Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Bổn Tương Ỷ Trí

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 12639)
Kinh Bổn Tương Ỷ Trí

PHẬT NÓI KINH BỔN TƯƠNG Ỷ TRÍ


Đại Chánh Tân Tu số 0036 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Hậu Hán, An Thế Cao

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o---

Nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại rừng cây Kỳ Ðà, vườn Cấp Cô Ðộc, nước Xá Vệ. Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Không thấy, không rõ nguồn gốc của hữu ái, nhưng nay thấy có từ hữu ái. Giả sử nguồn gốc của hữu ái này không có, nhưng nay lại có, nay thấy rõ ràng, nó vốn có nhân duyên đưa đến hữu ái.

Này Tỳ kheo, hữu ái có nguồn gốc chớ không phải không có nguồn gốc. Này Tỳ kheo, những gì là nguồn gốc của hữu ái?

–Ðó là si.

Này Tỳ kheo, si cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của si?

–Ðó là năm (triền) cái.

Này Tỳ kheo, năm triền cái cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của năm triền cái?

–Ðó là ba ác hạnh.

Này Tỳ kheo, ba ác hạnh cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của ba ác hạnh?

–Ðó là không thu nhiếp các căn.

Này Tỳ kheo, không thu nhiếp các căn cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của không thu nhiếp các căn?

–Ðó là không có Chánh niệm.

Này Tỳ kheo, không có Chánh niệm cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của không có Chánh niệm là gì?

–Ðó là bất tín.

Này Tỳ kheo, Bất tín cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của bất tín là gì?

–Ðó là nghe điều ác, phi pháp.

Này Tỳ kheo, nghe điều ác, phi pháp cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của sự nghe điều phi pháp là gì?

–Ðó là gần gũi người không hiền.

Này Tỳ kheo, người không hiền cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của người không hiền?

–Ðó là hội họp cùng vui chơi với người không hiền.

Như vậy, này Tỳ kheo, do đầy đủ sự tụ hội với người không hiền, khiến cho đầy đủ người không hiền, do đầy đủ người không hiền nên khiến cho đầy đủ sự phi pháp, do đầy đủ sự phi pháp cho nên có đủ sự bất tín, do đủ sự bất tín nên khiến có đủ không chánh niệm, do có đủ không chánh niệm nên khiến có đủ sự không thu nhiếp căn, do có đủ sự không thu nhiếp căn, cho nên khiến cho có đủ sự phạm pháp của ba ác hạnh, do có đủ sự phạm pháp của ba ác hạnh, cho nên khiến có đủ năm triền cái, do có đủ năm triền cái cho nên khiến có đủ sự si mê, do có đủ sự si mê cho nên có đủ hữu ái của thế gian, như vậy sự ái lạc đầy đủ càng lúc càng tăng trưởng.

Trí tuệ giải thoát khỏi thế gian cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của trí tuệ giải thoát khỏi thế gian?

–Ðó là bảy giác ý.

Bảy giác ý cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của bảy giác ý?

–Ðó là bốn ý chỉ. Bốn ý chỉ cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của bốn ý chỉ?

–Ðó là ba hạnh thanh tịnh. Này Tỳ kheo, ba hạnh thanh tịnh cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của ba hạnh thanh tịnh là gì?

–Ðó là nhiếp thủ các căn. Nhiếp thủ các căn cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của nhiếp thủ các căn là gì?

–Ðó là Chánh niệm.

Này Tỳ kheo, Chánh niệm cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của chánh niệm?

–Ðó là gốc của Tín.

Này Tỳ kheo, Tín cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của Tín?

–Ðó là nghe kinh pháp.

Nghe kinh pháp cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của sự nghe kinh pháp?

–Ðó là tôn thờ bậc hiền giả.

Tôn thờ bậc hiền giả cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của sự tôn thờ bậc hiền giả?

–Ðó là tụ hội với bậc hiền giả.

Như vậy, này Tỳ kheo, do tụ hội với bậc hiền giả mới có thể tôn thờ bậc hiền giả, nhờ tôn thờ bậc hiền giả, nên liền được nghe lời pháp, nhờ nghe lời pháp nên liền có đức tin, do có đức tin liền được chánh niệm, do có chánh niệm nên nhiếp thủ các căn, do nhiếp thủ các căn liền được ba (hạnh) thanh tịnh, nhờ ba hạnh thanh tịnh nên liền được bốn ý chỉ, nhờ được bốn ý chỉ, nên liền được bảy giác ý, nhờ có bảy giác ý liền có vô vi, giải thoát, được thoát khỏi thế gian như vậy, nhờ chuyển hóa nguồn gốc, khiến cho thoát khỏi thế gian.

Ðức Phật nói như vậy, các đệ tử phụng hành

PHẬT NÓI KINH BỔN TƯƠNG Ỷ TRÍ

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22973)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 11743)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19261)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 24130)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13342)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13090)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12975)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13112)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14429)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105941)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14683)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19890)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38538)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 14152)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12925)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13821)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12624)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19498)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27122)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13579)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21724)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18065)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14307)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16191)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15162)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14268)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13254)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14497)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19835)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16807)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21212)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14835)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39224)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19458)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14775)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16201)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15274)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14983)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15617)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39240)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14185)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24599)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14453)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19519)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 18084)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21525)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19739)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17581)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14902)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13955)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13823)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14182)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21976)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16795)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15277)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14600)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14124)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14402)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant