Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Chương 2: Chết Bình An

02 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6943)
Chương 2: Chết Bình An

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN 

The Joy of Living - Dying in Peace 
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 
Dịch: Chân Huyền 

CHƯƠNG 2 
CHẾT BÌNH AN 

Ðiều mà tất cả chúng ta quan tâm tới là làm sao sống và chết cho bình an. Chết là một nỗi khổ, một kinh nghiệmchúng ta muốn tránh, mà nó cũng là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra cho bất cứ ai trong chúng ta. Dù sao, chúng ta có thể chọn một số hành nghiệp để giúp ta đối diện với chuyện này một cách vô úy (không sợ hãi) và bình an. Một trong những yếu tố chính khiến chúng ta giữ được tâm an bình, không lo lắng khi chết, chính là cuộc sống chúng ta đã trải qua. Ðời sống càng có ý nghĩa, khi ta chết càng ít tiếc nuối. Những cảm xúc tới với ta khi chết tùy thuộc rất nhiều vào lối sống của ta. 

1.- SỐNG CÓ Ý NGHĨA 

Khi chúng tamột đời sống tích cực và có ý nghĩa, thì lúc hết đời - dù ta không mong đợi cái chết - ta cũng dễ chấp nhận nó là một phần của đời ta. Ta sẽ không tiếc hận gì cả. Bạn có thể hỏi phải làm sao để cho cuộc sống có ý nghĩa? Cuộc sống của người ta không phải là để mang đau khổ tới cho ta và kẻ khác. Loài ngườimột sinh vật có đời sống xã hội, hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào nhiều nhân duyên. Nếu ta sống hòa hợp được với thực tại, là ta sống có ý nghĩa

Chúng ta không thể sống một mình. Ta cần phải có đủ thức ăn, quần áo và chỗ ở. Tất cả những thứ này có được là nhờ sự cố gắng của nhiều người khác. Hạnh phúc căn bản của chúng ta tùy thuộc người khác. Sống cho thích hợp với thực tại này là một cuộc sống có ý nghĩa. Vì hạnh phúc của ta có liên hệ vào người khác, nên ta phải chăm sóc họ. Nhưng thường thì chúng ta tưởng như chính mình là người đã tạo mọi thứ.

Chúng ta cần phải mở rộng tầm nhìn, dù rằng điều ta quan tâm nhất vẫn là sự an vui của chính mình. Khi chúng ta có cái nhìn rộng rãi, tự nhiênchúng ta sẽ để ýtận tâm hơn với người khác. Ðây không phải là chuyện gì thiêng liêngthần thánh. Chuyện giản dị chỉ là vì tương lai chúng ta tùy thuộc vào người khác rất nhiều. Quan điểm này không những thực tế mà nó còn là một thứ đạo đức thế gian. Giải quyết vấn đề bằng cách dùng sức mạnh là kết quả của chuyện coi nhẹ quyền hạnquan điểm của kẻ khác. Con đường bất bạo độngtính cách nhân bản, vì nó đưa tới đối thoại và hiểu biết. Người ta chỉ đối thoại được khi có lòng kính trọng nhau, hiểu biết nhau trong ý hướng hòa giải. Ðây là cách sống sao cho có ý nghĩa

Bình thường khi nói về tinh hoa của đạo Bụt, tôi hay nói về chuyện ta cần giúp đở người khác, hoặc í t nhất, cũng không làm hại người khác. Ðó là điều căn bản của Phật pháp. Thực tế mà xét, đây cũng là điều chánh đáng. Nếu một cá nhânliên hệ từ ái với người khác, thì lâu dài, thế nào người đó cũng trở thành một con người sung sướng hơn. Những hành động bất thiện dù cho có đem lại lợi lộc tức thì, nhưng trong thâm tâm, bao giờ bạn cũng cảm thấy khó chịu. Thái độ từ bi không phải chỉ thuần là những cảm xúc thương xót thụ động

Trong xã hội cạnh tranh tân tiến này, đôi khi chúng ta sẽ phải cứng rắn. Nhưng chúng ta có thể cứng cỏi đồng thời vẫn từ bi. Khi một con người sống như vậy, tới cuối cuộc đời, tôi chắc chắn rằng họ sẽ chết một cách hài lòng, không tiếc hận. Trong quan điểm tâm linh, nghĩ tới cuộc đời hay niên kỷ dài dặc sẽ cho ta cái nhìn khác về sự chết. Trong ý niệm ta sống qua nhiều kiếp, thì cái chết chỉ như thay đổi quần áo mà thôi. Khi áo quần đã cũ rách, chúng ta đổi lấy cái mới. Ðiều này ảnh hưởng tới thái độ của ta đối với cái chết. Nó làm phát khởi, biểu hiện quan niệm chết là một phần của cuộc đời. Tầng tâm thức thô thiển tùy thuộc vào bộ óc của chúng ta, nó chỉ tồn tại khi bộ óc còn làm việc. Ngay khi bộ óc ngưng là thần thức này ngưng. Trí óc ta là điều kiện để cho tầng tâm thức này biểu hiện. Nhưng phần lớn của tâm thức tinh tế thâm sâu tiếp tục hoạt động. Phần này vô thủy vô chung (không có bắt đầu cũng không có kết thúc). 

2.- SỬA SOẠN CHO CÁI CHẾT: THỰC TẬP CHÁNH NIỆM 

Khi chúng ta lìa đời, người khác có thể nhắc nhở ta nên rán nghĩ tưởng theo hướng tích cực cho tới khi phần tâm thức thô phù tan rã. Nhưng một khi vào tới tiềm thức tinh tế, thì chỉ có những nghiệp lực ta đã tạo ra giúp được ta mà thôi. Lúc đó rất khó có ai nhắc nhở ta thực tập được nữa. Vậy nên, điều quan trọng là ngay từ khi còn trẻ, ta phải có ý thức về cái chết và tập thói quen ứng phó với sự tan rã của tâm thức. Ta có thể tập được thói quen này qua cách quán tưởng dùng hình ảnh. Như thế thay vì sợ chết, ta sẽ cảm thấy háo hức khi nghĩ tới nó. Ta sẽ thấy rằng khi sửa soạn cái chết từ nhiêu năm ta có thể đối diện với kinh nghiệm đó một cách tốt đẹp

Khi bạn có thể đi vào vùng tâm thức sâu xa trong thiền quán, thì bạn có thể kiểm soát được cái chết của mình. Dĩ nhiên bạn chỉ đạt tới trình độ này khi đã tiến rất xa trong việc thực tập thiền quán. Trong Mật Tông có những phương pháp cao cấp như pháp "Chuyển Di Tâm Thức" (coi thêm trong cuốn Tạng Thư Sống Chết của Sogyal Rinpoche, Sư cô Trí Hải dịch, Thanh Văn xuất bản), nhưng tôi tin rằng điều quan trọng nhất khi chết là thực tập chánh niệm. Ðó là năng lượng mạnh nhất. 

Dù trong thực tập hằng ngày, tôi quán tưởng tới chuyện chết và thực tập theo Mật tông chừng bày, tám lần trong một ngày, tôi vẫn nghĩ rằng khi chết, nhớ tới tâm chánh niệm là chuyện dễ hơn cả. Chánh niệm là một tâm thức rất gần gụi với tôi. Khi quán tưởng về cái chết, khi đã sửa soạn chuyện ấy, dĩ nhiên chúng ta cũng hết lo âu về nó. Dù tôi chưa thực sự sẳn sàng đối diện với cái chết, nhiều khi tôi cũng tự hỏi không biết mình sẽ ứng xử ra sao khi thực sự đối diện với chuyện này. Tôi biết chắc là nếu còn sống, tôi còn làm được thêm nhiều việc. Ý muốn sống cũng ngang ngửa với sự háo hức của tôi về cái chết. 

Xin nhớ rằng chết là một tiến trình để thực tập trong đạo Bụt. Có nhiều phương pháp: một là liên tục quán tưởng tới cái chết để làm tăng tinh thần không vướng mắc vào đời sống cùng cám dỗ của nó. Hai là thực tập tiến trình chết để làm quen với những tầng tâm thức khác nhau ta sẽ gặp khi chết. Khi tâm thô phù ngừng lại, tâm vi tế sẽ biểu hiện. Quán tưởng về cái chết quan trọng vì nó giúp ta tiến vào được tâm thức vi tế

Chết khiến ta hiểu là cơ thể chúng ta có những giới hạn. Khi cơ thể ta không còn tồn tại được, ta chết đi và vào một cơ thể khác. Bản thể hay cái Ta, là kết hợp của thân và tâm ta sẽ còn tồn tại sau khi ta chết dù cho khi đó cái thân ngũ ấm này không còn nữa. Cái thân vi tế thì vẫn còn. Theo quan điểm này, ta không bắt đầu cũng không hết hẳn, ta còn biểu hiện ra cho tới khi đạt tới quả vị Bụt. 

3.- SAU KHI CHẾT 

Dù sao thì ai cũng sợ chết. Chỉ trừ khi bạn thấy tương lai được bảo đảm vì bạn đã làm những nghiệp thiêïn trong đời này, khi chết đi có nhiêu nguy cơ ta bị sanh ra trong những điều kiện tệ hơn. Trong đời này, dù bạn mất quê hương, sống đời tỵ nạn, bạn cũng vẫn được làm kiếp người. Bạn vẫn có thể tìm được sự trợ giúp. Nhưng sau khi chết, bạn sẽ gặp những hoàn cảnh hoàn toàn khác. Những kinh nghiệm bình thuờng chúng ta thu thập được trong cuộc đời này không giúp gì được cho kiếp sau. Nếu bạn không sửa soạn cho đúng cách, bạn có thể gặp những bất hạnh. Sửa soạn bằng cách huấn luyện tâm thức. Một trình độ luyện tập là ta tập nuôi dưỡng lòng thành thật, ý nguyện từ bi và các hành nghiệp hướng thiện, phục vụ tha nhân. Ở trình độ khác, bạn biết kiểm soát tâm ý của mình, một hình thức sâu xa hơn trong việc sửa soạn cho tương lai. Khi có thể điều khiển được tâm ý mình thì đó là bạn đạt được mục tiêu chính của thiền tập vậy. 

Những người không tin rằng sau khi chết còn có gì khác, thì nên coi cái chết như một phần của đời sống. Sớm hay muộn chúng ta đều phải đối diện với nó. Ít nhất như vậy, người ta có thể nghĩ tới cái chết một chuyện tự nhiên. Dù chúng ta cố tình tránh không nghĩ tới, thì chúng ta cũng không thể né cái chết. Ðối với vấn đề này, ta có hai cách: một là ta không nghĩ tới nó, dứt nó ra khỏi trí óc mình. Ít nhất, cái tâm ta tạm yên. Nhưng đây không phải là giải pháp thỏa đáng, vì vấn đề vẫn còn đó. Sớm muộn gì bạn cũng phải gặp nó. Cách thứ hai là đối diện với nó, nhìn sâu vào nó. Có những binh sĩ cho biết trước trận đánh họ sợ hãi nhiều hơn là khi lâm trận. Nếu bạn nghĩ tới cái chết, tâm trí bạn sẽ quen với ý nghĩ đó. Khi chuyện đó xảy ra, bạn sẽ ít bị đường đột và khó chịu. Vậy nên tôi cho rằng nói và nghĩ về chuyện chết có ích lợi hơn. 

Ta cần sống sao cho có ý nghĩa. Trong kinh điển, cuộc đời được coi là vô thường như đám mây mùa thu. Sanh tử của chúng sanh cũng giống như các diễn viên ra vô sân khấu. Bạn nhìn thấy họ trong bộ áo mão này hoặc bọâ y trang khác. Trong một thời gian ngắn họ thay đổi y phục nhiều lần. Cuộc đời chúng ta cũng vậy. Ðời ta tàn đi cũng giống như tia chớp, giống như tảng đá lăn xuống vực sâu. Nước bao giờ cũng chảy xuống, không thể chảy ngược lên đồi cao. Ðời ta sẽ chấm dứt dù cho ta không nhận ra điều đó. Những người chấp nhận giá trị của sự thực tập tâm linh có thể nghĩ tới những kiếp trong tương lai, nhưng bình thường, ta chỉ để ý tới mục tiêu của cuộc đời sống này. Ðó là lý do khiến ta bối rối và bị vướng mắc vào luân hồi. Chúng ta lãng phí cả cuộc đời

Ngay khi ra đời là ta đã đang tiến dần tới cõi chết. Vậy mà ta dùng cả cuộc đời để gom góp thức ăn, quần áo và bè bạn. Tới khi chết, ta bỏ lại tất cả những thứ này. Ta sẽ phải đi một mình qua thế giới khác, không có gì theo ta hết. Nếu ta có tu tập, đã in vài dấu vết tốt đẹp trong tâm ta thì đó là điều duy nhất có ích cho ta. Nếu không muốn mất thì giờ, muốn tu tập phần tâm linh, thì ta nên quán tưởng tới sự vô thường và cái chết của chính mình. Vì ngay từ khi mới sanh ra, cơ thể chúng ta đã là vô thường, đã bắt đầu bị hoại diệt

Sự thực tập tâm linh không những đem lại lợi ích cho cuộc đời này, mà nó còn mang lại an lạc cho các kiếp sau nữa. Một trở ngại của chuyện tu tập là ta thường nghĩ mình sẽ sống rất lâu. Chúng ta giống như một người muốn định cư ở một chốn nào đó. Những người đó tự nhiên muốn thu góp của cải, xây cất nhà cửa, trồng trọt mùa màng. Trái lại những người để ý tới các kiếp trong tương lai sau khi chết thì giống như những người thích du lịch. Du khách chỉ sửa soạn để đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho tới khi cuộc hành trình kết thúc. Kết quả của quán tưởng về cái chết giúp cho hành giả ít bị ám ảnh bởi chuyện đời như danh vọng, của cải, địa vị. Khi làm việc để đáp ứng những nhu cầu của đời sống này, người hay quán tưởng tới cái chết sẽ để thì giờ tạo ra những năng lượng có thể mang lại an bìnhhạnh phúc cho các kiếp sau

4.- QUÁN TƯỞNG VỀ CÁI CHẾT 

Ta nên biết những lợi ích của quán tưởng về cái chết - và những thiệt thòi khi ta không làm những chuyện này. Khi suy ngẫm về vô thường và về cái chết, ta sẽ có cơ hội tu tập. Ðiều này mở mắt cho ta. Trước hết khi có ý thứcsớm muộn gì ta cũng sẽ rời bỏ cõi đời này, ta sẽ để ý tới kiếp sau. Ý thức này tự nhiên sẽ đưa ta tới những truy tầm về tâm linh. Thứ nhì, quán tưởng về cái chết giúp cho ta kéo dài và tiếp tục việc tu tập. Trong mọi nỗ lực - dù về tinh thần hay thế tục - đều có những khó khăn cản trở. Sức mạnh của thiền quán về cái chết sẽ giúp bạn đối phó với những trở ngại đó. Cuối cùng, chính thiền quán lại là một nguồn khích lệ bạn thực tập cho thành công. Do thực tập, bạn sẽ để ý tới vấn đề sanh tử nhiều hơn, và khi loại trừ được những ý nghĩ, những hành động do vọng tưởng, bạn sẽ làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa

Có nhiều điều bất lợi khi không nhớ tới cái chết. Khi không nghĩ tới nó, ít khi bạn chịu tu tập. Khi thiếu chánh niệm về cái chết, thì sự tu tập của bạn cũng chỉ phất phơ mà không có hiệu quả. Bạn sẽ bận bịu vì những chuyện đời này. Có những người đã thọ giớitụng kinh mỗi ngày, nhưng vì họ không thiền quán về cái chết, khi có vấn đề, họ giống như người thường: chấp nhất, ghen tuông và giận dữ phát điên. Ngạn ngữ Tây Tạng có câu: "Khi no ấm và có ánh nắng mặt trời, bạn giống như một hành giả tu chứng. Nhưng khi có vấn đề, bạn mới lộ rõ con người thật của mình" Kinh nghiệm hằng ngày cho ta thấy rằng đa số chúng ta đều như vậy cả. 

Khi không có ý thức về cái chết, chúng ta coi trọng mọi chuyện trên đời. Vì bị ám ảnh bởi danh vọng, địa vị và tiền tài, bạn ít khi nào chùng bước trước những hành động bất thiện. Người không nghĩ tới cái chết dĩ nhiên là không cần để ý tới những kiếp sau. Họ không trọng những giá trị tinh thầnsẳn sàng suy nghĩ, hành động theo vọng niệm. Những con người như vậy là nguồn gốc gây đau khổ cho chính họ và cho người khác. 

Nếu bạn quên là bạn sẽ chết, bạn sẽ chỉ nghĩ tới chuyện làm sao để sống một cuộc đời giàu có. Bạn quan tâm nhất là chuyện làm sao để có chỗ ở tốt, quần áo đẹp và thức ăn ngon miệng. Khi có cơ hội, bạn sẽ không ngần ngại đe dọa hay làm hại người khác. Hơn thế nữa, bạn còn cho là những hành động bất thiện đó chứng tỏ bạn là người có khả năng và hữu hiệu. Ðiều này chứng tỏ bạn không sợ hãi để nhìn về tương lai xa phía trước. Chúng ta ai cũng sẽ còn sống nhiều kiếp khác. Tương lai đó hoàn toàn tối đen, ta không thể biết được nó ra sao. Khi quên điều này, bạn sẽ thiên về những hành động có tính cách phá hoại

Hãy nhớ tới Hitler và Mao Trạch Ðông một bên và phía bên kia là các thầy Milarepa, Tsong Kha Pa (các đại sư rất được kính nể tại Tây Tạng). Họ giống nhau ở chuyện cùng là người và đều thông minh. Nhưng ngày nay, Hitler và Mao Trạch Ðông thì bị khinh ghét, ai cũng phải giật mình vì những hành động tàn ác họ đã làm. Trong khi đó, ai cũng hướng về các thiền sư Milarepa và Tsong Kha Pa như những nguồn cảm hứng. Mọi người cầu nguyện các ngài với tín tâmlòng thành khẩn. Ðó là những con người có tiềm năng như nhau nhưng hành động khác nhau. Hitler và Mao Trạch Ðông dùng trí thông minh của mình trong những hành động có mục đích phá hoại. Hai vị thiền sư thì dùng trí tuệ để xây dựng

Nếu chúng ta để cho tâm trí ta bị những cảm xúc phiền trược kiểm soát, thì nó sẽ gây ra sự tàn hại trong nhiều kiếp sau. Kết quả là ta sẽ chết trong tiếc hận. Khi còn sống, ta có thể được nhìn như những con người tu tập giỏi, nhưng sự thật ta chỉ tu bề ngoài. Chuyện kể một người tu tập tự cho là sau khi chết thế nào cũng được lên cõi phúc. Bỗng nhiên ông ta bị đau nặng. Biết mình thế nào cũng chết. Bạn ông nói: "Ðối với anh thì không sao đâu, anh sẽ lên Niết bàn, chỉ có chúng tôi đây là mất bạn và không ai trợ giúp cho chúng tôi nữa thôi". Người tu tập giả tướng nói: "Nhưng nếu chúng ta không phải chết thì vẫn hơn". Lúc lâm chung ông ta không nghĩ tới tịnh độ, mà chỉ than thở về cái chết! Ý thức về cái chết có thể được triển khai bằng các phương pháp thiền quán thông thường. Trước hết bạn phải thực sự hiểu là cái chết chắc chắn sẽ xảy ra. Ðó không phải là vấn đề lý thuyết mà là một sự thật hiển nhiên quan sát được. Người ta tin rằng trái đất đã hiện hữu từ năm tỷ năm trong khi loài người chỉ mới có trong một trăm ngàn năm nay mà thôi. Trong suốt thời kỳ dài dặc này, có người nào mà chưa phải đối diện với tử thần? Chết là chuyện tuyệt đối không thể tránh được cho dù bạn trốn xuống dưới đáy đại dương hoặc bay bổng lên trời lồng lộng

Dù bạn là ai, bạn cũng sẽ chết thôi. Stalin và Mao là hai người có thế lực nhất trong thế kỷ này. Nhưng họ cũng phải chết và họ đã chết trong sợ hãiđau khổ. Khi còn sống họ cai trị một cách độc tài, chung quanh họ là những phụ tá và đầy tớ sẵn sàng nghe lệnh họ. Họ cai trị một cách tàn bạo, sẵn sàng hủy diệt tất cả những gì chống đối lại uy quyền của họ. Nhưng khi đối diện với cái chết, tất cả những kẻ mà họ tin cậy, tất cả những điều họ dựa vào như quyền lực, khí giới, quân đội, đều không còn dùng được. Trong hoàn cảnh đó, ai cũng sẽ sợ hãi. Cái lợi của sự có ý thức về cái chết là nó giúp cho bạn sống một cuộc đờiý nghĩa. Bạn sẽ thấy chuyện hòa bình và hạnh phúc quan trọng hơn những thú vui ngắn hạn. Tưởng nghĩ tới cái chết cũng như ta dùng một cái búa để phá tan những ham muốn và tình cảm bất thiện

Khi chúng ta nhớ tới danh hiệu và những công trình của các bậc thầy từ Ðức Thích Ca Mâu Ni tới những vị thầy mới qua đời gần đây, ta có thể cả thấy như họ vẫn còn hiện diện trong ta. Nhưng coi lại thì các Ngài đã lên Niết bàn cả rồi. Chỉ còn lại ít xá lợi, một ít tro và xương. Ðối với đức Thế Tôn cũng vậy, ta chỉ còn thấy được chút xương và xá lợi tại những nơi ta tới hành hương Khi nhìn thấy những di vật này, ta đều muốn khóc. 

Không còn một ai trong số các thánh nhân Ấn Ðộ sống tới ngày nay. Ta chỉ có thể đọc về cuộc đời các ngài trong sử sách. Chỉ còn lại những ghi chép, những đoạn ngắn của ký ức. Các đại đế, các vị vua lớn đã thị uy trên thần dân của họ, khi đối diện với cái chết cũng đều mất hết sức mạnh. Vua nào cũng phải chịu thua. Nhìn vào lịch sử, ta thấy rằng chết là chuyện đương nhiên và phổ quát. Vô thường thực sự có mặt. Nhận thức này giúp cho ta tu tập khá hơn. Tất cả các đại lãnh tụ của thế giới, dù họ được yêu kính hay bị thù ghét, đều phải chết cả. Không ai có thể đánh lừa được thần chết. Hãy so sánh với tình trạng của bạn, bạn có bằng hữu, họ hànggia đình. Có người đã chết và bạn đã phải chấp nhận sự đau buồn ấy. Sớm muộn gì những người khác cũng sẽ phải đối diện với cùng vấn đề

Một trăm năm sau, sẽ có người nói rằng Ðạt Lai Lạt Ma đã giảng dạy tại đây. Nhưng tất cả chúng ta hôm nay, sẽ không còn ai hiện diện nữa. Tòa nhà này có thể còn tồn tại hay đã sụp đổ. Thần chết cũng không kính trọng người nhiều tuổi. Nó giống như một cuộc xổ số tình cờ. Bình thường thì người già đi trước người trẻ. Nhưng nhiều khi con cháu lại chết trước, để cho cha mẹ, ông bà phải làm đám ma chôn chúng. Nếu chúng ta có quyền, chắc ta sẽ làm luật cấm ông trời không được để người trẻ chết đi. Họ chưa có đủ thì giờ vui hưởng cuộc đời. Nhưng luật tạo hóa không định ai sẽ chết trước, ai sẽ đi sau. Không có quân đội nào bắt được thần chết. Người giàu có nhất cũng không mua nổi ông ta, người khôn ngoan nhất không thể đánh lừa ông. 

5.- ÐỪNG ÐỂ TỚI NGÀY MAI 

Chúng ta không ai không yêu quí con người mình. Chúng ta làm mọi cách để săn sóc cho chúng ta. Ðể khỏe mạnh và sống lâu, chúng ta ăn đồ bổ dưỡng, ta tập thể dục. Khi hơi đau yếu, chúng ta tới ngay bác sĩ và uống thuốc theo toa họ cho. Chúng ta cũng làm những nghi lễ tôn giáo để cầu xin thoát được những rắc rối, khó khăn. Tuy vậy, cái chết vẫn đến với chúng ta một ngày nào đó. Khi cái chết tới, không ai có thể giúp được ta. Bạn có thể gối đầu trên chân Bụt, và đức Dược Sư có thể tới chữa lành bệnh cho bạn nhưng khi cái chết tới thì họ cũng đành bó tay Khi tuổi thọ đã hết, bạn phải đi thôi, cái chết chắc chắn sẽ tới đó là điều dễ hiểu. Cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, không phân biệt chúng ta là ai đang sống nơi nào. Mỗi 24 giờ, ta lại mất đi một ngày. Mỗi 30 ngày, ta mất một tháng và mỗi 12 tháng, một năm lại qua đi. Cứ như vậy, cuộc đời ta rồi sẽ chấm dứt

Chỉ khi ta cố gắng tu tập phần tâm linh thì mới sống cuộc đời hợp với giáo pháp. Chỉ sống thôi không đồng nghĩa với tu tập. Trong hai mươi năm đầu cuộc đời, ta cho là mình quá trẻ để tu tập. Hai mươi năm sau, ta nói: "tôi sẽ, rồi tôi sẽ tu tập", nhưng ta vẫn không làm. Trong hai mươi năm nữa, ta nói : "Tôi không thể tu được, tôi không có cơ hội". Ta sẽ lấy lý do là vì đã quá già, mắt không nhìn rõ, tai nghe không tinh nữa. Cứ như thế, ta uổng phí cuộc đời ta. Ðiều lạ lùng là dù cơ thể chúng ta già, bịnh, kiệt lực, những phiền trược trong tâm ta vẫn còn như tươi nguyên. Chúng không bao giờ già đi. Ham muốn sinh lý có thể hết khi ta già lão nhưng những xúc cảm phiền não khác thì vẫn mạnh mẽ như xưa. 

Khi còn là trẻ con chúng ta dùng thì giờ để chơi. Thời thơ ấu, tôi có nhiều bạn để chơi, nhất là những người lo quét dọn chỗ tôi trú ngụ. Thời đó, có một người vặn hỏi tôi về những màu sắc khác nhau, những đề tài sơ học về luân lý. Tôi không biết trả lời vì còn quá nhỏ. Tôi rất bực mìnhquyết định phải học thật chăm. Khi 15, 16 tuổi, tôi bắt đầu nghĩ tới những tiến trình của con đường giác ngộ, nhưng sự xâm lăng của Trung quốc đã làm dở dang chuyện học hành của tôi. Tôi đã có tu tập cho tới khi tôi 25, 26 tuổi, đồng thời tôi phải thương thảo với người Hoa. Năm 25 tuổi, tôi trở thành người tỵ nạn phải sống lưu đày. Trong nữa cuối của thập niên 20 tới 30 tuổi, tôi học rất chăm chỉ. Hai mươi lăm năm đã qua, nay tôi đã vào thập niên sáu mươi rồi. 

Tôi rất muốn tu nhưng cuộc đời của tôi bị xoay chuyển như vậy. Tôi chỉ được an ủi ở chỗ đức Ðạt Lai Lạt Ma thứ nhì Gendun Gyatso cũng phải bỏ dở công trình của ngài. Ngài vừa trông coi xây cất ngôi chùa tại Tashilhunpo vừa dạy học trò. Tiểu sử kể lại cho biết ngài bận rộn ra sao. Một bữa có người đệ tử nói: "Con mong được về núi tu luyện cho nghiêm chỉnh". Ngài buồn bả trả lời: "Khi ta còn ở ẩn tại Kangchen, ta không cần nhiêu thì giờ. Ta nghĩ nếu ta còn ở đó, thì ta đã tới bờ giác ngộ. Nhưng ta đã bỏ cơ hội đó để làm lợi ích cho nhiều người càng tốt, vì vậy mà ta xây tu viện Tashilhunpo này". Ðiều này là một an ủi cho tôi. Dù tôi không thể nghiêm mật tụng kinh, cầu nguyện hay nhập nhất, thì tôi cũng cố mang lợi ích tới cho nhiều người khác. Dĩ nhiên tôi có tu học nhưng tôi không để hết năng lực vào đó được vì còn bận nhiều công việc khác. Ðiều tôi muốn nói là: nếu bạn tu học thoải mái, vẫn vui hưởng những thứ khác, thì khó mà đạt đạo. 

Gampopa ở với đại sư Milarepa, học hỏithiền định trong một thời gian dài. Tới lúc ông sắp đi Milarepa nói: "Ta còn có một điều nữa để chỉ cho con, nhưng có lẽ bây giờ chưa phải lúc". Gampopa trả lời: "Xin thầy hãy dạy con, tất cả những gì thầy có, hãy truyền cho con". Nhưng Milarepa từ chối và Gampopa ra đi. Rồi Milarepa gọi với theo: "Hãy khoan, vì con như con của ta, vậy thời ta cho con bài học chót". Nói xong, ngài vén áo, cho Gampopa thấy cái mông chai cứng của ngài, chứng tỏ ngài đã ngồi tu thiền cực kỳ nghiêm mật. Ngài thêm: "Nếu con thật sự kiên trì, con sẽ đạt tới quả vị Bụt trong đời này. Ðược hay không tùy theo công phu tu học của con thôi". 

6.- CÁI CHẾT TỚI BẤT NGỜ 

Khi phát triển ý thức về cái chết, bạn cũng nên biết là thần chết tới lúc nào ta không thể đoán biết được. Ðiều này được diễn tả trong câu tục ngữ sau đây: "Ngày mai hay kiếp sau, bạn không thể biết cái nào tới trước". Chúng ta ai cũng biết một ngày nào cái chết sẽ tới. Vấn đềchúng ta luôn luôn nghĩ nó sẽ xảy ra trong tương lai mà thôi. Lúc nào ta cũng bận rộn chuyện đời. Vậy nên ta rất cần quán tưởng tới chuyện cái chết sẽ tới bất ngờ. Kinh điển viết rằng cuộc đời ta không biết chắc dài bao lâu. Cái chết không theo quy tắc hay luật lệ nào hết. Ai cũng có thể chết bất kỳ lúc nào, dù họ già hay trẻ, giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh. Ta không thể biết gì về chuyện này. Người khỏe mạnh có khi lại chết bất ngờ trong khi kẻ nằm liệt giường lại còn sống khá lâu. 

So sánh những lý do gây ra cái chết với những điều kiện giữ lại sự sống, ta sẽ hiểu vì sao ta không thể biết trước cái chết. Ta thường coi cơ thể mình là mạnh mẽ, sẽ còn tồn tại lâu. Nhưng thực tế làm ta thất vọng. So với đá và thép, thân thể con người thật yếu ớt, mong manh. Chúng ta ăn uống để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, để sống còn, nhưng nhiều khi thực phẩm làm cho chúng ta bệnh và dẫn ta tới cái chết. Không có gì bảo đảm cho ta sống hoài được. Những công trình của khoa học và kỹ thuật tân tiến diễn tả rất rõ ràng ý muốn của loài người là được sống đầy đủphong phú hơn. Nhưng chúng ta nắm lấy những tiện nghi mới, coi chúng như là những dụng cụ để duy trì đời sống. Xe hơi, tàu thủy, xe lửa, máy bay là để làm cho đời sống ta dễ chịutiện nghi hơn. Nhưng những thứ này nhiều khi lại gây phiền trược cho tâm thần ta. Cái chết vì tai nạn giao thông có tỷ số cao ở khắp mọi nơi. Chuyện này có nghĩa gì với chuyện chúng ta mong di chuyển nhanh và an toàn? Khi bị tai nạn, người ta chết tức khắc, không hề được báo trước. Dù ta cố sức tạo ra an toàn, mạng sống ta vẫn bị đe dọa. Ta không thể biết lúc nào cái chết sẽ tới khi đi du lịch. 

Chết hay cuộc đời chấm dứt là một điều kinh sợ. Tệ hơn nữa, tất cả những gì chúng ta có trong cuộc đời này - của cải, quyền hành, danh vọng, bạn bè và gia đình - không có gì giúp được ta. Bạn có thể là một vị tướng lãnh quyền uy có lực lượng quân đội vĩ đại sau lưng, nhưng khi chết thì họ cũng không bảo vệ được bạn. Bạn có thể giàu sang, mua được bảo hiểm y tế loại tốt nhất, nhưng chung cuộc, bạn vẫn không thể mướn chuyên viên thượng thặng nào để ngăn chận được cái chết. Khi bạn phải rời bỏ thế gian này, bạn phải bỏ hết của cải lại, bạn không thể mang theo xu nào hết. Người bạn thân nhất cũng không thể đi theo bạn. Bạn sẽ phải sang thế giới khác một mình. Chỉ có những kinh nghiệm tu tập giúp được bạn mà thôi. 
Mao và Stalin là những lãnh tụ có rất nhiều quyền lực. An ninh vây quanh họ rất chắc chắn, người thường không thể gặp được họ. Tôi còn nhớ rõ khi còn ở Bắc Kinh, lần nào tôi cũng gặp Mao trong cùng một căn phòng đó. Nhân viên an ninh đứng ngay cửa, ngó vào chúng tôi không rời mắt. Nhưng khi cái chết tới, thì sự an ninh đó không có giá trị chi hết. Tương tự như vậy, tôi tin là có nhiều người muốn hy sinh mạng mình để đổi lấy an toàn cho Ðạt Lai Lạt Ma, nhưng khi cái chết tới với tôi, thì tôi phải lo lấy. Là Ðạt Lai Lạt Ma cũng không hơn gì. Khi nói tôi là tu sĩ có nhiều tín đồ thì cũng không giúp thêm chi hết. 

Bây giờ ta coi ông triệu phú, khi chết của cải chỉ làm ông ta đau đớn khổ sở. Trong những giờ phút cuối, người giàu có thường phải lo lắng nhiều hơn. Mọi sự vuột ra khỏi tầm tay kiểm soát của họ. Thêm vào nỗi đau đớn thể chất, tâm hồn họ bối rối hơn bao giờ hết. Nghĩ cách phân chia tài sản, sẽ cho ai những cái gì - lại làm cho họ thêm lo âu. Ðây không phải là chuyện triết lý mà là chuyện thường ngày. Ðiều căn bản là ta phải quán tưởng về những chuyện này để hiểu rằng khi chết thì của cải là thứ vô giá trị. 

Khi bạn còn sống, bạn bè và bà convai trò rất quan trọng đối với bạn. Bạn coi trọng họ và có cảm tình nồng hậu đối với họ. Có người trở thành thân yêu tới nỗi bạn tưởng như mình không thể sống thiếu họ. Nhưng khi bạn chết, họ cũng chẳng giúp được gì! Một vài người sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì cho bạn, nhưng trong lúc đó, họ vô phương. Họ chỉ có thể cầu nguyện cho kiếp sau của bạn. Quả vậy, thay vì giúp ích, thì bạn bè, thân quyến thường gây ra nhiều khổ đau cho người sắp chết. Khi phải nằm liệt, kiệt sức trên giường mà còn lo cho tương lai của gia đình, quả là chuyện khổ tâm cho bạn. Bạn lo không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau khi bạn chết đi. 

7.- NGHIỆP THIỆN LÀ BẠN DUY NHẤT 

Cái thân thật quý giá đối với bạn. Nó đã từng là người đồng hành đáng tin nhất từ khi bạn biết nghĩ. Bạn đã làm đủ cách để chăm sóc nó một cách tối hảo. Bạn nuôi cho nó không bị đói, bạn cho nó uống khi khát, bạn nghĩ khi nó mệt. Bạn đã sửa soạn làm mọi chuyện, bất kỳ chuyện gì để bảo vệ nó và lo cho nó được dễ chịu. Nói đúng ra thì cái thân nó cũng phục vụ bạn, nó luôn luôn hiện diện để giúp bạn đạt những mong cầu. Coi trái tim đã thấy nó mầu nhiệm tới đâu? Nó đập liên hồi không bao giờ nghĩ bất kể là bạn làm gì, khi thức hay khi ngủ. Nhưng khi cái chết tới, cơ thể bạn chịu thua. Tâm và thân tách rời ra, cái thân quý giá của bạn trở thành một cái thây ghê rợn. Vậy thời đối diện với cái chết, của cải, bạn bè, thân quyến và cả cái thân bạn không giúp gì được bạn. Chỉ có những hành nghiệp thiện mà bạn đã gieo trồng trong dòng tâm thức nó giúp bạn đối diện với thế giới bí ẩn ấy mà thôi. Ðó là lý do khiến cho sự tu tập có thể giúp bạn sống một cuộc đờiý nghĩa

Nói chung, người ta không thích nói tới cái chết. Nhưng nó đâu có biến mất khi chúng ta nhắm mắt lại hay xua đuổi nó ra khỏi tâm trí ta? Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, một ngày kia ta sẽ phải trực diện với nó. Vậy nên muốn chuẩn bị, ta nên tập quán tưởng về cái chết. Nghĩa là ta tưởng tượng ra tiến trình của cái chết. Ta chỉ có thể nhờ thiền quán làm cho tiến trình quan trọng này được tốt đẹpcá biệt mà thôi. Ðể có kết quả, bạn nên thiền quán về tiến trình chết sau khi đã quán rằng cái chết chắc chắn sẽ xảy ra. Chuyện thực tập sẽ cho bạn sức mạnh của tâm linh khi cái chết xảy ra. 

Như chúng ta đã bàn luận, cái chết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Không có một dấu hiệu đặc biệt nào để biết con người đó sẽ chết ra sao. Cái chết tới khi dòng sinh mệnh của họ đã hết. Hoặc nó có thể xảy ra khi có một tai nạn bất ngờ. Có thể bắt đầu là bạn bị đau ốm. Dĩ nhiên bạn tới bác sĩ và ông ta sẽ kê toa thuốc. Nhưng lần này hầu như mọi chuyện khác đi; thuốc hầu như không công hiệu rồi bạn có lẽ sẽ làm lễ và cầu nguyện. Ðiều này thường thay đổi tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng lần này bạn lại bị đau nặng hơn. Tệ hơn nữa là bác sĩ kỳ này không định rõ được bệnh của bạn, vì nó lên xuống bất thường. Vấn đề kéo dài, bạnphải nằm bệnh viện lâu hơn và mệt hơn. Hình như hy vọng lành bệnh ngày càng mờ nhạt. Dù đệm êm cũng làm cho bạn khó chịu, và sau nhiều cơn đau, thân bạn như bị tê cứng. 

8.- TIẾN TRÌNH CHẾT 

Tâm thức của con người sắp chết ra sao? Sau khi bị đau ốm lâu ngày, tâm thức bạn sẽ trở nên lỏng lẻo. Có thể trước đây bạn là người rất thông minhnăng động, nhưng nay tâm bạn trì trệ trí nhớ cũng không còn. Có những lúc bạn quên cả tên của các thân nhân kề cận. Khi cơn đau ghê gớm nổi lên bạn không còn cả sức để mà cầu nguyện nữa. Trong tình trạng bi quan đó, bạn bắt đầu mất hết hy vọng, khiến cho ý muốn sống bị lay chuyển. Bạn cũng bắt đầu tự hỏi không biết mình có thể lành bệnh được chăng, tại sao mình lại bị đau khổ nhiều vậy? Gia đình và bằng hữu thương cảm khi thấy bạn không chết và cũng không khỏi bệnh. Nhưng càng ngày người ta càng thờ ơ không chú ý tới bạn nhiều nữa. 

Thân bạn từ từ mất nhiệt lượng và bạn cứng ra như một khúc gỗ. Các vị đại sư đã từng nói: bữa ăn chót của bạn chỉ là vài viên hay vài muỗng thuốc bạn phải nuốt một cách khó khăn. Những lời nói chót mà bạn nghe được có lẽ là bài kinh hay lời than khóc. Không có những lời lẽ dễ thương. Nếu bạn giàu có, có thể tâm bạn còn bận bịu về nhà cửa, về những số tiền mà người ta còn nợ bạn, hay về cách phân chia của cải cho người thân. Tâm bạn đầy rẫy những lo âu đau khổ không diễn bày được. Bạn rán thều thào nói vài câu, nhưng khó ai nghe nỗi. Lúc đó khả năng phát âm của bạn đã hỏng, chỉ có cặp môi mấp máy. Cảnh tượng thật là thê thảm tội nghiệp

Trong tình trạng đáng thương đó, các thành tố hay tứ đại (đất, nước, gió, lửa) của thân thể bạn bắt đầu tan rã. Bạn có thể thấy nhiều ảo giác khác nhau, bạn thấy như bị té từ trên cao và bị chôn vùi dưới đất hoặc bạn cảm thấy như bị đốt cháy. Khi thủy đại tan rã, mắt và mũi bạn như bị ép chặt lại, lưỡi khô khốc. Khi thổ đại tàn hoại, thân thể bạn như bị ép mỏng xuống. Hỏa đại ra đi khiến thân bạn lạnh dần. Khí đại tan rã làm cho bạn không còn cử động được và thở rất khó khăn. Bạn bắt đầu thở gấp và ngắn hơi, cho tới khi thở ra dài một hơi chót như dây đàn vĩ cầm bị đứt. Tim ngừng đập và chỉ trong vài phút bộ óc cũng ngưng hoạt động. Y khoa coi như bạn đã chết. 

Theo y khoa hiện đại, sau khi phổi ngừng thở và tim ngừng đập chỉ vài phút sau là bộ óc cũng ngưng. Nhưng theo Phật giáo, còn có bốn giai đoạn tiếp theo nữa. Không có dấu hiệu gì ở bên ngoài mà chỉ là những cảm thọhiện tượng nội tại. Trong mỗi giai đoạn, bạn nhìn thấy một thứ ánh sáng khác nhau. Ðầu tiên là ánh sáng trắng, rồi đỏ, rồi đen và sau cùng là cảm giác thênh thang của không gian vô tận, một thứ ánh sáng trong suốt. Dù tầng thô của tâm thức đã ngưng hiện hữu, tầng vi tế của nó chưa thoát ra khỏi cơ thể ta. Khả năng trụ vào vùng ánh sáng trong suốt tùy thuộc khả năng định tâm của các thiền giả tu tập đã lâu, nhưng cũng có khi do tình cờ, người ta vào được cảnh giới này. Thiền sư Ling Rinpoche, thầy tôi, là một thể nghiệm lớn của một cao tăngđịnh lực hùng mạnh, an trú trong ánh sáng trong suốt thật lâu. Trong mười ba ngày sau khi viên tịch ngài ở trong trạng thái đó, cơ thể vẫn tươi đẹp. 

9.- HÀNH LÝ MANG THEO KHI CHẾT 

Khi sống bạn phải cực nhọc kiếm ăn và tiền tài, nhưng chết đi, bạn phải lìa bỏ hết thảy. Ai biết rõ được những người thừa kế sẽ tiêu dùng tiền của mình ra sao? Trong mấy ngày đầu, có thể con cháu còn buồn vì tang chế, nhưng sau vài ngày, chúng có thể đã cãi nhau tranh dành phần hơn thua. Ðời sống bạn sẽ qua đi như vậy. Nếu bạn đi thăm nghĩa trang hay lò hỏa táng, bạn nhìn vào những người đã chết, cơ thể bị tàn hại, sẽ thấy mình cũng chẳng khác gì. Ðây là cách quán về vô thường. Nhưng khi chết đi, bạn sẽ không biến mất hoàn toàn như đám cỏ khô bị cháy mà bạn sẽ tiếp tục đi tới. Kiếp sau của bạn sẽ khá hay tệ hơn, hoàn toàn tùy thuộc vào sự tu tập mà bạn đã làm. Bạn có tin là mình sẽ được sanh ra trong cảnh giới khá hơn không? 

Nếu không quán tưởng về cái chết sắp xảy ra, ta sẽ không nhớ tu tập. Ðó là người hướng dẫn cho ta đi vào một cuộc du kịch, tới một nơi ta không hề biết trước. Trong đời sống cũng vậy, khi tới một nơi lạ lẫm, ta thường phải hỏi người đã đi nơi đó rồi. Ta mang theo bản đồ, dự tính sẽ ngừng ở đâu, nghỉ nơi nào và mang theo những thứ gì. Nhưng khi ta di sang kiếp sau, là nơi hoàn toàn xa lạ, thì những kinh nghiệm bình thường trong đời này không giúp ta được bao nhiêu. Hướng dẫn viên duy nhất là sự thực tập của ta. Ðiều này không có nghĩa là ta mang theo nhiều kinh điển, nhưng tâm thức ta phải được sửa soạn và chuyển hóa

Những điều tu tập nào sẽ giúp ta đi sang một thế giới mới? Ta có thể tin chắc đó là những nghiệp thiện ta đã làm. Phương cách hay nhất là sống theo Thập thiện (10 điều tốt), tránh mười nghiệp ác. Nếu chúng để lại những dấu ấn thiện trong tâm ta, nhất là nếu khi chết ta giữ được tâm thức cho tốt lành, thì chắc chắn ta sẽ được tái sanh trong cảnh giới khá hơn. Kiếp sau sẽ tùy theo những hành nghiệp ta đã làm. Nghiệp tạo ra khi ta chết (Cận tử nghiệp) sẽ có ảnh hưởng trước tiên

Nhớ rằng chánh niệm luôn luôn giúp cho tâm ta được thanh tịnh, an lành, ngay cả lúc lâm chung. Thực tập để có tâm tỉnh thức sẽ giúp ta giữ được chánh niệm khi chết, và được tái sanh vào kiếp tốt hơn. Theo quan điểm Phật giáo, khi ta sống đời thường ngày với chánh niệm, ta sẽ có thói quen tốt, và chính tâm tỉnh thức này sẽ giúp ta đối diện với cái chết. Khi lìa đời, ta sẽ có tâm thiện hay không, tùy theo ta có thực tập hay không khi còn sống. Ðiều quan trọng là ta nên sống hằng ngày sao cho cuộc đờiý nghĩa, tâm tư luôn luôn lạc quan, nồng hậu và hạnh phúc


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3865)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3027)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6818)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5561)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3845)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3029)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 11954)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5088)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3810)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9062)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7287)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27023)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5836)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5562)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6058)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5519)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5412)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7704)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4726)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 11965)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21780)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6442)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7367)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6661)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6241)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8498)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6015)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5665)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14136)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20131)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6819)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6805)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6366)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6446)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 5980)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7368)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7328)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8455)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6432)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6820)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10433)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19731)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30127)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16132)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19525)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11021)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14237)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7696)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10440)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7882)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant