- Lời Đầu Sách
- Tìm Hiểu Trung Luận
- 01 Phá Nhân Duyên – Phẩm 1
- 02 Phá Đi Và Đến – Phẩm 2
- 03 Phá Lục Tình – Phẩm 3
- 04 Phá Ngũ Ấm – Phẩm 4
- 05 Phá Lục Chủng – Phẩm 5
- 06 Phá Nhiễm - Người Nhiễm – Phẩm 6
- 07 Phá Tam Tướng – Phẩm 7
- 08 Phá Tác - Tác Giả – Phẩm 8
- 09 Phá Bổn Tế – Phẩm 11
- 10 Phá Hành – Phẩm 13
- 11 Phá Buộc Mở – Phẩm 16
- 12 Quán Pháp – Phẩm 18
- 13 Phá Thời Gian – Phẩm 19
TRUNG
QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007
Phá LỤC CHỦNG
Lục chủng (lục đại) là : Đất, nước, gió, lửa, thức và không. Gọi là ĐẠI vì chúng là thành phần căn bản tạo ra muôn pháp. Đây phá riêng phần KHÔNG ĐẠI.
Nguyên nhân phá lục chủng
Phá là do có chấp. Không chấp thì không phá. Nghĩa là, nếu ta nhìn hư không đúng với bản chất hư huyễn của nó thì không cần phá. Song khi ta đã cho hư không là thực, hoặc cho hư không là cội nguồn tối cùng sinh ra các pháp thì phải phá. Nói cách khác, nếu ta cho hư không là thể tánh thường trụ của vạn pháp thì phải phá. Phá để hiển bày thực tánh của hư không.
Đa số các chấp nói đây đều được hình thành trong quá trình thiền định. Khi sanh diệt của HÀNH ẤM [12] đã diệt mà chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tánh tịch diệt, thì tùy theo định tánh của thiền giả mà có các cảnh giới THỨC khác nhau. [13]
. Như thấy tất cả 4 đại (đất, nước, gió, lửa) [14] đều có thể phát sanh biến hóa, nên nhận 4 đại làm bản nhân, lập nó làm chỗ NHẬN HIỂU thường trụ, đem hết thân tâm thờ lửa, thờ nước để cầu ra khỏi sanh tử. Đây là lấy 4 ĐẠI làm tánh các pháp. Học thuyết nào còn đi tìm bản thể của vạn pháp trên những thứ có hình có tướng, dù là những thứ cực vi tế (chỉ có thể chiêm nghiệm qua kính thiên văn, hiển vi hay trong quá trình thiền định), đều rơi vào dạng chấp nói đây. Đã gọi là chấp để phải phá, thì việc chấp đó đương nhiên có vấn đề.
. Nơi cảnh viên minh cho cái RỖNG KHÔNG không hình tướng của viên minh là chỗ qui về, bác bỏ tiêu diệt các sự vật biến hóa, lấy cái tính diệt hẳn làm niết bàn rốt ráo, rơi vào cái kiến đoạn diệt. [15] Đây là chấp cái RỖNG KHÔNG làm tánh các pháp. Thấy sắc thể từ HƯ KHÔNG sinh ra, rồi cho hư không là bản thể tối cùng của vạn pháp, cũng thuộc dạng chấp này.
. Do hay biết cùng khắp nên nhận cái biết lập thành chỗ nhận hiểu. Thấy tất cả vạn vật do thức biến, cho cỏ cây mười phương đều là hữu tình, cùng người không khác. Cỏ cây sinh làm người, người chết trở lại làm cỏ cây. Đây là lấy tánh hiểu biết làm tánh các pháp.[16] Cái thấy do thức biến này, thâm sâu vi tế hơn nhiều so với cái thấy của ngành vật lý hiện nay về vũ trụ và thế giới : Ngành vật lý hiện đại vẫn còn hướng ngoại cầu tìm một hạt cơ bản, trong khi người xưa đã thấy ‘mọi thứ đều do tâm thức biến hiện’. Song do cái thấy chưa được tột cùng, chấp vào cái chưa tột cùng đó hình thành nên những nhận định sai lầm, như cho cây cỏ hiểu biết v.v... mà thành lỗi.
Trên là một số chấp về lục chủng. Phần còn lại có thể nghiên cứu trong kinh Lăng Nghiêm.
Đưa ra là để hiểu sơ về cội nguồn của sự chấp thủ. Với những cảnh giới trên, thấy thì không lỗi. Lỗi là do nhận cái thấy ấy làm chân lý, chấp vào đó rồi hình thành nên những nhận định sai lầm đối với vạn pháp. Nhận định sai lầm dẫn đến hành động sai lầm. Là nhân duyên đưa đến khổ đau của nhân loại. Như thấy 4 đại phát sanh biến hóa tất cả. Thấy thì không lỗi. Đó là cái quả tất nhiên trong quá trình thiền định. Lỗi ở chỗ, không nhận ra được mặt duyên khởi của 4 đại. Duyên khởi thì không tánh, đều từ tâm lưu xuất. Ngài Hàm Thị nói “Do chưa thâm đạt được cội nguồn tánh giác, không biết 4 đại chủng từ vọng tưởng sanh, vốn không thường trụ, thì không thể phát sanh thường trụ …”. Do mê tâm theo vật, lấy vật chất làm nền tảng cho vạn pháp, nên bỏ mặc phần tâm linh nhân quả. Mọi tệ nạn khủng hoảng xảy ra trong xã hội ngày nay, đều bắt nguồn từ cái nhìn thiếu nhân quả này.
Tiến một chút, hình thành nên thần lửa, thần nước v.v… có quyền lực sinh ra muôn loài, nên chuyên tâm thờ lửa, thờ nước, rơi vào mê tín dị đoan. Đã mê tín dị đoan, thì đời sống xã hội không thể tiến triển. Cứ vậy, cái lầm này truyền thừa thành cái lầm khác, từ đời này qua đời kia, tạo nghiệp, luân chuyển vô vàn. Đối với người tu Phật, những loại chấp đó làm mê muội tánh bồ đề, đi ngược với đạo niết bàn, vì vậy phải phá.
Ý nghĩa và cách sử dụng các khái niệm
Trong phẩm này có 2 khái niệm cần nắm vững là TƯỚNG và SỞ TƯỚNG.
TƯỚNG là tất cả những gì mà các căn ghi nhận được từ pháp. TƯỚNG là thứ nhờ đó ta nhận định được pháp.
Như cây huệ có thân suông đuột, lá dài dính quanh thân, bông trắng v.v… Toàn bộ cây huệ gọi là TƯỚNG. Những thứ riêng lẻ như thân, lá dài, bông trắng cũng gọi là TƯỚNG. Toàn bộ hay riêng lẽ gì cũng đều gọi là TƯỚNG. Nhưng khi có sự so sánh giữa cái tổng và cái riêng, thì tướng toàn bộ của cây huệ gọi là TỔNG TƯỚNG, còn các tướng riêng lẻ gọi là BIỆT TƯỚNG. Như vậy, tướng tổng và biệt của một pháp không lìa nhau. Đã có tổng tức có biệt, đã có biệt tức có tổng. Tổng tướng và biệt tướng làm duyên khởi cho nhau cùng sanh khởi. Có cùng có, không cùng không.
Nhờ các biệt tướng mà nhận được tổng tướng, nên biệt tướng đóng vai trò năng tạo (tạo ra), gọi là NĂNG TƯỚNG, tổng tướng đóng vai trò sở tạo (được tạo ra) gọi là SỞ TƯỚNG. Như nhờ các tướng riêng lẻ lá xanh, bông trắng v.v... của cây huệ mà mình biết đó là cây huệ, nên các tướng riêng lẻ ấy gọi là năng tướng, cả cây huệ gọi là sở tướng.
Ngược lại, nhờ tổng tướng mà các biệt tướng được xác định là tướng của pháp gì, tức sở tướng là CHỖ TRỤ của tướng. Như tướng tổng quát của cây huệ là chỗ trụ của các tướng lá dài, bông trắng v.v… Lúc này sở tướng đóng vai trò năng tướng, còn biệt tướng đóng vai trò sở tướng (Trong bài gọi là khả tướng để dễ phân biện). BIỆT không thể lìa TỔNG thì NĂNG cũng không thể lìa SỞ. Có NĂNG thì có SỞ. Không SỞ thì không NĂNG.
Như vậy, cũng một chữ TƯỚNG, nhưng khi đi với SỞ TƯỚNG thì nó mang ý nghĩa là NĂNG TƯỚNG, khi đi với TỔNG TƯỚNG thì nó mang ý nghĩa là BIỆT TƯỚNG. Nếu đi với NĂNG TƯỚNG thì nó mang ý nghĩa là KHẢ TƯỚNG hay SỞ TƯỚNG. Ngoài ra năng và sở, biệt và tổng cũng tùy trường hợp mà có tên, không ấn định dứt khoát cho một pháp nào. Như với tổng tướng là cây huệ thì các tướng lá dài, bông trắng v.v… gọi là biệt tướng. Nhưng với loài hoa thì hoa huệ, hoa hồng gọi là biệt tướng mà loài hoa lại là tổng tướng. Lúc này hoa hồng, hoa huệ là năng tướng tạo nên sở tướng là loài hoa, để phân biệt với các loài khác.
Nhờ tướng và sở tướng mà ta nhận định được pháp. Như vậy TƯỚNG và SỞ TƯỚNG là thứ quyết định sự có mặt của PHÁP. Nếu tướng và sở tướng không thì pháp cũng không.
Đứng về mặt Nhân duyên, năng tướng chính là NHÂN và sở tướng chính là QUẢ. Ngược lại, sở tướng cũng có thể là NHÂN và năng tướng cũng có thể là QUẢ. Cái làm quả được gọi là sở tướng hay khả tướng. Cái làm nhân, gọi là năng tướng hay tướng. Cả hai thứ năng tướng và sở tướng này lại đều là NHÂN để có cái quả là PHÁP. Như vậy nhân hay quả là tùy thuộc vào vai trò mà chúng đảm nhiệm, không tánh cố định.
Khi nói nhơn A mà biết B, hay nhờ A mà có B, thì phải hiểu A chính là nhân, B chính là quả. Nhờ tướng mà biết được sở tướng, thì tướng là nhân, sở tướng là quả. Đây là ý nghĩa của các từ NHỜ, NHƠN, DO, NƯƠNG … Nắm vững ý nghĩa của chúng, phần lý luận thành đơn giản. Có NHÂN có QUẢ tức nhân duyên đang vận hành, duyên khởi đã chi phối.
-Là pháp duyên khởi thì NHÂN và QUẢ, TƯỚNG và SỞ TƯỚNG không thể lìa nhau mà tồn tại.
-Là pháp thực có, tức có tự tánh, thì TƯỚNG và SỞ TƯỚNG phải tồn tại độc lập với nhau. Tức TƯỚNG có thể có trước, có sau hay có đồng thời với SỞ TƯỚNG mà không dính gì đến SỞ TƯỚNG.
Đó là chỗ khác nhau giữa pháp Duyên khởi và pháp có tự tánh. Nắm vững ý nghĩa và cách sử dụng các khái niệm trên, sẽ hiểu cách lập luận mà Luận chủ dùng để phá bỏ hư không.
LUẬN GIẢI TOÀN PHẨM
空相未有時 Tướng không khi chưa có
則 無虛空法 Ắt không
pháp hư không
若 先有虛空 Nếu trước
có hư không
即 為是無相 Thì hư
không không tướng (1)
Mở đầu, Luận chủ nêu bày thực tướng của HƯ KHÔNG : Nhơn nơi SẮC mà lập.
Với cái nhìn hiện tại, rõ ràng NHỜ sắc ta biết có hư không : Chỗ không có sắc hay sắc vừa hoại, ta gọi là hư không. Nên nói “Tướng không khi chưa có, ắt không pháp hư không”. CHƯA CÓ, là khi sắc chưa hoại hay chỗ có sắc. Chữ NHỜ trên cho ta thấy sắc là nhân, hư không là quả. Đây hiển bày mặt duyên khởi của pháp. Duyên khởi thì, không có sắc tướng thì không có hư không, mà không có hư không, cũng không có sắc tướng. Hư không và sắc tướng không hề lìa nhau. Bởi từ THỨC biến hiện, in tuồng như có, mà thực không có tự tánh.
Nếu cho hư không có tự tánh, thì hư không xuất hiện không cần nương vào bất cứ gì. Nghĩa là, có sắc hay không sắc, hư không vẫn thường trụ. Nên nói “Nếu trước có hư không”. TRƯỚC, nghĩa là hư không có thể tồn tại không cần đến sắc. Không cần đến sắc tức không nhờ sắc mà hiển tướng. Vậy nương vào tướng gì để biết hư không? Chính là tướng không. Nên nói “Tức hư không không tướng”.
是無相之法 Với pháp không tướng ấy
一 切處無有 Hết thảy
chỗ không có
於 無相法中 Trong pháp
không tướng ấy
相 則無所相 Tướng ắt
không sở tướng (2)
Nếu là pháp không tướng, thì BIỆT TƯỚNG không có. Không BIỆT thì cũng không TỔNG, tức không có SỞ TƯỚNG. Không có tướng và sở tướng thì pháp cũng không. Đây là lập luận đầu tiên dùng để phá hư không khi cho hư không có tự tánh.
Ngoại nhân không bằng lòng với cách lý luận vượt giai đoạn như vậy. Nói “vượt giai đoạn” vì từ TƯỚNG KHÔNG nhảy sang cái KHÔNG TƯỚNG. TƯỚNG KHÔNG nghĩa là có tướng mà tướng nó không, không phải là không có tướng. Phần này không có trong bài, chỉ hiểu ngầm qua phần lập luận của Luận chủ ở (P.3) sau.
有相無相中 Trong có tướng không tướng
相 則無所住 Tướng ắt
không chỗ trụ
離 有相無相 Lìa có
tướng không tướng
餘 處亦不住 Chỗ khác
cũng không trụ (3)
Luận chủ lập luận để bác ngoại nhân như sau : Trong cả 2 trường hợp có và không, KHÔNG TƯỚNG như Luận chủ đã nói và CÓ TƯỚNG như ngoại nhân đã chấp, đều không tìm thấy có hư không.
Trường hợp KHÔNG TƯỚNG : Đương nhiên là không có sở tướng. Chỗ trụ là chỉ cho sở tướng. Không tướng không sở tướng thì không có pháp.
Trường hợp CÓ TƯỚNG : Nói CÓ tức cho tướng này là thực, thì tướng này tồn tại độc lập với sở tướng. Tức không cần nương vào sở tướng mà vẫn nhận biết được tướng đó là tướng của pháp gì. Điều này không thể xảy ra. Pháp hư không cũng vậy. Cái tướng trống không mà ta nhận định cho là hư không đó, là do nương nhờ vào những khoảng trống được giới hạn bởi sắc. Đối với pháp có hình tướng rõ rệt, sở tướng chính là chỗ trụ của tướng. Đối với pháp hư không, khoảng trống được giới hạn bởi sắc này chính là chỗ trụ của tướng hư không. Khi cho hư không là có – tức có tánh – thì không nhờ vào những khoảng giới hạn ấy, hư không vẫn được nhận biết. Điều này không thể được. Nên nói “TƯỚNG ẮT KHÔNG CHỖ TRỤ”.
Ngoài 2 trường hợp không tướng và có tướng ấy, không có trường hợp nào khác để tìm được chỗ trụ của pháp hư không. Nên nói “Lìa có tướng không tướng, chỗ khác cũng không trụ”.
相法無有故 Tướng của pháp không có
可 相法亦無 Nên pháp khả
tướng không
可 相法無故 Vì pháp khả tướng
không
相 法亦復無 Tướng của pháp
cũng không (4)
是 故今無相 Thế nên nay không
tướng
亦 無有可相 Cũng không có khả
tướng
離 相可相已 Lìa tướng khả
tướng rồi
更 亦無有物 Thì cũng không có
vật (5)
Tổng kết về tướng, sở tướng và pháp. Tướng và khả tướng là một cặp duyên khởi không tánh. Tướng không thì khả tướng cũng không. Tướng, khả tướng đều không thì pháp (vật) cũng không.
若使無有有 Nếu như không có có
云 何當有無 Làm sao lại
có không
有 無既已無 Có không đã là không
知 有無者誰 Biết có
không là ai? (6)
Đây, nói về sự đối đãi giữa CÓ và KHÔNG. Có và không là nói chung. Hư không và sắc là nói riêng. CÓ chỉ cho sắc. KHÔNG chỉ cho hư không. Cái không mà mình nhận biết được đây, chẳng qua chỉ là cái không đối với sắc mà có. Nên nói “Nếu như không cái có, làm sao có cái không”. Có là nhân, không là quả. Hình thành theo qui luật Nhân quả, nên tánh chúng là không.
Luận Đại Thừa Khởi Tín nói “Phải rõ tướng hư không là pháp hư vọng, không có thực thể, vì đối với sắc mà có, là tướng bị thấy, khiến tâm sanh diệt … Tất cả cảnh giới chỉ từ một tâm vọng khởi mà có. Nếu lìa tâm vọng động thì tất cả cảnh giới đều diệt, chỉ là một chân tâm không chỗ nào mà chẳng khắp”.
是故知虛空 Thế nên biết hư không
非 有亦非無 Không có
cũng không không
非 相非可相 Không tướng
không khả tướng
餘 五同虛空 Năm kia
đồng hư không (7)
“Chẳng có cũng chẳng không” “Chẳng tướng chẳng khả tướng” là một dạng của BÁT BẤT, hiển bày thực tướng của hư không. Vì sao thực tướng của hư không lại có dạng như vậy, sẽ được biện rõ ở (P.8) sau.
NĂM KIA là chỉ cho 5 đại còn lại.
淺智見諸法 Thiển trí thấy các pháp
若 有若無相 Hoặc có
hoặc không tướng
是 則不能見 Ấy là không
thể thấy
滅 見安隱法 Pháp diệt
kiến an ổn (8)
Nếu tướng của pháp là CÓ, thì tướng ấy phải thường trụ, không hoại diệt. Điều này không đúng với tướng các pháp ở thế gian là vô thường. Nếu tướng của pháp là CÓ, thì tướng phải tồn tại độc lập với sở tướng. Tức không nhờ vào sở tướng mà ta vẫn biết được tướng ấy là tướng của pháp gì. Điều này cũng không đúng. Vì thế biết tướng của pháp là không có.
Nếu tướng của pháp là KHÔNG, tức cái không này thường trụ bất biến, thì pháp lại không thể sanh khởi với nhiều tướng trạng như hiện nay. Nên tướng của pháp cũng không phải không.
Như vậy, thấy pháp là có tướng hay không tướng là cái thấy thiên lệch, không phù hợp với thực tướng của vạn pháp. Vì thế nói “Thiển trí thấy các pháp, hoặc có hoặc không tướng”. THIỂN TRÍ là chỉ cho cái trí nông cạn. Vì nông cạn mà ta chỉ thấy được một khía cạnh vấn đề, không thấy được toàn bộ vấn đề ấy.
KIẾN ở đây có hai nghĩa :
1. Kiến chấp :
Chỉ cho tất cả những quan niệm, dù là quan điểm phù hợp với Phật pháp.
2. Kiến : Chỉ cho
sự nhận biết về một cảnh giới dù là cảnh giới tu chứng.
PHÁP DIỆT KIẾN là chỉ cho niết bàn rốt ráo của người tu, là chỗ đã diệt hết tất cả kiến.
Thực tướng của lục chủng
Do người tu chấp lục chủng có tự thể, là bản nhân thường trụ sanh ra muôn pháp, cho TƯỚNG hiện thấy đây có TÁNH, nên phải phá. PHÁ, vì tướng lục chủng không tánh. Lục chủng tuy là BẢN NHÂN sinh ra vạn pháp, nhưng chưa phải là BẢN NHÂN THƯỜNG TRỤ TỐI CÙNG của vạn pháp.
Nếu chưa phải thì tánh của chúng là gì?
TÁNH, còn gọi là thực tánh hay thực tướng của vạn pháp, chính là KHÔNG. Cái KHÔNG này không thuộc phạm trù năng sở phân biệt đối đãi nên nói “Chẳng có cũng chẳng không”. Vì chẳng có mà chẳng không nên ở (P.6) Luận chủ nói “Có không đã là không, biết có không là ai?”.
“Biết có không là ai?” là câu hỏi mà câu trả lời dành cho tất cả mọi người tu Phật. Nếu thấu được chỗ này là thấu được thực tướng của lục chủng. Đó là cảnh giới khi tâm không còn lệ thuộc vào năng sở. NĂNG là sự nhận biết. SỞ, chỉ cho đối tượng được nhận biết, vi tế hơn, là chỉ cho cảnh giới tu chứng. Thứ gì còn là ảnh tượng của tri thức, thứ ấy vẫn là mộng huyễn.
Kinh Lăng Nghiêm, trong phần thu bảy đại, sau khi luận để thấy bảy đại không tánh, Phật kết luận “Phải biết, sự liễu biệt (chỉ cho thức đại) và các căn thấy nghe hiểu biết (chỉ cho kiến đại) vắng lặng cùng khắp, tánh không nương đâu. Hai món đại ấy cùng với hư không, đất, nước, gió, lửa, gọi chung là bảy đại, tánh chúng thật viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn không sanh diệt”.