Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Gia Đình & Con Cái

03 Tháng Mười 201000:00(Xem: 6063)
Gia Đình & Con Cái

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI
Nhiều Tác Gỉa - Diệu Ngộ - Mỹ Thanh & Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn 2009

GIA ĐÌNH & CON CÁI
Thubten Chodron 

Thubten Chodron là một nữ tu sĩ Phật giáo Mỹ. Ni sư đã tu họcẤn Độ, Nepal và đã đến nhiều nơi trên thế giới để hoằng pháp cũng như hướng dẫn tu Thiền. Ni sư từng dạy ở Trung tâm Phật giáo Amitabha ở Singapore, trước khi trở về Seattle, Mỹ, để trông coi Hội Pháp Hữu (Dharma Friendship Foundation).
Sau đây là trích dịch những câu hỏi thường được các Phật tử đặt ra với Ni sư Thubten Chodron về gia đình và con cái.

Phật giáo có thể giúp được gì trong đời sống gia đình của người cư sĩ?

Sự hòa thuận trong gia đình rất quan trọng. Một gia đình xào xáo, tan vỡ gây khổ đau cho cha mẹ cũng như con cái. Nếu những người yêu nhau tiến tới hôn nhân với ý nghĩhôn nhân sẽ mang đến cho họ bao lạc thú hay niềm vui thì họ sẽ thất vọng, rồi đi đến tan vỡ. Vì khi họ không tìm được niềm vui, lạc thú như họ mong đợi, họ sẽ thất vọng, khổ đau, đưa đến bất hòa, là mầm móng đổ vỡ. Có nhiều người lại tiếp tục đi tìm đối tượng mới, để rồi cũng lại thất vọng. Đây là một thí dụ điển hình về việc bám víu, theo đuổi hạnh phúc cá nhân chỉ mang lại khổ đau cho chính cá nhân đó và những người chung quanh.

Tốt hơn là trong mối quan hệ giữa hai người khác phái, nên đặt trọng tâm vào Phật Pháp. Có nghĩa là cả hai người đều quyết tâm sống đạo đức và phát triển lòng từ bi đối với mọi chúng sinh. Nếu hai người đã trao đổi, cam kết với nhau rõ ràng như thế, họ sẽ có thể giúp đỡ nhau trên nhiều phương diện: Khi một thành viên trở nên chán lười, bê trễ trong việc tu tập, họ có thể ngồi lại với nhau bàn phương cách sửa đổi. Nếu có con cái, họ sẽ giúp nhauthì giờ để tĩnh tâm hay thì giờ dành cho con cái. Nên nhớ, con cái không phải là một chướng ngại trên đường tu của chúng ta. Cha mẹ có thể học được rất nhiều điều từ con cái và cha mẹ có thể giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong vai trò làm cha mẹ dựa trên các giá trị của Phật giáo

Bị ảnh hưởng của các nhà tâm lý học hiện đại, nhiều người có thói quen nghĩ rằng tất cả mọi vấn đề trong đời sống của họ đều bắt nguồn từ thời thơ ấu của họ. Tuy nhiên nếu việc đó được thực hiện với thái độ trách móc: "Tôi có vấn đề này nọ, vì cha mẹ tôi đã làm điều này, điều nọ hay không làm điều nọ, điều kia - thì chính những người đó lại thường mặc cảm tội lỗi, lo sợ rằng họ sẽ lặp lại những lỗi lầm đó với con cái họ khi họ có gia đình riêng. Thái độ hoang mang, lo lắng này khó thể dẫn đến các cách dạy dỗ con cái tốt, hoặc khiến họ có lòng thương cảm đối với chính bản thân. Nếu ta coi thời thơ ấu của mình như một thứ ám ảnh cần xua đuổi, thì thái độ này tạo ảnh hưởng xấu cho chính ta và cả con cái ta.

chúng ta không chối bỏ rằng tuổi thơ ấu có thể đã để lại những ảnh hưởng không tốt cho ta, nhưng ta cũng cần phải nhớ đến những sự tử tế, những ích lợigia đình đã mang đến cho ta. Dầu lớn lên trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, chắc chắn là ta đã phải mang ơn của bao người để được sống đến ngày hôm nay. Biết suy nghĩ như thế, giúp ta có lòng biết ơn đối với mọi người. Qua đó ta có thể truyền cho con ta lòng tử tế, bao dung mà ta đã nhận được từ bao người khác.

Phật Phápích lợi gì cho trẻ con? Làm sao giáo dục chúng về những điều Phật dạy?

Căn bản những điều Phật dạy là không làm hại đến người khác, và cố gắng giúp đỡ mọi người càng nhiều càng tốt. Đây là những giá trị đạo đứccha mẹ nào, dù là Phật tử hay không, cũng muốn truyền dạy cho con mình, để giúp chúng sống hòa thuận với mọi người. Trẻ con thường noi theo gương của người lớn, vì thế cách hữu hiệu nhất để dạy dỗ con cái về những giá trị đạo đức của Phật giáo là chính cha mẹ phải sống đúng theo đó. Dĩ nhiên không phải dễ thực hành những điều ta nói. Nhưng nếu cha mẹcố gắng thực hành, thì cũng ảnh hưởng tốt đến con cái.

Nếu trong gia đình có thờ hình tượng Đức Phật, điều này cũng giúp ích cho con cái của ta. Ta có thể giao cho chúng việc lau chùi bàn thờ, dâng cúng phẩm vật. Bạn tôi và đứa con ba tuổi của cô ấy đều lạy Phật mỗi sáng. Sau đó đứa trẻ dâng cúng Phật bánh trái. 

Trẻ con rất thích âm nhạc, và những âm thanh từ lời kinh tiếng kệ, cũng như các bài ca Phật giáo có thể dùng để thay thế cho các điệu nhạc thế gian. Tôi biết một số gia đình dùng các bài tụng để ru con ngủ hay để dỗ khi chúng quấy khóc, rất có hiệu quả. Một số gia đình khác thì đọc kệ trước bữa ăn, và thường để con cái họ làm nhiệm vụ xướng lễ. Đây chỉ là một số cách đơn giản giúp cha mẹ và con cái chia sẻ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh với nhau.

Các gia đình Phật tử cũng có thể họp lại hằng tuần hay hằng tháng để tu tập chung với nhau. Thay vì chỉ dắt con đến chùa để chúng sinh hoạt với các trẻ khác, cha mẹ và con cái nên ở bên nhau, thực tập chung với nhau, đó sẽ là khoảng thời gian hiếm hoi, quý báu khi cả gia đình có thể cùng nhau chia sẻ những giờ phút thiêng liêng trong cuộc sống vốn luôn bận rộn này. Sinh hoạt này cũng gắn bó các gia đình Phật tử với nhau, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.

Ngoài ra đọc các sách về Phật giáo dành cho tuổi thiếu nhi hay xem các video Phật giáo, cũng là những sinh hoạtcha mẹ có thể chia sẻ với con cái. Giảng giải cho con cái về những khái niệm như luân hồi, nghiệp, từ bi với súc vật, v.v… cũng là những việc làm hữu ích.

Nếu con cái không thiết tha tìm hiểu về Phật giáo, chúng ta phải làm sao?

Không nên ép buộc ai trong vấn đề chọn lựa tôn giáo. Nếu con cái chúng ta không cảm thấy thiết tha với Phật giáo, hãy để chúng tự do. Tuy nhiên, nhìn vào tấm gương, cách sống của cha mẹ, chúng vẫn có thể học sống tử tế với mọi người.
Ngay nếu như chúng muốn tham gia các sinh hoạt tôn giáo khác như đi nhà thờ, cũng đừng ngăn cấm. Nhưng phải dạy cho chúng biết rằng mỗi người có thể chọn lựa tôn giáo riêng cho mình, nhưng đồng thời cũng phải tôn trọng, chấp nhận tôn giáo của người khác.

Bằng cách nào chúng ta có thể giúp con cái làm quen với Thiền?

Khi cha mẹ hành thiền mỗi ngày ở nhà, chắc chắn sẽ khiến con cái tò mò, muốn tìm hiểu. Ta có thể nhân đó dạy cho các con phương pháp thiền đơn giản bằng cách theo dõi hơi thở. Trẻ con thích được ngồi cận kề cha mẹ trong sự im lặng trong khoảng thời gian ngắn chừng năm hay mười phút. Sau đó, chúng có thể sang chơi chỗ khác để cha mẹ tiếp tục hành thiền. 

Trẻ con cũng có thể học thiền bằng trí tưởng tượng. Bản chất trẻ con là thích tưởng tượng ra nhiều việc. Cha mẹ có thể dạy con cái tưởng tượng ra Đức Phật bằng những luồng ánh sáng. Tưởng tượng ánh sáng từ Đức Phật tỏa đến chúng, đến mọi người chung quanh. Nếu người thân, bạn bè hay thú vật trong nhà bị đau ốm, bịnh tật, đứa trẻ có thể nghĩ đến người đó, và tưởng tượng ánh sáng của Đức Phật cũng tỏa sáng đến họ, thể hiện lòng từ bi.

Làm sao để sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái được tốt, nhất là ở độ tuổi thiếu niên? 

Có được sự liên hệ tốt với con cái khi chúng đang độ tuổi thiếu niên là điều quan trọng, và phần nào tùy thuộc vào sự liên hệ của ta với chúng khi chúng còn bé. Nhưng việc đó lại tùy thuộc vào thời gian ta đã dành cho con cái, cũng như thái độ thương yêu, hiểu biết của ta đối với chúng. Các bậc cha mẹ luôn bận rộn, thường coi con cái là gánh nặng cho họ. Con cái họ sẽ cảm nhận được điều đó, khiến cho liên hệ giữa mẹ cha và con cái sau này không được tốt. Muốn tạo được mối liên hệ tốt với con cái, cha mẹ cần phải đặt lại ưu tiên của mình. Có thể là họ phải chấp nhận một công việc ít lương nhưng bù lại có được nhiều thì giờ dành cho gia đình, con cái; hay phải từ chối một cơ hội nghề nghiệp dầu nó đem lại nhiều tiền hơn, nhiều quyền hạn hơn, nhưng cũng mang đến nhiều căng thẳng hơn, khiến ta ít có thời gian dành cho gia đình hơn. Đối với con trẻ, tình thương quan trọng hơn là của cải vật chất. Nếu cha mẹ chọn giải pháp kiếm ra nhiều tiền, bất chấp hạnh phúc gia đình bị đe dọa, thì có thể sau này họ sẽ phải dùng chính những đồng tiền ấy vào việc chữa trị hay tư vấn tâm lý cho cả cha mẹ và con cái!

Trẻ con có cần kỷ luật không? Ta phải kỷ luật chúng như thế nào mà không có thái độ nóng giận?

Con cái thường là cơ hội tốt nhất - và khó nhất - để các bậc cha mẹ thực tập tính kiên nhẫn. Tuy nhiên, kiên nhẫn không có nghĩa là để con cái muốn làm gì thì làm. Kiểu tự do đó thật tai hại cho con cái sau này. Chúng sẽ có những thói quen xấu, khiến người khác không thể gần gũi chúng. Con cái cần phải được hướng dẫn để biết đâu là giới hạn; chúng cần được giáo dục về hậu quả hành động của chúng, cũng như phân biệt tốt xấu để biết điều gì cần tránh, điều gì cần tiếp thu, học hỏi.
Một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo là sự bằng lòng, biết đủ. Làm thế nào ta dạy cho con cái những điều này?

Tôi nghĩ một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn này là chúng ta cho con cái có quá nhiều lựa chọn để thỏa mãn các ham muốn của chúng. Ngay từ nhỏ, chúng đã được hỏi: "Con uống nước dừa hay nước cam? Con muốn xem chương trình truyền hình nào? Con thích xe đạp loại này hay loại kia? Con muốn đồ chơi màu đỏ hay màu xanh?..." Do đó thay vì được rèn luyện để bằng lòng với cái mình có, con cái gần như luôn bị ép buộc phải chọn lựa, để rồi khi lớn lên, chúng sẽ tự hỏi: "Cái gì sẽ đem lại cho tôi hạnh phúc nhất? Tôi còn cần có thêm gì nữa để được hạnh phúc?" Điều đó làm cho con cái khó xử cũng như tập cho chúng tánh tham. Ngược lại, cha mẹ cũng không nên quá độc đoán, không cho con cái được có ý kiến hay đòi hỏi gì khác. Tóm lạicha mẹ không nên đặt nặng vần đề phải thỏa mãn những đòi hỏi của dục vọng. Tất cả sẽ tùy thuộc vào thái độ của cha mẹ đối với việc thỏa mãn các ham muốn vật chất của riêng mình. Nếu cha mẹ luôn tỏ ra bằng lòng với cái mình có, thì con cái cũng sẽ dễ dàng noi theo gương đó.

(Theo Family and Children, NXB Snow Lion)

22 HÒA HỢP GIA ĐÌNH 
Dharmacharya Shantum Seth

Shantum Seth là một học giả, một tu sĩ theo dòng Thiền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ông đã thuyết phápẤn Độ, và từng hướng dẫn các đoàn hành hương “Theo Dấu Chân Phật” từ năm 1988. Ông lớn lên ở Ấn Độ và sử dụnglưu loát nhiều ngôn ngữ của những vùng ông đã đặt chân đến. Ông cũng đã sống ở Anh, Mỹ, và Pháp trong mười bốn năm.
Shantum Seth hiện sống cùng cha mẹ, vợ và hai con gái tại Noida, gần Delhi.

Đêm tân hôn của tôi, mẹ vợ tôi nói với vợ chồng tôi rằng. . . “Trong hôn nhân, mỗi ngày người ta đều có lý do để chia tay nhau. Điều các con cần làm là chú tâm vào việc giữ vững hôn nhân”. 

Bà làm tôi nhớ đến Thầy tôi, một vị tu sĩ Phật giáo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã khuyên chúng tôi nên chú tâm đến việc hàn gắn và sống lành mạnh với nhau; bằng cách đó ta sẽ được nuôi dưỡng, và lớn mạnh để chấp nhậnchuyển hóa những sự xung đột và khổ đau. Thầy đã lập lại những lời dạy đầu tiên của Đức Phật trong Vườn Nai ở Sarnarth, Ấn Độ.

Bằng lòng và hạnh phúc với chính bản thân là cách thực hành Phật pháp. Để tìm được cảm giác an lành và đầy đủ giữa hai điều này cũng là một thử thách. Và cố gắng thực hiện điều đó khi còn phải nuôi dạy con cái càng là một thử thách, và để tìm được an lạchòa hợp trong gia đình tăng thân rộng lớn hơn, là một cách thực hành tuyệt vời; cách mà giáo lý Đức Phật trực tiếp nói đến.

Thực hành an lạc nội tâm bao gồm một số giới hạnh: tu tập an lạc nơi tâm, thọ và thân, từ đó có thể nhìn thấy rõ ràng hơn những vấn đề ở quanh ta và bên trong ta. Điều đó giúp ta phát triển một trí tuệ không phân biệt, một cái nhìn giúp ta có thể được giải thoát trong từng giây phút.

Điều mà ít người có thể giải thích là làm cách nào áp dụng Phật pháp trong cuộc sống của người cư sĩ và trong cuộc sống gia đình. Dĩ nhiên gia đình là một thành viên của xã hội, và chúng ta có thể quán sát gia đình dưới nhiều khía cạnh: tinh thần, giai cấp, bộ tộc, quốc gia, khu vực hay ngay cả toàn cầu. Ở đây tôi sẽ nói đến gia đình dưới ba khía cạnh phổ quát nhất; với những người sống chung do liên hệ huyết thống hay do kết hôn. Tôi cũng nghĩ rằng việc thực hành của một tăng thân trong gia đình chỉ có thể thực sự được kiểm chứng khi các thành viên sống chung với nhau.

Khi chúng tôi cưới nhau ở Ấn Độ, không chỉ là hai cá nhân kết hôn, mà là sự kết hợp giữa hai gia đình, hai hộ tộc, hai nghiệp căn. Chúng ta thường nói đến việc kết hôn với cùng một người trong 7 kiếp người! Từ là hai người, chúng ta trở thành một và đó là một cơ hội tốt để ta thực hành sự không bám víu vào ý nghĩ của ‘cái tôi’. Mỗi ngày chúng tôi càng thấy rõ là hạnh phúc hay khổ đau của người này cũng là hạnh phúc hay khổ đau của người kia, và điều đó cũng lan truyền đến tất cả mọi thành viên khác trong gia đình.

Trong nghi lễ kết hôn theo Phật giáo, khi Gitanjali và tôi kết hôn ở làng Mai, chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ năm điều chánh niệm. Đó là cốt lõi của buổi lễ, Gitanjali và tôi đều lập lại nghi thức này vào mỗi ngày rằm kể từ khi chúng tôi lập gia đình vào khoảng đầu năm 1996. Nếu không có mặt bên nhau cùng một thời điểm, chúng tôi lại thực hiện qua điện thoại. Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng sự thực hành này càng được phát triển thêm lên kể từ khi chúng tôi có thêm hai con nhỏ. Ở mỗi ‘điều chánh niệm’ chúng tôi dừng lại để quán tưởng và tôi muốn chia sẻ một số chứng nghiệm của mình, rằng cách thực hành này đã giúp giải quyết được bao xung đột và tạo nên sự hòa hợp trong gia đình. . . nó đã giúp chúng tôi như thế nào trong việc nhìn lại và chú tâm vào việc giữ vững gia đình chứ không phải để chia tay nhau.

Chúng tôi ý thức rằng tất cả thế hệ của tổ tiên và tất cả thế hệ con cháu đều có mặt trong chúng tôi
Chúng tôi ý thức được những kỳ vọng của tổ tiên, của con cháu nơi chúng tôi.
Chúng tôi ý thức rằng niềm vui, hạnh phúc, tự dohòa hợp của chúng tôi là niềm vui, hạnh phúc, tự dohòa hợp của tổ tiên, của con cháu chúng tôi.
Chúng tôi ý thức rằng sự thông cảm chính là nền tảng của tình thương yêu.
Chúng tôi ý thức rằng sự đổ lỗi và tranh cãi không ích lợi gì cả mà chỉ khiến chúng tôi càng xa cách nhau hơn; rằng chỉ có sự thông cảm, tin tưởngthương yêu là có thể giúp chúng tôi chuyển hóatrưởng thành.

Điều quan trọng không chỉ là nhận ra được sự truyền thừa sinh học từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn phải nhận ra nó trong tính cách, năng lực thói quen, tư duy, vân vân. Ở Ấn Độ, nơi hơn 99% cuộc hôn nhân là do cha mẹ xếp đặt, khi chúng tôi đến viếng nhà cô dâu hay chú rể tương lai, chúng tôi thường chú ý xem tính cách cha mẹ người ấy như thế nào.

Dĩ nhiêncần phải cởi mở trong đối thoại, để có thể thông cảm với những kỳ vọng hay lo âu của từng thành viên trong gia đình. Hãy dành thời giankhông gian cho những cuộc họp mặt gia đình để chia sẻ tâm tư, nguyện vọng.

Thực hành phương pháp “Bắt đầu Làm Mới Lại” (Tiếp Hiện - Beginning Anew) là một phương cách hữu hiệu nhất cho việc này. Đó là cách thực hànhchúng tôi đã được học khi sống như một gia đình trong cộng đồng tăng thân làng Mai, dưới sự dìu dắt của Thầy Thích Nhất HạnhNi sư Chân Không. Ở đó chúng tôi ‘tưới hoa’ cho người khác, (ND: làm hay nói những điều tốt đẹp với người), chia sẻ những nỗi ân hậnhoàn cảnh của từng cá nhân, trước khi có thể chia sẻ bất cứ khó khăn gì trong tinh thần từ bihiểu biết. Chúng tôi đã sống với nhau trong hòa hợp và đó là điều cốt lõi. Nếu có khó khăn gì phát sinh, chúng tôi biết là mình phải cố gắng để tái tạo lại sự hiểu biết, tình thươnghòa hợp, trước khi sự đối thoại trở nên căng thẳng khiến chúng tôi quên đi mục đích của sự có mặt bên nhau này.

Suy cho cùng, cả thế giới này đều là gia đình của chúng ta, nhưng vấn đềchúng ta coi một số ít người là quan trọng hơn những người còn lại. Qua số ít người này, chúng ta có thể phát triển tình thương yêu, bi mẫn không điều kiện đối với bản thântha nhân, thực hành ý nghĩa sâu xa của vô thường, vô ngã và khổ. Dĩ nhiên các thành viên trong gia đình này chính là tấm gương soi qua đó chúng ta có thể nhìn được con người thật của mình, mà vẫn nhận được sự hỗ trợ vô điều kiện để đạt được trạng thái cao cả nhất mà con ngườithể đạt được, đó là Niết bàn.

(Dịch Theo Peace in The Family) 
 

23 TÌNH THƯƠNG YÊU ĐẦU ĐỜI
 Bhante Wimala 

Bhante Wimala là một tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy, người Tích Lan. Sư đã dành nhiều thời gian đi khắp nơi, truyền dạy Phật pháp theo tinh thần của các tỳ kheo thời Đức Phật còn tại thế. Bao năm qua, Sư đã hoằng pháp cho nhiều người trên thế giới, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội.

Kinh nghiệm về tình thương yêu đầu đời, khi ta nhập vào cuộc hành trình trên trái đất này, là tình thương yêu gia đình. Tình thương đó bắt đầu bằng sự gắn bótính cách bản năng giữa cha mẹ và con cái. Sự quan tâm, cử chỉ âu yếm và những tình cảm khác vun bồi cho sợi dây đó thêm bền chặt. Rồi tình thương đó phát triển lớn thêm bao trùm cả tình thương anh chị em, người thân thích, bà con ruột thịt của mình. 

Tôi lớn lên ở Sri Lanka, nơi con trẻ luôn đưọc yêu thương, bảo bộc. Tình thương đó cũng không hề thay đổi ngay cả khi tôi đã trưởng thành. Khó ai nhận ra sự thay đổi nào trong tình thân thiết đó, và nó đưọc kéo dài cho đến ngày nay. Đó là phong tục Phật giáo của dân tộc tôi.

Tôi nhận thấy trong các nước phát triển như ở Tây phương thì hoàn toàn trái ngược lại. Ở đó người ta cho rằng khi con cái đã đủ tuổi trưởng thành, con cái phải tự lập, phải tự lo cho bản thân. Do đó liên hệ gia đình thường bị giới hạn đến chỉ còn là những cuộc thăm viếng thi thoảng hay tệ hơn, những cú điện thoại. Một điều dễ thấy nữa là các lớp con cháu khi lớn lên không có sự kính trọng đối với thể hệ cha ông. Cách hình thành xã hội của họ không cho phép họ làm khác hơn.
Sự khác biệt giữa các xã hội Tây phươngxã hội nơi tôi trưởng thành càng rõ nét hơn khi có lần tôi đưọc có mặt trong một lớp học với các thiếu niên Mỹ.

Khi còn nhỏ, tôi thường quỳ xuống cúi chào cha mẹ trước khi vào giường. Các anh chị em tôi cũng làm thế. Và chúng tôilý do để làm thế. Chúng tôi nghĩ rằng cha mẹ là người đã lo cho ta thật chu toàn từ tấm bé. Họ nuôi nấng, cho ăn, cho mặc, chăm sóc tình cảm chúng ta, dành cho chúng ta những tình cảm nồng ấm, và luôn nâng đỡ ta. Khi chúng ta vui chơi hay học hành, họ phải làm việc cả ngày vất vả để nuôi dưỡng chúng ta.

Khi tôi nói đến chuyện này trong lớp học đó, rằng tôi lạy chào cha mẹ mỗi ngày, một thiếu niên đứng dậy hỏi tôi rằng, có nên cúi lạy cha mẹ không, nếu cha mẹ đó không tốt. Khi tôi trả lời có, anh ta rất ngạc nhiên, và bảo rằng cha mẹ phải cư xử tốt mới đáng đưọc con cái kính trọng, rằng nhiều bậc cha mẹ chẳng xứng đáng đưọc kính trọng. Lần này thì đến lượt tôi là người ngạc nhiên, vì tôi đã được dạy rằng con cái không đưọc quyền phê phán cha mẹ.

Tôi giải thích rằng tình thương yêu kính trọng cha mẹ của tôi dựa trên lòng biết ơn sâu xa. Trước hết là mẹ tôi đã cưu mang tôi chín tháng trong bụng, rồi còn phải chịu đau đớn khi sinh tôi ra, rồi công sức của cha và mẹ, mỗi ngày vất vả nuôi tôi lớn lên. Theo tôi nghĩ, không có cha mẹ tốt hay xấu. Chỉ là họ chỉ có thể làm đưọc đến thế, dù đã cố gắng hết sức mình trong hoàn cảnh của họ. Ngược lại điều đó cũng đúng đối với con cái. Chúng ta thường kết tội người khác dựa trên những thước mực của sự hoàn hảo.

Mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh riêng, cũng như nhân loại trên thế giới có ai giống ai đâu. Không có gia đình nào là toàn hảo, cũng như khôngcá nhân nào là hoàn toàn. Giữa những thăng trầm của cuộc sống, ta phải chấp nhận những thiếu sót thôi. Đối với gia đình tôi cũng thế. Tôi đã sống trong kỷ luật rất khắt khe của cha mẹ, có lúc tôi nghĩ là tôi không chịu nổi, và đã thù ghét nó thậm tệ, nhưng sau này tôi nhận ra chính những kỷ luật đó đã giúp tôi trở nên một người hữu dụng hơn. Gia đình, yếu tố quan trọng nhất đời tôi, lúc nào tôi cũng phải đặt trên hết mọi thứ và không có gì lay chuyển đưọc, đúng như luật lệ xã hội nơi tôi lớn lên kỳ vọng. Gia đình đã cho tôi sức mạnh, đã bảo bọc, chu toàn mọi nhu cầu của tôi. Nhưng cũng như tất cả mọi thứ khác trên đời, ta không thể đòi hỏi gia đình mình phải hoàn toàn, ta cần phải biết ơn cho dù gia đình chỉ giúp ta những nhu cầu tối thiểu để sinh tồn trong một thế giới mà chỉ cần sinh tồn cũng không phải là điều dễ thực hiện.

Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách chấp nhận chính chúng ta, với những gì chúng ta có, và cũng chấp nhận những người thân quanh ta như thế. Nếu có những hiểu lầm, buồn phiền trong gia đình với cha mẹ, anh chị em, hãy tha thứ cho họ, tha thứ cho ta, hãy tỏ ra hiểu biết hơn, hãy có tâm từ đối với họ.

Rồi thì bước tới, hãy để chuyện của quá khứ qua một bên. Cha mẹ cũng như con cái đừng để mình trở thành nạn nhân của những chuyện đã qua, của những quá khứ đau khổ. Đối với vấn đề này, Phật giáo đã khuyên tất cả những người con Phật rằng: "Ở đây, ngay lúc này", có nghĩa là, sống ngay trong giờ phút hiện tại, ngay thực tại này. Tất cả mọi thứ khác, quá khứ hay tương lai, chỉ là những mảnh chắp vá của vọng tưởng. Bước tới trước, và hãy tự nhắc nhở mình về những mất mát mình phải chịu với một cuộc sống thiếu tình thương yêu. Trái lại, nếu chúng ta biết yêu thương nhau vô điều kiện, thì thế giới này sẽ hạnh phúc, tuyệt vời biết bao!

(Trích dịch To Love is To Be Free)
 
 

24 QUAN TÂM ĐẾN CON CÁI
Sarah Napthali


Sarah Napthali là một người mẹ với hai con nhỏ. Bà biết đến Phật giáo năm 21 tuổi, khi đến Indonesia sống để dạy tiếng Anh. Bà cảm thấy giáo lý của Đức Phật đã giúp bà rất nhiều trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con cái. Trong quyển Buddhism For Mothers (Phật giáo Cho Các Bà Mẹ), Sarah Napthali đã chia sẻ những trải nghiệm tâm linh này.

Ngoại tôi là người có tánh hay lo. Mà Ngoại cũng là nhiều thứ khác nữa đối với chúng tôi: là nguồn tài chính, là người hy sinh nhiều nhất cho gia đình. Suốt thời thơ ấu của chúng tôi, Ngoại luôn bận rộn chăm sóc hai chị tôi, kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe, kiên nhẫn xem chúng tôi diễn kịch, lắng nghe không mỏi mệt những câu chuyện trẻ con của chúng tôi. Khi không dành thời gian để lo cho chúng tôi thì Ngoại lại bận rộn dọn dẹp nhà cửa, không để nhà có chút bụi nào. Ngoại không giao tiếp với ai bên ngoài gia đình, hình như Ngoại sống chỉ để phục vụ chúng tôi. Mỗi lần gọi điện đến thăm Ngoại không bao giờ nói dưới nửa tiếng. 

Trong suốt lịch sử của gia đình Ngoại chưa bao giờ là người gác máy trước.
Những người không thích Ngoại sẽ nói rằng, Ngoại là người tự đem lo lắng đến cho mình, rằng nếu không được lo lắng đến chết thì Ngoại sẽ không sống hạnh phúc. Ngoại đã biến sự lo lắng thành một nghệ thuật đến nỗi tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng không bao giờ nên nói cho Ngoại nghe bất cứ điều gì có thể khiến cho Ngoại đâm ra tưởng tượng – và điều đó hình như đã hạn chế rất lớn sự tiếp xúc của chúng tôi với Ngoại. Hai người con của Ngoại, mẹ tôi và cậu, tránh nói cho Ngoại biết khi họ đi du lịch ra nước ngoài, đi bệnh viện hay khi họ phải đối mặt với bất cứ khó khăn nào. Ngoại rất dễ thương và đáng quý trọng, nhưng buồn thay, vì tánh hay lo lắngNgoại không được biết đến nhiều điều xảy ra trong cuộc sống của chúng tôi. Ngoại không thể là người biết lắng nghe, khuyên nhủ hay dựa vào khi người thân của Ngoại đang gặp khó khăn. 

Đó là chuyện thường xảy ra trong nhiều gia đình: con cái che giấu các vấn đề của mình vì không muốn làm cha mẹ lo âu. Tuy nhiên là những bậc cha mẹ làm sao chúng ta giúp được con cái nếu chúng không tâm sự với chúng ta

Làm sao chúng ta có thể là chỗ dựa của chúng khi chúng phải đối mặt với những vấn đề như bị hà hiếp, ma túy, trầm cảm, hay ngay cả ý nghĩ tự tử? Để giúp con cái đối mặt với những thử thách này, chúng ta cần luôn có mặt. Trong mắt chúng, cha mẹ phải luôn tỏ ra mạnh mẽ, khôn ngoan và hiểu biết. Chúng ta phải có can đảm, đừng bao giờ tỏ vẻ lo sợ quá đáng đối với sự an toàn của chúng.

Mẹ tôi là một người có được những đức tính đó. Chị em tôi không bao giờ ngại ngùng tâm sự, chia sẻ những quan tâm của chúng tôi với bà, và chẳng bao giờ trong đầu óc trẻ thơ của chúng tôisuy nghĩ rằng chúng tôi có thể làm cho bà lo lắng. Một trong những ký ức không thể quên của tôi là, năm tôi hai mươi, tôi trải qua một giai đoạn khó khăn, đầy tuyệt vọng, chán nản. Một lần, tôi tâm sự với mẹ về những điều này rồi ra về. Giữa đường, chợt nhớ ra mình đã bỏ quên đồ ở nhà mẹ, nên tôi quay xe trở lại. Bước vào nhà, tôi thấy gương mặt mẹ đẫm nước mắt. Nhưng mẹ khẳng định đó không phải vì những điều tôi đã nói với mẹ. Trên đường về, trong tôi tràn đầy lòng biết ơn. Tôi nhận ra rằng mẹ tôi đã luôn cố gắng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt chúng tôi, nhưng có lẽ mẹ giống Ngoại hơn chúng tôi nghĩ: mẹ cũng không thể chịu đựng nổi khi thấy con cái mình khổ não

Ở một mức độ nào đó, sự quan tâm, lo lắng có thể giúp chúng ta có phương án đối phó, lựa chọn trước khi hành động. Tuy nhiên chúng ta thường có khuynh hướng lo lắng thái quá, dầu ta biết điều đó không ích lợi gì. 

CHẤP NHẬN KHỔ ĐAU

Với những tiến bộ khoa học, chúng ta sống trong một thời đại của những giải pháp tức thì, những sửa chữa chóng vánh, và những phương tiện để tiết kiệm sức lao động. Với sự hỗ trợ của hàng triệu quảng cáo, tất cả chúng ta bị huyễn hoặc rằng con người không cần phải chịu đựng bất cứ khổ đau, sự không thoải mái nào, vì thế chúng ta chống đối, tránh né tất cả những gì khiến ta không được thoải mái. Ta quên Diệu Đế thứ nhất nói rằng có khổ, rằng bản chất của cuộc sống là sự không toại ý.

Ngày nay, dầu mức sống của chúng ta có cao hơn, dầu những lời quảng cáo có hứa hẹn đủ điều, cũng không thể giúp chúng ta thoát khỏi những khổ đau và thất vọng, vì khổ là bản chất của sự hiện hữu. Điều khiến cho chúng ta, những người sống ở thời đại mới này đau khổ hơn vì ta tin rằng ta không cần phải khổ đau, rằng ta không thể chịu đựng bất cứ sự bất như ý nào và phải xóa bỏ nó bằng mọi giá. Chúng ta đòi hỏi cuộc đời phải khác hơn như nó là, rồi bám víu vào ảo tưởng rằng nó phải như thế này, thế kia, và cảm thấy vô cùng bức xúc khi sự hoài vọng của chúng ta không thành. 

Tuy nhiên chúng ta lo âu, sợ hãi vì một hoàn cảnh nào đó thì ít mà chính vì những phản ứng của chúng ta đối với hoàn cảnh đó thì nhiều hơn. Do đó, thay vì cố gắng để kiềm chế các yếu tố ở bên ngoài, tốt hơnchúng ta nên dành công sức để quán sát các phản ứng tâm lý của chúng ta. Đó có thể là một cách hữu hiệu hơn để giảm bớt khả năng đau khổ. Khi chúng ta không thể tách rời những gì khiến ta lo lắng ra khỏi cuộc sống, thì thay vì lo lắng, tốt hơn hết là thực hành kiên nhẫn, chấp nhậnbuông xả. Tiếp tục tranh đấu chống lại những gì không thể tránh được chỉ làm tăng thêm khổ đau và bất hạnh cho chúng ta.

ĐỐI PHÓ VỚI TÂM LO LẮNG

Ngược lại với những gì chúng ta thường nghĩ, lo lắng không phải đến từ bên ngoài, mà chính ở trong tâm ta. Nếu chúng ta có thể phần nào kiềm chế được tâm, thì ta có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống của mình nhiều hơn. 

Lo âu có thể là sản phẩm của sự chú tâm không đúng cách – chúng ta chọn nhìn chỉ một phần nhỏ nhất của thực tại, rồi phóng đại và trụ vào đó, có nghĩa là ta cho phép sự suy tưởng của mình, giam cầm bản thân một cách hữu hiệu. 

Chúng Ta Bám Víu Vào Gì?

Chúng ta cần khám phá ra bất cứ định kiến sai lầm nào có thể khiến ta lo lắng. Tất cả những nguyên do khiến ta lo lắng là vì những gì ta mong đợithực tế không giống nhau. Chúng ta nghĩ rằng sự vật phải như thế này mà chúng thì như thế kia. Vì thế ta cần đánh giá lại những gì khiến ta lo âu. Có thể ta tin rằng con cái ta phải luôn được hạnh phúc, thật khủng khiếp nếu chúng phải khổ đau. Khi nhận thức được mình có một niềm tin như vậy, ta phải tự quán chiếu xem điều đó có hợp lý không và buông bỏ nếu nó không hợp lý. Con cái chúng ta cũng phải học hỏi từ những điều bất toại ý và cũng phải chịu khổ đau như chúng ta thôi. Các nhà tâm lý học cho rằng những trở ngại trong thời thơ ấu có thể là một cách chuẩn bị tốt nhất cho tuổi trưởng thành và rằng một thời thơ ấu quá hoàn mỹ có thể tạo nên một người lớn vụng về. Luôn được che chở khỏi những va chạm trong cuộc đời, con cái chúng ta không bao giờ được học tập để trở nên khôn ngoan, bi mẫn, hay tinh tế hơn. 

Đức vua, cha của Thái tử Siddhartha, đã chua xót nhận rằng địa vị, thế lựccủa cải của ông không thể che chở cho thái tử Siddhartha khỏi những khổ đau trong cuộc đời. Dầu ông đã cố gắng tạo ra một thời thơ ấu hoàn hảo để thái tử không thiếu thứ chi. Nhưng thái tử vẫn muốn được tự do để nhìn cuộc đời như nó thực sự là. Vì thế, cũng giống như thái tử Siddhartha, cũng giống như tất cả mọi chúng sanh khác, con cái chúng ta cũng phải nếm trải khổ đau. Dầu chúng tathương yêu chúng đến đâu, có cố gắng để giúp chúng vượt qua khổ đau, ta cũng cần phải bảo vệ tâm mình khỏi những bão tố của lòng lo lắng không dừng, và thiếu thực tế.
Nếu có thể quán sát sự lo lắng của mình, ta sẽ khám phá ra rằng những điều ta mong đợi, đòi hỏi trong cuộc sống, hay nói theo thuật ngữ Phật giáo, những sự bám víu khiến ta lo lắng, khổ đau. Chúng ta càng đòi hỏi, mong đợi thì khả năng lo lắng càng tăng. Có thể nào chúng ta chuyển hóa những sự đòi hỏi một cách cố chấp sang những điều nhẹ nhàng hơn? Thí dụ thay vì ‘Con phải luôn là học sinh xuất sắc, con đừng làm cha mẹ thất vọng,’ ta nói, ‘Nếu con cố gắng học giỏi thì tốt hơn, cha mẹ vẫn thương con dầu có thế nào.’ Rõ ràng, thái độ thứ hai sẽ khiến cho mọi thành viên trong gia đình đều thoải mái.

Trong nhiều trường hợp những đòi hỏi chúng ta đặt ra cho con cái thể hiện không phải tình thương mà là sự cố chấp. Nếu ta nhất quyết đòi hỏi con cái phải làm cho ta thấy tự hào hay sống theo khuôn mẫu của ta đặt ra, thì đó là cố chấp. Dĩ nhiên, chúng ta có những yêu cầu đối với con cái, hoàn toàn cũng chỉ vì ta muốn chúng được tốt hơn, nhưng cương quyết buộc chúng phải tỏ ra mạnh mẽ hơn, vượt trên khả năng của chúng thì đó là cố chấp, là con đường đưa đến lo lắng. Con cái chúng ta cần được yêu thương, chấp nhận một cách vô điều kiện, chứ không tùy thuộc vào thành tích chúng đạt được ở trường. Trong môi trường học cạnh tranh gay gắt như ngày nay, điều đó cũng khó thực hiện, nhưng chúng ta cần biết chấp nhận ‘thực tại như nó là’ và khen ngợi sự nỗ lực hết mình của con. 

Thiền Quán

Liều thuốc tốt nhất để đối trị lo lắngthiền quán, chí ít điều đó cũng tạo điều kiện cho tâm được nghỉ ngơi. Giống như khi máy tính có vấn đề, ta thường tắt máy để khởi động lại, cũng thế chúng ta muốn khởi động lại cuộc sống một cách bình tỉnh hơn với một màn hình tâm mới mẻ hơn. Khi tâm lo lắng phát khởi, chúng ta cần cố gắng để giữ tâm trong giờ phút hiện tại, vì ta chỉ có thể kiểm soát hiện tạiquán niệm dựa trên hơi thở là cách tốt nhất để thực hành chú tâm vào ngay bây giờ và ở tại đây. Tâm lo lắng khiến cho thế giới của ta dường như trở nên nhỏ hẹp và thiền quán là cách để tạo ra không gian, để kết nối ta với thế giới rộng lớn hơn. Chúng ta nhận thức được rằng cuộc sống còn nhiều thứ hơn là vấn đề trước mắt của ta.

Chúng ta rất dễ bị vướng trong cái nhìn hạn hẹp của vấn đề. Chúng ta trở nên chỉ biết suy nghĩ, ảo tưởng về vấn đề của chúng ta mà quên nhìn vấn đề một cách rốt ráo để tìm cách đối phó với nó. Hơn nữa, chúng ta còn làm cho vấn đề thêm phức tạp bằng cách bỏ thêm vào đó quá nhiều những xúc cảm không cần thiết đến nỗi ta không thể nhìn hết các dữ kiện. Thiền quán giúp tạo ra không gian để chúng ta có thể nhìn vấn đề một cách sâu xa bằng một tâm bình lặng và định tĩnh. Một phần của cái “nhìn sâu sắc” này là tra vấn tất cả các niềm tinsuy nghĩ của chúng ta về vấn đề hơn là chấp nhận chúng một cách dễ dãi.

Hãy Mỉm Cười

Hãy mỉm cười càng nhiều càng tốt, nhất là khi ta cảm thấy lo âu. Một số thiền sinh thực tập mỉm cười như Đức Phật khi họ thiền quán. Số khác lại nhắc nhở bản thân luôn giữ nụ cười trên môi. Hãy thử tự mỉm cười với mình, ngay bây giờ, bạn sẽ thấy nó ảnh hưởng đến thân, tâm mình như thế nào. Cố gắng mỉm cười nhiều hơn khi giao tiếp với người, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. 

LẮNG NGHE CON CÁI

Lắng nghe có thể cũng là một hình thức của thiền, vì nó đòi hỏi sự chú tâm, kiềm chế và một mức độ im lặng nào đó. Sử dụng phương cách ‘chủ tâm mà không phê phán’ mà chúng ta vẫn thực tập trong các khóa tu thiền, ta sẽ giữ không để những suy nghĩ, ý kiến của mình xen vào trong lúc lắng nghe, để hoàn toàn chú tâm vào cái ‘thực tại’ của người nói. Khi con cái chúng ta biểu lộ những tình cảm như là buồn bã, hay tức giận, là chúng tạo cơ hội để ta có thể trở thành một người mà chúng tin cậy, một cơ hội để ta dạy cho con cái biết rằng các xúc cảm là bình thường và có những cách để đối phó với các tình cảm tiêu cực này một cách khôn ngoan. Sau này khi con cái đến tuổi vị thành niên, chúng phải đối mặt với những thử thách nặng nề hơn, lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những người đồng minh đáng tin cậy của chúng. Một Phật tử đã nói rằng việc chăm chú lắng nghe hai con của bà là cách tu tập tốt nhất cho bà. 

Tìm được thời gian để lắng nghe con cái với chánh niệm, cũng là một vấn đề. Ngoài ra để có thể lắng nghe một cách hữu hiệu, ta cần tạo ra một môi trường yên tĩnh thích hợp, cũng như sự cởi mở và kiên nhẫn. Dầu công việc này có vẻ đòi hỏi nhiều nỗ lực từ cha mẹ, nhưng nó sẽ đem lại những kết quả lâu dài. Khi cha mẹ tạo điều kiện để cho con cái được biểu lộ những cảm xúc tâm lý đầy đủ, chúng sẽ có thể phát triển bình thường mà không phải đè nén cảm xúc, là điều có thể khiến chúng trở thành khép kín, lạnh lùng

Lắng nghe mà không phê phán

Đôi khi có những việc đối với con cái chúng tavấn đề, nhưng đối với người lớn chúng ta, là rất buồn cười. Nhưng cho dù đó là một con ma trong tủ, một đứa trẻ hàng xóm hay bắt nạt, hoặc một cây viết bị đánh cắp, cũng là vấn đề rất quan trọng đối với đứa trẻ. Chúng ta phải tạm dừng cái nhìn người lớn của mình và xem xét vấn đề từ cái nhìn của đứa trẻ, để đi vào thế giới của chúng, để hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Khi ta nói, “Đừng trẻ con như thế,” hay “Đừng nhạy cảm như trẻ con,” là ta đã coi thường sự quan tâm của chúng, đứa trẻ cảm thấy như là thực tại của nó không quan trọng hay không rõ ràng.

Hãy để chúng nói 

Khi con bạn bực tức, hãy dành cho chúng cơ hội để trút ‘bầu tâm sự’. Hãy nói ít và khuyến khích chúng bằng những câu “Nói tiếp đi,” “Ừ hử” – hay là có thể giữ im lặng. Rất khó tránh được thói quen muốn nhảy ngay vào vấn đề với một giải pháp hay ngắt ngang câu chuyện của con bạn, đứa trẻ cần có cảm giác được lắng nghe. Hãy khoan đưa ý kiến hay kinh nghiệm của bản thân bạn vào –‘Con nói làm ba/ mẹ nhớ lại lúc …’ và giữ sự chú tâm vào vấn đề của đứa trẻ: nhiều đứa trẻ không muốn tâm sự với cha mẹ, vì chúng không được lắng nghe.

Hãy để con bạn cảm thấy được cảm thông

Thay vì tra vấn con cái với quá nhiều câu hỏi, hãy lặp lại những gì chúng nói – tóm tắt ý của chúng mà không thêm lời phê phán. Thí dụ:
Con: Cây vợt của con mà mấy đứa bạn không cho con chơi. 
Cha/Mẹ: Vậy là tới phiên (lượt) con mà bạn con không cho con vào chơi.
Đứa trẻ sẽ cảm thấy được thông cảm và muốn tiếp tục câu chuyện hơn là trả lời các câu hỏi.

Hãy để con bạn tự giải quyết vấn đề

Hãy để con bạn quyết định sẽ giải quyết vấn đề của chúng như thế nào, dầu chúng ta khuyên chúng phải làm gì có vẻ dễ dàng hơn. Tuy chúng ta có mặt để hướng dẫn chúng và đưa ra những lời khuyên, hãy để cho chúng được nhiều kiểm soát trong quá trình giải quyết vấn đề, theo khả năng của chúng. Điều này sẽ khiến con bạn trở nên tự tin, sẽ biết giải quyết vấn đề tốt hơn khi không có bạn bên cạnh. Hãy hỏi con bạn: 

- Con nghĩ con phải làm gì? 
- Con sẽ làm gì nếu cách giải quyết đó không thành công?
- Con đã thử giải quyết như thế nào rồi?

Hãy kiểm tra lại sự lựa chọn của con bạn, dựa trên các giá trị đạo đức của gia đình bạn: Cách giải quyết đó có công bằng không? Có tôn trọng sự thật không? Có quan tâm đến người khác không? Có làm cho ai bị tổn thương không? Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, vấn đề chỉ được giải quyết sau khi bạn đã chăm chú lắng nghe con bạn và đã phân tích sâu sắc các cảm xúc của chúng. Khi có ai đó muốn giải quyết vấn đề cho chúng ta trước khi ta có cơ hội giải thích cặn kẽ là một điều rất khó chịu.

Hãy thực hành chánh niệm. Hãy quán sát cảm xúc, phản ứng của bản thân bạn và tự hỏi, ‘Tôi cần phải làm gì trong hoàn cảnh này?’ ‘Tôi có nên bày tỏ ý kiến hay giữ im lặng?’ Chúng ta cần phải thận trọng, rốt ráo trong sự suy nghĩ của mình, và sẵn lòng học hỏi từ những sai lầm của mình. Sau đó, bạn nên quán tưởng lại những gì đã xảy ra giữa bạn và con bạn trong quá trình giải quyết vấn đề. ‘Tôi có tạo áp lực cho con không?’ ‘Tôi có dành cơ hội cho con bày tỏ quan điểm của nó không?’ ‘Tôi có tự đưa ra cách giải quyết theo ý mình không?’

ĐAU KHỔ LÀ ÔNG THẦY TỐT

Con đường tâm linh có vẻ khá dễ dàng khi cuộc sống của chúng ta diễn tiến tốt đẹp. Những khi chúng ta ít phiền não, có nhiều niềm vui trong cuộc sống, thì ta cảm thấy thoải máicông phu tu tập của ta có thể tiến triển một cách dễ dàng. Chỉ những khi ta khổ đau, đối mặt với những điều bất như ý, thì chúng ta mới biết mình thực sự tiến bộ đến đâu trên con đường tâm linh. Chính những lúc khó khăn, mới là cơ hội tốt nhất để ta tự xét về mình và phát triển tri giác. Và không có thử thách nào tốt hơn là khi phải chứng kiến sự khổ đau của con cái.
Với những đòi hỏi, bổn phận trong đời sống tại giachúng ta thường than thở không có thì giờ để tu tập một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, đừng quên rằng chính cuộc sống tại gia, nếu chúng ta biết tận dụng nó, là môi trường tốt nhất để tu tập.

(Lược dịch theo Worrying About Our Children/ Buddhism For Mothers, NXB Griffin Press, Australia 2003)

25 LÀM MẸ VÀ HÀNH THIỀN 
Jacqueline Mandell

Jacqueline Mandell, dạy thiền và hướng dẫn về khả năng lãnh đạo ở Portland, Oregon.

Đôi khi người ta hỏi tôi, “Giờ chị đã làm mẹ, chị còn hành thiền nữa không?” Câu hỏi đó phủ nhận việc làm mẹ cũng là một cách để hành thiền. Chúng ta thường nghĩ rằng việc hành thiền chỉ có thể xảy ra trong các thiền đường, ở các trung tâm thiền, rằng chúng ta chỉ có thể tỉnh thức khi ngồi trên gối thiền, ở một nơi yên tĩnh nào đó. Thiền không chỉ là sự thực tập theo bài bản. Thử thách cam go không chỉ là khi ta tọa thiền, mà là làm thế nào để mang tâm chánh niệm đó vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tâm hoàn toàn tỉnh thức không có niệm phân biệt, không có ý niệm về ngã. Nó không liên hệ gì đến cái nhìn nhị nguyên; chỉ có giây phút không phân tâm, giây phút hiện tại trước mặt.

Tôi không hề dự tính sẽ có hai con nhỏ. Tôi chỉ định có một đứa, để lo cho nó và tiếp tục tu tập. Nhưng cuối cùng tôi sinh đôi.

Hai năm đầu tiên rất cực khổ, giống như là cách tu khổ hạnh của dòng thiền Rinzai. Thật vậy, phải cho đứa này bú mớm, rồi sang đứa kia, làm tôi thêm bận rộn. Nhiều sáng, tôi còn không có thì giờ rửa mặt hay đi vệ sinh. Tiếng các con tôi khóc là những hồi chuông và thay tã cho chúng là câu trả lời của tôi đối với một công án. Chồng tôi và tôi đã thay mười hai ngàn tấm tã, giống như những hạt chuỗi mala.

Tuần lễ đầu sau khi chúng tôi mang các con về nhà, một người bạn lái xe đến thăm và nói, “Tôi đến để phục vụ bạn đây.” Cô đã ở lại đúng một tuần - nấu ăn, dọn dẹp và chăm sóc hai đứa bé khi tôi có việc ra ngoài. Việc này được gọi là “chăm sóc bà mẹ” và tôi rất muốn giới thiệu nó vào danh sách các dịch vụ xã hôi. Phật giáo đã làm rất nhiều điều tuyệt vời: cho hòa bình, cho bệnh nhân AIDS, cho môi trường, nhưng Phật giáoquan tâm đến các bà mẹ không, có dịch vụ chăm sóc các bà mẹ, chăm sóc trẻ cho các bà mẹ không? Nếu có, thì Phật giáo càng phục vụ chúng sanh nhiều hơn nữa.

Trong khi Phật giáo đề cao đời sống xuất gia, tu tập ở các tu viện, thì việc tôi chọn lựa để trở thành mẹ cũng đòi hỏi nhiều suy tư. Đối với tôi, được làm mẹ là một điều tuyệt vời, giữa cha mẹ và con cái có một mối liên hệ thắm thiết. Khi các con tôi được sinh ra, tôi biết rằng chúng đã là những đứa trẻ có tâm linh, đã thông minh, đã khoẻ mạnh. Tôi chỉ cần dạy thêm cho chúng tình thương và sự chân thật. Đó là mục đích vô cùng quan trọng của các bậc cha mẹ.

Khi phải ở nhà nuôi con, tôi cũng rất bức xúc, cảm thấy như mình vô dụng. Tôi đã nghĩ, “Mình đang làm gì đây? Xã hội đâu có quan tâm gì đến các bà mẹ? Có ai trả lương hay khen thưởng gì các bà mẹ đâu?” Tuy nhiên tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các con tôi. Tôi cảm thấy hãnh diện vì điều đó. Khi ta vun trồng tình thương yêu cho trẻ, thì việc cho và nhận là cái mà chúng ta luôn phải thực hành.
Một số bạn bè và tôi quyết định thành lập một nhóm tu thiền dành cho các bà mẹ, để họ có thể hành thiền với cả con cái. Chúng tôi cũng gặp gỡ được đôi ba lần, và mỗi lần gặp thì đều khác nhau. Lúc đầu chúng tôi quyết định hành thiền ở một phòng, để các con ở một phòng khác, nhưng mấy đứa trẻ khóc la không chịu nổi. Vì thế chúng tôi quyết định sửa đổi, nhưng nếu chỉ có hai bà mẹ thì hơi khó. Tôi phải để một bé tự chơi một mình, còn tôi thì hành thiền với đứa còn lại trên đùi mình. Tôi nghĩ là không kết quả mấy. Nhưng một ngày kia, tôi thấy con gái mình xếp tất cả các con thú bông thành hàng và bảo rằng tất cả đang hành thiền. 
Tôi cũng dạy các con không làm hại các sinh vật khác, không sân hận, không ảo tưởng. Tôi dạy chúng tình thương yêu ngay cả trước khi chúng biết nói. Chúng tôi sống trong một vùng có nhiều côn trùng như nhện, bò cạp, rết và đôi khi có cả rắn. Khi thấy chúng, chúng tôi thường bắt bỏ vào một cái ly, rồi mang thả ra bên ngoài. Ngay cả một con ong hay một con ruồi bay vào nhà, chúng tôi cũng giúp chúng tìm đường ra. Khi nào thấy một con côn trùng nào đó, các con tôi cũng gọi mẹ mang ly ra để đem côn trùng đi nơi khác. Chúng thực sự học được lòng thương yêu côn trùng và đã biết phân biệt các loài khác nhau. Đó là một cách để dạy con cái tình thương yêu chúng sanh, không làm hại đến sinh vật nào dù nhỏ nhoi như côn trùng. 

Tôi cũng dạy chúng không có lòng tham đắm. Khi đến các tiệm đồ chơi, chúng có thể cầm chơi, rồi để lại mà không đòi cha mẹ phải mua. Khi nói đến đi mua sắm, đối với các con tôi chỉ có nghĩa là đi mua thực phẩm cần thiết. Tôi dạy chúng cách quyết định nhưng không bám víu vào sự vật, và có những quyết định khôn ngoan mà không sợ hãi. Trước khi trở thành mẹ, tôi đã dạy thiền một thời gian. Tôi nhớ rằng sư phụ của tôi, bà Dipa Ma, chỉ sống trong một căn phòng ở Calcutta mà cũng có thể dạy thiền ở nhà. Vì thế một ngày kia, tôi nghĩ, “Đúng vậy, tôi cũng có thể dạy ở nhà”. Chồng tôi mang mấy đứa con ra ngoài, và tôi biến phòng khách thành một nơi có thể hành thiền. Nhờ thế, tôi không phải tách biệt công việc và con cái ở nhà. Đôi khi người ta hỏi tôi làm thế nào để cân bằng giữa tình thương yêu con cái mà không bám víu vào chúng. Thật sự, công phu tu tập của tôi bấy lâu nay là phát triển tâm không bám víu, và sự ra đời của các con cũng là một quá trình rèn luyện cho tôi tâm buông xả. Ngay trước khi các con được hai tuổi, tôi đã bắt đầu nhờ người giữ chúng để tôi có thể đi dạy hai lớp thiền mỗi tuần. May mắn là tôi đã tìm được một vị bảo mẫu rầt có trách nhiệm, ân cần, thương yêu, chăm sóc các con tôi hết lòng. Các con tôi được có kinh nghiệm sống ở một khung cảnh gia đình khác, giống như trẻ em ở các quốc gia khác thường được ông bà, dì cậu, cô chú, chăm sóc ngay từ nhỏ. Mỗi tháng, tôi đều để các con tôi ở nhà một mình với bà bảo mẫu. Vừa rồi, lần đầu tiên tôi đã đi dự một khóa thiền dài bốn ngày. Quá trình này là một kinh nghiệm rất tốt cho cả các con tôi và tôi.

Lúc đầu tôi cũng do dự khi phải để các con ở nhà, nhưng các bạn tôi đã khuyến khích tôi trở lại công việc dạy thiền, sau khi tôi đã là mẹ. Cũng rất tốt khi các con tôi có được một nguồn yêu thương khác, vì ở thời điểm đó tôi đang cai sữa cho chúng. Tôi nhận thấy rằng con cái cũng có nghiệp riêng của chúng; chúng ta không thể luôn dắt chúng theo bên cạnh mình và luôn tạo ra những môi trường lý tưởng cho chúng. Nghiệp lực có sự vận hành riêng của nó và sẽ đưa đẩy ta đến một số quyết định tùy theo duyên nghiệp.

Đôi khi tôi dẫn các con đến những nơi tôi dạy và chúng ở cả ngày ở đó. Chúng đã nhận ra được hình tượng Đức Phật và thường xin ăn chuối, táo, lê và những thứ cúng trên bàn Phật. Chúng cũng có những sự hiểu biếtliên hệ riêng. Bất cứ khi nào thấy hình Phật, chúng đều chấp tay lại vái chào.

Ngay cả khi tôi dạy hay hướng dẫn các khoá thiền dài ngày ở các trung tâm thiền, chúng vẫn có thể gọi tôi khi chúng cần. Nhưng tôi bắt đầu tự hỏi liệu làm thế có tốt không, chúng có trở thành phụ thuộc vào tôi không. Nếu đứa trẻ cảm thấy đủ lòng tự tin và tự trọng, thì cả hai phía (cha mẹ và con cái) có thể bắt đầu buông xả. Trong mười tháng đầu tiên, các con ngủ chung với tôi. Tôi có mặt khi chúng cần, nhu cầu của chúng luôn được thỏa đáp, nhưng các con tôi cũng hiểu khi tôi phải đi xa. Chúng không khóc khi đưa tiễn tôi ra sân bay.

Dĩ nhiên mỗi cha mẹ có một cách dạy dỗ khác nhau. Có người có phương tiện để ở nhà chăm sóc con, nhưng cũng có người không làm được như thế. Tôi nhận thấy rằng bổn phận làm cha mẹ là tạo cho con có lòng tự trọng và tập cho chúng tự lập để không phải suốt đời lo lắng cho con. Có một câu nói rất hay, “Con cái không thể rời xa gia đình, trừ khi chúng đã được lớn lên từ trong gia đình”.

Từ khi trở thành mẹ, tôi đã nhìn lại gần như tất cả quá trình tu tập của mình. Sự khác biệt bây giờ là tôi nhấn mạnh vào sự tỉnh thức một cách thư giãn – thư giãn nhưng ý thức rất rõ ràng. Quá trình tu tập của tôi là tỉnh thứcchánh niệm, dựa trên an chỉ định. Định có thể làm cho tôi thấy rất tuyệt vời, nhưng nó cũng vô thường. Người bám víu vào cảm giác diệu kỳ này sẽ thất vọng khi họ không thể mang nó vào trong đời sống hằng ngày. Hiện tại tôi khuyên các thiền sinh của mình thư giãn trong từng phút giây, hơn là cố gắng quá sức, điều đó khiến cho việc tu tập trở nên dễ dàng hơn. Sau mỗi khóa tu tập, họ không còn phản ứng như thể mới vừa được giải thoát khỏi tù ngục. 

Phật pháp cần phải uyển chuyển và không loại trừ một ai. Nếu Phật pháp chỉ dành cho người tu, cho những người độc thân, hay có gia đình nhưng không vướng bận, có khả năng gửi con ở nhà trẻ hay con cái đã lớn, thì thật nguy hại. Tôn giáo đó chỉ có hình thức. Dầu đã có bao người nữ giác ngộ trước chúng ta, dầu đã có bao vị được nhắc đến trong các kinh điển, bao nhiêu vị đã được kính trọng, nhưng trừ khi giáo lý đó có thể áp dụng vào trong xã hội, nếu không nó cũng trở thành vô ích.

(Trích dịch từ Mothering & Meditation, Buddhism Through American Women’s Eyes, NXB Snow Lion, 1995) 

26 VƯỢT QUA TRỞ NGẠI
 Linda Ruth Cutts

Linda R. Cutts là giảng sư về Thiền, hướng dẩn việc tu Thiền ở Green Gulch Farm, ở California. Bà tu theo dòng Thiền của Thiền Sư Shynryu Suzuki.

Khi tôi bắt đầu tu tập, khoảng hai mươi tám năm về trước, tôi đang ở trong trạng thái trầm uất, đau đớn, tưởng như không có gì cứu được tôi. Có lúc tôi đứng trước cánh cổng mạ vàng, chạm trổ công phu của Ghiberti (ND: Ghiberti Lorenzo, nhà điêu khắc nổi tiếng của Ý), ở Florence, được gọi đó là The Gates Of Haven (Cổng Thiên Đàng). Trong các lớp học về Mỹ thuật, tôi đã được nghe nhiều về chúng, đã mơ ước được nhìn thấy tận mắt. Vậy mà giờ chúng đang ở trước mắt tôi, nhưng hoàn toàn không gây được cảm xúc gì trong tôi. Tôi nhớ đã tự trách mình: "Ngốc quá, đây là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại. Hãy quan sát! Hãy ngắm nhìn!" Nhưng không chỉ có cái đầu của tôi đóng băng mà cả con người tôi dường như cũng tê dại.

Đã có lúc trong cuộc sống, tôi phải sống như một tảng băng để tự cứu lấy mình. Tôi quyết định khiến các cảm giác tôi đông lạnh trước những nỗi đau khổ của mình.

Tôi sụp đổ tinh thần là do phản ứng của gia đình khi biết tôi mang thai vào năm đầu tiên bước chân vào đại học. Đó là năm 1966, và đó là một tấn thảm kịch cho cả tôi và gia đình tôi. Tôi tự vặn tắt mọi cảm giác, để không còn ai có thể làm cho tôi đau đớn thêm. Tôi không khóc nữa trước mặt những người thân của tôi.
Chính sự chuyển đổi trong cơ thể tôi - một cách bí mật và nhục nhã - làm tôi đau đớn. Không còn cài được váy, chiếc quần trượt tuyết của tôi phụt rách khi tôi khom người. Và sự nôn ói. Không còn gì là tốt đẹp nữa. Thế giới không còn là chỗ dung thân an toàn, một mái nhà cho tôi nữa. Và thân thể xinh đẹp của tôi cũng biến mất. Cái thân thể đã từng được người thân của tôi thương yêu, vỗ về, giờ lại là mục tiêu của sự chê bai, ghét bỏ.

Mẹ dẫn tôi đi mua đồ mặc bầu ở tận New York, thật xa các cửa hàng quen thuộc ở thành phố tôi ở, lẩn tránh một gặp gỡ tình cờ nào đó với những người quen biết

Rồi tôi được gửi đi đến một nơi rất xa, qua bao miền đất nước, đến tá túc với một cặp vợ chồng chịu chứa chấp những cô gái Do Thái chửa hoang. Mẹ tôi ra về sau khi đã nhìn lướt qua ngôi nhà nơi tôi sẽ ở trong sáu tháng. Vậy là tôi chỉ có một mình nơi xa lạ này. Mẹ không kể gì với tôi về kinh nghiệm sinh nở của bà.

Mặc bao khó khăn, mỗi tháng qua, tôi càng cảm thấy gắn bó sâu đậm hơn với đứa con trong bụng mình. Khi nó bắt đầu máy mó, tôi cảm thấy hạnh phúc bừng lên như một ngọn lửa trong cái lạnh của khổ đau. 

Tôi tự chuẩn bị bằng cách đọc sách. Có một thư viện nhỏ gần nhà, và mổi tuần vài chuyến tôi lại đến đó mượn hàng đống sách về sinh sản. Năm ngày sau khi sinh, người ta mang con tôi đi cho. 

Ngay buổi tối tôi trở về gia đình, không ai nhắc đến chuyện ấy nữa. Tôi trở về nhà sau khi sinh con và bị tước đi quyền làm mẹ, nhưng câu đầu tiên cha mẹ tôi nói là: "Con định chọn môn gì trong khóa tới?"

Tôi trở lại học đường, nhưng cảm thấy mình già dặn so với các bạn gái quanh tôi. Cơ thể tôi đã đổi thay; tôi đã có những vết rạn nứt. Ở tuổi mới lớn đó, lần đầu tôi biết về tính cách vô thường của thân.

Trong tình trạng đó, tôi được biết về thiền. Tôi sẽ không bao giờ quên ơn những người thầy đã dạy cho tôi biết Pháp. Sự tu tập đối với tôi như một sự tỉnh thức. Chánh niệmtỉnh thức. Như một người đã ngủ quên, tôi được lay dậy, được chỉ đường để tỉnh lại. Những điều rất đơn giản như: giữ thẳng sống lưng, đếm hơi thở, ngồi nhẹ nhàng... Bằng những điều thực tập nhỏ nhặt như thế, tôi đã bắt đầu tỉnh thức.

Lần đầu tiên bước chân đến trung tâm Thiền, tôi rất lo âu. Sau bửa ăn, tôi được giao nhiệm vụ cất dẹp muối mè. Người ta bảo: "Nè, làm cái này đi. Em sẽ thích đó". Có mấy cái tô đựng muối mè với những cái muỗng nhỏ xíu xiu, một bàn chải cũng đặc biệt nhỏ và một hũ to đựng muối mè. Bổn phận của tôi là dùng những cái muỗng nhỏ đó để xúc muối mè trong tô bỏ trở vào hũ lớn, dùng bàn chải quét trong lòng tô cho sạch, rồi xếp tô chồng lên nhau, từng cái một. Thật hạnh phúc được làm công việc nhỏ mọn đó. Không có gì đòi hỏi phải suy nghĩ, chỉ cần xúc từng muỗng, quét, quét, rồi để xuống. Tôi có cảm tưởng như mình đang làm những công việc này với tất cả sự cẩn trọng, như thể đang chăm sóc từng hành động của tôi, và như thế cũng có nghĩa là tôi đang chăm sóc chính tôi.

Đối với tôi được làm công việc nhỏ mọn đó với tất cả lòng chân thành là một liệu pháp giúp tôi trở về với cuộc sống. Đã bao nhiêu năm nay, tôi chỉ hành động để được khen thưởng, được chấp nhận, để thu nhỏ mình lại tránh bị để ý: đó từng là thế giới của tôi. Đó là ngày 2 tháng 1, năm 1971. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày đó. Tôi được yêu cầu làm một việc vẹn toàn, không có điều kiện, tôi coi đó là một hành động từ bi. Người bảo tôi làm việc đó hẳn đã nhìn thấy nổi đau của tôi và nói: "Đây - em sẽ yêu thích việc này".

Thực tập chánh niệm giúp ta bỏ được tâm phán đoán, phê bình. Chánh niệm giúp ta chú tâm vào đối tượng, luôn ở với nó, trong khi thế giới chung quanh ta, vạn vật vẫn xoay vần. Ta có thể trụ ở hiện tại, mà vẫn ý thức được sự chuyển đổi, vô thường của vạn vật. Ở thời điểm đó trong cuộc đời, tôi đã rất may mắn được học thiền, tọa thiền, thực tập chánh niệm, chú tâm đến hơi thở, đứng ngồi trong sự tỉnh thức. Với thời gian, những năm tháng đông lạnh dường như đã bốc hơi, sự tê dại trong tâm hồn tôi đã biến mất. Sức sống như những sợi dây leo xuyên mình qua bức tường trở ngại cho đến khi nở rộ ra từng chùm lá xanh.

Nhưng quá trình trở về với thân không phải là bằng phẳng. Những năm sống ở Thiền viện Tassajara trên núi, tôi đã không thể ngồi yên khi tọa thiền. Trong thiền đường, tôi nhích bên này, bên kia bồ đoàn không ngừng, đến nỗi tôi phải bám chặt lấy bồ đoàn, như thể đang ngồi trên chiếc chiếu thần lơ lửng, trong khi mọi người chung quanh đều ngồi yên tĩnh. May mà tiếng chuông đánh lên, tôi đứng dậy sửa lại tọa cụ, đi ra ngoài, làm công việc của mình thì mọi việc dường như bình thường trở lại. Nhưng cứ hễ bước vào thiền đường, tôi như một mụ đàn bà lên cơn điên. Không kiềm chế được tôi đụng người này, người kia, lấn qua lằn ranh. Rồi ding, cúi lạy đi ra, và trở lại bình thường. Tại sao vậy? Câu hỏi đó là công án của tôi trong suốt mười năm. Trong mười năm, tôi ngồi với những cử động không cưỡng chế được. Lúc đầu chúng phóng túng tự tác, nhưng dần dần các cử động thu hẹp lại, bớt lại dần cho đến ngày tôi có thể ngồi yên.

Bây giờ tôi hiểu mười năm đó là thời gian cơ thể đông cứng của tôi cần có để vỡ ra. Những cử động không kiềm chế là biểu hiện của những khổ thọ tôi bưng bít, chôn kín trong lòng. Những nỗi đau nơi thân tâm đòi hỏi tôi phải chú tâm đến chúng, và quậy phá tôi cho đến lúc tôi phải nhận diện chúng. Dần dần tôi đã để tâm đến chúng, chấp nhận sự có mặt của chúng trong tôi; các khổ thọ đã đi xuyên qua tôi, phá vỡ bức tường đông cứng.

Hậu truyện: Vài năm trước đây tôi nhận được một cú điện thoại từ một cán sự xã hội ở Philadelphia. Tôi bàng hoàng - điều này chỉ có thể là.... Đã nhiều năm qua, tôi cố công tìm đứa con trai đã thất lạc của tôi, và đã để lại địa chỉ, điện thoại để khi cần người ta sẽ liên lạc với tôi. Người cán sự xã hội, sau khi chắc chắn tôi là người bà muốn tìm, nói: "Con trai của bà hiện có mặt trong văn phòng tôi, nó đã trưởng thành!" Rồi bà chuyển điện thoại lại cho con tôi.

"Có thật là con đó không? Con tên là gì?", tôi hỏi. Hai chúng tôi nói chuyện gần tiếng đồng hồ, và rồi hẹn ngày gặp mặt.

Thật vui mừngsung sướng khi biết rằng con tôi đã sống sót và được nuôi dưỡng nên người. Con tôi còn sống! Vết thương tôi vẫn mang trong lòng đã lành miệng. Một lần nữa, tôi thực sự được sống!

(Lược dịch theo Breaking Through The Concrete)
 
 

27 BỔN PHẬN CỦA CHA MẸ
Bhikkhu Basnagoda Rahula

Tỳ Kheo Basnagoda Rahula, sinh quán tại Tích Lan. Thuở nhỏ đã xuất gia tại Chùa Hoàng Gia Attanagalla, Tích Lan. Sau khi thọ Đại giới và ra trường với bằng Cử nhân về Triết học Phật giáo, ngài di cư sang Mỹ năm 1990.
Tỳ kheo Rahula ra trường với bằng Thạc sĩ Văn Chương tại đại học Houston-Clear Lake và bằng Tiến sĩ Anh Văn tại đại học Công Nghệ Texax ở Lubbock, bang Texas. Hiện nay Ngài là chủ tịch Trung Tâm Thiền Vipassana ở Willis, Texas, đồng thời dạy tiếng Anh tại đại học Houston-Downtown.

“Đấng Sinh Thành”, là cách ta gọi mẹ cha. “Người dìu dắt ban đầu”, “bậc đáng tôn kính”, cũng là những từ ngữ được dùng để chỉ cho cha mẹ. Những danh tự này đều đúng khi nói về cha mẹ, vì họ đã sinh chúng ta ra đời, giúp đỡ chúng ta biết bao nhiêu điều, chăm sóc, nuôi dưỡng, và dìu dắt ta đi trên con đường đạo đức.
Tăng Chi Bộ Kinh III: Devaduta Vagga: Sabrahmaka Sutta

Người ta thường hỏi Đức Phật về bổn phận làm cha mẹ. Bậc làm cha mẹ muốn biết các phương cách hữu hiệu nhất để nuôi dạy con cái, bổn phận làm cha mẹ và cách gìn giữ, duy trì mối liên hệ tốt đẹp với con cái. Một số người thưa với Đức Phật: “Bạch Thế tôn, chúng con, những cư sĩ tại gia với đời sống gia đình, kính xin Thế Tôn chỉ cho chúng con phải làm sao để được ích lợi nhất?” Người khác thì than phiền về những hành động ngỗ nghịch, thiếu lễ độ của con cái. Họ xin Đức Phật giúp họ cách dạy dỗ con cái họ, để tái lập lại sự liên hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái như trước kia. Lắng nghe những lời khẩn thiết, cũng như than trách của họ một chăm chú, Đức Phật sau đó đã cho họ những lời hướng dẫn để giúp họ trở thành những bậc cha mẹ đáng tôn kính, những bậc cha mẹ thành công trong việc giáo dục con cái.

Yêu Thương, Chăm Sóc Con Cái

Theo Đức Phật, yêu thương, chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹTuy nhiên, chỉ nuôi dưỡng, che chở con cái thôi, chưa đủ để biến người cha hay mẹ đó thành bậc cha mẹ gương mẫu cho con noi theo. Đó chỉ là những bước cần thiết để tiến trên con đường chân chính - một sự thực hành nhất thiết phải có của những con người tự trọng, đáng tôn kính.

Đức Phật dạy rằng người cư sĩ biết sử dụng tốt của cải của mình là phải bao gồm việc để dành tiền để tạo dựng hạnh phúc và sự sung túc cho con cái của họ. Cha mẹ nào không làm điều này được coi là ‘người ác độc’ (asappurisa) . Những lời dạy này cho ta thấy rằng việc nuôi dưỡng và chăm - sóc con cái là bổn phận tối thiểu của các bậc làm cha mẹ, không phải là lý do chánh đáng để họ tự coi mình là những bậc cha mẹ hoàn toàn, gương mẫu.

Trong lời khuyên của Đức Phật đối với Sigala, Ngài đã dạy rằng trong khi bổn phận làm cha mẹ có nghĩa là phải đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, nuôi dưỡng của con cái, thì để làm tốt hơn vai trò đó, cha mẹ phải quan tâm đến nhiều điều hơn nữa. Trong kinh Mangala, Ngài cho rằng việc ‘chăm sóc con cái’ (putta sangaha) là một ‘ân sủng’ trong đời sống cư sĩ , đánh dấu cho sự phát triển tương lai của cả cha mẹ và con cái. Dĩ nhiên, ta phải hiểu là sự chăm sóc này, vượt lên trên sự chăm sóc, quan tâm về vật chất.

Đối với Đức Phật, nuôi dưỡng một đứa trẻ có nghĩa là giúp cho đứa trẻ đó trở nên một chúng sinh toàn vẹn. Cha mẹ phải coi đó là mục đích để giúp con cái họ có được sự tiến bộ nội tâm, có tri kiến, có khả năng và thành công trong đời. Nỗ lực hoàn thành được những điều này là đã thực hiện được bổn phận làm cha mẹ một cách viên mãn nhất.

Năm Bổn phận Của Cha Mẹ

Đào sâu thêm về sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái, Đức Phật đã cho rằng cha mẹ có năm nghĩa vụ . Hoàn thành được các nhiệm vụ này không chỉ giúp cha mẹ thiết lập được mối liên hệ bền vững với con cái, mà còn khiến cho họ cảm thấy rất tự hào về bản thân.

1. Giúp con cái kiềm chế, tránh xa những hành động bất thiện

Cha mẹ là ‘những vị thầy đầu đời’ của con cái. Đức Phật dùng thuật ngữ papa nivarenti để nói đến bổn phận của cha mẹ là phải can ngăn con cái khỏi những hành động bất thiện. Papa có nghĩa là bất cứ hành động bất thiện nào được thể hiện qua lời nói, hành động và ý nghĩ. Nivarenti muốn nói đến nỗ lực để tránh xa hành động bất thiện này. Giúp con cái tránh xa những hành động xấu ác là một phần trong việc giáo dục con cái của cha mẹ.

Cha mẹ có những biện pháp nào để ngăn cản những hoàn cảnh có thể lôi kéo con cái họ vào những hành động bất thiện? Đức Phật không tin rằng một phương pháp mạnh, như trừng phạt, đánh đập sẽ giúp cho các bậc cha mẹ đạt được mục đích này. Đức Phật đã từng nói, “Tất cả mọi người đều bị sự trừng phạt đe dọa, ám ảnh”, và Ngài bác bỏ bất cứ hình thức trừng phạt nào . Không thể tìm thấy trong bộ tạng kinh Pitaka, bất cứ điều gì để chứng tỏ rằng sự trừng phạt là một phương cách hữu hiệu để rèn luyện nhân cách cho trẻ. Trái với sự suy nghĩ rằng “không đánh thì con hư”, Đức Phật từ bi đã đề nghị những phương cách tốt hơn để giúp rèn luyện nhân cách cho trẻ – những phương cách này sẽ được nói đến sau đây.
Đức Phật không bao giờ khuyến khích việc sử dụng những lời chửi mắng như là một phương cách hữu hiệu để giúp con trẻ loại bỏ những hành vi bất thiện. Đức Phật dạy rằng một phản ứng giận dữ chắc chắn đưa tới kết quả của việc sử dụng những lời nói nặng nề, xúc phạm. Trong một đoạn kinh, Đức Phật đã nói những lời cộc cằn, thô lỗ, chỉ có thể đưa đến sự bực tức, khổ đau cho người nói. Dựa trên quan điểm này, ta thấy rằng việc chửi mắng, thóa mạ cũng giống như việc trừng phạt con cái bằng cách đánh đập, sẽ không giúp ích gì cho cha mẹ trong việc khuyên bảo con cái họ tránh xa những hành động bất thiện.

Khuyên nhủ là một phương cách hữu hiệu để giúp con cái không đi theo những cách sống tai hại. Nhưng trước hết, chính cha mẹ phải là những người gương mẫu: “Trước khi giáo huấn ai, phải tự xét lại mình. Có thể người nói mới không phạm sai lầm”. Muốn cho con cái nghe lời mình, trước hết cha mẹ phải thực hành những lời dạy của chính mình. Khi chính cha mẹ cũng kiềm chế không làm những hành động xấu ác, thì họ sẽ dễ dàng thuyết phục con cái mình tránh xa khỏi những điều tương tự

Giúp trẻ tránh xa những người bạn không có đạo đức hay xấu ác, theo Đức Phật, là một phương cách khác để giúp con cái tránh thói quen có những hành động bất thiện.

Những lời khuyên của Đức Phật đối với Sigala -một đứa trẻ vừa mất cha, và đang ở trong một trạng thái tâm bối rối, phải đối mặt với bao trở ngại ở phía trước -cho ta thấy rằng Ngài sẽ khuyên các bậc cha mẹ phải dẫn dắt con cái họ như thế. Đức Phật khuyên Sigala, quan trọng nhất là không nên giao lưu thân thiết với những kẻ không có đạo đức, vì những mối liên hệ đó sẽ làm hỏng tương lai của người trai trẻ. Khuyên con tránh xa người xấu ác, sẽ giúp con không coi thường những hành vi xấu ác.

Tóm lại, theo Đức Phật, có những phương cách để giúp con cái không trở thành xấu ác, vô đạo đức, là một bổn phận tiên quyết của các bậc làm cha mẹ. Thay vì giao bổn phận đó cho các thầy cô giáo, hay các nhà tôn giáo, chính cha mẹ cũng phải cho con cái thấy sự quan tâm của họ và có bổn phận giúp con cái họ không học theo những thói quen xấu của cá nhân hay xã hội.

 2. Dạy Con Hành Động Thiện

Bên cạnh việc có những phương pháp giúp con cái tránh xa các hành động bất thiện, bổn phận của cha mẹ còn bao gồm cả việc dẫn dắt con cái hướng đến những hành động thiện. Đức Phật đã dùng thuật ngữ Pali, kalyane nivesenti, để nói về điều đó. Kalyane có nghĩa là “những hành động tốt đẹp, dễ thương và đạo đức”. Nivesenti có nghĩa là “thiết lập”, hay “là nguyên nhân của”.

Hành vi thiện ý chỉ những lời nói, hành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác áitrí tuệ. Do đó các yếu tố của hành vi đạo đức là sự thực hành bố thí (dana), gìn giữ giới luật (sila), và phát triển tâm trí (bhavana). Đức Phật khuyến khích cha mẹ ươm trồng những tư tưởng và hành động này cho con cái họ. Với sự tận tâm dạy bảo của cha mẹ, con cái sẽ có thể có được những đức tính này.

Hơn nữa, cha mẹ phải tuân giữ chánh mạng, nghĩa là kiếm sống một cách chánh đáng để cho con cái họ có thể chọn lựa một con đường tương tự. Kế tiếp, họ phải quan tâm đến ai là những người bạn thân thiết của con họ. Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng việc giao tiếp với thiện tri thức (pandita), sẽ bổ sung thêm cho cá tính của ta; do đó cha mẹ cần phải thuyết phục con cái họ kết bạn với những người bạn như thế. Lần nữa, Đức Phật nhấn mạnh đến việc dùng ái ngữ, như là một phương cách hữu hiệu để những người có trách nhiệm gieo trồng các hành vi thiện cho người khác. Các bậc cha mẹ muốn giáo huấn, hướng dẫn con đến cái thiện, cũng phải làm như thế.

Tuy nhiên, Đức Phật cũng thấy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đem lại hạnh phúc tức thì cho người mà ta đang cố gắng dìu dắt họ hướng đến các hành động thiện. Nhất là các bậc cha mẹ, họ sẽ cảm thấy khó làm vừa lòng con cái với những lời khuyên nhủ, dạy dỗ chân chánh. Con cái thì thích làm bất cứ điều gì đem lại cho chúng những sự thỏa mãn tức thì hơn là những ích lợi dài lâu. Chúng có thể cảm thấy rất bực bội khi nghe những lời cha mẹ khuyên dạy, không giống với những điều chúng muốn làm.

Vào những trường hợp như thế, Đức Phật khuyên cha mẹ phải cứng rắn bảo vệ những giá trị của lời mình dạy, chứ không nên chiều con. Khi cha mẹ biết rằng mình đang sử dụng những phương cách chánh đáng vì sự phát triển nhân cách của con cái, họ phải cương quyết đi đến cùng chứ không thể chùn bước.
Thái tử Abhaya, người đang bồng con trong tay, hỏi Đức Phật rằng ông có nên dùng những lời lẽ cứng rắn để rèn luyện cách cư xử của ai đó không. Để trả lời, Đức Phật nói rằng Ngài sẽ chỉ dùng những lời dịu dàng, vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên Đức Phật cũng nói rằng khi Ngài biết một phương pháp gì đó là đúng, thì Ngài chẳng bao giờ do dự khi phải thực hiện nó. 

Đức Phật tiếp, “Giả dụ nếu có vật gì đó dính mắc trong cổ đứa bé, thì người sẽ làm gì?” Thái tử Abhaya trả lời rằng, ông sẽ lấy nó ra. “Như thế sẽ làm cho đứa bé chảy máu và đau đớn thì sao?”, Đức Phật hỏi. Thái tử Abhaya thưa rằng ông sẽ không quan tâm, vì điều cần giải quyết ngay trước mắt là phải cứu sống đứa trẻ. Theo Đức Phật, có những biện pháp, hành động mà các bậc cha mẹ phải chọn lựa, nếu muốn dẫn dắt con cái họ đi theo con đường chân chánh, mặc dầu những hành động đó trước mắtthể không làm con cái họ vui lòng. Theo giả dụ trên, ta thấy rằng, trong nỗ lực hướng dẫn con cái đến những hành động thiện, cha mẹ có thể phải sử dụng những lời nói nghiêm khắc, chứ không phải thô lỗ, cộc cằn, và phải có những biện pháp cứng rắn, mặc dầu con cái họ không vui lòng nghe theo.

Chính cuộc đời của Đức Phật đã cho chúng ta một trong những thí dụ hoàn hảo nhất về việc người cha phải làm thế nào để vun trồng tánh thiện trong tâm hồn một đứa trẻ. Rahula, con trai Đức Phật, mới chỉ bảy tuổi khi Đức Phật hứa với con rằng sẽ cho con một “món quà tốt đẹp nhất của một người cha”. Đức Phật đã cho phép Rahula được gia nhập tăng đoàn, và đã hết lòng dạy dỗ để giúp Rahula phát triển nhân cách toàn vẹn. Trong kinh tạng (Pitaka) có nhiều đoạn cho ta thấy Đức Phật rất quan tâm đến việc Rahula có được những đức tính thiện và sự phát triển nhân cách hay không.

Thay vì ra lệnh, Đức Phật thường khêu gợi trí phán đoán của con. “Rahula, mục đích của cái gương là để làm gì?” Đức Phật đã có lần hỏi đứa con trai nhỏ của mình như thế. “Dạ, để nhìn thấy sự phản chiếu của mình”, Rahula trả lời. “Cũng thế Rahula, tâm của ta là để phản chiếu hành động của chúng ta”, Đức Phật tiếp lời. “Con cần phải đánh giá hành động của mình dựa trên những hậu quả của chúng. Bất cứ điều gì mang đến hậu quả xấu cho bản thân và cho người khác, thì con nên tránh làm những điều đó. Nếu chúng đem đến những kết quả tốt, thì con có thể thực hiện chúng” . Đây là một thí dụ về những phương cách hữu hiệu mà bậc cha mẹ có thể áp dụng để vun trồng phẩm hạnh trong tâm đứa trẻ. Sự dạy dỗ, dìu dắt của Đức Phật quá toàn hảo đến nỗi Rahula có danh hiệu là “người luôn sẵn sàng học hỏi, tu sửa”.

Bằng lời nói và hành động, Đức Phật đã gửi gắm thông điệp rằng cha mẹ cần hướng dẫn con cái đến những điều thiện mỹ. Bổn phận của cha mẹ là khuyến khích con cái họ nói, làm và suy nghĩ những điều thiện. Sự dạy dỗ, dìu dắt này phải là mục đích chính của cha mẹ, không phải là một vấn đề phụ thuộc.

 3. Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Con Cái

Bổn phận kế tiếp của cha mẹ, theo kinh Sigalovada, là tạo điều kiện để con được giáo dục hướng đến một nghề nghiệp thích hợp. Nhu cầu này được gọi là sippam sikkhapeti. Sippa có nghĩa là ‘tri thức và khả năng cần thiết cho một nghề nghiệp’; sikkbapeti có nghĩa là “dạy dỗ, rèn luyện”. Về điều này, cha mẹ có thể trực tiếp dạy con cái họ, mà cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những người có khả năng.

Bổn phận này cho ta thấy rằng cha mẹ cần có những phương cách để làm cho cuộc sống của con cái được tốt hơn, bên cạnh việc giúp con cái họ phát triển nhân cách. Trong kinh Mangala, Đức Phật đã dạy, “có tri thức rộng, có kỷ năng, kỷ luật và ái ngữ là những ân sủng” . ‘Kỷ luật’ và ‘ái ngữ’ thuộc về sự phát triển nhân cách; ‘tri thức rộng’ và ‘khả năng’, là những chuẩn mực trong nghề nghiệp. Con cái cần sự giúp đỡ của cha mẹ trong cả hai lãnh vực này.

Cha mẹ trong thời Đức Phật còn tại thế không có nhiều lựa chọn trong việc chuẩn bị cho con cái họ có một nghề nghiệp. Họ có thể trực tiếp trao truyền lại cho con cái sự hiểu biết riêng của mình hoặc họ có thể gửi con cái đến học với những người có khả năng. Các gia đình khá giả gửi con đến những nơi như là Taxila, thủ đô của Gandhara, nơi có trường đại học nổi tiếng đầu tiên trên thế giới. Trái lại, ngày nay cha mẹ có nhiều lựa chọn hơn trong việc giúp đỡ con cái trong lãnh vực giáo dục. Gửi con cái đi học ở các trường, theo dõi, và lo giúp đỡ chi phí học hành, là một số cách cha mẹ làm để chuẩn bị cho con cái có một nghề nghiệp.
Ba bổn phận của cha mẹ vừa được kể trên cho thấy rằng mục tiêu của người làm cha mẹ là để hướng dẫn con cái trở nên một người hoàn thiện. Chuyển hóa nhân cách, tri thức và sự phát triển khả năng, là biểu hiện của sự hoàn hảo. Cụ thể hơn, lánh xa những hành động bất thiện, và học tập những đức tính cao thượng để làm tốt hơn sự phát triển nội tâm của đứa trẻ. Sau đó đào sâu thêm về tri thức và khả năng giúp cho đứa trẻ trở nên là một người có khả năng nghề nghiệp. Đức Phật khuyên các bậc cha mẹ phải có một sự tự nguyện nỗ lực hướng con cái đến mục đích đó.

4. Giúp Con Cái Chọn Bạn Đời

Trong thời Đức Phật, sự tham gia của cha mẹ vào việc tìm người phối ngẫu cho con cái mình có vẻ rất thích hợp. Một phần vì trước đây ở Ấn Độ không có một hệ thống giáo dục cho tất cả, thế hệ trẻ không có sự lựa chọn người phối ngẫu một cách khôn ngoan. Mặt khác, vì không có những luật lệ về hôn nhân cố định, nhiều người sau khi lập gia đình thường bỏ nhau mà không có những bổn phận đối với con cái hay người họ bỏ rơi. Trong hoàn cảnh xã hội đó, Đức Phật đã khuyên cha mẹ nên giúp con cái họ chọn lựa những người bạn phối ngẫu thích hợp.

Ngày nay, chúng ta có thể lý luận rằng bổn phận này của cha mẹ không còn quan trọng, rằng cha mẹ cần phải để cho con cái tự chọn người bạn đời của mình. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của cha mẹ vẫn có thể là một đóng góp ích lợi cho con cái trong việc chọn lựa bạn đời. Vì không từng trải, những người trẻ tuổi có thể vội vàng kết luận rằng, vẻ bề ngoài quyển rũ của một ai đó có thể là tiêu chuẩn duy nhất để chọn lựa làm người phối ngẫu. Nhưng chẳng lâu sau họ có thể nhận ra rằng họ đã mù quáng như thế nào. Lúc đó họ mới biết có những yếu tố khác quan trọng hơn, như là cách cư xử, sự trưởng thành trong tình cảm, do đó họ cần có sự chọn lựa kỹ càng trước khi quyết định cưới nhau.

Sự hướng dẫn của cha mẹ có thể giúp những người trẻ tuổi chọn lựa bạn đời một cách khôn ngoan, do đó giảm bớt những xung đột trong mối liên hệ vợ chồng. Đời sống gia đình của chính các bậc cha mẹ cũng có thể đã dạy cho con cái của họ những bài học quan trọng. Họ biết rằng sự trưởng thành trong nhân cách của mỗi thành viên đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cho mối liên hệ của họ được tốt đẹp. Cha mẹ có thể truyền cho con cái sự hiểu biết quan trọng này. Không cần phải lựa chọn bạn đời cho con, nhưng cha mẹ vẫn có thể giúp con hiểu rõ hơn về một sự chọn lựa đứng đắn.

Hôn nhân là bước quan trọng nhất trong cuộc đời của một người bạn trẻ. Sự hướng dẫn của cha mẹ có thể làm phong phú thêm sự hiểu biết của con cái về việc chọn lựa một người bạn đời thích hợp. Nhờ thế cha mẹlý do để hãnh diện khi họ có thể giúp con cái ở bước ngoặt quan trọng này – và lời khuyên của Đức Phật dường như vẫn rất thực tế, ngay cả ở thời đại bây giờ.

5. Trao Của Thừa Tự Cho Con Đúng Thời Điểm

Cuối cùng Đức Phật khuyên cha mẹ nên giao lại tài sản gia đình cho con cái. Dĩ nhiên Đức Phật không bảo cha mẹ phải giao hết tất cả tài sản gia đình cho con cái họ, để trở thành người vô gia cư vào lúc cuối đời. Thay vào đó, Đức Phật khuyên họ nên chuyển giao một phần tài sản gia đình cho con cái ở một thời điểm thích hợp. Hãy quán niệm những lời dạy của Đức Phật, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn điều này. Đức Phật dùng thuật ngữ dayajjam để chỉ phần tài sản gia đình mà người con có quyền được hưởng. Dayajjam có nghĩa là ‘một phần tài sản được coi như là món quà của cha mẹ dành cho con cái’. Một từ ngữ khác samaye có nghĩa là ‘thời điểm thích hợp’. 

Đây là điều cuối cùng mà bậc cha mẹ phải làm để hoàn thành trách nhiệm của mình. Đã là một nguồn hướng dẫn phong phú đối với sự phát triển nhân cách và sự thành công về vật chất của con cái, cha mẹ giờ có thể được coi như là đã hoàn thành nghĩa vụ của họ một cách viên mãn. Họ giao lại tài sản cho con cái với một số lượng thích hợp. Sau khi đã viết xong di chúc cuối cùng, các bậc cha mẹ có thể sống một cuộc sống thoải mái, tự tại vì nghĩ rằng. ‘Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận và đã đạt được thành công tốt đẹp trong vai trò làm cha mẹ của mình’. 

Tóm Tắt 

Đức Phật đã hướng dẫn các cư sĩ tại gia để họ có thể trở thành những bậc cha mẹ hạnh phúctự tại của những đứa con đầy nhân cách. Họ đã dạy dỗ để chúng phát triển nhân cách và giáo dục. Họ bổ sung sự hiểu biết của con cái về hôn nhânđời sống gia đình. Cuối cùng họ trao một phần tài sản gia đình cho con cái ở thời điểm thích hợp. Khi nghĩ về sự thành công của mình trong vai trò làm cha mẹ, người ta có quyền được hảnh diện vì điều đó. Những nghĩa vụ này góp phần thắt chặt thêm mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái. Đức Phật nhắc nhở con cái cần bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ khi cha mẹ đã hoàn thành nghĩa vụ của họ. Kết quả tích cực này cho ta thấy bổn phận của người làm cha mẹý nghĩa thật lớn lao.

(Dịch từ Being Proud Parents, trích trong The Buddha’s Teachings on Prosperity, NXB Wisdom)

Tăng Chi Bộ VIII: Gotami Vagga: Vyagghapajja Sutta. 
Tương Ưng Bộ Kinh I: Brahmana Samyutta: Mahasala Sutta. 
Tương Ưng Bộ Kinh I: Kosala; 182-183.
Kinh Nipata: Culla Vagga.
Trường Bộ Kinh III: 31: Sigalovada; 451-469.
Pháp Cú: Câu 129
Pháp Cú: Câu 133.
Pháp Cú: Câu 158.
Trường Bộ Kinh III:31:Sigalovada, 461-469
Trung Bộ Kinh II: 58: Abhaya Rajakumara: 498-501
Trung Bộ Kinh II:61: Ambalatthika Rahulovada; 523-526.
Kinh Nipata: Culla Vagga.
 
 

28 MÓN QUÀ CỦA LÒNG BIẾT ƠN
 Ajahn Sumedho 

Thiền sư Ajahn Sumedho là trụ trì của Trung Tâm Phật giáo Amaravati ở Anh quốc và là vị đệ tử Tây phương kỳ cựu nhất của đại lão thiền sư quá cố Ajahn Chah người Thái Lan.

Ở đây thiền sư Ajahn Sumedho ghi lại niềm hoan hỷ của ông khi cảm nhận được công ơn của cha mẹ và thầy tổ.

Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; . . . Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, họ nuôi dưỡng chúng, cho chúng cơm áo, sinh chúng ra đời.

Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.
(Tăng Chi Bộ Kinh, HT Thích Minh Châu, Chương 2, Phẩm Tâm Thăng Bằng). 

Cha tôi mất sáu năm trước đây. Lúc đó ông đã chín mươi tuổi. Ông chưa hế bày tỏ tình thương hay tình cảm tử tế nào đối với tôi. Vì thế từ thời thơ ấu tôi đã có cảm giác rằng ông không hề thương tôi. Tôi mang cảm giác này đi gần suốt cuộc đời mình. Tôi cũng chưa bao giờ có tình cảm yêu thương, hay bất cứ liên hệ thân thiết nào với cha tôi. Lúc nào ông cũng máy móc, “Chào con, rất vui được gặp con”. Hình như ông cảm thấy thoải mái với sự có mặt của tôi. Tôi nhớ, mỗi khi tôi trở về nhà với tư cách là người tu sĩ Phật giáo, ông thường nói, “Hãy nhớ, đây là nhà của cha, con phải làm theo ý cha”. Đó là câu chào của ông – khi tôi đã gấn năm mươi tuổi đầu! Tôi không biết ông nghĩ là tôi sẽ làm gì.

Trước thời kinh tế khủng hoảng, cha tôi là một nghệ sĩ có nhiều triển vọng. Cuộc khủng hoảng đã tước đi tất cả mọi thứ mà cha mẹ tôi có, vì thế cha tôi phải đi bán giày để lo cho chúng tôi. Rồi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, cha tôi đã quá tuổi gia nhập quân đội. Nhưng ông rất muốn ủng hộ cuộc chiến đó bằng cách này hay cách khác, nên ông trở thành một công nhân đóng tàu ở Seattle. Ông không thích công việc đó, nhưng đó là cách tốt nhất mà ông có thể làm để ủng hộ cuộc chiến tranh đó. Sau thế chiến, ông trở về với công việc bán giày và trở thành quản lý của một cửa hàng bán sĩ các loại giày. Ông cũng không thật sự yêu thích công việc đó, nhưng ông cảm thấy mình không còn trẻ để có thể tìm được một việc làm nào khác. Ông đã không màng đến các sở thích của mình để lo cho sự sống của mẹ, chị tôi và tôi.

Khi tôi lên đại học, vào những năm 1950, môn học thời thượng lúc bấy giờ là triết học. Lúc đó những người trẻ tuổi đều có xu hướng đổ lỗi cho người mẹ về tất cả những thất bại, bất như ý trong cuộc đời của họ. Người mẹ là đối tượng bị nhắm vào, bị gán là nguyên nhân của mọi khổ đau của con cái họ. Lúc đó tôi chưa thể nhận thức được rằng nỗi khổ đó là điều không thể tránh trong cuộc sống. Dĩ nhiên mẹ tôi cũng không phải là người hoàn toàn, nên hiển nhiên là có nhiều điều bà đã làm không thật tốt. Nhưng nói chung, sự hy sinh, tận tụy, hết lòng thương yêu, lo lắng - không có gì thiếu sót - của mẹ tôi, tất cả đều là nhằm để làm cho cuộc sống của cha tôi, chị tôi và tôi được nhiều hạnh phúc trong khả năng mà bà có thể mang đến. Mẹ tôi không đòi hỏi gì riêng cho bản thân, và những khi tôi hồi tưởng lại những điều này, thì katannu (Pali), để chỉ cho lòng hàm ân đối với cha mẹ, lại phát khởi trong tâm tôi.

Đức Phật khuyên chúng ta nên nhớ nghĩ đến những điều tốt đẹpcha mẹ, các vị thầy, thân hữu, hay bất cứ ai, đã làm cho ta; và phải chú tâm làm điều này, vun trồng nó, thay vì chỉ để nó xảy đến một cách tình cờ, ngẫu nhiên

Nhiều đệ tử của tôi, những người đầy lòng oán hận đối với cha mẹ họ, đã hỏi tôi họ phải làm thế nào để phát triển lòng biết ơn đối với cha mẹ. Dạy về lòng từ bi, hay metta, một cách quá cực đoan có thể phản tác dụng, khiến họ thêm sân hận. Tôi nhớ có một phụ nữ, dự một trong các khóa tu của tôi, mỗi lần nói đến việc phải rải tâm từ đến cho cha mẹ thì bà lại nổi giận. Sau đó bà lại cảm thấy rất ân hận. Mỗi lần nghĩ về mẹ mình là bà chỉ cảm thấy oán hận. Đó là vì bà chỉ sử dụng lý trí của mình; bà muốn thực hành từ bi, nhưng trong lòng không có chút tình cảm từ bi nào.

Điều quan trọng là ta nhận ra được sự xung đột giữa tình cảm và lý trí. Lý trí bảo rằng chúng ta cần tha thứ cho kẻ thù, hay thương yêu cha mẹ mình, nhưng trong lòng chúng ta lại nghĩ: “Tôi không thể tha thứ cho họ vì những gì họ đã gây ra cho tôi”. Vì thế, chúng ta chỉ cảm thấy oán giận, hờn trách, hoặc chúng ta lại tự trách: “Tôi thiệt là người tồi tệ vì tôi không thể tha thứ cho người. Chắc có gì đó không ổn đối với tôi”. Khi điều đó xảy ra, tôi thấy việc sử dụng thiền tâm từ đối với chính các cảm xúc của mình, rất hữu ích. Nếu trong lòng chúng ta nghĩ rằng cha mẹ đã không thương yêu, tử tế với mình, thì ta nên có tâm từ đối với tình cảm đó; ta có thể nhìn, với tâm không phán đoán, rằng đó thực sự là những tình cảm đang xảy ra trong lòng, để chấp nhận tình cảm đó với lòng kiên nhẫn.

Một khi tôi đã bắt đầu chấp nhận sự đối kháng của tôi đối với cha, hơn là đè nén nó, tôi đã có thể dần dần giải tỏa điều đó. Khi chúng ta giải quyết vấn đề gì đó với tâm chánh niệm, chúng ta có thể buông xả, và giải thoát bản thân ra khỏi sự trói buộc của nó. Việc giải tỏa những xung đột như thế khiến ta càng có nhiều suy gẫm thêm về cuộc đời.

Sống mà không có lòng biết ơn là một cuộc sống vô nghĩa. Nếu cuộc đời chỉ là một chuỗi của những lời oán than về sự bất công, về những thua thiệt mà ta đã gặp phải, nhưng lại không nhớ đến những may mắn đã từng đến với chúng ta, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị trầm cảm - một căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay. Chúng ta sẽ khó tìm được hạnh phúc trong cuộc sống: chúng ta sẽ nghĩ rằng cái khổ của mình là vĩnh hằng.

Khi trở thành một tu sĩ Phật giáo ở Thái Lan, tôi may mắn được gặp vị thầy, Luang Por Chah, mà nhiều người biết đến với tên, Thiền sư Ajahn Chah, người đã là nguyên nhân để tôi đầy lòng hàm ân với cuộc đời. Lúc đó tôi khoảng ba mươi ba hay ba mươi bốn tuổi, và tôi phải thú nhận rằng tôi chưa hề có lòng hàm ân trong cuộc đời. Tôi vẫn còn chấp ngã nặng nề, lúc nào cũng là tôi muốn gì, tôi nghĩ gì. Tuy nhiên, sau một thời gian tu tập, khoảng năm thứ sáu trong cuộc đời tu của mình, tôi đã có được một trải nghiệm sâu sắc, một trải nghiệm được coi như là katannu katavedia, hay lòng biết ơn đối với cha mẹ mình. 

Tôi đã xuất gia nhiều năm trước khi được gặp ngài Ajahn Chah. Tôi rất ngưỡng mộ và tin tưởng vào Phật giáo, cũng như rất sốt sắng để học và thực hành Phật pháp. Nhưng tận sâu thẳm vẫn là cái cảm giác của ngã chấp, của tôi tu học, tôi thực hành. Khi xuất gia, tôi vẫn còn cầu mong: “Tôi muốn được giải thoát. Tôi muốn được giác ngộ”. Tôi không quan tâm đến người khác, đến cha mẹ, hay ngay cả đến thiền sư Ajahn Chah, là người đang giúp tôi tu học. Tôi cũng nghĩ là ngài rất tốt vì đã giúp đỡ tôi, nhưng trong lòng tôi không có cảm giác hàm ân.

Tôi nghĩ rằng đó là chuyện tự nhiên, rằng cuộc đời phải mang đến cho tôi những thứ đó - một thứ ngã mạn khó chấp nhận. Khi chúng tôi lớn lên trong sự đầy đủ của một gia đình thuộc giai cấp trung lưu, chúng tôi đã coi mọi thứ là chuyện đương nhiên. Cha mẹ tôi đã làm việc cực khổ để chúng tôi được sống thoải mái, nhưng tôi luôn nghĩ là họ chưa làm đủ bổn phận, và rằng đáng lý ra tôi phải được đầy đủ hơn nữa. Dầu đó không phải là những điều tôi nói ra, nhưng thái độ tôi tỏ rõ điều đó, rằng tôi xứng đáng được có tất cả mọi thứ: người khác phải chu cấp cho tôi tất cả; cha mẹ tôi phải mang đến cho tôi một cuộc sống tốt nhất, vì tôi muốn được như thế. Do đó, tôi nghĩ bổn phận của thiền sư Ajahn Chah là phải dạy dỗ, dìu dắt tôi!

Ở Thái Lan, tôi đã siêng năng tu tậpquyết chí theo đuổi cuộc sống xuất gia của mình. Sau khi đã tham dự năm mùa an cư (vassas), người tu sĩ trẻ không còn là sa di nữa, mà được tự do rời khỏi tu viện. Tôi cảm thấy được ở bên thầy cũng tốt, nhưng tôi cũng muốn tự đi con đường riêng của mình. Từ miền đông bắc tôi đi đến trung tâm Thái Lan. Sau mùa an cư, tôi hành hương đến Ấn Độ. Đó là vào khoảng 1974, và tôi quyết định đi như một tudong –một khất sĩ lang thang từ chỗ này đến chỗ kia, như một hình thức tu khổ hạnh trong Phật giáo. Có người giúp tôi tấm vé để đi từ Bangkok đến Calcutta, để rồi khi đến Calcutta, tôi chỉ có bình bát, y áo, và không tiền, đúng theo điều luật của người tu. Ở Thái Lan thì dễ rồi, nhưng buổi ban đầuẤn Độ, với viễn ảnh lang thang đây đó mà không có gì, ngoài bình bát trong tay, là điều khá đáng sợ. Năm tháng ở Ấn Độ đúng là một cuộc phiêu lưu đối với tôi, khiến tôi có nhiều kỷ niệm rất thú vị về nơi chốn ấy. Với cuộc sống làm người khất sĩ, tôi không gặp vấn đề gì ở Ấn Độ. Trong tất cả các quốc gia, dĩ nhiên là nó phải ổn ở đây, vì đó là nơi Đức Phật đã sống và đã hoằng pháp

Nhưng tôi bắt đầu nghĩ đến thiền sư Ajahn Chah và nhận ra lòng tử tế mà ngài đã dành cho tôi. Ngài đã chấp nhận cho tôi làm đệ tử, chăm lo, truyền dạy Phật pháp, và giúp đỡ tôi bằng nhiều cách. Ngài còn là tấm gương để tôi soi vào. Một vị tỳ kheo xứng đáng phải giống như ngài Ajahn Chah. Một người toàn vẹn, người đã tạo cho tôi nguồn cảm hứng, người mà tôi rất muốn noi theo – và tôi phải thú nhận rằng tôi không có cảm giác đó đối với nhiều người khác. Tôi không hề ấn tượng với những mẫu người được tôn vinh ở Mỹ như John Wayne, tổng thống Eisenhower hay Richard Nixon. Các ngôi sao điện ảnh hay thể thao cũng được coi trọng, nhưng không có ai khiến tôi phải cảm phục.

Nhưng tôi đã tìm được người ấy ở Thái Lan. Ngài là người nhỏ thó; tôi đứng cao vượt hẳn ngài. Điều khiến tôi ngạc nhiên là khi chúng tôi ở bên nhau, sự hiện diện của ngài như bao trùm chúng tôi. Có điều gì đó ở ngài khiến người ta muốn được gần gũi. Vì thế mỗi buổi chiều, hay bất cứ khi nào có thể, tôi lại tự đi tìm đến thất của ngài; tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội nào để được gần gủi bên ngài. Có lần tôi hỏi ngài có gì để lôi cuốn người ta đến vậy. Ngài đã trả lời, “Ta có đá nam châm”. Ngài đã dùng sức hút đó để lôi cuốn người ta đến để ngài có thể dạy cho họ Phật pháp. Đó là cách ngài sử dụng đặc tính đó của mình: không phải để thõa mản tự ngã, mà là để giúp đỡ người khác.

Đức Phật, sau khi đạt được giác ngộ, lúc đầu đã nghĩ rằng Phật pháp quá cao siêu để chúng sanh có thể thấu đạt, nên không thể truyền dạy cho họ. Sau đó, theo truyền thuyết, một trong các vị trời đã đến và thưa, “Bạch Thế Tôn, xin hãy vì những chúng sanh có ít bụi trong mắt, mà giảng Pháp”. Lúc đó Đức Phật với tâm siêu việt của mình, quán sát xem ai là những người có thể hiểu được Pháp. Đức Phật đã nghĩ đến các vị thầy cũ của mình, nhưng Đức Phật biết rằng cả hai đã qua đời. Sau đó Đức Phật nghĩ đến năm người bạn đồng tu với Ngài thuở trước, những người đã xa lánh ngài. Với lòng từ bi, Đức Phật lên đường đi tìm năm người bạn đó, và đã giảng cho họ nghe về thuyết Tứ Diệu Đế. Điều này khiến tôi cảm thấy katannu katavedita đối với Đức Thế Tôn. Thật là diệu kỳ: như tôi đây, một kẻ sống ở thế kỷ này – lại có duyên lành được lắng nghe Phật pháp, và Phật pháp tinh nguyên vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.

Việc được có một vị thầy đang tại thế (ND: ngài Ajahn Chah đã mất năm 1992) như thiền sư Ajahn Chah không giống như việc bạn tôn thờ một vị tiên tri đã sống cách đây hai ngàn năm trăm năm, mà thực sự là tôi được thừa hưởng sự truyền thừa từ chính Đức Thế Tôn. Có lẽ do được đến viếng những thánh tích Phật giáo, mà lòng hàm ân của tôi bắt đầu trở nên rất mãnh liệt. Lúc đó, khi nghĩ đến thiền sư Ajahn Chah ở Thái Lan, tôi nhớ rằng tôi đã nghĩ: “Ta đã ở đủ năm năm rồi, giờ ta phải ra đi. Ta sẽ chu du đây đó, thám hiểm vài nơi, làm những gì ta muốn, thoát khỏi sự quan sát của ông thầy già”. Tôi nhận ra đúng là tôi đã bỏ chạy khỏi nơi ấy.

Khi cảm giác hàm ân này trào dâng trong lòng, tôi chỉ muốn chạy về Thái Lan và phủ phục dưới chân thiền sư Ajahn Chah. Làm sao bạn có thể đền đáp ơn của một vị thầy như thế? Tôi không có tiền bạc gì, mà đó cũng không phải là thứ Thầy tôi cần. Sau đó tôi nghĩ rằng cách tốt nhất tôi có thể làm để thầy tôi vui là trở thành một tỳ kheo chân chính, và trở về đó để giúp đỡ thầy. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì thầy tôi muốn. Với ý nghĩ đó, tôi đã trở về Thái Lan, sau năm tháng ở Ấn Độ, và đến đảnh lễ thầy. Đó là một sự cúng dường đầy hoan hỷ, không phải là điều bó buộc, vì nó đã xuất phát từ lòng hàm ân (katannu), lòng biết ơn đối với những duyên lành tôi đã được tiếp nhận.

Từ đó, tôi nhận thấy rằng việc hành thiền của tôi bắt đầu có tiến bộ. Lòng ích kỷ hẹp hòi đã biến mất trong tôi: việc tôi cố gắng mong cầu, ước muốn được hòa hợp, được tu tập, được có một cuộc sống yên lành, giải thoát khỏi mọi bổn phận. Khi tôi buông bỏ tất cả những ham muốn này, thì mọi thứ dường như lại ổn thoả. Những gì trước đây khó khăn đối với tôi, như là việc định tâm, đã trở nên dễ dàng hơn, và tôi cảm thấy cuộc sống trở nên an lạc hơn đối với mình.

Lần cuối cùng khi đến thăm cha tôi, tôi đã quyết định sẽ tạo ra một không khí ấm cúng giữa hai chúng tôi trước khi người ra đi. Trong thập niên cuối đời của cha tôi, ông rất đau khổ vì bệnh tật. Ông bị thấp khớp nặng, nên luôn đau đớn, cộng thêm chứng bệnh Parkinson. Dần dần, chúng tôi phải đem ông vào viện dưỡng lão. Ông không còn có thể cử động được. Ông còn có thể trò chuyện và chuyển động mắt, nhưng các phần khác của cơ thể đều bất động. Ông rất đau khổ vì những gì đã xảy ra cho ông, vì trước đó ông là một người khỏe mạnh, không cần nhờ vả đến ai.

Khi gặp lại ông, thấy cơ thể ông cần được xoa bóp, nên tôi nói, “Để con xoa bóp chân ba”. “Không, con không cần phải làm thể”. “Ba cần phải được xoa bóp, nếu không nằm một chỗ sẽ bị hâm da. Con thực sự muốn làm thế mà”. Cha tôi vẫn cố từ chối, nhưng tôi thấy ông có vẻ không còn quyết liệt nữa. “Cần phải làm thế ba à”, tôi nói. “Con thực sự muốn làm thế à?” ông hỏi tôi. “Dạ phải”.

Tôi bắt đầu xoa bóp chân, đùi, cổ, vai, tay và mặt ông; ông thật sự thích thú sự gần gũi này. Đó là lần đầu tiên ông được chăm sóc như thế. Sự xúc chạm này đầy ý nghĩa, đó cũng là một cách biểu hiện tình cảm. Và tôi bắt đầu nhận ra rằng cha tôi thực sự rất thương yêu tôi, nhưng ông đã không biết làm sao diễn tả điều đó. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và tràn đầy lòng biết ơn.

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ AJAHN CHAH VỀ CHA MẸ

Đôi khi những lời dạy về sinh, lão, bịnh, tử, không được người ta sẵn sàng tiếp nhận. Nhất là ở phương Tây, khi bạn bắt đầu nói về những điều này, thì người ta sẽ đứng lên, bỏ đi. Họ không muốn già. Nên những người già thường bị bỏ rơi.

Ở các nước phương Tây, hình như tập tục của họ là, dẹp bỏ người già qua một bên để người trẻ có thể lo cho cuộc sống của riêng họ. Dĩ nhiên là những người trẻ này, rồi cũng già thôi, rồi cũng đến phiên họ bị bỏ rơi. Khi còn trẻ, chúng ta cần quán sátsuy gẫm về người già. Đó là nghiệp, có phải không? Tôi đã cố gắng giải thích điều này với những người Tây phương, rằng nếu họ bỏ rơi người khác, sau này họ cũng sẽ bị bỏ rơi. Khi già, chúng ta nên nghĩ đến người trẻ. Và người trẻ nên nghĩ đến người già. Tất cả đều tương quan nhau, giống như những mắt xích trong một sợi dây xích.

Paul Breiter chuyển ngữ từ tiếng Thái

(Chuyển ngữ sang tiếng Việt, theo A Gift of Gratitude, Tricycle Review, Winter 2006).

Ajahn Sumedho, thế danh là Robert Jackman. Ông sanh năm 1934 tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Mỹ và lớn lên trong một gia đình đạo Tin Lành cùng với một người chị. Từ năm 1951 đến 1953, ông học tiếng Trung Hoa và sử học tại Đại học Washington. Sau đó ông làm cán bộ y tế cho Hải quân Mỹ. Làm y tế được bốn năm, ông quyết định đi học trở lại và tốt nghiệp bằng cử nhân khoa Đông phương học. Nhờ ngành học này, ông được làm quen với Đạo Phật qua sách vở; và bốn năm làm y tế trong Bộ Hải quân Mỹ đã cho ông cơ hội tiếp xúc với Giáo hội Phật giáo Nhật Bản

Năm 1966, ông đến Thái Lan, tìm hiểu thêm về đạo Phật, tu thiền và sau đó thọ giới sa di tại một ngôi chùa quê hẻo lánh thuộc tỉnh Nong Khai, miền đông bắc Thái Lan. Sư tu học thiền minh sát (Vipassana) với ngài Ajahn Chah tại tu viện Wat Nong Pah Pong, thuộc tỉnh Ubon trong hơn 10 năm. 

(Theo Tâm và Đạo, Quán tưởng về cuộc sống trong Đạo Phật (The Mind and The Way, Buddhist Relections on Life, Susanta Nguyễn dịch).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 135)
Giải thoát thì không có trước có sau, không có thừa! Và không có để lại bất kỳ cái gì.
(Xem: 157)
Bản kinh chúng ta đang có là bản kinh 262 trong Tạp A Hàm Hán Tạng. Trong Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) của tạng Pāli có một kinh tương đương, đó là kinh Chiên Đà.
(Xem: 196)
Thực tại được kinh Hoa Nghiêm gọi là pháp thân Phật, được diễn tả nhiều trong các bài kệ của phẩm đầu tiên Thế Chủ Diệu Nghiêm.
(Xem: 212)
Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình.
(Xem: 233)
Tín là niềm tin. Niềm tin vào Tam Bảo là tin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 259)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian đem lại an vui cho tất cả chúng sanh. Đạo Phật là đạo của giác ngộ và giải thoát.
(Xem: 255)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(Xem: 329)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(Xem: 254)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(Xem: 355)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(Xem: 334)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(Xem: 576)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(Xem: 335)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(Xem: 588)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(Xem: 727)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(Xem: 606)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(Xem: 565)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 559)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(Xem: 514)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(Xem: 434)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(Xem: 533)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(Xem: 841)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(Xem: 623)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 563)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 771)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(Xem: 932)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(Xem: 746)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 760)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(Xem: 1018)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(Xem: 962)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(Xem: 1003)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(Xem: 799)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(Xem: 1207)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(Xem: 997)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(Xem: 912)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(Xem: 957)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(Xem: 1024)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(Xem: 941)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(Xem: 1411)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(Xem: 993)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(Xem: 1005)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(Xem: 1118)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(Xem: 1250)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(Xem: 1124)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(Xem: 1019)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(Xem: 1085)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 1003)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 1184)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 1246)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 1384)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 1052)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 1137)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 1211)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 1485)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 1170)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 1243)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 1493)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 1368)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM