Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

7. Thiên Thai Tôn

23 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8516)
7. Thiên Thai Tôn

THIÊN THAI TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

 Đời Bắc Tề ngài Huệ Văn thiền sư nương theo Trí độ luận, lập ra “Nhất tâm tam quán” rồi truyền cho ngài Nam nhạc Huệ Tư thiền sư, ngài Huệ Tư truyền lại cho ngài Trí giả đại sư. Ngài Trí giả ở núi Thiên Thai, y theo kinh Pháp Hoa hoằng dương giáo quán, mới thành ra một tôn, gọi là tôn Thiên Thai. Ngài trước thuật rất nhiều, phần nhiều do học trò là ngài Chương An đại sư ghi chép mà thành, như là bộ Pháp Hoa huyền nghĩa, Pháp Hoa văn cú, Ma-ha chỉ quán, người ta thường gọi là ba bộ sách lớn của tôn Thiên Thai. Còn như bộ Quan Âm huyền nghĩa, Quan Ân nghĩa sớ, Kim Quang minh huyền nghĩa, Kim Quang minh văn cú và bộ Quán kinh sớ, gọi là năm bộ nhỏ. Ngài chương An truyền cho ngài Trí Oai, ngài Trí Oai truyền cho ngài Huệ Oai, ngài Huệ Oai truyền cho ngài Huyền Minh, ngai Huyền Minh truyền lại cho ngài Trạm Nhiêm, ngài Trạm Nhiên làm lời thích triêm giải bộ Pháp Hoa huyền nghĩa, làm lời kỳ giải bộ Pháp Hoa văn cú, và cón chú giải bộ Ma-ha chỉ quán, phụ hạnh truyền hoằng quyết v.v..., rộng truyền chỉ thú của tôn này. Ngài Trạm Nhiên cũng gọi là kinh khê tôn giả, lại gọi là Diệu lạc đại sư. Từ ngài Kinh khê về sau đời náo cũng có ngài truyền thọ, đến nay vẫn còn.

II.- NĂM THỜI THUYẾT PHÁP

 Ngài Trí giả đại sư đem Thánh giáo trong một đờI của đức Thích Ca chia làm năm thời ký:

 1.- Thời kỳ Hoa Nghiêm là về thời kỳ Phật nói kinh Hoa Nghiêm. Khi Phật mới thành đạo, vì các vị Đại Bồ-tát và những bậc căn trí Đại thừa đã thành thục, nói kinh Hoa Nghiêm chuyên giáo hóa các vị Đại thừa Bồ-tát, ngoài ra những bậc Tiểu thừa đương tọa như đui như điếc, không hiểu là Phật nói pháp gì.

 2. Thời kỳ A-hàm tức là thời kỳ Phật nói kinh Tứ A-hàm - vì kinh này đầu tiên nói tại vườn Lộc giả, cho nên cũng gọi là thời kỳ Lộc uyển Phật thấy căn cơ của bậc Tiểu thừa chậm lụt, nói pháp Tứ đế, diễn giảng bốn kinh thuộc A-hàm, để dắt dìu dạy bảo.

 3.- Thời kỳ Phương đẳngthời kỳ Phật nói các kinh Phương đẳng. Phương nghĩa là nói giáo pháp trong thời kỳ ấy trùm cả các căn cơ của chúng sinh; đẳng nghĩa là nói trong thời kỳ ấy đủ cả bốn giáo (tạng, thông biệt, viên). Về thời kỳ này, những bậc Tiểu thừa nghe giáo pháp Tiểu thừa, đặng ít cho là đủ, tự gọi là rốt ráo, cho nên dùng kinh Duy ma cật, mà quở trách khiến họ biết then mình là Tiểu thừa, mà hâm mộ giáo pháp Đại thừa.

 4.- Thời kỳ Bát-nhã tức là thời kỳ Phật nói các kinh về Bát-nhã-bậc Tiểu thừa đã bị Phật quở trách, nên đã hồi tâm khuynh hướng về Đại thừa, nhưng vì chỗ pháp chưa dứt trừ được, cho nên Phật nói Bát-nhã không huệ để gạn lọc cho sạch.

 5.- Thời kỳ Pháp Hoa Niết-bàn tức là thời kỳ Phật nói kinh Pháp Hoa và kinh Niết-bàn - Những người căn tánh chậm lụt, đã trải qua sự nung đúc về bốn thời kỳ trước, đến khi căn cơ đã gần thuần thục, cho nên Phật vì nói kinh Pháp Hoa xứng theo tánh mà nói, khiến đem quyền về thiệt, chỉ vọng tức chơn, thượng căn hạ căn đều được thành Phật; nhưng còn căn cơ khác chưa đem về hết; cho nên Phật lại nói kinh Niết-bàn mà góp nhặt hết.

 Trong năm thời kỳ ấy, có thông có biệt ; năm thời kỳ về biệt, như trên đã nói; các chúng sinh tánh chậm lụt, phải trải qua năm phen gạn lọc un đúc, cho nên mới có thứ lớp phân biệt. Còn như năm thời kỳ về thông, là nói Phật chỉ ứng theo căn cơthuyết pháp, không câu nệ thời kỳ thứ lớp, chỉ tùy theo người ưng nghe, thời tức được nghe.

III.- TÁM GIÁO

 Bốn giáo pháp về hóa nghi, bốn giáo pháp về hóa pháp, gọi là chung là tám giáo.

 Bốn giáo pháp về hóa nghi: đốn, tiệm, bi mật, bất tịnh.

 1.- Đốn, đốn có hai nghĩa

a.- Đốn giáo bộ nghĩa là nói khi đầu tiên Phật mới thành đạo, vì bậc đại căn đại trí, nói ra pháp đốn giáo, tức là Phật nói kinh Hoa nghiêm

b.- Đốn giáo tướng, là giáo nói khi mới phát tâm đã thành bậc chánh giác, với lại lý tánh và tu pháp chẳng hai, chúng sinh và Phật đồng một thể, nghĩa ấy như trong các kinh phương đẳng Bát-nhã đều có nói.

 2.- Tiệm, tiệm cũng có hai nghĩa

a. Tiệm giáo bộ như kinh A-hàm là đầu tiên về tiệm giáo, kinh Phương đẳng là chặng giữa, kinh Bát-nhã là sau cùng. Đối với căn cơ thấp kém, theo thứ tự mà dìu dắt lần, trước nói Tiểu thừa, sau đền Đại thừa, cho nên gọi là tiệm giáo

b. Tiệm giáo tướng là nói những tầng bậc trên con đường tu chứng, dứt trừ mê lầm, cùng phải trải qua nhiều kiếp tu hành ; điều đó trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói.

 3.- Bí mật, cũng có hai nghĩa

a. Bí mật giáo là nói thời kỳ Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương đẳng và Bát-nhã; trong bốn thời kỳ ấy, hoặc vì người kia nói phép đốn, người nọ nói phép tiệm, hai bên vẫn không biết nhau, nhưng đều được sự lợi ích

b.- Bí mật chú là nói những chương cú đà-la-ni (Dhàrani), về giáo nầy trong năm thời kỳ đều có nói.

 4.- Bất định, cũng có hai nghĩa

a. Bất định giáo là nói trong bốn thời kỳ trước, hoặc vì người này nói phép đốn, hoặc vì người kia nói phép tiệm, hai bên đều biết nhau, nhưng vẫn được sự lợi ích riêng ; 

b. Bất định ích là nói trong bốn thời kỳ trước, hoặc người nghe đốn giáo mà được sự lọi ích về tiệm giáo, hoặc người nghe tiệm giáo, mà được lợi ích về đốn giáo.

 Bốn giáo về hóa pháp là : Tạng, thông, biệt, viên.

 1.- Tạng giáo là chỉ về tam tạng giáo pháp của Tiểu thừa, tức là giáo pháp của Phật nói trong thời kỳ A-hàm, người căn cơ chậm lụt nương đó mà chứng được quả Tiểu thừa.

 2.- Thông giáo là nói giáo pháp thông cả Đại thừaTiểu thừa, người căn cơ chậm lụt nghe giáo pháp ấy thì thông vào tạng giáo, người căn cơ lanh lợi nghe giáo pháp ấy lại được thông vào biệt giáoviên giáo, cho nên gọi là thông giáo.

 3.- Biệt giáo là nói Phật chỉ chuyên về giáo pháp dạy các bậc Bồ-tát, khác với tạng giáo, thông giáo kể trên và viên giáo sau này, nên gọi là biệt giáo.

 4.- Viên giáo là nói Phật đối với bậc Bồ-tát có căn trí lanh lợi mà nói ra giáo pháp mầu nhiệm, dạy đủ viên, đốn, cho nên gọi là viên giáo.

 Trong bốn giáo pháp nói trên, tạng, thông, biệt, ba giáo thuộc về quyền giáo, viên giáo thuộc về thiệt giáo.

 Chỗ quan hệ của năm thời và tám giáo trừ những lời đã thuật trên, lại có ý nghĩa thế này nữa : 

1.- Thời kỳ Hoa Nghiêm, chánh thức nói về viên giáo, kiêm nói Phật giáo

2.- Thời kỳ A-hàm, thời chỉ nói tam tạng giáo Tiểu thừa

3.- Thời kỳ Phương đẳng đối về môn sanh diệt bên tam tạng giáo mà nói ra môn bất sanh bất diệt về thông giáo, biệt giáoviên giáo

4.- Thời kỳ Bát-nhã, thời chỉ nói sơ qua quyền lỳ về thông giáo, biệt giáo, mà chính thức là nói cái lý chơn thiệt về viên giáo

5.- Thời kỳ Pháp Hoa và Niết-bàn hiệp lại làm một; Pháp Hoa là mở phép quyền về tam tạng thông, biệt, một mực bày rõ thật tướng của viên giáo; nên đứng về phương diện hóa nghi mà nói, cũng gọi là đem tiệm về đốn, cũng gọi là không phải đốn không phải tiệm, còn như Niết-bàn là vì những người chưa vào được lý chơn thiện, rộng bàn pháp thường trú; lại về căn cơ chúng sinh đời mạt pháp ủng hộ ba phép quyền; vì vậy, nên phải nói lại bốn giáo, mà cũng dằn dẹp bốn giáo, nên đứng về phương diện hóa nghi mà nói, cũng gọi là không phải đốn mà cũng không phải tiệm. Chí như bí mậtbất định hai loại hóa nghi ấy, là khắp trùm cả bốn thời kỳ trước; chỉ thời kỳ Pháp hoa là rõ bày thật tướng, cho nên không phải bí mật, mà quyết định chớ không phải là bất định.

IV.- TÁNH ĐỦ THIỆN ÁC

 Tôn này chỉ rõ pháp môn tánh cụ (tánh đủ thiện ác), nghĩa là nói tánh mình vốn đủ thiện ác, mới tạo ra nhơn quả trong mười pháp giới. Mười pháp giới là sáu loại phàm phu và bốn bậc Thánh. Sáu loại phàm phu là: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Tu la, Nhơn, Thiên. Bốn bậc Thánh là: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật. Lành thì có tánh làm và tu lành, dữ cũng có tánh dữ và tu dữ. Chúng sinh thành Phật, chỉ dứt trừ tu dữ, chớ không dứt trừ cái tánh dữ, vì bản tánh bao giờ cũng đủ các pháp vậy.

V.- MỘT NIỆM VỚI BA NGÀN

 Trong mười pháp giới mỗi mỗi đều đủ mười pháp giới (như nơi cõi người đủ cả Địa ngục, Ngạ quỷ cho đến Phật), cọng thành 100 pháp giới; trong 100 pháp giới đều có mười ‘như’, cọng lại là 1000 ‘như’, nếu nhân với ba thế gian thời thành ra 3000 thế gian. Mười ‘như’ là tiếng nói lược, nói đủ là mười nghĩa ‘như thị’ sở xuất ở kinh Phát Hoa. 

Kinh ấy nói rằng : “Chỉ Phật với Phật mới hay thấu rõ thật tướng của các pháp, gọi rằng như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị dụng, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạc cứu kính”, chính là nghĩa ấy. Trước chin điều (từ như thị tướng cho đến như thị báo), đều là sự sai biệt, nghĩa như thị sau hết, là cái lý bao trùm thông suốt. Hết thảy các pháp đều đủ mười như thị ấy, nói theo chữ Trung Hoa gọi “Thập như”.

 Ba thế gian la sở xuất từ bộ luận Đại trí độ, tức là chúng sinh thế gian, quốc độ thế gian, và ngũ ấm thế gianChúng sinh thế gian là chỉ về thân thể của các loài chúng sinh trong 10 pháp giới mà nói; chúng sinh vì nghiệp nhơn mà có cảm quả, quả báo ấy là chánh thức, cho nên gọi là chánh báoQuốc độ thế gian là nói cõi nước của các loài chúng sinh nương ở, gọi là y báoNgũ ấm thế gian, là do sắc, tâm mà dựng nên y báochánh báo, tức là năm uẩn. Ba ngàn thế gian ấy trong một niệm xưa nay đều đủ, cho nên gọi là một niệm đủ ba ngàn thế gian, đọc theo chữ Trung Hoa gọi là nhất niệm tam thiên.

VI.- MỘT TÂM CÙNG BA PHÁP QUÁN

 Trong bộ Trung luận của ngài Long Thọ Bồ-tát có bài kệ: ỀNhơn duyên sanh các pháp, ta nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là trung đạoỂ. Tôn này y theo bài kệ ấy lập ra không, giả, trung ba phép quán. Không quánthuận theo chơn đế, hoặc dùng theo thứ lớp của ba phép quán, nghĩa là nói từ giả vào không, từ không vào giả, từ không, giả vào trung đạo; hoặc dùng thông tướng của ba phép quán, nghĩa là nói một pháp không, thời hết thảy đều không, giả, trung cũng đều không; một pháp giả, thời hết thảy đều giả, không, trung cũng đều giả; một pháp trung, thời hết thảy trung, không, giả cũng đều trung; hoặc dùng một tâm mà đồng thời tu ba phép quán, trong một tâm niệm, ba phép quán đều đủ, ba phép quán ấy càng sau càng diệu...

VII.- BA ĐẾ VIÊN DUNG

 Chữ đế nghĩa là chân thật không giả dối, tức là chơn lý vậy. Tôn này quán các pháp tức không, tức giả, tức trung - không tức là chơn đế, giả tức là tục đế, trung tức là trung đế.

 1.- Chơn đế : Chơn là chơn không, không có giả tướng các pháp vậy. Các pháp vẫn không, chúng sinh không rõ, chấp trước cho là thật có, sanh ra tâm mê lầm, sự hiểu biết không chánh đáng nếu dùng không quán mà trừ bỏ, thời tiêu hẳn tình chấp, xa lìa danh tướng, lý chơn không tự nhiên tỏ bày, cho nên gọi là chơn đế.

 2.- Tục đế : Tục tức là thế tục, là an lập các pháp vậy. Các pháp tuy không, đều không sở đắc, nhưng nếu dùng giả quánquán tưởng, thời rõ biết bản tánh vốn đủ các pháp, đành rành không thiếu một pháp nào, cho nên gọi là tục đế.

 3.- Trung đế : Trung tức là trung chánh, ý nghĩa là tóm thâu các pháp vậy. Các pháp xưa nay vẫn không ra ngoài có không, mà cũng không tức nơi có có không, nếu dùng phép quán trung đạoquán sát, thì rõ ràng các pháp đều không phải chơn mà cũng không phải tục, tức chơn tức tục, dung thông cả hai, không có chướng ngại, thiệt không thể nghĩ nghị, cho nên gọi là trung đế.

 Chơn đế phá các pháp, trung đế dứt sự đối đãi tuyệt đối. Như ba đế không dung thông thời gọi là quán ba đế về lối cách lịch, cũng gọi là ba đế về thứ lớp, lại cũng gọi là ba đế về biệt tướngCách lịch nghĩa là phải trải qua cái hạn định của không gianthời gian; thứ độ tức là trước hết quán chơn đế, thứ lại quán tục đế, sau đến quán trung đế; ấy là lối tu quán ba đế về biệt giáo. Còn như khi quán một đế mà ba đế đều đủ, ba tức là một; ấy là phép tu quán ba đế về lý viên dung, cũng gọi là ba đế không thứ lớp, lại gọi là ba đế không phải tung không phải hoành (ung, hoành là nói về hạn định của không gianthời gian). Viên dung nghĩa là nói một đế tức ba đế gọi là viện, ba đế tức một đế gọi là dung, tức có chỗ nói rằng: Ba đế đều phá, đều lập, đều tuyệt đối, một pháp không thời hết thảy đều không, một pháp giả, thời hết thảy đều giả, một pháp trung thời hết thảy đều trung, ba với một không ngại, như yến sáng của gương tức là không những bóng dọi trong gương tức là giả, thể tánh của đài gương tức là trung; toành cảnh là sáng suốt, toàn yến sáng là bong dọi, một thể tánh mà dung thông cả ba, cho nên gọi là ba đế viên dung; ấy là lối tu quán ba đế viên giáo. Cái lý ba đế viên dung là đức tánh sẵn có trong mười pháp giới, dầu là sự vật gì, đương thể, đương tướng, không một pháp gì là không viên dung cả ba đế, cho nên hết thảy cảnh vật, mỗi mỗi đều đủ ba đế, thông thường gọi là một cảnh ba đế.

VIII.- BA HOẶC

 Ba hoặc cũng có chỗ gọi là ba chướng, tức kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc.

 1.- Kiến tư hoặc, tức là kiến hoặctư hoặc vậy. Kiến hoặc là sự mê lầm về lý, tức là những tà kiến không thấu rõ chơn lý; tư hoặc tức là tâm mê lầm về sự, là tâm tham nhiễm chấp trước theo sự vật hoàn cảnh. Hai điều ấy là mê lầm sự lý trong ba cõi, khiến nỗi phải sanh tử luân hồi, cho nên gọi là sự mê lầm thuộc về giới nội.[1] Lại sự mê lầm ấy là thông cả Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát, trong khi tu tập đoạn trừ, cho nên lại gọi là thông hoặcPhương pháp đối trị sự mê lầm này, là chỉ dùng không quán là diệu hơn hết, cho nên hai hoặc ấy hiệp gọi là kiến tư hoặc.

 2.- Trần sa hoặc, la các pháp trong thế gianxuất thế gian, những cảnh giới sở tri đã là không lường không ngăn, thời tâm mê lầm cũng rất nhiều không lường không ngăn vậy, cho nên phải dúng số nhiều của cát bụi (trần sa) mà ví dụ. Vì các sự mê lầm ấy, mà tâm không thông suốt được các pháp sai biệt, nên không lập được các hạnh lợi tha, làm chướng ngại tâm độ sanh của các bậc Bồ-tát; còn bậc nhị thừa nhơn chỗ mê lầm ấy nên chỉ cầu tự độ, mà không phát lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sinh; chỉ riêng có bậc Bồ-tát mới dứt trừ sự mê lầm ấy, nên cũng gọi là biệt hoặc.

 3.- Vô minh hoặc, là nói sự mê lầm ấy nó che lấp chơn lý thật tướng của trung đạo, lại làm cội gốc cho sự sống chết, phiền não ; sự mê lầm này chỉ có bậc Bồ-tát mới dứt trừ được, cho nên cũng gọi là biệt hoặc. Vả lại, vì các sự mê lầm ấy mà chịu sự phiền não sống chết ở ngoài ba cõi (các bậc Bồ-tát khi chưa đoạn hoặc này, còn phải biến dịch sanh tử), cho nên lại gọi là giới ngoại hoặcTrần sa hoặc nói trên, đại khái cũng thuộc về giới ngoại hoặc.

IX.- BA TRÍ
 
Ba trí la : 

*.- Nhất thiết trí
*.- Đạo chủng trí
*.- Nhất thiết chủng trí

Ba trí ấy là do không quán giả quán, trung quán mà thành; mà ba phép quán đã có cánh lịch, viên dung khác nhau, cho nên ba trí cũng có thứ lớp và không thứ lớp khác nhau. Thứ lớp này là nói khi đã thành tựu pháp không quán, biết hết thảy danh, tướng của các pháp, không còn ngã[2] và ngã sở[3], bao nhiêu nội pháp (pháp của tâm), nội danh (danh từ của các pháp thuộc về tâm), ngoài pháp (pháp ở ngoài), ngoại danh (danh trừ của các pháp ở ngoài) thảy đều thấu rõ hay biết, nên gọi là Nhất thiết trí. Nhưng cái “không trí” ấy chỉ hay thông suốt các pháp không sanh, chớn không phân biệt biết được các pháp duyên khởi, cho nên không thể dùng đạo pháp của các đức Phật để phát khởi các giống lành cho hết thảy chúng sinh; muốn được là phải đợi có giả quán, cho nên cái trí do giả quán mà thành là đạo chủng trí. Còn như khi thành tựu phép trung quán thời biết hết thảy pháp đều là trung đạo, hay dùng nhất thiết chủng trí mà biết được đạo pháp của các đức Phật và biết hết thảy nhơn chủng (chủng tử khi tạo nhơn) của các loài chúng sinh, cho nên gọi là nhất thiết chủng trí. Trí đầu tiên là biết các pháp không sanh; trí thứ hai là biết các pháp đều giả dối có; trí thứ ba mới biết chơn lý trung đạo ; ấy là ba trí cách lịch của biệt giáo. Không thứ lớp là nói ba trí chỉ có một tâm niệm đồng thời thành tựu ba phép quán, như trong bộ Ma-ha chỉ quán nói rằng : “Trí huệ Phật soi rõ lý không, như chỗ nhận thấy của bậc Tiểu thừa, gọi là nhất thiết trítrí huệ Phật soi rõ lý giả, như sự nhận thấy của các bậc Bồ-tát, gọi là đạo chủng trí; trí huệ Phật soi rõ cả lý không, giả, trung, thông suốt thật tướng các pháp, gọi là Nhật thiết chủng trí, cho nên nói ba trí do một tâm niệm mà thấu đặng... Ba trí do một tâm, đồng thời tu ba phép quán mà thành, biết rõ ba cảnh bất tư nghị. Trí ấy do tu quán mà đặng, cho nên gọi là trí”. 

Như vậy thời trí không thứ lớp, chỉ một Phật trí, vì ba pháp quán hay thành ba trí, là “nhất tâm viên quán”, cho nên sở thành ba trí cũng trong một tâm mà đặng, không phải tung không phải hoành; ầy là ba trí về viên giáo vậy.

X.- BA ĐỨC

 Ba đức là : Pháp thân, bát-nhã, giải thoát ; ấy là ba đức về Niết-bàn. Ba đức ấy đều đủ cả thường (không thay đổi), lạc (vắng lặng yên vui), ngã (tự tại không chướng ngại), tịnh (lìa sự nhơ bẩn, không nhiễm), cho nên gọi là đức.

 1.- Đức pháp thân : Pháp tức là khuôn phép, cũng là chơn tướng của vũ trụ. Các đức Phật nhờ nương theo khuôn phép mà tu hành thành Phật, chứng được chơn tướng vũ trụ, cho nên gọi là pháp thânThể pháp thân ở nơi các đức Phật cũng không thêm, mà ở nơi chúng sinh cũng không bớt, mê ngộ tuy khác mà thể tánh vẫn một.

 2.- Đức Bát-nhã : Tiếng Phạn nói là prajnà (Bát-nhã) Trung Hoa dịch là trí huệ, là nói cái trí rốt ráo về thỉ giáo của Phật, hay biết rõ các pháp không sanh không diệt, vắng lặng không hình tướng, một mực bình đẳng, không thêm không bớt.

 3.- Đức giải thoát : Không ràng buộc gọi là giải, tự tại gọi là thoát nghĩa là nói các đức Phật đã lìa bỏ các phiền não nghiệp chướng ràng buộc, chứng đặng cảnh giới đại tự giải thoát vậy.
 

XI.- NGHĨA LỤC TỨC PHẬT

 Lục tức Phật là: lý tức Phật, danh tự tức Phật, quán hạnh tức Phật, tương tợ tức Phật, phần chứng tức Phật, cứu kính tức Phật.

 Chữ tức nghĩa là nói tâm, Phật, chúng sinh tuy ba, nhưng vẫn không sai khác, thể tánh chỉ là một, nên gọi là tức. Sáu nghĩa ấy nếu đứng về sự mà nói, thời vị thứ cao thấp đều có trật tự, người tu hành rõ biết thế, thời tự mình không sanh lòng tăng thượng mạn, tự xưng là Phật là Thánh. Còn như đứng về lý mà nói, người tu hành biết rõ lý thể trước sau vẫn một, thời trên con đường tu tập không sanh lòng chán nản, không buồn trách mình chậm thành đạo quả, đến nỗi thối tâm. Nói về lý thời tức một pháp mà vẫn đủ có sáu pháp, trong sáu pháp mà thường vẫn dùng về một, bởi vì sự lý không hai vậy.

 1.- Lý tức Phật là nói chúng sinh vốn đủ Phật tánh cùng các đức Như Lai không hai không khác, cho nên kinh Niết-bàn có câu: ỀHết thảy chúng sinh đều là PhậtỂ, ấy là nghĩa lý tức Phật.

 2.- Danh tự tức Phật, là nói hoặc mình theo các bậc thiện trí thức mà nghe pháp, hoặc xem kinh điểnhiểu biết, nhận rõ mình có lý tánh, mà lý tánh ấy tức là Phật; lại ở trong từng danh từ mà đã rõ ràng thông suốt hết thảy các pháp đều là Phật pháp, nên gọi là danh tự tức Phật.

 3.- Quán hạnh tức Phật là nói khi mình đã rõ biết các pháp đều là Phật pháp, thời phải đúng theo chơn tâmtu hành quán tưởng, tâm quán rõ ràng, lý, huệ cân nhau, chỗ làm đúng bởi lời nói, lời nói như chỗ làm, nên gọi là quán hạnh tức Phật; ấy là bậc thuộc về năm phẩm ngoại phàm vậy. 

Năm phẩm : 

a.- Tùy hỷ (tùy thuận lỳ mầu nhiệm của đế gọi là tùy, lợi kỷ lợi tha, người, mình đều vui, gọi là hỷ) ; 

b. Đọc tụng (đọc tụng kinh điển Đại thừa, để giúp về chỗ quán lý) ; 

c. Giảng thuyết (đem chỗ hiểu của mình dạy lại cho người, dùng giúp chỗ quán tâm) ; 

d. Kiêm tu lục độ (lý quán hơi thuần thục, gặp việc không ngại, cho nên hay chánh thức tu hạnh lục độ).

 4.- Tương tư tức Phật nghĩa là nói trong tầng quán hạnh tức Phật, càng dứt bỏ vọng niệm tâm càng được yên lặng, tuy rằng chưa có thể thiệt chứng được lý tánh, nhưng nơi lý đã mường tượng nhu tuồng đã chứng được, nên gọi là tương tự tức Phật ; ấy là bậc nội phàm thuộc về thập tín.

 5.- Phần chứng tức Phật là nói sự mê lầm vô minh, có 41 phẩm; đến bậc này mỗi lần phá một phẩm vô minh, tức chứng được một phần trung đạo, nên gọi là phần chứng tức Phật; ấy là thuộc về những bậc; thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địađẳng giác.

 6.- Cứu kinh tức Phật là nói đã chứng được chỗ mầu nhiêm cực điểm, đến bậc Diệu giác, chủng trí đều viên mãn, nên gọi là cứu kính tức Phật, tức là Diệu giác Phật vậy.
 

[1] Sự mê lầm thuộc về tam giới.
[2] Cái chấp ta - bản ngã.
[3] Cái chấp của ta - sự vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15759)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11057)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53622)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 12966)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16519)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15390)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19152)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19921)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15547)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15340)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15140)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20324)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 23935)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15483)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13021)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20090)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13268)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29014)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11692)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18274)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16640)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13229)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12796)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13243)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12965)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12859)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13000)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13536)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11705)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14223)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17719)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22576)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13439)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14323)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105735)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14596)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19769)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38414)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15515)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34668)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16048)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11322)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15642)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14019)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12824)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13696)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12490)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19368)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27000)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13107)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13461)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21584)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17964)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21870)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14203)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16064)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16126)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19094)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24771)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant