TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM
Phật giáo có thể
được hiểu bằng rất nhiều hình thức, rất nhiều trình độ khác nhau. Những người
nào nhìn con đường Phật giáo một cách hiện thực đều thực hành nó một cách từ
từ. Giống như chúng ta theo học từ tiểu học đến trung học rồi lên đại học, lên
lớp từng năm một, người chuyên cần thực hành Phật pháp tu tập từng bước một
theo phương pháp dần dần tới giác ngộ. Tuy nhiên, trong Phật giáo chúng tôi
cũng thường nói về những mức độ tâm thức khác nhau, cao hay thấp chúng ta đề
cập đến ở đây là sự tinh tiến của tâm linh.
Bên trời
Tây, người ta coi Đạo Phật là một tôn giáo thuần túy. Đây là một quan niệm sai
lầm. Đạo Phật hoàn toàn cởi mở, chúng ta có thể tìm thấy hoặc đề cập đến
bất cứ
vấn đề gì trong đạo Phật. Đạo Phật có những triết thuyết của riêng nó, nhưng nó
cũng mạnh dạn tiến sâu vào lãnh vực khoa học, cả bên trong lẫn bên ngoài. Đừng
nghĩ rằng Phật giáo khép kín cửa, quá chật hẹp, một hệ thống tin tưởng hẹp hòi.
Hoàn toàn không phải như vậy. Những học thuyết Phật giáo không đặt cơ sở
trên
lịch sử giả tạo qua những sự tưởng tượng và thuần lý về tinh thần, nhưng
đó là
những chứng nghiệm chính xác của bản tính rất tự nhiên của tâm (tâm bản nhiên)
con người.
Khi chúng
ta nhìn vào thế giới bên ngoài, chúng ta có những cảm tưởng về thực tại tính
của nó. Chúng ta đâu có ngờ rằng chính cái cảm tưởng đó chỉ là những sự diễn
dịch của tâm về cái mà nó nhìn thấy. Chúng ta nghĩ rằng các sự kiện chắc
thực
đó hoàn toàn có ở bên ngoài kia, nhưng khi nhìn sâu vào bên trong chúng ta thấy
nó hoàn toàn trống rỗng. Cái cảm tưởng mãnh liệt về một thế giới xuất hiện thực
sự ở bên ngoài chúng ta cũng chỉ là một phóng chiếu của tâm chúng ta, đây cũng
là một quan niệm sai lầm. Tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm - cảm xúc, cảm
tưởng, hình dáng và mầu sắc...- đều từ tâm của chúng ta mà ra.
Một buổi
sáng thức dậy với một cái tâm chán chường thì tất cả những gì xẩy ra chung
quanh chúng ta đều chán chường uể oải, hay thức dậy thoải mái yêu đời thì cái
thế giới chung quanh chúng ta cũng đẹp đẽ vui tươi, nên biết rằng tất cả
những
cảm giác khác nhau này đều do tâm của chính chúng ta chứ không phải do những
tình trạng thay đổi ở bên ngoài. Thay vì diễn dịch sai bất cứ cái gì mà chúng ta
kinh nghiệm được trong cuộc sống qua những ý niệm sai lầm, chúng ta hãy chân
thật nhận thức rằng chúng không từ những hiện thực ở bên ngoài mà chỉ là
do tâm
của chúng ta.
Thí dụ, tất
cả mọi người trong phòng này đang nhìn một đối tượng rất đơn giản là tôi, Lama
Yeshe, chắc chắn mỗi người sẽ có những kinh nghiệm phân biệt khác nhau, mặc dù
tất cả quý vị đang nhìn vào một đối tượng cùng một lúc. Tất cả những kinh
nghiệm, những nhận xét này không phải do tôi, chúng từ chính tâm của quý
vị. Có
thể quý vị sẽ nghĩ, “ Ồ, sao ông ấy lại có thể nói như vậy được? chúng ta cùng
thấy một mặt, một thân xác, một bộ quần áo,” nhưng đó chỉ là những ý nghĩ nông
cạn, hời hợt bên ngoài. Hãy suy nghĩ sâu xa hơn xem sao. Quý vị sẽ thấy rằng
cách quý vị nhận xét về tôi, cách quý vị có cảm tưởng về tôi, nó hoàn toàn có
tính cách cá nhân của qúy vị, ở lãnh vực nhận thức này chúng ta hoàn toàn khác
nhau. Tất cả những sự nhận xét khác nhau này không phải đến từ tôi nhưng
từ tâm
của quý vị. Đó là điểm mà tôi muốn đề cập đến ở đây.
Qúy vị sẽ
nghĩ, “ Ồ, ông ấy chỉ là một Lạt ma, tất cả những gì ông ấy biết chỉ là tâm.
Oâng ấy chẳng biết tí gì về khoa học tân tiến như vệ tinh nhân tạo, phi thuyền không
gian viễn thông (satellite) hay những kỹ thuật tiến bộ khác. Oâng ấy không thể
nói những cái đó do tâm mà ra.” Nhưng qúy vị hãy thử suy nghĩ sâu xa xem, khi
tôi nói “satellite” , chúng ta liền có một hình ảnh về một sự vật mà chúng ta
đã được bảo là đó là satellite. Khi mà cái satellite đầu tiên được chế tạo,
người chế ra nó nói rằng, “ tôi chế ra một cái máy bay chung quanh qủa đất, nó
gọi là satellite.” Rồi khi người ta nhìn thấy nó, liền nói, “ A, đó là cái satellite.”
Nhưng “Satellite” chỉ là một cái tên, phải không qúy vị?
Trước khi
nhà sáng chế satellite thực sự chế tạo nó, ông ta đã nghiên cứu, đã tưởng tượng
nó ở trong tâm của ông ta. Đặt căn bản trên những hình ảnh tưởng tượng này, ông
ta mới lấy vật chất tạo dựng ra nó. Rồi ông tuyên bố với mọi người, “Đây
là
chiếc satellite”, từ đó mỗi khi thấy nó là người ta trầm trồ khen, “ Oâi
cha,
đây là chiếc satellite, đẹp qúa, tuyệt vời quá.” Thí dụ này cho chúng ta
biết sự ngớ ngẩn của chúng ta. Người ta đặt tên cho một sự vật rồi chúng
ta bám
chặt vào cái tên đó, tin tưởng nó là một sự thật. Đối với mầu sắc hay hình ảnh
cũng y như vậy, chúng ta hoàn toàn chấp vào sắc tướng của sự vật. Qúy vị
hãy
suy nghĩ kỹ xem sao.
Nếu qúy vị
hiểu được những sự trình bày của tôi ở đây, chúng ta sẽ nhìn ra được sự thật
sâu xa của vấn đề, satellite hay bất cứ sự kiện nào cũng đều do tâm mà ra, không
có tâm thì không có một sự vật nào, sản phẩm nào hiện diện trên trái đất
này,
cho dù đó là một sản phẩm vô cùng nhỏ và đơn giản. Có sản phẩm nào mà không từ tâm
của con người mà ra? Hãy nhìn vào những thứ mà chúng ta tìm thấy ở các siêu
thị: có qúa nhiều tên, qúa nhiều thức ăn, qúa nhiều những món hàng khác nhau.
Trước hết, chúng ta đặt cho chúng cái tên này, tên kia, tên này, tên này.... rồi
lại tên này, tên này, tên này...vân vân... Nếu tất cả những chiếc phản lực cơ,
hỏa tiễn và phi thuyền đều do tâm mà ra thì tất cả những sản phẩm ở trong các
siêu thị kia do đâu mà có? Phải chăng chúng không phải từ tâm mà ra?
Nếu chúng
ta tìm hiểu tâm của chúng ta tự diễn xuất như thế nào, những quan điểm, những
cảm xúc, những sự tưởng tượng phát xuất như thế nào, chúng ta sẽ nhìn ra
được
một sự thật là tất cả những cảm tình của chúng ta, tất cả những lối sống
của
chúng ta, tất cả những đối đãi của chúng ta với người khác đều phát xuất, đều
do chính tâm của chúng ta mà ra. Nếu chúng ta không hiểu tâm của chúng ta làm việc
như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục có những kinh nghiệm xấu, tiêu cực,
như tức giận và chán đời. Tại sao tôi lại gọi cái tâm buồn nản, chán đời
là tiêu cực? Bởi vì một cái tâm buồn chán không biết được, không hiểu được nó
làm việc như thế nào, tại sao nó chán nản? Một cái tâm không hiểu biết là
một cái tâm tiêu cực. Một cái tâm tiêu cực luôn luôn kéo chúng ta đi xuống vì
tất cả những phản ứng, những hoạt động của nó đã bị ô nhiễm. Một cái tâm
hiểu
biết, thức tỉnh luôn luôn hành động trong sáng. Một cái tâm trong sáng là một
cái tâm lành mạnh, tích cực.
Bất cứ một
thứ tình cảm nào mà chúng ta có đều là sự làm việc của tâm; gốc rễ của tất cả
mọi vấn đề đều nằm ở những sự nhận biết sai lầm của chính chúng ta. Chúng ta
thường có những mặc cảm tự ti, vì chúng ta đã đánh giá chúng ta qúa thấp; trong
khi chúng ta ước muốn đời sống của chúng ta phải cao quí, phải tuyệt vời. Quý
vị không muốn có một đời sống thấp kém, phải vậy không qúy vị? Để sửa chữa
những ý niệm sai lầm của chúng ta và để trở thành người tốt hơn, chúng ta không
cần phải uốn nắn chúng ta, cũng không cần phải thay đổi phong tục tập quán văn
hóa của chúng ta bằng một thứ văn hoá khác. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu, chỉ cần
thấu hiểu bản tính chân thật của tâm chúng ta, nó đang ở trong chúng ta,
đang hiện
diện trong chúng ta. Chỉ có vậy thôi, thật là đơn giản!
Những điều
tôi đang trình bày ở đây chẳng phải là văn hóa của người Tây Tạng hay của một
cuộc hành trình về Phương Đông nào đó. Tôi đang nói về cuộc hành trình của
chính quý vị. Thực ra, chẳng cần biết tôi đang nói về cuộc hành trình của ai;
tự căn bản chúng ta đều giống nhau. Chúng ta khác nhau thế nào đây? Chúng ta
đều có tâm, chúng ta đều tiếp nhận sự vật qua giác quan, chúng ta đều muốn
hưởng thụ như nhau, chúng ta đều bám víu vào thế giới cảm quan như nhau,
đều
không biết sự thật về thế giới nội tại cũng như thế giới ở bên ngoài của
chúng
ta như nhau. Chẳng có gì khác nhau cả, mặc dù anh có tóc dài hay ngắn, anh da đen,
da trắng hay da đỏ hay anh mặc bất cứ quần áo gì. Chúng ta đều giống như
nhau.
Tại sao? Tại vì tâm của con người như một đại dương và chúng ta rất giống nhau
trong chiều hướng gia nhập vào quả đất này.
Sự nhận
biết nông cạn về thế giới cảm quan có thể dẫn chúng ta đến sự tin tưởng rằng
những vấn đề của con người khác nhau, nhưng nếu chúng ta cố gắng nghiên cứu sâu
xa hơn, chúng ta sẽ hiểu nền tảng căn bản của chúng ta đều giống nhau. Cái làm
cho những vấn đề của con người xuất hiện đồng nhất chính là sự diễn đạt khác
nhau về kinh nghiệm của họ.
Phương pháp
tìm hiểu sự thật này không đòi hỏi phải thực hành tâm linh. Mặc dù chúng
ta tin
hay không tin chúng ta có một cái tâm, tất cả chúng ta đều nên quan sát xem nó
chuyển hành, nó làm việc như thế nào và chúng ta hành động như thế nào, cũng
như đừng để bị ám ảnh quá đáng về thế giới ở chung quanh chúng ta.
Đức Phật
không bao giờ chú trọng quá đáng đến sự tin tưởng. Thay vì như vậy, Ngài
khuyến
khích chúng ta nên nghiên cứu và cố gắng tự tìm hiểu sự thật về sự hiện hữu của
chính chúng ta. Ngài không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải biết về Ngài, Ngài là
ai. Tất cả những gì Ngài muốn ở chúng ta là chúng ta hãy tìm hiểu bản tính tự
nhiên của chúng ta. Điều đó không phải đơn giản lắm sao? Chúng ta chẳng cần
phải tin vào bất cứ gì. Một điều thật đơn giản là hãy cố gắng hành động đúng sự
thật, hãy hiểu sự vật bằng chính kinh nghiệm của chúng ta và hãy từ từ phát triển
theo sự thật.
Nhưng có lẽ
qúy vị thắc mắc: Thế còn những dãy núi sừng sững kia? những cây xanh kia
và cả
đại dương bao la kia nữa? Làm sao chúng có thể do tâm chúng ta được? Tôi
xin
hỏi qúy vị: bản tính tự nhiên của những dãy núi kia là gì? Bản tính tự nhiên
của biển cả mênh mông kia là gì? Phải chăng sự vật phải xuất hiện như chúng ta
thấy nó? Mỗi khi chúng ta nhìn ngắm những ngọn núi kia, biển cả mênh mông kia
thì chúng xuất hiện rất hạn hẹp, rất giới hạn theo cái nhìn của chúng ta, chúng
là núi, là biển cả. Nhưng đúng sự thực thì bản tính của chúng khác xa những
điều mà chúng ta nhìn thấy. Nếu có một trăm người cùng nhìn một ngọn núi
trong cùng
một thời điểm thì họ sẽ thấy nhiều cảnh khác nhau, mầu sắc khác nhau, hình dáng
khác nhau. Vậy thì cái nhìn nào, cái nhìn của ai về ngọn núi mới là sự thật?
Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ trả lời được điều mà
chúng ta muốn hỏi.
Để kết
luận, tôi xin nói thẳng ra rằng tất cả những gì chúng ta nhìn, chúng ta nhận
xét về thế giới cảm quan ở chung quanh chúng ta mỗi ngày đều không phản ảnh
đúng sự thật của nó. Chúng ta đang ở Melbourne, cách chúng ta diễn tả về
Melbourne,
cách chúng ta tưởng tượng về Melbourne, bất cứ điều gì chúng ta nói về nó đều
không phải là sự thật của Melbourne -- mặc dù qúy vị sinh ra ở đây, trải
qua cả
một đời trôi nổi lên xuống ở đây. Hãy thử suy nghĩ xem sao.
Khi trình
bày đề tài này, tôi thật sự không muốn nhấn mạnh đến bất cứ một tình trạng nào,
một hoàn cảnh riêng biệt nào, chỉ xin đưa một đề nghị về cách nhìn sự vật như nó
là. Tôi hoàn toàn không muốn chuyển tư tưởng riêng của tôi qua qúy vị. Những
điều tôi đang đề cập đến ở đây là chúng ta nên bỏ qua một bên cái lối nhìn sự
vật bằng một cái tâm trì trệ thường tình của chúng ta, mà hãy đơn giản nhìn
chúng với gía trị mà chúng đang là, có nghĩa là bằng một cái tâm lành mạnh, rất
tự nhiên.
Hầu như tất
cả mọi sự quyết định mà tâm của chúng ta đã hấp thụ được từ thời mới sinh ra --
“Cái này đúng, cái kia sai, cái đó không phải sự thật” -- đều là những ý
niệm
sai lầm. Một cái tâm sở hữu những ý niệm sai lầm là một cái tâm bất ổn, không
bao giờ chắc chắn về bất cứ sự kiện gì. Chỉ một sự thay đổi nhỏ về điều kiện ở
bên ngoài là ngay lập tức nó biến đổi và trở nên rối mù. Nếu chúng ta có
một
cái nhìn toàn diện về sự vật thì chúng ta sẽ thấy nó mong manh như thế nào.
Nhưng chúng ta không nhìn sự vật một cách toàn diện. Sự toàn diện thì qúa bao
la, qúa vĩ đại cho chúng ta.
Tâm khôn ngoan -- trí
huệ, sự hiểu biết bao la của vũ trụ -- thì không bao giờ lung tung, không bao
giờ bất ổn vì những sự kiện nhỏ bé . Một cái nhìn toàn diện thì không bao giờ chấp
nhặt những sự kiện vụn vặt, nhỏ nhoi. Một nguồn năng lực ở đây kết hợp với một
nguồn năng lực ở kia cũng không thể làm đảo lộn được sự khôn ngoan, bởi vì nó
biết sự kiện sẽ xẩy ra như vậy; trong bản tính tự nhiên của chúng. Nếu chúng ta
có những quan niệm sai lầm rằng đời sống của chúng ta phải hoàn toàn thì
chúng
ta sẽ luôn luôn bị thất vọng vì bản tính tự nhiên hay thay đổi của sự
vật. Nếu chúng ta biết được, dự tính được đời sống của chúng ta sẽ lên xuống,
sẽ thay đổi thì tâm của chúng ta sẽ bình an hơn. Cái gì của thế giới bên
ngoài
kia hoàn toàn, toàn thiện toàn mỹ? Chẳng có gì cả. Vậy thì, năng lực của
tâm và
của thân chúng ta cũng không thể tránh khỏi cảnh lên xuống, thay đổi như
thế giới
bên ngoài, làm sao chúng ta có thể quyết đoán được đời sống của chúng ta
phải
hoàn toàn? Không thể được.
Cám ơn quý
vị nhiều lắm. Tôi hy vọng rằng quý
vị hiểu những vấn đề tôi vừa trình bày và
tôi cũng hy vọng rằng tôi đã không tạo thêm những ý niệm sai lầm. Tôi xin chấm
dứt ở đây.
Kính chào qúy vị.
(Lama Yeshe thuyết giảng
tại Trường Đại Học Latrobe, Melbourse, Úc châu, ngày 27/3/1975)