Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Bách
Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ
Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ
Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành
vào đời Thanh.
Chương 5: Trụ Trì
Hành giả có chung có riêng; chung là không chỉ có bên ngoài biết riêng rẻ, nhưng hể tất cả người tu hành đều gọi là hành giả, cho nên phải nói Phật sự chung cho tất cả biết; còn riêng là chỉ giữ riêng biệt nơi phương trượng, những người làm công quả ở chùa. Nhưng trước hết dạy các chú tiểu, rồi tới số chúng nhỏ tại gia. Hành giả nói đây là cho chúng xuất gia cần phát tâm cầu giải thoát đích thật. Trước đây gọi là lời phổ thuyết nhưng không có văn phổ thuyết. Đại khái, do vị Trụ Trì tùy cơ dạy khuyên hành giả đều chấp tác hay làm công việc chùa.
Phụ thêm: sáng sớm có lệnh 4 tiếng bảng, đốt đèn nơi chánh điện, đốt nhang, lấy nước tịnh (trong) cúng Phật. Trụ Trì lễ Phật, cầm đèn rọi sáng sớm, cho quét dọn trong ngoài, lau bàn, gánh (bơm) nước, nấu ăn, trông coi phòng khách trong ngoài, giường nệm, bàn ghế v.v... nên cho gọn gàng sạch sẽ; đến các việc bưng trà, lấy cơm v.v... sau khi dùng xong, dọn dẹp, rửa chén bát… Hễ có gọi là đến ngay; làm sai bị phạt, nên cần kiệm ngăn nắp, đừng tránh việc nặng, để tâm thực hiện cho hoàn tất.
Chứng nghĩa ghi rằng: Ba đời chư Phật, chư đại Bồ Tát đều từ thực hành mà thành tựu. Phàm người có tâm đạo chưa ai từng không lao tâm dụng lực làm việc cả. Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: câu chuyện Tuyết Độc là khách lúc sáng. Ban ngày cùng bàn chuyện với khách ban đêm về đủ chuyện cổ kim và chuyện Ngài Triệu Châu, 2 bên bàn mãi không dứt. Người đứng bên, là kẻ tu hành che miệng cười. Khách lui đi. Tuyết Độc gọi hành giả tới trách rằng:
- Đối với tân khách dám làm như vậy sao?
Đáp rằng:
- Tôi nghe khách bàn chuyện đông tây kim cổ: nam mô định cổ kim ngân nên mới dám cười chứ.
Tuyết nói:
- Ý Triệu Châu, ông hiểu không?
Hành giả dùng bài kệ trả lời rằng:
Chú thỏ ngang thân đường cổ lộ
Ưng xanh vừa thấy vồ đớp ngay
Rượt theo chó chậm khôn linh tính
Hướng không nghe rụng một cành khô.
Tuyết Bảo rất lấy làm kinh ngạc, liền cùng người nói chuyện văn chương. Hoặc cho rằng, hành giả là kẻ vâng ý trời, hay còn gọi là Hàn đại bá. Ôi! cổ nhân có đủ tri kiến như thế, tiềm ẩn nơi cốt cách của hành giả. Phải thấy nơi các hành giả, không nên lấy việc chấp lao phục dịch mà khinh thường đó. Thân tuy là hành giả nhưng chí cũng cầu xuất thế; mượn việc để giúp đạo không thể yên chỗ phục vụ lao tác mà không có chí lớn cao xa đâu.