- Tám Quy Luật Của Viện Phiên Dịch Kinh Điển
- Bài Tựa Một
- Bài Tựa Hai
- Chính Văn Kinh
- I. Giải Thích Tổng Quát Đề Kinh
- Ii. Nhân Duyên Phát Khởi Kinh Này
- Iii. Phân Tích Rõ Kinh Này Thuộc Tạng Và Thừa Nào
- Iv. Khảo Sát Sự Sâu Mầu Của Giáo Lý
- V. Tuyên Bày Giáo Thể
- Vi. Sự Thích Nghi Của Từng Căn Cơ Chúng Sinh Với Giáo Nghĩa Kinh Này
- Vii. Phân Định Rõ Tông Thú Của Kinh
- Viii. Xác Định Rõ Thời Gian Thuyết Kinh
- Ix. Lịch Sử Truyền Bá Và Phiên Dịch Kinh
- X. Người Dịch
- Xi. Giảng Giải Kinh Văn
KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)
VII. PHÂN ĐỊNH RÕ TÔNG THÚ CỦA KINH
Tông có nghĩa là tôn sùng, quý trọng.
Thú là chỗ quy hướng sùng thượng.
Giáo lý của Đức Phật dạy cho hàng Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác) liên quan chủ yếu đến nhân quả. Đây là giáo pháp quyền thừa. Đức Phật thuyết gồm cả hai giáo pháp: quyền thừa và thật thừa. Thật thừa có nghĩa là giáo lý bất biến, hằng vĩnh. Trong giáo pháp quyền thừa, Nhân là ‘tông”, Quả là “thú.” Khi đạt đến chân tướng, thật thừa, có nghĩa là đã có được chỗ̃ ngộ nhập. Do vậy, ngộ là “tông”, nhập là “thú.”
Trong kinh này, A-nan đại diện cho đương cơ hỏi và nghe pháp. A-nan gặp nạn, Đức Phật giải cứu xong rồi dạy A-nan từ bỏ pháp tu Tiểu thừa hướng về Đại thừa. Đó là tông.
Sự chứng ngộ quả vị tối thượng của A-nan là thú.
Tông và thú đồng thời thông suốt đến Phật đạo và là con đường dẫn đến Phật quả. Vậy nên khác biệt rõ ràng với các kinh điển Tiểu thừa, chỉ nói về quả vị nhỏ nên không thể nào đạt được quả vị Phật.