VÀ BÀI VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
VŨ THẾ NGỌC
VU LAN – ULLAMBANA
Ở Việt Nam hằng năm có hai lễ quan trọng cho người chết là ngày giỗ cho mỗi người và lễ Vu Lan cho tất cả người chết. Lễ Vu Lan là một biểu trưng rõ ràng nhất về ảnh hưởng Phật giáo trong quần chúng Việt Nam.
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.” Lễ Vu Lan được tổ chức vào đêm mưới lăm tháng bẩy âm lịch mỗi năm. Mục đích đầu tiên của lễ là cúng dường thức ăn cho các quỉ đói và cầu nguyện cho họ được siêu thăng tịnh độ. Vào ngày này, dân chúng làm lễ ở khắp nơi, từ tư gia đến các nơi công cộng như chợ búa bến xe, và ngay cả công sở. Tại các chùa chiền, các tăng ni tập trung làm lễ, đọc kinh sớ, tụng kinh và bố thí cháo bánh cho người chết.
Lễ này cũng là dịp người ta báo hiếu phụ mẫu, cầu nguyện cho ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ được siêu thăng tịnh độ và cha mẹ hiện tiền được sống lâu khỏe mạnh. Trong những năm vừa qua, lễ Vu Lan còn được coi là ngày lễ trận vong chiến sĩ và đồng bào tử nạn chiến tranh và còn được coi như “Ngày của Mẹ,” một dịp cho con cái tỏ lòng hiếu kính. Vì vậy Lễ Vu Lan ngày nay không chỉ còn là “lễ cúng cô hồn” như ngày trước.
*
Trong dịp lễ Vu Lan người ta sau khi tụng kinh Vu Lan (Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh) người ta thường đọc bài Thỉnh Âm Hồn Văn, hay Chiêu Hồn Ca. Bài chiêu hồn văn này chính là bài thơ danh tiếng Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh mà theo nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng tác giả bài thơ này là Nguyễn Du.
Ðiều quan trọng đầu tiên ở đây chúng ta phải giải thích chữ “hồn” theo cách hiểu truyền thống của người Việt Nam và theo Phật Giáo. Theo tín ngưỡng truyền thống, người Việt tin rằng ngoài thân xác vật chất người ta còn có ba hồn bẩy vía (người nam) hay ba hồn chín vía (nguời nữ). Cho nên khi ai đó quá sợ hãi quên cả ý thức tiếng Việt gọi là hồn phi phách tán (vía chữ Hán viết là phách) hay hồn vía lên mây. Theo tập tục dân gian, khi có người chết có người còn viết tên người chết trên tấm vải lụa trắng gọi là hồn bạch, thắt thành hình người như một chỗ cho hồn phách người chết tạm trú trước khi đi đầu thai đặt trên quan tài. Tóm lại khi người ta nói hồn là nói tắt cả hồn vía hay hồn phách như trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh viết:
Mỗi
người một kiếp khác nhau.
Hồn
xiêu phách tán biết đâu bây giờ.
Chữ hồn thường được dịch ra tiếng Anh là soul, nhưng không bao giờ hàm ý nghĩa của từ soul trong nghĩa của thần học tây phương. Trong ngôn ngữ thường dụng người Việt vẫn dùng chữ hồn một cách giản lược như gọi hồn, cầu hồn, hồn ma ... nhưng trong các trường hợp chính thức người ta trang trọng dùng các chữ khác như hương linh, vong linh ... Người Việt Nam không ai viết cáo phó hay chia buồn mà dùng chữ “cầu cho linh hồn ông Nguyễn tiêu diêu miền cực lạc.”
Theo tin tưởng của người Việt Nam, hồn của những người bị chết thảm thương hoặc những người chết không có con cái thờ cúng sẽ phải lang thang vất vưởng ở thế giới bên kia và không được tái sinh. Sự tin tưởng này có thể thấy từ ảnh hưởng thuyết luân hồi cổ của Ấn Ðộ thời xa xưa (thông qua Phật giáo) trộn lẫn với tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Hai nguồn tập tục tín ngưỡng này tiếp tục tạo thành một cơ động lớn lao, ảnh hưởng quan trọng trên tâm hồn mọi người.
Người Phật tử vốn lấy lòng từ bi làm căn bản đạo đức, đương nhiên sẽ trải rộng lòng từ bi của họ với những người chết không con cái nên sẵn sàng tham dự và cúng dường cuộc lễ. Ðạo đức Phật giáo khởi từ nền tảng từ bi nên càng muốn dùng cuộc lễ này bầy tỏ lòng từ bi với những kẻ chết thảm thương và những người đã khuất để phát triển tinh thần từ bi của Phật giáo trong sinh hoạt quần chúng. Vì vậy người Phật tử đã chủ động phát triển tập tục hành lễ Vu Lan này. Nhưng đồng thời người Phật tử cũng hướng dẫn quần chúng vượt lên khái niệm bình dân “cúng cô hồn ma đói.” Ðưa đến mục đích chính của lễ Vu Lan bây giờ là giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi mọi khổ nạn, như bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh giải thích theo đúng ý nghĩa của kinh Vu Lan:
Tiết
đầu thu dựng đàn giải thoát...
Giải
oan cứu khổ, hồn về Tây Phương.
*
Theo giáo lý nền tảng của Phật giáo là mọi hiện tượng trên đời đều theo luật biến đổi (vô thường - anitya) và không có một thực tại nào thật sự có một bản ngã vĩnh cửu (vô ngã – anatman). Theo đó, sinh và tử chỉ là một chu kỳ của một chuỗi nguyên nhân và hậu quả liên tục (nhân quả - karma). Mà ta có thể tóm lược thành chuỗi mười hai nhân duyên (pratiya-samutpada) như sau: Từ vô minh (1. avidya) không thấy được bản chất khổ của cuộc sống tức phiền não của quá khứ nên sinh ra hành động tạo nghiệp (2. Hành – samskara) -- Hành động tạo nghiệp này vừa cả thiện nghiệp lẫn ác nghiệp hay vô ký không thiện không ác của thân khẩu ý-- Vì có hành động tạo nghiệp nên sinh ra thức (3. thức - vijnana làm nền tảng cho cuộc tái sanh mới). Vì có thức nên sinh ra toàn bộ tâm lý và vật chất gọi chung là hình tướng (4. danh sắc – namarupa) và bào thai dần có hình tướng. Vì có hình tướng nên sinh lục căn là các cơ phận giác quan (5. lục xứ – sadayatana) của giai đoạn sắp xuất thai. Lục căn tiếp xúc với thế giới bên ngoài gọi là xúc (6. xúc - sparsa). Tiếp xúc sinh ra cảm thụ (7. thụ – vedana). Cảm thụ sinh ra yêu thích (8. ái – trishna). Yêu thích sinh ra thủ, tức là lòng chiếm giữ cho mình (9. thủ – upadana). Thủ dẫn đến hữu (10. bhava) chỉ toàn bộ thế giới tham ái. Hữu làm điều kiện cho sinh (11. sinh -jati) và có sinh là có đưa đến già chết (12. lão tử jara-marana) – Trong 12 nhân duyên này, ta có thể thấy các giây xích 1- 2 thuộc về tiền kiếp, 3- 7 là nhân duyên của sinh thành đời sống sau này, 8- 10 là kết quả trong đời sống này, và 11- 12 là cuộc sống tương lai.
Vì vậy, nếu loại bỏ được nguyên nhân thì hậu quả sẽ không còn. Nói cách khác, nếu hoàn toàn loại bỏ được vô minh thì không còn hành động tạo nghiệp và thoát vòng luân hồi sống chết (Niết Bàn.) Lễ Vu Lan hình thức thì là cúng cô hồn nhưng nội dung là thuyết giảng chúng sinh qui y tam bảo nhận lãnh bài học cơ bản, nhìn thẳng vào vô minh, nguyên nhân gốc gác của mọi khổ đau để thoát nghiệp. Vì vậy lễ Vu Lan trên cơ bản hoàn toàn chứa đựng giáo lý căn bản nhất của Phật giáo. Những người chỉ nhìn hình thức bên ngoài mà vội vã phê bình Lễ Vu Lan là một hình tức mê tín của Phật giáo bình dân thực ra mới chính là người hời hợt.
Nguyên lai của lễ Vu Lan có thể tìm thấy trong truyền thuyết về Mục Kiền Liên, một trong thập đại đệ tử của Ðức Phật, và trong kinh Vu Lan (Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh) là bản đã được dịch ra Hán văn vào thế kỷ thứ ba tây lịch và là bản kinh rất phổ biến ở Việt Nam.
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên mới đắc ngũ thông nên dùng huệ nhãn thấy mẹ ngài là bà Thanh Ðề bị tái sanh làm ngạ quỉ (quỉ đói) nên ngài muốn đến cứu mẹ. Dù là bực A La Hán nhưng ngài không thể cứu được mẹ một mình. Ðức Phật mới nói với ngài rằng chỉ có thể phối hợp tất cả nỗ lực của tất cả chư tăng mới có thể cứu thoát qua các khổ nạn đó. Ðức Phật dậy cho Mục Kiền Liên tổ chức cúng dường các tăng ni nhân ngày an cư kiết hạ vào ngày rằm tháng bẫy để cùng làm lễ cứu giúp cho mẹ ngài nay đã trở nên ngạ quỉ các hành động tham ác của bà ta trong kiếp trước. Từ ý nghĩa nguyên thủy này tựu thành lễ Vu Lan. Cho đến thế kỷ thứ bẩy Lễ Vu Lan ở Trung Hoa đã trở thành một lễ hội Phật giáo thấm đậm ảnh hưởng Mật Tông và tiếp thu cả truyền thống dân gian Trung Hoa với tập tục cúng đồ ăn, quần áo và đủ thứ vật dụng cho người chết. Lễ Vu Lan ở nhiều nước Phật giáo ngày nay đều có ít nhiều ảnh hưởng truyền thống này.
*
Tuy nhiên theo sử Nhật Bản thì Nữ Hoàng Saimei (594- 661) vào năm 657 đã cho tổ chức lễ Vu Lan và hai năm sau (năm 679) bà ra chiếu bắt các chùa trong kinh đô hàng năm phải làm lễ Vu Lan cầu cho cha mẹ và cha mẹ ông bà bẩy đời của dân gian. Như vậy cho thấy các nước đã có tập tục làm lễ Vu Lan từ lâu. Nhưng có lẽ nghi thức lễ Vu Lan ở Nhật lúc đó không có nhiều yếu tố Mật Tông như sau này của Bất Không Kim Cương. Dù sao chúng ta cũng nên nhớ Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh đã được Ðàm Vô Sấm (Dharmarakya, 239- 316) dịch ra Hán văn cùng với Kinh Pháp Hoa từ thời Tây Tấn cuối thế kỷ thứ ba tây lịch.
Mật Tông ở Trung Hoa thời nhà Ðường đặt trung tâm ở kinh đô Trường An tại hai tự viện lớn nhất của Trường An, mỗi chùa chứa đến hơn ngàn học tăng. Các học tăng Nhật Bản vào thời này thường tu học ở đây mà họ coi là Nalanda của Trung Hoa. Một trong những tăng nhân Nhật Bản này chính là Kukai (Không Hải 774- 835). Ðại sư Kukai sau đó trở về Nhật và trở nên vị sơ tổ Mật Tông của Nhật Bản, một tông phái vẫn tiếp tục truyền bá mạnh mẽ cho tới thời nay (và còn truyền ngược qua Trung Hoa gọi là Ðông Mật để phân biệt với Tạng Mật là Mật Tông của Tây Tạng). Tuy nhiên ở chính Trung Hoa, Mật Tông lại tàn dần sau khi Bất Không Kim Cương mất (774) và sau đó cũng không còn đại sư Mật tông quan trọng nào từ Ấn Ðộ đến Trung Hoa nữa. Tuy nhiên lễ Vu Lan vẫn tiếp tục được phổ biến mạnh mẽ khắp Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc, và nhiều vùng đất khác ở Viễn Ðông.
Ngày nay hằng năm chùa Phật giáo và quần chúng Phật tử ở các quốc gia này đều tổ chức lễ Vu Lan, nhưng vẫn có một số chi tiết khác biệt tùy theo truyền thống từng vùng. Theo truyền thống kiểu Trung Hoa, lễ Vu Lan còn chú trọng đến lễ Phá Ngục hay Phá Diệm Khẩu (mở miệng bị cháy của ngạ quỉ) có ảnh hưởng Mật Tông nặng nề. Trong lễ này nhà sư sẽ vận dụng thần chú và ấn quyết để phá cửa địa ngục, mở họng những quỉ đói (theo truyền thuyết thì miệng quỉ đói vừa nhỏ vừa luôn luôn đỏ cháy nên luôn luôn đói vì không ăn được) và cho quỉ đói ăn thứ đề hồ thanh tịnh tượng trưng qua nước cháo sau khi niệm thần chú làm phép. Sau đó nhà sư sẽ giảng giải về tội lỗi kiếp truớc của quỉ đói và truyền Phật pháp cho họ qui y tam bảo (Tam bảo Phật Pháp Tăng là nơi mọi chúng sinh có thể nương tựa nên gọi là qui y.)
Nếu cuộc lễ được cử hành đúng đắn thì các ngạ quỉ sẽ có thể được tái sinh hay có thể còn được tái sinh ở Tây Phương Cực Lạc. Theo tập tục người Hoa, cuộc lễ sẽ không hoàn hảo nếu không kèm theo tục đốt vàng giấy, tiền giấy và vật dụng khác bằng giấy để gửi cho người chết. Trong lễ này người Hoa còn đốt đủ thứ từ xe hơi tầu thủy nhà cửa bằng giấy, cho đến cả tiền đô la (giả) cho người chết. Cho đến tận ngày nay, từ lục địa Trung Quốc cho đến Hoa Kỳ, người Hoa tiếp tục đốt các món đồ giấy này trong ngày lễ Vu Lan. Và cũng gần đây người Việt cũng tái nhập cảng tục lệ này ở những khu vực không có ảnh hưởng hữu hiệu của các tăng ni.
Ở Việt Nam thì người dân không ai làm lễ “Phá ngục” hay “Phá Diệm Khẩu.” Tại gia đình hay ở các nơi công cộng, dân chúng chỉ làm lễ theo tập tục cúng cô hồn và tụng kinh Phật. Khác hẳn phong tục Trung Hoa, nơi mà các chùa còn thường nhân dịp này “mở khám thờ” trưng bầy các vật quí của chùa, ở chùa Việt Nam thì tăng ni bình thường chỉ tụng kinh Vu Lan Bồn và rất ít khi “mở khám” hay làm lễ phá ngục.
Từ lâu Việt Nam đã có khóa lễ Mông Sơn Thí Thực của các tăng ni dùng trong các trai đàn chẩn tế. Và trước bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh hơn ba trăm năm chúng ta cũng đã thấy tác phẩm nổi tiếng Thập Giới Cô Hồn Văn của vua Lê Thánh Tông (1442-1497) soạn theo Khóa Mông Sơn Thí Thực. Trong sách Ứng Phó Dư Biên là một tập văn cúng mà các tăng ni dùng trong các trai đàn (theo mộc bản in năm 1894 của nhà sư Chính Ðại trụ trì chùa Hưng Phúc xã Hạ Lôi, huyện Vũ Giàng, Bắc Ninh) thì ngoài bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (đặt dưới tên Thỉnh Âm Hồn Văn) người ta còn thấy còn có các bài văn cúng khác như Bảo Ðường Ca, Ban Xá bản, Chèo Thuyền bản, Chiêu Linh Thán ... Nhưng hiện nay hầu như không còn chùa nào dùng các bài văn cúng này nữa. Trong ngày lễ Vu Lan tăng ni tụng kinh cầu nguyện cho ngạ quỉ cũng như tất cả chúng sinh vưởng vất ở các cõi địa ngục có dịp nghe kinh và qui y Tam Bảo. Nhưng Lễ Vu Lan không phải là để biểu dương phép lạ. Như kinh Vu Lan và bài Văn Tế đã viết, cô hồn phải đến nghe pháp để tự cứu (Ai ai lấy Phật làm lòng...Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi). Phật pháp chỉ là bó đuốc chỉ đường cứu khổ. Ngạ quỉ cũng như mọi chúng sinh đều thoát nghiệp nếu theo con đường Phật pháp đã dậy. Ðây là một tiến trình liên tục cho đến khi vượt thoát luân hồi sinh tử.
*
Như thế, ngay từ khởi thủy lễ Vu Lan không chỉ là lễ “cúng cô hồn” mà còn là dịp cầu nguyện cho bảy đời phụ mẫu thoát khổ nạn và cha mẹ còn sống hiện tiền được sống lâu không bệnh hoạn phiền khổ. Với trọng tâm này Vu Lan lại càng đánh động vào tập tục thờ cúng tổ tiên và truyền thống hiếu đạo của người Á Ðông khiến lễ Vu Lan trở nên một lễ hội càng ngày càng phát triển.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, ngày nay lễ Vu Lan ở Việt Nam còn là đại lễ cầu nguyện cho các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn chiến tranh được vãng sinh cực lạc. Trong hơn ba thập niên vừa qua, lễ Vu Lan còn là ngày lễ mang tên “Ngày Của Mẹ” một lễ hội có ảnh hưởng Nhật Bản. Vào ngày này người ta đi chùa cầu nguyện cho cha mẹ và những người còn mẹ hãnh diện đeo trên ngực chiếc hoa hồng màu đỏ, trong khi những người khác mang hoa màu trắng. Tiếp thu thêm những ý nghĩa mới này, Lễ Vu Lan mau chóng thu hút được sự tham dự đông đảo đặc biệt là giới trẻ và có thêm sức sống mới. Sự thật lễ hội “Ngày của Mẹ” này chỉ là một triển khai mới đồng thời với giai đoạn tái phát triển của Phật giáo ở miền nam Việt Nam sau sự sụp đổ của chính quyền tổng thống Ngô Ðình Diệm, một người Thiên Chúa Giáo, vào năm 1963.
*
Trước hết, bài văn tế cho thấy Lễ Vu Lan là một bài học sâu sắc tinh thần nhân bản và từ bi của Phật giáo. Người Phật tử cử hành nghi lễ là thực hành bài học đạo đức. Họ biết là đối tượng của buổi lễ không chỉ có ngạ quỉ mà còn là chính người tham dự hành lễ. Người làm lễ không chỉ cầu nguyện kêu gọi người chết của gia đình mình mà cho tất cả các vong linh thập loại chúng sinh, và cầu nguyện cho cả những người đang còn sống, không phải chỉ giới hạn trong trái đất này mà còn khắp vũ trụ “khắp trong tứ đại bộ chu”. Họ cầu cho “tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo,” một câu cầu nguyện cuối quen thuộc trong các bản kinh nhật tụng của người Phật tử:
Có
khôn thiêng hỡi, lại mà chứng minh.
Nhờ
Phật lực siêu sinh tịnh độ,
Phóng
hào quang cứu khổ độ u.
Khắp
trong tứ đại bộ chu,
Não
phiền thoát sạch oán thù rửa trong.
Ðạo
vô thượng thần thông quảng đại,
Chuyển
pháp luân tam giới thập phương.
Trong bài Văn Tế, tác giả nhắc đến tất cả những người chết thê thảm của mọi từng lớp xã hội. Từ các đại quan cho đến những cô gái buôn hương bán phấn, từ những kẻ vượt sông qua biển cho đến những người buôn bán quanh đường, họ đều chết bất ngờ và tiếp tục nhận lãnh hậu quả khổ đau sau khi chết (hậu nghiệp). Phật giáo còn dậy rằng quả báo cũng không cần đợi đến cuộc lai sinh mà quả báo ngay trong đời hiện tại (hiện nghiệp). Người Việt cũng tin tưởng rằng không ai tránh được quả báo, dù quả báo không giáng xuống ngay trong đời này thì cũng giáng xuống cho họ trong kiếp sau và ngay chính con cháu họ cũng phải gánh chịu (một hình thức của cộng nghiệp). Không ai thoát khỏi được nghiệp báo, như tác giả Văn Tế nhận định: “Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm.” Chỉ có một con đường duy nhất đánh bại quả báo là con đường không gây hại sinh linh và san sẻ công bằng hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Cho nên người thực hành Lễ Vu Lan không cần phải là người Phật tử theo Tịnh Ðộ Tông hay theo Chân Tông Mật Giáo, bài Văn Tế đưa ra bài học cơ bản nhất của Phật giáo, và cũng là căn bản của tất cả học phái Phật giáo: Luật Nhân quả, “Gieo nhân nào nhận quả đó.” Phật giáo chỉ cho thấy con đường chân thật mà Ðức Phật đã dạy. Tất cả đều có thể theo đó mà thực hành. Phải tự mình cứu độ mình, không có đấng cứu thế nào hiện ra làm phép lạ mà cứu riêng anh. Nhưng bất cứ ai đi trên con đường chính đạo đó, kể cả ngạ quỉ, cũng đều sẽ vượt thoát vòng luân hồi sinh tử đến được đất bình yên mà ta gọi là Niết Bàn.
Lời dạy này được nhấn mạnh trong bài Văn Tế cũng cho thấy truyền thống tam thừa Mật Tịnh Thiền của Phật giáo Việt Nam: Phật lực nhân lực tự lực tha lực quấn quít trong lễ Vu Lan Bồn. Ở đây bài Văn Tế cũng nhắc lại ý tưởng trọng tâm của Kinh Kim Cương, kinh căn bản của Thiền Tông: “Nhất thiết hữu vi pháp/ Như mộng huyễn bào ảnh/ Như lộ diệc như điện/ Nên khởi quán như thế” mà người Phật tử thường tụng niệm hằng ngày:
Nhờ
Phật lực uy linh dũng mãnh,
Trong
giấc mê, phút tỉnh chiêm bao.
Mười
loại là những loài nào.
Gái
trai già trẻ dứng vào nghe kinh.
Kiếp
phù sinh như hình bào ảnh
Có
câu rằng vạn cảnh giai không.
Ai
ai lấy Phật làm lòng,
Tự
nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
*
Phật
hữu tình từ bi cứu độ,
Chớ
ngại rằng có có chăng chăng.
Nam
mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.
Nam
mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.
Tóm lại, Vu Lan là một lễ hội tưởng nhớ công đức cha mẹ, là một hành trì lòng từ bi trải dài cho cả thập loại chúng sinh, cũng vừa là một dịp suy ngẫm về cuộc đời giới hạn và con đuờng giải thoát mà Ðức Phật đã chỉ dậy.
