Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02 Lời Dẫn Tựa

26 Tháng Năm 201000:00(Xem: 7105)
02 Lời Dẫn Tựa

ĐỀ CƯƠNG KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích Nhật Quang
Thiền Viện Thường Chiếu

 

Lời Dẫn Tựa

CHÁNH VĂN

Kinh nói: “Chư Phật vì một đại sự nhân duyên xuất hiện trong đời là muốn khiến cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”. Câu kinh trên cũng là cương lĩnh chánh yếu của toàn bộ, các nhà sớ giải lấy đó làm chỉ thú nòng cốt để giải thích rộng bộ kinh này. Do đó mới biết chư Phật nói ba câu hỏi, chín thí dụ, hội ba về một, dẫn quyền vào thật để khai thị. Đó là khiến tất cả chúng sanh biết được bản lai diện mục, gọi là tri kiến Phật để ngộ nhập nó. Xét khi Phật còn tại thế, hàng Thanh-văn nghe qua hai lượt được ngộ, Phật liền thọ ký cho họ. Cho đến tất cả chúng sanh nghe qua một câu một kệ của kinh này có một niệm tùy hỷ, Phật cũng huyền ký cho họ. Đó là rốt ráo một đại sự nhân duyên vậy.

GIẢNG

Đề cương này muốn nói lại ý nghĩa, cương lĩnh của bộ kinh, ngài Minh Chánh dẫn lời kinh chư Phật vì một đại sự nhân duyên xuất hiện trong đời là muốn khiến cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến Phật. Khai thị ngộ nhập tri kiến Phật của mỗi chúng ta. Mục đích hay động cơ thúc đẩy chư Phật trong mười phương pháp giới thị hiện nơi đời là muốn chỉ cho tất cả chúng sanh biết cái chính yếu của mình, nhận được, sống được với cái đó. Tức là thể nhập ông Phật sẵn có của chính mình. Trong kinh Pháp Hoa gọi là tri kiến Phật

Chữ Khai (開) là mở ra, chữ Thị (示) là chỉ bày, chữ Ngộ (悟) là nhận được, chữ Nhập (入) là hằng sống với tri kiến Phật của mình. Bao nhiêu năm trôi giạt, chúng ta không biết mình là gì, bây giờ được thiện hữu tri thức chỉ cho, ngoài cái hư giả có cái chân thật. Chúng ta ghi nhận, sống được, thể nhập cái chân thật của mình, chứ không phải của ai. Nhưng vì từ lâu chúng ta quên nên quay lưng với nó. Bây giờ nhận ra thì quay về sống với cái thật. Sống được với cái thật thì cái giả không làm gì được mình, vòng luân hồi lẩn quẩn từ bao nhiêu đời kiếp dừng lại. 

Trở lại với pháp tu của chúng ta, khi ngồi thiền đừng để mọi dấy niệm lăng xăng kéo đi. Ta không chấp nhận, không chạy theo vì biết nó là vọng tưởng, không thật. Nếu cái biết luôn hiện tiền, chúng ta làm chủ được tất cả niệm khởi, thì chẳng những trong giờ ngồi thiền mà cho tới mọi oai nghi, tất cả sinh hoạt… các cảnh duyên sẽ không làm gì được mình. Nó không còn hấp dẫn khiến ta chạy theo nữa. Không chạy theo nó tức là định, biết nó không thật là tuệ. Chỗ này Lục tổ Huệ Năng nói tu thiềnđịnh tuệ đồng đẳng. 

Định tức là không bị vọng tưởng kéo. Nó khởi lên và kéo được mình tức là ta không có định, do đó mất thăng bằng, mất ông chủ. Ngược lại nó khởi lên, mình thấy rõ, không bị kéo đi đâu hết, tức là có định. Sở dĩ chúng ta không bị nó kéo đi vì biết nó không thật, không chấp nhận nó, tức là tuệ. Tu thiền ở ngay giai đoạn đầu đã có thể sử dụng định tuệ đồng đẳng rồi. Khi làm chủ được tất cả các cảnh duyên, không có niệm nào đủ sức hấp dẫn mình nữa. Bấy giờ ở chợ, ở núi, ở bất cứ đâu, làm việc gì ta cũng tự tại, đó là người đại lực lượng, là thiền sư. Không phải nói người đại lực lượng là lực sĩ cử tạ, mà là người không bị các pháp kéo lôi, người làm chủ được mình. 

Kinh Pháp Hoa gọi là Tri kiến Phật, nhà Thiền nói là Bản lai diện mục, kinh Niết-bàn nói Phật tánh, kinh Hoa Nghiêm gọi Trí tuệ đức tướng Như Lai, kinh Lăng Nghiêm nói Diệu tịnh minh thể hay Bản tịnh minh tâm v.v… Những kinh khác, những luận giải khác của các bậc tổ sư, chư vị thánh trước hoặc nói Chân như, Niết-bàn, Phật tánh… đều chỉ cho Ông Chủ, cái chân thật của mình. Nhận được cái đó rồi chúng ta sống tự tại, dù trong hoàn cảnh nào cũng sung sướng an toàn. Mặc cho thế cuộc xung quanh đổi thay, vô thường nhanh chóng mình vẫn sống được với chân thể thanh tịnh giải thoát. Bấy giờ sự mất còn, lăng xăng đối với hành giả hết sức bình thường. Các pháp như thế, sự sanh diệt trôi chảy như thế, còn Ông Chủ, trí tuệ đức tướng của mình bất sanh bất diệt

Vì vậy lúc Phật còn tại thế, trong hội Linh Sơn giảng kinh Pháp Hoa. Bấy giờ các vị Thanh-văn nhận được ý này liền được đức Thế Tôn thọ ký sau sẽ thành Phật. Trong lời thọ ký ấy, Như Lai cũng có thọ ký cho chúng ta nữa. Chúng sanh về sau trải qua số kiếp lâu xa, có chúng sanh nào nhận được tri kiến Phật cũng đều được huyền ký cho sẽ thành Phật. Như vậy trong đó có chúng ta rồi. 

Trong phẩm Đề-bà-đạt-đa nói đến chuyện cô con gái Long vươngLong Nữ, tức loại Rồng cái mới 8 tuổi thôi, được Bồ-tát Văn Thù hướng dẫn tu tập, khi nhận ra tâm chân thật tức thì thành Phật. Do đó cô nói với các vị Thanh-văn đương hội: 

- Xin mời các ngài xem! Tôi dâng hạt châu này lên, đức Thế Tôn nhận, thời gian có mau chăng?

- Rất mau!

- Tôi thành Phật còn nhanh hơn việc đó nữa!

Khi dâng hạt châu lên, đức Phật nhận hạt châu, cô liền biến thân nữ thành thân trượng phu, qua cõi Vô Cấu ở phương Nam thành Phật tức thì. Tướng giả bên ngoài được tiêu dung nhanh chóng như thế. 

Cũng vậy, nếu chúng ta chợt nhận ra tánh Phật của mình tức thì sẽ được an lạc. À, chính ta đó! Nhận ra thì nhanh lắm. Nhưng còn một điều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải gan dạ, có công phu, đó là nhận được rồi nhưng làm sao hằng sống với tánh Phật mới là chỗ cứu cánh. Muốn thế phải có tâm trường viễn, tâm kiên cố mới thực hiện được. Phải khắc phục, phấn đấu liên tục. Chứ còn nhận ra rồi buông thì đâu vào đó thôi. Tại sao? Vì con đường luân hồi này chúng ta đã lầm lũi nhiều đời kiếp, nó quen rồi, đã thấm nhuần, đã khắn chặt thành tập khí, rất khó trừ bỏ. Chỗ này không ai dám nói hay, chư huynh đệ phải dè dặt. Qua được cửa đầu rồi, nhưng tới cửa thứ hai phải cẩn thận, không thể nói suông bắn bổng được! Có khi nó loé lên lúc đó rồi tắt ngủm hồi nào mình không hay, cứ tưởng thế là ngon. Nhiều vị nói hoài cái giây phút lóe sáng rồi chợt tắt ấy, nhưng thật sự họ đang sống trong sự tăm tối mà không tự biết. Nói riết thành ra nói sảng. Vậy nên chỗ này đòi hỏi phải có công phu.

CHÁNH VĂN

Trộm nghĩ kinh này là vua trong các kinh, các nước đều truyền bá rộng rãi. Riêng ở Trung Hoa có đến hơn trăm nhà sớ giải thì đủ biết tầm quan trọng của nó rồi. Bộ kinh này lưu thông đến nước ta, đặc biệt vào triều vua Gia Long, có một vị cao tăngHòa thượng Bích Động y theo kinh này mà làm Đề Cương.

Nay ty Hoằng pháp chúng tôi Thanh Chúc, Thanh Quy, Thanh Trà phát tâm khắc lại và lấy bộ này làm một trong mười khoa công án.

Đây là lời dẫn vậy.

Vĩnh Nghiêm, hậu học Tỳ-kheo Thanh Hanh

Kính đề lời dẫn tựa.

Hoàng triều Bảo Đại, mùng 10 tháng 4 năm thứ 9 (1933). 

Nước Đại Nam, tỉnh Ninh Bình, phủ An Khánh, huyện An Mô, tổng Đam Khê, xã Đam Khê, chùa Bích Động tàng trữ bản để về sau biết mà in.

GIẢNG

Bản này được tàng trữ tại chùa Bích Động ở Ninh Bình. Trong chuyến đi Hà Nội đầu tiên vào năm 1989 của Hòa thượng Ân sư, chúng tôi được đi theo. Trên đường trở về Nam có ghé chùa Bích Động. Tại đây tôi được chiêm bái tháp của thiền sư Minh Chánh. 

Trộm nghĩ kinh này là vua trong các kinh, các nước đều truyền bá rộng rãi. Ở Trung Quốc có hơn trăm nhà sớ giải, qua đó chúng ta biết được tầm quan trọng của kinh Pháp Hoa như thế nào. Bộ kinh này lưu thông đến nước Việt Nam vào triều vua Gia Long, thiền sư Minh Chánh mới làm Đề Cương này.

Như vậy trong phần dẫn tựa Pháp Hoa Đề Cương có hai đoạn. Đoạn trên dẫn một đoạn mở đầu kinh Pháp Hoa, sau đó ngài giải thích và chỉ cho chúng ta mục đích của kinh Pháp Hoa là khai thị tri kiến Phật cho chúng ta ngộ nhập. Đoạn dưới giới thiệu các vị sớ giải kinh Pháp HoaTrung Quốc cũng như Việt Nam

Khoa công án tức là mười bộ loại trong Phật Điển Tùng San. Bát-nhã Trực Giải cũng của ngài Minh Chánh, nằm một loại trong bộ Phật Điển Tùng San.

Niên hiệu Hoàng triều Bảo Đại năm thứ chín (1933), ngày mùng 10 tháng 4, tức là ngày ty Hoằng pháp của Phật giáo Bắc kỳ khắc bản in quyển Đề Cương này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10358)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12248)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15403)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16682)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12305)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11577)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14350)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 24713)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10745)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
(Xem: 12557)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10465)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12411)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11711)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 12104)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 13073)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11505)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 17521)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21545)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10733)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19351)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12482)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26172)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 14468)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 13786)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16926)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17709)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13229)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12594)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11681)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11694)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 20586)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19133)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19669)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18785)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 15146)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15114)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 14045)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15581)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 14611)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 15921)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12952)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18526)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15841)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11132)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53783)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 13051)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16670)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15511)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 20032)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15625)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15460)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15249)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 10472)
Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội...
(Xem: 20459)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 15605)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13122)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20337)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13350)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29093)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11773)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant