Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đạo Phật trong tiểu thuyết "Hồn Bướm Mơ Tiên"

Friday, January 6, 201200:00(View: 11488)
Đạo Phật trong tiểu thuyết "Hồn Bướm Mơ Tiên"

ĐẠO PHẬT TRONG TIỂU THUYẾT "HỒN BƯỚM MƠ TIÊN"

Hoàng Như Mai

honbuommotienTiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.

Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng, cũng là cuốn tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên báo Phong Hóa của nhóm Tự Lực văn đoàn được độc giả nhiệt liệt hoan nghênh. Cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên tạo ra một uy tín lớn cho tờ báo Phong Hóa và nhóm Tự Lực văn đoàn, khích lệ các nhà văn của nhóm sáng tác, và tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đã giành được vị trí hàng đầu trong phong trào văn học trong một thời gian dài; cho đến nay, âm vang của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn vẫn còn đọng trong ký ức độc giả, trong đó, được cảm tình sâu sắc nhất là tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên.

Thế nhưng, đối chiếu với tôn chỉ mục đích của Tự Lực văn đoàn và khuynh hướng chung của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn thì tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên lại đứng ở môt vị trí độc lập, biệt lập nếu không nói là đối lập.

Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên hướng về đạo Phật rất rõ.

Sau thế chiến thứ nhất, thực dân Pháp ra sức khai thác các thuộc địa để bù vào những tổn phí trong chiến tranh. Ở Việt Nam, cuộc khai thác thuộc địa này là lần thứ hai (lần thứ nhất được tiến hành sau khi xâm lược Pháp đã chiếm xong cả ba miền Nam, Trung, Bắc).

Từ 1924 đến 1929 là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng giữa lúc đó thì xảy ra cuộc kinh tế khủng hoảng thế giới kéo dài từ 1929 đến 1933. Việt Nam không đứng ngoài cuộc.

Cuộc sống cực kỳ khó khăn. Nạn thất nghiệp trầm trọng, người chết đói như rạ:

Một đồng được chín mười thương
Mẹ con chết đói vì chưng không tiền.

Trong cuộc tranh giành nhau cái sống, những tệ nạn xã hội diễn ra khủng khiếp.

Năm 1929, nổ ra cuộc bạo động do Việt Nam quốc dân đảng tổ chức. Các cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, Hưng Hóa, Phú Thọ, Sơn Tây,... vào đầu năm 1930. Không thành công; bọn cầm quyền tiến hành đàn áp đẫm máu.

Năm dấy lên phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh càng khiến cho thực dân Pháp lo sợ. Chúng không ngần ngại mở ra những cuộc khủng bố tàn bạo.

Trong khung cảnh kinh tế và chính trị như vậy, nhân dân hoang mang, điêu đứng tột độ, tưởng chừng như sống trong địa ngục trần gian. Số người tự tử không ít.

Và người ta cần có niềm tin để sống và hi vọng. Người ta tìm đến đạo Phật từ bi phổ độ.

Một phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra mạnh mẽ. Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập năm 1930, cho xuất tạp chí Từ Bi Âm. Ở miền Trung, hội An Nam Phật học được thành lập năm 1932, có tạp chí Viên Âm làm cơ quan ngôn luận. Ở Hà Nội sau một thời gian vận động, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập (1934). Hội cho xuất bản kỷ yếu và tạp chí Đuốc Tuệ.

Sáng lập các hội là các thiền sư đạo cao đức trọng và các nhà trí thức đầy uy tín đương thời.

Nhà văn Khái Hưng, một người có tâm hồn nhạy cảm, có học vấn sống trong hoàn cảnh xã hội ấy chắc chắn có chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo khi sáng tác tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên.

Sơ lược cốt truyện như sau:

Ngọc là sinh viên trường Canh Nông trong dịp nghỉ hè về ở với ông bác là sư tổ chùa Long Giáng. Chùa có một chú tiểu tên Lan. Thấy Lan là người có học, tính tình hòa nhã, Ngọc thân ngay. Nhưng Lan thực ra là gái, cha mẹ mất sớm, ở với chú bị chú ép gả chồng, mà Lan thì khuynh hướng về đạo Phật từ nhỏ do ảnh hưởng của mẹ, nên Lan bỏ nhà, cải dạng nam trang đến chùa Long Giáng xin tu. Khi Ngọc phát hiện Lan là gái, chàng từ tình bạn chuyển sang tình yêu. Vì Lan quyết chí tu hành như đã hứa với mẹ lúc lâm chung, cô khước từ tình yêu của Ngọc.

Câu chuyện giản dị, không có gì ly kỳ gay cấn. Tác giả cũng không diễn tả, phân tích tình yêu phức tạp, éo le như ta thường thấy trong các tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn và các tiểu thuyết đương thời. Cả cái mô-tip: xung đột ái tình - tôn giáo cũng không được khai thác triệt để nhằm thu hút hứng thú của độc giả. Đọc tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, ta cảm nhận rõ ràng Khái Hưng mượn câu chuyện để nói về đạo Phật, để trình bày cái nhìn của ông đối với đạo Phật. Quả là Khái Hưng có nhìn đạo Phật qua cái lăng kính thi vị hóa, nhưng ông nhìn đúng, với cái tâm của một người am tường, và mộ đạo.

Ngay từ đầu tiểu thuyết, tác giả đã miêu tả chùa Long Giáng, một ngôi cổ tự thanh u tịch mịch dễ cảm hóa lòng người, nâng người ta vươn lên tinh thần hướng thiện:

"Phía Tây sau dẫy đồi cỏ biếc sắc đồi đỏ, ửng lấp loáng qua các khe đám lá xanh đen. Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất cùng cây, cùng cỏ. Khoảng khắc mấy bức tường và mấy cái cột gạch quét vôi chỉ còn lờ mờ in hình trong cái cảnh nhuộm đồng một màu tím thẫm. Lưng chừng một cái đồi cao, mấy nóc nhà rêu mốc chen lẫn trong đám cây rậm rạp, bốn góc, bốn gác chuông vượt lên trên từng lá xanh um.

... Trong làn không khí êm đềm, tiếng chuông thong thả ngân qua như đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên. Lá cây rung động, ngọn khói thiết tha, bông lúa sột soạt như cảm tiếng gọi của Mâu Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch".

Câu chuyện về sự tích Văn Khôi công chúa, con vua Lý Nhân Tôn, không chịu lấy chồng, đang đêm trốn khỏi cung, tìm đến tu ở chùa này, vì thế nhà vua nổi giận sai phóng hỏa đốt chùa; nhưng ngọn lửa vừa nhóm, có con rồng vàng hiện lên phun nước lửa tắt ngay, vì thế chùa mới có tên Long Giáng lại tôn thêm giá trị kỳ thú của ngôi chùa, làm nảy sinh trong lòng người môt niềm tin thành kính.

Tác giả dẫn độc giả đến với những sinh hoạt trong chùa được tác giả quan sát rất tinh tế:

"... Trên chiếc bục gỗ trải chiếc đậu sư cụ ngồi tụng kinh cặp mắt đăm đăm nhìn thẳng vào quyển sách có chữ to đặt trên cái kỷ nhỏ gỗ mọc.

Tay phải sư cụ cầm dùi gõ mõ như để chấm câu cứ đọc bốn chữ lại đánh một tiếng. Tay trái sư cụ đặt lên trên quyển kinh, thỉnh thoảng lại rời quyển sách, nhắc chiếc dùi gõ một tiếng vào cái chuông con trông hình dáng như cái lon sành.

Sư cụ có vẻ tôn nghiêm lắm. Bao nhiêu tâm trí hình như thu cả vào quyển kinh, không hề thấy cụ liếc mắt ra chỗ khác. Các pho tượng ngồi trên bệ gạch thì hình như đang lắng tai nghe, có vẻ trầm tư mặc tưởng.

Tiếng kinh du dương, mùi trầm ngào ngạt, Ngọc tưởng tượng sống trong một thế giới khác, thế giới mộng ảo thần tiên.

... Chú (chú tiểu Lan) vẫn chăm chú vào phậnsự: cứ đọc một câu lại đánh mọt tiếng bớt, khi câu niệm chỉ còn it chữ thì hai tiếng kế tiếp lại thêm gần nhau cho tới khi chú tiểu đổ hồi.

Ngọc cố chờ đến mười lăm phút cho chú tiểu đánh dứt hồi chuông, cuối cùng đặt vồ xuống ván gác, rồi nghiêm trang hỏi rằng:

- Sao chú phải cầu kinh thế mới đánh được chuông?

Lan cười:

- Đánh chuông phải đọc thần chú chứ.

- Thần chú! Hay nhỉ.

- Nghĩa là mười sáu câu niệm Phật, ba hồi một trăm hăm ba tiếng.

- Vậy nhớ được cũng khó lắm nhỉ.

- Phải học thuộc lòng chứ.

- Những ba hồi, một trăm hăm ba tiếng ! Thảo nào mãi bây giờ mới dứt hồi ".

Những công việc này, đối với các nhà tu hành thì không có gì đáng để ý vì là quen thuộc; nhưng đối với những ai chưa ở chùa thì tác giả đã cho thấy chùa là nơi có quy củ, trật tự nghiêm chỉnh, mỗi hành vi đều có ý nghĩa, không phải là xô bồ luộm thuộm như nhiều người lầm tưởng.

Mấy trang tiểu thuyết diễn tả lễ làm chay thật là sinh động:

" Luôn hai tối, các nhà sư ở những chùa lân cận nhận được giấy mời của sư cụ Long Giáng tề tựu đến dự lễ rất đông.

Ngoài sân chùa,ở giữa bày ba tầng án thư chồng lên nhau theo hình thang. Hai bên cũng đều có án thư. Nến thắp linh tinh, ánh sáng phản chiếu vào những mặt kính tròn ở các mũ giấy bày la liệt kín cả mấy hàng án thư trông lấp lánh như các ngôi sao trên trời.

Tối nào các nhà sư cũng cắt lượt nhau tụng kinh đến tận hai ba giờ sáng, hoặc ngồi ở chiếu giữa hoặc đứng sát các án thư bên. Cứ xong một lần tụng niệm lại có đánh trống lớn, trống con, thanh la, não bạt, nghe rất là inh ỏi.

Đến tối thứ ba thì vào đàn giải kết.

... Sư ông ngồi ở chiếu giữa tụng kinh một lúc lại chạy vòng quanh đàn, nghĩa là đi lượn khắp các hàng án thư, theo nhịp nhanh hay chậm của tiếng trống và tiếng thanh la. Sau lưng sư ông gần hai chục người chạy theo, nào tiểu nào vãi, nào thiện nam tín nữ cùng là những người sự chủ.

... Chạy xong một tuần sư ông lại vào chiếu giữa múa mênh quyết ấn trông rất dẻo tay, rồi cầm kéo cắt những đồng tiền kết giấy thành hình người và treo lủng lẵng ở ba hàng dày chung quanh bàn. Cứ mỗi lần lại cắt bốn, năm đồng, kỳ cho hết là tan đàn.

Trong khi ấy thì những người tùy tùng hoặc vào ngồi lễ ở sau lưng sư hoặc đứng sang một bên lẫn vào chỗ người đi xem".

Đối với các nhà folklore học, đây là những tư liệu để nghiên cứu rất bổ ích và thú vị. Với sự thông thái, họ sẽ lượng giá được những đặc sắc của một nền văn hóa dân tộc không thể xem thường. Cuộc lễ làm chay có cả một cơ sở triết lý và biểu hiện một giá trị nghệ thuật đặc biệt.

Những người dân Việt Nam bình thường dự lễ được ghi nhớ, hiểu thêm về lễ nghi phong tục đậm đà bản sắc dân tộc, những truyền thống quý báu mà ông cha ta đã gây dựnglưu truyền lại cho con cháu. Họ được học một cách trực quan, sâu sắc bài học đạo hiếu đối với cha mẹ: một đạo lý thiêng liêng, một tín ngưỡng rất có ý nghĩa. Đạo Phật đi vào lòng nhân dân một cách tự nhiên như vậy.

Nhiều người vẫn cho rằng tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên nêu lên sự xung đột giữa Ái tìnhTôn giáo. Không hẳn như vậy, ấy chỉ là một tình tiết của câu truyện. Ta hãy bàn về tình tiết ấy trước và vấn đềxung đột hay không, sẽ bàn sau.

Khi phát hiện tiểu Lan là gái giả trai, Lan lại xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, Ngọc đã nảy sinh tình yêu, điều này là có thể. Lan là cô thiếu nữ trẻ, có học, bấy lâu sống với những người trong chùa là dân quê chất phác, nay gặp Ngọc có học vấn, tính tình hòa nhã vui vẻ, tất nhiên cũng có cảm tình. Lan vì trốn một cuộc tình duyên ép buộc mà đi tu, cô mới tu được hai năm, chưa phải đã dứt bỏ được thế tục, mà Ngọc lại bộc lộ tình yêu tha thiết, chân thành, Lan làm sao tránh khỏi được đôi lúc phân vân? Nhưng mỗi lúc nhận thấy mình chơi vơi, Lan vội cầu viện sự cứu trợ của đức Phật.

Lần thứ nhất, Lan leo lên thang gác chuông, bất thình lình gặp rắn, hoảng sợ ngã vào lòng Ngọc; sau đó Ngọc đứng canh rắn để Lan thỉnh chuông.

Sự đụng chạm giữa trai và gái, cùng lòng hào hiệp của Ngọc có tác động đến tình cảm của Lan. Lập tức đêm ấy, Lan thắp nhang tụng niệm cầu khấn đức Từ bi phù hộ cho có đủ nghị lực xa chỗ trầm luân.

Lần thứ hai, Lan đọc bức thư bày tỏ tình yêu của Ngọc (Ngọc viết định đưa Lan nhưng không dám, xé đi, Lan vô tình chắp lại những mảnh giấy và đọc được ), Lan bị xúc động:

" Lan buồn rầu nghĩ ngợi, hai bên má có ngấn hai hàng nước mắt.

Bỗng có tiếng mõ tụng kinh ở chùa đưa tới.

Một nụ cười kín đáo trên cặp môi Lan thong thả trở về.

... Vào trong nhà chùa ngửi thấy mùi trầm ngào ngạt nghe thấy tiếng tụng kinh dịu dàng, Lan tươi cười thở dài, như kẻ ngã xuống sông vừa ngoi lên được mặt nước vậy.

Làn không khí êm đềm tịch mịch bao bọc, những pho tượng khổng lồ, nét mặt thản nhiên. Trên bục gỗ sư cụ khoác áo bốn thân ngồi ngay thẳng như pho tượng chỉ hơi mấp máy cặp môi và động đậy cánh tay gõ mõ.

Lan đứng sững hồi lâu, nhắm mắt lim dim hai tay, chắp ngực, rồi thong thả nhẹ nhàng như cái bóng, mon men lại sau lưng sư cụ ngồi xệp xuống đất, lâm râm khấn khứa ".

Lần thứ ba, một cử chỉ không cố ý của Ngọc làm cho áo của Lan tuột cúc trễ vạt ra, Ngọc thoáng thấy ngực Lan quấn vải nâu. Lan sợ quá bỏ chạy và Ngọc cũng rất hối hận. Ngọc chạy tìm Lan và trấn an Lan là chàng không có tà tâm gì hết, thề với Lan sẽ về Hà Nội để Lan yên tâm tu hành.

Ngọc về Hà Nội. Lan bỗng cảm thấy sầu khổ: Lan đã yêu.

"Lan lẩm bẩm: "Ta rất có tội với đức Phật tổ ". Lúc ấy, Lan thoáng ngửi thấy mùi trầm. Thì ra lên tới chùa trên từ bao giờ mà Lan không biết vẫn tưởng còn ngồi trong buồng Ngọc. Ngước mắt trông lên các tượng thấp thoáng trong bóng đèn tù mù dầu lạc. Tuy không nhìn rõ, nhưng Lan cũng tưởng tượng ra cái vẻ tươi cười khoan dunglãnh đạm của những pho Bụt. Từ từ Lan cúi mặt như người vừa bị quở mắng, rồi rón rén tới bục gỗ quỳ xuống thì thầm khấn khứa ".

Lần thứ tư là sau khi chùa Long Giáng vắng bóng Ngọc. Ba bốn ngày sau khi Ngọc đi, chú chẳng thiết làm gì, chẳng muốn ăn uống gì...

Chiều hôm ấy, mặt trời đã lặn sau rặng đồi tây, Lan còn thơ thẩn ở trên vườn sau chùa. Ngồi trên bó cành lẫn lá để ngổn ngang chưa buộc cặp mắt lờ đờ nhìn về phía xa xa, linh hồn Lan như đương theo đám mây phản chiếu sắc hồng của vừng thái dương mà bay về nơi hư vô tịch mịch. Lan thở dài buột mồm thong thả nói: "Nát bàn! Bồng lai!".

Hai ý tưởng "tôn giáo" và "ái tình" hình như đương công kích nhau ở trong tâm trí.

Bỗng Lan giật mình tỉnh bừng giấc mộng. Tiếng chuông như cất giọng từ bi vỗ về an ủi dỗ dành. Lan mỉm cười lẩm bẩm: "Thế nào cũng phải lánh xa nơi trần tục".

Tiếng chuông đổ hồi như vui mừng cười khanh khách vì đã giải thoát được tâm hồn Lan.

Lan cũng cười tiếp theo hồi chuông, tiếng cười lanh lảnh trong làn không khí yên lặng dưới ánh tà mù thảm đạm buổi chiều tà".

Xung đột giữa ái tình và tôn giáo? Không có. Bởi vì nếu là xung đột thì cuộc giao tranh sẽ quyết liệt, giằng co, đưa tới bi kịch. Ở đây, quả là có những lúc ái tình gợn lên trong Lan, tuy nhiên nó cũng như những lượn sóng gợn lên trên mặt hồ khi có hòn đá ném xuống, nhưng chỉ trong chốc lát mặt hồ lại trở về phẳng lặng; nó cũng như hạt sương còn đọng lại trên lá buổi sớm mai, nhưng mặt trời chiếu nắng là sương tan ngay.

Thế thì có thể nói: Đạo Phật đàn áp tình cảm?

Không đâu.

Hãy đọc đoạn đối thoại của Lan và Ngọc ở phần kết thúc; khi Ngọc trở lại chùa thăm Lan:

-Vậy xin Lan cứ ở đây tu hành, rồi ngày Ngọc được nghỉ cho phép Ngọc phóng xe đạp lên đây thăm Lan, Lan có ưng như thế không?

Lan mỉm cười:

- Nếu được mãi như thế ?

- Tôi xin thề với Lan rằng tôi giữ được mãi như thế. Tôi nêu Phật tổ tôi xin thề với Lan rằng suốt trong đời tôi, tôi sẽ chân thành thờ ở trong tâm trí, cái linh hồn dịu dàng của Lan.

- Thế nghĩa là thế nào ?

- Nghĩa là suốt đời tôi, tôi không lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng, của ái tình bất vong bất diệt.

Lan hai dòng nước mắt đầm đìa, dịu dàng bảo bạn:

- Không được. Còn gia đình của ông?

Ngọc lạnh lùng:

- Gia đình! Tôi không có gia đình nữa. Đại gia đình của tôi nay là nhân loại, là vũ trụ mà tiểu gia đình tôi là... hai linh hồn của đôi ta ẩn núp dưới bóng từ bi Phật tổ.

Lan tươi cười, ôn tồn bảo bạn:

- Tôi không ngờ Phật giáo đã cảm hóa ông được sâu xa đến thế.

Đương nhiên hai người trẻ tuổi ấy chưa hoàn toàn rũ sạch được trần tâm, chưa đạt tới được đỉnh "vô ngã", nhân sinh thành Phật dễ đâu (Truyện Nam hải Quan Thế Âm), nhưng đích thật họ đã vượt qua được vũng bùn tình dục mê muội mà vươn lên tình yêu thuần khiết, tình yêu vị tha; ấy là bước đầu giải thoát.

Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 19)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 89)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 79)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 190)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 258)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 309)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 245)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 341)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 441)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 374)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 478)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 445)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 710)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 537)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 562)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 503)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 658)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 584)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 946)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 606)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 608)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 696)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 833)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 762)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 649)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 655)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 685)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 781)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 929)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 932)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 671)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 786)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 876)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1030)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 847)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 938)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1136)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1009)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1022)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1151)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1332)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1487)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1479)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1347)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1228)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1217)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1205)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1353)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1319)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1540)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1204)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1110)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1238)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1429)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1242)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1254)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1388)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1373)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant