Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Viên Thông Về Sắc Trần

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10677)
02. Viên Thông Về Sắc Trần

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG II: NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ TU

Mục 3: Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông


II. VIÊN THÔNG VỀ SẮC TRẦN

Kinh: Ông Ưu Ba Ni Sa Đà liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, thưa rằng: “Tôi cũng được thấy Phật trong lúc mới thành Đạo. Tôi quán Tướng Bất Tịnh, sanh lòng nhàm chán lìa bỏ rốt ráo, ngộ tánh của các Sắc, từ Tướng Bất Tịnh đến Tướng Xương Trắng và vi trần, chung cuộc về hư không, cả hai, Không và Sắc, đều Không, thành Đạo Vô Học. Đức Như Lai ấn chứng cho tôi cái tên Ni Sa Đà (Trần Tánh Không). Cái Sắc Tướng của Trần đã hết, thì Sắc nhiệm mầu toàn vẹn. Tôi do Sắc Tướng mà đắc A La Hán.

“Phật hỏi về Viên Thông, như chỗ chứng của tôi, thì Sắc Trần hơn cả”.

Thông rằng: Ông Ưu Ba Ni Sa Đà ham Sắc Trần nên Phật dạy dùng Quán Bất Tịnh để đối trị. Cái Sắc tuy là dễ ưa nhưng vì bất tịnh mà có thể sanh nhàm chán tột bậc, huống gì là các Tướng Xương Trắng, vi trần sau khi chết đi.

Một là sình chướng; hai là máu mủ hôi thối; ba là đổi sắc; bốn là bầm xanh; năm là giòi bọ đục khoét, rã rời; bảy là trơ xương; tám là thiêu đốt; chín là tất cả thế gian không giữ được. Đó là chín Pháp Quán Tưởng. Khi chín Pháp Quán này thành tựu, Sắc Tánh rốt ráo quy về Không. Không mà không có chỗ Không, thế là Sắc và Không đều Không, đắc Trí Huệ Giải Thoát, thành Đạo Vô Học. Cái Sắc Trần đã hết sạch, thì cái Sắc mầu nhiệm ẩn mật vẹn toàn. Há lìa ngoài Sắc Trần mà riêng có cái gọi là Diệu Sắc sao? Há không cái Sắc Tướng mà cho cái năng không ấy là Diệu Sắc ư? Há Sắc Tướngsanh diệt, còn Sắc Tánh không sanh diệt mà cho là Diệu Sắc ư? Phải chăng tâm không tham trước, thì tất cả Sắc đều là Diệu Sắc?

Chỗ Ngộ này của Ông Ni Sa Đà thật khó lấy lời lẽ mà thuật bày, chỉ có thể gọi là Diệu, là Mật, là Viên thôi vậy.

Xưa, có bảy hiền nữ đi chơi trong rừng, nơi bỏ thây ma.

Một cô chỉ xác chết nói: “Thây thì ở đó, người ở chốn nào?”

Một cô nói: “Sao? Sao?”

Các cô quán kỹ, mỗi người đều khế ngộ.

Cảm đến Trời Đế Thích rãi hoa và nói: “Nguyện các chị Thần Nữ cần dùng cái chi, tôi sẽ suốt đời cung cấp”.

Các cô nói: “Chúng tôi thì tứ sự [Y phục, ngọa cụ, y dược, ẩm thực] và bảy báu [Vàng, bạc, ngọc, châu, san hô, hổ phách, mã não] đều có đủ, chỉ cần ba vật. Thứ nhất là cần một cây không rễ. Thứ hai là một mảnh đất không có âm dương. Thứ ba là một hang núi kêu không dội tiếng”.

Đế Thích nói : “Hết thảy món cần dùng, tôi đều có. Còn ba vật ấy tôi thật không thể có”.

Các cô nói : “Nếu Ngài không có các thứ ấy, thì làm sao giúp người?”

Đế Thích ngỡ ngàng, bèn cùng các cô đến thưa với Phật.

Phật nói : “Này Kiền Thi Ca, các đệ tử Đại A La Hán của ta chẳng hiểu được nghĩa ấy. Chỉ có các Đại Bồ Tát mới hiểu nghĩa ấy”.

Đây cũng là Quán Tướng Bất Tịnh mà chứng vậy.

Lại như Ngài Linh Vân nhân thấy hoa đào mà ngộ Đạo, bèn có bài tụng:

“Ba chục năm nay tìm kiếm-khách

Bao lần lá rụng lại đâm cành

Từ lần thấy được đào hoa đó

Đến mãi ngày nay chẳng muốn nghi”.

Trình chỗ ngộ với Tổ Quy Sơn.

Tổ dạy: “Theo duyên mà nhập, vĩnh viễn chẳng lui sụt mất mát, ông hãy khéo hộ trì”.

Ngài Huyền Sa nói: “Đích đáng thì thật đích đáng, nhưng dám chắc Lão Huynh chưa thấu suốt trong đó!”

Ngài Linh Vân nói: “Sư Huynh suốt được chưa?”

Ngài Giác Phạm tụng rằng:

“Người [Linh Vân] thấy một lần không thấy lại

Cành cành trắng đỏ, thấy đâu hoa

Chẳng chịu khách trên thuyền câu cá

Hóa ra trên đất cứu ngư, sò”.

Ngài Đầu Tử tụng rằng :

“Trước núi đào sanh, vườn cũ xuân

Hoa ngập cành hồng, tỉnh lại thân

Chỗ chứng, thôi ông đừng phụ lực

Vẻ cười tuy mở, ý sanh sân

Khói tỏa liễu xanh, oanh thả giọng

Mưa xoi nham thạch, dựa xóm không

Mặt trời lố dạng, không tin tức

Ngựa gỗ hý vang quá Hán, Tần”.

Theo chỗ thấy của Ngài Linh Vân, cũng lấy Sắc làm tột bực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15042)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13485)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15179)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16564)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13255)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12613)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13506)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13462)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12798)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12089)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12013)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12688)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11535)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11824)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11188)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13324)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13209)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11621)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12210)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12383)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11998)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12774)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12403)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12230)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12307)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12048)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11964)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11254)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11401)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12400)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12491)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12020)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12992)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12076)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12629)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13041)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13978)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12768)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14889)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11943)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12200)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12906)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12783)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14808)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12787)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15426)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12609)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13243)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14278)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15579)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13761)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13156)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13594)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12509)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12098)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12924)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13019)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13254)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21360)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143756)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant