Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bóng Tối Và Ánh Sáng

Wednesday, August 21, 202418:31(View: 255)
Bóng Tối Và Ánh Sáng
Bóng Tối Và Ánh Sáng

Thích Nguyên Hùng


chu tieu1

Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.

Mình là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ... Các loài vật như con trâu, con bò, sau khi chết nó cũng sẽ sinh trở lại thành con trâu, con bò… Nhưng cũng có trường hợpngười ta không tin là chết rồi sẽ có đời sau, họ tin chết là hết. Mỗi người có một quan niệm về sự sống chết khác nhau.

Vua Ba-tư-nặc (Pāsenādi), một vị vua cùng tuổi với Đức Phật, thì băn khoăn rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bà-la-môn chết rồi có sinh trở lại dòng Bà-la-môn hay sinh vào nhà Sát-lị, Tỳ-xá, Thủ-đà-la?

Đức Phật nói với vua Ba-tư-nặc:

Đại vương, sao được như vậy! Đại vương, nên biết, có bốn loại người. Những gì là bốn? Có một loại người từ tối vào tối; có một loại người từ tối vào sáng; có một loại người từ sáng vào tối và có một loại người từ sáng vào sáng (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1146. Pāli, S. 3.21. Puggala).

Hẳn nhiên, giữa cuộc đời này có rất nhiều hạng người, nhưng tựu trung đều nằm trong bốn nhóm hay bốn hạng người này.

Hạng người từ tối vào tối

Có người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không hề biết Tam bảo, rồi lại tiếp tục sống bằng những nghề không lương thiện. Sinh ra đã không biết Tam bảo rồi, thấy người khác đi chùa lại sinh tâm phỉ báng. Sinh ra trong một gia đình vốn không đạo đức, lại tiếp tụcsống bê tha, không biết kính trọng người trên kẻ trước, suốt ngày làm những nghề nghiệp bất chính, vì vậy tạo vô số nghiệp xấu xa… Đã nghèo khổ, bần tiện, tâm tính lại càng ích kỷ hẹp hòi. Ngoại hình không được đẹp đẽ xinh xắn lại còn ganh ghét, tị hiềm, sân hậnThường haybệnh tật, ốm đau lại thích giết hại chúng sinh. Không có trí tuệ, thất học lại còn coi thườngkinh sách của thánh hiềnbỏ ngoài tai những lời dạy của thánh nhân. Đó là hạng người đã tối lại càng đi vào bóng tối, tối đời này và cả đời sau.

Hạng người từ tối vào sáng

Có người sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ không kính tin Tam bảo, không có đạo đức, ở vùng thôn quê, biên địa nghèo khổ, thiếu cơm áo, thiếu cả đời sống văn hóatinh thần. Nhưng rồi người đó đã gặp được Phật pháp, gặp thầy lành bạn tốt, từ đó người ấy nỗ lựchọc hỏi và chuyển hóa đời sống của mình thành một người Phật tử chân chính, biết giữ gìnnăm giới, thương người, làm ăn lương thiện, biết bố thíbuông bỏ hận thù... Đó là hạng người sinh ra trong bóng tối nhưng lại đang đi vào nẻo sáng.

Hạng người từ sáng vào tối

Có người sinh ra trong một gia đình đạo đức, có sức khỏe và xinh đẹp, nhưng lại không ý thức được phước báo của mình, đã phản bội truyền thống đạo đức của tổ tiên, trở nên hư hỏng, không vâng lời cha mẹ, lấy chồng hay vợ rồi theo ngoại đạo.

Có người sinh ra ở trong một gia đình giàu có, khá giả. Về sau làm ăn khấm khá, thành đạtnhưng lại không biết rằng mình đang thừa hưởng cái phước mà mình đã gieo trồng từ đời trước để tiếp tục vun bồi. Ngược lại sa đà vào hưởng thụ, ỷ mình giàu có nên không coi ai ra gì, khinh thường những người nghèo khó, chẳng giúp đỡ ai và cũng không biết bố thícúng dường.

Có người hữu duyên biết đến Tam bảo, được quy y và lãnh thọ giới pháp, nhưng không biết trân trọng giới pháp mà mình đã thọ, không nỗ lực học tập và thực hành giáo pháp. Thậm chí có người sau một thời gian đi chùatụng kinhniệm Phật, vì một lý do nào đó đã bỏ chùa, xa thầy, rời bạn và các thiện hữu tri thức.

Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng lại đi vào bóng tối.

bong toi va anh sang

Hạng người từ sáng vào sáng

Có người sinh ra ở trong một gia đình đạo đứctrí thức, khá giả, lương thiện: đó là sinh ra trong ánh sáng. Sinh ra có một thân thể đẹp đẽ, khỏe mạnh là sinh ra trong ánh sáng. Sinh ra trong một gia đình biết kính tin Tam bảo, biết tu nhơn, tích đứchành thiện, biết làm lành tránh dữ, đó là sinh ra trong ánh sáng.

Người đó tiếp tục đi vào ánh sáng, tức là biết tu tập, biết hướng thiện, biết làm lành tránh dữ. Đã sinh ra trong một gia đình đạo đức rồi, mình lại phát huy truyền thống đạo đức của gia đình. Sinh ra trong gia đình có cha mẹ kính tin Tam bảo rồi, mình lại trở thành người Phật tửtiếp tục đi chùatụng kinhniệm Phật, như cha mẹ, ông bà của mình đã làm. Mình sinh ra vốn có một thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp, mình lại tiếp tục thương người, không ganh ghét, tị hiềm, không sát sinh - tức là tiếp tục gieo trồng cái nhân cho cái quả thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp. Những người có một thân thể khỏe mạnh không đau ốm, bệnh tật là những người đã từng không giết hại chúng sinh, bây giờ mình lại tiếp tục không tạo ra những hành động giết hại chúng sinh. Đó là người sinh ra trong ánh sáng lại tiếp tục đi vào ánh sáng, trong đờinày và cả đời sau.

Chúng ta thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người trên đây, chúng ta đang thuộc hạng người nào? Chúng ta đang ở trong sáng đi vào sáng? Hay là ở trong sáng đi vào bóng tối? Chúng ta ở trong bóng tối đang đi đến nẻo sáng? Hay sinh ra trong bóng tối lại tiếp tục đi vào bóng tối?

Đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải nhìn lại bản thân mình, gia đình mình, nhìn lại cách giáo dục và định hướng cho con cháu của mình. Chúng ta đã biết đến và quy hướng Tam bảo, đã sinh ra trong ánh sáng và tiếp tục đi vào ánh sáng, nhưng chúng ta có đang hướng dẫn cho con em của mình đi vào ánh sáng hay không? Các thế hệ con cháu của mình đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người đó, Đức Phật nói, có hạng người tối thượng và có hạng người tối hạ, tức là có hạng người cao nhất và có hạng người thấp nhất.

Hạng người cao nhất là hạng người sinh ra trong bóng tối mà biết tìm đến nẻo sáng. Trong giáo lý của đạo Phật, không có giai cấp, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không kính trọng người giàu - ghét bỏ người nghèo, không đề cao người trí thức mà chê cười người không trí thứcMọi người sinh ra đều bình đẳng, điều quan trọng là đời sốngngười đó có hướng thượng hay không? Chính vì vậy, hạng người được Đức Phật đề cao, coi trọng là hạng người biết hướng thượng, biết tìm nẻo sáng mà đi, biết tìm đến con đường của sự giác ngộ giải thoát.

Cho nên khi sinh ra, chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh hay nơi chốn ra đời. Chúng ta không có quyền lựa chọn cha mẹbà conquốc gia, dân tộc. Bởi mỗi người đều theo biệt nghiệp và cộng nghiệp mà thọ sinh. Do nghiệp chúng ta đã gây tạo trong quá khứmà chúng ta sẽ có một đời sống tương ưng; có một người cha, một người mẹ cùng anh chịem tương ưng với cái nghiệp mà mình; có một quê hương, dân tộc, đất nước tương ưng với cái nghiệp mà mình đã tạo. Con người không có quyền lựa chọn hoàn cảnh mà mình sinh ra nhưng chúng ta có toàn quyền lựa chọn lối đi của chính bản thân mình; mỗi người có quyền lựa chọn đi vào ánh sáng hay đi vào nẻo tối.

Do đó, khi sinh ra trong hoàn cảnh tối tăm, khó khăn, nghèo khổ nhưng nếu chúng ta biết phấn đấu, nỗ lựctu tậphọc hành để thay đổi cuộc đời thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹpvà tươi sáng hơn. Đó là hạng người tối thượng.

Ngược lại là hạng người tối hạ, tức là hạng người thấp nhất, đáng thương nhất. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng mà lại tìm bóng tối mà đi. Mình vốn sinh ra được làm người xinh đẹp, khỏe mạnh, gia đình khá giả, có ăn học đàng hoàng, sự nghiệp ổn định vậy mà không biết trân trọng những gì mà mình đang có, lại gây tạo những nghiệp bất thiện như sát sinh, trộm cướp, tà dâmnói dối, rượu chè. Chính vì không tu dưỡng đạo đức, không vâng giữ giới luật nên phước đức bị suy giảm. Khi phước đức suy kiệt đó là thời điểm dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn. Đó là những người thấp nhất, đáng thương nhất, sinh ra trong ánh sáng mà ngày ngày lại tìm nẻo tối mà đi.

Vậy chúng ta thuộc hạng người nào? Mỗi người hãy tự hỏi để xác định vị trí và hướng đi của cuộc đời mình!

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 69)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 134)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 114)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 201)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 274)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 322)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 350)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 450)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 388)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 493)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 454)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 729)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 546)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 569)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 510)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 663)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 592)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 952)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 618)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 624)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 708)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 849)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 769)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 657)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 663)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 689)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 788)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 934)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 940)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 676)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 791)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 883)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1043)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 854)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 943)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1149)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1014)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1024)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1155)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1336)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1491)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1481)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1349)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1229)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1218)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1209)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1357)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1323)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1543)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1207)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1115)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1251)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1431)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1248)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1257)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1391)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1379)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(View: 1422)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant