Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Nếp Sống Đạo Đức, Lành Mạnh Của Người Phật Tử

Wednesday, September 26, 201805:00(View: 5175)
Nếp Sống Đạo Đức, Lành Mạnh Của Người Phật Tử

Nếp Sống Đạo Đức, Lành Mạnh Của Người Phật Tử 

Bhik.Samādhipuñño Định Phúc

 dao-duc-nguoi-phat-tu-



Đối với hàng Phật tử tại gianăm giới là năm điều học căn bản để tạo dựng nên một nếp sống đạo đứctốt đẹp và lành mạnh. Không chỉ trong đạo Phật mà năm điều đạo đức này còn là năm điều kiện để tạo dựng một xã hội an lànhtrật tự và phát triển bền vững.

Năm giới gồm: 1- Từ bỏ sự hại chết sinh mạng. 2-Từ bỏ việc lấy của không cho. 3- Từ bỏ hành vi tà vạy gian dâm. 4- Từ bỏ lời nói dối. 5- Từ bỏ sự uống rượu và các chất say. (1)

Người sống thiện hạnh, luôn sống trong thiện pháp, năng gìn giữ giới hạnh, trau dồi đạo đức, hạnh kiểm thì hẳn nhiên không bao giờ cảm thấy gánh nặng của sợ hãi và hổ thẹnTrái lạigánh nặngnày đè lên tâm của người ác, người phá năm giới suốt ngày đêm, khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên. Vì thế, Đức Phật dạy rằng việc gìn giữ năm giới sẽ đem đến năm sự lợi ích: 1- Do nhân không dễ duôi nên đạt được tài sản lớn. 2- Danh thơm tiếng tốt đồn xa. 3- Đi đến bất cứ hội chúngnào cũng dạn dĩ ung dung. 4- Chết không hôn mê. 5- Sau khi thân hoại mạng chung sẽ sinh vào nhàn cảnh cõi trời(2)

Ai không hại sinh linh/ Không nói láo ở đời/ Không lấy của không cho/ Không đi đến vợ ngưi/ Ngưi nào không đm say/ Rưu men và rượu nấu/ Đoạn tận năm hận thù/ Được gọi là có giới/Mạng chung, sinh trí tuệ/ Được sinh lên cõi lành. (3)

Trong 45 năm thuyết phápĐức Phật đã dành nhiều thời giờ để trực tiếp nói chuyện với những gia chủ sống tại gia, có vợ con, nhiều tài sản. Đối với những người như vậy, Đức Phật luôn luôn khuyến cáo họ sống đạo đức, sống thiện, giữ năm giới. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu xem năm giớicấm mà Đức Phật khuyên dạy trong đời sống thực tiễn, nên áp dụng như thế nào cho đúng đắn vớitinh thần của Phật giáo.

1. Tránh xa sự sát sinh

Đứng đầu là giới không sát sinhyêu cầu mọi người chớ có tự mình giết hay bảo người khác giết.Bảo vệtôn trọng giá trị của sự sống, đó là một khái niệm trung tâm của đạo đức Phật giáoCống hiến lớn lao của đạo Phật là tôn trọng mạng sống muôn loài chúng sinh, chứ không phải chỉ riêng mạng sống của loài ngườiĐức Phật lên án mọi hình thức hủy hoại sự sống, Ngài từng lên án tập tục tế đàn của đạo Bà-la-môn vì giết hàng trăm dê, cừu, bò để cúng thần linh.

Chú giải Pháp cú kể rằng: Ngày xưa có người lính thấy cô vợ quá đẹp của người khách trọ nên bày kế độc giết hại người chồng để cướp người vợ. Do ác nghiệp nặng nề nên mạng chung người lính bị đọa địa ngục A-tỳ, chịu cực hình khổ sở rất lâu, bị đánh như thế liên tiếp một trăm kiếp(4).  Mộtcâu chuyện khác, có cô gái vì giết cừu để đãi bạn mà phải sinh vào địa ngục đau khổ vô vàn, sau đó còn phải bị cắt cổ vô số lần bằng với số lông cừu đã giết (5).

2. Tránh xa sự trộm cướp

Nói về giới trộm cướp, không phải chỉ là trộm cướp mà còn gồm cả những hành vi như buôn lậu, tham nhũng, lừa đảo, lật lọng trong buôn bán để kiếm lợi bất chính, lạm dụng hay chiếm dụng của công… Việc tránh sự trộm cướp chính là dạy cho mình nếp sống lương thiện, không tham củangười khác và biết đủ với những gì mình đang có. Sống trung thựclương thiệntuyệt đối khôngxâm phạm tới tài sảncủa cải của người khác, dù là cây kim, sợi chỉ. Sống biết đủ, bằng lòng với sốtài sản của mình, có được nhờ lao động của bản thân, không nghĩ cách làm giàu thêm bằng những cách lừa lọc, không chính đángphi đạo đức.

Kinh Tiểu bộ có ghi: Vua Bimbisāra nằm mộng nghe thấy những âm thanh rùng rợnbất an. Vua đến trình bạch Đức Thế Tôn sự việc này. Đức Thế Tôn giải thích rằng: đó là những quyến thuộccủa vua trong thời quá khứ, vì phạm ác nghiệp trộm cắp vật thực nên phải sinh vào làm loài ngạ quỷ đau khổ. Nhờ vua Bimbisāra phát tâm thiết lễ đặt bát vật thực, cúng dường y phục đến Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng suốt một tuần lễ tại hoàng cung để hồi hướng phước lành đến thân nhân đang khổ đau trong cõi khổ. Do sự hồi hướng đó, thân nhân thoát kiếp ngạ quỷ, sinh làm chư thiên ở trong sự cai quản của Tứ đại Thiên vương (6).

3. Tránh xa sự tà dâm

Những người nào có hành vi tà vạy, bất chính xấu xa trong quan hệ tình ái mà không phải là vợ, là chồng của nhau, những người ấy vi phạm thuần phong mỹ tục, bị xã hội lên án mà còn vi phạmhọc giới thứ ba này. Con người hiện đại nếu như không tiết dục sẽ phát sinh những hậu quả như:gia đình tan nát, tỷ lệ ly dị cao, dẫn tới tình cảnh trẻ con sống bơ vơ, thiếu tình cảm, không đượcgiáo dục, thanh thiếu niên phạm tội ngày càng nhiều.

Không vừa đủ vợ mình/ Được thấy giữa dâm nữ/ Được thấy với vợ mình/ Chính cửa vào bại vong(7)

Vào thời Đức Phật Kassapa, có bốn thanh niên vô công rỗi nghề, chỉ biết ăn nhậu và tung tiền mua chuộc vợ người để tiêu khiển. Cứ như thế họ phạm tội tà dâm, đến lúc mạng chung bị đọa vào địa ngục A-tỳ, bị khổ hình đau đớn trong thời kỳ giữa hai vị Phật ra đời. Vì quả báo ác nghiệp chưa tiêu, tái sinh họ lại bị đọa vào Thiết địa ngục lớn sáu mươi dặm. Mỗi người đều mong muốn đọc lên một câu kệ, nhưng chỉ thốt được một vần đầu, rồi lại rơi vào Thiết địa ngục (8).

4. Tránh xa sự nói dối

Nói dối tai hại nhiều mặt, nhất là ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín cá nhân, đến sự ổn định xã hội.Con người chỉ có thể sống chung an lạc trong bầu không khí tin cậy lẫn nhau, mọi người đều nói thật. Nếu mọi người đều nói dối thì đó là dấu hiệu sụp đổ của một xã hội. Một người đã sống không thật với người khác và với bản thân mình thì sẽ không bao giờ tìm đến sự thật, chứ đừng nóichứng ngộ sự thật.

Cũng vậy, này Rāhula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. (9)

Trong thời Đức Phật Kassapa, có hai anh em, người anh tên Sodhana, người em tên Kapila. Cả hai đều có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, xin xuất gia trở thành Tỳ-khưu. Khi xuất gia, Tỳ-khưu Sodhana hành thiền và đắc quả A-la-hán. Còn Tỳ-khưu Kapila được học thông kinh điển, có đôngđồ chúng và được nhiều lợi dưỡng. Say sưa với kiến thức của mình và bị ma tham danh chi phối, Kapila trở nên tự phụ. Khi người ta nói đúng thì Kapila bảo sai, khi người ta nói sai thì Kapila bảo đúng, việc có tội Kapila nói là vô tội, việc vô tội cho là có tội v.v… Về sau lâm chung, Kapila với thái độ như thế đã vào ngục Avīci. Kapila thọ khổ trong ngục Avīci suốt vô số kiếp trôi qua trong thời gian giữa hai vị Phật. Do dư báo của nghiệp ác, về sau tái sinh làm con cá nơi dòng sông Aciravatī có màu vàng óng nhưng hơi thở hôi thối vô cùng(10)

5. Tránh xa sự uống rượu và các chất say

Tác hại của say nghiện thì ai cũng biết, tỷ lệ tai nạn giao thông, các vụ tội phạm, vô vàn bệnh tật do say nghiện tăng cao tới mức báo động.

Này Gia chủ tửđam mê các loi rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng (lõa lồ thân thể), và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tửđam mê các loi rượu có sáu nguy hiểm như vậy. (11)

Một người bình thường không dám làm việc ác, nhưng một khi người ấy uống rượu bia và các chất say vào bị kích thích, không còn tự chủtrở thành người hung hăng, liều lĩnh, dám làm mọi ác nghiệp như sát sinhtrộm cắptà dâmchửi rủa.

Chuyện kể rằng, trong kinh thành Bārāṇasī thời ấy, vào ngày giới hàng tháng, người ta không sát sinh, cho nên người đầu bếp phải mua thêm thịt vào trước ngày giới, để dành phần cho ngày hôm sau. Do sơ suất, ông cất giữ món thịt ấy không cẩn thận, nên bị con chó ăn mất hết. Ông đã cố gắng làm những món ăn thơm tho ngon lành xong, mà chưa dám đem dâng lên đức vua. Ông vào tâu với hoàng hậu và được bảo rằng: vua yêu mến hoàng tử lắm, cứ cho hoàng tử ngồi chung với vua thì vua sẽ không để ý. Theo kế hoạch, hoàng tử được đặt ngồi trên vế của đức vua. Tuy nhiên, khi vua ngự thiện, trong cơn say rượu và thèm thịt, vua đã giết hoàng tử và ra lệnh làm món ăn cho vua thưởng thức. Sáng ngày hôm sau thức dậy, tỉnh cơn say, vua muốn gặp hoàng tử nên hỏi thăm mới biết sự thật như vậy. Khi đã nhận thức rõ tội ác khủng khiếp phát sinh từ rượu, vua bèn chắp chặt đôi tay đưa lên trán, phát nguyện rằng: “Kể từ kiếp này về sau, trẫm nguyện sẽ không bao giờ uống rượu nữa, để không còn thấy cảnh tự làm khổ mình và làm khổ những người thân yêu”. (12)

Người cư sĩ sống tại gia, có những điều mà xã hội vẫn xem là hành xử tốt đẹp lương thiện (như uống rượu mừng trong lễ tiệc chẳng hạn), nhưng xét về mặt đạo đức Phật pháp hay nhân quảnghiệp báo thì những điều ấy có thể vẫn gây ác nghiệp đưa đến quả báo khổ đau. Do đó, ngườicư sĩ cần phải có lòng hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, để tu tập giữ giới cho tốt đẹp. Khi có sự hổ thẹn vàghê sợ tội lỗi thì tự nguyện giữ giới, không cần sự bắt buộc.

Trên đây là năm giới cấm dành cho người Phật tử tại gia, được xem như là năm lối sống đạo đức, giúp hoàn thiện nhân cách để xây dựng một nếp sống lành mạnhan lạc cho tự thân, gia đình vàxã hội

 

Bhik.Samādhipuñño Định Phúc

1: Tăng chi bộ kinh, kinh Sợ hãi hận thù (A.iii.204). 
2: Kinh Phật tự thuyết, kinh Dân làng Pāṭali (Ud.86). 
3: Tăng chi bộ kinh, kinh Sợ hãi hận thù (A.iii.204). 
4: Chú giải kinh Pháp cú, kệ 161 (DhpA.iii.151). 
5:
 Chú giải kinh Pháp cú, kệ 60 (DhpA.ii.19). 
6: Chú giải chuyện Ngạ quỷ ngoài bức tường (PvA.19ff). 
7: Kinh Tậpkinh Bại vong (Sn.18). 
8: Chú giải kinh Pháp cú, kệ 60 (DhpA.ii.19). 
9: Trung bộ kinhkinh Giáo giới Rāhula (M.i.415). 
10: Chú giải kinh Pháp cú, kệ 334-337 (DhpA.iv.37ff). 
11: Trường bộ kinhkinh Giáo giới Thi-ca-la-việt (D.iii.183). 
12:Chuyện Bổn sinh Dhammadhaja (J.384; JA.iii.268ff).

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 14)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 52)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 54)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 71)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo pháp là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 526)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 132)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 123)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 173)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 173)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 215)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 207)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 209)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 684)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 571)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiên và xã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 583)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 547)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 612)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 606)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 579)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn Độ là Bà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 532)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 534)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 538)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 606)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 581)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 621)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 569)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 607)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 591)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 552)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 584)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 590)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 793)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 533)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 440)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 525)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 530)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 557)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 538)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 510)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 490)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 455)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 708)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 469)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 447)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 487)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 518)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 543)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 465)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(View: 527)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM