Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tỉnh Thức Với Vô Ngã

Tuesday, January 3, 202312:55(View: 2822)
Thiền Tỉnh Thức Với Vô Ngã

Thiền Tỉnh Thức Với Vô Ngã


Nguyên Giác


Chế Ngự Tâm, Soi Sáng Lại Mình

Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Thiền pháp này đang được dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm, ở các doanh nghiệp lớn để hiệu năng làm việc tăng cao hơn, và ở gần như tất cả các lĩnh vực có thể có.


Chúng ta cũng thấy tràn ngập nhiều sách tiếng Anh dạy Thiền pháp này, cho thấy Thiền pháp tỉnh thức đã trở thành một nguồn kinh doanh lớn, nơi đó dạy cách ăn chậm sao cho thưởng thức vị ngon hơn, dạy cách nghe nhạc sao cho nghe hay hơn, dạy cách giao tiếp với người trong gia đình sao cho yêu thương tha thiết hơn, dạy trong các nhà thờ sao cho dễ tiếp nhận “ý Chúa” để vâng phục trọn lành… Thậm chí, nhiều người còn nói rằng nhờ tu Thiền nhà Phật, nên làm giáo dân Đạo Chúa thuần thành hơn, tín tâm hơn. Thế rồi, “đạo nào cũng là đạo” và nhiều vị đã nói như thế.

Chúng ta cũng thấy rằng có nhiều môi trường không thuận lợi để nói về Phật giáoThí dụ, một cô giáo gốc Việt khi dạy ở trường học Hoa Kỳ sẽ nhận thấy không thể nói trực tiếp với học trò về Phật Giáo, vì trên nguyên tắc, Hiến Pháp tách rời nhà nước với tôn giáo. Trong khi đó, một cô giáo da trắng có thể thoải mái mời các học trò cảm ơn Thượng Đế khi bắt đầu bữa ăn, mời các em cầu nguyện Thượng Đế khi đi cắm trại lạc đường. Chỉ vì Thượng Đế (God) được hiểu là đấng đã tạo ra vũ trụ này, không có nhãn hiệu nhà thờ hay hội thánh nào, nhưng hiểu ngầm là thuộc nhóm các tôn giáo xuất phát từ Israel.

Đó là chưa kể, khi một nhà sư Nam tông vào một địa phương đa số là Phật tử thuần thành theo Bắc Tông, và rồi trường hợp một nhà sư Bắc Tông thăm một phương xứ có truyền thống Nam tông, khi có duyên được mời dạy Thiền tỉnh thức, vị thầy nên dạy thế nào để thuận duyên, để không gây tranh cãi hý luận?

Do vậy, câu hỏi bây giờ là: chúng ta khi dạy Thiền pháp tỉnh thức, nên nói gì và dạy gì để Phật tử thấy đây là Thiền nhà Phật, và để phân biệt với các phương pháp Thiền tỉnh thức đang dạy trong nhà thờ, trong bệnh viện, trong quân trường… và sẽ cho thấy Thiền tỉnh thức của nhà Phật hiệu quả hơn, và không bao giờ đi lạc sang ngã rẽ khác của đạo khác hay đời thường? Thêm câu hỏi nữa: khi dạy Thiền tỉnh thức ở các môi trường cấm tôn giáo, có cách nào để dạy Phật pháp kiểu tàng hình?

Câu trả lời: Trước hết, nên dạy về Lý duyên khởi (Dependent arising, hay Dependent origination) để rồi sẽ ứng dụng lý này vào Thiền pháp tỉnh thức. Không cần dạy chi tiết, vì sẽ bị quy chụp là truyền bá Đạo Phật, nếu đang làm việc ở các môi trường trung tính. Nên nói Lý duyên khởi tóm tắt là: "If this exists, that exists; if this ceases to exist, that also ceases to exist" (Nếu cái này có, thì cái kia có; nếu cái này diệt, thì cái kia cũng diệt). Bất kỳ cái gì trong cõi này cũng đều duyên sinh như thế. Đó là giáo lý căn bản và cốt tủy nhất. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, nghe được, cảm nhận được, suy nghĩ tư lường được, đều chuyển vận trong Lý duyên khởiĐức Phật dạy, ai thấy Lý duyên khởi, tức là thấy Pháp, và đó là thấy Phật.

Không có gì lìa xa Lý duyên khởi, không có gì tự sinh ra, không có gì tự hiện hữu trong cõi hữu vi này. Hiểu được lý này vững chắcPhật tử sẽ không bao giờ đi lạc sang các đạo khác, cũng không rơi vào tranh luận tông phái. Vì ngộ được Lý duyên khởi, nên tin sâu vào nhân quả; vì hiểu Lý duyên khởi thâm sâuchúng ta sẽ không còn tự than thân trách phận hay cầu nguyện một Đấng Thượng Đế nào nữa hết, mà sẽ tự biết phải gìn giữ giới luật và tu dưỡng phước đức để từ từ giải nghiệp. Hiểu được Lý duyên khởichúng ta đứng vững ở Trung luận, sẽ không nói thế gian là Có, cũng không nói thế gian là Không Có, không nói bất cứ gì (kể cả mình hay người) là vĩnh cửu hay hư vô.

Trong Tương ưng bộ, Kinh SN12.15, bản dịch của Thầy Minh Châu ghi lời Đức Phật dạy về Chánh kiến: "Này Kaccāyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có. Này Kaccāyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccāyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có."

Khi tâm lìa cả Có và Không, đó là vào thực tướng Vô Ngã. Đó là khi ngôn ngữ dứt bặt, vì nói Có, nói Không đều sai. Cũng y hệt tiếng đàn, có chẻ cây đàn ra trăm ngàn mảnh cũng không dò ra tiếng đàn nơi đâu. Nhưng tiếng đàn là từ cây đàn, từ mưa nắng qua nhiều năm cho gỗ rừng mọc lên, rồi thợ rừng cưa xuống để đóng thành cây đàn, từ nhạc sĩ học nhiều thập niên để trình diễn, từ rất nhiều duyên mới thành tiếng đàn. Không gọi tiếng đàn là Có, vì nó là từ nhiều duyên, vì vừa sinh đã liền diệt và vì chúng ta không chỉ ra được là nó ở đâu. Không gọi tiếng đàn là Không, vì đã làm nhiều người nghe lúc vui, lúc buồn. Đó là nói Sắc tức thị Không, và ngược lại. Không (Emptiness) nơi đây không phải là Hư vô (Nihilism). Vì Không đây chính là Lý duyên khởi, và dẫn tới thực tướng vô ngã. Học như thế, Phật tử sẽ tin sâu nhân quả, sẽ giữ mãi Chánh kiến, sẽ không rơi vào Có hay Không. Như thế, Phật tử sẽ không dám bác bỏ nhân quả, cũng sẽ không chấp có ngã, vì chư hành chảy xiết, không hề có một pháp nào thực sự là có tự ngã. Đây cũng là tông chỉ Thiền Tông Việt Nam, vì là Sắc/Không là cốt tủy của Bát Nhã Tâm Kinh.
Do vậy, trong bài "Vô Ngã Là Niết Bàn" Thầy Thích Thiện Siêu viết: "Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là: phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta tu, hoặc trở thành bình thường không có gì bận tâm cả. Quán vô ngã cũng như người võ sĩ luyện thân thể cho rắn chắc. Khi chưa rắc chắc thì dễ bị quật ngã trước một tác động bên ngoài. Người tu vô ngã cũng vậy, khi chưa thuần thục còn nhiều ngã chấp thì dễ đau khổ trước một lời nói độc. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt, thì chỉ còn thấy đau khổ sơ sơ và cuối cùng thì không còn ngã chấp thì cũng không còn chút đau khổ nữa."

Chỉ cần quán vô ngã là đủ để giải thoátĐức Phật dạy như thế trong Kinh Ud 7.1 trong Tiểu Bộ. Kinh này rất ngắn, nơi đây xin phép dịch ra tiếng Việt, dựa vào 3 bản Anh dịch của ba Thầy Sujato, Thanissaro, Ānandajoti.

Như thế tôi nghe. Lúc đó, Đức Phật ở gần thành Xá Vệ, trong vườn Jeta, tu viện Cấp Cô Độc. Lúc đó Đại Đức Sāriputta đang dạy, khuyến khích, sách tấn, và cổ vũ Đại Đức Bhaddiya the Dwarf (Thầy Bhaddiya có dị tướng lùn thấp) bằng một bài pháp. Sau khi nghe pháp, tâm của ngài Bhaddiya được xa lìa các lậu hoặc bằng cách không nắm giữ bất kỳ thứ gì. Đức Phật thấy như thế. Rồi thì, biết ý nghĩa chuyện này, dịp đó, Đức Phật mới đọc bài kệ:
“Bên trên, bên dưới, khắp mọi nơi đều giải thoát
không chút tư lường ‘Tôi là cái này’.
Giải thoát được như thế, nhà sư đó đã vượt lũ lụt
nơi trước đây chưa từng qua, sẽ không tái sanh nữa
.”


Bài kinh ngắn toàn văn như thế, tóm tắt là, không thấy cái gì là “tôi” ở bất kỳ nơi nào, thế là giải thoát. Khi dạy Thiền pháp tỉnh thức với cái nhìn vô ngã như thế, có thể tin là tất cả những Phật tử nghe được đều sinh tâm hoan hỷ, dù là Nam tông hay Bắc tông. Khi dạy Thiền pháp tỉnh thức trong cái nhìn không hề có cái gì là “tôi” dù trong thân hay tâm, dù trong mắt tai mũi lưỡi thân ý, có thể tin rằng bất kỳ ai mang bộ áo giáp “tỉnh thức vô ngã” như thế đều luôn luôn là Phật tử thuần thành cho dù có vào sinh hoạt trong vô lượng môi trường tà kiến.

Có nhiều cách để tự thấy là vô ngã, để đi đứng nằm ngồi đều thấy không hề có cái “tôi” nào đang đi đứng nằm ngồi, mà chỉ thấy khối thân tâm này là mớ thịt da gân xương đang lung linh trong cõi vô thường chảy xiết. Hoặc là nhớ tới ẩn dụ tiếng đàn nói trên, vốn là không có gì là “tôi” hay “người.” Hoặc là nhớ tới ẩn dụ chiếc cỗ xe, chỉ thấy bánh xe, mui xe, càng xe… nhưng không hề chỉ ra cái gì là xe. Hoặc nhớ tới lời dạy của các Thiền sư Trung Hoa là “trâu bùn qua sông” – nghĩa là, khi trâu bùn tan ra giữa dòng, tức là không hề vướng cái “tôi” nào, thì mới qua sông được.

Hoặc là diễn dịch bài Kinh trên bằng cách để ghi nhớ (ở trên, bên dưới có thể hiểu là trước và sau), luôn luôn bao trùm toàn thân tâm là: “Trước cái được thấy, trước cái được nghe, trước cái được cảm thọ, trước cái được tư lường trong thực tướng vốn là không tôi, không người. Trong cái được thấy, trong cái được nghe, trong cái được cảm thọ, trong cái được tư lường trong thực tướng vốn là không tôi, không người. Sau cái được thấy, sau cái được nghe, sau cái được cảm thọ, sau cái được tư lường trong thực tướng vốn là không tôi, không người.”

Hoặc là, có thể kết hợp với cảm thọ về hơi thở: Trong khi cảm nhận hơi thở ra và vào, trước hơi thở, trong hơi thở và sau hơi thở vẫn là không tôi, không người. Như thế, không hề có ai thở, mà chỉ có hơi thở đang được cảm thọ hơi vào và hơi ra.

Thiền này không cần ngồi. Như ngài Bhaddiya the Dwarf trong Kinh Ud 7.1 trên, chỉ nghe dạy là giải thoát, vì tâm không còn nắm giữ gì. Trong Thiền Tào Động nhấn mạnh vào Tọa Thiền (Zazen), chúng ta nên hiểu theo nghĩa của thực tướng: trong Lý duyên khởi, tất cả các pháp dựa vào nhau, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt, cũng có nghĩa là trong các duyên lung linh làm cho một danh-sắc đang đi đứng nằm ngồi thực sự là đang ngồi trong vô sinh, đang rỗng rang, đang trống không, tức là đi đứng nằm ngồi cũng chính là đang ngồi bất động trong Lý duyên khởi.

Ai cũng có thể tập được như thế. Do vậy, các sư Tào Động Nhật Bản nói rằng khắp pháp giới vẫn đang Tọa Thiền, rằng núi xanh mây trắng đang ngồi, rằng hoa bay nước chảy đang ngồi --- đúng là cả thế giới đang ngồi Tọa Thiền trong Lý duyên khởi. Ngộ được như thế, sẽ thấy Lý duyên khởi, còn gọi là Không, còn gọi là Tự Tánh, sẽ thấy không hề có phương xứ trong với ngoài, không đông hay tây hay nam hay bắc. Thiền sử ghi lại, một nhà sư chỉ tay vào tảng đá bên đường, hỏi một nhà sư bạn, rằng tảng đá trong tâm hay ngoài tâm. Câu trả lời nên là trong cái thấy của Lý duyên khởi, không có gì gọi là trong hay ngoài, không có gì gọi là trong tâm hay ngoài tâm, không có gì gọi là “đá tảng đang được một ai nhìn thấy” mà chỉ có tất cả những cái được thấy đã dứt bặt ngôn ngữ. Các pháp vốn như thế, là như thế. Đó là nghĩa của Tọa Thiền.

Nơi đó, như Kinh Ud 7.1 nói, không dính chút tư lường “tôi là cái này hay cái kia” thì, đó là giải thoát. Đó chính là Thiền tỉnh thức với vô ngã. Là cội rễ của Phật giáo.

THAM KHẢO:
Kinh SN 12.15, bản dịch Thầy Minh Châu: https://suttacentral.net/sn12.15/vi/minh_chau
Vô Ngã Là Niết Bàn, HT Thích Thiện Siêu: https://thuvienhoasen.org/a15211/vo-nga-la-niet-ban
Kinh Ud 7.1, bản dịch Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/ud7.1/en/sujato
Kinh Ud 7.1, bản dịch Bhikkhu Thanissaro: https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.7.01.than.html
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 47)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 59)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 154)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 228)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 188)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 210)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 222)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 245)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 244)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 282)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 307)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 438)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 938)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 342)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 440)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 303)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 302)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 329)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 351)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 336)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 346)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 353)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 353)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 342)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 338)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 345)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 392)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 369)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 564)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 430)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 419)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 419)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 444)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 428)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 476)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 491)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 569)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 470)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 488)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 627)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 576)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 583)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 599)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 574)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 632)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 680)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 692)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1563)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 697)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 803)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant