BÁCH TRƯỢNG
TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Quyển
7:
Chứng nghĩa ký
Phần sau
2.17 Chi Thanh Nguyên
Hành Tư truyền thừa cho Thạch Đầu Hy Thiên tại Hoành Sơn, Hy Thiên truyền cho Dược Sơn Duy Nghiễm tại Lễ Châu, Duy Nghiễm truyền cho Vân Nham Đàm Thạch tại Đàm Châu. Thạch truyền cho Động Sơn Lương Giới, là đời thứ nhất tông Động Sơn. Giới truyền cho Vân Cư Đạo Ứng tại Hồng Châu, Ứng truyền cho Đồng An Phủ ở Phượng Thê Sơn tại Hồng Châu, Phủ truyền cho Đồng An Chí tại Hồng Châu, Chí truyền cho Lương Sơn Duyên Quán tại Đảnh Châu. Quán truyền cho Thái Dương Cảnh Huyền tại Trịnh Châu, Huyền truyền cho Nghĩa Thanh ở Đầu Tử Sơn tại Thơ Chẩn, Thanh truyền cho Phù Dung Đạo Giai ở Tích Châu tại Sơn Đông, Giai truyền cho Huệ Định Tự Giác Chùa Vạn Thọ Lộc Môn Sơn tại Nhượng Châu. Giác truyền cho Đại Giác Phổ Chiếu Hy Biện ở Thiên Ninh tại Thanh Châu, Biện truyền cho Đại Minh Bảo tại Từ Châu, Bảo truyền cho Vương Sơn Thể tại Thái Nguyên. Thể truyền cho Tuyết Nham Mãn ở Đại Minh tại Từ Châu, Mãn truyền cho Vạn Tùng Tú ở Báo Ân tại Yến Kinh. Tú truyền cho Tuyết Đình Phước Dụ ở Vạn Thọ tại Thiếu Lâm, Dụ truyền cho Linh Ẩn Văn Thái tại Cao Sơn. Thái truyền cho Hoàn Nguyên Phước Ngộ tại Bảo Ứng, Ngộ truyền cho Hưởn Quật Văn Tài ở Hương Nghiêm, Tài truyền cho Tùng Đình Tử Nghiêm ở Vạn An tại Nam Dương. Nghiêm truyền cho Ngưng Nhiên Liễu Cải ở Cao Sơn. Liễu Cải truyền cho Câu Không Khế Bân tại Cao Sơn. Khế Bân truyền cho Vô Phương Khả Tùng ở Định Quốc tại Tây Kinh, Khả Tùng truyền cho Hư Bạch Nguyệt Đơn Văn Tải tại Cao Sơn. Đơn Cải truyền cho Tông Cảnh Đại Chương Tôn Thư ở Tiểu Sơn tại Bắc Kinh. Tôn Thư truyền cho Đại Thiên Huyễn Hữu Thường Nhuận tại Cao Sơn và Bẩm Sơn Thường Trung.
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Chứng nghĩa ký
Phần sau
2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
Hành Tư truyền thừa cho Thạch Đầu Hy Thiên tại Hoành Sơn, Hy Thiên truyền cho Dược Sơn Duy Nghiễm tại Lễ Châu, Duy Nghiễm truyền cho Vân Nham Đàm Thạch tại Đàm Châu. Thạch truyền cho Động Sơn Lương Giới, là đời thứ nhất tông Động Sơn. Giới truyền cho Vân Cư Đạo Ứng tại Hồng Châu, Ứng truyền cho Đồng An Phủ ở Phượng Thê Sơn tại Hồng Châu, Phủ truyền cho Đồng An Chí tại Hồng Châu, Chí truyền cho Lương Sơn Duyên Quán tại Đảnh Châu. Quán truyền cho Thái Dương Cảnh Huyền tại Trịnh Châu, Huyền truyền cho Nghĩa Thanh ở Đầu Tử Sơn tại Thơ Chẩn, Thanh truyền cho Phù Dung Đạo Giai ở Tích Châu tại Sơn Đông, Giai truyền cho Huệ Định Tự Giác Chùa Vạn Thọ Lộc Môn Sơn tại Nhượng Châu. Giác truyền cho Đại Giác Phổ Chiếu Hy Biện ở Thiên Ninh tại Thanh Châu, Biện truyền cho Đại Minh Bảo tại Từ Châu, Bảo truyền cho Vương Sơn Thể tại Thái Nguyên. Thể truyền cho Tuyết Nham Mãn ở Đại Minh tại Từ Châu, Mãn truyền cho Vạn Tùng Tú ở Báo Ân tại Yến Kinh. Tú truyền cho Tuyết Đình Phước Dụ ở Vạn Thọ tại Thiếu Lâm, Dụ truyền cho Linh Ẩn Văn Thái tại Cao Sơn. Thái truyền cho Hoàn Nguyên Phước Ngộ tại Bảo Ứng, Ngộ truyền cho Hưởn Quật Văn Tài ở Hương Nghiêm, Tài truyền cho Tùng Đình Tử Nghiêm ở Vạn An tại Nam Dương. Nghiêm truyền cho Ngưng Nhiên Liễu Cải ở Cao Sơn. Liễu Cải truyền cho Câu Không Khế Bân tại Cao Sơn. Khế Bân truyền cho Vô Phương Khả Tùng ở Định Quốc tại Tây Kinh, Khả Tùng truyền cho Hư Bạch Nguyệt Đơn Văn Tải tại Cao Sơn. Đơn Cải truyền cho Tông Cảnh Đại Chương Tôn Thư ở Tiểu Sơn tại Bắc Kinh. Tôn Thư truyền cho Đại Thiên Huyễn Hữu Thường Nhuận tại Cao Sơn và Bẩm Sơn Thường Trung.
Từ Đại Giám trở đi là 34 đời. Trở lên là phái Thanh Nguyên.
- Chứng nghĩa ghi rằng, y cứ các sách Ngũ Đăng Hội Nguyên, Tục Đăng Tồn Kiều, Chánh Nguyên Lược Tập v.v… Hai tông Lâm Tế và Tào Động biệt xuất nhiều chi phái không thể lục đủ hết được. Ở đây chỉ ghi một phái chính để làm sáng tỏ nguồn gốc. Sau Nam Nhạc ngoài phái chính ra lại có thêm Đại Huệ Cảo và Đoạn Kiều Luân là hai chi nữa, lấy người của chi phái đưa lên làm chỗ trọng yếu. Lại dưới Đại Giám 4 đời kiệt xuất phái Qui Sơn Linh Hựu, Linh Hựu truyền cho Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, đó là tông Qui Ngưỡng. Lại nữa sau Đại Giám 7 đời xuất hiện phái Vân Môn Yến, đó là tông Vân Môn. Ngoài ra, dưới Đại Giám 9 đời có Pháp Nhãn Văn Ích, đó là tông Pháp Nhãn. Như vậy, 3 tông này đều đã không có kế thừa cho nên không đưa ra gốc gác.Send comment