*
Ðây là việc không làm người Việt Nam nào thắc mắc vì người ta cảm thấy sự liên hệ giữa Phật giáo và truyền thống dân tộc là một liên hệ hữu cơ và tự nhiên. Vì sự liên hệ giữa Phật giáo và con người Việt Nam có một lịch sử hòa ái dài lâu nên đã làm mọi người không thắc mắc là một điều dễ hiểu. Hơn nữa, vì đặc thù lịch sử, Phật tự ở Việt Nam còn là trường đào tạo các nhà lãnh đạo kháng chiến, là nơi nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tôi luyện bản sắc dân tộc ngay từ thời Trung Hoa đô hộ. Không phải tình cờ hay vì chỉ vì chỉ có các nhà sư là người có học vấn trong nước hay đại đa số người Việt theo Phật giáo mà các nhà lãnh đạo Việt Nam thời dựng nước đều tôn các thiền sư là quốc sư. Người Việt Nam trọng vọng Ðạo phật vì còn muốn cho phương bắc thấy tinh thần độc lập và siêu việt của người phương Nam. Nếu Nho học là chủ đạo của phương bắc, thì người phương nam có tư tưởng Phật học làm quốc học, một nền đạo học sâu sắc hơn, bình đẳng hơn và từ ái hơn so với bắc phương. Trong lịch sử truyền bá Phật giáo vào phương bắc thì Việt Nam còn có thể hãnh diện là nơi tiếp thu Phật giáo trước khi phổ biến tới Trung Hoa -- dù sau đó Phật giáo có phát triển sâu rộng ở đất nước này và có ảnh hưởng ngược lại Việt Nam.
Khi Nho học trở nên độc tôn vào các triều đại sau, thì Phật giáo ở Việt Nam vô tình lại trở về với thế gốc rễ của dân tộc “Ðất vua chùa làng quang cảnh Bụt.” Chính sự “thất thế’ của Phật giáo ở triều đình, mà Phật giáo lui về quần chúng, chỗ đứng không chỉ đúng như chính giáo luật đức Phật đã dậy là tu sĩ không được quan hệ với triều quan, mà nhờ vậy thêm một lần nữa Phật giáo lại hòa mình với đại chúng và tiếp tục nuôi dưỡng hạo khí của đất nước và con người Việt Nam. Trong tất cả các thời bị lệ thuộc và chiến tranh trong lịch sử Việt Nam, các chùa tự luôn luôn là những thành trì nuôi dưỡng và ủng hộ các con người và phong trào yêu nước chống ngoại xâm dành lại độc lập cho đất nước.
Sư truyền bá Phật giáo ở Việt Nam là những trang sử đẹp nhất của đất nước này. Nhưng không phải việc truyền giáo của các tôn giáo cũng giống nhau và thời gian rồi sẽ hòa dịu những mâu thuẫn văn hóa tôn giáo. Nhìn qua sự truyền giáo của các tôn giáo khác thì chúng ta sẽ thấy lịch sử truyền giáo của họ đến các dân tộc khác chưa bao giờ là những trang lịch sử hòa bình thánh thiện. Lịch sử truyền giáo trên thế giới của họ đều là những trang lịch sử đầy bạo động nhuốm đầy máu và nước mắt, và bình thường cũng là theo chân các cuộc chiến tranh xâm lăng chính trị hay kinh tế.
Nhưng sự truyền bá của Phật giáo ở Việt Nam không phải là cuộc truyền bá hòa bình duy nhất. Qua lịch sử phát triển và truyền bá truyền, giáo pháp của Ðức Phật chưa bao giờ xung đột với giá trị và tín ngưõng bản địa của đất nước mới. Tín ngưỡng mới và cũ đồng hiện diện song song. Ðạo Phật không bao giờ cố cải đạo người ta. Phật giáo không thấy gì khiên cưỡng khi tiếp thu các tín điều truyền thống hay sinh hoạt song song với các tín điều này. Phật giáo cho rằng chỉ khi nào tâm con người tiến triển như sự tiến triển của tri thức thì những địa hạt gọi là ma thuật hay mê tín sẽ tự nhiên giảm bớt.
Trong 25 thế kỷ truyền giáo khắp thế giới, Phật giáo chưa bao giờ hành sử như các tôn giaó khác đã làm và muốn làm. Vì hãnh tiến kiêu ngạo muốn truyền đạo, các phái đoàn truyền giaó của các tôn giáo khác đều tìm cách phá tan nền tảng tinh thần của các dân tộc khác mà họ coi là mẫu hình văn hóa thô thiển. Họ cương quyết thay đổi các giá trị văn hóa, các tập tục truyền thống và khuôn mẫu xã hội của các dân tộc bản địa bằng cách áp đặt các hình thức tinh thần và tôn giáo xa lạ của họ bằng mọi cách. Cách đơn giản và nhanh chóng nhất là qua chiến tranh xâm lăng.
Vì thế, các đoàn truyền giáo luôn mưu toan thay đổi cơ cấu xã hội và tinh thần văn hóa của các dân tộc khác qua hình thức chiến tranh đẫm máu. Lịch sử của các phái bộ truyền giáo cũng là lịch sử của các cuộc chiến không ngơi nghỉ. Ðây không phải chỉ là hình ảnh của lịch sử quá khứ. Cho đến tận ngày hôm nay, ngay sau bước chân của các người lính ngoại quốc tiến vào Iraq, Afghanistan hay các quốc gia Phi Châu... cũng vẫn là bước chân của các tổ chức truyền giáo, phát gạo phát thuốc để đổi lấy đức tin.
Mấy năm trước, Giáo Hoàng John Paul II của giáo hội Công Giáo La Mã đã vô cùng can đảm khi công khai ngỏ lời xin lỗi các quốc gia trên khắp thế giới về lỗi lầm của các phái bộ truyền giáo của Vatican trong lịch sử. Lời xin lỗi này đưa ra tuy hơi chậm nhưng đã là một tiến bộ lớn. Người ta hy vọng hơn nữa là những việc làm cụ thể để sửa lại một phần nào những hậu quả do các đoàn truyền giáo đó mang lại.
*
VĂN TẾ THẬP
LOẠI CHÚNG SINH
Bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh không phải là bài văn tế cô hồn nổi tiếng duy nhất. Vua Lê Thánh Tông (1442- 1497) cũng đã viết Thập Giới Cô Hồn Quốc Văn bằng chữ Nôm trước đó hơn ba trăm năm. Trong nhà chùa cũng đã có nhiều bài văn tế trong Khóa Mông Sơn Thí Thực dùng trong các cuộc trai đàn chẩn tế. Nhưng bài Văn Tế này vẫn nổi tiếng hơn cả và là một tác phẩm duy nhất được coi là một thành tựu lớn của văn chương Việt Nam.
Tác giả Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh là Nguyễn Du (1765- 1820), nhà thơ lỗi lạc của Việt Nam. Ông sinh ra và trưởng thành ở đế đô Thăng Long và là một cậu ấm trong một gia đình danh giá nhất thời đó. Ðó là gia tộc họ Nguyễn ở Tiên Ðiền, Hà Tĩnh với cha ông là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, vị quan đứng đầu các hàng quan ở triều đình nhà Lê ở Thăng Long. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần cũng là người Kinh Bắc, vùng đất nổi tiếng về văn học lẫn dân ca và có nhiều người đẹp của đất bắc. Khi cha mất và sau đó mẹ cũng mất lúc Nguyễn Du mới có 13 tuổi, ông về sống với anh người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng là người quyền thế bậc nhất ở Thăng Long và đang được chúa Trịnh sủng ái.
Sau khi nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du không làm việc với Tây Sơn nhưng cũng không chống đối như phần đông các cựu thần nhà Lê có lẽ một phần cũng ảnh hưởng của tinh thần bất nhị của Phật giáo. Ông rút về tá túc mười năm dài nơi quê vợ ở Quỳnh Côi, Thái Bình. Ðây chính là thời gian mà thi tài ông chín mùi qua kinh nghiệm của một thân phận lưu lạc, là chứng nhân và cũng là nạn nhân của một thời đại bi thảm và đau khổ nhất của người dân Việt trong gần ba thế kỷ chiến tranh và tao loạn. Có lẽ trong thời gian này ông đã hoàn thành bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh với máu lệ và nước mắt của lòng từ bi Phật giáo qua các cảnh thương tâm trước mắt. Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Truyện Kiều và bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh này.
Nguyễn Du nổi bật so với nhiều thi sĩ khác bởi vì người ta cảm thấy ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một thiền sư. Là thiền sư vì cuộc sống của ông vươn cao hơn những yêu ghét hận thù tầm thường của cuộc đời (Trăm năm trong cõi người ta!). Trong văn chương, ông luôn luôn tỏ ra mối thâm cảm với những người cùng khổ nạn nhân của xã hội bất công và nghiệt ngã. Tất cả tác phẩm của ông đều phản ảnh lòng từ ái trắc ẩn với những khổ đau và khó khăn của kiếp người.
Trong Truyện Kiều, dùng ngòi bút làm võ khí, ông đã lên tiếng chống lại một xã hội bất lương. Từng là công tử con của một đại gia tộc, ông biết rõ hơn ai hết mặt trái của xã hội phong kiến ấy. Ông lột mặt tất cả, từ bậc đại thần đường đường quyền cao chức trọng đến những quân tri thức trở thành quân ma cô “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi ... Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.” Nhưng trong đến Văn Tế, ông xem tất cả chỉ là nạn nhân của một kiếp người mà theo tinh thần Phật Giáo nhìn bản chất cuộc đời là khổ.
Trong bài Văn Tế, tác giả đã bày tỏ tinh thần từ bi đến tuyệt cùng. Tác giả trải lòng từ ái với tất cả thập loại chúng sinh dù nhiều kẻ lúc còn sống đã làm nhiều điều tàn ác. Ở đây tác giả đã hoàn toàn giải thích theo quan điểm Phật học, cho thấy tất cả sự kiện vật chất hay tâm thức, thành bại sang hèn được thua, đều là nạn nhân của thay đổi và biến hoại. Tất cả đều là khổ như chân lý thứ nhất của Tứ Diệu Ðế mà Phật đã giải thích. Nhưng bài Văn Tế không chỉ nói lên triết lý và lòng từ ái mà còn là một tác phẩm văn chương. Giá trị văn chương của bài Văn Tế không thua sút Truyện Kiều mà còn có phần sâu sắc hơn, dù chỉ gồm 184 câu thơ. Tác giả đã dùng chung một bút pháp trong hai tác phẩm. Tất cả lòng trân thành, quan ngại và tính sáng tạo trong Truyện Kiều ta đều thấy rõ trong Văn Tế.
*
Cỏ
non xanh tận chân trời
Cành
lê trắng điểm một vài bông hoa
Trong khi đó hình cảnh trong Văn Tế là một buổi chiếu thu. Tác giả đã dùng chung thủ pháp, nhưng lần này là với gam mầu tối lạnh gợi cảm sợ hãi:
Não
người thay bấy chiều thu,
Ngàn
lau khảm bạc giếng ngô rụng vàng,
Ðường
bạch dương bóng chiều man mát
Ngọn
đường lê lác đác mưa sa.
Trong mỗi tác phẩm, tác giả trình bày các chủ đề khác nhau. Trong Truyện Kiều, qua chuyện một thiếu nữ tài sắc bị cuộc đời đưa dẫn thành một kỹ nữ, chúng ta thấy toàn cảnh là cả một xã hội phong kiến nhưng cũng đã có chủng tử từ trong tâm của chính nàng. Ðó là một thế giới thực nên các nhân vật trong truyện đều rất quen thuộc với chúng ta. Từ một đại quan nho gia đến một anh nhà buôn gian sảo, từ một chàng thổ phỉ anh hùng đến một gã ma cô đẹp trai, tất cả đều phản ảnh hình ảnh thực của một xã hội thối nát và bất công. Ở đó, tác giả đã lột mặt thật tất cả, phê phán tất cả và cho thấy rõ căn nguyên của nó trong một xã hội nho giáo phong kiến băng hoại:
Oan
này còn một kêu trời nhưng xa.
Một
ngày lạ thói sai nha,
Làm
cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Và tất cả những các nhân vật đó đều trở lại trong Văn Tế. Những nhân vật đó trở lại trong giờ phút hiện diện của sự thật. Trở lại không son phấn hư ngụy giả trá. Nhưng lần này ta không còn thấy tác giả than trách hay phê phán. Ta chỉ thấy tràn ngập tình cảm tiếc thương phản ảnh lòng trắc ẩn tha thứ của tác giả:
Phách
đơn hồn chiếc lênh đênh quê người ...
Phận
bồ côi lần lữa đêm đen.
Còn
chi ai khá ai hèn.
Còn
chi mà nói ai hiền ai ngu...
Trong nhiều loại người tác giả đã miêu tả trong Kiều, ở đây chúng ta chỉ tạm so sánh bốn nhân vật chính: Thúy Kiều, cô gái điếm nhưng thừa tài sắc: Kim Trọng, anh thư sinh ngớ ngẩn nhưng giỏi tài tán tỉnh; Từ Hải, người anh hùng áo vải nhưng si tình và Hồ Tôn Hiến một đại thần mà tài trí cũng là tài xảo trá với hậu thân của họ trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh.
Trước hết là Thúy kiều. Trong tất cả tác phẩm, tác giả đều tỏ lòng thương cảm với những người nghèo đói bất hạnh. Trong bọn người này tác giả thường nhắc dến thân phận người phụ nữ trong xã hội Nho giáo phong kiến, đặc biệt hơn nữa lại là giai cấp các nàng Kiều buôn hương bán phấn vẫn thường bị người đời phỉ nhổ. Trong Tuyện Kiều tác giả viết:
Ðau
đớn thay phận đàn bà,
Lời
là bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ
phàng chi mấy hóa công,
Ngày
xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống
làm vợ khắp người ta,
Khéo
thay thác xuống làm ma không chồng.
Trong Văn Tế, tác giả lập lại “Ðau đớn thay phận đàn bà” của một đời phiền não:
Lại
có kẻ lỡ làng một tiết,
Liều
tuổi xanh bán nguyệt buôn hoa.
Ngẩn
ngơ khi trở về già,
Ai
chồng con nấy, biết là cậy ai.
Sống
đã chịu một đời phiền não,
Thác
lại nhờ hớp cháo lá đa.
Ðau
đớn thay phận đàn bà.
Ðây là những đại quan như Hồ Tôn Hiến và những bậc quyền cao chức trọng, cha mẹ của dân đen, “những người mũ cao áo rộng. Ngòi bút son thác sống ở tay” dù thực chất chỉ là bọn bất tài “Kinh luân chất một sải đầy” nay trở lại trong thân phận là một cô hồn thất thưởng dọc ngang:
Thịnh
mãn lắm oán thù càng lắm,
Trăm
loài ma xắm nắm chung quanh.
Ngàn
vàng khôn chuộc được mình,
Lầu
ca viện xướng tan tành còn đâu.
Kẻ
thân thích vắng sau vắng trước.
Biết
lấy ai bát nước nén hương
Cô
hồn thất thưởng dọc ngang...
Ðây là đám Kim Trọng, Vương Quan... bọn thư sinh, bọn theo đuổi con đường văn chương chỉ biết tìm đường tiến cá nhân trong chữ nghĩa, lặn lội cầu thân nơi sứ lạ quê người:
Mấy
thu lìa cửa lìa nhà
Văn
Chương đã chắc đâu mà trí thân
Dọc
hàng quán phải tuần mưa nắng
Vợ
con nào nuôi nấng kiêng khem
Vội
vàng liệng sấp chôn nghiêng.
Anh
em: thiên hạ, láng giềng: người dưng.
Bóng
tang tử xa chừng hương khúc,
Bãi
sa ma kẻ dọc người ngang.
Cô
hồn nhỡ gửi tha hương
Gió
trăng heo hắt khói hương lạnh lùng.
Ngay cả người hùng Từ Hải, người đã được tác giả vẽ hào quang trong Truyện Kiều: “Ðường đường một đấng anh hào./ Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài..../ Thừa cơ trúc chẻ ngói tan. / Binh uy từ ấy sấm rang trong ngoài. / Triều đình riêng một góc trời. / Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.” Nay trở về nheo nhóc than khóc trong mưa đêm:
Nào
những kẻ tính đường kiểu hạnh
chí
những lăm cướp gánh non sông
Nói
chi đang thủa thi hùng
Tưởng
khi thế khuất vận cùng mà đau.
Bỗng
phút đâu tro bay ngói giở
Không
bằng mình làm đứa thất phu
Cả
giầu sang nặng oán thù
Máu
tươi lai láng xương khô rã rời.
Ðoàn
vô tự lạc loài nheo nhóc
Quỉ
không đầu van khóc đêm mưa...
*
A Requiem For All Ten Classes of Sentient Beings.
By Vũ Thế Ngọc
VU LAN – ULLAMBANA
In Viet Nam, there are two important kinds of rites for the dead: the anniversary of the death and Vu Lan, the special ceremony for all the dead. Vu Lan is a striking example of the popular influence of Buddhism found in Viet Nam.
The word Vu Lan or Vu Lan Bon is the literal translation of Sanskrit word Ullambana which means “The assembly for saving those who have been overturned.” Vu Lan is held every year on the fifteenth night of the seventh lunar month. The object of this ceremony is to feed the hungry ghosts and to pray for their salvation.
In this day, people perform this ceremony anywhere, from the private homes to the common places like market places, bus stations, and even at the public offices. At the temples, the monks assemble, read the funeral oration, recite prayers, and throw out rice gruel and other foods to feed all the dead.
This ceremony is a way for people to practice compassionate filial conduct. During the ceremony, the offerings were made for the additional purpose of rescuing the ancestors for seven generations back from whatever misery they might be suffering. They also pray for their present parents to reach a hundred years without illness, without sufferings and worries. Vu Lan is no longer just a festival for the death.
*
First,
we have to explain the meaning of hồn “soul” according to the traditional
Vietnamese belief and Buddhism. According to the traditional belief, Vietnamese
people believe beside the physical body there are three souls and seven
spirits (ba hồn bẩy vía) in a man and three souls and nine spirits
(ba hồn chín vía) in a woman as in the poem “To each karma each shall
meet each own destiny. Where they are now when their souls and spirits
all fell to pieces.” So, if someone is “frightened out of one’s sense”
they use the idiom “hồn phi phách tán” (lit. hồn is flying away,
vía/ phách is splitting up.) Traditionally, when a man dies people write
his name on a piece of white silk ribbon (hồn bạch) plaited in
to a human shape which is presumed to embody the soul of the deceased person
and which is to be buried by his tomb. So, hồn is the short word which
includes vía and can be translated as soul-spirit (or soul in short, but
without any sense related to the Western theological notions of the term.)
-- It is the sensive problem of language failure in translation like the
case using the word dragon for rồng (Chinese long), because the two cultures
based on the notions of two words are totally conflicting.
*
According
to the Vietnamese belief, the souls of all those having suffered a pitiful
death and those having died without leaving descendants to worship them,
are condemned to lead a wandering life in the dark world without being
reborn into the next life. This original belief can be traced up
back to the ancient metempsychosis of the Hindu Religion (through Buddhism)
that connected itself with the Vietnamese sacrifices to their ancestors.
The two beliefs continue to form an engine of great power for affecting
the public mind.
Prompted by the spirit of mercy and compassion, Buddhists are appealed to on behalf of the dead who have no offspring to worship and feed them by sacrifices. Buddhism ingeniously makes the sentiments of compassion for the neglected dead and of ancestors into an instrument of promoting its own moral influence among the people. Borrow the popular belief, as shown in the poem, Buddhists go beyond the origininal concept of “feeding the hungry ghosts.” The main object of the ceremony now becomes to liberate those souls from all misery. This concept attracts and satisfies people morally and psychologically, especially in the modern time.
The fundamental teaching of Buddhism is that all component things are subjects to the laws of change and impermanence (anitya) and without a permanent living entity (anatman). According to Buddhism, life and death cycle is just a series of causes and effects (pratitya – samutpada) which consists twelve links: Because of ignorance (1. avidya) of the suffering-ridden nature of existence conditions formations or volitional activities (2. samskara) – which can be good, bad, or neutral and are related to physical, verbal, and psychological actions -- Because of volitional activities arise consciousness (3. vijnana). This consciousness arises psychological and physical forms (4. namarupa). Because of psychological and physical forms condition six sense bases (5. shadayatana). Because of six sense bases arise contact (6. sparsa). This contact evokes sensation (7. vedana). This sensation intern develops craving (8. trishna). Because of craving arises attachment (9. upadana). Because of attachment arises karma conditions (10. bhava). Because karma conditions arise birth (11. jati). Because of birth arises old age and death (12. jara-marana). The entire chain of conditions thus covers three existences: 1-2 relate to the previous existence, 3-7 starting and conditioning of the present existence, 8-10 to the fruits of the present existence, and 11-12 to the future life.
So, if the cause ceases, the effect will also cease. Therefore, if ignorance can be completely eradicated, that will lead in stages to cessation of birth and death which we call Nirvana. Since the aim of Vulan ceremony is to invite them to take refuge in the Three Jewels to regconize that ignorance is the root of all suferring, this ceremony indeed carries this ultimate teaching of Buddhism through the cover that some simple people could think it is just an allution to a superstition of the popular Buddhism.
The original idea of this ceremony is to be found in the legend of Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) one of the ten great students of the Buddha, and in the Ulambana Sutra (The Buddha Speaks the Ullambana Sutra) which was translated into Chinese by Dharmarakya in third century and became very popular in Vietnam. According to the Sutra, Muc Kiền Liên (Maudgalyayana) thanks to his divine-eye saw that his mother had been reborn as a hungry ghost and want to save her. As an Arahant, however, Muc Kiền Liên could not save her by himself alone. The Buddha told him that only the combined effort of all Buddhist monks could soothe the sufferings of the tormented. He directed Mục Kiền Liên to organize the assembly of monks to make offerings for the benefit of his dead mother who became a hungry spirit due to her previous life's actions. From this notion developed the custom of offering food, clothing, and so on to the hungry ghosts in many Buddhist countries.
*
However, according to the Japanese history, Empress Saimei (Saimei tennò, 594- 661) already organized Vulan Ceremony in 657. Two year later, she also command all temples in the Capital must perfom the Vulan Ceremony every year for the benefit of all Japanese people. So, the Vu Lan Ceremony in Japan in those years perhaps did not have strong Tantrist flavor as the later ones. Nevertheless, we have to remember the Ulambana Sutra (The Buddha Speaks the Ullambana Sutra) was already stranlated into Chinese by Dharmarakya (239-316) three centuries before.
The Tantric Cult in China during the eighth century was centered in the capital of Changan. It used the two largest Temples in the capital, Tahsingshan Temple and Chingly Temple, as its base of operation. The Japanese monks in China during T'ang dynasty often stayed and studied in these temples that they regarded as the Nalanda of China. One of those monks was Kukai (774-835). He came back to Japan and became the most famous Japanese monk and the first patriarch of Japanese Tantric Buddhism which still is the most popular in Japan today.
However,
the Tantric School in China declined after the death of Amoghavajar in
774 and no more important Tantric teachers arrived from India. Nevertheless,
Vu Lan is still widely practiced at private homes and at Buddhist temples
throughout China as well as in Vietnam, Japan, Korea and many parts in
the Far East Asia.
*
There
were many aspects of ceremonies according to two different traditions.
The Chinese tradition stressed on the special rite known as Phá Ngục
(Break the Hell) or Phá Diệm Khẩu (Release of burning mouths). This
was a Tantric ritual that enabled the monks to break through the gates
of hell with their magic mantras and magic gestures [Mudra]. They opened
the throats of these sufferers and fed them the heaven sweet dew that was
symbolized by rice gruel, but made holy by reciting a mantra over it. They
then explained their past wrong deeds, preached the Dharma to them, and
finally let them taking refuge in Three Jewels [Triratna] (Buddha, Dharma,
and Sangha), the objects of veneration which are considered “places of
refuge.”
If the ceremony was performed correctly, the ghosts could be reborn or even went to the Promised West. In addition, according to the old Chinese custom, the ceremony could not completed without burning the paper figures and “Hell Money” as the gifts for the dead. During such rites they set fire to paper clothes, furniture, houses, servants. even ships, automobiles and the “hell bank notes”. Today, from mainland China to the United States, the Chinese still burn those paper objects in Vu Lan ceremony.
In Vietnam, private people never perform the “Release of burning mouths” or “Break the gate of Hell” rites. Each family, or at the public locations, prepare the rite according to the original purpose of the ceremony to feed and save all hungry ghosts as taught in the Sutra. Unlike the custom in China, where the Vu Lan Ceremony also becomes an occatsion on which the temples open their rare possessions for public display. In Vietnam, the monks just recite The Buddha Speaks the Ullambana Sutra. Very few temples perform “Beak the gate of Hell” rite. In these temples, the sutras are recited in order to soothe the torments of the deceased in the lower realms of existence. However, there is no miracle here, as taught in the Sutra and explained in the poem (All friends! Let's keep the Buddha's teaching in our hearts/ We will then free from the cycle of life and death). Buddhist teaching only shows them the way. Now, those hungry ghosts can free themselves by following the Buddhist teaching that is the process of mental purification should continue until perfect.
Vu Lan Ceremony is also a great chance for people to repay their debt of gratitude to their parents as The Buddha Speaks the Ulambana Sutra has said: “They should vow to cause the length of the life of the present father and mother to reach a hundred years without illness, without sufferings, afflictions, or worries. And also vow to cause seven generations of fathers and mothers to leave the sufferings of the hungry ghosts, to be born among men and gods, and to have blessing and bliss without limit.”
The Vu Lan Ceremony is clearly not only a festival for the death but also a way rescuing the ancestors for seven generations back form their misery and cause the life of the present parents going healthy without illness and sufferings. So, with these notions, the Vu Lan Ceremony also connects with the traditional cult of ancestor worship and the virtue of filial piety. The Vu Lan festival have become exceedingly popular.
After many long wars, Vu Lan Ceremony in Vietnam’s today is also the Memory Day for Soldiers and people who died in the wars. In recent years, Vu Lan is the Mother Day as well. On this day, people go to temples with a red rose on their chests if their parents are alive or a white rose if their parents have passed. This new aspect of the Vu Lan Festival quickly attracts the young generation and became a new swing. It started at the same time with the new development of Buddhism in the South Vietnam right after the fall of President Ngo Ðinh Diem, a Roman Catholic, in 1963.
*
First, the poem shows that Vu Lan is the lesson of profound humanism and compassion of Buddhism. People perform it as if they practice a moral exercise. They know the object of this ceremony is not just offering for the hungry ghosts but also for the people who offers. The pray for death, yet, they do not just pray for the dead of their own family but for the lost souls of all sentiant beings, and even for all living people who still suffer in this world. They pray and wish to liberate them all:
Spirits
in suffering, come to listen our payers.
May
the Buddha's teaching set you free and reach the Pure Land.
May
his light clear your darkness and save you from suffering.
May
his peace reign on four seas and continents,
All
anxiety be washed away, all hatreds annihilate.
May
Buddha's boundless power,
Turns
the Wheel of Law to liberate all Three Realms and Ten Directions.
In the poem, the author addresses people of all walks of life who die a violent death. From the high rank administrators to the prostitutes, from the voyagers through the sea to the salesmen on the road, they die suddenly and still receive the sequence after death. The sequence isn't only saved for the “life after death” but also appeares in the present life. According to the people's expectation, although the misfortune may not strike on their present lives, then probably it will strike right on their next lives or on the lives of their children and grandchildren. Thus, as the poem writes: “who builds power and fortune builds also revenge and hate.” The only way to escape it should be the way that harms no sentient beings and can share the happiness and benefit equally for all.
The people who perform Vu Lan Ceremony can be anyone, a True Land Buddhists (who believe in the power of prayer that could help them to be reborn in the Promised West) or a Tantric Buddhists (who believe in the power of prayer that could release the lost souls from their sufferings). The poem takes us to the central idea of all Buddha’s teachings: Karma, the universal law of cause and effect. Buddhism has only shown the path preached by the Buddha. All beings are invited to follow. Beyond that no one can help. One is one own savior. When one has followed the path, one can be free from the cycle of life and dead and attain the perfect and highest state of Nirvana. This utmost teaching is stressed in long at the last part of this poem also represents the important influence of Buddhism in Vietnam which embraces all Tantric, True-land and Zen traditions. Here the poem also cites the central teaching form Diamond Sutra “All myrial forms are but void ... All conditioned things are like a dream, a flash, a drew drop or a bubble...”
May
Buddha's Law be powerful and sacred
To
awake all of us from the delusion of dreams.
All
sentient beings of ten classes, are you there?
Young
and old, women and men, all come to listen.
Our
temporary life is just a bubble or a flash,
“All
myriad forms are but void,” as the Sutra said.
All
friends! Let's keep the Buddha's teaching in our heart,
We
will then be free from the cycle of life and death.
*
The
Buddha, the compassionate, will show you the way
Fear
no more the power of life and death.
Praise
the Buddha, praise the Dharma, praise the Order.
Glory
for all enlighten and ascended to the altar.
So, Vu Lan is not just a festival for the death but also a festival for the living to carry out their compassion to all sentient beings. Vu Lan is also a time for people to contemplate on the meaning of life.
*
Vietnamese people never concern about such question because the long history of Buddhism in Vietnam never in conflict with the indigenous tradition. In addition, the most important factor is the alliance of Buddhism with nationalistic patriotic force resisting the foreign forces in Vietnamese history. Following the course of its history, Vietnamese Buddhism and Vietnamese patriotism never separated. From the time under Chinese domination to the recent war against the Western colonist domination, Vietnamese Buddhists have always gone first to organize resistance groups with support from Buddhist monasteries.
However, Vietnam is not unique. Throughout the history of its development and spreading out, the teachings of the Buddha were never in conflict with the traditional values and beliefs of the new lands. The old and new co-existed side by side. Buddhism never tries to convert people. It is not impossible for these traditional beliefs to be absorbed and to be practiced along with Buddhism. The Buddhists believe that only as the mind progressed with the growth and advancement of knowledge the areas of magic and superstition become reduced.
In 25 centuries of Buddhist history, Buddhism never does what other religions have done and attempt to. In a zealous desire to convert, missionaries of other religions have destroyed the spirit of society and reduced them to dull and drab prototypes of an alien race and culture. Their earnest to change the cultural values, traditional beliefs and the social patterns take the form shape and spirit of an attempt to force an alien religion with its alien cultural make-up on what they thought to be inferior group. Thus, these missionaries attempted to change the social cultural and national spirits of a group of people through the blood of wars. History of these missionaries is also the history of endless wars. And it is not a history of the past. Let’s see the ongoing wars. Who are right behind the foreign soldiers when they step into Iraq, Afghanistan, and many African countries? The answer is missonaries. They still use foods and medications to converse people.
A few years ago, Pope John Paul II publicly apologized the whole world for the mistakes have been done by the Church’ missionaries. The apology was too late but was surely better than none. The world is waiting for more positive actions that can level and soothe the consequences of those mistakes.
*
A REQUIEM FOR ALL TEN CLASSES OF SENTIENT BEINGS
A Requiem for All Ten Classes of Sentient Beings is not the first famous oration for the death. King Le Thanh Tông (1442- 1497) had Thập Giới Cô Hồn Quôùc Văn (Ten Classes of Abandoned Souls in Nôm language) published by the royal court in Thiên Nam Dư Hạ Tập three centuries before. In Buddhist temples the monks also had Mông Sơn Thí Thực, the Buddhist works used in ceremonies devoted to the abandoned souls. However, A Requiem for All Ten Classes of Sentient Beings is still more popular and as the only one is considered as a great achievement of Vietnamese literature.
The author, Nguyễn Du (1765-1820), is considered the greatest poet of Vietnamese literature of all time. He came from a long line of brilliant scholars and illustrious mandarins: The Nguyens of Tiên Ðiền Village, Hà Tỉnh Province. However, he was born and grew up in the Capital of Thăng-Long (Hà Nội) where his father, Lord Nguyen Nghiem (1707-1775), was the prime minister. His mother, Trần Thị Tần (1740-1778), also came from Kinh Bắc, near Thăng Long, the nurtured land of many famous beauty, folklore and folksongs.
After the downfall of the Lê, he refused to serve for the Nguyễn Tây Sơn but not as zealous pro-Lê like some other members of his clan. He went to hide at his wife's village in Quỳnh Côi, Thái Bình Province for ten years. This was his chrysalis period where his talent and sensitiveness slowly matured in contact with the real life.Now as a witness and as well as a victim, he experienced the suffering of the people and their social and politic turmoil after near three century of wars. From this reality, he wrote A Requiem for All Wandering Souls with all of his blood and compassion. Nguyễn Du left the world many outstanding works. After the most popularly known as “The Tale of Kieu” The Requiem for All Wandering Souls was the second best known.
*
In “The Tale of Kieu”, using his pen as a weapon, he raised his voice against the unjust society. He unmasked them all, from a respected Governor to a Confucian-turned-pimp “They are just the daytime-burglars put in a good day's work. For money they could cripple and murder any one.” In the second “A Requiem for All wandering Souls,” however, Nguyễn Du sees all of them merely as victims-sufferers.
The Requiem extends the sentiments of compassion to the extreme. The author extends his sympathy to all the dead regardless of their positions in life and also feels pity for all whoever is still alive. After all, as sentient beings, we are the victims of being born, sickness, age and death. Yet, above all of those philosophic and moral values, the Requiem is also a great literature achievement. Its stand is the same level the Tale of Kiều. The author uses the same style to write both works. All of his emotional understanding, temptation and captivation in Kiều are also presented in the Requiem.
The Tale of Kiều starts in a Spring morning. The author uses a few lines and dots to draw a beautiful sumio painting full of young and warm feeling:
Young
grasses green up to the sky's rim,
And
blossoms sprinkle the white dots over the pear branches.
The scenery of the Requiem is an Autumn evening. The author used the same style, but this time drawing a vivid description of the scene with cold colors and frightening feeling:
An
Autumn evening is always a painful scene.
Reeds
wither to silver, trees strew their golden leaves./ Poplar twilight lingers,
delaying the day./ Pear trees scatter their tear dew and rain keeps falling.
Each work addresses a different theme. In Kiều, through a story of a young beautiful gifted girl forced to be a prostitute, we can see the whole picture of a feudal society. It is a realist work, therefore all characters are very familiar to us. From a cupid mandarin to a cunning merchant, from a gallant rebel hero to a handsome pimp, all reflect the real picture of an oppressive and rotten society. The author unmasks them all, denounces them all, and pointed to the deep root in his rotten Confucian feudalism:
Only
heaven could redress this wrong
but
Heaven ruled so far above.
As
everyone knows those Mandarins and their henchmen,
For
money they would cripple and murder easy.
In the second work, those characters come back as the ghosts of “ten classes of sentient beings.” They come back to face a moment of truth. They come back without makeup and pretend. All of them pass through in a lifeless scene, this time without critics and denouncements, we only feel the author's compassion and forgiveness:
Lost
and lonely, adrift in unknown lands...
Desolate,
they wander from nigh to night.
Which
among them now is low or high?
Who
now can tell the wise from the fools?
Here we follow just four main characters in the Tale of Kieu: Kiều, a talented and beautiful girl forced to be a prostitute; Kim Trong, a brainless student; Từ Hải, a hero: and Hồ Tôn Hiến, a cunning mandarin and their destinies in the later work.
First, Thuy Kieu the postitute. In both works, Nguyen Du reserves his sympathy with all the poor and the weak, especially with the status of the women. Here is his sympathy with the bottom class of women, the prostitute, in his first work:
The
lives of women are true tragedy,
That
stern fate will face us all.
Heaven!
Why are you so cruel?
Blighting
green days and fading rosy cheeks.
Alive,
she played wife to all the world,
Alas,
to end in hell without a man.
In the second work, author repeats “The lives of women are true tragedy” when he writes about them:
They
sold the charms and threw off their spring.
When
old age came, they were alone and exhausted,
Unmarried
and childless, where would they find a family for comfort now?
Alive,
they already drank a cup full of bitterness.
And
now, they come to sip rice gruel in banyan leaves.
The
lives of women are true tragedy.
Here come Governor Hồ Tôn Hiến and so many mandarins like him. “There are those once wore tall hats and loose robes./ With their red brush, they could send men to their death. /Proud with the pocketful knowledge of administration...”
But
splendor and power are recompensed by tears and hate.
Only
creating more tombs and more ghosts waiting around.
A
thousand teals of gold cannot buy back their lives.
The
singing towers and dancing pavilions are now laid down
Now,
back and front there are no one to redeem them...
Abandoned
souls keep wander everywhere,
Heavy
load with guilt and deliverance way is long..
Here come Kim Trong, Vuong Quang... “Those students-scholars who tried to gain honors in books and studies. Those trailed from town to town trying for luck.”
But
literature is not certain to bring themselves trying
Beaten
at last, bedridden on strange inn's bed...
Strangers
had to bury them in careless hassle,
Without
love ones or friends near by
Faraway
from their ancestral land,
Their
corpses were crowded crisscrossing the burial ground,
Lost
souls exile in the strange land,
Unwarmed
by incense fire and tremble under the sallow moon.
Even the illustrious hero Từ Hải who was described as “A towering hero on the battlefield, adept in arts of war... From victory to victory he swept, a slit bamboo will split all by itself, and one slipped tile will topple the whole roof. His fame like thunder rumbled far and wide...” in the early work. Now he comes back as a headless ghost keeps roaming and wailing on raining night:
Those
proud men who chose the road of glory;
Who
dreamed to conquer the world.
Now
cries out to recall their heyday of power struggle.
Their
heart are crushed to remember their falls and fates.
The
sudden storm instantly annihilates all splendors,
Then
gladly would they trade places with the meanest poor?
Who
builds power and fortunes builds also vengeance and hate,
Blood
has flowed into streams, bones have crushed into dust.
Killing
young, the heirless souls keep roaming,
Headless
ghosts haut and wail on raing nights...
*
Nguyen Du's talent and sensitiveness once again help him gain another triumphal success. Reading though it, readers will remind themselves of Dante's Purgatory or Shakespeare’s Hamlet. The readers who already familiarize with the poet will be amazed to discover another masterpiece of literature besides The Tale of Kieu. The unusual fragrance emerge even deeper in this poem. After all, the poem is not only concern with this world but also with the world beyond, the spirit world, and the world of compassion.
NOTES:
The
Text:
The oldest text of A Requiem for All Ten Classes of Sentient Beings was found in block print Ứng Phó Dư Biên by the name Thỉnh Âm Hồn Văn (Calling Back All Wandering Souls). This pringting was edited and printed in 1895 by Chính Ðại, abbot of Hưng Phúc Temple, Vũ Giàng Bắc Ninh. Ứng Phó Dư Biên is a Buddhist Manual for preparing Vu Lan Ceremony. Besides the poem this manual also has 8 other orations which can be used in Vu Lan and other funeral ceremonies. Later, many researchers also found other texts in various temples. In 1924 the poem was first transliterated into Roman Vietnamese by Lê Thước. In his book, Truyện Cụ Nguyễn Du (The Story of Nguyễn Du), Lê Thước was the first literature critic who claimed the authorship of the poem for Nguyễn Du.
Ten Classes of Sentient Beings:
The ten classes of sentient beings mentioned in A Requiem for All Ten Classes of Sentient Beings are: 1 - Vua Chúa bị giết (Kings and Lords.) 2- Quí nữ liều thân (Nobles and Court Ladies.) 3- Quan lớn thất thế (Mandarins and Statemen.) 4- Tướng lãnh bại trận (Generals and Chiefs.) 5- Ham giầu chết đường (Capitalists and Entrepreneurs.) 6- Ham danh chết quán (Artists and Authors.) 7- Buôn bán chết xa (Traders and Merchants). 8. Binh lính chết trận (Soldiers.) 9- Kỹ nữ chết già (Prostitute and Singers.) 10- Những trẻ chết non, người chết nghèo và chết vì tai nạn (and all other accident death.) Other Buddhist texts used in the ceremony divided those abandoned souls into from ten to thirty six classes. For example, The Mông Sơn Thí Thực Khóa Nghi (The Mông Sơn text for perfoming the dead ceremony) of Trí Hải (19th century) has 12 classes (1- kings and lords, 2- generals, 3- mandarins 4- scholars, 5- bonzes, 6- Taoists, 7- traders, 8- soldiers, 9- women in childbirth, 10- handicapped persons, 11- beautiful gilds and concubines of the king, and 12- prisoners and beggars) where the Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ (Ten classes of abandoned Souls in Nôm) king Lê Thánh Tông (1442-1497) did not accept to mention kings and lords in the class of abandoned and hungry souls. So, the king divided them into ten classes (1. bonzes, 2- Taoists, 3- mandarins, 4- scholars, 5- astrologers, 6- physicians, 7- generals, 8- singers, 9- traders, and 10- vangabonds). Nevertheless, “the ten classes” is just a general term. Even in the Nguyễn Du’s poem, we can break down the ten classes up into twenty different classes.
A REQUIEM FOR
ALL TEN CLASSES OF SENTIENT BEINGS
Văn
Tế Thập Loại Chúng Sinh
1
Tiết
tháng bẩy mưa dầm sùi sụt
Lọt
hơi sương lạnh buốt xương khô.
Não
người thay bấy chiều thu,
Ngàn
lau khảm bạc giếng ngô rụng vàng
*
Throughout
the seventh moon rain weeps ceaselessly.
Cold
wind gnaws into the bare bones.
An
autumn evening is always a painful sight.
Reeds
wither to silver, trees strew their golden leaves.
5.
Ðường
bạch dương bóng chiều man mát,
Ngọn
đường lê lác đác mưa sa.
Lòng
nào lòng chẳng thiết tha.
Cõi
dương còn thế nữa là cõi âm.
*
Along
the poplars twilight lingers delaying the day.
Pear
trees scatter their tears and rain keeps falling.
What
human heart would not feel sorrow at this scene!
And
sorrow of the world of dead is even more deeper.
9.
Trong
trường dạ tối tăm đường đất,
Xót
khôn thiêng phảng phất u minh.
Thương
thay thập loại chúng sinh,
Phách
đơn hồn chiếc lênh đênh quê người.
*
In
the long night, the dark embraces all sky and earth,
By
flickering ghosts glow let all appear.
Pity
them, all the souls of ten classes,
Lost
and lonely, they drift in unknown lands.
13.
Hương
khói đã không nơi nương tựa,
Phận
bồ côi lần lữa đêm đen.
Còn
chi ai khá ai hèn,
Còn
chi mà nói ai hiền ai ngu.
*
Without
home, they are those for whom no incense burns.
Desolate,
they wander from night to night.
Which
among them now is low or high?
Who
now can tell the wise from the fools?
17.
Tiết
đầu thu dựng đàn giải thoát,
Nước
tịnh bình rưới hắt dương chi.
Muôn
nhờ Phật lực từ bi,
Giải
oan cứu khổ, hồn về Tây Phương.
*
As
autumn comes, let's set up the Altar of Liberation.
Using
the willow branch sprinkles the pure water,
That
Buddha, the compassionate, may show them the way,
Free
them from suffering and lead them to the Promised West.
21.
Nào
những kẻ tính đường kiểu hạnh,
Chí
những lăm cướp gánh non sông.
Nói
chi đang thủa thi hùng,
Tưởng
khi thế khuất vận cùng mà đau.
*
There
are those proud men who chose the road of glory,
Who
dreamed to conquer the world.
Now
cried out to recall their heyday of power struggle,
Their
hearts are crushed to remember their decline and fate.
25.
Bỗng
phút đâu tro bay ngói giỡ,
Khôn
đem mình làm đứa thất phu.
Cả
giầu sang nặng oán thù,
Máu
tươi lai láng xương khô rã rời.
*
The
sudden storm instantly annihilates all splendors,
Then
gladly would they trade places with the meanest poor?
Who
builds power and fortune builds also revenge and hatred.
Blood
has flowed in streams; bones have crushed into dust.
29
Ðoàn
vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỉ
không đầu van khóc đêm mưa.
Ðã
hay thành bại là cơ,
Mà
u hồn biết bao giờ cho tan.
*
Killed
young, the heirless souls keep roaming,
Headless
ghosts haunt and wail all raining night.
Winner
or loser, they all followed their own destiny,
But
for the lost ghosts, when your deliverance could come?
33
Nào
những kẻ màn lan trướng huệ,
Những
cậy mình Cung Quế Hằng Nga.
Một
phen thay đổi sơn hà,
Tấm
thân mảnh lá biết là làm sao?
*
Where
are those ladies veiled by orchid nets and lily screens
Who
are proud with their beauty as Chang a in the moon?
Once
the storm came to the realm and changed its masters
Like
leaves in the wind, do they know where to fall?
37
Lên
lầu cao xuống dòng nước chẩy,
Phận
đã đành trâm gẫy bình tan.
Khi
sao đông đúc vui cười,
Mà
khi nhắm mắt không người nhặt xương.
*
From
lofty tower they fell over into the running stream,
The
hairpin has broken and the vessel has sank.
Where
now are the merry crowds laughing around?
When
their eyes were closed, none gathered up their bones.
41
Thảm
thiết nhẽ không hương không khói,
Hồn
vẩn vơ bãi cói ngàn sim.
Thương
thay chân yếu tay mềm,
Càng
năm càng héo càng đêm càng dàu.
*
So
sadly, no one left to burn incense to keep them warm,
Aimlessly,
they roam along the marshlands and billbery woods.
How
pity their frail hands and tender feet!
They
are rotting year by year and fading night after night.
45
Nào
những kẻ mão cao áo rộng,
Ngòi
bút son thác sống ở tay.
Kinh
luân chất một sải đầy,
Ðã
đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
*
There
are those once wore tall hats and loose robes,
With
their red brush, they could send men to their death.
Proud
with the pocketful knowledge of administration,
They
thought themselves as the followers of Quan Cat Y Chu.
49
Thịnh
mãn lắm oán thù càng lắm,
Trăm
loài ma xắm nắm chung quanh.
Ngàn
vàng khôn chuộc được mình,
Lầu
ca viện xướng tan tành còn đâu.
*
Higher
they climbed, more hatred they created,
Only
more tombs and more ghosts waiting around.
A
thousand teals of gold cannot buy back their lives,
All
singing towers and dancing pavilions now fell into ruin.
53
Kẻ
thân thích vắng sau vắng trước,
Biết
lấy ai bát nước nén hương.
Cô
hồn thất thưởng dọc ngang,
Nặng
oan khôn lẽ tìm đường hóa sinh.
*
Back
and front, there are no relatives nearby,
To
offer them a bowl of water or a stick of incense.
Abandoned
souls keep wandering everywhere,
Heavy
load with guilt and deliverance way is long.
57
Nào
những kẻ bầy binh bố trận,
Vâng
mệnh sai, lĩnh ấn nguyên nhung.
Gió
mưa thét rống đùng đùng,
Phơi
thây trăm họ, làm công một người.
*
There
are those who mastered strategy and organized the troops,
Seized
command seals, they rushed to battles.
In
the storms, under thunders and lightings,
Many
wasted their lives for one man's glory.
61
Khi
thất thế cung rơi tên lạc,
Bãi
sa trường thịt nát máu trôi.
Bơ
vơ góc bể chân trời,
Nắm
xương vô chủ, biết vùi vào đâu.
*
Unlucky
moment, any stray arrow or bullet could get them,
And
displayed their flesh and blood on battleground.
They
now wander and waive in far away shores,
Where
are their unclaimed bones in this vast wilderness?.
65
Trời
xâm xẩm mưa gào gió thét,
Khí
âm ngưng, mù mịt trước sau.
Năm
năm sương nắng dãi dầu,
Còn
đâu tế tự, còn đâu chưng thường.
*
Throughout
the land, rain wails and wind howls.
The
mists of darkness embrace the entire world.
Woods
and fields wear mourning shades of gray,
Who
would be there to redeem and perform sacrifice for them?
69
Cũng
có kẻ tính đường trí phú,
Làm
tội mình nhịn ngủ bớt ăn.
Ruột
rà không kẻ chí thân,
Dẫu
làm nên nữa dành phần cho ai.
*
There
are those who once sought after wealth,
Exerted
themselves for money, dissuaded sleep and appetite.
They
trusted no one to share their inmost cares,
Now
who is heir to all their wealth?
73
Khi
nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của
phù vân dẫu có như không.
Tuy
rằng bạc chảy tiền ròng,
Khi
đi mang được một đồng nào đi?
*
Who
would be there to hear their dying words?
As
clouds their fortune will break up and fly.
Alive,
they rolled in gold and money,
Now
dead, they could not carry one coin with them.
77
Khóc
ma mướn, thương gì hàng xóm.
Hòm
gỗ đa, bó đóm đưa đêm.
Thẩn
thơ nội rộc đồng chiêm,
Tàn
hương giọt nước biết tìm về đâu?
*
Some
neighbors got paid to squeeze out some ritual tears,
At
night by the torch, the bayan coffins were sent away.
Now
they are roaming in flooded rice fields,
Where
they can find for a stick of incense or a drop of water?
81
Cũng
có kẻ muốn cầu chữ quí,
Ðem
thân vào thành thị lân la.
Mấy
thu lìa cửa lìa nhà,
Văn
chương đã chắc đâu mà trí thân.
*
There
are those who were chasing after post and rank,
Trailed
from town to town trying their luck.
They
departed their home for many years,
But
literature is not certain to bring themselves trying.
85
Dọc
hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ
con nào nuôi nấng khem kiêm.
Vội
vàng liệng sấp chôn nghiêng,
Anh
em: thiên hạ, láng giềng: người dưng.
*
Beaten
at last, bedridden on a strange inn's bed,
Far
severed from their wives' and children's loving care.
Strangers
had to bury them in careless haste,
Without
loved ones or friends near by.
89
Bóng
tang tử xa chừng hương khúc,
Bãi
sa ma kẻ dọc người ngang.
Cô
hồn nhờ gửi tha hương,
Gió
trăng heo hắt khói hương lạnh lùng.
*
Far,
far away from their ancestral land,
Their
corpses were crowded crisscrossing the burial grounds.
Lost
souls exile in the strange land,
Unwarmed
by incense fire and tremble under the sallow moon.
93
Lại
có kẻ vào sông ra bể,
Cánh
buồm thưa chạy xế gió đông.
Gặp
cơn giông tố giữa dòng,
Ðem
thân vùi dập vào lòng kình nghê.
*
There
are those who were voyagers on rivers and seas.
The
ruthless east wind from the horizon filled their sails.
In
midcourse, the tempest of the high seas ran wild, struck them down,
Engulfed
them and buried them into the fish bellies.
97
Lại
có kẻ đi về buôn bán,
Ðòn
gánh tre chín dạn hai vai.
Gặp
cơn nắng gắt mưa rơi,
Hồn
đường sá, biết lạc loài về đâu.
*
There
are those who tramped the road to trade,
Scaring
their shoulders with the carrying pole.
And
came a day when harsh sun and rain hit them down,
Their
lost souls adrift on the unknown lands.
101
Lại
có kẻ mắc vào ngũ lính,
Bỏ
cửa nhà đi gánh việc quan.
Nước
bầu cơm ống gian nan,
Dãi
dầu muôn dặm lầm than một đời.
*
There
are those who were taken to serve in army,
They
had to leave their beloved to serve the state.
Kept
living by water from a groud and rice from a bamboo tube,
Surviving
by trudged along thousand windy trails of wars.
105
Trong
chiến trận xem người như rác,
Thân
đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập
lòe ngọn lửa ma trơi,
Tiếng
oan văng vẳng tối trời mà thương.
*
In
wartime a man's life values no more than trash,
Their
existence belonged to the errand arrows or stray bullets.
Now
as fleeting swamp lights glitter here and there,
They’re
crying out for injustice in this darkness night.
109
Lại
có kẻ lỡ làng một tiết,
Liều
tuổi xanh bán nguyệt buôn hoa.
Ngẩn
ngơ khi trở về già,
Ai
chồng con nấy, biết là cậy ai.
*
There
are those poor girls, who threw their chastity.
Sold
their charms and threw off their spring.
When
old age came, they were alone and exhausted,
Unmarried,
childless, where would they find a family for comfort now?
113
Sống
đã chịu một đời phiền não,
Thác
lại nhờ hớp cháo lá đa.
Ðau
đớn thay phận đàn bà,
Kiếp
đành ra thế biết là vì đâu?
*
Alive,
they already drank a cup full of bitterness,
And
now, they come to sip rice gruel in banyan leaves.
The
lives of women are true tragedy,
This
is their destiny, who can explain?
117
Cũng
có kẻ nằm cầu gối đất,
Vì
cơ hàn hành khất ngược xuôi.
Thương
thay cũng một kiếp người,
Sống
nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan.
*
There
are those who slept on earth or dwelled under a bridge,
Hungry
and cold, they had to beg for food years around.
What
a pity since they also are human beings,
Alive
lived on alms and dead beside an unknown road.
121
Cũng
có kẻ mắc oan tù rạc,
Gửi
thân vào chiếu lác một manh.
Nắm
xương chôn rấp góc thành,
Bao
giờ cởi được oan tình ấy đi?
*
There
are those who were rotting in jails for no reason,
A
rag of grass mat covered their wasted bodies.
At
last their bones were cast by the prison's walls
When
will they have their wrong be cleansed?
125
Cũng
có đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi
giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy
ai bồng bế vào ra,
Ư
ư tiếng khóc xót xa cõi lòng.
*
There
are newborn and infants,
Born
at a malevolent hour, they were forced to leave their parents.
Who's
now to hold them and play with them?
Their
frail cries and wails distress the people's heart.
129
Cũng
có kẻ đắm sông chìm suối,
Cũng
có người sẩy cũi ngã cây.
Có
người leo giếng đứt dây,
Người
trôi nước lụt người lây cháy thành.
*
There
are those who drowned in lakes or rivers.
Those
slipped and fell into a spike pit or fell from trees.
Those
broke their rope and plunged into deep wells.
Those
washed away or burned by fury of floods or fires.
133
Người
thì mắc sơn tinh thủy quái,
Người
thì lâm răng khoái ngà voi.
Có
người có đẻ không nuôi,
Có
người sinh sẩy mệnh người gian nguy.
*
Those
swallowed by jungle beasts or ocean predators.
Those
were the victims of tigers' fangs or elephant tusks.
Those
women gave birth but left them soon,
How
sorrowful is the mothers who miscarried of their child?
137
Mắc
phải lúc đường đi lỡ bước,
Cầu
Nại Hà kẻ trước người sau.
Mỗi
người một kiếp khác nhau,
Hồn
xiêu phách lạc biết đâu bây giờ.
*
Destiny
has stricken them all in the their way,
One
by one they must cross the Bridge of Resignation,
To
each karma each shall meet each own destiny.
Where
they are now when their souls and spirits all fell to pieces?
141
Hoặc
là ẩn dọc bờ dọc bụi,
Hoặc
là nương ngọn suối chân mây.
Hoặc
là bãi cỏ lùm cây,
Hoặc
là cầu nọ quán này bơ vơ.
*
They
crouch by bank or bush verge,
In
streams, in the passing trails of mist,
In
clumps of grass or in the shades of groves,
In
this station or under that bridge.
145
Hoặc
là tựa thần từ phật tự,
Hoặc
là quanh đầu chợ cuối sông.
Hoặc
là thơ thẩn đồng không,
Hoặc
nơi gò đống hoặc lùm lau tre.
*
They
may seek asylum in shrines and temples,
In
the corner of a market place or by a river's bank.
They
stray in any deserted swamps and lands,
In
the ancient buried grounds or reed mass.
149
Mấy
thu chịu nhiều điều thê thảm,
Dạ
héo khô, gió rét căm căm.
Dãi
dầu biết mấy trăm năm.
Khóc
than dưới đất, ăn nằm trong sương.
*
They
were the miseries through a long time,
Their
guts shriveled and numb with the biting cold.
For
many years, they were exposed to the sun and the rain,
Now
sleep and eat on dirt, they cry out from mist.
153
Nghe
gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Tắt
mặt trời, lẩn thẩn tìm ra.
Lôi
thôi ẵm trẻ dắt già,
Có
khôn thiêng hỡi, lại mà chứng minh.
*
By
the first cockcrow they fleed and hide,
At
sunset, they all grope to appear again.
In
rags they pass in swarm, young in arms old in hands.
Spirits
in suffering! Let come and listen a prayer.
157
Nhờ
Phật lực siêu sinh tịnh độ,
Phóng
hào quang cứu khổ độ u.
Khắp
trong tứ đại bộ chu,
Não
phiền thoát sạch oán thù rửa trong.
*
May
the Buddha's teaching set you free and reach the Pure Land.
May
his light will clear your dark and save you from sufferings.
May
his peace reign on the four seas and continents.
All
anxieties be washed away, all hatreds annihilate.
161
Ðạo
vô thượng thần thông quảng đại,
Chuyển
pháp luân tam giới thập phương.
Nhơn
nhơn Tiêu Diện Ðại Vương,
Linh
kỳ một lá dẫn đường độ sinh.
*
May
Buddha's boundless power,
Turns
the Wheel of Law to liberate all Three Realms and Ten Directions.
The
Burnt Faced King will rise properly,
And
raise a holy flag to lead the Way for all sentient beings.
165
Nhờ
Phật lực uy linh dũng mãnh,
Trong
giấc mê, phút tỉnh chiêm bao.
Mười
loại là những loài nào
Gái
trai già trẻ dứng vào nghe kinh.
*
May
Buddha's Law be powerful and sacred,
To
awake all of us from the delusion of dreams.
All
sentient beings of ten classes, are you there?
Young
and old, women and men, all come to listen.
169
Kiếp
phù sinh như hình bào ảnh
Có
câu rằng vạn cảnh giai không.
Ai
ai lấy Phật làm lòng,
Tự
nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
*
Our
temporary life is just a bubble or a flash,
“All
myriad forms are but void,” as the Sutra said.
All
friends! Let's keep the Buddha's teaching in our hearts,
We
will then free from the cycle of life and death.
173
Ðàn
chẩn tế theo lời Phật giáo,
Vật
có gì, lưng cháo nén hương.
Gọi
là manh áo thoi vàng,
Giúp
cho làm của ăn đuờng siêu thiên.
*
On
the Altar of Compassion, obey the Buddha's teaching,
We
offer you only a bowl of gruel and a stick of incense.
Some
paper gold and paper clothes,
These
offerings that you may need on your ascent.
177
Ai
tới đó, dưới trên ngồi lại,
Lấy
chút lòng, chớ ngại bao nhiêu.
Phép
thiêng biến ít ra nhiều,
Trên
nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh.
*
All
who have come, be seated and stay,
Do
not despise these little gifts from our heart.
Miraculous
Law will enrich them millionfold,
And
let the Reverent One shares it equally among you.
181
Phật
hữu tình từ bi cứu độ,
Chớ
ngại rằng có có chăng chăng.
Nam
mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.
Nam
mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.
*
The
Buddha, the compassionate, will show you the Way,
Fear
no more the powers of life and death.
Praise
the Buddha, praise the Law, praise the Order.
Glory
to all enlighten and ascended the altar.
Chú
Thích/ Notes
Câu
/ Sentence:
3.
não người: làm cho người ta xót xa (feeling deeply grieval, mourn)
4.
khảm bạc: điểm bạc, điểm trắng (dot with white, turn to silver)
4.
ngô rụng vàng: lá ngô đồng vàng rụng (the golden leaves of
firmiana trees fall)
5.
bạch dương: cây bạch dương (poplar tree)
6.
đường lê: cây đường lê (pear tree)
9.
trường dạ: đêm dài chỉ địa ngục (long night > nether land)
10.
u minh: chỗ đen tối chỉ địa ngục (dark place > nether
land, underworld)
11.
thập loại chúng sinh: mười loại chúng sinh trong bài thơ (ten
clases of human beings in the poem)
12.
hồn / phách: hồn và vía (soul and spirit) – Người Việt Nam
tin ngoài thể xác người nam có ba hồn bẩy vía (phách), người
nữ có ba hồn chín vía. (Vietnamese people believe besides the physical
body there are three souls and seven spirits in a man and three souls
and nine spirits in a woman.)
14.
bồ côi: mồ côi (orphan)
14.
lần lửa: lang thang (to wander, roam)
17.
đàn: điện thờ (platform, altar)
18.
tịnh bình/ dương chi: bình nước cam lộ và cành dương liễu
mà Phật Quan Âm thường cầm. (The statue of Kuan Yin usually holds
a willow twig and a vase containing nectar of immortality.)
20.
Tây Phương [Sukhavati] Tây phương Cực lạc theo Kinh Adiđà (the
Amitabha’s Western Paradise according to Amitabha Sutra/ Sutra of Unending
Life)
21.
kiểu hạnh: muốn có địa vị cao quá sức mình (to aim at a
high position that is beyond one’s ability)
24.
thế khuất: khuất thế, thất thế (to lose one’s power)
25.
ngói giỡ: ngói vỡ > nhà cửa tan nát (“crashing the roof titles”
i.e. ruin)
26.
thất phu: kẻ hèn mọn (poor and brainless person)
27.
cả giầu sang: giầu sang lớn (great fortune and power)
29.
vộ tự: không con (without children. heirless)
31.
cơ: thiên cơ (fate, destiny)
33.
màn lan/ trướng huệ: màn thêu hoa lan, trướng thêu hoa huệ
biểu trưng cho người giầu sang (orchid nets and Lily screen, the
metaphor for rich and powerful people.)
34.
Cung Quế Hằng Nga: Hằng Nga ở Cung Quế > người đẹp (“Chang-a
in the Moon” is an allusion of a beautiful woman)
37.
xuống dòng nước: nhẩy xuống dòng nước (jump into the river)
38.
trâm gẫy bình tan: ám chỉ người đẹp chết bất ngờ (“the
hairpin broke and the pitch sank” is a metaphor for the sudden death
of a beautiful young woman)
42:
bãi cói: bãi cói bên bờ nước (the marshland)
42:
ngàn sim: rừng sim (billbery woods, the wilderness)
44.
dầu: dãi dầu (weather-beaten, rodding)
45.
mão cao áo rộng: ý chỉ bọn làm quan (“the tall hats and loose
robes” is the metaphor for the high mandarins in the royal court.)
46.
bút son: bút son đỏ dùng để phê án (“red pen,” the pen is
used to write a judgment or dentemine a judicial sentence, a metaphor for
power.)
47.
kinh luân: nguyên tắc quản trị (the principles of administration)
48.
Quản Cát Y Chu: tên bốn vị tể tướng nổi tiếng anh minh
của Trung Hoa xưa là Quản Trọng đời Tấn, Gia Cát Lượng
dời Tam Quốc, Y Doãn đời Thương và Chu Công đời Chu.
(Four famous statemen of the ancient China, namely Kuan Chung, Chu Ko Liang,
Yi Yin of Shang, and the duke of Chou)
49.
thịnh mãn: giầu sang tràn đầy (thrive, over success)
50.
xắm nắm: ngấp nghé, chờ sẵn (waiting, ready)
52.
lầu ca viện xướng: ca lâu và nhà hát (singing tower and dancing
theater)
55.
thất thưởng: thất thểu (roaming)
58.
ấn nguyên nhung: ấn làm nguyên soái (seal of a commander-in-chief)
60.
tục ngữ “nhất tướng công thành vạn cốt khô” (Proverb
“Ten thousand men die for one general’s triumph”)
67.
năm năm: mỗi năm (every year, yearly)
68.
chưng thường: cúng tế mùa đông và mùa thu (to worship in winter
and in autumn)
69:
trí phú: làm giầu (to make one’s fortune)
71:
chí thân: rất thân thiết (very dear, intimate)
74.
của phù vân: tiền của như mây nổi (richs come and go like clouds)
75.
tiền chảy bạc ròng: tiền bạc nhiều như nước (so much of
money and silver like water)
78.
hòm gỗ đa: áo quan bằng gỗ cây đa (cheap coffin made by banyan
wood.)
79.
nội rộc: đồng ngập nước (a flooded field)
83.
mấy thu: mấy mùa thu, mấy năm (several autumns, several years)
84.
trí thân: dấn thân vào (to bring oneself into, to move forward)
86.
Khem kiêng: kiêng khem (to abstain; care taken)
89.
tang tưû: chỉ quê nhà (ancestral land); xa chừng: lạc lõng xa
xôi (lonely and faraway); hương khúc: thôn xóm hẻo lánh (lonesome
hamlet)
90.
bãi sa ma: bãi tha ma (burial ground, cemetery)
94.
chạy xế: chạy xiên chiều gió (to sail against the wind)
96.
kình nghê: cá kình và cá voi (whale, big fish)
121.
tù rạc: tù mãn đời (imprison for life)
123.
chôn rấp: chôn cạn (to bury, overlay superficially)
126.
lỗi giờ sinh: sinh nhằm giờ xấu (born at an evil hour)
130.
sẩy cũi: rơi vào hầm chông bẫy thú (fall into a spike pit or
trap)
134.
răng khoái: răng hổ (tiger’s fangs)
137.
cầu Nại Hà: cầu nối liền hai cõi âm dương (The Bridge of
Patience, the bridge that connects the living world with the nether
world.)
138.
hồn xiêu, phách lạc: “Souls are fallen into pieces, spirits are
splitting up.”
145.
thần từ phật tự: đền thờ thần chùa thờ phật (god shrine
and Buddhist temple)
157.
siêu sinh tịnh độ: thoát sinh về đất tịnh (to be reborn into
the Pure Land) --
158.
độ u: cứu người u tối (save people from the dark - delusion world)
159.
tứ đại bộ chu: bốn đại lục quanh núi Tu Di (four continents
around Mt Tusi)
162.
chuyển Pháp luân [Dhrama Cakra] (turning the Wheel of Law) – Giáo
pháp của Phật ví như bánh xe Pháp, truyền bá Phật Pháp ví như quay bánh xe Pháp (transmit the Buddha’s teaching is like
to turn the Wheel of Law)
162.
tam giới [Triloka] ba thế giới: dục, sắc và vô sắc
(Three realms or three spheres: sphere of desire, sphere of desireless
corporeality, and sphere bodilessness and formlessness.)
162.
thập phương: mười hướng (All ten cardinal points: The eight points
of the compass plus the nadir and the zenith.)
163.
nhơn nhơn: nghiêm chỉnh (proper, appropriate)
163.
Tiêu Diện Ðại Vương: “Ðại vương mặt cháy” (The Burn-Faced
King). -- là vị thần lo việc dẫn vong ở địa ngục nên mặt
cũng cháy đen. Theo tinh thần Phật giáo thì Tiêu Ðiện
Ðại Vương là một hóa thân của Phật. (According to folk beleif,
the Burn-Faced King is a deity in the nether world with the purpose to
help the spirits. He could be seen as one of many transformation bodies
[Nirmanakaya] of a bodhisattva who appears in the nether land to guide
those beings to liberation.)
169.
phù sinh: sống tạm (transient/ impermanent living). Bào ảnh: bọt
và bóng (bubble and flash)
170.
vạn cảnh giai không: Tất cả cảnh sắc đều không thực
(All myrial forms are but void – all things are empty because they are
constant change and no permanent living entity) -- – Kinh Kim Cương
“Nhất thiết hữu vi pháp/ Như mộng huyễn bào ảnh/ Như
lộ diệc như điện...” (Diamond Sutra: “All conditioned things
are like a dream, a fault of vision, drew drops or a bubble .. )
175:
manh áo thoi vàng: vàng và quần áo bằng giấy (paper gold and
clothes)
176.
siêu thiên: vượt cõi khổ lên chốn giải thoát (ascent to the
free world)
180.
Tôn giả: tên tôn xưng chỉ Tiêu Diện Ðại Vương (“Reverent
One” an honor tittle refers to the Burn-Faced King)
182.
tam bảo [triratna] (“three precious ones”) – Tam bảo gồm Phật
(người giác ngộ), Pháp (giáo pháp của Phật), và Tăng Ðoàn
(đoàn thể tăng đồ) - Three essenctial components of Buddhism: Buddha
(enlighten person), Law or Dhamar (the truth expounded by Buddha) and Order
or Sangha (the followers living in acordance with this truth.)
183.
nam mô [namas] kính lễ, cứu độ ngã (venerate, praise) – the
Sanskrit namas is generally used in relation to the Buddha.
184.
nhất thiết: tất cả (all). Siêu thăng (gone beyond, ascent). Thượng
đài: lên đài (go up to the altar)