo không dùng chữ linh hồn vì muốn diễn tả rõ ràng hơn trạng thái người qua đời qua các giai đoạn khác nhau. Một trong cái giai đoạn ấy là khoảng thời gian ở giữa lúc vừa chết và trước khi thọ sinh để trở thành một sinh mạng mới. Đạo Phật gọi cái thân không có thể xác ấy là thân trung ấm. Thân này khác với thân thể của chúng ta. Những người đã có kinh nghiệm về cái chết trong những tác phẩm cận tử cũng nói rõ là thân lúc họ ra khỏi xác không giống thân lúc còn sống, nhưng không thể mô tả rõ ràng được.
Như thế, thân trung ấm có mặt ở giữa hai giai đoạn thân có thể xác này chết đi (tử hữu) và một thân khác được sinh ra (sinh hữu) và có mặt trong thời gian chuyển tiếp là 49 ngày. Do đó, lễ cầu siêu trong Phật giáo kéo dài bảy tuần lễ, cộng chung là 49 ngày. Đạo Phật không những nói rõ thân trung ấm trải qua những trạng thái nào sau khi chết, mà còn nói rõ là thân ấy có thể thấy, nghe những bà con than khóc nhưng không thể làm gì được, đồng thời cũng nhìn thấy các hình ảnh và ánh sáng khác nhau. Đạo Phật cũng chỉ dạy cách làm thế nào để giúp thân trung ấm giải thoát khỏi mọi sự đau đớn, sợ hãi, buồn giận, tiếc thương, hối tiếc, để có thể được sinh về thế giới chư Phật, cho dù trong lúc còn sống đã không có được nhiều thiện duyên với Phật pháp.
Trong các bộ kinh như kinh Đại Bảo Tích, kinh A-di-đà, nhất là các kinh văn bí mật của Phật giáo Tây Tạng, có nói rất rõ ràng về các hình ảnh mà người chết sẽ thấy khi họ vừa qua đời và liên tiếp qua những ngày sau đó, cũng như sự an vui cực kỳ hạnh phúc của thế giới chư Phật.
Hàng triệu người chết đi rồi sống lại đã thấy những hình ảnh của ánh sáng rực rỡ hay những hình ảnh làm cho họ khiếp sợ, chỉ là một phần rất nhỏ bé của thế giới bên kia. Cũng như bác sĩ Ritchie, họ chỉ chết độ năm hay mười phút, còn trạng thái thân trung ấm (tức là thân của chúng sinh sau khi chết và trước khi thọ sinh vào một đời sống mới) kéo dài đến 49 ngày đêm. Trong thời gian ấy thân trung ấm còn nghe rất nhiều âm thanh, nhìn thấy rất nhiều loại ánh sáng và hình ảnh có thể làm cho họ sung sướng vô cùng hay khiếp hãi dữ dội, tùy theo nghiệp lực của họ.
Những kinh sách trên nói rõ các luồng ánh sáng trắng, vàng, đỏ, xanh, rực rỡ hay êm đềm, sâu đậm, xuất hiện mỗi ngày cùng hình ảnh các vị Phật trong hào quang thanh tịnh chiếu sáng bao la khi các ngài xuất hiện để cứu độ các thân trung ấm.
Các sách vở cùng những cuộc nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử (near death experience, gọi tắt là N.D.E) vốn còn rất sơ lược, rất ít ỏi khi so với những điều đạo Phật nói về sự chết. Điều ấy cũng dễ hiểu, vì những người có kinh nghiệm chết rồi sống lại đó chỉ trải qua trạng thái chết một thời gian rất ngắn nên họ chỉ thấy biết một phần rất ít so với những gì mà đạo Phật nói về thế giới bên kia. Đó là sự mầu nhiệm và hiểu biết đặc biệt làm cho các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên thích thú khi tìm hiểu về đạo Phật vậy.
Một cách tổng quát, đạo Phật xác nhận đời sống vẫn tiếp diễn sau khi chúng ta qua đời, nhưng dưới một hình thức khác. Mạng sống con người gồm hai phần: thể chất và tâm linh. Khi tim ngưng đập phổi ngưng thở, óc không còn hoạt động thì đó là cái chết của thể xác. Phần tâm thức là cái vẫn còn thấy biết dù không còn thể xác, vẫn còn tồn tại. Phật giáo không dùng chữ linh hồn vì muốn diễn tả rõ ràng hơn trạng thái người qua đời qua các giai đoạn khác nhau. Một trong cái giai đoạn ấy là khoảng thời gian ở giữa lúc vừa chết và trước khi thọ sinh để trở thành một sinh mạng mới. Đạo Phật gọi cái thân không có thể xác ấy là thân trung ấm. Thân này khác với thân thể của chúng ta. Những người đã có kinh nghiệm về cái chết trong những tác phẩm cận tử cũng nói rõ là thân lúc họ ra khỏi xác không giống thân lúc còn sống, nhưng không thể mô tả rõ ràng được.
Như thế, thân trung ấm có mặt ở giữa hai giai đoạn thân có thể xác này chết đi (tử hữu) và một thân khác được sinh ra (sinh hữu) và có mặt trong thời gian chuyển tiếp là 49 ngày. Do đó, lễ cầu siêu trong Phật giáo kéo dài bảy tuần lễ, cộng chung là 49 ngày. Đạo Phật không những nói rõ thân trung ấm trải qua những trạng thái nào sau khi chết, mà còn nói rõ là thân ấy có thể thấy, nghe những bà con than khóc nhưng không thể làm gì được, đồng thời cũng nhìn thấy các hình ảnh và ánh sáng khác nhau. Đạo Phật cũng chỉ dạy cách làm thế nào để giúp thân trung ấm giải thoát khỏi mọi sự đau đớn, sợ hãi, buồn giận, tiếc thương, hối tiếc, để có thể được sinh về thế giới chư Phật, cho dù trong lúc còn sống đã không có được nhiều thiện duyên với Phật pháp.
Send comment