Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương hai mươi chín

09 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9566)
Chương hai mươi chín

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG HAI MƯƠI CHÍN

149.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược hữu nhơn ngôn: "Như Lai" nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất giải ngã sở thuyết nghĩa.

NGHĨA:

Này Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: "Như Lai", hoặc tới, hoặc lui, hoặc ngồi, hoặc nằm, thì người ấy chẳng rõ cái nghĩa lý của Ta nói.

 

Giải : Sớ Sao giải: Phật nói: "Bằng có người nói Như Lai có đi, đứng, nằm, ngồi, ấy là chẳng rõ ý của Phật". Bởi cớ sao? - Chơn tánh của chúng sanh lại có đi, đứng, nằm, ngồi hay sao? Chúng sanh cũng như thế, Như Lai cũng như thế; đi, đứng, nằm, ngồi, trong bốn oai nghi thường thường vắng lặng. Nếu có chỗ chi động chấp, tức là chẳng rõ cái nghĩa thuyết pháp.

150.ÂM:

Hà dĩ cố! - "Như Lai" giả vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh "Như Lai".

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - "Như Lai" ấy, là không phải từ đâu mà tới, cũng không phải từ đâu mà lui, nên gọi là " Như Lai".

 

Giải : Sớ Sao giải: Như Lai: lại mà không lại, đi mà không đi, trụ mà không trụ, chẳng động chẳng tịnh, trên hiệp với chư Phật, dưới đồng với quần sanh, một tánh bình đẳng, cho nên hiệu là  Như Lai.

Vương Nhựt Hưu giải: Phần này ba lần nói  Như Lai  đều là  chơn tánh Phật.

 

Nhược hữu nhơn ngôn v.v... chơn Phật không có tướng, nên không lấy sự đi, đứng, nằm, ngồi, mà hình dung đặng. Nếu hình dung đặng thì là có tướng. Cho nên nói: "Người ấy chẳng rõ nghĩa thuyết pháp của Ta".

 

Hà dĩ cố  là Phật lại tự hỏi: "Cớ sao chẳng rõ nghĩa thuyết pháp của Ta", lại tự đáp: "Ta nói Như Lai ấy tức là Chơn Phật ".

 

Chơn Phật đã không hình tướng, đầy khắp cả hư không thế giới, đâu có đi đứng chi. Cho nên nói: "Không phải từ đâu mà tới, không phải từ đâu mà lui".

 

Nói là "Nên gọi Như Lai", là chơn tánh tự như, không chỗ nào mà chẳng có!

 

Phàm cái chi hiện ra đều tùy nghiệp duyên của chúng sanh; sự thiệt thì đầy khắp cả hư không thế giới, chưa hề có tới có lui. Vậy nên gọi là  Như Lai, mà nói  Như Lai  cũng là cưỡng danh vậy thôi, bởi chơn tánh khônghình dung đặng. (Có giải trong phần thứ hai và phần sau đây).

 

Trần Hùng giải: Như Lai hiện ra cả ngàn trăm ức hóa thân, diễn cái pháp không tướng của chơn không, ví như bóng trong gương không có sanh diệt, nên người không biết đặng bởi đâu mà tới, bởi đâu mà lui.

 

Kinh Hoa Nghiêm có nói:

 

Không chỗ nào mà tới,

Cũng không bởi chỗ đi,

Thân thanh tịnh tốt đẹp.

Hiển hiện các oai nghi.

 

Kinh Tam Muội có nói: "Không có tướng tới, không có tướng lui, không nghĩ bàn đặng".

Lục Tổ có nói: "Các pháp vắng lặng ấy là sự "ngồi" thanh tịnh của Như Lai".

Kinh Vô Trụ có nói: "Thân tâm vắng lặng, ấy là sự "nằm" của Như Lai".

Vậy thì đi, đứng, nằm, ngồi, có ai dễ gì mà bàn nghĩ đặng. Bằng có người nói Như Lai đủ bốn oai nghi thì cái sở kiến ấy rất lầm, có thế nào mà tỏ đặng cái ý nghĩa  chơn không  của Như Lai thuyết đó!

Kinh  Viên Giác  có nói về cái lý  chơn không: "Mây bay coi như trăng chạy, thuyền đi xem tợ bờ dời": Trăng chưa từng chạy mà bờ cũng chưa từng dời; bởi thể tánh của  chơn như  chưa hề động, chỉ sanh diệt tại người lầm hiểu đó thôi.

Nhan Bính giải: Đi, đứng, nằm, ngồi, ấy là bốn oai nghi. Người tu hành kiến tánh, ấy là đi, đứng, nằm, ngồi thường như hư không.

Bằng người nói Như Lai còn có đi, đứng, nằm, ngồi thì người ấy không rõ cái nghĩa thuyết pháp. Bởi sao? - Bởi Như Lai như như bổn tánh, vốn không động tịnh: không tới không lui cho nên cưỡng danh là Như Lai.

Xưa vua Túc Tông hạ chiếu dời ông Quốc Nhứt Thiền sư vào đạo tràng. Sư thấy vua bèn đứng dậy. Vua hỏi: Sư hà tất phải đứng dậy kỉnh lễ quả nhơn?

: Thí chủ đâu dùng bốn oai nghi mà thấy bần đạo đặng.

Như thế thì, đi đứng đều tự trì mới gọi là vắng lặng.

Lý Văn Hội giải: Không bởi đâu mà tới, không từ đâu mà đi; lui tới đều như, có chi mà lui tới.

Lại nói: Vô sở tùng lai  là chẳng sanh. Diệt vô sở khứ : là chẳng diệt. Chẳng sanh là phiền não chẳng sanh; chẳng diệt là giác ngộ chẳng diệt.

Lại nói: Biết khi sắc thinh khởi thì biết bởi đâu mà tới; biết khi sắc thinh diệt thì biết bởi đâu mà lui. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp có khởi có diệt, còn lòng ta rỗng rang đâu có tướng tới lui sanh diệt? Vắng lặng mà thường soi tỏ, soi tỏ mà thường vắng lặng, đi, đứng, nằm, ngồi trong bốn oai nghi không đâu mà chẳng thanh tịnh.

Trí Giả Thiền sư giải:

Tụng:

Như Lai không động tịnh, Nhân địa rất dày công.

Bằng dứt lòng nhơn ngã, Mới tường lý chánh tông.

Chơn thân đâu có tướng, Giáo pháp hẳn đều không.

Đi đứng nào can hệ. Tới lui cả thảy thông.

Xuyên Thiền sư giải: Trước sơn môn bái lễ, trong Phật điện dưng hương.

 

Tụng:

 

Cỡi gió nương mây mặc vãng lai,

Mấy hồi Nam Nhạc lại Thiên Thai.

Thập, Hàn gặp mặt cười cười nói.

 

Nói thử coi cười cái gì?

 

Cười nói đồng đi bước chẳng ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15054)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13499)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15210)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16593)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13272)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12629)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13491)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12810)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12114)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12035)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12702)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11556)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11836)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11205)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13344)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13229)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11636)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12227)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12397)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12259)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12320)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12056)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11975)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11267)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11409)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12505)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12033)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13000)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12100)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12645)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13053)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14002)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12773)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14905)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12216)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12925)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12801)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14835)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12799)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15438)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13253)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13777)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13615)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12514)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12113)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12938)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13031)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13268)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21378)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143914)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant