Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Chương Thứ Nhất

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12892)
1. Chương Thứ Nhất
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

 

 

Chương thứ nhất

Tự luận

Tiết thứ nhất

 Tinh hoa của Phật giáo Đại thừa

Tịnh độ giáo thừa nhận sự tồn tại các Đức Phật và cõi nước thanh tịnh của chư Phật an trú, chúng sanh vãng sanh về cõi nước của các Ngài tiếp nhận sự giáo hóa của Đức Phật, có thể mau chóng thành tựu Phật đạo; đây là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa. Tóm lại, mười phương thế giới đều có các Đức PhậtTịnh độ của các Ngài tồn tại, đây là quan niệm phổ thông của Phật giáo Đại thừa. Bắt đầu từ kinh Bát-nhã đến các kinh A-súc, Vô Lượng Thọ, Hoa nghiêm, Pháp hoa, Bảo tích, Niết-bàn v.v… trong các kinh điển Đại thừa đều có nói như thế. Trong Phật giáo Đại thừa, trước hết bồ-tát phải phát thệ nguyện lớn nghiêm tịnh cõi nước Phật, bồ-tát nào cũng tịnh hóa cõi nước mình cư trú. Vì thế, kiến thiết cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm là qui định chung của việc thành Phật. Đó là dựa vào thệ nguyện thanh tịnh cõi nước Phật mà tinh tiến tu hành để được thành Phật, nghĩa là đem các thệ nguyện rộng lớn đã tu từ thuở quá khứ đến hiện tại để trang nghiêm cõi Phật của mình. Đương nhiên, cũng không ít người giác ngộ trước kia đã đạt được nguyện vọng ấy, cho nên đưa đến kết quả là Phật giáo Đại thừa nói mười phương thế giới xuất hiện vô lượng các Đức Phật nhiều như số cát sông Hằng. Như thế là đã khẳng định sự tồn tại của các Đức Phật, đồng thời cổ xúy sự trang nghiêm, an lạc, thanh tịnh của cõi Phật. Nói chung, đạo tục đều cho đây là cõi nước an vui lí tưởng, sanh về cõi nước ấy bản thân mình tiếp nhận sự giáo hóa của Đức Phật, rất mong thấm nhuần niềm vui Phật pháp cũng là lẽ tất nhiên. Vì thế, nguồn gốc của pháp môn vãng sanh Tịnh độ là do sự phát triển của giáo lí thanh tịnh cõi nước Phật. Nói một cách khẳng định, giáo lí Tịnh độtinh hoa của Phật giáo Đại thừa.

Tiết thứ hai

Sự thành lập kinh điển

Hầu hết kinh điển Phật giáo là do các đại đệ tử Ma-ha Ca-diếp, A-nan v.v… kết tập sau khi Phật diệt độ không bao lâu, từ xưa đến nay mọi người đều tin chắc rằng kinh điển Phật giáo là do chính Đức Phật tuyên thuyết. Nhưng theo kết quả nghiên cứu thời gian gần đây, rất tiếc là đã phủ nhận điều này, ngọai trừ một số ít kinh điển ra, còn phần lớn kinh điển đều được lần lượt biên tập dần dần vào đời sau. Trong số đó, kinh điển Đại thừa đến mấy trăm năm sau Phật diệt độ mới được hoàn thành. Hoặc nói có một số ít kinh điển được biên tập lúc đầu, về sau tìm hiểu đến thời đại của chúng, mới biết có nhiều kinh điển Đại thừa lần lượt xuất hiện ở đời. Tuy vậy, nhưng vẫn cho rằng các kinh điển Đại thừa này được thành lập là do căn cứ vào những lời thuyết pháp của Đức Phật mà thành. Sau khi trải qua sự khảo sát triệt để, phát huy đúng tinh thần của nó thì thấy rằng sự thật vẫn là những lời của Đức Phật nói.

Trong phẩm Vô tự tính tướng trong kinh Giải thâm mật có nói về ba thời thuyết pháp Hữu, Không, Trung như sau : “Một thuở nọ, lần đầu tiên Đức Thế Tôn ở trong rừng Thí Lộc, nơi tiên nhân bị đọa thuộc nước Ba-la-nê-tư, chỉ vì người hướng về thanh văn thừa mà chuyển chính pháp luân tứ đế. Tuy rất đặc biệt, rất hi hữu, tất cả hàng trời, người trong thế gian trước đây không ai có thể chuyển được pháp luân như thế. Nhưng pháp luân được chuyển lúc ấy còn có pháp cao vượt hơn nó, đây là pháp chưa liễu nghĩa, là pháp còn có chỗ để tranh luận. Xưa kia, Đức Thế Tôn trong thời pháp thứ hai chỉ vì người phát tâm tu pháp Đại thừa y cứ vào tất cả pháp đều vô tự tính, vô sanh, vô diệt, xưa nay vốn tịch tịnh, tự tính niết-bàn để chuyển chính pháp luân ẩn mật. Tuy rất kì đặc, rất hi hữu, nhưng pháp luân được chuyển lúc ấy cũng là pháp còn có pháp cao vượt hơn nó, vẫn chưa phải là pháp liễu nghĩa, còn có chỗ để tranh luận. Đến thời pháp thứ ba này, Đức Thế Tôn vì những người hướng đến tất cả thừa, y cứ tất cả pháp đều vô tự tính, vô sanh, vô diệt, xưa nay vốn tịch tịnh, tự tính niết-bàn, để chuyển chính pháp luân hiển liễu, kì đặc bậc nhất, hi hữu hơn hết. Hôm nay, Đức Thế Tôn đã chuyển pháp luân không có pháp nào cao vượt hơn, là pháp thật sự liễu nghĩa, chẳng còn chỗ để tranh luận.” ( Đại Chính, 16, 697, thượng).

Đây là theo quan điểm cho rằng Đức Thế Tôn đầu tiên nói Hữu trong kinh A-hàm; thời thứ hai nói Không trong kinh Bát-nhã; thời thứ ba nói Trung Đạo trong kinh Giải thâm mật. Nhưng đã ám chỉ sau Phật diệt độ khoảng bốn, năm trăm năm là thời đại A-hàm đầu tiên, kế đó khoảng hai, ba trăm năm sau là thời kì thứ hai Bát-nhã hưng thịnh; sau cùng thời kì thứ ba tức là thời đại kinh Giải thâm mật phát triển mạnh mẽ.

 

Tiết thứ ba

Sự xuất hiện của kinh Bát-chu Tam-muội

Các Đức Phật hiện tại xuất hiện trong mười phương được sùng bái sớm nhất có lẽ là hai vị Phật A-di-đà và A-súc. Trong đó, sự tích Phật A-di-đà được ghi chép trong kinh Bát-chu tam-muội, còn sự tích Phật A-súc được ghi chép trong kinh Đạo hành bát-nhã kinh A-súc Phật quốc; cả ba kinh này đều do ngài Chi-lâu-ca-sấm dịch vào đời Hậu Hán, chứng tỏ tín ngưỡng này đã được lưu hành ở đời từ thế kỉ thứ II trở về trước. Tìm hiểu về niên đại sớm nhất tất nhiên rất khó đoán định. Nhưng trong phẩm Thụ quyết của kinh Bát-chu tam-muội quyển trung, Đức Phật đã huyền kí rằng: “Sau khi Ta bát nê-hoàn, tam-muội này sẽ tồn tại bốn mươi năm; sau đó không còn hiện hữu. Vào thời loạn li sau này, lúc kinh Phật sắp diệt, các tì-kheo không còn vâng theo lời Phật dạy. Sau đó, trong thời loạn li các nước đánh nhau, lúc ấy tam-muội này sẽ xuất hiện lại ở cõi Diêm-phù-đề.” (Đại Chính,13, 911, thượng). Pháp Bát-chu tam-muội này, sau Phật diệt độ được lưu hành ở đời bốn mươi năm, sau đó ẩn mất. Về sau đời loạn li, các nước đánh nhau, lúc kinh Phật đoạn tuyệt, kinh này xuất hiện lại ở thế gian, điều này ám chỉ niên đại biên tập kinh này.

Đồng bản dị dịch với kinh này là phần Hiền Hộ trong kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 3 ghi: “ Bạch Đức Thế Tôn! Trong một trăm năm cuối của năm trăm năm sau Phật diệt độ, lúc sa-môn điên đảo, lúc chính pháp sắp diệt, lúc chính pháp bị phỉ báng, lúc phi pháp lộng hành, lúc chúng sanh trược loạn, lúc các nước đánh nhau. Vào thời điểm đó, chúng con sẽ đem kinh Tam-muội này truyền bá ở Diêm-phù-đề.” ( Đại Chính,13, 884, trung). Điều này ứng hợp với thời điểm một trăm năm cuối của năm trăm năm sau Phật diệt độ.

Đại khái, trong kinh nói lúc đời li loạn, các nước đánh nhau chắc là chỉ cho thời đại sau khi vua A-dục băng hà, thiên hạ loạn li, cũng tức là chỉ cho các sự thật lịch sử khoảng thời gian 180 trước Công nguyên, tổ của vương triều Huân-ca (Sunga) Bổ-sa-mật-đa-la (Pusyamitra) hưng khởi, vương triều Khổng Tước (Maurya) diệt vong, Phật giáo ở các vùng Ma-kiệt-đà, Ca-thấp-di-la bị phá hoại khốc liệt. Vụ việc vua Bổ-sa-mật-đa-la phá hoại Phật pháp đươc ghi chép trong Tạp A-hàm quyển 25, A-dục vương truyện quyển 3, luận Đại Tì-bà-sa quyển 125 v.v… đều là những sự thật nổi tiếng. Nếu đúng là chỉ cho việc này thì thời điểm biên tập kinh Bát-chu tam-muội có lẽ là giữa thế kỉ II trước công nguyên.

Kinh Bát-chu Tam-muộikinh Đạo hành bát-nhã quyển 6 đều ghi: “ Có kẻ ngu si nói: ‘Những kinh này chẳng phải Phật nói’ ”. Phỉ báng kinh điển Đại thừa là do ma làm ra, chẳng đáng tín nhiệm. Đây là lúc kinh điển Đại thừa mới xuất hiện ở đời, các giáo đồ tin nhận giáo pháp Tiểu thừa bài xích Đại thừa chẳng phải do Phật nói, là chuyện thường thấy. Chẳng những như thế, ngay đầu thời đại vương triều Huân-ca, trên lan can của tháp Sanchi và tháp Bharhut đã thấy các phù điêu khắc hơn hai mươi hình về Bản sanh đàm như tiên nhân Thiểm, thái tử Tu-đại-noa, nai chín màu, vua khỉ v.v… Dựa vào đây, chúng ta có thể biết lúc đó tư tưởng bồ-tát hạnh đã thịnh hành. Do đó, thời đại này phát sanh thuyết chúng sanh tự giác có khả năng thành Phật. Tiếp theothành lập giáo lí tịnh cõi nước Phật, sanh ra thuyết hiện tại mười phương chư Phật xuất hiện. Đặc biệtcăn cứ vào sự tu trì của pháp Bát-chu tam-muội có thể ở trong định thấy Phật A-di-đà và mười phương chư Phật. Do đây, chúng ta có thể tưởng tượng kinh Bát-chu tam-muội này được các tín đồ Đại thừa thời kì đầu hết sức chú trọng.

Tiết thứ tư

Sự truyền bá tín ngưỡng Di-đà

Tín ngưỡng Phật A-di-đà được lưu hành rất sớm ở Ấn Độ và vùng Tây Vực (Trung Á), riêng ở Trung Quốc từ đời Hậu Hán trở về sau các kinh điểnliên quan đến Phật A-di-đà và cõi nước của Ngài không ngừng tiếp nối nhau được phiên dịch nhiều đến hơn hai trăm bộ. Chẳng những như thế, trong kinh Huệ ấn tam-muội ghi: “Đệ nhất phu nhân của vua Bình-sa tên Bạt-đà-tư-lị (mẹ vua A-xà-thế) về sau được sanh làm người nam ở cõi nước Tu-ha-ma-đề (An Lạc) được thấy Phật A-di-đà.”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi: “Bà Vi-đề-hi nguyện vãng sanh Tây phương”. Kinh Đại bi, quyển 2 ghi: “Tì-kheo Kì-ba-ca ở Bắc Thiên Trúc tu tập vô lượng các thứ thiện căn bồ-đề thù thắng, khi mạng chung sanh về nước Vô Lượng Thọ ở phương Tây”. Kinh Đại pháp cổ quyển thượng ghi: “Trong hơn tám mươi năm sau, Phật nhập niết-bàn chính pháp sắp diệt, đồng tử dòng Li-xa tên Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến trì niệm danh hiệu Phật chẳng màng đến thân mạng, tuyên dương kinh này, thọ mãn trăm tuổi sanh về nước An Lạc.” Kinh Văn-thù sư-lợi phát nguyện có nói: “Văn-thù-sư-lợi diện kiến Phật A-di-đà, phát thệ vãng sanh về nước An Lạc.” Phẩm Phổ hiền hạnh nguyện, kinh Hoa nghiêm quyển 40 có ghi bồ-tát Phổ Hiền cầu vãng sanh về nước An Lạc.

phẩm Dị hành trong luận Thập trụ tì-bà-sa, ngài Long Thọ đưa ra thuyết “xưng danh bất thoái” dùng ba mươi hai hàng kệ tán thán Phật A-di-đà. Kinh Nhập lăng-già quyển 9 có ghi lời huyền kí, ngài Long Thọ xuất thế tại một nước lớn ở Nam Thiên Trúc, phá hai kiến chấp hữu vô, thuyết pháp Đại thừa vô thượng, chứng đắc Hoan hỉ địa, vãng sanh về nước An Lạc. Mọi người đều công nhận do ảnh hưởng của ngài mà hình thành tín ngưỡng Tịnh độ Di-đà… Trong quyển Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Taranatha ghi: “Đệ tử của Đề-bà là La-hầu-la Bạt-đà-la quán thấy Phật Vô Lượng Quangvãng sanh thế giới Cực Lạc.” Việc này, nếu là sự thật thì có thể nói là do sự cảm hóa của ngài Long Thọ. Trong Long Thọ bồ-tát khuyến giới vương tụng do ngài Nghĩa Tịnh đời Đường dịch, ghi: Ngài Long Thọ đã từng gửi thư khuyên vua Satavahana của vương triều Andhra Nam Ấn Độ. Cuối thư có bốn câu kệ:

Sinh lão bệnh tử, ba độc trừ

Sinh về cõi Phật gặp từ phụ

Thọ mạng lâu dài đến vô lượng

Đồng Đấng Đại giác A-di-đà.

Do đó, chúng ta có thể biết ngài Long Thọ khuyên nhà vua vãng sanh về cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ.

Kinh Đại phương đẳng vô tưởng quyển 6 ghi: “Bảy trăm năm sau, Phật diệt độ, trong nước Vô MinhNam Thiên Trúc có nữ vương Tăng Trưởng hộ trì chính pháp, về sau chuyển thân nữ, vãng sanh về cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ.”. Nhưng chỗ này nói nước Vô Minh, tên nước Andhra gần với từ Andra của Phạn ngữ có nghĩa mắt mù, có thể đây là do dịch lầm. Do vậy, nước Vô Minh tức chỉ nước Andhra, đồng thời vương nữ Tăng Trưởng cùng với vua Satavahana đều sanh vào niên đại bảy trăm năm sau Phật diệt độ, vì nhà vua này thụ nhận sự cảm hóa của ngài Long Thọ mà cầu sanh về cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ.

Trong luận Cứu cánh nhất thừa bảo tính quyển 4 của ngài An Huệ có kệ hồi hướng: “Nguyện đến lúc mạng chung, thấy Phật Vô Lượng Thọ.”. Cho thấy ngài cũng là một người nguyện sanh Tây phương. Bồ-tát Thế Thân soạn Vô Lượng Thọ kinh ưu-bà-đề-xá cổ xúy tín ngưỡng Di-đà, nguyện chúng sanh cùng vãng sanh về nước An Lạc. Kế đó, Mật giáo xiển dương thường đề cao đến công đức của thần chú A-di-đà v.v… Vì thế, họ cũng biên soạn nhiều kinh quỹ; ngoài việc đời vị lai vãng sanh mà đời hiện tại cũng được phúc đức. Ở Trung Quốc sự sùng bái Di-đà rất phổ biếnthịnh hành. Do đó, các tác phẩm văn hóaliên quan đến tín ngưỡng Di-đà như viết sách và tạo tượng được bảo tồn cũng nhiều. Pháp môn Tịnh độ lưu hành tại Nhật Bản cũng rất sớm, đặt biệt ngài Pháp Nhiên y cứ vào bản nguyện của Di-đà phát huy đến chỗ cùng tột, dựng lên một phong trào làm cho mọi người hướng về niềm tin Tịnh độ; do đó, giáo học về Tịnh độ phát triển mà trước đó chưa từng có.

 

Tiết thứ năm

Phạm vi trình bày của sách này

Do vì giáo học Tịnh độ quá rộng nên cần phải lấy việc nghiên cứu về lí luận và phương pháp tu hành thực tiễn của Tịnh độ làm mục đích. Nhưng vì các văn hiến về Tịnh độ của chư Phật khác chưa đầy đủ lắm. Vả lại, đại đa số nhân dân Trung QuốcNhật Bản đều lấy Phật A-di-đà làm đối tượng tín ngưỡng; vì thế, hiện nay lấy Phật A-di-đà và Tịnh độ của ngài làm luận đề chủ yếu, nên thử trình bày khái quát. Ngoài ra, còn có Tịnh độ được gọi là Thượng sanh Đâu-suất, nghĩa là lấy cõi trời Đâu-suất, nơi cư trú của bồ-tát Di-lặc làm tín ngưỡng cũng rất thịnh hành, ở Ấn Độ bắt đầu từ các ngài Bà-tu-mật, Di-đố-lộ-thi-lợi, Tăng-già-la-sát. Theo truyền thuyết các ngài Vô Trước, Sư Tử Giác đều nguyện sanh lên cõi trời này. Tại Trung Quốc, từ đời Phù Tần có ngài Đạo An, đời Đường có ngài Huyền Trang, Khuy Cơ v.v…tuyên dương tư tưởng ấy. Ở Nhật Bản có các ngài Minh Thuyên, Chân Hưng, Trinh Khánh, Cao Biện v.v…cũng đều nguyện sanh lên Đâu-suất. Mặc dù có thể nói đây là một tông phái lưu hành đồng thời với nguyện vãng sanh về Tây phương, nhưng đó là một loại vị lai giáo; vả lại, Đâu-suất cũng chẳng phải là Tịnh độ ‘nhân nguyện quả thành’. Lại nữa, Di-lặc là bồ-tát Bổ xứ đương lai, tạm thời cư trú tại cõi trời Đâu-suất, hoàn toàn bất đồng với tư tưởng Tịnh độ Phật A-di-đà; do đó, sách này chưa đề cập đến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15049)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13494)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15191)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16579)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13263)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13512)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13479)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12804)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12097)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12023)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12693)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11538)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11828)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11191)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13337)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13218)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11628)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12218)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12390)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12014)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12780)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12249)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12315)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11967)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11264)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11405)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12496)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12025)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12997)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12090)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12634)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13042)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13995)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14899)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12206)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12914)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12792)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12789)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15435)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12617)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15601)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13769)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13162)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13599)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12511)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12107)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12934)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13030)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13259)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21371)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143790)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant