Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Con Của Bà La Môn Thương Nhớ Không Nguôi

17 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13162)
Kinh Con Của Bà La Môn Thương Nhớ Không Nguôi


PHẬT NÓI KINH CON CỦA BÀ LA MÔN MẠNG CHUNG THƯƠNG NHỚ KHÔNG NGUÔI


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0091 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Hậu Hán, An Thế Cao.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o--- 


 

Nghe như vầy:

Một thời Bà già Bà ở tại rừng cây ông Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, nước Xá vệ.

Bấy giờ có một Bà la môn khác có một người con bị chết, ông thương nhớ không nguôi. Khi con chết, ông không thể ăn, không thể uống, không mặc y phục, cũng không xoa hương vào người nữa. Ông chỉ đến gò mả để khóc lóc. Ông khóc lóc vì nhớ lại lúc bồng bế đứa con trên tay. Khi ấy Bà la môn từ từ đi đến chỗ đức Thế Tôn. Ðến rồi, cùng Thế Tôn chào hỏi, an ủi xong Bà la môn ngồi qua một bên, đức Thế Tôn hỏi:

-Này Bà la môn, tại sao các căn của ngươi không được ổn định?

-Này Cù Ðàm, ý căn của tôi làm sao ổn định cho được? Tôi có một đứa con đã chết nên thương nhớ mãi không dứt. Nó chết rồi tôi không thể ăn, không thể uống, không mặc y phục, không xoa hương thơm. Tôi chỉ ngồi ở nhà để khóc. Khi khóc thì tôi nhớ lúc bồng ẵm nó.

-Như vậy! Như vậy, Bà la môn! Này Bà la môn, khi ái đã sanh thì sẽ có buồn rầu, khổ não, không vui.

-Thế nào, thưa Cù Ðàm, khi ái đã sanh thì sẽ có buồn rầu, khổ não, không vui? Này Cù Ðàm, khi ái đã sanh sẽ có hoan hỷ, thương nhớ.

Ông nói như vậy cho đến lần thứ ba. Ðức Thế Tôn bảo Bà la môn ấy:

-Như vậy! Như vậy, Bà la môn! Này Bà la môn, khi ái đã sanh, chắc chắn sẽ có ưu sầu, khóc lóc, không vui.

Ngài cũng ba lần trả lời như vậy, Bà la môn ấy bạch với đức Phật:

-Tại sao, này Cù Ðàm, trong khi ái đã sanh thì lại có ưu sầu không vui? Này Cù Ðàm, khi ái đã sanh rồi chỉ có hoan hỷ, thương nhớ thôi.

Bấy giờ Bà la môn nghe đức Thế Tôn nói như vậy cũng không vui, không cho là sai, không vui, không đúng, rồi từ tòa đứng dậy bỏ đi.

Lúc ấy, ở ngoài cửa Kỳ Hoàn có các người vui đùa đang đùa giỡn. Bà la môn ấy từ xa trông thấy ở ngoài cửa Kỳ Hoàn có các người vui đùa đang đùa giỡn, thấy rồi liền nghĩ: “Người thông minh của thế gian thì cho đây là tối thắng. Ta hãy đem những điều luận đàm với Sa môn Cù Ðàm nói hết cho những người vui đùa này nghe”. Bấy giờ Bà la môn ấy liền đến chỗ những người vui đùa, đến rồi đem tất cả những điều đã luận đàm với Thế Tôn nói cho những người này nghe. Nói như vậy xong, những người vui đùa này nói với Bà la môn rằng:

-Này Bà la môn, khi ái đã sanh làm gì có ưu sầu khổ đau, không vui. Này Bà la môn, lúc ái đã sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ.

Bấy giờ Bà la môn nghĩ như vầy: “Lời nói của những người vui đùa này giống như ta”, rồi ông bỏ đi.

Những lời đàm luận ấy được nhiều người nghe, dần dà đồn đến cung vua, vua Ba Tư Nặc nghe được rằng: “Sa môn Cù Ðàm nói như vầy: lúc ái đã sanh thì sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui”. Vua Ba Tư Nặc nghe rồi nói với phu nhân Mạt Lị rằng:

-Này Mạt Lị, ta nghe Sa môn Cù Ðàm nói như vầy: khi ái sanh thì sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui.

-Như vậy, như vậy tâu đại vương, khi ái sanh thì chỉ có ưu sầu, khổ não, không vui mà thôi.

- Này Mạt Lị, ta nghe thầy của ngươi nói thì đệ tử cũng nói như vậy. Này Mạt Lị, Sa môn Cù Ðàm kia là thầy của ngươi nên nay ngươi cũng nói như vầy: khi ái đã sanh thì chắc chắnưu sầu, khổ não, không vui.

-Tâu đại vương, nghe lời tôi nói Ngài không tin sao? Vậy ngài có thể tự đi hay bảo sứ giả đến để hỏi Thế Tôn xem.

Bấy giờ vua Ba Tư Nặc bảo Bà la môn Na Lê Ương Già rằng:
-Này Na Lê Ương Già, hãy đi đến chỗ Sa môn Cù Ðàm. Ðến rồi hay đem lời của ta thăm hỏi Sa môn Cù Ðàm rằng: ta hết lời thăm hỏi Ngài có an ổn, đi đứng có nhẹ nhàng, sức khỏe chăng? Nói như vầy: Thưa Cù Ðàm, vua Ba Tư Nặc hết lời thăm hỏi sức khỏe của Ngài có an ổn, đi lại có nhẹ nhàng, sức khỏe chăng? Có thật Sa môn Cù Ðàm nói như vầy: “Khi ái đã sanh thì chắc chắnưu sầu, khổ não, không vui chăng?”. Này Na Lê Ương Già, nếu Sa môn Cù Ðàm nói như vậy, ngươi hãy thọ trì, ghi nhớ kỹ. Vì sao vậy? Vì Ngài không bao giờ nói lời hư dối.

Bà la môn Na Lê Ương Già cấp tốc vâng lời dạy của vua Ba Tư Nặc rồi đi đến chỗ đức Thế Tôn, đến rồi cùng chào hỏi, thăm sức khỏe đức Thế Tôn. Khi đã cùng nhau chào hỏi thăm viếng xong, liền ngồi qua một bên. Bà la môn Na Lê Ương Già đã ngồi qua một bên rồi, bạch đức Thế Tôn:

-Thưa Cù Ðàm, vua Ba Tư Nặc hết lời thăm hỏi Ngài có an ổn, có đi đứng nhẹ nhàng, sức khỏe không? Quả thật Sa môn Cù Ðàm có nói rằng: “Khi ái đã sanh thì chắc chắnưu sầu, khổ não, không vui chăng?”.

-Này Na Lê Ương Già, ta lại hỏi ngươi, tùy theo sự hiểu biếttrả lời ta. Này Na Lê Ương Già, ý ngươi nghĩ sao, hoặc có người mẹ mạng chung, vì mẹ mạng chung nên người con tâm ý cuồng loạn, trần truồng không mặc y phục, người con đến đâu cũng nói: “Ta không thấy mẹ! Ta không thấy mẹ!”. Này Bà la môn nên biết, khi ái đã sanh thì chắc chắnưu sầu, khổ não, không vui. Cũng như vậy, đối với cha, anh, chị, em hay vợ mạng chung, vì vợ mạng chung nên kẻ ấy tâm ý cuồng loạn, trần truồng không mặc y phục, kẻ ấy đến đâu cũng nói: “Ta không thấy cha ta, vợ ta!”.

Này Bà la môn, xưa có một người vợ khi trở về nhà, thân thuộc của nàng muốn cưỡng đoạt nàng đem cho người khác. Nàng nghe rằng: “Thân thuộc muốn bắt ta đem cho người khác”. Nghe như vậy xong, nàng cấp tốc chạy về nhà chồng. Ðến rồi nàng nói với chồng rằng: “Anh nên biết, thân thuộc của em muốn bắt em đem cho người khác. Anh muốn làm gì thì làm ngay bây giờ đi”. Bấy giờ người chồng cầm con dao thật bén, nắm tay người vợ kéo vào trong nhà, nói như vầy: “Hãy cùng đi với nhau! Hãy cùng đi với nhau!”. Anh đâm vợ chết rồi tự sát. Này Bà la môn, nên biết do ái này sanh ra nên có ưu sầu, khổ não, không vui.

Bấy giờ Bà la môn Na Lê Ương Già nghe đức Thế Tôn nói rồi, khéo thọ trì ghi nhớ, rồi từ tòa đứng dậy, nhiễu quanh đức Thế Tôn, giã từ Ngài trở về. Khi về đến chỗ vua Ba Tư Nặc , đến rồi thưa với vua rằng:

-Thật đúng như vậy, thưa đại vương! Sa môn Cù Ðàm đã nói như vầy: “Khi ái đã sanh thì có ưu sầu, khổ não, không vui”.

-Cho nên, này đại vương, tôi lại hỏi vua, tùy theo sự nhận xét mà ngài trả lời. Này đại vương, ý ngài nghĩ thế nào? Ngài có thương đại tướng Tỳ Lưu Ly chăng?

-Này Mạt Lợi, ta thương đại tướng Tỳ Lưu Ly.

-Thưa đại vương, đại tướng Tỳ Lưu Ly nếu bị bại hoại, bị tai nạn đi, ngài có sanh ra khổ đau, buồn rầu không vui chăng?

-Này Mạt Lợi, nếu đại tướng Tỳ Lưu Lybại hoại, tai nạn, ta sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.

-Này đại vương, cứ lấy đó mà biết, hễ ái sanh ra thì có ưu sầu, khổ não, không vui. Này đại vương, ý vua thế nào? Ngài có yêu thương đại tướng Hiền Thủ, yêu thương con voi lớn Bôn Ðà Lợi, yêu Bà Di Ðề Nữ, yêu phu nhân Bà Sa Sát Ðế Niệu, yêu nhân dân Ca Thi chăng?

-Này Mạt Lợi, ta yêu nhân dân Câu Tát LaCa Thi.

-Này đại vương, nhân dân Câu Tát LaCa Thi bị tán hoại, tai nạn, ngài có sanh khổ não, ưu sầu không vui chăng?

-Này Mạt Lợi, năm thứ nhu cầu để tự vui chơi đều do nhân dân Câu Tát LaCa Thi cung cấp cả. Này Mạt Lợi, nhân dânCa Thi mà bị tán hoại, tai nạn thì tánh mạng ta còn không được an toàn, huống chi lại không sanh ra khổ não, ưu sầu không vui chứ!

-Này đại vương, nên biết do ái này sanh ra nên có ưu sầu, khổ não, không vui. Ý đại vương nghĩ thế nào? Nay ngài có thương thiếp không?

-Này Mạt Lợi, ta rất thương nàng.

-Này đại vương, nếu thiếp bị bại hoại hay tai nạn, há lại ngài không sanh ra khổ não, ưu sầu không vui sao?

-Nếu Mạt Lợi bị bại hoại, tai nạn, ta rất ưu sầu, khổ não, không vui chứ!

-Này đại vương, do đây nên biết, nếu ái đã sanh rồi thì sẽ có khổ não, ưu sầu không vui.

-Này Mạt Lợi, kể từ ngày hôm nay, nhân việc này Sa môn Cù Ðàm là thầy của ta, ta là đệ tử của Ngài. Này Mạt Lợi, nay ta quy y đức Thế Tôn, Pháp và Tỳ kheo tăng. Ta thọ giới Ưu bà tắc của đức Thế Tôn. Kể từ ngày nay ta bắt đầu không sát sanh..., hôm nay tự quy y Phật.

Nói như vậy, vua Ba Tư Nặc từ xa nghe lời dạy của đức Thế Tôn, hoan hỷ vui mừng

KINH CON CỦA BÀ LA MÔN MẠNG CHUNG THƯƠNG NHỚ KHÔNG NGUÔI

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13449)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15134)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16503)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13218)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12590)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13470)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13425)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12776)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12076)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11979)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12654)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11479)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11788)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11158)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13282)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13169)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11591)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12171)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12360)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11960)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12751)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12373)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12208)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12264)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12012)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11956)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11232)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11376)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12382)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12001)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12966)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12049)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12605)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13017)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13945)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12744)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14879)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11932)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12193)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12886)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12776)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14772)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12752)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15394)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12581)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13219)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14250)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15551)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13747)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13145)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13572)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12489)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12093)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12901)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12992)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13224)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21343)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143678)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15678)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant