Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20. Viên Thông Về Thủy Đại

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10979)
20. Viên Thông Về Thủy Đại

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG II: NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ TU

Mục 3: Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông


XX. VIÊN THÔNG VỀ THỦY ĐẠI

Kinh: Ngài Nguyệt Quang Đồng Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, thưa rằng: “Tôi nhớ hằng sa kiếp về trước, có Đức Phật ra đời, hiệu là Thủy Thiên, dạy hàng Bồ Tát tu tập pháp quán về nước, để vào Tam Ma Địa. Quán ở trong thân, tánh nước không gì ngăn ngại: ban đầu từ nước mắt, nước mũi, cho đến tất cả các thứ tân, dịch, tinh, huyết, đại tiểu tiện, xoay vần trong thân, đồng một Tánh Nước. Thấy nước trong thân cùng nước các hương thủy của các cõi Phật ở ngoài thế giới đều bình đẳng không sai biệt.

“Khi ấy, tôi mới thành tựu Pháp Quán này, chỉ mới thấy nước, chưa được không thân. Lúc đó, đang làm Tỳ Kheo, ngồi thiền trong phòng, tôi có người học trò lén nhòm cửa sổ thấy trong phòng chỉ toàn nước trong, đầy khắp cả phòng ngoài ra không thấy gì khác. Nhỏ dại không biết, lấy một miếng ngói ném vào trong nước, chạm vào nước phát ra tiếng, ngó quanh rồi bỏ đi.

“Sau, tôi xuất định liền cảm thấy đau tim, cũng như Ông Xá Lợi Phất bị quỷ Vi Hại đập. Tôi tự suy nghĩ : Nay đã đắc quả A La Hán, duyên bệnh đã lìa từ lâu, vì sao hôm nay bỗng sanh đau tim, chẳng lẽ lại bị lui sụt?

“Khi ấy, đồng tử vừa đến, nói cho tôi nghe sự việc trước. Tôi mới bảo rằng : “Khi ngươi lại thấy nước, hãy mở cửa vào trong nước, lấy miếng ngói ấy ra”. Đồng tử vâng lời.

“Tôi lại nhập Định, đồng tử lại thấy nước với miếng ngói rõ ràng, bèn mở cửa lấy ra.

“Sau khi xuất định, thân thể tôi lại như cũ.

“Tôi đã gặp vô lượng Phật, như thế cho đến Đức Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Như Lai mới được mất sạch thân, cùng với các biển hương thủy của mười phương thế giới đồng một tánh Chân Không, không hai, không khác. Nay ở nơi Đức Như Lai, được tên là Đồng Chân, dự hội Bồ Tát.

“Phật hỏi về Viên Thông, tôi do quán thấy Tánh Nuớc, một vị suốt thông, đắc Vô Sanh Nhẫn, tròn đủ Bồ Đề, đó là Thứ Nhất”.

Thông rằng : Mặt trăngThủy Tinh vậy. Tánh nước tròn sáng, nên hiệu là Nguyệt Quang. Mới đầu hết, tu tập quán về nước, quán sát tánh nước không gì ngăn ngại. Tinh huyết bên trong, biển các cõi nước bên ngoài, hình tướng của nước tuy khác, nhưng Tánh Nước không ngăn ngại. Vì chẳng ngăn ngại nhau, nên mới tựu thành pháp quán này thì chỉ thấy nước, đây là cái Định Mười Biến Xứ vậy. Nhập định thì có, xuất định thì không. Mười Biến Xứ là : Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Đất, Nước, Lửa, Gió, Không, Thức. Như quán tưởng màu xanh thì tất cả chỗ đều xanh. Cái quả của định này tùy tâm biến hiện. Định Hỏa Quang cũng vậy, tuy được Định này, nhưng Căn Bản Vô Minh vẫn còn, nên chưa hết nhân duyên của bệnh, chưa mất được thân, vẫn còn Ngã Kiến, tức đó là Căn Bản Vô Minh.

Chỉ thấy là nước, hết thảy đều là nước, nên miếng ngói ném vào cũng hóa thành nước. Ngài Xá Lợi Phất nhập địnhbờ sông Hằng, bị quỷ Vi Hại đánh, khi xuất định thấy đầu đau. Phật dạy : “Ông mà không có Định Lực thì thân thể tan nát rồi”. Vi Hại là tên của Vua quỷ Dạ Xoa, có oán thù đời trước với Ông Xá Lợi Phất.

“Phù Tràng Vương Sát”, thì theo kinh Hoa Nghiêm, trong biển Hoa Tạng có một hoa sen lớn, trong hoa sen ấy có các biển Hương Thủy. Mỗi một biển Hương Thủychủng tử của thế giới cõi Phật. Thế giới Hoa Tạng ở trong biển Hương Thủy nên gọi là Phù Tràng Vương Sát. Mười hai lớp Hoa Tạng xếp cao như cây phướn (tràng). Cao hơn hết nên gọi là Vua (Vương).

Ngài Nguyệt Quang mới chứng Pháp Thân, mới được mất đi cái thân biến dịch, cùng với các biển Hương Thủy đồng Tánh Chân Không. Trong Như Lai Tạng, Tánh Thủy là Chân Không, Tánh Không là Chân Thủy, bản nhiên thanh tịnh, toàn khắp pháp giới, một vị suốt thông, cùng mất luôn cái tướng chẳng ngăn ngại nhau. Đây là y theo Thủy Đại mà chứng Viên Thông, gặp vô lượng Phật, mới thành tựu được. Há dễ nói sao?

Ngài Động Sơn từ giã Tổ Vân Nham.

Khi sắp đi, Ngài hỏi: “Trăm năm sau, bỗng có người hỏi: “Có được chút ít cái Chân Thật của thầy không?” Thì trả lời thế nào?”

Tổ Nham im lặng hồi lâu, nói : “Chỉ thế đó”.

Ngài Động Sơn trầm ngâm.

Tổ nói: “Này Xà Lê Giới, nhận lãnh việc ấy, rất cần thẩm xét tinh tế”.

Ngài còn nghi ngờ.

Sau này nhân đi qua giòng nước thấy bóng mình mà đại ngộ, có bài kệ rằng:

“Rất kỵ nơi khác tìm

Càng xa mình lắm lắm

Ta nay tự mình qua

Chốn chốn đều gặp Nó

Nó nay chính là ta

Ta nay chẳng là Nó

Cần phải hiểu như thế

Mới khế hợp Như Như”.

Ngài Động Sơn đến đây mới được mất thân, tánh đồng Chân Không, không hai, không khác.

Hòa Thượng Thuyền Tử khi sắp từ giã bạn đồng học là Ngài Đạo Ngô, nói với Ngài Đạo Ngô rằng: “Sau này có vị Tòa Chủ giảng kinh lanh lợi thì chỉ đến, nhé!”

Ngài Đạo Ngô đến Kinh Khẩu, gặp lúc Ngài Giáp Sơn thượng đường có vị tăng hỏi: “Như sao là Pháp Thân?”

Ngài Giáp Sơn nói: “Pháp Thân không có tướng”.

Hỏi: “Như sao là Pháp Nhãn?”

Ngài Sơn đáp: “Pháp Nhãn không có vết”.

Đạo Ngô bất giác bật cười.

Ngài Giáp Sơn bèn xuống tòa hỏi Đạo Ngô: “Vừa rồi đáp lại vị tăng, chắc có chỗ không đúng, khiến Thượng Tọa bật cười, mong Thượng Tọa chẳng tiếc từ bi dạy cho”.

Đạo Ngô nói: “Hòa Thượng bậc nhất ra đời mà chưa có thầy, hãy đến Hoa Đình tham học Thuyền Tử Hòa Thượng đi”.

Hỏi rằng: “Hỏi thăm có được chăng?”

Đạo Ngộ nói: “Người ấy trên thì không miếng ngói che đầu, dưới thì không chút đất để cắm dùi!”

Giáp Sơn bèn thay y phục đến thẳng Hoa Đình.

Ngài Thuyền Tử vừa thấy, bèn hỏi: “Đại Đức trụ chùa nào?”

Đáp : “Chùa tức chẳng trụ, trụ tức chẳng giống”.

Hỏi : “Chẳng giống thì chẳng giống cái gì?”

Đáp : “Chẳng phải là pháp trước mắt”.

Hỏi : “Vậy học được cái gì?”

Đáp : “Chẳng phải chỗ đến của tai mắt”.

Nói rằng: “Một câu hợp đầu ngữ, muôn kiếp đóng cọc lừa. Khám phá xong rồi vậy!”

Ngài Thuyền Tử lại nói: “Thả nhợ xuống ngàn thước, ý chỉ tại đầm sâu, ngoài lưỡi câu ba tấc, sao ông không nói?”

Giáp Sơn định mở miệng, Ngài liền dùng cây sào đánh rớt xuống nước. Vừa leo lên thuyền, lại hét: “Nói, nói!” Giáp Sơn định mở miệng, lại đánh. Giáp Sơn bỗng nhiên đại ngộ, bèn gật đầu ba cái.

Ngài Thuyền Tử nói: “Sợi nhợ đầu cần theo ông giỡn, chẳng phạm sóng trong ý tự riêng. Chút ít đó là nối thầy vậy”.

Giáp Sơn bèn hỏi: “Quăng nhợ, thả câu, ý thầy thế nào?”

Đáp : “Nhợ thả nước trong, nào định ý hữu vô”.

Giáp Sơn nói: “Lời mang huyền diệukhông lộ [Đường], đầu lưỡi luận đàm mà chẳng đàm”.

Ngài Thuyền Tử nói: “Câu hết sóng trên sông, cá vảy vàng mới gặp”.

Giáp Sơn bèn bịt tai.

Ngài Thuyền Tử nói: “Như thế, như thế. Quả nhiên gã Tòa Chủ lanh lợi!”

Bèn phó chúc rằng: “Ông về sau, chỗ ẩn thân cần không dấu vết, chỗ không dấu vết chớ ẩn thân. Ta hai mươi năm ở Dược Sơn chỉ rõ biết việc này. Ông nay đã được, về sau chẳng được nương dừng phố xá, xóm làng; chỉ hướng về núi sâu, bên cái bừa lớn, tìm lấy một người, nửa người, tiếp tục chớ để dứt mất”.

Ngài Giáp Sơn từ giã ra đi, cứ luôn ngó trở lại.

Ngài Thuyền tử bèn gọi: “Xà Lê, Xà Le !”

Giáp Sơn quay đầu.

Thuyền Tử dựng mái chèo lên, nói: “Ông sắp nói là có từ biệt”.

Rồi lật thuyền xuống nuớc mà lìa đời.

Sau này, ở Hoa Đình, có am chủ Tánh Không gởi thơ cho thiền sư Tuyết Đậu Trì, viết: “Tôi sắp thủy táng đó”.

Sau đó, Ngài Tuyết Đậu Trì đến nơi, thấy vị này vẫn hãy còn, bèn làm bài kệ bỡn rằng: “Thương thay lão Tánh Không. Quyết muốn nuôi cá trạnh. Đi chẳng dẫn Tánh đi. Chỉ lo nói với người”.

Ngài Tánh Không cười, rằng: “Đợi Huynh đến chứng minh đó!”

Rồi báo với đại chúng.

Đại chúng họp lại, Ngài dạy pháp yếu rồi đọc bài kệ:

“Ngồi chết, đứng mất

Chẳng bằng thủy táng!

Một, đỡ củi lửa

Hai, đỡ đào mồ

Buông tay là đi

Ngại gì, khoái sướng

Ai bạn tri âm?

Hòa Thượng Thuyền Tử!

Ai kế nghiệp quý trăm ngàn năm?

Một khúc ngư ca ít người xướng”.

Bèn ngồi trong một cái ảng, xuôi dòng trôi xuống. Chúng đều chạy theo cho đến cửa biển nhìn theo muốn mút mắt. Sư lấy cái gàu tát nước mà trở lại, chúng che mắt xem, nước không vào chút nào. Rồi Ngài lại theo dòng mà đi, xướng lên rằng:

“Năm nay Thuyền Tử về cố hương

Chốn không tung tích, diệu không lường

Chân phong riêng gởi tri âm đó

Tiêu sắt thổi ngang, chốn hợp tan”.

Tiếng tiêu vang vọng giữa khoảng trời xanh mênh mông trong chốc lát, rồi thấy Ngài quăng ống tiêu lên không mà mất.

Đây quả là một vị lưu thông [Nhất vị lưu thông], đắc Vô Sanh Nhẫn vậy.

nhà sư hỏi Tổ Vân Môn: “Phật Pháp như bóng trăng trong nước, có thật chăng?”

Tổ Môn nói: “Sóng xanh không đường thấu đến”.

Hỏi: “Hòa Thượng từ đâu mà vào được?”

Tổ Môn nói: “Lời hỏi ấy từ đâu đến?”

Hỏi : “Chính ngay lúc ấy thì như thế nào?”

Tổ Môn nói : “Trùng điệp lối quan sơn”.

Cần phải đến gặp Thuyền Tử mới được!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15039)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13479)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15175)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16557)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12608)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13502)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13453)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12796)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12088)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12011)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12688)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11515)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11818)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11186)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13317)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13198)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11619)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12205)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12372)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11988)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12765)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12400)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12225)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12303)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12046)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11961)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11251)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11397)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12394)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12490)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12018)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12983)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12060)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12622)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13039)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13968)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12765)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14883)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11939)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12198)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12899)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12782)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14805)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12783)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15413)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12607)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13239)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14272)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15575)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13759)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13152)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13590)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12508)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12096)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12922)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13018)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13254)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21353)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143734)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant