- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG
GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Thư ấy tuy cũng khá thân thiện, nhưng không đủ làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi. Nguyên văn bức thư ấy như sau:
“Bộ Ngoại vụ
Tổng lý sự vụ
Số 1025 E. G.
Simla, ngày 2 tháng 10 năm 1880
H. M. Durand,
Thứ trưởng Ngoại vụ Chính phủ Ấn Độ
Kính gửi: Đại tá H. S. Olcott
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
Kính Ông,
1. Vì lý do công vụ, ông Bộ Trưởng A. C. Lyall vắng mặt tại Simla, nên tôi được chỉ thị trả lời bức thư ông đề ngày 27 tháng 9 vừa qua.
2. Ông trình bày rằng Hội Thông thiên học không có chủ trương can thiệp vào việc chính trị, dù ở Ấn Độ hay bất cứ ở đâu; nhưng ông đã bị theo dõi và quấy nhiễu trong những khi đi lại ở Ấn Độ vì công việc của Hội; và bởi lẽ đó những chương trình hoạt động công ích của Hội đã bị ngăn trở trầm trọng. Ông yêu cầu Chính phủ Ấn Độ giải tỏa những sự bất lợi đã vô tình gây ra cho ông trong vấn đề này bởi việc cho người theo dõi mọi động tác và sự đi lại của ông.
3. Tôi xin cảm ơn ông về những tin tức, dữ kiện mà ông đã có nhã ý trình bày về những mục đích và hoạt động của Hội Thông thiên học, và tôi xin bảo đảm rằng Chính phủ Ấn Độ không có ý muốn gây sự bất tiện cho ông trong thời gian lưu trú tại xứ này. Nếu như những hội viên của Hội chỉ theo đuổi sự học hỏi khảo cứu triết học và khoa học, hoàn toàn không dính dấp đến vấn đề chính trị, như ông có giải thích rằng đó là mục đích duy nhất của họ, thì các hội viên không cần phải lo ngại bất cứ sự phiền phức nào đến từ các viên chức an ninh.
4. Tôi xin nói thêm rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ rất hân hạnh nếu ông vui lòng gửi đến Bộ Ngoại vụ những bản sao các văn kiện nêu ra ở đoạn thứ ba trong thư ông.
Trân trọng kính thư,
Ký tên:
H. M. DURAND
Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”
Ngày 20 tháng 12, tôi nhận được của chính quyền bức thư sau cùng mà tôi trông đợi, giải tỏa mọi sự khó khăn giữa chúng tôi với các quan chức Anh Ấn. Thư ấy viết như sau:
Bộ Ngoại vụ
Tổng lý sự vụ
Số 1060 A. G.
Simla, ngày 20 tháng 10 năm 1880
H. M. DURAND,
Thứ trưởng Ngoại vụ
Kính gửi:
Đại tá H. S. Olcott
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
Kính Ông,
1. Tôi được chỉ thị ký nhận thư ông đề ngày 14 tháng 10, có kèm theo những văn kiện, chứng thư của ông gửi cho Chính phủ Ấn Độ, và yêu cầu rằng tất cả những viên chức Chính phủ có lệnh theo dõi canh chừng ông trước đây, được thông báo cho biết rằng mục đích của ông khi đến Ấn Độ nay đã được giải thích rõ ràng.
2. Tôi xin đa tạ ông về những bản sao văn kiện mà ông đã gửi, và chúng tôi sẽ cho lưu trữ tại Văn khố của Bộ Ngoại vụ.
3. Về khoản yêu cầu của ông, tôi được chỉ thị trả lời rằng những viên chức địa phương mà chúng tôi đã báo động về sự có mặt của ông ở xứ này, sẽ được thông tri cho biết rằng những biện pháp theo dõi do lệnh truyền cho họ thực thi trước đây, nay đã được thâu hồi.
4. Tuy nhiên, tôi xin nói thêm rằng sở dĩ có quyết định này là do hậu quả của sự tín nhiệm mà Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặt nơi ông, chứ không nên được hiểu là đương nhiên bày tỏ thái độ lập trường của Chính phủ Ấn Độ đối với Hội Thông thiên học, mà ông là Hội Trưởng.
Trân trọng kính thư,
Ký tên:
H. M. DURAND,
Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”
Đoạn chót của bức thư này đề cập đến bản sao những văn kiện của tôi gửi, gồm có bức thư viết tay của Tổng thống Hayes giới thiệu tôi cho tất cả các vị Đại sứ và Lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngoại và yêu cầu giúp đỡ, cùng một bức thư giới thiệu tương tự của Ngoại trưởng W. M. Evarts[5] và thẻ Thông hành Ngoại giao của tôi.
Thời gian viếng thăm Simla của chúng tôi đã chấm dứt. Chúng tôi liền rời khỏi thị trấn miền núi đẹp đẽ này để tiếp tục chuyến đi công tác đã sắp đặt trước ở các vùng đồng bằng.
Kiểm điểm lại những kết quả đã thu thập được, có thể nói rằng chúng tôi đã có thêm vài bạn hữu, giải tỏa Hội Thông thiên học khỏi sự vướng mắc về phương diện chính trị, và tạo thêm nhiều kẻ chống đối thù nghịch trong các giới Anh Ấn, họ vẫn bám giữ lý thuyết cho rằng có sự can thiệp của Quỷ vương Satan trong các vấn đề nhân sự (mà trong trường hợp này là bà Blavatsky được sự trợ giúp của Quỷ vương Satan để làm các phép mầu).
Trong một xã hội nghiêm chỉnh và bảo thủ như ở đây thì những cử chỉ, tác phong kiểu giang hồ phóng đãng như bà Blavatsky đương nhiên là đã làm chướng mắt mọi người; khả năng tri thức, tâm linh xuất chúng của bà đã gây nên sự tị hiềm, đố kỵ; và những quyền năng kỳ bí của bà đã làm cho người ta nhìn bà bằng cái nhìn sợ hãi, kinh hoảng.
Dù sao, nhận xét chung thì những lợi điểm thu hoạch được vẫn trội hơn sự mất mát thua thiệt, và chuyến đi này có thể được xem như một sự thành công xứng đáng.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI MỘT: THỊ TRẤN SIMLA
III.
Để hoàn tất đầy đủ việc ghi chép lịch sử những mối giao thiệp đầu tiên của chúng tôi với Chính phủ Ấn Độ, và cho thấy họ đã đi tới hành động cực đoan vô lý như thế nào để tự bảo vệ chống những âm mưu chính trị khả hữu của Hội Thông thiên học, tôi đã quyết định in lại bức thư nhà cầm quyền Anh Ấn trả lời bức thư của tôi đề ngày 27 tháng 9.Thư ấy tuy cũng khá thân thiện, nhưng không đủ làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi. Nguyên văn bức thư ấy như sau:
“Bộ Ngoại vụ
Tổng lý sự vụ
Số 1025 E. G.
Simla, ngày 2 tháng 10 năm 1880
H. M. Durand,
Thứ trưởng Ngoại vụ Chính phủ Ấn Độ
Kính gửi: Đại tá H. S. Olcott
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
Kính Ông,
1. Vì lý do công vụ, ông Bộ Trưởng A. C. Lyall vắng mặt tại Simla, nên tôi được chỉ thị trả lời bức thư ông đề ngày 27 tháng 9 vừa qua.
2. Ông trình bày rằng Hội Thông thiên học không có chủ trương can thiệp vào việc chính trị, dù ở Ấn Độ hay bất cứ ở đâu; nhưng ông đã bị theo dõi và quấy nhiễu trong những khi đi lại ở Ấn Độ vì công việc của Hội; và bởi lẽ đó những chương trình hoạt động công ích của Hội đã bị ngăn trở trầm trọng. Ông yêu cầu Chính phủ Ấn Độ giải tỏa những sự bất lợi đã vô tình gây ra cho ông trong vấn đề này bởi việc cho người theo dõi mọi động tác và sự đi lại của ông.
3. Tôi xin cảm ơn ông về những tin tức, dữ kiện mà ông đã có nhã ý trình bày về những mục đích và hoạt động của Hội Thông thiên học, và tôi xin bảo đảm rằng Chính phủ Ấn Độ không có ý muốn gây sự bất tiện cho ông trong thời gian lưu trú tại xứ này. Nếu như những hội viên của Hội chỉ theo đuổi sự học hỏi khảo cứu triết học và khoa học, hoàn toàn không dính dấp đến vấn đề chính trị, như ông có giải thích rằng đó là mục đích duy nhất của họ, thì các hội viên không cần phải lo ngại bất cứ sự phiền phức nào đến từ các viên chức an ninh.
4. Tôi xin nói thêm rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ rất hân hạnh nếu ông vui lòng gửi đến Bộ Ngoại vụ những bản sao các văn kiện nêu ra ở đoạn thứ ba trong thư ông.
Trân trọng kính thư,
Ký tên:
H. M. DURAND
Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”
Ngày 20 tháng 12, tôi nhận được của chính quyền bức thư sau cùng mà tôi trông đợi, giải tỏa mọi sự khó khăn giữa chúng tôi với các quan chức Anh Ấn. Thư ấy viết như sau:
Bộ Ngoại vụ
Tổng lý sự vụ
Số 1060 A. G.
Simla, ngày 20 tháng 10 năm 1880
H. M. DURAND,
Thứ trưởng Ngoại vụ
Kính gửi:
Đại tá H. S. Olcott
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
Kính Ông,
1. Tôi được chỉ thị ký nhận thư ông đề ngày 14 tháng 10, có kèm theo những văn kiện, chứng thư của ông gửi cho Chính phủ Ấn Độ, và yêu cầu rằng tất cả những viên chức Chính phủ có lệnh theo dõi canh chừng ông trước đây, được thông báo cho biết rằng mục đích của ông khi đến Ấn Độ nay đã được giải thích rõ ràng.
2. Tôi xin đa tạ ông về những bản sao văn kiện mà ông đã gửi, và chúng tôi sẽ cho lưu trữ tại Văn khố của Bộ Ngoại vụ.
3. Về khoản yêu cầu của ông, tôi được chỉ thị trả lời rằng những viên chức địa phương mà chúng tôi đã báo động về sự có mặt của ông ở xứ này, sẽ được thông tri cho biết rằng những biện pháp theo dõi do lệnh truyền cho họ thực thi trước đây, nay đã được thâu hồi.
4. Tuy nhiên, tôi xin nói thêm rằng sở dĩ có quyết định này là do hậu quả của sự tín nhiệm mà Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặt nơi ông, chứ không nên được hiểu là đương nhiên bày tỏ thái độ lập trường của Chính phủ Ấn Độ đối với Hội Thông thiên học, mà ông là Hội Trưởng.
Trân trọng kính thư,
Ký tên:
H. M. DURAND,
Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”
Đoạn chót của bức thư này đề cập đến bản sao những văn kiện của tôi gửi, gồm có bức thư viết tay của Tổng thống Hayes giới thiệu tôi cho tất cả các vị Đại sứ và Lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngoại và yêu cầu giúp đỡ, cùng một bức thư giới thiệu tương tự của Ngoại trưởng W. M. Evarts[5] và thẻ Thông hành Ngoại giao của tôi.
Thời gian viếng thăm Simla của chúng tôi đã chấm dứt. Chúng tôi liền rời khỏi thị trấn miền núi đẹp đẽ này để tiếp tục chuyến đi công tác đã sắp đặt trước ở các vùng đồng bằng.
Kiểm điểm lại những kết quả đã thu thập được, có thể nói rằng chúng tôi đã có thêm vài bạn hữu, giải tỏa Hội Thông thiên học khỏi sự vướng mắc về phương diện chính trị, và tạo thêm nhiều kẻ chống đối thù nghịch trong các giới Anh Ấn, họ vẫn bám giữ lý thuyết cho rằng có sự can thiệp của Quỷ vương Satan trong các vấn đề nhân sự (mà trong trường hợp này là bà Blavatsky được sự trợ giúp của Quỷ vương Satan để làm các phép mầu).
Trong một xã hội nghiêm chỉnh và bảo thủ như ở đây thì những cử chỉ, tác phong kiểu giang hồ phóng đãng như bà Blavatsky đương nhiên là đã làm chướng mắt mọi người; khả năng tri thức, tâm linh xuất chúng của bà đã gây nên sự tị hiềm, đố kỵ; và những quyền năng kỳ bí của bà đã làm cho người ta nhìn bà bằng cái nhìn sợ hãi, kinh hoảng.
Dù sao, nhận xét chung thì những lợi điểm thu hoạch được vẫn trội hơn sự mất mát thua thiệt, và chuyến đi này có thể được xem như một sự thành công xứng đáng.
Gửi ý kiến của bạn