Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5678)
06


6

 

Dứt với quãng đời quá khứ, sau hình ảnh cuối cùng của Xa-nặc và Kiền-trắc, đức Thích-ca xây mặt về phía trước.

Phía trước toàn một màu xanh đậm của nước và rừng! Cảnh tượng hùng vĩ ở đây làm rợn người yếu vía: Sông A-nô-ma (Anoma) trùng trùng dậy sóng. Điệp điệp bên kia bờ, từng dãy núi chồng dựng lên nhau. Hoang vu, hoang vu vây cùng mọi ngả. Chưa có một vết chân người để lại nơi đây! Từ nay muốn đến những chóp núi nhuộm vàng trong ánh nắng ban mai kia, đức Thích-ca chỉ có một cách, là tự vạch lấy con đường. Đá ở đấy có lẽ cứng lắm, dây hoang chằng chịt chắc nhiều và bao nhiêu gai góc nữa! Nhưng trước mắt Ngài, toàn một màu xanh đậm. Sắc màu ấy gây nguồn hy vọng, và tin ở sức mạnh của mình, Ngài mạnh bạo bước đi...

Ngài đi đến dãy núi Ra-na-ghi-ri và xin nhập vào đoàn tu khổ hạnh. Đây là những người xem thân thểkẻ thù của linh hồn, xác thịt là con thú phải xiềng xích, phải hành hạ cho đến bao giờ tê dại không còn cảm giác nữa. Có người đưa một cánh tay lên trời, đêm và ngày luôn như thế cho đến lúc nào những khớp xương tay không còn cử động được nữa, gầy và khô dần như một nhánh củi mục; có người nắm mãi bàn tay lại cho đến lúc nào móng tay mọc dài, xuyên qua lòng bàn tay đã thối nát; có người đánh mình với một cái roi da, hay lấy dùi sắt hơ lửa đâm vào ngực. Ở đây, một người nằm lẫn lộn giữa đống thây ma đã thối nát để tập cho mũi quen với những mùi dơ bẩn. Đàng kia, một người ngồi nhai mãi những ngọn lá đắng để làm cho lưỡi không biết vị nữa. Một nơi khác vài người nằm trần dưới ngọn nắng nẻ đất, đếm mỗi ngày một ngàn hạt kê rồi bỏ dần vào mồm mỗi lúc mỗi hạt cho đến bao giờ chết khô vì nắng và đói.

Đức Thích-ca sống với họ ở đây, nhưng thấy những cách tu luyện ấy không có hiệu quả gì. Ngài hỏi:

– Ôi ! Đời đã đau đớn lắm rồi, sao các người còn cố làm thêm đau đớn nữa?

Một người trả lời:

– Trong kinh có dạy, nếu một kẻ tu, hành hạ thân xác cho đến nỗi không còn biết đau đớn, khổ nhọc là gì nữa, thì tâm hồn người ấy thoát khỏi nhục thể mà lên cõi trời, như một làn khói bay cao lên mấy tầng mây xanh, khi củi đã cháy trong lò.

Đức Thích-ca nhìn lên trời, chỉ một đám mây đang bay:

– Làn mây nhẹ trôi trên trời kia, vẫn biết là ở tự những làn sóng rào rạt trong biển cả, nhưng nó phải nhỏ dần từng giọt xuống lại trần gian, chảy qua những kẻ đá, đường lầy, hiệp nhau lại làm thành suối, thành sông, rồi lại lao mình ra biển cả. Tương lai và hạnh phúc của các người, sau khi đã trải qua bao nhiêu khổ hạnh, biết có thoát khỏi cái luật xoay vần ấy chăng? Cái gì có lên thì phải xuống, đã đến thì phải đi. Sau khi đã mua được cõi trời với bao nhiêu xương máu trong chợ đau thương mà các người đã tạo lấy, tôi chắc rồi các người sẽ trở về với những đau thương, khi kỳ hạn ở cõi trời đã hết. Bởi thế tôi khuyên các người hãy bỏ những trò nguy hiểm ấy đi. Tâm hồn trong sáng và thanh cao phải cần có một thân thể trong sạchcường tráng để nương tựa. Sao các người lại đánh đập, phá phách thân thể cho đến nỗi nó phải kiệt quệ, phải gục ngã giữa đoạn đường dài như một con ngựa bất kham quỵ dưới sức chở nặng khi chưa đến đích?

Bấy giờ các nhà tu khổ hạnh bực tức, có lẽ vì thất vọng, kêu lên: Người ơi! Chúng tôi đã chọn con đường này, chúng tôi quyết đi cho đến đích. Nếu người biết con đường nào hơn, nói cho chúng tôi hay, nếu không, người hãy đi nơi kháctu luyện.

 

Đức Thích-ca cáo từ mọi người rồi ra di, lòng buồn rười rượi. Không phải buồn vì chán nản. Ngài buồn vì thấy người đời đã quá sợ đau đớn, đến nỗi phải tập cho quen với đau đớn, tham sống đến nỗi không dám sống, sợ chết đến nỗi tập cho quen với cái chết, cố gấp gấp đào huyệt cho đời mình để mau thoát cảnh địa ngục mà họ đã tạo ra.

Ngài dừng chân lại trên sườn đồi, chống hai bàn tay lên đầu chiếc gậy tầm xích, đứng nhìn cảnh vật ở dưới chân Ngài mà than:

– Hỡi những bông hoa dại mọc ở ven sườn đồi! Các con được tắm ánh sáng và thở khí thanh, có bao giờ các con thấy phiền muộn đến nỗi muốn diệt mất những hương thơm, muốn ruồng bỏ những màu sắc tươi đẹp mà các con đang phô bày ra đấy?

Hỡi những đám thuỳ dương kia! Các ngươi nhờ cái thuật chi mà được bằng lòng sống giữa thiên nhiên hoà hiệp, được sung sướng vươn mình lên cao để vít gió Hy-mã-lạp-sơn và ngân nga trong lá rậm?

Và các con nữa, hỡi đàn chim ơi! Cái thú nước mây dong ruổi mà thiên nhiên đã phú thác trên đôi cánh các con; cái hạnh phúc được tung từng tràng nhạc trong nắng mai và gió sớm: những của quý giá ấy, có bao giờ vì lòng ham muốn một cái gì khác quý giá hơn mà các con đành ruồng bỏ? Có bao giờ các con thấy chán nản đến muốn không hót nữa, và cố hành hạ thân các con để mong sống cuộc đời tốt đẹp hơn thế? Nhưng người, các con ơi, người, anh cả của muôn loài, đã đem trí thông minh để gây thêm khổ và đã sớm đào huyệt để chôn sống đời mình!

 

Đang khi do dự chưa biết đi về hướng nào, Ngài bỗng thấy dưới chân đồi, một đám bụi mù dấy lên. Trong ấy đang lúc nhúc một đàn cừu. Những kẻ chăn cừu chạy từ chỗ này sang chỗ khác để thúc giục chúng đi. Họ nắm đá ném vào những con đi chậm ở đằng sau. Một con cừu non đi bên cạnh mẹ bị trúng phải một hòn đá, què một chân. Nó đi chậm lắm. Nhưng cừu mẹ không thể đi theo, vì nó còn một con nhỏ khác đang chạy lạc ở phía trước. Theo con này thì bỏ con kia, cừu mẹ đành đứng nhìn lui và nhìn tới... Đức Thích-ca chạy xuống đồi, bồng cừu con bị thương lên, vỗ về:

– Dù con về đến đâu, ta cũng sẽ bồng con theo mẹ con cho đến đấy. Trong lúc ta chưa tìm ra được phương thuốc để cứu toàn cả chúng sanh, thì ít nữa ta cũng cứu được một mình con ra khỏi đau khổ ừ như thế còn hơn là ngồi trên núi như những kẻ tu hành kia để hành hạ thân mình và để cầu được giải thoát với những đấng thiên thần bất lực.

Ngài bước mau đến phía trước, hỏi những kẻ chăn cừu :

– Các ngươi dắt đàn cừu này về đâu đấy?

Một người trong bọn buồn bã trả lời:

– Vua Tần-bà-sa-la ở thành Vương Xá, bắt chúng tôi phải nạp một trăm con dê và một trăm con cừu để tối nay ngài làm lễ hy sinh cúng thần.

Đức Thích-ca nói giọng cương quyết:

– Vậy ta sẽ theo các người đến đấy.

Và vẫn ôm vào lòng con cừu con, Ngài đi trong đám bụi hồng của đoàn thú dấy lên. Đến một bờ sông kia, một người đàn bà mắt chưa ráo lệ, chắp hai tay, quỳ xuống bên chân Ngài:

– Thưa Ngài, hôm qua con đến bên Ngài cầu xin Ngài một phương thuốc để cứu đứa con trai nhỏ của con chết vì rắn cắn. Ngài vén khăn lúp mặt nó, dịu dàng nhìn, rồi đậy lại mà bảo: “Người hãy đi đến nơi nào chưa có một người cha, người mẹ, người con hay đứa nô lệ chết mà xin một nắm tro. Nếu người xin được thứ tro ấy thì mới có thể cứu con người được”.

Đức Thích-ca hiền từ nhìn người đàn bà đau khổ và hỏi:

– Nhưng người có tìm ra được thứ tro ấy không?

Ôi, con ôm đứa con đã lạnh vào lòng, đi gõ cửa từng nhà một, từ thành thị cho đến thôn quê, để xin thứ tro ấy. Tro thì không thiếu gì, nhưng không có nhà nào là không có người hoặc mới chết, hoặc chết đã lâu ? Con mệt nhọc và chán nản đặt con bên cạnh bãi dâu, đi tìm Ngài để nhờ Ngài chỉ cho con một nhà nào con có thể tìm được thứ tro như Ngài đã dạy. Đức Thích-ca đặt một tay trên vai người đàn bà như để trút cả một mềm thân mến xuống đấy và nói với giọng chua xót:

Người ạ, không có được thứ tro ấy, vì chết là một luật chung của muôn loài. Hôm qua ta bảo người tìm thứ tro ấy là chỉ cốt để cho người nhận thấy rằng, đã làm người thì phải chịu sự tử biệt. Không thể vượt ra ngoài luật cay nghiệt ấy được trong lúc còn ở trong kiếp người. Người phải hiểu rõ như thế để kiên nhẫn, chịu đựng tai nạn kia. Hôm qua người tưởng chỉ có một mình người đau đớn, bây giờ người đã rõ rằng toàn cả nhân loại, chúng sinh đều chịu như thế cả. Cái đau đớn của người trong cái đau đớn của toàn thể, một giọt nước mắt trong biển nước mắt, âu cũng là một chuyện thường, người đừng nên than khóc thái quá. Vả, có kêu gào than khóc cho lắm đi nữa cũng vô ích, vì không thể đổi được cái luật thiên nhiên khắc nghiệt kia mà mọi người đều phải chịu. Thôi, người hãy đi chôn con người đi. Nếu ta có thể cứu được con người thì dầu có cần đến máu xương ta, ta cũng không từ.

 

***

 

Ngài cùng bọn chăn cừu đi tiếp đến thành Vương Xá. Quân gác thành thấy vẻ hiền hậuphương phi của Ngài đều tránh ra hai bên cửa để Ngài vào. Xe ngựa đều dừng lại để Ngài đi trước. Trong các phố xá, người ta đổ xô ra hai bên đường, nhìn Ngài ôm con cừu đi qua. Họ thì thầm với nhau : “Không biết người thuộc về hạng nào mà phúc hậutrang nghiêm lắm thế? Ồ, hai mắt dịu dàngthông minh quá đỗi! Có lẽ đó là một vị thiên thần mới xuất hiện đâu đây”.

 

Ngài đi thẳng đến đền vua. Vua Tần-bà-sa-la đang đứng trước bàn thờ. Các nhà quyền quý Bà- la-môn choàng áo lễ trắng đứng hai bên. Họ vừa đọc kinh vừa kính cẩn mang những bình đựng nước hoa, mỡ và rượu so-ma đổ vào ngọn lửa đang reo cháy trên đống củi thơm. Quanh giàn hoả, chảy lừ đừ một dòng huyết đặc của đàn cừu bị chọc tiết. Trước bàn thờ, một con cừu đực bị trói nằm sấp trên chiếc ghế dài, đầu bị kéo ngược ra đàng sau lưng. Một người Bà-la-môn kê lưỡi dao nhọn và sáng vào cổ con vật mà khấn to :

– Hỡi các thần linh! Đây là những dòng máu tinh khiết của đàn cừu vô tội. Xin các Ngài hãy sung sướng nhúng tay vào đấy mà rửa tội cho nhà vua. Xin các ngài hãy lấy mỡ của chúng mà đốt cho tiêu tan những lỗi lầm của cả nước. Từ đây xin các ngài đừng giận hờn mà gieo hoạ xuống nữa!

Đức Thích-ca vội đến bên cạnh nhà vua, tâu, giữa sự ngạc nhiên của mọi người:

– Xin bệ hạ đừng để cho người ấy giết con vật vô tội kia!

Nói xong, Ngài xoay lại mở trói cho con cừu. Mọi người đều đứng yên không ai cản trở: Ngài có một vẻ gì khác phàm đã làm mọi người từ vua đến quan phải kính nể.

Sau khi xin phép vua Tần-bà-sa-la, Ngài cao giọng giảng cho mọi người nghe:

– Ai cũng ham sống, thế mà ai cũng thích giết hại; ai cũng có thể giết hại một cách quá dễ dàng, thế mà không ai có thể tạo ra được sự sống.

Ngài tiếp:

– Dù muôn loài có khác, sự Sống chỉ là một. Trong Thánh kinh có dạy, sau khi chết, có người sẽ đầu thai làm thú vật, có nhiều thú vật sẽ làm người. Người và vật vì thế mà vẫn cùng một dây liên lạc như anh em. Không thể lấy máu của thú vật để rửa tội cho người. Xin với thiên thần tha tội là một việc vô ích. Nếu các ngài ấy đều thiện, thì các ngài sẽ không thể tha thứ một việc làm ác như thế. Nếu các ngài ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng, các ngài cũng không hết ác được. Nhưng dầu thiện, dầu ác, các ngài cũng không tha tội cho ai được. Tội của người nào thì người ấy phải chịu. Đấy là luật nhân quả, không ai có thể vượt qua. Càng giết hại nhiều lại càng mang lắm hoạ.

Giảng đến đây, một cảnh tượng hoà thuận và đẹp đẽ hiện ra trước mắt. Ngài cất cao giọng và nói một cách say sưa:

– Ôi, thế giới này sẽ an vui biết bao và biết bao sầu thảm sẽ không có nữa, nếu nhân loại biết thương đến loài vật mà không nỡ tâm chém giết chúng để cúng và để ăn, nếu nhân loại chỉ tự nuôi sống với cỏ cây, hoa trái!

Ngài nói với một giọng rất thiết tha và đầy thương cảm. Các thầy Bà-la-môn nghe xong đều cởi bỏ hết lễ phục mang trong mình với hai bàn tay chùi chưa sạch máu. Mấy trăm con cừu được thả ra, vui vẻ chạy rong trên các đường phố như vừa thoát khỏi địa ngục mà sự mê muội của loài người đã tạo ra.

Vua Tần-bà-sa-la kính cẩn đến bên đức Thích-ca, chắp hai tay vái Ngài và mời Ngài về cung. Ngày hôm sau, vua sai khắc trong đá và chạm vào gỗ đạo dụ rằng :

Từ xưa đến nay chúng ta đã phạm một tội lớn là giết súc vật để cúng thần. Nhưng bắt đầu từ ngày nay, trong dân gian không ai được làm đổ máu một con vật, vì chúng sanh đều cùng chung một sự sống. Và nên luôn nhớ rằng những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương”.

Sau khi rõ lai lịch đức Thích-ca, vua Tần-bà- sa-la liền mời Ngài ở lại:

– Ngài là một đấng vương giả, sanh ra để ngồi trên thiên hạ, chứ không phải sống để nhờ sự bố thí của mọi người. Ngài hãy ở đây với trẫm, đem sự hiểu biết của Ngài để giáo hoá cho dân gian; rồi đến khi nào hết đời trẫm, thì giang sơn này trẫm sẽ giao cho Ngài cai trị.

Nhưng đức Thích-ca một mực chối từ:

– Tâu bệ hạ, tôì đã bỏ cha tôi, vợ tôi, con tôi và giang sơn, tổ quốc để đi tìm chân lý. Bệ hạ đừng cầm giữ tôi lại làm gì. Tôi không thể ngồi yên trên ngọc ngà châu báu, trong lúc tai tôi còn nghe những tiếng đau thương của nhân loại, lòng tôi còn cuộn lên những bào ảnh của cuộc đời. Xin bệ hạ để cho tôi đi. Bao giờ chân lý đã rạng ngời trước mắt tôi và sáng soi cùng thế giới, tôi lại xin trở lại đây để đền đáp ơn Ngài đã chiếu cố.

Vua biết không thể cầm giữ được Ngài, liền đi quanh Ngài ba vòng và cúi đầu dưới chân Ngài từ biệt, sau khi đã chúc Ngài mau thành Chánh Giác.

 

Từ đây, trên những con đường hiểm trơ và gai góc dọc theo Hy-mã-lạp-sơn, Ngài lại bước chân lên, mang theo bên mình một bình bát và một chiếc gậy. Và dưới những ngọn nắng cháy thịt, những trận mưa rách da của xứ Ấn Độ. Ngài chỉ biết đem một tình thương vô hạn, và một ý chí mạnh mẽ vô cùng để tự che chở.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17094)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38649)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21918)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21996)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69790)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6873)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38716)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43996)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44079)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42899)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44406)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23069)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39199)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21728)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42381)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35593)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46499)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30115)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30802)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26187)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20353)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25554)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18461)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17107)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40755)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21713)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25897)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41413)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24890)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23775)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15058)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19962)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37811)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19081)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17684)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23523)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36299)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40353)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19488)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21700)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46164)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35911)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28588)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28855)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32173)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26276)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33395)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24071)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24803)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54499)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant