- 1. Giới thiệu
- 2. Hãy là một người ân cần và tế nhị
- 3. Những đặc trưng của luận giải
- 4. Kệ tán dương, nguyện ước trước tác, và khuyến khích lắng nghe tốt
- 5. Sự liên hệ giữa ba con đường
- 6. Viễn ly
- 7. Tâm giác ngộ (Bodhicita)
- 8. Một quan điểm đúng đắn về tính không
- 9. Huấn thị để thực hành
- 10. Kết luận lưu ý trên chủ trương không tông phái
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
Tác giả: Tổ sư Tông Khách Ba - Lược giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh ngữ: Dr. Alexander Berzin - Chuyển kệ: Hồng Nhu - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
1 GIỚI THIỆU
Khi chúng ta
hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác
ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng
sinh. Điều này cần một sự chân thành hoàn toàn. Đức Phật đã
đạt được sự giác ngộ của Ngài bởi năng lực của xu hướng trong sạch của tâm giác
ngộ (tâm b ồ đề) của Ngài. Tất cả những phẩm chất và những sự đạt
được của Ngài tùy thuộc vào động cơ giác ngộ ấy. Để đạt được cùng sự
chứng ngộ của Ngài, chúng ta cần phải nguyện cầu để phát triển một tâm niệm như
thế của chính mình nhiều tối đa và để có sự tăng trưởng chưa từng có của
điều
ấy.
Những ngày cuối cùng này chúng ta phải nâng cao một số năng lực tích cực (công đức) qua những giáo huấn này. Chúng ta hãy tiếp tục bây giờ trong ngày hôm nay với Ba Phương Diện Chính Yếu của Con Đường của Tổ Sư Tông Khách Ba. Ba điều này liên hệ đến sự viễn ly, tâm giác ngộ, và nhận thức đúng đắn về tính không.
1-Sự viến ly
căn cứ trên thái độ mà chúng ta chuyển tâm niệm chúng ta hoàn toàn khỏi tất cả
những ao ước khát khao của cõi luân hồi, sự lưu chuyển không thể kiểm soát của
vòng sinh tử. Sự đạt đến giải thoát tủy thuộc trên việc có một sự viễn ly
hay từ bỏ như thế.
2-Tâm giác ngộ
(tâm bồ đề) là thái độ hay khuynh hướng đạt đến giác ngộ để làm lợi ích
cho vô
lượng chúng sinh .
3- Quan điểm đúng
đắn về tính không là sự nhận thức về tính bản nhiên bất động thật sự của
thực tại.
Lưu tâm đến nhận thức đúng đắn hay thông hiểu về tính không của thực tại, của sự tồn tại không cố hữu, nếu nó được thủ hộ giữ gìn bởi một tâm niệm viễn ly, nó sẽ mang đến giải thoát. Nó đem đến giải thoát bởi sự trừ khử những ám chướng ngăn cản sự giải thoát, ấy là những cảm xúc và thái độ quấy nhiễu. Những nhân tố tinh thần đã kềm hãm chúng ta giới hạn trong sự tồn tại dưới khống chế bởi nghiệp quả và những xúc tình và thái độ quấy nhiễu của vòng luân hồi. Nếu sự thông hiểu nhận thức đúng đắn về tính không được thủ hộ giữ gìn bởi một tư tưởng của tâm giác ngộ (tâm b ồ đề), nó cũng tiêu trừ những ám tối đối với tất cả những vấn đề có thể nhận thức được, và những điều ngăn trở toàn giác toàn trí.. - ấy là, những thói quen dính mắc về phía sự tồn tại cố hữu và chân thực. Loại trừ chúng đi đem đến sự đạt đến giác ngộ. Do thế, một quan điểm đúng đắn về tính không là đối thủ chính sẽ phá hủy hai bộ phận của ám chướng (sở tri chướng và phiền não chướng), và nó được hổ trợ bởi hoặc là sự viễn ly hay cả sự viễn ly và tâm giác ngộ (tâm b ồ đề).
Giáo huấn Tiểu thừa đòi hỏi sự viễn ly và nhận thức đúng đắn về tính không nhầm đạt đến mục tiêu của họ là giải thoát. Đại thừa thêm vào tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) để tiêu trừ tất cả những sự ám tối một cách hoàn toàn. Do vậy, ba phương diện chính yếu của con đường – sự viễn ly hay từ bỏ, tâm giác ngộ hay tâm b ồ đề, và tính không – hiệp nhất căn bản thiết yếu của tất cả những giáo huấn của Tiểu thừa và Đại thừa.
Mật điển tantras nổi tiếng của chúng ta có một chủ đề vững chắc về thân thể vi tế, năng lượng khí, năng lượng kinh mạch, và năng lượng hạt, có như nền tảng của nó là cùng giống ba phương diện của con đường – viễn ly, khuynh hướng cực kỳ mạnh mẽ của tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) và một sự thông hiểu hoàn toàn về tính không như được truyền dạy bởi Long Thọ và hai người con tinh thần của ngài. Thêm vào những điều này, trong mật điển tantra chúng ta thiết lập niềm hãnh diện hay chân giá trị của chúng ta trên khả năng của điều mà chúng ta có thể đạt đến từ khí và tâm thức vi tế. Trong cách này, chúng ta giữ gìn chân giá trị của hoặc một Sắc Thân hay hay một Pháp Thân Tĩnh Thức Sâu Sắc của một vị Phật, hay của cả hai điều này. Mặc dù, chúng ta không thực sự có những thân Phật vào lúc chúng ta thực tập, tuy thế căn cứ trên khuynh hướng mạnh mẻ của tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) nhầm đạt đến trạng thái giác ngộ này để lợi ích cho vô lượng chúng sinh, chúng dần dần trở nên có thể đạt được những thân thể như thế. Chúng ta có thể đạt được những thân thể ấy qua sự thực tập và duy trì chân giá trị của những thân Phật này.
Do thế, ba phương diện của con đường là căn bản của toàn bộ những con đường kinh điển hiển giáo và mật giáo tantra. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta phải luôn luôn cố gắng theo đuổi một sự thực tập phối hợp của phương pháp và tuệ trí, cố gắng để hổ trợ kẻ khác, xây dựng nên năng lực tích cực, v.v và v.v….
Luận giải đặc
biệt này là rất ngắn, chỉ vài đoạn. Chúng tôi học với Tagtra Rinpoche lần
đầu tiên và sau này với nhiều vị khác nhau kể cả Trijang Dorjechang. Chúng ta cần thiết lập một động cơ rõ ràng để lắng nghe giáo huấn này. Nếu chúng ta thiết lập một tâm niệm ân cần như động cơ của chúng ta, điều này
sẽ là nguồn cội của tất cả mọi an lạc. Nếu chúng ta thiếu một tâm niệm như
thế, và thay vào đấy là sự tự hào kiêu căng, v.v…, điều này chỉ đem đến bất
hạnh và bất an. Những hiệu quả trong những đời sống tương lai hoặc là
chúng ta sẽ là một người có tu dưỡng, tế nhị hay một chúng sinh thô tục,
bạo tàn sẽ được thấy trong hình thức những hạnh kiểm của chúng ta trong đời
sống này. Thậm chí nếu chúng ta không thừa nhận sự hiện hữu của những đời
sống tương lai, tuy vậy, có một lòng hảo tâm, hay trên một phương diện khác là
thô tục cộc cằn, sẽ mang đến họăc là hạnh phúc hay bất hạnh tùy theo nhân đã
gieo hiện tại.