Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

12 Đại Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm

Tuesday, March 4, 201400:00(View: 17136)
12 Đại Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm


12 Đại Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm

Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ

---000---

bo-tat-quan-the-am


1. Nam mô hiệu Viên Thông, danh Tự Tại, Quán Âm Như Lai, quảng phát hoằng thệ nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Viên Thông, Tự Tại, Quán Âm Như Lai, Ngài đã phát ra, mười hai nguyện lớn, cứu độ chúng sanh.

Thơ:

Tu thành Bồ Tát Quán Âm

Viên Thông, Tự Tại, Diệu Âm cứu đời

Mười hai nguyện lớn sáng ngời

Từ bi, Trí Tuệ, độ người an vui.


2. Nam môquái ngại, Quán Âm Như Lai, thường cư Nam (Đông) Hải nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, thường ở biển Nam (Đông) Hải, Tự Tại Vô Ngại, cứu độ chúng sanh.

Thơ:

Không ngại sống gió dập vùi

Quán Âm Tự Tại, đẩy lùi bảo dong

Bao thuyền gặp nạn biển Đông

Quán Âm cứu khổ, thong dong thoát nàn.

 

3. Nam mô trú Ta Bà U Minh giới, Quán Âm Như Lai, tầm thanh cứu khổ nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, thường ở cỏi Ta BàU Minh, tìm tiếng kêu cứu của chúng sanh, mà liền đến cứu giúp.

Thơ: 

Ta Bà bao chốn nguy nan

Quán Âm nghe tiếng, bình an trở về

U Minh lắm chuyện nảo nề

Quán Âm niệm niệm, bốn bề bình yên.

 

4. Nam mô hằng tà ma, trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai, năng trừ nguy hiểm nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, Ngài thường hàng phục, tà ma quỷ quái, đem lại bình yên, hạnh phúc cho mọi người.

Thơ:

Gặp lúc ma quái, chẳng yên

Niệm danh Bồ Tát, chúng liền tránh xa

Tà ma, quỷ quái quậy phá

Quán Âm Bồ Tát, độ tha quy hàng.

 

5. Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lộ sái tâm nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, tay cầm dương liễu, tay cầm tịnh bình, rưới khắp thế gian, chúng sanh mát mẽ, tâm liền hỷ hoan.

Thơ:

Tình thương Mẹ trải muôn ngàn

Tay cầm tịnh thủy, muôn vàn từ bi

Tay cầm nhành liễu dương chi

Cam hồ rưới khắp, Tâm si rạng ngời.

 

6. Nam mô Đại Từ bi, năng hỉ xã, Quán Âm Như Lai, thường hành bình đẵng nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, Đại Từ Đại Bi, Đại Hỉ Đại Xã, bình đẵng cứu giúp chúng sanh.

Thơ:

Bình đẵng cứu giúp bao người

Từ bi thương xót muôn nơi nương nhờ

Hỉ xã trải rộng vô bờ

Quán Âm hiện khắp mê mờ xoá tan.

 

7. Nam mô trú dạ tuần vô tổn hại, Quán Âm Như Lai, thệ diệt tam đồ nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, đêm ngày đi khắp, cứu giúp chúng sanh khỏi bị sự tổn hại và thoát cảnh tam đồ: địa ngục ngã quỷ súc sanh.

Thơ:

Tam Đồ cảnh khổ muôn vàn

Niệm danh Bồ Tát xóa tan ngục trần

Cọp beo, thú giữ vây quanh

Quán Âm thị hiện, liền nhanh thoát nàn.

 

8. Nam mô vọng nam nham cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai, giả tỏa giải thoát nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, khi người nào gặp lúc bị gong cùm xiềng xích mà hướng về hướng Nam lễ bái Quán Âm Như Lại thì lập tức thoát được nạn gong cùm.

Thơ:

Gặp lúc xiềng xích khổ nàn

Hướng nam vọng bái, bình an đến liền

Bị tù, đánh đập liên miên

Quán Âm nhớ niệm, bình yên tức thời.

 

9. Nam mô tạo pháp thuyền du khổ hải, Quán Âm Như Lai, độ tận chúng sanh nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, chèo thuyền Bát Nhã, trong biển khổ muôn trùng, để cứu vớt hết thảy chúng sanh.

Thơ:

Chúng sanh khổ hải ngập trời

Quán Âm thương cứu mãnh đời khổ đau

Nương thuyền Bát Nhã trước sau

Theo chân Bồ Tát, cùng nhau an lành.

 

10. Nam mô tiền tràng phan hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai, tiếp dẫn Tây Phương nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, trước dùng tràng phàn, sau dùng báo cái, tiếp dẫn những ai phát nguyện tu theo ngài, đều được vãng sanh về cỏi Tây Phương tịnh độ.

Thơ:

Quán Âm tiếp dẫn vãng sanh

Tràng hoa, kỷ nhạc xung quanh hương ngàn

Có đủ bảo cái, tràng phan

Quán Âm hướng dẫn chỉ đàng về Tây.

 

11. Nam mô vô lượng thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai, Di Đà Thọ ký nguyện. (lạy)

Nghĩa: Kính lạy Quán Âm Như Lai, Ngài được Phật Di Đà Thọ ký thành Phật ở cởi Tây phương tiếp sau Phật A Di Đà.

Thơ:

Phương tây phước báo tròn đầy

Vô biên thọ mạng chốn này không sai

Di Đà thọ ký Như Lai

Quán Âm thành Phật tương lai cỏi nầy.

 

12. Nam mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quán Âm Như Lai, quả tu thập nhị nguyện. (lạy)

Dịch: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, khi mãn mười hai đại nguyện, thân Ngài đoan trang không ai sánh bằng, là kết tinh của sự thực hành tròn đầy mười hai nguyện rộng lớn nầy.

Thơ:

Mười hai nguyện lớn tròn đầy

Đoan nghiêm thân Phật đó đây không bằng

Từ Bi sáng tợ vầng Trăng

Bao la Trí Tuệ ngập tràn ánh Dương.

-------- Hết --------

Đôi Dòng Cảm Niệm:

Con kính lạy Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát!

Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức! Kính thưa quý Phật tử, cứ mỗi lần Liễu Nguyên nghĩ về Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát, là mỗi lần nước mắt cứ rơi rơi. Vì cảm niệm biết bao công ơn trời biển của Ngài, đã bao lần đã chết đi cũng nhờ đức Từ Bi Trí Tuệ, từ 12 Nguyện Lực của Ngài mà sống lại đến hôm nay.

Một lần bị nước cuối trôi, quằn quạy trong cỏi chết vậy mà chỉ cần nhớ đến Ngài thì Ngài liền hiện thân cứu giúp, cho con có lại sự sống, và sự bình an này.

Lại có lần, gặp tai nạn gần như cụt tay máu chảy như nước đổ đến chết ngất, cũng nhờ nghỉ niệm đến tên Ngài, liền có người đến cứu giúp, tưởng chừng như không lành lại được, mà nay đã hồi phục gần như lúc ban đầu, giúp con có thể lái xe hay đánh máy… những dòng cảm niệm này. Hay những lúc con bị Tham, sân, si trổi dậy, chỉ cần nhớ niệm đến tên Ngài thì niệm an vui, hỷ lạc dâng trao trong Tâm. Con nghĩ không những chỉ riêng mình con, mà có nhiều Phật tử, nhiều người cũng từng đã được Ngài cứu khổ, khi gặp những cảnh khổ nguy nan mà nhớ niệm đến danh của Ngài: Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, thị Ngài liền hiện thân cứu giúp đến chổ an lành. Qua đó con mới cảm nhận được đức Từ Bi, Hỉ Xã và nguyện lực rộng lớn của 12 Đại Nguyện này.

Thiết nghĩ, công ơn bao la trời biển này, con làm sao đền đáp được? Con chỉ biết noi theo bước chân Ngài, học và tu tập theo 12 Đại Nguyện của Ngài để tự cứu khổ cho bản thân và những ai còn nhiều nghiệp chướng khổ đau như con.

Kính chúc quý Thiện Hữu Tri Thức và quý Phật tử và tất cả những người thân luôn luôn được nhiều an lạc và ngày càng tiến sâu vào biển trời Từ BiTrí Tuệ của mười phương chư Phật trên con đường giác ngộ của tự thân.


NHỚ ÂN MẸ HIỀN QUÁN THẾ ÂM

Thơ: Liễu Nguyên

Con từ sanh tử bình an
Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con
Cứu từ nước cuốn, sống còn
Cứu từ máu chảy, thân con năm nào.

Bao lần con khổ xiết bao
Niệm danh Mẹ đến cùng bao an bình
Chúng sanh trong chốn hữu tình
Ở đâu gặp nạn, có hình Mẹ ngay.

Nhành dương liễu sẵn trên tay
Cam lồ tịnh thủy trong tay nhẹ nhàng
Từ bi trải rộng muôn ngàn
Trí tuệ rọi khắp Quán Âm cứu nàn

Công ơn Mẹ lớn vô vàn
Ngàn thơ không hết tình tràn Mẹ trao
Cho dù bốn biển mực đào
Cũng không tả hết công lao Mẹ hiền.

Nam mô! Mẹ đã đến liền
Tâm luôn có Mẹ bình yên tháng ngày
Noi theo hạnh nguyện hăng say
Để con có Mẹ đêm ngày bình yên.

Quán Âm niệm niệm tinh chuyên
Diệu Âm cùng khắp, Mẹ truyền pháp thân
Con thật duyên được phước ân
Muôn vàn kính lạy, nhớ ân đời đời.

Kính lạy Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát thùy từ gia hộ.

 

Những bài thơ này được trích từ:

Gió Mây Hóa Kiếp – Liễu Nguyễn (Tuyển tập thơ)

Reader's Comment
Monday, August 1, 201602:32
Guest
Nam mô A Di Đà Phật
http://hoavouu.com/
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 446)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 417)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 422)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 660)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 570)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 527)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 621)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 538)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 621)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 581)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 504)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 476)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 792)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 778)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 720)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 909)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 881)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 938)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 892)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 766)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 672)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1138)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 1085)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1014)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1191)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 890)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 940)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 877)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1236)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 1556)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 1487)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 1703)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 1496)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 1475)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1099)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 1478)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1406)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 1720)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1441)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2106)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1757)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 2417)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 1633)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 1420)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 1992)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 1684)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 1570)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 1885)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 1952)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM