Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tiểu Luận Về Phật A Di Đà

19 Tháng Mười 201522:12(Xem: 14381)
Tiểu Luận Về Phật A Di Đà

Tiểu Luận Về Phật A Di Đà

Phước Nguyên

Pl. 2559 - DL.2015

 

 {Xem bản Word}

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1/ Ý NGHĨA DANH HIỆU A-DI-ĐÀ.. 3

Tiết 1. Xuất xứ danh hiệu A-di-đà. 3

Tiết 2. Ngữ nguyên A-di-đà. 4

I.2.1. Từ अमित​ amita. 4

I.2.3.Giải thích chữ अमित​ amita bằng आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha. 7

I.2.3. Vấn đề đặt ra. 8

I.2.4. Nhận định về danh hiệu अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨) 9

Tiết 3. Liên hệ với Kinh Pháp HoaHoa Nghiêm.. 11

Tiết 4. Những dị danh. 12

Tiết 5. Những dạng biến thể. 17

CHƯƠNG II. LUẬN THUYẾT NGUỒN GỐC.. 21

Tiết 1. LUẬN THUYẾT BA – TƯ.. 21

TIẾT 2. LUẬN THUYẾT TRONG TÔN GIÁO ẤN ĐỘ.. 23

2.1. Thuyết thần Viṣnu. 23

2.2. Thuyết thần Varūṇa và Varana. 24

CHƯƠNG III. LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO.. 25

TIẾT 1 LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO.. 25

TIẾT 2 LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ.. 26

2.1. Cơ sở tư tưởng. 26

2.2. Văn học Bát-nhã, Đại Trí Độ LuậnTrung Quán Luận. 26

2.3. Văn hệ Pháp Hoa. 28

2.4. Văn hệ Hoa Nghiêm.. 33

TIẾT 3. LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ VÀ LUẬN SƯ ẤN ĐỘ.. 38

3.1. Bồ-tát Long Thọ. 38

3.2. Bồ-tát Thế Thân. 40

CHƯƠNG IV. TRUYỆN TỲ KHEO PHÁP TẠNGVÔ TRÁNH NIỆM... 43

TIẾT 1. KHÁI QUÁT.. 43

TIẾT 2 TRUYỆN TỲ KHEO PHÁP TẠNG.. 43

TIẾT 3.  TRUYỆN VUA VÔ TRÁNH NIỆM... 46

Chương IV. ĐỐI CHIẾU BẢN NGUYỆN CỦA PHẬT-A-ĐÀ TRONG KINH TẠNG.. 53

TIẾT I. GIỚI THIỆU BẢN NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNGVÔ TRÁNH NIỆM VƯƠNG.. 53

TIÊT 2 TOÁT YẾUSO SÁNH CÁC ĐẠI NGUYỆN.. 55

TIẾT 3. QUAN HỆ GIỮA CÁC TRUYỀN THỐNG BẢN NGUYỆN.. 59

3.1. Về hình thức ngữ pháp. 59

3.2. Về nội dung. 60

TIẾT 4. TƯ TƯỞNG BẢN NGUYỆN SỰ LIÊN HỆ VỚI TÍN NGƯỠNG NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ   68

TIẾT 5. TRUYỆN BẢN SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ TỰ LỰCTHA LỰC.. 73

CHƯƠNG V. BỐN MƯƠI SÁU LỜI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ.. 75

THƯ MỤC THAM KHẢO.. 107

CHƯƠNG 1/ Ý NGHĨA DANH HIỆU A-DI-ĐÀ

Nguyên ngữ Sanskrit: आमितबुद्ध​ Amitabuddha, आमितायुस् Amitāyus, आमिताभ​ Amitābha.

Tây Tạng dịch là:  དྤགཏུ མེད​ dpag tu med, དྤགཡས​ dpag yas, ཚེ དྤགམེད​ tshe dpag med, ཧོདདྤགམེད​ hod dpag med.

Hán phiên âm có nhiều từ: A-di-đà 阿彌多, A-nhĩ-đá 阿弭跢, A-nhĩ-đán 阿弭嚲, A-di-đa-dữu 阿彌多廋, A-di-đa-dữu-tư 阿彌多廋斯, A-di-đà-bà-da 阿彌陀婆耶, A-di-đà-bà 阿彌陀婆, A-di –đan-bà 阿弭嚲皤, A-di-đà-dụ-lệ 阿彌陀喻儷 v.v.. Và dịch nghĩa là Vô Lượng 無量, Vô Lượng Thọ 無量壽, Vô Lượng Quang 無量光, Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨, Cam Lồ 廿露…

 

 

Tiết 1. Xuất xứ danh hiệu A-di-đà

 

Danh hiệu A-di-đà xuất hiện rất sớm ở Trung quốc, cụ thể được tìm thấy trong:

- Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418 Ban châu tam muội kinh - ba quyển[1] do Chi Lâu Ca Sấm dịch năm 179 s.dl., xuất hiện danh hiệu: “A-di-đà 阿彌陀”[2] rất nhiều lần.

- Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, Phật thuyết ban châu tam muội kinh – một quyển[3] cùng dịch giả Chi Lâu Ca Sấm cũng xuất hiện danh hiệu “A-di-đà 阿彌陀”[4].

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển[5], do Ngô Chi Khiêm dịch vào đầu thế kỷ thứ III, cũng ghi là “A-di-đà 阿彌陀”[6]

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0366, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập, dịch vào đầu thế kỷ V.

Cùng rất nhiều kinh điển khác được lưu trữ trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh…


Tiết 2. Ngữ nguyên A-di-đà

Vậy A-di-đà có nghĩa như thế nào?

I.2.1. Từ अमित​ amita

a) Từ अमित​  amita  và kinh Vimalakīrtinirdeśa

Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.

Nguyên điển Sanskrit आर्यविमलकीर्तिनिर्देशो नाम महायानसूत्रम् Āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh), phẩm ६ देवी 6 devī (Chư Thiên), khi kể những đức Phật đã đến nhà của Duy Ma Cật có kể tên अमिताभ​ Amitābha[7]. 

Trong bản dịch Tây Tạng: འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags- pa dri-ma- med-par- grags-pas bstan-pa shes-bya- ba theg- pa chen- poḥi mdo[8], của dịch sư Tây Tạng Chos-ñid tshul-khrims, lưu trữ trong Tây tạng đại tạng kinh, Kyoto, số hiệu 176, và bản dịch này cũng được lưu trữ trong Tạng Peking, Tạng Nại Đường, Tạng Lạp Tát,… có từ tương đương với अमिताभ​ Amitābha là སྣནབ མྠཧཡས​ snan ba mthah yas, dịch sát là: Ánh sáng vô lương (Vô Lượng Quang).

Thế nên, ở trong Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0474, Duy-ma-cật kinh[9] Chi Khiêm dịch अमिताभ​ Amitābha là: Vô Lượng無量[10].

Nhưng nếu đem đối chiếu với đoạn văn dịch tương đương trong Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0475, Duy ma cật sở thuyết kinh[11] của La Thập, thì अमिताभ​ Amitābha được phiên âm thành: 阿彌陀 A-di-đà[12].

Và lại đem đối chiếu với Thuyết vô cấu xưng kinh[13] của Huyền Tráng, dịch अमिताभ​ Amitābha là: 無量壽Vô Lượng Thọ[14] (Như Lai).

b) Từ अमित​  amita gọi tắt của अमिताभ​  Amitābha

Như vậy, tuy अमित​ amita đã được dịch là Vô Lượng, song kiểm soát lại thì hoặc do Vô Lượng Quang hoặc do Vô Lượng Thọ, nói đúng hơn là do अमिताभ​ Amitābha gọi tắt mà thôi.

Tình hình này đã xãy ra rất phổ biến. Điển hình là trong Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0425, Hiền kiếp kinh 6, do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch[15] cách Chi Khiêm không xa, đã ba lần kể ra tên 無量佛 Vô Lượng Phật[16]. Khi so với Đại Tạng Kinh, Bộ Luận Tập, số hiệu 0477, Hiện tại hiền kiếp thiên Phật danh kinh vào đời Lương, mất tên người dịch, Vô Lượng Phật ấy là 無量 Vô Lượng Minh Phật.

Trước đây, F. Weller đã thực hiện một nghiên cứu so sánh với các bản Sanskrit, Tạng, Hán, Mông và Mãn của kinh Hiền kiếp thiên Phật danh[17] này và đã đi đến kết luậnVô Lượng Phật có thể là ཧོདདྤགམེད​ hod dpag med: (Phật) Vô Lượng Quang của bản Tây tạng[18].

Chi Lâu Ca Sấm không những dịch Ban châu tam muội kinh, thuộc Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418; Phật thuyết ban châu tam muội kinh, Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, mà còn dịch Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh 2[19], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, ở đây đã xuất hiện những từ Vô lượng 無量, Vô lượng giác 無量覺[20], Vô lượng thế tôn無量世尊[21].

Khương Tăng Khải sống cùng thời với Pháp Hộ, cũng dịch kinh dưới tên Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[22], đã dùng Vô Lượng Giác 無量覺 và Vô Lượng Tôn 無量尊 để gọi đức Phật A-Di-Đà.

Khi so sánh để truy ngữ nguyên Vô Lượng Giác hoặc Vô Lượng Tôn trong bản Sanskrit – Tạng tương đương như sau, tìm thấy như sau:

-Bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका][23],  được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17 , dùng chữ:  अमितप्रभ​ Amitaprabha;

-Bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) ở trong Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ[24], dùng chữ आमितायुष् āmitāyuṣ.

-Và đối chiếu với bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, mà nội dung của bản này tương đương với Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[25], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch, thuộc Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310; các học giả phát hiện nguyên bản Sanskrit của nó là: अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra. Do hai dịch giả Ấn-độ là जिनमित्र​ Jinamitra (Cơ-na-mễ-đa-lạp) và णदनसिल Nadanasila (Đạt-lạp-ân-dĩ) và một dịch sư Tây Tạng tên là ཡེསེསསྡེ Ye ses sde (y-cơ-đái), cùng cộng dịch và hoàn thành vào khoảng thế kỷ thứ chín, sau Tây Lịch. Trong bản này tương đương với Vô Lượng Giác 無量覺 hoặc Vô Lượng Tôn無量尊  là chữ ཚེ དྤགམེད tshe dpag med và ཧོདདྤགམེད​ hod dpag med.

Vậy, tuy phiên âm là A-di-đà và đôi khi cũng dùng dịch ngữ Vô Lượng, các văn bản Trung quốc gần như đồng nhất nghĩa của A-di-đà hay Vô Lượng với nghĩa Vô Lượng ThọVô Lượng Quang.

I.2.3.Giải thích chữ अमित​ amita bằng आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha

Việc giải thích A-di-đà bằng Vô Lượng QuangVô Lượng Thọ xuất hiện một cách rõ nét trong A-di-đà kinh. Bản Hán, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0347, Cưu Ma Thập dịch, kinh viết: "Này Xá-lợi-Phất! Phật ấy vì sao gọi là A Di Đà? Này Xá Lợi Phất, ánh sáng Phật ấy vô lượng, rọi đến mười phương quốc độ không bị chướng ngại, nên gọi là A Di Đà. Lại nữa, này Xá Lợi Phất, thọ mạng của Phật và nhân dân ấy vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà."[26]

Đối chiếu với bản Sanskrit của Kinh A-di-đà hiện tìm được, tên là सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) được lưu trữ trong Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ[27], nội dung tương đương với đoạn Hán dịch của La Thập ở trên, như sau:

“तत्किमं मन्यसे शारिपुत्र केन कारणेन स तथागतोऽमितायुर्नामोच्यते।तस्य खलु पुनहः शारिपुत्र तथागतस्य तेषामं च मनुष्याणामपरिमितमायुहःप्रमाणम्।तेन कारणेन स तथागतोऽमितायुर्नामोच्यते।…। तत्किमं मन्यसे शारिपुत्र​…तथागतोऽमिताभो…।… तथागतस्याभा अप्रतिहता सर्वबुद्धक्षेत्रेषु । तेन​…तथागतोऽमिताभो नामोच्यते ।” tatkiṃ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate/tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasya teṣāṃ ca manuṣyāṇāmaparimitamāyuḥpramāṇam/tena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate/…/ tatkiṃ manyase śāriputra…tathāgato'mitābho…/… tathāgatasyābhā apratihatā sarvabuddhakṣetreṣu | tena…tathāgato'mitābho nāmocyate |”

Căn cứ vào đoạn văn Sanskrit này, chữ A-di-đà 阿彌陀 trong bản Hán tương đương với आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha trong bản Sanskrit, chứng tỏ अमित​ amita (A-di-đà) là rút gọn từ आमितायुष् āmitāyuṣ và अमितप्रभ​ Amitaprabha.

Ngữ nguyên Sanskrit अमितायुस् Amitāyus được thành lập từ hai yếu tố: अमित Amita + āyus आयुस्

Từ अमित Amita thiết lập từ अ + मित [a -mita], tính từ: có nghĩa là vô lượng.

Tiếp đầu âm अ A, căn cứ theo ngữ pháp Sanskrit nó dùng để biến đổi ý nghĩa của từ. Ý nghĩa phân theo các dạng ngữ pháp như sau:

- अ a làm giới từ: từ khi, từ lúc đó,…

- अ a làm trạng cách: vừa khi, xa hơn nữa, đến khi, ngay khi,

- अ a làm liên từ: vượt hơn, trội hơn, nhiều hơn, ngay cả.

Đuôi từ मित Mita làm phân từ quá khứ của động căn √ मा √mā: đo, lường, so sánh…;

Đuôi từ मित Mita cũng là quá khứ phân từ của động từ căn √ मि √mi: làm kết, làm nối, làm dính…

Đuôi từ मित Mita là Biến cách thứ 8. Vocative (Hô cách) số ít, của ngữ pháp Sanskrit, khi làm tính từ và có nhiều nghĩa như: chỉnh lý, tiết kiệm, cố định, kiến lập, hay được gắn liền, được thành lập v.v..

Từ आयुस् Āyus: thọ mạng, mạng sống. आयुस् Āyus  có ngữ căn  √आयु √āyu: nhân loại, dòng dõi,..

I.2.3. Vấn đề đặt ra

Từ sự truy nguyên ngữ học ở trên, vấn đề đặt ra là có phải tự nguyên ủy chỉ có tên 阿彌陀A-di-đà, tức अमित​ amita (vô lượng), rồi sự xuất hiện của आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là những nỗ lực nhằm giải thích tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) ấy?

Hay ngược lại, tự nguyên ủy आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là hai tên khác nhau, có thể chỉ hai đối tượng khác nhau, rồi sau do quá trình biến hoá và thẩm nhập mà có sự cố ý rút ngắn thành tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) ?

Trước đây, người ta đã dựa vào hai lý do dưới đây, để khẳng định tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) có trước, còn tên आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) xuất hiện sau để giải minh:

-Một là, giả như आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là những tên có tự nguyên ủy, thì ý nghĩa chúng quá rõ ràng rồi, cần gì phải giải thích thêm.

-Hai là, nếu आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) là có tự nguyên ủy, thì đức Phật ấy lại có hai tên. Nhưng một vị Phật mà có hai tên, thì hiện không thấy một điển hình nào khác.

Ngoài ra, các bản dịch xưa hiện có trong Đại Tạng Kinh như Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418 Ban châu tam muội kinh - ba quyển[28] do Chi Lâu Ca Sấm dịch năm 179 s.dl.; Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, Phật thuyết ban châu tam muội kinh – một quyển[29] cùng dịch giả Chi Lâu Ca Sấm[30]; Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển[31], do Ngô Chi Khiêm dịch vào đầu thế kỷ thứ III[32]; Đại Tạng Kinh 14, số hiệu 0474, Duy-ma-cật kinh[33] của Chi Khiêm đều đề cập danh hiệu Vô lượng hoặc A Di Đà, tức अमित​ amita chứ không đưa ra danh xưng आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光).

I.2.4. Nhận định về danh hiệu अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨)

Kết luận vừa nêu về sự có trước của tên अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) càng trở nên dễ chấp nhận hơn, khi ta nhớ đến một lối cắt nghĩa thứ ba nữa về chữ ấy, đó là Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨.

Từ Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨 xuất hiện lần đầu tiên trong nhan đề bản dịch Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[34], ngày nay được coi là của Chi Lâu Ca Sấm[35]. Đây là bản dịch tương đương của kinh Đại A Di Đà, mà bản dịch của Khương Tăng Khải sống cùng thời với Pháp Hộ, dịch kinh dưới tên Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[36].  Sự tương đương này cho phép ta có tối thiểu một ý niệm rằng Vô lượng thọ 無量壽 của bản Tăng Khải là Vô lượng thanh tịnh 無量清淨 của bản Chi Lâu Ca Sấm.

Tuy nhiên, phải đợi đến khi so sánh với ba bản kinh trong Đại Tạng Kinh 14: (1) số hiệu 0559, Lão nữ nhân kinh[37], Chi Khiêm dịch ; (2) số hiệu 0560, Phật Thuyết Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh, 1 quyển,  Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La dịch[38]; (3) và số hiệu 0561, Phật Thuyết Lão Mẫu Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch[39], ý niệm ấy mới trở thành xác định.

Lão mẫu nữ nhân kinh do Chi Khiêm dịch kể một chuyện tiền thânđức Phật ấn chứng người đàn bà già sẽ sinh về nước Phật A Di Đà.

Cũng chuyện tiền thân ấy, bản dịch Lão mẫu nữ lục anh kinh của Cầu Na Bạt Đà La lại có Phật ấn chứng người ấy "sinh về nước Phật Vô Lượng Thanh Tịnh".

Lưu hành cùng thời với Lão mẫu nữ lục anh kinh, Lão mẫu kinh, mà người dịch thời Tăng Hựu đã không biết tên, kể Phật Thích Ca đã ấn chứng bà "sẽ sinh về nước Phật A Di Đà".

Vậy thì, ba bản dịch này đã xác nhận sự kiện là A-di-đà, tức अमित​ amita cũng có nghĩa là Vô Lượng Thanh Tịnh. Đối chiếu với bản Tây tạng của Lão mẫu nữ lục anh kinh, tựa đề: སྐྱེས་པ་རབས་ཀྱི་གླེང་བཞི Skyes- pa rabs- kyi gleṅ- gshi[40], do Tây Tạng dịch sư Ñi- ma rgyal- mtshan và Ấn độ dịch sư Ānandaśrī dịch, thì अमित​ amita (A-di-đà/vô lượng) tương đương là ཚེ དྤགམེད​ tshe dpag med:  tuổi thọ vô lượng.

Do đó, không chỉ Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh mới đồng nhất A-di-đà Phật với Vô Lượng Thanh Tịnh Phật. Cho nên, câu hỏi đương nhiên là do đâu xảy ra sự đồng nhất đó?

Trước đây, có người đưa ra giả thiết Vô lượng thanh tịnh 無量清淨 là do đọc hay chép sai nguyên văn Sanskrit của अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) mà ra, tức nguyên ngữ Devanagari như sau: अमित​-आभ​--- अमित​-सुभ । -शुभ​--- अमितसुद्ध​।-शुद्ध​ (amita-ābha--- amita-subha / -śubha--- amitasuddha/-śuddha).

Tuy nhiên, cần vạch ra ngay là Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh luôn luôn kết hợp Vô Lượng Thanh Tịnh Phật với "ánh sáng chiếu khắp nước và chiếu sáng các phương nước Phật khác rất sáng" và với "thọ mạng rất dài".

Thế nên, không chỉ đơn thuần vì đọc hay chép sai अमित​-आभ​ amita-ābha ​thành अमित​-सुभ । -शुभ amita-subha / -śubha,  mà từ Phật Vô Lượng Quang, ta có Phật Vô Lượng Thanh Tịnh.

Ngoài ra, dịch bản Tây tạng སྐྱེས་པ་རབས་ཀྱི་གླེང་བཞི Skyes- pa rabs- kyi gleṅ- gshi (Bổn sanh duyên kinh) tương đương với Lão mẫu nữ lục anh kinh có ཚེ དྤ མེད​ tshe dpa med, tức từ आमित​-आयुष āmita-āyuṣ của Sanskrit, trong khi các bản Hán có tiếng A-di-đà Phật hoặc Vô Lượng Thanh Tịnh.

Như vậy, vô lượng thanh tịnh 無量清淨 phải do आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) mà ra, tức अमितशुद्ध​ amitaśuddha, chứ không phải do अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) mà thiết lập.

Dẫu sao chăng nữa, nếu một khi đã chấp nhận अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀 là danh hiệu nguyên ủy của vị Phật phương Tây và đã coi अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) là những tên giải minh ý nghĩa của अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀, thì không có lý do gì mà không chấp nhận thêm अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨) là một tên giải minh thứ ba cho ý nghĩa chữ अमित​ amita.

 Tiết 3. Liên hệ với Kinh Pháp HoaHoa Nghiêm

Giữa ba tên giải minh ý nghĩa अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀: (1) अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), (2) आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và (3) अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨) vừa trình bày ở trên, vấn đề tương quan sau trước với nhau của chúng không phải dễ giải quyết gì.

Riêng về tên अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨), vì không phổ thông cho lắm, ta không cần phải quan tâm nhiều. Chỉ cần nói là nó đã xuất hiện rất sớm không kém gì hai tên अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), nhưng gặp phải một trở ngại là cho đến nay không một tên nào như vậy trong văn học Phật giáo Phạn văn đã phát hiện, nên không thể dứt khoát giả thiết thời điểm ra đời của अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨).

Còn hai tên अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), tuy không gặp trong văn học Pāli và trong các tác phẩm Sanskrit như ळलितविस्तरवा महावस्तु Lalitavistaravā Mahāvastu, đã đóng một vai trò ít nhiều thiết yếu trong phần lớn kinh điển Sanskrit khác.

Nguyên điển Sanskrit, kinh Pháp Hoa, được lưu trữ trong Buddhist Sanskrit Texts 6[41], do Kerne và Najo -Fumio dựa vào các bản Sanskrit cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi tập thành सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra vào năm 1913, trong पूर्वयोगपरिवर्तः Pūrvayogaparivartaḥ (phẩm vãng cổ)[42] có kể đến Phật आमितायुष् āmitāyuṣ đối chiếu với các bản Hán dịch tương đương như sau:

- Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 263, Chính Pháp Hoa Kinh 4, do Pháp Hộ dịch lần cuối vào năm thứ 7, niên hiệu Thái Khang (286 TL.) đời Tây Tấn; Phẩm Vãng Cổ dịch आमितायुष् āmitāyuṣ là Vô Lượng Thọ無量壽[43].

- Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 262, Diệu Pháp Liên Hoa kinh 3, do Cưu Ma La Thập (Kumaraiva) dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần Phẩm Hoá thành dụ của Diệu pháp liên hoa kinh 3, thì đều phiên âm là A Di Đà 阿彌陀[44].

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới, thuộc Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0295, bản dịch của Địa-bà-ha-la[45], cũng kể đến tên Phật Vô Lượng Quang 無量光[46]; mà bản Sanskrit tương đương của Kinh Hoa Nghiêm hiện có là: गण्डव्यूहः सूत्रम् Gaṇḍavyūha sūtram, trong phẩm Nhập Pháp Giới từ tương với Vô Lượng Quang 無量光 của bản Hán là अमिताभ​  Amitābha[47].

Còn sự liên hệ với Phẩm phổ môn bản Sanskrit, Kinh Pháp Hoa và một số phẩm của Kinh Hoa Nghiêm bản Sanskrit sẽ được nói sau

 

Tiết 4. Những dị danh

Nhưng quan trọng nhất, dĩ nhiên Vô Lượng Quang 無量光 nó xuất hiện trong các kinh điển liên quan đến Tịnh độ. Trong các loại kinh điển này, tuy đề danh thường mang tên Vô Lượng Thọ, đã nhấn mạnh đến và giải minh chi tiết tên Vô Lượng Quang.

Chẳng hạn, như trong các bản Hán, thuộc Đại Tạng Kinh như: Vô lượng thọ kinh, Vô lượng thọ Như Lai hội của Đại bảo tích kinh và Đại vô lượng thọ trang nghiêm kinh đã gọi Phật Vô Lượng Quang 無量光 bằng những tên khác như Vô Biên Quang 無邊光, Vô Ngại Quang 無礙光 v.v..., để minh giải thêm Vô Lượng Quang có nghĩa gì.

Khi đối chiếu với nguyên bản Sanskrit hiện có và bản Tây Tạng, những tên gọi này đã cónhững tương đương, nhưng không nhất thiết là có cùng một thứ tự và có cùng một số lượng.

Cụ thể như Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh,  bản dịch của Khương Tăng Khải, kể tới mười hai danh hiệu liên hệ với ánh sáng, tức là Vô Lượng Quang 無量光, Vô Biên Quang 無邊光, Vô Ngại Quang無礙光, Vô Đối Quang 無對光, Diệm Vương Quang 燄王光, Thanh Tịnh Quang 清淨光, Hoan Hỉ Quang 歡喜光, Trí tuệ Quang 智慧光, Bất Đoạn Quang 不斷光, Nan Tư Quang 難思光, Vô Xứng Quang 無稱光 và Siêu Nhật Nguyệt Quang 超日月[48].

Vì Phật A-di-đà được giải minh bằng mười hai danh hiệu ấy, nên cũng gọi Thập Nhị Quang Phật, tức đức Phật của 12 thứ ánh sáng. Nếu cộng thêm danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, đức Phật A-di-đà có 13 danh hiệu, mà thuật ngữ Trung quốc gọi là A-di-đà Phật thập tam hiệu.

Mười hai danh hiệu của Vô lượng thọ kinh, bản dịch Khương Tăng Khải, đến lúc Bồ Đề Lưu Chí dịch, Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh 17-18[49] đã phát triển lên tới mười lăm danh hiệu: là Vô Lượng Quang 無量光, Vô Biên Quang 無邊光, Vô Trước Quang 無著光, Vô Ngại Quang 無礙光, Chiếu Vương Quang 光照王, Đoan Nghiêm Quang 端嚴光, Ái Quang 愛光, Hỉ Quang喜光, Khả Kiến Quang 可觀光, Bất Tư Nghị Quang不思議光, Vô Đẳng Quang 無等光, Bất Khả Xứng Lượng Quang不可稱量光, Ánh Tệ Nhật Quang 映蔽日光, Ánh Tệ Nguyệt Quang 映蔽月光 và Yếm Đoạt Nhật Nguyệt Quang 掩奪日月光[50].

Tuy nhiên, trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh[51], 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch vào năm 991, bản danh hiệu dịch lại giảm xuống còn mười hai như sau: Vô Lượng Quang 無量光, Vô Ngại Quang 無礙光, Thường Chiếu Quang 常照光, Bất Không Quang 不空光, Lợi Ích Quang 利益光, Ái Lạc Quang 愛樂光, An Ổn Quang 安隱光, Giải Thoát Quang 解脫光, Vô Đẳng Quang 無等光, Bất Thư Nghị Quang 不思議光, Quá Nhật Nguyệt Quang 過日月光, Đoạt Nhất Thiết Thế Gian Quang 奪一切世間光 và Vô Cấu Thanh Tịnh Quang 無垢清淨光[52].

Trong bản Sanskrit và bản Tây Tạng kể đến mười tám danh hiệu khác nhau ngoài danh hiệu thông thường Vô Lượng Quang.

Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] kể mười chính danh hiệu như sau: (1) आमिताभ​ Amitābha (Vô Lượng Quang);

(2) आमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang);

(3) आमितप्रभास​ Amitaprabhāsa (Vô Lượng Minh);

(4) आसमाप्तप्रभ​ Asamāptaprabha (Vô Đối Chiếu Quang);

(5) आसण्घतप्रभ​ Asaṇghataprabha (Vô Trước Quang);
(6) प्रभाशिखोत्स्रंष्टप्रभ​ Prabhāśikhotsṛṣṭaprabha (Diệm Vương Quang); 
(7) षदिव्यमणिप्रभ​ Sadivyamaṇiprabha (Thiên Châu Quang);

(8) आप्रतिहतरश्मिरागप्रभ Apratihataraśmirāgaprabha (Vô Ngại Quang Minh Nhiễm Quang);

(9) ड़ाजनीयप्रभ​ Rājanīyaprabha (Mỹ Quang);

(10) प्रेमणीयप्रभ​ Premaṇīyaprabha (Ái Quang);

(11) प्रमोदनीयप्रभ​ Pramodanīyaprabha (Hỉ Quang); 

(12) षमंगमनीयप्रभ​ Saṃgamanīyaprabha (Từ Quang);

(13) उपोषणीयप्रभ upoṣaṇīyaprabha (An Ẩn Quang);

(14) णिबन्धनीयप्रभ Nibandhanīyaprabha (Bất Đoạn Quang);

(15) आतिवीर्य​-प्रभ Ativīrya-prabha (Cực Tinh Tấn Quang);

(16) आतुल्यप्रभ Atulyaprabha (Vô Đẳng Quang);

(17) आभिभूयनरेन्द्रामून्नयेन्द्र​-प्रभ Abhibhūyanarendrāmūnnayendra-prabha (Siêu Thiên Vương Nhân Vương Quang?);

(18) श्रान्तसमंचयेन्दुसूर्यजिह्मीकरण​-प्रभ Śrāntasaṃcayendusūryajihmīkaraṇa-prabha (Khúc Áp Tĩnh Mãn Nguyệt Nhật Quang);

(19) आभिभूय लोकपालशक्रब्रह्मशुद्धावासमहेश्वरसर्वदेवजिह्मीकरण​-प्रभ Abhibhūya lokapālaśakrabrahmaśuddhāvāsamaheśvarasarvadevajihmīkaraṇa-prabha (Khúc Áp Hộ Thế, Nhân Đà La, Phạm Thiên, Tịnh Cư, Đại Tự Tại, Nhất Thiết Thiên Quang)[53].

Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, do hai dịch giả Ấn-độ là जिनमित्र​ Jinamitra (Cơ-na-mễ-đa-lạp) và णदनसिल Nadanasila (Đạt-lạp-ân-dĩ) và một dịch sư Tây Tạng tên là ཡེསེསསྡེ Ye ses sde (y-cơ-đái), cùng dịch, có kể mười chính danh hiệu gần tương tự với bản सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā], vừa kể ở trên:

(1) ཧོདདྤགཏུ མེདཔ Hod dpag tu med pa (Vô Lượng Quang);

(2) ཤནབ དྤགཏུ མེདཔ Shan ba dpag tu med pa (Vô Lượng Chiếu);

(3) ཧོདཐུགཔ མེདཔ  Hod thug pa med pa (Vô Đối Quang);

(4) ཧོདཆགྶཔ མེདཔ Hod chags pa med pa (Vô Trước Quang);

(5) ཧོདཐོགྶཔ མེདཔ Hod thogs pa med pa (Vô Ngại Quang);

(6) ཧོདརྟགཏུ གྟོནྦ  Hod rtag tu gtoṇba (Thường Phóng Quang);

(7) ལྷཧི ནོརབཧི ཧོད Lhaḥi nor baḥi ḥod (Thiên Châu Quang);

(8) ཏྷོགྶཔ མེདཔཧི ཧོདཟེརགྱི རྒྱལཔོཧི ཧོད Thogs pa med paḥi hod zer gyi rgyal poḥi ḥod (Vô Ngại Quang Minh Vương Quang);

(9) ཅྷགྶཔརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད​ Chags par hgyur poḥi ḥod (Thành Ái Quang);

(10) དྤཧྦརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད Dpaḥbar hgyur poḥi ḥod (Hoan Hỷ Quang);

(11) མྖོགཏུ དྤཧྦརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད mchog tu dpaḥbar hgyur poḥi ḥod (Tối Thắng Hoan Hỉ Quang);

(12) ཏྴིམྤརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད Tshimpar hgyur poḥi ḥod (Thoả Mãn Quang);

(13) ལྟ བརཧྒྱུརཔོཧི ཧོད Lta bar hgyur poḥi ḥod (Khả Kiến Quang);

(14) ཧྦྲེལབརགྷྱུརཔོཧི ཧོད​​ ḥbrel bar ghyur poḥi ḥod (Hoà Hiệp Quang);

(15) བྶམྒྱིསམིཁྱབཔོཧི ཧོད​ Bsamgyis mikhyab poḥi ḥod (Bất Khả Tư Nghị Quang);

(16) མྪུནྶཔ མེདཔོཧི ཧོད Mtshuṇs pa med poḥi ḥod (Vô Đẳng Quang);

(17) མིཧི དྦནཔོ དནལྷཧི དྦནཔོ ཟིལགྱིསགྣོནཔོཧི ཧོད Mihi dban po dan lhahi dban po zil gyis gnon poḥi ḥod (Khúc Áp Nhân Vương Thiên Vương Quang);

(18) ནི མ དནཟླ བ ཟིལགྱིསགྣོནཤིནམོགམོགཔོརབྱེདཔཧི ཧོད Ni ma dan zla ba zil gyis gnon shin mog mog por byed pahi hod (Khúc Áp Nhật Nguyệt Lịnh Ám Muội Quang);

(19) ཧྗིགརྟེནསྐྱོནབ དནབྲྒྱ བྱིནདནཚནྶྤ དནགྣསགྩནམཔ དནདྦནཕྱིགཆེནཔོ དནལྷ ཐམྶཅདཟིནགྱིསགྣོནཅིནམོགམོགཔོརབྱེདཔོཧི ཧོད ḥjig rten skyon ba dan brgya byin dan tshanspa dan gnas gtsan mapa dan dban phyig chen po dan lha thams cad zin gyis gnon cin mog mog por byed poḥi ḥod (Khúc Áp Hộ Thế, Nhân Đà La, Phạm Thiên,Tịnh Cư, Đại TựTại, Nhất Thiết Thiên, Lịnh Ám Muội Quang).

Như vậy, kể từ khi Khương Tăng khải dịch Vô Lượng Thọ Kinh vào năm 252 trở đi, Phật A Di Đà đã được xem như một vị Phật của ánh sáng trong cả ba truyên thống Sanskrit, Tạng và Hán bản. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng A-di-đà từ nguyên ủy rõ ràng thiên trọng khía cạnh ánh sánh, mà xem nhẹ khía cạnh thọ mạng.

Tình hình đó dẫn đến những kết luận khá lôi cuốn về nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà, mà ta sẽ bàn dưới đây. Lúc này chỉ cần nhấn mạnh là trong truyền thống Sanskrit, quan niệm A-di-đà như một đức Phật Ánh sáng đã lưu hành mạnh mẽ.

Hầu hết những kinh mang tên Vô Lượng Thọ như: Vô Lượng Thọ Kinh, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, Đại A-di-đà kinh, Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh, Vô lượng thọ Như Lai hội của Đại bảo tích kinh v.v... Tuy mang tên Vô Lượng Thọ, đều nhấn mạnh khía cạnh ánh sáng của अमित​ amita hay A-di-đà 阿彌陀.

Do đó, yếu tố अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) đã đóng một vai trò quan trọng và có thể xuất hiện trước yếu tố आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽).

Sự thực, bản Sanskrit và Tạng bản của những bản dịch Hán văn vừa nêu đều mang tên Vô lượng quang, tức आमिताभव्यूह​ Amitābhavyūha (=अमितप्रभ​ Amitaprabha hay Vô Lượng Quang 無量光).

Việc dịch thành Vô lượng thọ 無量壽 trong Hán tạng từ đấy chỉ thể hiện một xu thế muốn Trung Quốc hoá Phật giáo, nhằm đáp ứng khát vọng trường sinh bất lão cố hữu của người Trung quốc.

Tóm lại, theo truyền thống thì tên A-di-đà 阿彌陀 có thể hiểu là phiên âm chữ अमित​ amita có nghĩa: vô lượng. Rồi từ đó, người ta đã tìm cách giải minh Vô lượng có nghĩa là gì, bằng cách đưa vào những yếu tố: अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨), như đã thấy.

Ngoài ra, nó cũng được giải minh bằng những yếu tố không nổi tiếng khác như vô lượng quang vinh và vô lượng chúng, như bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, tức bản सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] đã thực hiện:

अमिताभस्य आभा अमिता च तेजा

अमितं च आयूरमितश्च संघः॥३७॥

amitābhasya ābhā amitā ca tejā

amitaṃ ca āyūramitaśca saṃghaḥ

“Ánh sáng của Vô Lượng Quangvô lượng, quang vinhvô lượng, thọ mạngvô lượng, chúng hội là vô lượng”.

Nhưng yếu tố अमिता - तेजास amitā – tejās (vô lượng quang vinh) và अमिता - संघः amitā-saṃghaḥ

(vô lượng chúng hội), đã không được phát triển và nhắc nhở đến nhiều.

Sự kiện này, một lần nữa, chứng thực cho quan điểm coi A-di-đà là một phiên âm của अमित​ amita, rồi sau đó được giải thích bằng अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽) và अमितशुद्ध​ amitaśuddha (vô lượng thanh tịnh 無量清淨), अमिता - तेजास amitā – tejās (vô lượng quang vinh), अमिता - संघः amitā-saṃghaḥ (vô lượng chúng hội)…

 

Tiết 5. Những dạng biến thể

Từ lâu người ta đã biết ngoài tên अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光), आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽). Phật A Di Đà còn có một tên thứ ba là Cam Lồ Đại Minh Vương 甘露大明王 hay Kim Cương Cam Lồ Thân.

Những tên này xuất hiện thường xuyên trong các kinh điển Mật giáo. Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0889. Nhất Thiết Như Lai Đại Bí Mật Vương Vị Tằng Hữu Tối Thượng Vi Diệu Đại Mạn Noa La Kinh 4[54], Tống Thiên Tức Tai dịch, đã giải thích sự liên quan giữa Vô Lượng Thọ 無量壽 với Cam Lồ Đại Minh Vương 甘露 như sau: "Tưởng đến đức Phật Như Lai Vô Lượng Thọ có ánh sáng phát xuất từ giữa bạch hào tại nơi giữa mi mắt, trong ánh sáng có ánh chiếu gọi là Cam Lồ Đại Minh Vương, có sắc tướng như Phật Tỳ Lô Giá Na, thân thuần màu vàng, tay cầm một cái đầu lâu trong có chứa đầy nước cam lồ màu vàng..."[55].

Đại Tạng Kinh 20, số hiệu 1193, Diệu Cát Tường Bình Đẳng Du Già Bí Mật Quán Thân Thành Phật Nghi Quỹ, 1 quyển, Tống Từ Hiền dịch[56], kinh nói:  "A-di-đà Như Lai kim cương cam lồ thân"[57].

Ngoài ra, A-di-đà thần chú 阿彌陀大呪, tức आपरिमितगुणानुशमंसानामधारनी Aparimitaguṇānuśaṃsānāmadhāranī, Tây Tạng là ཡོནཏནབྶྣགྶཔ དྤགཏུམེདཔ ཤེསབྱ བཧི གྯུནྶ​ Yon tan bsnags pa dpag tumed pa shes bya bahi gzuns; vì có kể ra mười thứ cam lồ (अम्रंत​ amṛta – a- mật- lạt-đa) nên trong văn học Phật giáo cũng thường gọi là Thập cam lồ chân ngôn 十廿露真言 và bản dịch đời Đường của Thật Xoa Nan Đà gọi nó là chú Cam lồ đà la ni chú 廿露陀羅尼呪 v.v…[58]

Vậy, có một xu thế trong văn học Phật giáo, chủ yếu là của mật giáo, đã hiểu A-di-đà có nghĩa là Cam lồ. Cam lồ tức liều thuốc bất tử, làm cho người ta sống mãi không chết.

Do thế, đồng nhất A Di Đà với Cam lồ, tức nhìn nhận अमित​ amita không có nghĩa Vô lượng như thông thường đã hiểu, mà là một biến dạng sai của अम्रंत​ amṛta.

Thế thì, अमित​ amita phải chăng là do chữ अम्रंत​ amṛta biến dạng?

Trước đây, Wogihara trong khi truy nguyên nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà từ tín ngưỡng Viṣnu, đã đề nghị अमित​ amita là dạng tục ngữ của अम्रंत​ amṛta (Cam lồ, bất tử) tiếng Sanskrit, chứ không phải là dạng tiêu chuẩn अमित​ amita (Vô lượng), như người ta thường nghĩ, bằng cách dựa vào luật biến mẫu âm Sanskrit ṛ thành i trong tục ngữvà trong Pāli.

Nhưng trong trường hợp अम्रंत​ amṛta thì các tục ngữ ta hiện biết và Pāli chỉ cho ta dạng अमुद amuda (अमुदु amudu), अमय amaya (अमिय amiya, अमुय amuya) và अमत​ amata.

Lấy ढम्मपद २१ Dhammapada 21 và ढम्मपद २५ Dhammapada 25 tiếng Gāndhārī so với Hán bản

Pháp cú kinh thì sự kiện đó sẽ rõ ngay:

Bản Pāli

आप्रमदु अमतपद

प्रमदु मुचुनो पद

अप्रमत न मियति

ये प्रमत यध मुतु

Apramadu amatapada

pramadu mucuno pada

apramata na miyati

ye pramata yadha mutu

अप्पमादो अमतपदमं

पमादो मच्चुनो पदमं

अप्पमत्ता न मीयन्ति

ये पमत्ता यथा मता

appamādo amatapadaṃ

pamādo maccuno padaṃ

appamattā na mīyanti

ye pamattā yathā matā 

Bản Hán

戒為廿露道

放逸為死徑

不貪則不死

失道為自喪

Giới vi cam lồ đạo

Phóng dật vi tử kính

Bất tham tắc bất tử

Thất đạo vi tự táng

Về cuối cùng của chỉnh cú vừa dẫn, bản Sanskrit ऊदानवर्ग Udānavarga đã đọc: ये प्रमत्ताहः सदा म्रंताहः ye pramattāḥ sadā mṛtāḥ. Như vậy, y trên nguyên tắc biến thiên ngữ học của Sanskrit thành tục ngữ và các phương ngữ, hiện không có những chứng cớ cho phép kết luận अमित​ amita là đạo xuất từ अम्रंत​ amṛta, chỉ trừ một trường hợp duy nhất là tên của Cam Lồ Phạn.

Cam Lồ Phạn theo Mahāvastui. 352 và 355 (Đại sự) có dạng आम्रंतोदन् Amṛtodana, trong khi Mahāvamsa viii.18 (Đại sử) lại có dạng आमितोदन Amitodana. Đây là trường hợp duy nhất hiện biết về sự quan liên ngữ học giữa अम्रंत​ amṛta tiếng Sanskrit và अमित​ amita tiếng Pāli.

Song vì tính chất duy nhất ấy, trường hợp tên Cam Lồ Phạn đã không tiêu biểu cho sự quan liên ngữ học vừa nói. Có thể Cam Lồ Phạn đã có một tên nào đó, chẳng hạn tên अमितोदन​ amitodana, từ nguyên ủy, nên khi chuyển qua tiếng Pāli nó còn giữ nguyên được dạng hình nguyên thủy अमितोदन​ amitodana, Vô Lượng Phạn trong khi chuyển qua Sanskrit, người ta đã ý nghĩa hoá thành अम्रंतोदन amṛtodana với nghĩa Cam Lồ Phạn.

Quá trình ý nghĩa hóa tên người tên đất này xảy ra khá thường xuyên trong văn học Sanskrit. Trường hợp tên sông A chi la bà đề là một thí dụ. Nó đã biến từ अजिरवती ajiravatī trong Ngữ pháp tám chương của Paṇīni qua अचिरवती aciravatī trong kinh điển Pāli rồi अजितवती ajitavatī trong Đại Đường tây vức ký của Huyền Tráng.

Cho nên, từ अमितोदन​ amitodana với nghĩa Vô lượng phạn, mà truyền thống Pāli còn giữ lại được, văn bản Sanskrit đã ý nghĩa hoá để trở thành अम्रंतोदन amṛtodana, như đã xảy ra.

Dẫu sao chăng nữa, sự đồng nhất giữa अमितोदन​ amitodana Pāli với अम्रंतोदन amṛtodana Sanskrit vì quá đơn độc nên không có nhiều giá trị ngữ học để cho phép ta kết luận A Di Đà là một phiên âm của अम्रंत​ amṛta qua trung gian tục ngữ अमित​ amita. Tất nhiên, đây là chúng ta không kể đến trường hợp một kinh có tên आम्रंतशुद्ध Amṛtaśuddha, trong khi các dị bản và dịch bản của nó lại có अमितोशुभ​ amitośubha. Chẳng hạn nguyên điển Sanskrit bản kinh Bi hoa và các dịch bản Hán và Tạng của nó.

Tất nhiên, việc tức आपरिमितगुणानुशमंसानामधारनी Aparimitaguṇānuśaṃsānāmadhāranī kết hợp 10 chữ अम्रंत​ amṛta để một phần nào nói lên nét đặc biệt của Phật A-di-đà, đã ít nhiều phản ảnh một xu thế coi अमित​ amita là do अम्रंत​ amṛta biến thể. Và xu hướng này đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử tưtưởng Phật giáo, đến nỗi sau này mỗi khi nói tới Phật A Di Đà, người ta phải hiểu là Cam lồ, ngoài hai ý nghĩa thông thường là Vô lượng quangVô lượng thọ.

Chính ba nghĩa đó là ba tên gọi khác nhau của đức Phật ấy mà thuật ngữ Phật giáo Trung quốc gọi là A-di-đà Phật tam danh. Trong ba tên ấy,Vô Lượng ThọVô Lượng Quang là những tên thuộc hiển giáo, còn Cam Lồ hay Cam Lồ Vương là tên mật giáo lưu hành trong các kinh điển phái chân ngôn.


 

 

CHƯƠNG II. LUẬN THUYẾT NGUỒN GỐC

TÍN NGƯỠNG A-DI-ĐÀ NGOÀI PHẬT GIÁO

____________________________________________

 

 

Tiết 1. LUẬN THUYẾT BA – TƯ

 

Như đã thấy ở chương I, đức Phật A Di Đà đã được nhấn mạnh như một đức Phật ánh sáng. Trong những danh hiệu của đức Phật này, yếu tố ánh sáng đã xuất hiện một cách khá thường xuyên.

Do đó, vào những năm đầu của thế kỷ XX, những người nghiên cứu hầu như đã nhất trí đi tìm nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà trong tín ngưỡngthần thoại của dân tộc Iran.

Tiêu biểu có một số ý kiến như sau:

- Học giả người Anh Laurence Austine Waddell (1854-1938), cho rằng tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển của thần thoại mặt trời trong tôn giáo Iran[59].

- Nhà ngôn ngữ, học giả người Anh Joseph Edkins (1823 - 1905), coi nó xuất phát từ tính ngưỡng Ormazd, trong khi Beal lại tìm thấy Vô Lượng Quang đến từ vị thần ánh sáng Mithrsa, còn Vô Lượng Thọ thì từ vị thần thời gian vô lượng Zurvana Akarana của tôn giáo Zarathustra[60].

-Pelliot và Lévi cũng đồng tình để nghĩ rằng, tín ngưỡng A Di Đà đã có một liên hệ nào đó với tín ngưỡng bày tỏ trong thánh điển Avesta của Zarathustra.

Thuyết nguồn gốc Iran này ngày nay không được chú trọng mấy, một mặt vì nền văn hiến Avesta không có nhiều giá trị bảo chứng ngôn ngữ, và mặt khác vì có những chứng cớ cho phép tìm hiểu nguồn gốc Ấn độ của chính bản thân Phật A Di Đà.

Về nền văn hiến Avesta, tuy có nói đến ánh sáng và đời sống thọ mạng như hai đặc tính của Ormazd, vị thần sáng tạo ramọi thứ tốt lành, nó đã không cho ta một sựliên hệngôn ngữhọc nào giữa Ormazd và A Di Đà, trong khi những những tư liệu Ấn độ lại cung cấp những chứng cớ cho sự liên hệ giữa A Di Đà với những vị thần của Vệ đà.


 

TIẾT 2.

LUẬN THUYẾT TRONG TÔN GIÁO ẤN ĐỘ

2.1. Thuyết thần Vinu

Đức  Phật A  Di  Đà thường  được  kết hợp với sự vãng  sinh của những người chết.  Cho nên, Kern và Matsumoto Bunzabùro đã tìm nguồn  gốc của A Di Đà trong tín ngưỡng Yama của Veda.

Nhưng phải đợi đến khi Wogihara công bố những kết quả nghiên cứu liên hệ giữa tín ngưỡng Di Đà và Viṣnu, ta mới có một quan điểm rõ ràng về nguồn gốc của A Di Đà.

Viṣnu là một vị thần mặt trời. Ở điểm cao nhất của bầu trời (padaṃ paramaṃ) có một nguồn suối अम्रंत​ amṛta (cam lồ) là thứ rượu soma. Các vị thần uống vào đều trở thành bất tử. Yama là kẻ đầu tiên sinh vào cõi ấy[61].

Vậy thì, Viṣnu vừa là vị thần ánh sáng, vừa là vị thần bất tử, hai đặc tính hoàn toàn thích hợp với Phật A Di Đà. अमित​ amita là một dạng tục ngữ của अम्रंत​ amṛta, tức Cam lồ bất tử.

Do đó, tín ngưỡng A Di Đà có thể xuất phát từ tín ngưỡng Viṣnu, một vị thần đã xuất hiện từ thời Veda.

Theo Wogihara thì từ nguyên ủy, A Di Đà được quan niệm như sống lâu không lường, tức आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), rồi sau do ảnh hưởng của tín ngưỡng mặt trời, được quan niệm thêm là một vị Phật ánh sáng không lường, tức अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光).

Thuyết nguồn gốc Ấn độ này không phải không có ít nhiều giá trị. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng tín ngưỡng A Di Đà thực sự xuất hiện từ tín ngưỡng Viṣnu thì tỏ ra quá đơn giản, bởi vì nếu chỉ cần tìm nguồn gốc của những đặc tính gán cho Phật A Di Đà thì nó cũng chưa giải quyết được vấn đề nguồn gốc của chính tín ngưỡng ấy ở trong Phật giáo.

2.2. Thuyết thần Varūṇa và Varana

Trong Vệ đà, thần mặt trời gọi là Varūṇa ở thế giới phía tây có tên Sukha. Varūṇa cũng là vị thần bất tử. Như vậy chỉ Varūṇa thôi cũng đã hội đủ hai điều kiện अमितप्रभ​ Amitaprabha (Vô Lượng Quang 無量光) và आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽).

Trong Avesta, Varūṇa đã trở thành Varana vị thần của ánh sáng và thọ mạng vô lượng.

Từ đó, khi Varūṇa biến thành vị thần tối cao trong tín ngưỡng của người Ấn độ và Iran, thì không thể nào không có những ảnh hưởng nhất định trên Phật giáo, đặc biệtPhật giáo miền tây bắc Ấn độ lúc ấy đang chịu quyền cai trị của người Iran qua trung gian vương quốc An tức.

Những kinh điển nói về Phật A Di Dà hiện nay như Vô lượng thọ kinh đã bộc lộ khá nhiều dấu vết ảnh hưởng Iran vừa nói.

Nhưng trước khi bàn rộng vấn đề này, ta phải nghiên cứu thêm các truyền thuyết về Phật A Di Đà trong kinh điển Phật giáo. Cho nên, một quan điểm khác đề xuất thuyết nguồn gốc Ấn độ trong Phật giáo.


CHƯƠNG III.

LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO

______________________________________________________________

TIẾT 1

LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO

 

Thuyết này cho rằng tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển có tính chất tất yếu trong quá trình truyền bá Phật giáo. Cơ sở của phát triển đó nằm ngay trong tín ngưỡng đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi đức Thích Tôn nhập niết bàn, một trào lưu tín ngưỡng mang ít nhiều tính chất bình dânthần thoại xuất hiện nhằm phổ cập hóa Phật giáo tới nhiều lớp người khác nhau.

Chính từ trào lưu này đã khai sinh ra nền văn học Bản sinh cũng như tư tưởng bồ tát, tìm cách lý tưởng hóa cuộc đời cũng như sự nghiệp của đức Thích Tôn.

Đức Thích Tôn bây giờ không phải chỉ là đức Thích Ca Mâu Ni lịch sử, mà còn là một vị Phật của chân lý thường còn và mãi mãi thường còn (pháp thân) cũng như một vị Phật của hưởng thụ sung sướng (báo thân).

Chính quan niệmbáo thân này là cơ sở cho tín ngưỡng Phật A Di Đà. Đó chủ yếu là quan điểm của Yabuki Koiki và Mochizuki Shinkyò.

Trước hết, tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển nội tại của quá trình truyền bá Phật giáo.

Vai trò của văn học Bản sinh cũng như tư tưởng Phật thểquan đương nhiên góp một phần quan trọng vào sự hình thành ra tín ngưỡng ấy.

Đồng thời khi đã nói nó là kết quả của một quá trình, ta tất phải giả thiết sự tiếp thu tất yếu những yếu tốtín ngưỡng ngoài Phật giáo, bởi vì nếu không có sự tiếp thu đó, quá trình phát triển không thể xảy ra được.

Sự tiếp thu đó đã xảy ra trên hai mặt như sau:

- Mặt thứ nhất là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với toàn bộ văn hóatín ngưỡng Ấn độ trong lịch sử tồn tại của mình.

- Mặt thứ hai, là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với các nền văn hóatín ngưỡng ngoài Ấn độ, chủ yếu là nền văn hóatín ngưỡng Iran.

Chính quá trình tiếp xúc đó đã làm cơ sở cho sự tiếp thu tất yếu nói trên, từ đó xây dựng nên hình ảnh đức Phật A Di Đà với những yếu tố như ánh sáng, sống lâu, quang vinh, thanh tịnh v.v...

Phật A Di Đà như một biểu tượng tín ngưỡng xuất hiện khá sớm trong các kinh điển thuộc Tịnh độ giáo, và tùy ở sự du nhập của các kinh điển ấy vào các nước khác nhau mà những biểu tượng đó mang nhiều sắc thái riêng biệt chứng tỏ khả năng vận dụng đặc thù của từng dân tộc.

Tất nhiên người ta có thể đồng ý trên nguyên tắc với quan điểmcho rằng tín ngưỡng A Di Đà là phát triển tất yếu của tín ngưỡng nội bộ Phật giáo. Nhưng trong văn học Phật giáo, ngoài tín ngưỡng A Di Đà, còn song hành một số tín ngưỡng khác có dạng hình tương tự kiểu  tín ngưỡng A Sô Bệ và tín ngưỡng Dược Sư.

Cho nên, không thể chỉ dựa vào quá trình phát triển của văn học Bản sinh cùng tư tưởng Phật thể quan để giải thích nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà.

 

TIẾT 2

LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ

TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

2.1. Cơ sở tư tưởng

Nguồn gốc tín ngưỡng A Di Đà xuất phát hiển nhiên là từ Ấn độ. Nhưng không phải kinh điển nào lưu hànhẤn độ cũng đề cập đến A Di Đà.

Sự thực, một bộ phận lớn những kinh điển ấy đã hoàn toàn im lặng, không nói gì đến đức Phật A Di Đà, một số khác thì chỉ nói phớt qua, trong khi đề cập những vấn đề tổng quát liên quan đến niệm Phật.

Thí dụ, trong Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0643, Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh 9[62], Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch, kể chuyện ba tỳ kheo cùng lễ bái tướng bạch hào của Phật Không Vươngthành Phật, trong đó một vị đã trở thành Phật A Di Đà.

Truyện này cùng với truyện tỳ kheo Pháp Tạng, truyện vua Vô Tránh Niệm và truyện mười sáu vương tử cấu tạo nên nhóm truyện giải thích quá trình thành đạo của Phật A Di Đà, mà thuật ngữ thường gọi là A Di Đà thành đạo nhân quả.

Một bộ phận thứ ba bao gồm các kinh điển đã đề cập đến đức Phật A Di Đà trong một chừng mực nào đó, nhưng sau này đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong giới Tịnh độ giáo.

Cuối cùng là nhóm kinh điển làm cơ bản cho tín ngưỡng A Di Đà. Chúng bao gồm ba bộ kinh thường được gọi là tịnh độ tam bộ kinh, tức là: các kinh A Di Đà, Quán vô lượng thọ và Vôlượng thọ.

Trong đoạn bàn vềtín ngưỡng A Di Đà tại Ấn độ ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến nhóm kinh điển cuối cùng vừa nói, mà sẽ tập trung vào các kinh điển nhóm thư ba, chủ yếu là các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoaBát nhã cùng các trước tác của các luận sư mà các nhà Tịnh độ giáo về sau thừa nhận là những người tiên phong.

2.2. Văn học Bát-nhã, Đại Trí Độ LuậnTrung Quán Luận

Trong các kinh điển Bát nhã, tư tưởng tịnh độ tuy được giới thiệu rộng rãi, nhưng đó chủ yếu là cõi tịnh độ của đức A Súc ở phương đông, chứ không phải thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà ở phương tây.

Nguyên điển Sanskrit của Ma ha bát nhã ba la mật kinh bản Hán[63], để trả lờicâu hỏi Bồ tát thực hành Bát nhã ba la mật, thì sau khi chết ở đâu vãng sinh ở đây, hay sau khi chết ở đây thì vãng sinh ở đâu, đã viết:

ग़ो भगवन बोधिसत्त्वो महासत्त्वोऽनेन प्रज्ञापारमिताविथरेण विहरति स कुतश च्युत इहोपपद्यते । इतो वा च्युतह कुत्रोपपत्स्यते (.....) सन्ति शारिपुत्र बोधिसत्त्वाहः महासत्त्वाः सण्णामं अभिज्ञानामं लाभिनस ते ताभिर अभिज्ञाभिर  विक्रोडन्तो बुद्धक्षेत्रेण बुद्धक्षेत्रमं समंक्रामन्ति येषु बुद्धक्षेत्रेष्व अमितम आयुहः॥ (Yo bhagavan bodhisattvo mahāsattvo'nena prajñāpāramitāvithareṇa viharati sa kutaś cyuta ihopapadyate / ito vā cyutah kutropapatsyate (.....) santi śāriputra bodhisattvāḥ mahāsattvāḥ saṇṇā abhijñānālābhinas te tābhir abhijñābhir  vikroḍanto buddhaketreṇa buddhaketra sakrāmanti yeu buddhaketrev amitam āyuḥ//)[64]

“Có những Bồ tát đã chứng đắc sáu thần thông, bằng các thần thông ấy họ du hành vượt qua một quốc độ Phật này đến một quốc độ Phật khác, mà trong các quốc độ Phật ấy tuổi thọ là vô lượng…”

Đoạn văn này, như thế, tuy không nói rõ là đức Phật A Di Đà, nhưng nói đến những cõi Phật có tuổi thọvô lượng, do vậy cũng ám chỉ xa gần đến đức Phật ấy.

Thêm vào đó, nó lại đề cập đến phạm trù vãng sinh.

Giải thích phạm trù vãng sinh của Đại Bát Nhã nói ở trên, Đại Tạng Kinh 25, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 38[65], phẩm Vãng Sinh, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, viết: “Nói đến những thứ vãng sinh, Phật pháp không chấp có, không chấp không, có không cũng không chấp, chẳng có chẳng không cũng không chấp, không chấp cũng không chấp. Như vậy người ta không gặp phải những thắc mắc”.

Rồi dẫn hai bài tụng từ Trung luận để minh giải. Một từ chương Quán Pháp thứ mười tám của म्ऊलमध्यमककारिका Mūlamadhyamakakārikā, bản Tây Tạng tương đương là Dbu-ma tsa-baḥi tshig-leḥur byas-pa śes-rab ces-bya-ba nói rằng:

“षर्वमं तथ्यमं न वा तथ्यमं च्ऐतत यम एव च ।

न्ऐवातथ्यण न्ऐव थयम एतद बुद्धानु शासनम्॥[66]

Sarvaṃ tathyaṃ na vā tathyaṃ caitat yam eva ca /

naivātathyaṇ naiva thayam etad buddhānu śāsanam

"Tất cả là thật là không thật, cũng thật, cũng không thật, cũng không thật cũng không không thật, đó là lời dạy của đức Phật" [67].

Và một từ chương Quán Niết Bàn thứ hai mươi lăm:

णिर्वाणस्य च या कोटिह कोटिह सम्सरणस्यच​।

नतयोर अन्तरमं किमंचित सुसूक्स्मम अपिविद्यते

Nirvāṇasya ca yā koṭih koṭih samsaraṇasyaca/

natayor antaraṃ kiṃcit susūksmam apividyate[68]

“Biên giới của Niết Bànbiên giới của sinh tử, giữa hai biên giới  ấy không có một mảy may tách rời”[69].

Qua hai bài tụng này, Đại trí luận đã xác nhận biên giới của sinh tử chính là biên giới của Niết bàn, nên nội dung của vãng sinhrốt ráo trống vắng.

Nhưng cũng vì tính rốt ráo trống vắng đó nên nó không phủ nhận nhân duyên của nghiệp sinh tử, do đó mà nói có vãng sinh. Lý giải vãng sinh như thế, tác giả Đại trí luận đã đặt nền mống cho thuyết thân Phật tức thân ta của Trần Thái Tôn, thuyết vãng sinh tức thành Phật của Thân Loan, thuyết tịnh uế bất nhị của Liễu Âm, v.v... sau này.

Nói chung, văn hệ Bát nhã tuy không đưa ra lý giải rõ ràng về đức Phật A Di Đà, nhưng đã là bước đầu đặt nền tảng cho những thành tựu về sau kết tinh trong tư tưởng Long Thọ với thuyết dị hành.

2.3. Văn hệ Pháp Hoa

Song song với văn hệ Bát nhã là văn hệ Pháp hoa. Trong văn hệ này, quá khứ cũng như bản nguyện đức Phật A Di Đà đã được mô tả một cách công nhiên.

Về quá khứ của đức Phật ấy, Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0262, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 3, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch, phẩm Hóa thành dụ[70]; Số hiệu 263, Chính pháp hoa kinh 4, phẩm Vãng cổ[71], Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch; số hiệu 264, Thiệm phẩm diệu pháp liên hoa kinh 3, phẩm Hóa thành dụ[72], Tùy Xà Na Quật Đa cộng Cấp Đa dịch; và Nguyên điển Sanskrit kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् phẩm 7. Tiền sử ७ पूर्वयोगपरिवर्तः। (7 pūrvayogaparivartaḥ)[73], và bản Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo thuộc tạng Peking No 0781, và Derge No 0113[74], phẩm སྔོན་གྱི་སྦྱོར་བའི་ལེའུ་བདུན་པ་ནི། kể chuyện Ngài là một trong mười sáu vị vương tử của đức Phật Đại Thông Trí Thắng, đã từng thọ trì giảng dạy kinh Pháp hoa, và sau đó thành Phật có hiệu là A Di Đàthế giới phương tây.

Quan điểm Pháp hoa ở đây là kết nạp tín ngưỡng A Di Đà vào tư tưởng nhất thừa, theo đó sự xuất hiệngiáo hóa của đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà cùng các đức Phậtthế giới khác là tùy theo căn cơ của chúng sinh, để làm những nhà hướng đạo dẫn họ qua sa mạc của sinh tử hiểm nghèo.

Theo tư tưởng Pháp Hoa, Thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà cũng như thế giới của các vị Phật khác, chỉ là những ốc đảo ngọc ngà, mà kinh gọi là महारत्नद्वीप​ mahāratnadvīpa; gây ấn tượng an ổn cho tất cả, trước những hiểm nguy của sa mạc. Nhưng đó chỉ là nơi an nghỉ tạm thời. Nhà hướng đạo cuối cùng sẽ dẫn tất cả đến đích như bài kệ kết thúc phẩm ấy đã viết:

एतादृशी देशन नायकानां

विश्रामहेतोः प्रवदन्ति निर्वृतिम्।

विश्रान्त ज्ञात्वान च निर्वृतीये

सर्वज्ञज्ञाने उपनेन्ति सर्वान्॥१०९॥

etādṛśī deśana nāyakānāṃ

viśrāmahetoḥ pravadanti nirvṛtim|

viśrānta jñātvāna ca nirvṛtīye

sarvajñajñāne upanenti sarvān||109||[75]

“Sự giáo hóa của các bậc Đạo sư là như thế. Các Ngài nói đến sự tịch diệt là để mọi chúng sinh an nghỉ. Khi biết rằng chúng đã đi đến chỗ tịch diệt vốn không phải là nơi an nghỉ cuối cùng, các Ngài dẫn tất cả vào Nhất thiết trí"

Trong tư tưởng Pháp hoa, thế giới Cực lạc như thế chỉ là một hóa thành, một nơi an nghỉ tạm thời.  Tuy vậy, phẩm Tiền sử của Dược Vương thuộc Nguyên điển Sanskrit kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम्, phẩm २२ भैषज्यराजपूर्वयोगपरिवर्तः। 22 bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaḥ, tương đương với bản dịch Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba, phẩm 22. སྨན་གྱི་རྒྱལ་པོའི་སྔོན་གྱི་སྦྱོར་བའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩ་གཉིས་པ་ནི།; Bản Hán: Đại Tạng Kinh 09, Diệu pháp liên hoa kinh 6 phẩm Dược Vương bồ tát bản sự[76], Chính pháp hoa kinh 9, phẩm Dược Vương bồ tát[77], và Thiệm phẩm Diệu pháp liên hoa kinh 6, phẩm Dược Vương bồ tát bản sự[78], lại đề cập đến sự vãng sinh về thế giới Cực Lạc của những người trì tụng kinh ấy, ngay cả những người nữ. Kinh viết như sau:

“यः कश्चिन्नक्षत्रराजसंकुसुमिताभिज्ञ इमं भैषज्यराजपूर्वयोगपरिवर्तं पश्चिमायां पञ्चाशत्यां श्रुत्वा मातृग्रामः प्रतिपत्स्यते स खल्वतश्च्युतः सुखावत्यां लोकधातावुपपत्स्यते यस्यां स भगवानमितायुस्तथागतोऽर्हन सम्यक्संबुद्धो बोधिसत्त्वगणपरिवृतस्तिष्ठति ध्रियते यापयति। स तस्यां पद्मगर्भे सिंहासने निषण्ण उपपत्स्यते। (yaḥ kaścinnakṣatrarājasaṃkusumitābhijña imaṃ bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaṃ paścimāyāṃ pañcāśatyāṃ śrutvā mātṛgrāmaḥ pratipatsyate sa khalvataścyutaḥ sukhāvatyāṃ lokadhātāvupapatsyate yasyāṃ sa bhagavānamitāyustathāgato'rhan samyaksaṃbuddho bodhisattvagaṇaparivṛtastiṣṭhati dhriyate yāpayati| sa tasyāṃ padmagarbhe siṃhāsane niṣaṇṇa upapatsyate)

“Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng nhưlời tu hành, thì khi mệnh chung ở đây, liền vãng sinh qua thế giới An lạc, trụ xứ của đức Phật A Di Đà, có các chúng đại Bồ tát vây quanh, mà sinh ra trên tòa báu hoa sen”

Ở đây, sự tu hành theo kinh Pháp hoa được coi như một hỗ trợ đắc lực cho ước nguyện vãng sinh. Tư tưởng nhất thừa như thế được kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng A Di Đà.

Đến phẩm Phổ Môn, là phẩm thứ hai tư, bản Sanskrit Kinh Pháp Hoa, tựa đề २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, tương đương với phẩm 24. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་བསྟན་པ་ཀུན་ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི། của bản Tây Tạng, có năm bài chỉnh cú ca ngợi đức Phật A Di Đà và nói rõ vị trí của Bồ tát Quán ThếÂm đối với đức Phật ấy. Các bản dịch chữ Hán không có năm bài kệ này. Duy chỉ có bản Sanskrit सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् và bản dịch Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba là thấy chúng xuất hiện.

Nội dung năm bài chỉnh cú như sau:

*Sanskrit Devanagari

स्थित दक्षिणवामतस्तथा

वीजयन्त अमिताभनायकम्।

मायोपमता समाधिना

सर्वक्षेत्रे जिन गत्व पूजिषु॥२९॥

दिशि पश्चिमतः सुखाकरा

लोकधातु विरजा सुखावती।

यत्र एष अमिताभनायकः

संप्रति तिष्ठति सत्त्वसारथिः॥३०॥

न च इस्त्रिण तत्र संभवो

नापि च मैथुनधर्म सर्वशः।

उपपादुक ते जिनोरसाः

पद्मगर्भेषु निषण्ण निर्मलाः॥३१॥

सो चैव अमिताभनायकः

पद्मगर्भे विरजे मनोरमे।

सिंहासनि संनिषण्णको

शालरजो व यथा विराजते॥३२॥

सोऽपि तथा लोकनायको

यस्य नास्ति त्रिभवेस्मि सादृशः।

यन्मे पुण्य स्तवित्व संचितं

क्षिप्र भोमि यथ त्वं नरोत्तम॥३३॥[79]

 

Phiên âm Latin

sthita dakṣiṇavāmatastathā

vījayanta amitābhanāyakam|

māyopamatā samādhinā

sarvakṣetre jina gatva pūjiṣu||29||

diśi paścimataḥ sukhākarā

lokadhātu virajā sukhāvatī|

yatra eṣa amitābhanāyakaḥ

saṃprati tiṣṭhati sattvasārathiḥ||30||

na ca istriṇa tatra saṃbhavo

nāpi ca maithunadharma sarvaśaḥ|

upapāduka te jinorasāḥ

padmagarbheṣu niṣaṇṇa nirmalāḥ||31||

so caiva amitābhanāyakaḥ

padmagarbhe viraje manorame|

siṃhāsani saṃniṣaṇṇako

śālarajo va yathā virājate||32||

so'pi tathā lokanāyako

yasya nāsti tribhavesmi sādṛśaḥ|

yanme puṇya stavitva saṃcitaṃ

kṣipra bhomi yatha tvaṃ narottama||33|| iti||[80]

 

Bản Tây Tạng

(29) འདྲེན་པ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་གཡས་གཡོན་ནས། །

བསིལ་ཡབ་ཐོགས་ཏེ་དེ་བཞིན་གཡོབ་ཅིང་འདུག །

སྒྱུ་མ་ལྟ་བུའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱིས་ཀྱང༏ །

ཞིང་རྣམས་ཀུན་ཏུ་སོང་ནས་རྒྱལ་བ་མཆོད། །

(30) ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་ན་བདེ་བའི་འབྱུང་གནས་ཏེ། །

རྡུལ་བྲལ་འཇིག་རྟེན་ཁམས་འདི་བདེ་བ་ཅན། །

དེ་ན་སེམས་ཅན་ཁ་ལོ་སྒྱུར་བ་ཡི། །

འདྲེན་པ་ཚེ་མཐའ་ཡས་པའང་ད་ལྟར་བཞུགས། །

(31) དེར་ནི་བུད་མེད་རྣམས་ཀྱང་མི་འབྱུང་སྟེ། །

རྣམ་པ་ཀུན་ཏུ་གཡེམ་པའི་ཆོས་མེད་དོ། །

རྒྱལ་བའི་སྲས་པོ་དེ་དག་བརྫུས་ཏེ་སྐྱེ། །

དྲི་མ་མེད་པའི་པད་མའི་སྙིང་པོར་འདུག །

(32) འདྲེན་པ་ཚེ་མཐའ་ཡས་པ་དེ་ཉིད་ཀྱང༏ །

པད་མའི་སྙིང་པོ་དྲི་མེད་དགའ་བ་ལ། །

སེང་གེའི་ཁྲི་ལ་རབ་ཏུ་བཞུགས་པ་ཡང༏ །

སཱ་ལའི་རྒྱལ་པོ་ལྟ་བུར་རྣམ་པར་མཛེས། །

(33) འཇིག་རྟེན་འདྲེན་པ་འདི་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །

སྲིད་པ་གསུམ་ན་དེ་འདྲ་ཡོང་མེད་དོ། །

གང་གིས་སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་མིང་ཐོས་པ། །

དེ་ཡི་བསོད་ནམས་དག་ནི་ཟད་མི་འགྱུར། །[81]

Bản dịch Sanskrit Anh của Kern

29. At one time standing to the right, at another to the left of the Chief Amitabha, whom he is fanning, he, by dint of meditation, like a phantom, in all regions honours the Gina.

 

30. In the west, where the pure world Sukhâkara is situated, there the Chief Amitabha, the tamer of men, has his fixed abode.

 

31. There no women are to be found; there sexual intercourse is absolutely unknown; there the sons of Gina, on springing into existence by apparitional birth, are sitting in the undefiled cups of lotuses.

 

32. And the Chief Amitâbha himself is seated on a throne in the pure and nice cup of a lotus, and shines as the Sâla-king.

 

33. The Leader of the world, whose store of merit has been praised, has no equal in the triple world. O supreme of men, let us soon become like thee![82]

Như vậy đối chiếu bản Sanskrit-Tây Tạng-Anh chúng ta có nội dung năm bài chỉnh cú này như sau: "Bồ tát Quán Thế Âm có khi đứng bên phải có khi đứng bên trái đức đạo sư Vô Lượng Quang mà hầu quạt, đồng thời bằng tam muội như huyễn, phụng sự đấng Tối Thắng ấy trong tất cảmọi quốc độ. Ở phương Tây có cõi Cực lạc thế giới hoan lạc vô nhiễm, có đức Đạo sư Vô Lượng Quang, vị Điều ngự của chúng sinh, an trútồn tại. Ở đó không có người nữ sinh ra, và cũng hoàn toàn không có sự dâm dục; những người con của đấng Tối Thắng hóa sinh ngồi giữa lòng hoa sen không cấu nhiễm. Và chính đức đạo sư Vô Lượng Quang ngồi trên tòa sư tử bằng hoa sen thuần khiết khả ái, rạng ngời sáng chói như Sa-la vương. Đấng Đạo sư của thế gian như thế, trong ba cõi không aisánh bằng. Kính đấng Siêu nhân! Sau khi tán dương tụ phước đức của Ngài, mong cho con chóng được như Ngài".

sự kiện năm bài chỉnh cú này vắng mặt trong các bản dịch chữ Hán Kinh Pháp Hoa, mà bản cuối cùng là thuộc Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 264 của Xà Na Cấp Đa dịch[83], vào năm 601, thuộc; mà chỉ xuất hiện trong bản Sanskrit và bản dịch Tây Tạng, chứng tỏ từ thế kỷ thứ bảy về sau việc kết liên Bồ tát QuánThế Âm với đức Phật A Di Đà đã trở thành một yêu cầu trong tín ngưỡng A Di ĐàẤn Độ.

Tất nhiên, không thể dựa hoàn toàn vào sự vắng mặt trong những bản dịch chữ Hán, mà khẳng quyết năm bài chỉnh cú ấy ra đời sau bản dịch của Xà Na Cấp Đa, bởi vì, có thể các bản dịch chữ Hán đã y cứ vào các truyền bản khác với truyền bản Sanskrit: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् hiện tìm được.

Hơn nữa, trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[84], 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch giữa những năm 223-253, đã thấy xuất hiện đức Quán Thế ÂmĐại Thế Chí như hai Bồ tát thị giả đức Phật A Di Đà và sẽ kếvị đức Phật này ở thế giới Cực Lạc.

Cho nên, sự kết liên đức Quán Thê Âm với đức Phật A Di Đà trong đoạn văn dẫn trên của kinh Pháp hoa và bản Sanskrit chỉ là một sự tiếp thu, nếu quả có sự tiếp thu, một truyền thống tín ngưỡng có từ trước rồi.

Vậy thì từ cơ sở tư tưởng nhất thừa, tín ngưỡng A Di Đà xuất hiện như một trợ lực thiết yếu cho những hành giả đi về quả vị giác ngộ tối thượng. Khía cạnh trợlực này nổi bật khá rõ nét trong mối quan hệ của Phật A Di Đà với hai vị Bồ tát Dược VươngQuán Thế Âm. Một vị như là một người bạn đường thiết yếu trong những nỗi thống khổ của bệnh tật, và một vị trong những tai họa bất trắc của cuộc đời.

Nói tóm lại, có một nỗ lựcgiải tín ngưỡng A Di Đà trong kinh Pháp hoa và qui định vị trívai trò của tín ngưỡng này trong toàn bộ hệ thống tư tưởng nhất thừa của nó.

2.4. Văn hệ Hoa Nghiêm

Nếu kinh Pháp hoa coi thế giới Cực lạc như một hóa thành, một nơi an nghỉ tạm thời, thì những mô tả về thế giới ấy trong kinh Hoa nghiêm cũng không có gì độc đáo lắm.

Một mặt nếu về không gian, thế giới Cực lạc có những hàng cây báu, có ao sen bảy báu với lòng ao rải bằng cát vàng, tràn đầy nước trong có tám đặc tính, có những loài chim hót tiếng líu lo như nhạc trời, có tiếng gió thổi qua các hàng cây phát ra những âm thanh vi diệu v.v..., thì những mô tả này cũng thấy xuất hiện nơi khu vườn Phổ trang nghiêm của bà Hưu Xả, mà trong Kinh Hoa Nghiêm bản Sanskrit hiện có là ङण्डव्यूह सूत्रम gaṇḍavyūhasūtram[85] và Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0278, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 47[86], bản 60 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch; Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0279, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 63[87], bản 80 quyển, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch, và Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 7[88], bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch ghi nhận.

Mặt khác về thời gian thì số lượng thời gian của thếgiới Cực lạc chỉ được quan niệm dài hơn thế giới Ta bà, còn so với các thế giới khác thì nó quá ngắn. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 45 (bản 80) phẩm Thọ lượngĐại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 29 (bản 60) phẩm Thọ mạng, Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0289, Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch và số hiệu 0290, Phật Thuyết Giảo Lượng Nhất Thiết Phật Sát Công Đức Kinh, 1 quyển, Tống Pháp Hiền dịch…nói nếu lấy thời gianthế giới Ta bà của Phật Thích Ca làm chuẩn, thì một kiếp của cõi này chỉ dài bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, rồi một kiếp của thế giới Cực lạc chỉ dài bằng một ngày một đêm của thế giới Ca sa tràng của Phật Kim Cang Kiên. Con số thời gian dài nhất của thế giới trong số mười thế giới được kể đến trong phẩm ấy là của thế giới Kính quang của Phật Nguyệt Trí. Nhưng thời gian của thế giới Kính Quang cũng chưa đáng kể nếu so với thời gian của thế giới Liên hoa của Phật Hiền Thắng.

Như vậy, với những xác định đơn vị thời gian vừa thấy, việc nói đức Phật A Di Đà có tuổi thọ vô lượng cũng chưa xác định được như một nét đặc thù về phương diện thời gian.

Tuy vậy, ước nguyện vãng sinh về thế giới Cực Lạc ấy vẫn được nhấn mạnh trong phẩm 56 Phổ Hiền Hành Nguyện, của Kinh ङण्डव्यूह सूत्रम gaṇḍavyūhasūtram bản Sanskrit với nhan đề: समन्तभद्रचर्याप्रणिधानम् samantabhadracaryāpraṇidhānam, phần này không có trong các bản dịch Hán của Kinh Hoa Nghiêm thuộc Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0278, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, bản 60 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch; số hiệu 0279, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, bản 80 quyển, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch mà chỉ có trong phần cuối của Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40, bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch và bản dịch Tây Tạng སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa

Ước nguyện vãng sinh ở đây được quan niệm như một hỗ trợ đắc lực để thành tựu những đại nguyện của Phổ Hiền:

“कालक्रियां च अहं करमाणो

आवरणान विनिवर्तिय सर्वान्।

संमुख पश्यिय तं अमिताभं

तं च सुखावतिक्षेत्र व्रजेयम्॥५७॥

kālakriyāṃ ca ahaṃ karamāṇo

āvaraṇān vinivartiya sarvān|

saṃmukha paśyiya taṃ amitābhaṃ

taṃ ca sukhāvatikṣetra vrajeyam||57||[89]

Nguyện khi tôi lâm chung,

Mọi chướng ngại đều được tiêu trừ,

Tôi đi về quốc độ Cực Lạc

Và thấy tận mặt đức Phật A Di Đà"

Đối chiếu với bản Tây Tạng chúng ta có như sau:

པད སཱཏཱཀུ མེནིནྒྒལ

སེམོག སེགལ ནོད ཏེརྶིནྒྐིརྐན

དེནྒནདེམིཀཱིནསཡ དཔཏམེལིཧཏབུདྡྷ ཅཧཡ ཏནྤ བཏས

དནདཔཏཔེརྒི ཀེ སུརྒ ཀེབཧགཱཱིནསེམྤུརྣ[90].

Ước mong khi tôi lâm chung,

Tránh xa tất cả các chướng ngại,

Trước mắt thấy được đức Vô Lượng Quang

vãng sinh về cõi Cực lạc của Ngài.

Đối chiếu với bản Hán Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40, bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch:

願我臨欲命終時,

盡除一切諸障礙,

面見彼佛阿彌陀,

即得往生安樂剎。[91]

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A-di-đà,

Tức đắc vãng sanh an lạc sát.

Và đoạn tiếp sau trong bài kệ này thuộc phẩm समन्तभद्रचर्याप्रणिधानम् samantabhadracaryāpraṇidhānam kinh nói tiếp năm bài chỉnh cú sau:

Sanskrit Devanagari

तत्र गतस्य इमि प्रणिधाना

आमुखि सर्वि भवेय्यु समग्रा।

तांश्च अहं परिपूर्य अशेषान्

सत्त्वहितं करि यावत लोके॥५८॥

तहि जिनमण्डलि शोभनि रम्ये

पद्मवरे रुचिरे उपपन्नः।

व्याकरणं अहु तत्र लभेय्या

संमुखतो अभिताभजिनस्य॥५९॥

व्याकरणं प्रतिलभ्य त तस्मिन्

निर्मितकोटिशतेभिरनेकैः।

सत्त्वहितानि बहून्यहु कुर्यां

दिक्षुदशस्वपि बुद्धिबलेन॥६०॥

भद्रचरिप्रणिधान पठित्वा

यत्कुशलं मयि संचितु किंचित्।

एकक्षणेन समृध्यतु सर्वं

तेन जगस्य शुभं प्रणिधानम्॥६१॥

भद्रचरिं परिणाम्य यदाप्तं

पुण्यमनन्तमतीव विशिष्टम्।

तेन जगद्व्यसनौघनिमग्नं

यात्वमिताभपुरिं वरमेव॥६२॥[92]

Phiên âm la-tin

tatra gatasya imi praṇidhānā

āmukhi sarvi bhaveyyu samagrā|

tāṃśca ahaṃ paripūrya aśeṣān

sattvahitaṃ kari yāvata loke||58||

tahi jinamaṇḍali śobhani ramye

padmavare rucire upapannaḥ|

vyākaraṇaṃ ahu tatra labheyyā

saṃmukhato abhitābhajinasya||59||

vyākaraṇaṃ pratilabhya ta tasmin

nirmitakoṭiśatebhiranekaiḥ|

sattvahitāni bahūnyahu kuryāṃ

dikṣu daśasvapi buddhibalena||60||

bhadracaripraṇidhāna paṭhitvā

yatkuśalaṃ mayi saṃcitu kiṃcit|

ekakṣaṇena samṛdhyatu sarvaṃ

tena jagasya śubhaṃ praṇidhānam||61||

bhadracariṃ pariṇāmya yadāptaṃ

puṇyamanantamatīva viśiṣṭam|

tena jagadvyasanaughanimagnaṃ

yātvamitābhapuriṃ varameva||62||

“Khi vãng sinh về đó rồi, tất cả những bản nguyện này lúc ấy được hiện tiền, và sau khi hoàn thành chúng trọn vẹn tôi xin làm lợi ích cho chúng sinhthế gian. Ở đó tại đạo tràng sáng chói đầy hoan lạc của đấng Tối Thắng, tôi sinh ra trong đóa sen hồng tuyệt diệu, tiếp nhận sựthọký trước sựcó mặt của đấng tối thắng Vô Lượng Quang. Sau khi tiếp nhận được sự thọ ký ở đó, bằng vô số trăm ức triệu hóa thân, tôi có thể làm những điều lợi ích cho chúng sinh trong cả mười phương bằng sức mạnh của giác ngộ. Sau khi tụng đọc bản nguyện của Phổ Hiền, bất cứ tốt lành nào mà tôi đã chứa nhóm được, từng sát na mong cho tất cả thành tựu, do đó mà bản nguyện sáng ngời đối với thế gian được thành tựu. Sau khi đã thành thục hành vi của Phổ Hiền, với vô biên phước đức thù thắng đã đạt được, mong cho thếgian đang chìm đắm trong giòng lũ của bất hạnh, đi về quốc độ tuyệt vời của đức Vô Lượng Quang”.

Ước nguyện vãng sinh của Phổ Hiền như thế thật tha thiết và cảm động, nên về sau đặc biệt ởTrung Quốc đã có một ảnh hưởng rất lớn lao. Chính một bài chỉnh cú trên đã trở thành kinh nhật tụng của các nhà Tịnh độ giáo.

Dẫu vậy, ý nghĩa vãng sinh không được đơn thuần quan niệm như một hành vi chuyển động trong không gian. Trái lại, vãng sinh được lý giải trên cơ sở tư tưởng duy tâm của chính kinh Hoa nghiêm.

Bản Sanskrit, phẩm thứ 8.  मुक्तकः muktakaḥ, của Kinh ङण्डव्यूह gaṇḍavyūha, kể rằng: Khi Thiện Tài đồng tử đến tham bái trưởng giả Giải Thoát ở Trụ lâm được dạy cho môn giải thoát của Như Lai có tên Vô Trước Trang Nghiêm. Sau khi giới thiệu cho thấy vô lượng cõi Phật có thể được thăm viếng, vô lượng hành vi sự nghiệp của các đức Phật được chứng kiến bằng vào khả năng của Vô Trước Trang Nghiêm, vị trưởng giả ấy nói:

“न च ते तथागता इहागच्छन्ति, न चाहं तत्र गच्छामि। यस्यां च वेलायामिच्छामि, तस्यां वेलायां सुखावत्यां लोकधातावमिताभं तथागतं पश्यामि। चन्दनवत्यां लोकधातौ वज्राभं तथागतं पश्यामि।…। सोऽहं कुलपुत्र न कुतश्चिदागमनतां तथागतानां प्रजानन्, न क्वचिद्गमनतां स्वकायस्य प्रजानन्, स्वप्नोपमविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, स्वप्नसमविचारविज्ञप्तिं स्वचित्तस्य प्रजानन्, प्रतिभाससमविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, अच्छोदकभाजनविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, मायाकृतरूपविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, मायोपमविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, प्रतिश्रुत्कागिरिघोषानुरवणतां च तथागतघोषस्य प्रजानन्, प्रतिश्रुत्कासमविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, एवमनुगच्छामि एवमनुस्मरामि स्वचित्ताधिष्ठानं बोधिसत्त्वानां सर्वबुद्धधर्म इति (na ca te tathāgatā ihāgacchanti, na cāhaṃ tatra gacchāmi| yasyāṃ ca velāyāmicchāmi, tasyāṃ velāyāṃ sukhāvatyāṃ lokadhātāvamitābhaṃ tathāgataṃ paśyāmi| candanavatyāṃ lokadhātau vajrābhaṃ tathāgataṃ paśyāmi|….so'haṃ kulaputra na kutaścidāgamanatāṃ tathāgatānāṃ prajānan, na kvacidgamanatāṃ svakāyasya prajānan, svapnopamavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, svapnasamavicāravijñaptiṃ svacittasya prajānan, pratibhāsasamavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, acchodakabhājanavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, māyākṛtarūpavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, māyopamavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, pratiśrutkāgirighoṣānuravaṇatāṃ ca tathāgataghoṣasya prajānan, pratiśrutkāsamavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, evamanugacchāmi evamanusmarāmi svacittādhiṣṭhānaṃ bodhisattvānāṃ sarvabuddhadharma iti….)[93]

“Các đức NhưLai ấy không đi đến đây, và ta cũng không đi đến đó. Khi nào ta muốn thì khi ấy ta liền thấy Như Lai Vô Lượng Quangthế giới Cực Lạc (...) Này thiện nam tử, chính ta không quan niệm các NhưLai từ đâu đến đây, hay tự thân ta đi đến đâu. Ta quan niệm sựnhận thức vềcác Như Lai là như mộng, hành vinhận thức của tự tâm là như mộng. Ta quan niệm sự nhận thức vềcác đức NhưLai là ảnh tượng vàsựnhận thức của tự tâm là như nước ở trong mình. Ta quan niệm sự nhận thức vềcác đức Như Lainhư huyễn hóa và nhận thức của tự tâmnhư huyễn thuật. Ta quan niệm âm hưởng của các Như Lai như tiếng vang trong hốc núi và nhận thức của tự tâm như tiếng vang. Ta quan sát như vậy, ta suy niệm như vậy rằng hết thảy Phật pháp của các Bồ tát đều do tự tâm, sự thanh tịnh của hết thảy chư Phật đều do tự tâm ..."

Giải thích pháp môn Vô trước trang nghiêm như thế, Hoa nghiêm kinh đã đặt cơ sở cho thuyết tự tính Di Đà duy tâm tịnh độ, từ đó xác nhận nội dung vãng sinh chính là ở bản thân con người chứ không đâu xa.

Điều này hoàn toàn nhất trí với quan điểm vãng sinh của văn hệ Bát Nhã, tóm tắt trong tuyên bố nổi tiếng của Long ThọTrung luận: "Biên giới của Niết bàn cũng là biên giới của sinh tử".

 

TIẾT 3.

LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ

LUẬN SƯ ẤN ĐỘ

3.1. Bồ-tát Long Thọ

Tuy, qua ba văn hệ trên, tín ngưỡng A Di Đà dù đã manh nha và phát triển tới mức độ cụ thể, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cơ sở lý luận của các văn hệ ấy ở Ấn Độ. Phải đợi đến Long Thọ  với sự ra đời của Thập trụ tỳ bà sa luận 5[94], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, 17 quyển, Thánh Giả Long Thọ tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, mới xác lập tín ngưỡng A Di Đà như một bộ phận độc lập trong hệ thống Phật giáo. Phẩm Dị hành[95] của bộ luận ấy nêu lên câu hỏi: “Thực hành Đại thừa như đức Phật dạy, là phát nguyện cầu Phật đạo, sự kiện này còn nặng nề hơn cả việc nâng lên ba nghìn đại thiên thế giới. Ông nói A duy việt trí địa là pháp sâu xa khó đạt đến, và hỏi có con đường dễ đi nào để nhanh chóng đến A duy việt trí địa hay không, thì đó là lời nói khiếp nhược thấp hèn, không phải là lời của bậc đại nhânchí cao cả. Nhưng nếu ông muốn nghe con đường dễ đi ấy, thì tôi sẽ nói.”[96]

Con đường dễ đi mà Long Thọ hứa hẹn là sự xưng niệm danh hiệu các đức Phật trong mười phương. Sau khi liệt kê danh hiệu các đức Phật trong mười phương ấy, Long Thọ giới thiệu thêm một trăm lẻ năm vị Phật khác, mà đứng đầuđức Phật Vô Lượng Thọ[97].

Tiếp đó, Long Thọ giới thiệu bản nguyện của đức Phật A Di Đà: “Nếu người nào xưng niệm danh hiệu của ta và nương tựa vào đó, chắc chắn sẽ đạt được a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”[98].

Rồi chính mình sáng tác ba mươi hai bài kệ ca ngợi đức Phật A Di Đà, mà sau này các nhà Tịnh độ giáo đã rút lại thành mười sáu bài và gọi là Long Thọ Bồ tát nguyện vãng sinh lễ tán kệ, mà Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1982, Tập Chư Kinh Lễ Sám Nghi[99], 2 quyển, Đường Trí Thăng soạn và Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1980, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ[100], 1 quyển, Đường Thiện Đạo tập kí, đều đã ghi lại.

Trong ba mươi hai bài kệ này có mười bốn bài chứa đựng nội dung mười sáu nguyện trong số bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà.

Ngoài ra, nội dung bài kệ thứ mười tám một phần nào liên hệ đến trường hợp vãng sinh của ba hạng người thường gọi là tam bối. Trong ba hạng người này, trừ hạng thượng bối, hai hạng còn lại là trung bối và hạ bối đều có những người về sau thối chí, hồng hi, mất tin tưởng.

Dù vậy, họ vẫn được vãng sinh. Nơi dành cho họ là biên cảnh Cực Lạc, ở đó họ hóa sinh từ hoa sen, sống trong một thành lớn trải qua năm trăm năm mới thấy được Phật A Di Đà. Đại A Di Đà  kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đều có nói về trường hợp ấy.

bài kệ thứ 18 của Long Thọ viết: “Những ai trồng thiện căn mà nghi thì hoa không nở”.

Thế nó cũng nói đến những hạng người trung bối hạ bối vừa thấy. Phân tích 32 bài kệ của Long Thọ nhằm cho thấy vào thời mình, Long Thọ đã biết đến một số truyền bản của ba bộ kinh cơ sở của Tịnh độ giáo là A Di Đà kinh, Vô lượng thọ kinhQuán vô lượng thọ kinh. Điều đáng ngạc nhiên là trong toàn bộ trước tác của mình, bao gồm luôn cả Trí độ luận, Long Thọ đã không đích danh đề cập tới ba bộ kinh ấy và thậm chí không chủ trương tín ngưỡng A Di Đà như một phương pháp duy nhất.

Tuy thế, việc phân biệt các phương pháp thực hành Phật giáo thành hai loại khó làm và dễlàm mà thuật ngữ Trung quốc gọi là nan hành đạo và dị hành đạo, đã bước đầu thiết định cơ sở lý luận cho Tịnh độ giáo, cung cấp cho Tịnh độ giáo một công cụ để ấn định các kinh điển Phật giáo. Bản thân Long Thọ qua ba mươi hai bài kệnói trên đã ca ngợi đức Phật A Di Đà nhưmột Tự tại giả, một Thanh tịnh nhân, một Vô lượng đức, như thế biểu lộ ít nhiều cảm tính tôn giáo, xác định đức Phật ấy như một biểu tượng tín ngưỡng trọn vẹn.

3.2. Bồ-tát Thế Thân

Biểu tượng tín ngưỡng này cuối cùng đạt đỉnh cao ở Thế Thân. Trong bài kệ hồi hướng của Nhiếp đại thừa luận thích 15[101], thuộc Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1595, 15 quyển, Thế Thân Bồ Tát thích, Trần Chân Đế dịch Hán; Thế Thân đã bày tỏ tín ngưỡng A Di Đà qua lời: Nguyện cho tất cả đều thấy Phật A Di Đà[102].

Nhưng chính trong Vô lượng thọ kinh ưu bà đề xá nguyện sinh kệ, quan điểm của ThếThân như một nhà Tịnh độ giáo mới biểu lộ một cách trọn vẹn. Đây là lần đầu tiên Vô Lượng Thọ kinh được sử dụng như một văn bản nguyên ủy để sớ giải.

Qua nghiên cứu kinh ấy, Thế Thân đã đạt được hai kết quả.

Thứ nhất về mặt phương pháp, ông đưa ra thuyết năm niệm môn;

Thứ hai, về lý luận ông đề lên thuyết tự lựctha lực.

Cả hai thành tựu này sau đó đã có những ảnh hưởng cực kỳ to lớn trên quá trình phát triển của Tịnh độgiáo Trung quốcNhật bản. Phương pháp năm niệm môn đã khai sinh cho một loạt những phương  pháp Tịnh độ giáo khác như A Di Đà sám pháp, phương pháp quán tưởng hai mươi chín nấc;

Thuyết tự lựctha lực từ nguyên ủy xuất hiện trong Thập trụ tỳ bà sa luận 5, phẩm Dị hành nói rằng: “Phật pháp có vô lượng pháp môn như đường xá ở thế gian có khó có dễ, đường bộ đi chân thì khổ, đường thủy đi thuyền thì sướng”.

xa hơn nữa, nó có thể truy lên hình ảnh tảng đá và chiếc thuyền trong Những câu hỏi của Di Lan Đà. Những câu hỏi của Mi Lan Đà[103]  yếu tố mới đã được đưa vào:

“ग़ो वस्ससतमं अकुसलमं करेय्य मर​ऊअकाले च एकम्ं बुद्धगतमं सतिमं पतिलभेय्य सो देवेसु उप्पज्जेय्याति

Yo vassasataṃ akusalaṃ kareyya maraūakāle ca ekaṃ Buddhagataṃ satiṃ patilabheyya so devesu uppajjeyyāti”

Đó là một người, dù làm ác suốt đời, mà nhớ đến Phật vào lúc sắp chết, thì vẫn được sinh về thế giới lý tưởng. Mi Lan Đà đưa ra thắc mắc về trường hợp đó, và được Na Tiên trả lời qua hình ảnh một hòn đá dù nhỏ cách mấy, mà không ở trên thuyền thì cũng chìm, trong khi một tảng đá, dù nặng cả trăm xe vẫn nổi trên mặt nước, nếu chở trong thuyền[104].

Bản thân của Thế Thân trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá, 1 quyển[105], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1524, bản dịch Hán của Nguyên Ngụy Bồ Đề Lưu Chi dịch, thì không công nhiên dùng những từ tự lực- tha lực, nhưng nội dung của những từ đó thì quá rõ rệt.

Cho nên, khi sách ấy được Bồ Đề Lưu Chi dịch ra tiếng Trung quốc, đời Bắc Ngụy-Đàm Loan, đã viết Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú[106], 2 quyển, thuộc Đại Tạng Kinh 40, số hiệu 1819, chính thức sử dụng những từ tự lựctha lực, để xác định lập trường Tịnh độ giáo của mình.

Từ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú, Đàm Loan đã rút ra kết luận về vị trívai trò của Phật lực đối với con người. Về vị trívai trò này, Thế Thân xác quyết trong bài chỉnh cú đầu tiên của mình:

世尊我一心

歸命盡十方 

無礙光如來

願生安樂國[107]

Thế Tôn ngã nhất tâm,

Qui mạng tận thập phương,

Vô Ngại Quang NhưLai,

Nguyện sinh An lạc quốc.

Qua bài chỉnh cú ấy, cần chú ý thêm là Thế Thân dùng danh hiệu Vô Ngại Quang 無礙光,mà có thể ức đoán từ nguyên của nó là अमितप्रभ​ Amitaprabha, một trong mười hai danh hiệu liên hệ với ánh sáng của đức Phật A Di Đà[108].

Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, Thập trụ tỳ bà sa luận 5 tuy có dùng danh hiệu Vô Lượng Quang無量光và Vô Lượng Minh無量明, những danh hiệuliên hệ với ánh sáng, nhưng vẫn còn dùng danh hiệu Vô Lượng Thọ無量壽.

Thế Thân như vậy rõ ràng đứng về phía những người xác nhận đức A Di Đà thuần túy là một vị Phật của ánh sáng. Sự kiện này cũng có những ảnh hưởng quyết định đối với Đàm LoanTrung quốc cũng như Thân LoanNhật bản.

Trong Đại Tang Kinh 47, số hiệu 1978, Tán A Di Đà Phật Kệ[109], 1 quyển, Hậu Ngụy Đàm Loan soạn, Đàm Loan đã dùng danh hiệu Bất Khả Tư Nghị Quang不可思議光[110] , giữa ba mươi bảy danh hiệu khác để ca ngợi đức Phật A Di Đà.

Còn Shinran (親鸞Thân Loan) viết Tịnh độ hòa tán đã dùng lại những danh hiệu do Đàm Loan đưa ra. Sự thật, là câu: “Qui mạng tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai歸命盡十方無礙光如來"[111] đã được Thân Loan qui định như một bản tôn cho những người Tịnh độ giáo và gọi nó là Thập tự danh hiệu, như Biện thuật danh thể sao, Cải tà sao BTôn hiệu chân tượng minh văn B đã chép.

Thập tự danh hiệu hay danh hiệu mười chữ này sau đó đã cùng với lục tự danh hiệu, tức câu Nam mô A Di Đà Phậtcửu tự danh hiệu, tức câu Nam mô Bất Khả Tư Nghị Quang Như Lai đã trở thành những danh hiệu được viết lên để mà thờ, như Chân tôn cố thật truyền lai sao đã ghi.

Như thế, ở Ấn Độ tín ngưỡng A Di Đà tuy được nhiều kinh điển đề cập đến, mà A Di Đà Phật thuyết lâm liệt kê có hơn hai trăm bộ, vẫn chưa chiếm ưu thế của một tín ngưỡng.

Ngay cả đối với Long Thọ, tín ngưỡng A Di Đà chỉlà một bộ phận giữa các tín ngưỡng các đức Phật khác mà thôi. Đến ThếThân, tuy nó đã tiến lên chiếm một địa vịnổi bật, nhưng rồi sau đó thì không còn thấy một luận sư nào đề cập đến nữa.

Dẫu vậy, những công trình của Long ThọThế Thân đã trở thành nền móng vững chắc cho những phát triển về sau khi tín ngưỡng ấy du nhập vào các nước khác.

 


 

CHƯƠNG IV. TRUYỆN TỲ KHEO PHÁP TẠNG

VÔ TRÁNH NIỆM

 

TIẾT 1.

KHÁI QUÁT

Về nguồn gốc của Phật A Di Đà, kinh điển Phật giáo có nhiều truyền thuyết. Trong văn học Bản sinh, chỉ độc nhất có truyện tỳ kheo Thủ Đạt và Duy Tiên trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, Sinh Kinh 5, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, có nói tới.

Do tình hình tư liệu quá ít oi này, nó không cung cấp cho ta một mẫu hình nào về nguồn gốc bản sinh của Phật A Di Đà. Trong Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh[112], 1 quyển, cũng do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, nhắc lại chuyện nhân quả báo ứng giữa tỳ kheo Tịnh Mạng và tỳ kheo Vị Pháp rất tương tự với chuyện trên.

Tuy nhiên, đây là những truyện nói lên quan hệ giữa Phật Thích Ca với Phật A Di Đà, giải thích vì sao Phật Thích Ca đã sinh ra trong cõi Ta bà ô trược và đã khuyến thỉnh mọi người tín niệm Tịnh độ, chứ chưa phải đề cập đến chính bản thân Phật A Di Đà.

Về loại truyện Bản sinh đề cập chính bản thân Phật A Di Đà, tư liệu hiện còn rất phong phú. Có hơn 19 cốt truyện khác nhau mà quan trọng nhất dĩ nhiên là truyện tỳ kheo Pháp Tạng và truyện vua Vô Tránh Niệm.

 

 

TIẾT 2

TRUYỆN TỲ KHEO PHÁP TẠNG

Truyện tỳ kheo Pháp Tạng rất phổ biến, hiện có ba mươi quyển kinh kể tới với ít nhiều sai khác nhau. Nhưng cốt lõi có thể tóm tắt như sau: Trong thời quá khứ cách đây đã lâuđức Như Lai Thế Tự Tại Vương ra đời. Bấy giờ có tỳ kheo Pháp Tạng phát nguyện và được đức Phật ấn chứng là sẽ thành Phật A Di Đà trong cõi Tịnh độ.

Truyện này được hiện được tìm thấy trong nguyên điển Sanskrit: आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][113],  bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo và cũng được kể trong các bản dịch Hán văn như: Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 360, Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[114], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh[115], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[116], Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[117] và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh[118] v.v..

Đối chiếu các văn bản này chúng ta thấy một vài điểm như sau:

Trong số các bản văn này, Vô lượng thọ kinh, Đại A Di Đà kinhVô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đặt Như Lai Thế Tự Tại như là vị Phật cuối cùng của một loạt những đức Phật quá khứđứng đầu là Phật Nhiên Đăng hay cũng gọi là Định Quang.

Còn bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]),  bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, cùng bản dịch Hán Vô lượng thọ Như Lai hội, Đại thừa vô lượng trang nghiêm kinh thì đặt Như Lai Thế Tự Tại Vương là vị Phật đầu tiên của loạt đức Phật ấy mà vị Phật cuối cùng là Nhiên Đăng (Dīpaṃkara).

Đó là sai khác thứ nhất; Sai khác này đã xảy ra trong các kinh có kể chuyện Phật A Di Đà.

Một mặt ta có những kinh như: Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0632, Phật Thuyết Tuệ Ấn Tam Muội Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch[119]; Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0634, Phật Thuyết Đại Thừa Trí Ấn Kinh[120], 5 quyển, Tống Trí Cát Tường đẳng dịch, đã đặt Phật Định Quang như là vị Phật đầu tiên của một loạt các vị Phật mà vị cuối cùng là Huệ Thượng.

Mặt khác, Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0633, Phật Thuyết Như Lai Trí Ấn Kinh[121], 1 quyển, mất tên người dịch, đã đặt Định Quang là vị Phật cuối cùng, còn Huệ Khởi là vị Phật đầu tiên.

Thậm chí Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh[122], 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch, đã coi Nhiên Đăng là thầy của thái tửVô Niệm Đức Thủ, tiền thân của Phật  A Di Đà, tức Phật Nhiên Đăng là vị thầy của Phật A Di Đà.

Không những có sự sai khác nhau về vị trí của đức Như Lai Thế Tự Tại Vương, hai nhóm kinh trên còn khác nhau khi nói về nguồn gốc của tỳ kheo Pháp Tạng.

Nhóm trước nói rõ Pháp Tạng nguyên là một vị vua, sau khi nghe giáo hóa của đức Thế Tự Tại Vương bèn bỏ ngôi đi xuất gia.

Nguồn gốc vương giả này, nhóm thứ hai không nói tới, mà xác định ngay Pháp Tạng, hay cũng gọi là Pháp Sử, hay cũng gọi là Tác Pháp, mà tên trong bản Sanskrit là धम्मकर​ dhammakara, là một tỳ kheo trong chúng hội của đức Thế Tự Tại Vương.

Sựsai khác về nguồn gốc này cho thấy, tự nguyên ủy, hành trạng của Pháp Tạng tỏ ra không rõ ràng cho lắm và cần phải mô phỏng theo hành trạnghình ảnh của đức Thích Ca Mâu Ni như đã được quan niệm trong nền văn học Bản sinh cũng như trong những truyền thuyết lịch sử về cuộc đời đức Phật.

Đây là một dấu hiệu kết liên nguồn gốc đức Phật A Di Đà với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn sự sai khác về vị trí của đức Thế Tự Tại Vương đã đưa ra một số vấn đề.

Trước hết, nhóm kinh thứ nhất tuy đồng ý đặt Nhiên Đăng là vị Phật đầu tiên của một loạt các đức Phật, nhưng số lượng của loạt Phật ấy gồm bao nhiêu vị, thì lại không đồng nhất. Sai khác này có liên hệvới sự sai khác sốl ượng lời nguyện của A Di Đà mà các bản văn ấy ghi lại.

Tiếp đến, hai nhóm trên còn sai khác về thứ tự đức Phật Nhiên Đăng đứng đầu hay đứng cuối các đức Phật quá khứ.

Sự kiện đó nói lên hai lập trường khác nhau về quan hệ giữa đức Phật A Di Đàđức Phật Thích Ca. Ai cũng biết văn học Bản sinh có một câu chuyện rất đẹp về hành động quên mình của đức Phật Thích Ca đối với đức Phật Nhiên Đăng nên đã được ấn chứng thành Phật. Từ đó trở về sau, hai đức Phật ấy thường được gắn liền với nhau một cách khá thường xuyên, tùy theo quan điểm về liên hệtrước sau giữa hai đức Phật Thích CaA Di Đà, mà có sự thay đổi về vị trí của hai đức Phật Nhiên Đăng và Thế Tự Tại Vương.

Nhóm thứ nhất coi Thế Tự Tại Vương là vị Phật cuối cùng của loạt các vị Phật quá khứ trên mà đứng đầu là Phật Nhiên Đăng, bộc lộ rõ ràng xu thế chung là coi đức Phật A Di Đà là một vị Phật trẻ hơn Phật Thích Ca.

Điểm này ta thấy xuất hiện trong hai truyện Bản sinh dẫn trước trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, Sinh Kinh 5, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch[123] và và Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh[124], 1 quyển, cũng do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch. Nó chứng tỏ hành trạng Phật A Di Đà đã được mô phỏng theo hành trạng của Phật Thích Ca.

Trong khi đó, nhóm thứ hai lật ngược lại thứ tự trước sau của hai vị Phật Nhiên Đăng và Thế Tự Tại Vương để chứng tỏ đức Phật A Di Đà là một vị Phật cổ sơ, xuất sinh cũng như thành Phật trước đức Phật Thích Ca rất nhiều, làm điển hình cho sự nghiệp tìm đạo và chứng đạo của chính Phật Thích Ca.

Ở đây quá trình phát triển tất yếu của tín ngưỡng A Di Đà đã dần dần thể hiện sức mạnh của nó và dần dần chiếm lĩnh vị trí của chính tín ngưỡng của đức PhậtThích Ca. Đức Phật Thích Ca bấy giờ chỉ là người tuyên thuyết cho tín ngưỡng của Phật A Di Đà.

Sự tình này một phần nào giải thích cho sự sai khác số lượng các đức Phật quá khứ giữa hai đức Phật Nhiên Đăng và Thế Tự Tại Vương, bởi vì nếu Phật A Di Đà có một sự ưu việt nào đó, thì cũng giả thiết là có một quá khứ huy hoàng hơn. Từ đó tất nhiên không thể có cùng chung một Phật khai sáng là Nhiên Đăng.

Ngoài những sai khác về số lượng và thứ tựcủa các đức Phật trong quá khứ cũng như về nguồn gốc của Phật A Di Đà, các văn bản thuộc hai nhóm trên lại khác nhau về số lượng, và đôi khi thứ tự, của các lời nguyện của đức Phật A Di Đà.

Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinhĐại A Di Đà kinh chỉ ghi có 24 lời nguyện, trong khi Vô lượng thọ kinhVô lượng thọ như lai hội có tới 48. Bản Sanskrit, chỉ có 46 đại nguyện, Tạng bản đã phát triển lên 49 lời nguyện, trong khi Đại thừa vô lượng trang nghiêm kinh chỉ có 36 đại nguyện

Sự sai khác nhau về số lượng này đưa ra nhiều vấn đề rất lôi cuốn trong lịch sử tư tưởng bản nguyện của Phật giáo, trước khi bàn đến những vấn đề đó ở chương tiếp sau, phải xét qua một số những truyện Bản sinh khác mà chủ yếu là truyện vua Vô Tránh Niệm.

TIẾT 3.  TRUYỆN VUA VÔ TRÁNH NIỆM

Truyện Bản sinh vua Vô Tránh Niệm kể ra trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 2, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch[125], để trả lời câu hỏi của Tịch Ý về việc tại sao đức Thích Tôn đã ra đời trong một thế giới ô trọc, trong khi các đức Phật khác đã xuất hiện trong những thế giới thanh tịnh.

Lược truyện như sau: cách thời Phật đã lâu, có một vị chuyển luân vương tên Vô Tránh Niệm, có một đại thần tên Bảo Hải thuộc dòng dõi bà-la-môn. Bảo Hải có một người con đi xuất giathành đạo hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Khi Như Lai Bảo Tạng đến thành phố A-châu-la[126], Vô Tránh Niệm và các vương tử đã đến thăm và cúng dường ba tháng. Sau Bảo Hải đã khuyên vua phát bồ đề tâm vượt qua khổ hải cứu độ chúng sinh. Vô Tránh Niệm đã phát nguyện và được Phật Bảo Tạng ấn chứng sẽ thành Phật A Di Đà và làm giáo chủ cõi Cực lạc ở phương tây.

Trong nguyên điển Sanskrit của Kinh Bi-Hoa, hiện có, với tựa đề: करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram[127], phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, tìm thấy tương đương với tên Vô Tránh Niệm無諍念 là आरणेमिन् āraṇemin.

Tương đương với करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram là bản Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[128], do Tây Tạng dịch sư Ye-śes sde và Ấn độ dịch sư Jinamitra, Śīlendrabodhi cọng dịch; và bản Tạng ngữ thứ hai: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 112[129], do Tây Tạng dịch sư Ye-śes sde , và ba Ấn-độ dịch sư: Jinamitra, Surendrabodhi và Prajñāvarma cọng dịch. Nội dung, chi tiết của hai bản này khá tương tự nhau, nhưng thứ tự và cách sắp xếp có nhiều chỗ dị biệt…. Trong hai bản dịch Tạng ngữ này, tìm thấy tên tương đương với từ आरणेमिन् āraṇemin và Vô Tránh Niệm無諍念, đều được dùng là རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud, có nghĩa là: vành tăm bánh xe.

Còn Vô Tránh Niệm無諍念[130],đó là tên Đàm Vô Sấm dùng trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, của Kinh Bi Hoa 2; còn Đại Tạng Kinh 3, số hiệu 0158, Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi Kinh 3[131], mất tên người dịch, thì gọi là Ly Tránh離諍[132].

Hai bản dịch Hán ở trên hiểu là: Vô Tránh 無諍 và Ly Tránh 離諍, là xuất phát từ cách hiểu và phân tích ngữ pháp của từ आरणेमिन् āraṇemin, tức là do tiền tố phủ định từ आ a (không) + रण raṇa (=đấu tranh, chống đối…), nên आरणेमिन् āraṇemin có nghĩa là không có đấu tranh chống đối.

Trong khi đó bản Tây Tạng dịch आरणेमिन् āraṇemin thành རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud, là do tách Sandi khác nhau, tức bản Tạng ngữ hiểu आरणेमिन् āraṇemin, là thiết lập do अर ara (tăm) + नेमी nemī (vành bánh xe). Nên đã dịch नेमी nemī = མུ་ཁྱུད་ (vành bánh xe), còn अर ara dịch = རྩིཀྱི་ (tăm/căm), do đó आरणेमिन् āraṇemin hay རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud: có nghĩa vành tăm bánh xe.

Ngoài ra, Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2154, Khai Nguyên Thích Giáo Lục 2, Đường Trí Thăng soạn[133], có ghi Nhàn cư kinh một quyển閑居經一卷, là của Trúc Pháp Hộ rồi chua thêm như sau: "đồng bản dị dịch của kinh Bi hoa lần đầu tiên dịch ra, xem Tăng hựu lục"[134].

Khảo cứu Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2145, Xuất Tam Tạng Kí Tập - 2, Lương Tăng Hữu soạn[135], thì có chép Nhàn cư kinh 1 quyển閑居經一卷là của Trúc Pháp Hộ,[136] nhưng không nói gì về liên quan của nó với kinh Bi hoa.

Ngày nay, Nhàn cư kinh 1 quyển 閑居經一卷, là một bộ phận của Sinh Kinh 2[137], Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, thuộc Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0154, với nhan đề: Phật thuyết nhàn cư kinh佛說閑居經[138], và nội dung không dính dáng gì đến kinh Bi hoa.

Đại Tạng Kinh 49, số hiệu 2034, Lịch Đại Tam Bảo Kỉ[139], 15 quyển, Tùy Phí Trường Phòng soạn, phân ra hai bộ: Nhàn cư kinh, một bộ một quyển và thuộc vào Sanh kinh[140], còn bộ kia mười quyển là "đồng bản dị dịch dị danh của Đại bi phần đà lợi kinh"[141].  

Nói rõ ra, vào khoảng năm 597, kể từ lúc Phí Trường Phòng viết xong Lịch đại tam bảo kỉ,  người ta có nhắc tới một bản dị dịch của kinh Bi hoa mang tên Nhàn cư kinh. Khoan nói tới tính chính xác của thuyết ấy, chỉ cần xét xem, nếu Nhàn cư kinh quả có một liên hệ tới kinh Bi hoa thì làm sao nó lại mang tựa đề nhàn cư閑居?

Nhàn cư 閑居phổ thông là một dịch phẩm của từ Sanskrit: आरण्य ​āraṇya, mà thông thường cũng được phiên âm A-lan-nhã. Vậy, Nhàn cư kinh, nếu quả là dị bản của kinh Bi hoa, thì hẳn phải do đọc lệch tên आरणेमिन् āraṇemin thành आरण्य ​āraṇya.

Vậy thì, आरणेमिन् āraṇemin có thể hiểu theo ba cách:  

(1) Hoặc आ a (không) + रण raṇa (=đấu tranh, chống đối…) để cho ta tên Ly Tránh hoặc Vô Tránh. Còn chữ Niệm trong Vô tránh niệm là một phiên âm của ṇemin.

(2) Hoặc hiểu là do अर ara (tăm) + नेमी nemī (vành bánh xe), để cho tên Tây tạng རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud, có nghĩa là: vành tăm bánh xe.

(3) Hoặc hiểu आरणेमिन् āraṇemin đọc lệch thành आरण्य ​āraṇya với nghĩa nhàn cư.

Như thế, ba cách hiểu vừa nêu có quan hệ gì với nhau không?

Đầu hết, giữa nhàn cưvô tránh cũng như ly tránh, tuy có thể nghĩ quan hệ giữa chúng xuất phát từ việc viết sai आरणेमिन् āraṇemin thành आरण्य ​āraṇya, nhưng trên thực tế cũng đã từng có những kết nối giữa hai từ đó với nhau. Thí dụ như ở Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1009, Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni Kinh, 1 quyển, Đường Bất Không dịch[142] vào giữa thế kỷ thứ VIII, trong khi trình bày 4 phương thức để đạt đến đà la ni ấy, đã kể cách đầu tiên là: "Tập a lan nhã và cực vô tránh xứ"[143]. Rõ ràng, trong văn học Phật giáo Sanskrit đã có một nỗ lực truy tìm ngữ nguyên của आरण्य ​āraṇya đến từ आ a (không) + रण raṇa (=đấu tranh, chống đối…). Vì thế, giữa Vô tránh hay Ly tránh và Nhàn cư không phải là không có những liên quan.

Vô Tránh Niệm無諍念 hay आरणेमिन् āraṇemin phổ thông được giải thích là một tên phối hợp giữa hai yếu tố: आरण​ āraṇa: dịch là vô tránh, và णेमिन् ṇemin: phiêm âm là niệm; tuy nhiên, chữ niệm có thể là tàn dư ảnh hưởng của tên thái tử Vô Niệm Đức Thủ 無念德首, tiền thân của Phật Vô Lượng Thọ trong Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, 1 quyển,  Ngô Chi Khiêm dịch[144].

Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1012, Phật Thuyết Xuất Sinh Vô Lượng Môn Trì Kinh[145], 1 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch, có tên Vô Niệm Đức Đạo無念德道[146]; trong khi đó, Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1013, A Nan Đà Mục Khư Ni A Ly Đà Kinh[147], 1 quyển, Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La dịch chỉ gọi Vô niệm 無念[148].

Chữ無念vô niệm ở đây là do dịch chữ Sanskrit:  अचिन्त्य​ acintya, bởi vì các bản dịch khác của kinh vừa nói, tức Đại Tạng Kinh 19: số hiệu 1014, Vô Lượng Môn Phá Ma Đà La Ni Kinh[149], 1 quyển, Lưu Tống Công Đức Trực, Huyền Sướng dịch; số hiệu 1015, Phật Thuyết A Nan Đà Mục Khư Ni A Ly Đà Lân Ni Kinh[150], 1 quyển, Nguyên Ngụy Phật Đà Phiến Đa dịch; số hiệu 1017, Phật Thuyết Nhất Hướng Xuất Sinh Bồ Tát Kinh[151], 1 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch; số hiệu 1009, Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni Kinh[152], 1 quyển, Đường Bất Không dịch và số hiệu 1018, Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni Kinh, 1 quyển,  Đường Trí Nghiêm dịch[153] đều dịch là bất tư nghị不思議.

Về liên hệ giữa hai bản Tạng dich: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[154], và bản Tạng ngữ thứ hai: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo; hai bản có từ tương đương với आरणेमिन् āraṇemin thành là từ: “ རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud”, đây là do phân tích आरणेमिन् āraṇemin thành अर ara (tăm) + नेमी nemī (vành bánh xe). Cách phân tích này này hiện không thấy xảy ra trong các dịch bản Hán văn, nhưng cũng đưa đến nhiều gợi ý khá lôi cuốn:

Một mặt, từ अर ara (tăm) là do động từ căn: /, với nghĩa chuyển động, đi tới, khiêu khích. Động từ căn /, đạo xuất अर ara với nghĩa màu vàng lợt, mặt trời, ánh bình minh, ánh sáng. Như trong Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0001, Trường A Hàm Kinh, 22 quyển, Hậu Tần Phật Đà Da Xá cộng Trúc Phật Niệm dịch, Kinh Đại Bản chép: “Đức  Phật  Thi-khí  có  cha  tên  Minh  Tướng”[155];

So sánh điểm này với các bản dịch tương đương:

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0002, Thất Phật Kinh, 1 quyển,  Tống Pháp Thiên dịch, dùng chữ: A-rô-Ta阿嚕拏[156];

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0004, Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch, dùng chữ A-luân-Ta阿輪拏[157];

Và lại đem đối chiếu với Kinh Đại Bản, của Trường Bộ Kinh[158] Kinh chép như sau:

“षिखिस्स​, भिक्खवे, भगवतो अरहतो सम्मासम्बुद्धस्स अरुणो नाम राजा पिता अहोसि” (Sikhissa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa aruṇo nāma rājā pitā ahosi.)[159]

“Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Thi-khí, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tên là Aruṇa”

 Vậy vua आरुण​ Aruṇa, phụ thân của Phật Thi Khí có tên liên hệ nào đó với vua आरणेमिन् āraṇemin, tiền thân của Phật A Di Đà.

Đại Tạng Kinh 21, số hiệu 1340, Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh 17[160], Tùy Xà Na Quật Đa dịch, Đại kể chuyện vào thời quá khứ của đại kiếp Thiện Hành Lộ, sau khi Như Lai Sơn Thượng đã nhập diệt, có vị Bồ tát tên Minh Tướng phát đại nguyện muốn tất cả chúng sinh được an lành. Bấy giờ cách thếgiới của Minh Tướng tới cả ngàn ức cõi nước, có đức Phật hiệu Sa La vương, bèn ấn chứng cho Minh Tướng: Trong tương lai trải qua bốn mươi a tăng kỳ kiếp sẽ được thành chánh giác tên Như Lai Vô Lượng Thọ[161].

Như thế, Bồ tát Minh Tướng phải có tên Sanskrit là आरुण​ Aruṇa, tức đồng với Pāli. Quan hệ giữa आरुण​ Aruṇa và आरणेमिन् āraṇemin qua trung gian động từ căn /, do vậy, vị tất là không có ý nghĩa. Cho nên, Tạng bản dịch आरणेमिन् āraṇemin thành từ: “ རྩིབྶཀྱི མུ ཁྱུད​ Rtsibs kyi Mu Khyud”, không phải là không có cơ sở.

Ngoài ra, quan hệ आरणेमिन् āraṇemin - आरुण​ Aruṇa đã xuất hiện thêm một chi tiết khác là trong hai nguời đệ tử của Phật Thi Khí thì một người đã có tên giống như đệ tử của Phật A Di Đà kể ra  trong kinh Bi Hoa. Điều này cũng được nói trong Trường A-hàm và các Đơn hành bản của nó:

- Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0001, Trường A Hàm Kinh 1, Hậu Tần Phật Đà Da Xá cộng Trúc Phật Niệm dịch, Kinh Đại Bản, kể là: A-tì-phù 阿 毗 浮, Tam-bà-bà 三 婆 婆[162].

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0002, Thất Phật Kinh, 1 quyển, Tống Pháp Thiên dịch, dùng chữ: Bộ, Tam-bà-phạ 部三婆嚩[163];  

-Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0004, Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch, dùng chữ: đệ tử số một là A-tỉ-vụ 阿比務, số hai là Tam-tham 三參[164].

so sánh với Kinh Đại Bản, của Trường Bộ Kinh[165] , kinh chép: “Sikhissa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa abhibhūsambhavaṃ nāma sāvakayugaṃ ahosi aggaṃ bhaddayugaṃ”: Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhứt đệ tử của Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tên là Abhibhū và Sambhava”[166].

Kinh करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka (Bảo Tích), phẩm thứ tư, tựa đề: बोधिसत्त्व-व्याकरण-परिवर्तश्चतुर्थः bodhisattva-vyākaraṇa-parivartaścaturthaḥ[167], nguyên điển Sanskrit hiện có, có kể chuyện Phật आमितायुष् āmitāyuṣ (Vô Lượng Thọ 無量壽), đã dẫn dắt người con thứ hai của Bảo Hải tên ज्ञानसमंभव​ saṃbhava thành Phật hiệu là व्ऐरोचन​ vairocana  (Đại Nhật). Ở trong bản Tây Tạng của Kinh này, འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[168], cũng đề cập truyện kể tương tự.

Qua những bàn cãi trên, tên Vô Tránh Niệm với những liên hệ आरणेमिन् āraṇemin - आरुण​ Aruṇa- अचिन्त्य​ acintya (Vô Tránh Niệm / Minh Tướng / Vô Niệm) đã cho chúng ta thấy thấy truyện Bản sinh đức Phật A Di Đà đã  ăn sâu như thế nào vào truyện Bản sinh của các đức Phật khác và đã biến thể như thế nào qua những thư tịch, văn bản khác nhau. Sự thẩm thấu và vay mượn lẫn nhau chứng tỏ xu thế phát triển của tín ngưỡng từng thời đại, từng địa vực từ nguồn gốc chung.

Cho nên cùng một nhân vật trong cùng một cốt truyện mà ở đây thì được đồng nhất với đức Phật này và ở kia thì lại đồng nhất với đức Phật khác.

Chẳng hạn, chuyện Bản sinh vua དྤལགྱི གྗི བྲྗིད Dpal Gyi gji Brjid (Thắng Oai/ Oai Đức), thì trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0371, Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Kí Kinh, 1 quyển, Tống Đàm Vô Kiệt dịch, thì đồng nhất với Phật A Di Đà[169]; còn trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0372, Phật Thuyết Như Huyễn Tam Ma Địa Vô Lượng Ấn Pháp Môn Kinh[170], 3 quyển, Tống Thí Hộ đẳng dịch,thì lại đồng nhất với Phật Thích Ca.

Đây là những điểm chúng ta cần chú ý khi tìm hiểu nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà.

 

 


 

 

 

Chương IV. ĐỐI CHIẾU BẢN NGUYỆN

CỦA PHẬT-A-ĐÀ TRONG KINH TẠNG

 

TIẾT I. GIỚI THIỆU

BẢN NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNG

VÔ TRÁNH NIỆM VƯƠNG

Truyện Bản sinh Pháp Tạng được ghi trong आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, tức सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][171],  bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, cùng nhiều Kinh Hán Tạng như: Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 360, Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[172], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh[173], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[174], Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[175] v.v.. đều có ghi lại rằng Pháp Tạng đã bày tỏ bản nguyện của mình trước đức Như Lai Thế Tự Tại Vương.

Trong khi truyện Bản sinh Vô Tránh Niệm ghi ở trong  करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram[176], phẩm phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, bản Tây Tạng འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[177], và bản Tạng ngữ thứ hai tựa đề là: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[178] thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh số hiệu 111 – 112; cùng với bản dịch Hán ngữ của Đàm Vô Sấm dùng trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, Kinh Bi Hoa 2[179], ghi lại rằng Vô Tránh Niệm trình bày trước đức Như Lai Bảo Tạng.

Và điểm chung của hai nhóm kinh này, là sau đó, cả Pháp Tạng cũng như Vô Tránh Niệm đã được hai đức Như Lai trên ấn chứng trở thành Phật A Di Đàquốc độ Cực lạc phương tây.

Số lượng và thứ tự các bản nguyện của Pháp Tạng trong các bản văn không giống nhau. Đối chiếu các văn bản này như sau:

- Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][180], được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17.  Nếu So với bản Hán dịch Vô Lượng Thọ kinh của Khương Tăng Khải, bản Sanskrit, bản Sanskrit này chỉ có bốn mươi sáu đại nguyện, không có nguyện thứ chín là thần túc vô ngại và nguyện hai mươi mốt là nguyện nhân thiênba mươi hai tướng tốt.

- Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, mà nội dung của bản này tương đương với Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[181] . Có bốn chín đại nguyện tăng thêm một nguyện thứ 38: “Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các Bồ tát ở các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu A Di Đà thì đều cung kính lễ bái

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361: Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [182], Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán, so sánh với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch, cùng với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh, Vương Nhật Hưu, giáo tập, Tống[183]. Hai kinh ghi có hai mươi bốn lời thệ, nhưng nội dung và thứ tự lại không đồng nhất

- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[184], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[185], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch, có bốn mươi tám lời nguyện.

-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, có 36 lời nguyện.

 

TIÊT 2

TOÁT YẾUSO SÁNH CÁC ĐẠI NGUYỆN

Trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [186], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán, ghi lại Hai mươi bốn lời nguyện có thể tóm tắt như sau:

(1) Trong nước Phật không có ba đường dữ.

(2) Những ai sinh vào nước ấy không còn trở vào ba đường dữ.

(3) Nhân dân cùng có một sắc vàng.

(4) Không cóphân biệt nguồn gốc trời người.

(5) Đều có hiểu biết về đời trước.

(6) Đều có thiên nhãn thông.

(7) Đều có tha tâm thông.

(8) Đều bay đi tự tại.

(9) Đều có thiên nhĩ thông.

(10) Không có ái dục.

(11) Luôn luôn trụ trong Niết bàn.

(12) Có vô số đệ tửla hán.

(13) Chính mình có ánh sáng vô lượng.

(14) Chính mình có thọ mạng vô lượng.

(15) Nhân dân cũng thọ mạng vô lượng.  

(16) Nhân dân không có lòng dữ.

(17) Tiếng tăm vang khắp mười phương và hết thảy chúng sinh đều muốn sinh về Cực lạc.

(18) Nhân dân các quốc độ Phật đem lòng thanh tịnh niệm Ta thì khi chết Ta và đệ tử đều đến rước.

(19) Nhân dân các quốc độ Phật dù đời trước làm ác, nghe danh hiệu Ta mà hối cải muốn sanh vềnước Tathì sẽ toại nguyện.

(20) Các vị Bồ tát đều một kiếp thành Phật.

(21) Các vị Bồ tát đều có 32 tướng tốt.

(22) Các vị Bồ tát đều có đủ đồvật đểcúng dường các đức Phật mười phương.

(23) Các vị Bồ tát muốn ăn thì có đồ ăn. Ăn xong bát báu tự đi.

(24) Các Bồ tát thuyết pháp hành đạo như đức Phật.

Đó là toát yếu lời nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.

Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[187], 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch hay còn gọi là Đại A Di Đà kinh cũng có hai mươi bốn nguyện nguyện nhưng thứ tự và nội dung không thống nhất.

Cho nên, trừ nguyện thứ nhất của hai bản giống nhau, còn nguyện thứ hai trở đi không những thứ tựmà nội dung cũng bị đảo lộn. Có nguyện có trong bản này mà không có trong bản kia và ngược lại. Ví dụ sơ lược:  

-Nguyện thứ tư và nguyện thứ hai mươi của Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh không có trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, trong khi nguyện thứ mười hai trong bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh lại không thấy trong kinh Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.

-Có nguyện trong bản Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh thì chia thành hai, còn bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh thì hai góp lại một. Chẳng hạn nguyện thứ sáu và thứ chín của Vô lượng bình đẳng giác kinh, góp thành một trong nguyện thứ mười bảy của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A Di Đà) Kinh.

Nói chung, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh đã có những nguyện sau, mà không thấy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, đó là:

-Nguyện thứ hai: không có phụ nữ trong nước Phật A Di Đà, và nếu phụ nữ sinh về thì trở thành đàn ông;

-Nguyện thứ ba, có đầy đủ châu báu, nhà cửa, áo quần, ăn uống;

-Nguyện thứ mười một: Bồ tát quốc độ Phật A Di Đà không có ý nhớ phụ nữ;

-Nguyện thứ mười hai: các Bồ tát a la hán thương yêu kính trọng không ganh ghét nhau;

-Nguyện thứ mười bảy và mười tám: bản thân Phật A-di-đà có thiên nhãn thiên nhĩ và trí huệ tuyệt vời;

-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[188], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[189], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch đã phát triển hai mươi bốn lời nguyện trên thành bốn mươi tám nguyên.  Về bốn mươi tám nguyện này thì hai mươi lăm lời nguyện đầu gần đồng nhất với hai mươi bốn nguyện đã nêu ở trên. Do đó, để thấy toàn bộ, ta sẽ kể từ nguyện 26 trở đi.

(26) Nguyện nhân dân trong nước đều có thân hình của Na La Diên.

(27) Nguyện trong nước mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vời.

(28) Ai cũng thấy được cây bồ đề to lớn.

(29) Mọi người đều có khả năng biện tài.

(30) Các Bồ tát đều có trí tuệ biện tài vô lượng.

(31) Quốc độ trong sạch chiếu khắp mười phương.

(32) Nguyện trong nước đầy dẫy hương thơm vi diệu.

(33) Chúng sinh ở các quốc độ Phật nhờ ánh sáng Phật A-di-đà soi rọi, thân tâm được êm dịu.

(34) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu, đều được vô sanh pháp nhẫn và các tổng trì.

(35) Nguyện nghe danh hiệu mà chuyển được thân đàn bà thành đàn ông.

(36) Nguyện nghe danh hiệutu tập phạm hạnh cho đến khi thành Phật.

(37) Nguyện nghe danh hiệu thì đều tu hạnh Bồ tát, năm vóc gieo xuống đất, trời người đều kính tôn.

(38) Áo quần của dân trong nước đều tự do muốn là được, không cắt may giặt nhuộm.

(39) Nguyện dân trong nước vui sướng như các vị giải thoát.

(40) Nhân dân trong nước, muốn thấy các Phật độ thì ngồi dưới gốc cây báu, chúng sẽ hiện ra.

(41) Nguyện các Bồ tát ở khắp mọi phương khi nghe danh hiệu, thì cho tới lúc thành Phật luôn luôn đầy đủ các giác quan.

(42) Nguyện các Bồ tát khắp mọi phương, khi nghe danh hiệu, đạt được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong khoảng khắc cúng dường vô số các đức Phật không thiếu sót vị nào.

(43) Nguyện các Bồ tát ở khắp nơi, khi nghe danh hiệu, đều sanh vào các nhà phú quí.

(44) Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu, đều vui mừng tu hạnh Bồ-tát.

(45) Nguyện các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được tam muội Phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.

(46) Nguyện các Bồ-tát trong nước nếu muốn nghe pháp thì tự nhiên được nghe.

(47) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được địa vị không còn thối lui.

(48) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghedanh hiệu thì liền đạt được pháp nhẫn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, liền được địa vị không thối lui.

Đó là nội dung bốn mươi tám lời nguyện của Phật  A-di-đà như đã ghi trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh. Đối chiếu với những bản kinh khác, đặc biệtĐại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích cùng với Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, thì nội dung chúng tương đối giống nhau, còn về mặt thứ tự thì thường hay khác. Ví dụ:

-Nguyện thứ 23, của Vô Lượng thọ kinh tương đương với nguyện thứ 21 của bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.

-Nguyện thứ 40, 42 và 45 của Vô Lượng thọ kinh tương đương với  nguyện thứ 38, 40 và 43 của bản bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.

Đối với bản Tây Tạng Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo cũng vậy, nhưng sự sai khác tỏ ra nhiều hơn, vì Tạng bản sai khác một nguyện nói về âm nhạc vi diệuquốc độ Cực Lạc, nếu đối chiếu với bản Hán thì không có tương đương, thứ tự xen vào sau nguyện thứ 32 và trước nguyện thứ 33 của bản Hán Vô Lượng thọ kinh.

Còn đối với Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích thì nội dung và thứ tự không sai khác cho lắm.

Ngoài hai truyền bản hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện vừa giới thiệu, còn có Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, ghi ba mươi sáu lời nguyện đặc biệt nhấn mạnh đến việc cúng dường chư Phật. Và phát biểu theo lối khẳng định, chứ không phải theo lối phủ định, như đã gặp trong các truyền bản trên, tóm tắt như sau:

(1) Trong nước không có ba điều dữ.

(2) Không có phân biệt trời người.

(3) Chúng sinh sinh về có đại thần thông.

(4) Có túc mạng thông.

(5) Có thiên nhãn thông.

(6) Có tha tâm thông.

(7) Ở trong tình trạng chánh tín.

(8) Luôn luôn ở trong niết bàn.

(9) Dù ở trong tình trạng Thanh văn Duyên giác cũng đều thành Phật.

(10) Có ánh sáng vô biên.

(11) Có thọ mạng vô lượng.

(12) Tiếng tăm lừng lẫy mười phương.

(13) Những chúng sinh chí thành niệm danh hiệu khi chết sẽ được Phật A Di Đà và các tỳ kheo đến rước.

(14) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà muốn sinh về quốc độ Phật nào thì sinh.

(15) Chúng sinh trong Thế giới Cực lạc đầy đủ 32 tướng tốt.

(16) Có chúng sinhđại nguyện chưa muốn thành Phật thì nhờ oai lực của Phật A Di Đà giáo hoá hết thảy hữu tình.

(17) Chúng sinhThế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật khắp mười phương thì có đủ phương tiện để cúng dường.

(18) Các Bồ-tát ở Cực lạc đều thành tựu nhất thiết trí, giỏi bàn các pháp yếu.

(19) Các Bồ-tát ởCực lạc dùng thần thông đem đủ tư liệu đểcúng dường chư Phật ở mười phương.

(20) Các Bồ-tát nếu không đem đến được thì nhờ oai lực Phật A Di Đà, mà các đức Phật đưa tay đến nhận lấy.

(21) Các vị Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật mà không rời quốc độ mình, thì nhờthần lực A-di-đà khiến cho các đồ cúng dường tự đến các quốc độ Phật kia.

(22) Các vị Bồ-tát quốc độ Tịnh độthần lực của Na La Diên và ánh sáng rực rỡ.

(23) Các vị Bồ-tát có khảnăng thuyết pháp vô ngại.

(24) Các vị Bồ-tát đem mọi thứ trân báu làm lò trầm để đốt những cây chiên đàn vô giá cúng dường khắp mười phương các đức Phật.

(25) Thế giới Cực lạc trong sáng như gương.

(26) Các Bồ-tát quốc độ ấy luôn luôn vui sướng, thường ởtrong tam muội bình đẳng.

(27) Những người mang thân đàn bà, nghe danh hiệu Phật A-di-đà và qui y đảnh lễ khi lâm chung thì sẽ sinh về Thế giới Cực lạc và trởthành đàn ông.

(28) Mười phương vô số Thanh văn Duyên giác khi nghe danh hiệu Phật A Di Đàtu trì tịnh giới thì nhất định sẽ giác ngộ vô thượng.

(29) Các Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều lễ bái qui mạng.

(30) Áo quần ở quốc độ Cực lạc khỏi cắt may, giặt nhuộm.

(31) Tất cả chúng sinh nghe danh hiệu của Phật A-di-đà thì đều được vô sinh pháp nhẫn.

(32) Tất cả Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tịch tịnh tam muội.

(33) Tất cả Thanh văn, Bồ-tát khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều được vô sinh pháp nhẫn, an trụ vào vô công dụng hạnh.

(34) Các Bồ-tát ở mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tam muội phổ biến Bồ-tát.

(35) Các Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc đều tùy ý giảng phápnghe pháp.

(36) Tất cả các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu của Phật A Di Đà thì được nhẫn thứ nhất cho đến vô sinh pháp nhẫn.

 

TIẾT 3.

QUAN HỆ GIỮA CÁC TRUYỀN THỐNG BẢN NGUYỆN

3.1. Về hình thức ngữ pháp

Ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, được lược kể ở tiết trước, tuy chúng có những liên hệ nhất định với bốn mươi tám lời nguyện, điểm đặc trưng vẫn là hình thức khẳng định của bản thân những lời nguyện ấy.Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh tỏ ra có một sự canh cải do những yếu tố tiếp thu từ Kinh करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka (Kinh Bi Hoa).

Cụ thể là trong bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[190], của Bắc Lương Đàm Vô Sấm, kể có bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm trước Phật Bảo Tạng, nhưng về hình thức khác với bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[191]:

- Bản dịch của Khương Tăng Khải, đã sử dụng hình thức phủ định: "... nếu không ... thì tôi không..." mà trong nguyên điển Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, ( सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā])[192] , sử dụng là: “षचेन्मे…न​… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ”.

Ví dụ: Lời nguyện thứ ba trong सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ:

३. सचेन्मे भगवंस्तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजातास्ते च सर्वे नैकवर्णाः स्युर्यदिदं सुवर्णवर्णाः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥ (3. sacenme bhagavaṃstatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātāste ca sarve naikavarṇāḥ syuryadidaṃ suvarṇavarṇāḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyak saṃbodhi mabhisaṃbudhyeyam || )

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã được sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, hết thảy thân thể đều đồng một màu sắc kim loại chân thực, nếu không được như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.Bạch Thế Tôn, nếu ở nơi quốc độ Phật ấy của con có địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và thân A-tu-la; thì con nguyện không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[193].

-Bản dịch của Đàm Vô Sấm, bốn mươi tám lời nguyện ở đều dùng hình thức khẳng định: "Nếu tôi được ... thì ...", mà ở trong आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra và Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo đều không thấy sử dụng.

3.2. Về nội dung

Bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm cũng có những nét tương đồng với bốn mươi tám lời nguyện của Pháp Tạng, chỉ trừ nguyện thứ ba mươi lăm, nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám.

Nguyện thứ ba mươi lăm nói tới việc không có núi non cũng như các khái niệm tham sân si, ác đạo v.v.., và đặc biệt là không có đại dương, một chi tiết không bao giờ kể tới trong khi mô tả Cực lạc.

Nguyện nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám thì nói việc niết bàn của Phật A-di-đà, các Bồ-tát, và các người đàn bà, khi nghe danh hiệu thì sung sướng và không bao giờ sinh làm đàn bà nữa.  Ba lời nguyện này, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch đương nhiên không có.

Vậy, quan hệ giữa ba mươi sáu lời nguyện Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh và Bốn mươi tám lời nguyện của Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[194], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, là như thế nào?

Trước đây, những người nghiên cứu thường xét vị trí của ba mươi sáu lời nguyện trong liên hệ với hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện của những truyền bản khác, vì họ giả thuyết bốn mươi tám lời nguyện trong Bi hoa kinh chỉ là một hình thái khác của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, chứ không có những sai biệtcăn bản.

Cho nên, phần lớn đã đề xuất những quan điểm khác nhau liên hệ đến vị trí của ba mươi sáu lời nguyện, mà thường coi nhẹ ảnh hưởng của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[195], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

a) Nghiên cứu của Kimura Taiken

Sự so sánh các truyền thống, số mục bản nguyện v.v.. đã được Học giả Nhật bản Kimura Taiken, nghiên cứuđối chiếu rõ ràng trong Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận[196] của mình, ở đây không để tránh dài dòng, sẽ không lặp lại nhiều về ý tưởng mà Kimura Taiken đã trình bày[197]

Kimura Taiken trong khi đi tìm nguồn gốc của tư tưởng bản nguyện đã phát hiện một hiện tượng khá đặc biệt là loại tư tưởng ấy đã phát triển theo một loại hình cấp số công lấy số sáu làm cơ sở.

Căn cứ theo nghiên cứu của Kimura Taiken, đối cùng một số bản Sanskrit-Tây Tạng hiện biết liên hệ với nghiên cứu này, chúng tanhận định sơ lược như sau:

Từ sáu lời nguyện trong nguyển điển Sanskrit: आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā[198] , tức tương đương bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0227, Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 10 quyển, Hậu Tần năm 408, của Cưu Ma La Thập dịch [199].

Từ sáu nguyện đó, nó đã phát triển thành mười hai và mười tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch; và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[200] (Đại A Di Đà kinh)  2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch.

Tiếp đến là: ba mươi lời nguyện, trong Đại phẩm Bát-nhã, hiện còn tìm được trong trong các văn bản:

-Nguyên điển Sanskrit của Đại phẩm Bát-nhã: पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật) bản Sanskrit của Kinh này có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934.

-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 09, ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật)[201].

-Hán dịch, Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0220, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển, Đường Huyền Trang dịch và số hiệu 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch.

Cùng các văn bản chú giải ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa (Đại Phẩm Bát Nhã), cũng nói đến ba mươi lời nguyện này, như:

-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 3787, thuộc Bát-nhã bộ, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi ḥgrel-pa[202] (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận).

-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Bát-nhã bộ, số hiệu 3788, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་གྱི་ཚིག་ལེའུར་བྱས་པའི་རྣམ་པར་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi tshig-leḥur-byas-paḥi rnam-par ḥgrel-pa[203] (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận thích).

Lại từ ba mươi lời nguyện, trong Đại phẩm Bát-nhã, phát triển thành ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.

Tiếp theo lại tăng lên thành bốn mươi tám nguyện trong Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh.[204]

Quá trình phát triển đó rõ ràng điềm chỉ một trật tự số học nhất định, dẫu hiện tại cấp số 7 chưa có một văn bản nào chứng thực, nghĩa là hiện chưa tìm ra văn bản nào ghi bốn mươi hai nguyện.

Thế thì, quan hệ phát triển cấp số giữa chúng là thế nào? Phải chăng chúng đã phát triển theo cấp số từ nhỏ đến lớn? Hay ngược lại là một số giảm trừ từ lớn đến nhỏ?

Kimura Taiken trả lời trong Đại Thừa Phật giáo tư tưởng luận là quá trình phát triển đã theo trật tự từ nhỏ tới lớn. Nói rõ ra, đầu tiên hết là sáu nguyện, rồi sau đó bổ sung và hoàn chỉnh cho đến lúc bốn mươi tám nguyện xuất hiện, đáp ứng phần lớn yêu cầu một xã hội lý tưởng theo quan niệm Phật giáo.

b) Nhận định của Mochizuki Shinko

Học giả nhật bản Mochizuki Shinko, tuy không hoàn toàn nhất trí với thuyết phát triển cấp số của Kimura Taiken, cũng thừa nhận quá trình phát triển từ số nhỏ tới lớn của số lượng những lời nguyện trong các kinh:

Từ sáu lời nguyện trong आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā (Tiểu phẩm bát nhã), đã tăng lên thành hai mươi mốt lời nguyện trong trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch, rồi tăng lên thành hai mươi bốn nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [205], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch; sau đó tăng thành ba mươi nguyện trong पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā (Đại phẩm Bát-nhã), rồi ba mươi sáu lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch; và cuối cùng bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinhĐại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích.

Học giả Mochizuki Shinko đã nhận xét thêm là quan hệ trước sau giữa ba mươi sáu lời nguyệnbốn mươi tám lời nguyện nguyện thật khó mà khẳng định một cách dứt khoát, bởi vì ba mươi sáu lời nguyện có thể là một dạng bất toàn của bốn mươi tám lời nguyện.

Trong một giới hạn nào đó, nhận xét ấy đã tỏ ra cóthểchứng minh đặc biệt khi ta chú ý đến sự liên quan giữa ba mươi sáu lời nguyện và bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[206], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

c) Những nhận định tương tự

Giới hạn lĩnh vực tìm hiểu thuần túy vào các bản văn liên hệ đến Phật A-di-đà, những người nghiên cứu khác cũng đề xuất những ý kiến tương tự.

-Nhận định của Wogihara

Sau khi đối chiếu các văn bản với nhau, đã kết luận Đại A Di Đà KinhVô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh tức những văn bản chủ trương hai mươi bốn nguyện, là thành lập sớm nhất, rồi đến bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā])[207], rồi sau hết mới là Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và  Vô lượng thọ kinh, tức những văn bản của bốn mươi tám nguyện nguyện.

-Nhận định của Akashi Etatsu và Sonoda

Nhận định kết luận của Wogihara nêu ở trên, Akashi Etatsu không hoàn toàn đồng ý, vì Akashi Etatsu  cho rằng Wogihara đã không quan tâm đến văn bản ba mươi sáu lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.

Vì vậy, Akashi và sau đó Sonoda đã đưa ra quan điểm, một mặt tán thành kết luận trên của Wogihara, mặt khác chỉnh lý nó bằng cách thêm vào sự có mặt của văn bản ba mươi sáu lời nguyện, tức Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Hay nói cách khác rõ ràng hơn: Akashi chủ trương Đại A Di Đà KinhVô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, văn bản xưa nhất, xuất hiện trước tiên rồi đến Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, sau đó là bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), rồi đến Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và  Vô lượng thọ kinh.

Học giả Sonoda còn xác minh rõ hơn văn bản Đại A-di-đà kinh, tức tương đương bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh là xưa nhất so với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [208], do Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán.

d) Nhận định đề xuất

Như thế, nhìn chung thì các thuyết trên đều phần lớn chủ trương văn bản ba mươi sáu lời nguyện của Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh, tuy được dịch ra tiếng Trung quốc chậm nhất lại chiếm vị trí quan trọng và quá cổ sơ, ngay cả đối với Vô lượng thọ kinh, do Khương Tăng Khải dịch vào khoảng năm 252 Stl.

Chủ trương ấy dường như có chỗ không hợp lý cho lắm, vì ba mươi sáu lời nguyện đã có liên hệ mật thiết với bốn mươi tám lời nguyện trong, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[209], do Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

Mà Kinh Bi Hoa ngày nay thường được nhìn nhận là một văn bản nhằm việc đề cao bản thân Phật Thích Ca và nhằm đặt quan hệ ưu việt của tín ngưỡng Phật Thích Ca đối với tín ngưỡng Phật A-di-đà, mà có thể rất thịnh hành vào thời kỳxuất hiện.

Do vậy, lập trường của Wogihara về việc để riêng văn bản ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh không phải là không cơ sỡ, dẫu rằng nó đã mang khuyết điểm là không xác định rõ vị trí của ba mươi sáu lời nguyện ấy trong quan hệ giữa hai mươi bốn và bốn mươi tám nguyện của các văn bản khác.

Để xác định vị trí ấy, một điều cần phải nhớ là tín ngưỡng A-di-đà đã được truyền vào Trung quốc rất sớm và cứ dần dà chiếm lĩnh vị trí ưu thếcủa mình đối với các tín ngưỡng khác, để cuối cùng trở thành rất phổ biến vào lúc Pháp Hiền dịch Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Do đó, nếu nguyên bản Sanskrit của của Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh đã xuất hiện trước hay cùng thời với Vô lượng thọ kinh, thì không có lý do gì mà nó không truyền tới Trung quốc.

Việc Pháp Hiền dịch kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh vào năm 1001 sau tây lịch, được thu vào trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, trong trường hợp này, vì thế, phải điềm chỉ sự xuất hiện hậu kỳ của chính bản thân nó. Nói rõ ra, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh là kết quả của một nỗ lực canh cải với आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), tức Vô lượng thọ kinh, nếu không là Đại A-di-đà kinh, do quá trình tiếp thu những cống hiến của Kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka[210] (Bi Hoa).

Nỗ lực ấy chứng tỏ một thỏa hiệp đã xảy ra giữa tín ngưỡng Phật A-di-đà và tín ngưỡng Phật Thích Ca, giữa truyền thống bản nguyện सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] hay Vô lượng thọ kinhtruyền thống bản nguyện của Kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka hay Bi Hoa Kinh, để chấm dứt cuộc cạnh tranh giữa hai tín ngưỡng làm tiền đề cho sự ra đời của hai truyền thống bản nguyện ấy.

Do vậy, ba mươi sáu lời nguyện trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh có thể nói là xuất hiện chậm nhất, tổng hợp hai truyền thống bản nguyện với nhau để tạo nên bản thân mình.

Về quan hệ giữa truyền thống bản nguyện Vô lượng thọ kinh (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ) và truyền thống bản nguyện Bi hoa kinh ( करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka) thì thật khó xác định một cách chắc chắn vềt tính trước sau của chúng.

Tuy nhiên, chỉ căn cứ trên lịch sử truyền bá của những kinh đó ở Trung quốc, truyền thống सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ hay Vô lượng thọ kinh rõ ràng xuất hiện trước. Thêm vào đó, nếu giả thiết kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka hay Kinh Bi hoa ra đời như một phản ứng trước cao trào tín ngưỡng mạnh mẽ Phật A-di-đà, nhằm chứng minh tính ưu việt của tín ngưỡng bản thân Phật Thích Ca, thì hiển nhiên truyền thống bản nguyện Bi hoa kinh càng phải ra đời sau truyền thống Vô lượng thọ kinh.

Ngoài ra, truyền thống Vô lượng thọ kinh hay सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ đã trải qua hai giai đoạn hình thành, giai đoạn hình thành hai mươi bốn lời nguyện rồi giai đoạn hình thành bốn mươi tám lời nguyện của Bản Hán Vô Lương Thọ, do Khương Tăng dịch, hay bốn mươi sáu nguyện của bản Sanskrit, trong khi truyền thống करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka tức bản dịch Hán Bi hoa kinh, thì không có một quá trình như vậy.

Do đó, bốn mươi tám lời nguyện của Bi hoa kinh cũng phải xuất phát từ nguyên hình hai mươi bốn lời nguyện của truyền thống Vô lượng thọ kinh. Nói tóm lại, quan hệ giữa các truyền thống bản nguyện của Phật A-di-đà có thể hình dung như sau:

Hai mươi bốn nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [211], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch phát triển thành truyền thống bốn mươi tám lời nguyện của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinhĐại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và bốn mươi tám lời nguyện của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[212], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, rồi cuối cùng tổng hợp lại trong ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.

Nguyên do gây nên quá trình phát triển này là yêu cầu muốn chỉnh lý và hoàn thiện, những gì đã đề ra trong hai mươi bốn lời nguyệnVô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh;

Bốn mươi tám nguyện của truyền thống Vô lượng thọ kinh, thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, biểu thị một nỗ lực chỉnh lý và xác minh. Nó chỉnh lý những gì hai mươi bốn lời nguyện đã đặt nền tảng và phát triển, sau khi đã trải qua một thời gian thử thách. Sự kiện này bày tỏ khá rõ nét khi xét lời nguyện thứ mười chín trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [213], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, bản dịch Chi Lâu Ca Sấm chẳng hạn: Nhân dân các quốc độ Phật đời trước làm ác, khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà mà hối cải muốn sinh về thế giới Cực lạc, thì phải phát nguyện… Nguyện này trong truyền thống bốn mươi tám lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, đã được chỉnh lý lại bằng cách giới hạn những người làm ác vừa nói là không bao gồm: "những chúng sinh tạo nghiệp vô gián và những kẻ phỉ báng chính pháp". Giới hạn ấy chứng tỏ lời nguyện nguyên ủy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đã quá rộng rãi, để có thể tạo nên những trở ngại cho vấn đề duy trì đạo lýtruyền bá Phật pháp, nên cần phải đề lên một số ngoại lệ như Vô Lượng thọ kinh, hễ mà nếu phạm vào thì người ta không thể vãng sinh được.

Trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Khương Tăng Khải không những chỉnh lý, giới hạn ấy còn xác minh đối tượng có thể vãng sinh, xác minh điều kiệntrường hợp để có thể vãng sinh.

Cho nên, những nguyện sau trong Vô Lượng thọ kinh đã qui định rõ hơn nội dung và chi tiết của những gì đã phát biểu trong hai mươi bốn nguyện thuộc Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh. Ví dụ:

Nguyện thứ sáu, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh: mọi ngườiCực lạc đều có thiên nhãn thông, thì nguyện thứ bốn mươi lăm trong bốn mươi tám lời nguyện của Vô Lượng thọ kinh càng xác minh rõ hơn, nói rằng các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì đạt được tam muội phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.

Nguyện hai mươi mốt, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh: nói về các tướng tốt thì được nguyện hai mươi sáu lăm trong bốn mươi tám lời nguyện của Vô Lượng thọ kinh xác minh thêm là có thân hình Na La Diên và nguyện thứ hai mươi bảy về mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vờiCực lạc.

Bốn mươi tám nguyện trong truyền thống Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Khương Tăng Khải, như thế, là một biểu thị nổ lực chỉnh lý và xác minh.

Bốn mươi tám nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[214], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch cũng vậy. Nó đã chỉnh lý lại hai mươi bốn lời nguyện rõ ràng bằng cách thay thế cách phát biểu phủ định: “षचेन्मे…न​… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ”, bằng cách phát biểu khẳng định: "Nếu tôi được ... thì ...". Thay thế đó không chỉ là một lối thay thế ngôn từ, mà còn bao hàm một nội dung tư tưởng.

Nó nói lên tính tất yếu, tính phải xảy ra của những gì bản nguyện Phật A-di-đà nhắm tới. Nó không còn giả thiết với điều kiện: “षचेन्मे…न​… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ” mà đã khẳng định là "Khi tôi đã thành vô thượng chánh giác v.v... thì như thế, như thế xẩy ra".

Quá trình khẳng định tính tất yếu ấy cũng là quá trình khẳng định tín ngưỡng Phật A Di Đà một cách mạnh mẽ và thâm sâu.

Về nội dung, bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch cũng có nổ lực chỉnh lý đáng chú ý.

Trước tiên, nguyện thứ mười hai của hai mươi bốn lời nguyện, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh có nói tới những vị A-la-hán là đệ tử Thanh văn của Phật A-di-đà. Nguyện này, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, đã chỉnh lý lại với nguyện thứ ba mươi chín qui định rõ ràng thế giới Cực lạc chỉ bao gồm những vị Bồ-tát không có chúng đệ tử Thanh vănDuyên giác.

Tư tưởng Tịnh độ không có Thanh vănDuyên giác này, từ thời của ngài Nāgārjuna नागार्जुन (Long Thọ) trở đi đã trở nên rất phổ biến, điển hình là ở trong Đại Tạng Kinh 25, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 13[215],  đã ghi nhận lại.

Vì chỉnh lý nguyện thứ mười hai ấy, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, đã có thêm nguyện thứ thứ mười một nói rõ những chúng sinhthế giới Cực lạc đều là những vị không còn thối lui, mà bản Sanskrit gọi là आव्ऐवर्तिक​ Avaivartika (A-bệ-bạt-trí).

Như thế, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, trong khi chỉnh lý hai mươi bốn lời nguyện đã đồng thời xác minh. Qua nổ lực chỉnh lý đó, Kinh Bi Hoa để lộ cho thấy, quan hệ giữa kinh ấy và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh) cùng Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [216], như đã trình bày ở trên. Ví dụ:

Nguyện thứ hai bốn, của Bốn mươi tám nguyện trong phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, về việc các vị Bồ-tát tại thế giới Cực lạc cũng phát ra ánh sáng chỉ tìm thấy tương đương trong nguyện thứ hai mươi ba của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh) và nguyện thứ hai mươi hai của Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Nguyện thứ mười hai, mười ba và hai mươi tám của Bốn mươi tám nguyện trong phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, cũng thế. Chúng có những tương đương trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), tuy không được chuyển lại cho Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.

Do vậy, nếu muốn nói cách khác rõ ràng hơn, thì phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3 đã chỉnh lý và xác minh hai mươi bốn lời nguyện của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), rồi một phần nào chuyển giao lại cho Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, để tạo nên truyền thống thỏa hiệp ba mươi sáu lời nguyện.

 

TIẾT 4

TƯ TƯỞNG BẢN NGUYỆN

SỰ LIÊN HỆ VỚI TÍN NGƯỠNG NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ

Đặc trưng tư tưởng bản nguyệný muốn kiến thiết một thế giới lý tưởng, thế giới ấy hoàn toàn thanh tịnh, vô nhiễm, không có cáu bẩn; và Bản đồ cũng như phương án để thực hiện ước vọng  đó như Kinh Duy-ma-cật  đã thi thiết phương thức để kiến lập Tịnh độ: “yādṛśī bodhisattvasya cittapariśuddhiḥ, tādṛśī buddha-kṣetrapariśuddhiḥ sambhavati”: Nếu Bồ-tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh”.

Những lời thệ nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.

Bản nguyện của Bồ-tát được phát khởi từ tâm Đại Bi và tâm Bồ-đề. Phát khởi Bồ đề tâm để tu tập, thực hành Bồ-tát đạo là tinh yếu của giáo lý Đại Thừa và chính là chủng tử của Nhất Thừa Đạo. Nên, ở kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Di Lặc đã nói về hiệu năng của Bồ đề tâm trong sự tu tập, hành Bồ-tát đạo cho Thiện Tài đồng tử như sau:

Bồ đề tâm ví như chủng tử, vì nó có khả năng sinh khởi hết thảy pháp giác ngộ; Bồ đề tâm ví như ruộng tốt, vì nó có khả năng nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh; Bồ đề tâm ví như quả đất lớn, vì nó có khả năng gìn giữ thế gian; Bồ đề tâm ví như dòng nước sạch, vì nó có khả năng tẩy trừ hết thảy cấu uế phiền não; Bồ đề tâm ví như gió lớn, vì nó thổi khắp thế gian không bị đối ngại; Bồ đề tâm ví như lửa lớn, vì nó có khả năng thiêu rụi hết thảy rừng củi tà kiến; Bồ đề tâm ví như mặt trời thanh tịnh, vì nó soi chiếu khắp cả thế gian; Bồ đề tâm ví như trăng rằm, vì các pháp thanh tịnh đều viên mãn; Bồ đề tâm ví như ngọn đèn sáng, vì có khả năng phóng ra các loại ánh sáng chánh pháp; Bồ đề tâm ví như mắt sáng, vì thấy hết thảy cùng khắp mọi chốn an nguy; Bồ đề tâm ví như con đường lớn, vì khiến tất cả đều được đi vào kinh thành đại trí,…” [217]

Và cũng ở trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Pháp Tuệ đã nói với Đế Thích về sự phát khởi bồ đề tâm như sau:

Vì muốn biết ngay thế giới vi tế chính là thế giới rộng lớn, thế giới rộng lớn chính là thế giới vi tế; biết ngay thiểu thế giới chính là đa thế giới, biết đa thế giới chính là thiểu thế giới; biết ngay thế giới rộng chính là thế giới hẹp, biết thế giới hẹp chính là thế giới rộng; biết ngay một thế giới chính là vô lượng, vô biên thế giới, biết vô lượng, vô biên thế giới chính là một thế giới; biết ngay vô lượng, vô biên thế giới ở vào trong một thế giới, biết một thế giới ở vào trong vô lượng, vô biên thế giới; biết ngay nơi thế giới ô nhiễm chính là thế giới thanh tịnh, biết ngay nơi thế giới thanh tịnh chính là thế giới ô nhiễm; ở trong một lỗ chân lông biết rõ ràng hết thảy thế giới, ở trong hết thảy thế giới biết rõ ràng bản tính của một lỗ chân lông; biết rõ từ nơi một thế giới xuất sinh hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới đều như hư không; vì muốn  ngay ở  nơi một niệm biết hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới không còn có sót bất cứ một thế giới nào, nên phát tâm Vô thuợng bồ đề”[218].

Như vậy, phát bồ đề tâm là do sự nhu cầu hiểu biết toàn diện, hay là sự hiểu biết viên mãn, nói cách khác, phát bồ đề tâm là muốn thành tựu tuệ giác tuyệt đối của phật. Do đó, phát bồ đề tâm là nhân tố chủ yếu để tựu thành Bản Nguyện, là động cơ đầu tiên sinh ra chư Phật ba đời và đem lại các niềm vui thượng diệu cho hết thảy chúng sanh, nên kinh nói:

“Nhân sơ bồ đề tâm

Xuất sinh tam thế phật;

Nhất thiết chư chúng sanh

Chủng chủng thượng diệu lạc”.

Không những vậy mà bồ đề tâm còn là động cơ đầu tiên làm cho các quốc độ Phật nghiêm tịnh, khiến cho cùng khắp hết thảy chúng sanh đầy đủ trí vi diệu, như kinh nói:

“Nhân sơ bồ đề tâm

Nghiêm tịnh chư Phật quốc;

Phổ linh nhất thiết chúng

Cụ túc vi diệu trí”[219].

Trong xã hội Ấn Độ thời đức Phật đã hội đủ những nhân tố khách quan cho việc đề xuất một số ý niệm để làm tiền đề cho việc xây dựng những chương trình và phương án ấy sau này.

Nếu để riêng ra một bên mầm móng tư tưởng bản nguyện trong văn học Bản sinh; Thì những văn hệ chính của tư tưởng Phật giáo đều có đưa ra quan niệm bản nguyện của mình, dựa trên những ý niệm bản nguyện tiềm tàng trong văn hệ A-hàm và kinh Nikaya...

Nhưng nổi bật nhất và thường kể đến nhất là tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà ghi trong các kinh đã dẫn ở trước, tư tưởng bản nguyện A-súc-bệ Phật, diễn tả trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch  v.v.. và tư tưởng bản nguyện Phật Dược Sư được ghi trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0449, Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh, 1 quyển, Tùy Đạt Ma Cấp Đa dịch; số hiệu 0450, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch; số hiệu 0451, Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 2 quyển, Đường Nghĩa Tịnh dịch.

Tư tưởng bản nguyện Phật Dược Sư ghi trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch và các bản dịch tương đương, thật ra là tư tưởng Phật A-súc, trình bày trong các Kinh điển  được chỉnh lý tích hợp lại.

Cho nên, còn lại tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà được ghi lại trong nhiều kinh điển Đại thừa, và tư tưởng bản nguyện Phật A-súc được ghi lại trong một số kinh như: Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch; Nguyên điển Sanskrit Nguyên điển Sanskrit आर्यविमलकीर्तिनिर्देशो नाम महायानसूत्रम् Āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh); Đại Tạng Kinh, số hiệu 0474, Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh, 2 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch; Đại Tạng Kinh, số hiệu 0475, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, 3 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch v.v..

tư tưởng bản nguyện Phật A-súc, trong quá trình phát triển đã bị tư tưởng bản nguyện Phật A Di Đà đẩy lùi vào hậu trường lịch sử. Nguyên do về sự đẩy lùi này, một số những người nghiên cứu như Kimura Taiken đã truy về tính chất quá hiện thực của tư tưởng bản nguyện Phật A-súc, và tính chất lý tưởng của tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà.

Nhưng cũng cần phải nói rõ rằng, tư tưởng Phật A-súc bị đẩy lùi vào hậu trường, chính vì nó là một thứ tư tưởng chống “tôn quân”, một thứ tư tưởng mong rằng "trong nước không có danh hiệu vua, mà vua được gọi là pháp vương". Ngược lại, tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà từ bản thân tuy cũng mặc nhiên thừa nhận khái niệm pháp vương, nhưng không công khai bài xích tư tưởng tôn quân.

Hơn thế nữa, nó còn trình bày hình ảnh đức Phật A-di-đà thường thường trong tư thế một vị vua hay một vị vương tử.

Trong số 19 cốt truyện Bản sinh về Phật A-di-đà hiện còn lưu tồn, thì sáu cốt truyện trình bày đức Phật này như một vị vua đó là:

- Nguyên điển và dịch Vô Lượng Thọ Kinh:

Sanskrit: आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][220].

Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo

Hán: ĐTK. Số hiệu 0360, Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh, 2 quyển, Tào Ngụy Khương Tăng Khải dịch

- ĐTK. Số hiệu 0632, Phật Thuyết Tuệ Ấn Tam Muội Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch.

-Nguyên điển và dịch Kinh Bi Hoa:

Sanskrit: करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtra, phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, và phẩm बोधिसत्त्व-व्याकरण-परिवर्तश्चतुर्थः bodhisattva-vyākaraṇa-parivartaścaturthaḥ[221].

Bản 1. Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[222].

Bản 2. Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 112[223]

ĐTK. Số hiệu 0157, Bi Hoa Kinh, 10 quyển, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 8, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0811, Phật Thuyết Quyết Định Tổng Trì Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0424, Đại Tập Hội Chánh Pháp Kinh, 5 quyển, Tống Thí Hộ dịch.

Còn sáu cốt truyện trình bày như một vị vương tử, đó là:

- ĐTK. Số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch,

- ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 1, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch

- ĐTK. Số hiệu 0170, Đức Quang Thái Tử Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

-Nguyên điển Sanskrit và các bản dịch Pháp Hoa Kinh:

Sanskrit: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra, trong पूर्वयोगपरिवर्तः Pūrvayogaparivartaḥ (phẩm vãng cổ)[224].

Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[225].

Hán: ĐTK. Số hiệu 0262, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, Cưu Ma La Thập dịch.

Số hiệu 0263, Chánh Pháp Hoa Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

Số hiệu 0264, Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa cộng Cấp Đa dịch.

-ĐTK. Số hiệu 0370, A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch.

-ĐTK. Số hiệu 0649, Quán Sát Chư Pháp Hành Kinh, 4 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch.

Bảy cốt truyện còn lại thì trình bày như một vị xuất gia nhưng không cho biết rõ lai lịch, đó là:

- ĐTK. Số hiệu 0365, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, 1 quyển, Lưu Tống Lương Da Xá dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0154, Sinh Kinh, 5 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

-ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 1, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch

- ĐTK. Số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

- ĐTK. Số hiệu 1340, Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh, 20 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch.

- ĐTK. Số hiệu 0643, Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh, 10 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch.

-ĐTK. Số hiệu 1635, Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận, 10 quyển, Tống Pháp Hộ đẳng dịch, dẫn: Giác Trí Phương Đẳng kinh, nguyên bản hiện chưa tìm thấy.

Thế thì rõ ràng hình ảnh đức Phật A-di-đà đã kết liên mạnh mẽ với hình ảnh vua chúa, trong các cốt truyện đã liệt kê ở trên, đây là một sự kiện trái ngược với hình ảnh đức Thích Tôn như đã diễn tả trong văn học Bản sinh, mà nguyên bản Sanskrit của nó là ञातकमाला Jātakamālā[226], hiện có 34 phẩm, từ phẩm 1 व्याघ्री-जातकम् āryaśūraviracitā đến phẩm  शतपत्र-जातकम् śatapatra-jātakam v.v.. Trong loại hình văn học ấy, đức Thích Tôn xuất hiện qua thân phận của những con vật của  những người cùng khổ cho đến vương giả giàu sang, thậmchí qua thân phận của những con quỉ.

Những cốt truyện các kinh dẫn trên, trái lại, không những chỉ đức Phật A Di Đàxuất hiện dưới hình ảnh con người, mà còn dưới hình ảnh của những thành phần xã hội cao quí đặc thù như vua chúa hay nhà tu hành.

Cách trình bày này cho phép tín ngưỡng Phật A-di-đà phát triển, vì nó phù hợp với tình hìnhđiều kiện chính trị xã hội khách quan của lịch sử, khi chế độ phong kiến phương đông đang tiếp tục duy trìbảo vệ mạng sống của nó.

Đây cũng chính là lý do đã gây nên sự lui vào hậu trường của tín ngưỡng Phật A-súc, với tư tưởng chống vua hoàn toàn đi ngược lại xu thế củng cố và tập trung quyền hành thời đại phong kiến đang đi lên.

 

 

 

 

TIẾT 5.

TRUYỆN BẢN SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ

TỰ LỰCTHA LỰC

Và cũng vì trình bày đức Phật A-di-đà qua truyền thuyết, qua hình ảnh của một con người và của một con người thuộc những thành phần xã hội cao quí đặc thù, nên đã khai sinh ra ý niệm tha lực.

Ý niệm này giả thiết sự hiện hữu của một quyền lực có khả năng hiện thực  ýmuốn của mình, ban phát ân huệ và cứu rỗi những ai đọa lạc, mà trong tín ngưỡng Phật A-di-đà đã đẩy tới cực điểm đểtrởthành một thứ quyền lực vô biêntoàn thiện thể hiện ở trong bản thân Phật A-di-đà.

Những truyền thống bản nguyện Phật A-di-đà nói trên đã qui định rõ ràng quyền lực ấy, thậm chí đã qui định tới điểm là, chỉcần nghe danh hiệu Phật A-di-đà hay chỉ nhất tâm trì niệm danh hiệu của đức Phật ấy cũng đủ bảo đảm cho người thực hành được rước vềquốc độ Cực lạc.

Nhưng ý niệm thalực này lại đặt cơ sở trên tư tưởng bản nguyện, nghĩa là trên cơ sở nỗ lực của cá nhân. Do vậy, tha lực cóthể nói là một thứ tự lực hiện hành nhằm th ểhiện nguyện vọng ý muốn của một con người, về một mặt.

Về mặt khác, Tự lực chỉ có thể hiện hành được trong những điều kiệngiới hạn nào đó phù hợp với khả năng thi thố của nó.

Cho nên, nếu tha lực chỉ là tự lực hiện hành, thì nó cũng đòi hỏi đối tượng của tha lực phải có những nhân tố gì. Những điều kiện gì để có thể đáp ứng những nhu cầu của tự lực. Nói rõ ra, tha lựctự lực chỉ là hai mặt của một vấn đề, do thế có thể nói là hai mặt của một thể thống nhất.

Cụ thể hơn, tha lựctự lực chỉ là biểu hiện của một quá trình tự ý thức, tựgiác ngộcủa mỗi cá nhân. Ta muốn vươn tới thì phải có một cái gì để vươn tới, cái gì đó có khả năng thu hút nỗ lực vươn tới của ta.

Đây chính là nội dung của tư tưởng "Tự tính Di Đà, duy tâm tịnh độ", mà Trần Nhân Tôn trong  Cư trần lạc đạo phú đã phát biểu một cách hùng hồn:

淨土羅峼瑇瀝

渚群 疑坙典西方

彌陀羅性瞆芁

罵沛 辱寻衛極樂

Tịnh độ là lòng trong sạch,

Chớ còn ngờ hỏi đến tây phương.

Di Đà là tính sáng soi,

mựa phải nhọc tìm Cực lạc[227].

 


 

CHƯƠNG V.

BỐN MƯƠI SÁU LỜI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Dịch nguyên văn Sanskrit từ

Sukhāvatīvyūha [Vistaramāt]

_____________________________________________________________

१. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे निरयो वा तिर्यग्योनिर्वा प्रेतविषयो वा आसुरो वा कायो भवेत्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

1. Sacenme bhagavastasmin buddhaketre nirayo vā tiryagyonirvā pretaviayo vā āsuro vā kāyo bhavet, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[228] ||

Bạch Thế Tôn, nếu ở nơi quốc độ Phật ấy của con có địa ngục[229], súc sanh[230], ngạ quỷ[231] và thân A-tu-la[232]; thì con nguyện không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[233].

 

२. सचेन्मे भगवंस्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते पुनस्ततश्च्युत्वा निरयं वा तिर्यग्योनिं वा प्रेतविषयं वा आसुरं वा कायं प्रपतेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

2. Sacenme bhagavastasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te punastataścyutvā niraya vā tiryagyoni vā pretaviaya vā āsura vā kāya prapateyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[234] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con[235], sau khi mạng chung[236] mà còn rơi lại ở trong địa ngục[237], ngạ quỷ, súc sanha tu la, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३. सचेन्मे भगवंस्तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजातास्ते च सर्वे नैकवर्णाः स्युर्यदिदं सुवर्णवर्णाः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

3. sacenme bhagavastatra buddhaketre ye sattvā pratyājātāste ca sarve naikavarā syuryadida suvaravarā, mā tāvadahamanuttarā samyak sabodhi mabhisabudhyeyam ||[238]

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã được sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, hết thảy thân thể đều đồng một màu sắc kim loại chân thực[239], nếu không được như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे देवानां च मनुष्याणां च नानात्वं प्रज्ञायेत अन्यत्र नाम संवृतिव्यवहारमात्रा देवमनुष्या इति संख्यागणनातः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

4. sacenme bhagavastasmin buddhaketre devānā ca manuā ca nānātva prajñāyeta anyatra nāma savtivyavahāramātrā devamanuyā iti sakhyāgaanāta, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam ||[240]

Bạch Thế Tôn, nếu trong quốc độ Phật ấy của con, chư thiênnhân loại cùng đi tới với nhau[241], mà tuệ giác[242], danh hiệu, cách hành động[243] và sự suy lường khác biệt[244]; hoặc giữa chư thiênnhân loại có suy niệm cá biệt[245], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

५. सचेन्मे भगवंतस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाताः, ते च सर्वे न ऋद्धिवशितापरमपारमिताप्राप्ता भवेयुः, अन्तश एकचित्तक्षणलवेन बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रातिक्रमणतयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

5. sacenme bhagavatasmin buddhaketre ye sattvā pratyājātā, te ca sarve na ddhivaśitāparamapāramitāprāptā bhaveyu, antaśa ekacittakaalavena buddhaketrakoīniyutaśatasahasrātikramaatayāpi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam ||[246]

Bạch Thế Tôn, nếu trong quốc độ Phật ấy của con, những chúng sanh nào đã sinh đến, mà ở nơi hết thảy họ không có năng lực tối thượng thần thông Ba-la-mật[247], cho đến chỉ với một tâm niệm sát-na[248], mà không vượt quá trăm ngàn ức triệu[249] quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

६. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते च सर्वे जातिस्मरा न स्युः, अन्तशः कल्पकोटीनियुतशतसहस्रानुस्मरणतयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

6. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te ca sarve jātismarā na syu, antaśa kalpakoīniyutaśatasahasrānusmaraatayāpi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[250] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không nhớ biết được túc mạng[251] của ít nhất là trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

७. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न दिव्यस्य चक्षुषो लाभिनो भवेयुः, अन्तशो लोकधातुकोटीनियुतशतसहस्रदर्शनतयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

7. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na divyasya cakuo lābhino bhaveyu, antaśo lokadhātukoīniyutaśatasahasradarśanatayāpi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[252] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sinh đến trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ chứng đạt con mắt của chư thiên[253], thấy ít nhất được trăm ngàn ức triệu thế giới, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

८. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न दिव्यस्य श्रोत्रस्य लाभिनो भवेयुः, अन्तशो बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रादपि युगपत्सद्धर्मश्रवणतया, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

8. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na divyasya śrotrasya lābhino bhaveyu, antaśo buddhaketrakoīniyutaśatasahasrādapi yugapatsaddharmaśravaatayā, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[254] ||

Bạch Thế Tôn, nếu ở trong quốc độ Phật ấy của con, những chúng sanh nào đã sinh đến mà hết thảy họ không có chứng đắc thiên nhĩ[255], nghe, lãnh thọhành trì chánh pháp[256] ít nhất từ trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

९. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न परचित्तज्ञानकोविदा भवेयुः, अन्तशो बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रपर्यापन्नानामपि सत्त्वानां चित्तचरितपरिज्ञानतया, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

9. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na paracittajñānakovidā bhaveyu, antaśo buddhaketrakoīniyutaśatasahasraparyāpannānāmapi sattvānā cittacaritaparijñānatayā, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[257] ||

Bạch Thế Tôn, những chúng sanh nào đã sinh đến quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không có được cái trí thấy tâm của người khác[258], cho đến ít nhất là trí biết tâm hành[259] của những chúng sanh ở nơi trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१०. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, तेषां काचित्परिग्रहसंज्ञोत्पद्येत, अन्तशः स्वशरीरेऽपि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

10. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, teā kācitparigrahasajñotpadyeta, antaśa svaśarīre'pi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[260] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sanh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà họ còn hiện khởi bất cứ ấn tượng vi tế nào tham chấp tự thân[261], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

११. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजायेरन्, ते सर्वे न नियताः स्युर्यादिदं सम्यक्त्वे यावन्महापरिनिर्वाणे, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

11. sacenme bhagavastasmin buddhaketre ye sattvā pratyājāyeran, te sarve na niyatā syuryādida samyaktve yāvanmahāparinirvāe, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[262] ||

Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sanh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không có được sự an trú vững chắc ở nơi bản tánh chân thực[263], cho đến khi thể nhập Đại-bát Niết-bàn[264], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१२. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य कश्चित्सत्त्वः श्रावकाणां गणनामधिगच्छेत्, अन्तशस्त्रिसाहस्रमहासाहस्रपर्यापन्ना अपि सर्वसत्त्वाः प्रत्येकबुद्धभूताः कल्पकोटीनियुतशतसहस्रमभिगणयन्तः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

12. sacenme bhagavastasmin buddhaketre anuttarā samyaksabodhimabhisabuddhasya kaścitsattva śrāvakāā gaanāmadhigacchet, antaśastrisāhasramahāsāhasraparyāpannā api sarvasattvā pratyekabuddhabhūtā kalpakoīniyutaśatasahasramabhigaayanta, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[265] ||

Bạch Thế Tôn, ở trong quốc độ Phật ấy của con, sau khi con thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nếu có chúng sanh nào, gồm cả chúng sanh ở trong một tỷ thế giới đều đã chứng đắc địa vị Duyên giác[266], mà có thể tính biết được số lượng Thanh văn[267] ở nơi quốc độ Phật của con, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१३. सचेन्मे भगवंस्तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य प्रमाणिकी मे प्रभा भवेत्, अन्तशो बुद्धक्षेत्रकोटीनियुतशतसहस्रप्रमाणेनापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

13. sacenme bhagavastasmin buddhaketre anuttarā samyaksabodhimabhisabuddhasya pramāikī me prabhā bhavet, antaśo buddhaketrakoīniyutaśatasahasrapramāenāpi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[268] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành bậc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nếu ánh sáng[269] của con ở nơi quốc độ Phật ấy có hạn lượng với số lượng khoảng chừng trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१४. सचेन्मे भगवन्ननुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे सत्त्वानां प्रमाणीकृतमायुष्प्रमाणं भवेत्, अन्यत्र प्रणिधानवशेन, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

14. sacenme bhagavannanuttarā samyaksabodhimabhisabuddhasya tasmin buddhaketre sattvānā pramāīktamāyupramāa bhavet, anyatra praidhānavaśena, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[270] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành bậc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, thọ mạng của những chúng sanh nơi quốc độ Phật ấy của con, nếu có biên tế giới hạn[271], ngoại trừ do vì năng lực bản nguyện[272], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्यायुष्प्रमाणं पर्यन्तीकृतं भवेत्, अन्तशः कल्पकोटीनियुतशतसहस्रगणयापि, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

15. sacenme bhagavan bodhiprāptasyāyupramāa paryantīkta bhavet, antaśa kalpakoīniyutaśatasahasragaayāpi, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[273] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành tựu Bồ-đề[274], nếu thọ mạng của con có hạn lượng khoảng chừng trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तस्मिन् बुद्धक्षेत्रे सत्त्वानामकुशलस्य नामधेयमपि भवेत्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

16. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tasmin buddhaketre sattvānāmakuśalasya nāmadheyamapi bhavet, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[275] ||

Bạch Thế Tôn, sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu có tên gọi của những chúng sanh bất thiện[276] nơi quốc độ Phật ấy của con, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१७. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य नाप्रमयेषु बुद्धक्षेत्रेषु अप्रमेयासंख्येया बुद्धा भगवन्तो नामधेयं परिकीर्तयेयुः, न वर्णं भाषेरन्, न प्रशंसामभ्युदीरयेरन्, न समुदीरयेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

17. sacenme bhagavan bodhiprāptasya nāpramayeu buddhaketreu aprameyāsakhyeyā buddhā bhagavanto nāmadheya parikīrtayeyu, na vara bhāeran, na praśasāmabhyudīrayeran, na samudīrayeyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[277] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, vô lượng, vô số chư Phật Thế Tôn, ở nơi vô lượng quốc độ Phật, không tán thán[278], không diễn thuyết[279], không cùng nhau tuyên dương[280], không cùng một lúc phô bày[281], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१८. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य ये सत्त्वा अन्येषु लोकधातुष्वनुत्तरायां सम्यक्संबोधौ चित्तमुत्पाद्य मम नामधेयं श्रुत्वा प्रसन्नचित्ता मामनुस्मरेयुः, तेषां चेदहं मरणकालसमये प्रत्युपस्थिते भिक्षुसंघपरिवृतः पुरस्कृतो न पुरतस्तिष्ठेयं यदिदं चित्ताविक्षेपतायै, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

18. sacenme bhagavan bodhiprāptasya ye sattvā anyeu lokadhātuvanuttarāyā samyaksabodhau cittamutpādya mama nāmadheya śrutvā prasannacittā māmanusmareyu, teā cedaha maraakālasamaye pratyupasthite bhikusaghaparivta puraskto na puratastiṣṭheya yadida cittāvikepatāyai, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[282] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những loại chúng sanh ở nơi những thế giới khác, phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nghe danh hiệu[283] của con, tâm kính tín thanh tịnh[284], hành trì danh hiệu ấy[285], những chúng sanh đó trong lúc lâm chung[286], nếu họ nhớ nghĩ đến con mà chúng hội Tỷ-kheo[287] không tiếp cận[288], đứng trước mặt họ[289], vây quanh cung kính tiếp độ dẫn dắt[290] tâm sáng suốt của họ[291], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

१९. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य अप्रमेयासंख्येयेषु बुद्धक्षेत्रेषु ये सत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा तत्र बुद्धक्षेत्रे चित्तं प्रेरयेयुः, उपपत्तये कुशलमूलानि च परिणामयेयुः, ते तत्र बुद्धक्षेत्रे नोपपद्येरन्, अन्तशो दशभिश्चित्तोत्पादपरिवर्तैः स्थापयित्वा आनन्तर्यकारिणः सद्धर्मप्रतिक्षेपावरणकृतांश्च सत्त्वान्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

19. sacenme bhagavan bodhiprāptasya aprameyāsakhyeyeu buddhaketreu ye sattvā mama nāmadheya śrutvā tatra buddhaketre citta prerayeyu, upapattaye kuśalamūlāni ca pariāmayeyu, te tatra buddhaketre nopapadyeran, antaśo daśabhiścittotpādaparivartai sthāpayitvā ānantaryakāria saddharmapratikepāvaraakśca sattvān, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[292] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh ở nơi vô lượng, vô số[293] quốc độ Phật, nghe danh hiệu của con, nếu những chúng sanh nơi các quốc độ Phật ấy phát khởi thiện căn[294], tín tâm thanh tịnh, hồi hướng[295], muốn sanh đến quốc độ Phật ấy của con, niệm chừng khoảng mười niệm[296] liền được sinh về, ngoại trừ[297] những chúng sanh phạm tội ngũ nghịch[298] và tội phỉ báng chánh pháp[299]. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२०. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्वे नैकजातिप्रतिबद्धाः स्युरनुत्तरायां सम्यक्संबोधौ स्थापयित्वा प्रणिधानविशेषान्, तेषामेव बोधिसत्त्वानां महासत्त्वानां महासंनाहसंनद्धानां सर्वलोकार्थसंबुद्धानां सर्वलोकाभियुक्तानां सर्वलोकपरिनिर्वाणाभियुक्तानां सर्वलोकधातुषु बोधिसत्त्वचर्यां चरितुकामानां सर्वबुद्धानां संवर्तुकामानां

20. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te sarve naikajātipratibaddhā syuranuttarāyā samyaksabodhau sthāpayitvā praidhānaviśeān, teāmeva bodhisattvānā mahāsattvānā mahāsanāhasanaddhānā sarvalokārthasabuddhānā sarvalokābhiyuktānā sarvalokaparinirvāābhiyuktānā sarvalokadhātuu bodhisattvacaryā caritukāmānā sarvabuddhānā savartukāmānā gagānadīvālukāsamān sattvān anuttarāyā samyaksabodhau pratiṣṭhāpakānā bhūyaśca uttaracaryābhimukhānā samantabhadracaryāniryātānām, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[300] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sanh ở nơi các quốc độ Phật khác, chỉ còn một đời nữa[301] là thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, mà nguyện sanh về quốc độ Phật của con. Ngoại trừ bản nguyện[302] của những Bồ-Tát Đại Sĩ trang phục bằng khối giáp nhẫn kiên cố[303], vì lợi ích giác ngộ cho hết thảy thế gian[304]; vì sự tinh cần của hết thảy thế gian[305]; vì cần hành đưa hết thế gian đến chỗ tịch tĩnh[306]; vì nguyện lực của Bồ-tát du hành hết thảy thế giới[307]; vì thệ nguyện phụng sự hết thảy chư Phật; vì muốn an trú[308] hằng hà sa số chúng sanh ở nơi địa vị giác ngộ tối thượng, đi đến hành nguyện giải thoát thù thắng[309]; và thực hành đức hạnh của Phổ Hiền cùng khắp ngay trong hiện tiền[310]. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२१. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्वे एकपुरोभक्तेन अन्यानि बुद्धक्षेत्राणि गत्वा बहूनि बुद्धशतानि बहूनि बुद्धसहस्राणि बहूनि बुद्धशतसहस्राणि बह्वीर्बुद्धकोटीर्यावद्बहूनि बुद्धकोटीनियुतशतसहस्राणि नोपतिष्ठेरन् सर्वसुखोपधानैः तदिदं बुद्धानुभावेन, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

21. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā pratyājātā bhaveyu, te sarve ekapurobhaktena anyāni buddhaketrāi gatvā bahūni buddhaśatāni bahūni buddhasahasrāi bahūni buddhaśatasahasrāi bahvīrbuddhakoīryāvadbahūni buddhakoīniyutaśatasahasrāi nopatiṣṭheran sarvasukhopadhānai tadida buddhānubhāvena, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[311] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát ở các quốc độ Phật khác, nguyện sanh vào quốc độ Phật ấy của con, với chư Phật hộ niệm[312], với hết thảy sự an lạc sinh khởi[313], mà họ đi đến các quốc độ Phật khác, nhiều[314] tới hàng nghìn vị Phật[315], nhiều tới hàng trăm nghìn vị Phật[316]; nhiều tới hàng ức vị Phật[317], cho đến nhiều tới hàng ức triệu trăm nghìn vị Phật[318], với thời gian khoảng chừng một bữa ăn sáng[319], mà không cùng một lúc, hiện tiền thiết lễ cúng dường[320], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२२. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्त तत्र बुद्धक्षेत्रे बोधिसत्त्वा यथारूपैराकारैराकाङ्क्षेयुः कुशलमूलान्यवरोपयितुं यदिदं सुवर्णेन वा रजतेन वा मणिमुक्तावैडूर्यशङ्खशिलाप्रवालस्फटिकमुसारगल्वलोहितमुक्ताश्मगर्भादिभिर्वा अन्यतमान्यतमैः सर्वै रत्नैर्वा सर्वगन्धपुष्पमाल्यविलेपनधूपचूर्णचीवरच्छत्रध्वजपताकाप्रदीपैर्वा सर्वनृत्यगीतवाधैर्वा, तेषां च तथारूपा आहाराः सहचित्तोत्पादान्न प्रादुर्भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

22. sacenme bhagavan bodhiprāptasta tatra buddhaketre bodhisattvā yathārūpairākārairākākeyu kuśalamūlānyavaropayitu yadida suvarena vā rajatena vā maimuktāvaiūryaśakhaśilāpravālasphaikamusāragalvalohitamuktāśmagarbhādibhirvā anyatamānyatamai sarvai ratnairvā sarvagandhapupamālyavilepanadhūpacūracīvaracchatradhvajapatākāpradīpairvā sarvantyagītavādhairvā, teā ca tathārūpā āhārā sahacittotpādānna prādurbhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[321] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những hàng Bồ-tát nơi quốc độ Phật ấy của con, khởi suy nghĩ rằng: “Chúng ta làm như thế nào ở trong thế giới này, cầu mong các hình tướng vật dụng hiện ra đúng như hình sắc[322], từ thiện căn vốn đã gieo trồng[323]”. Ý niệm đó vừa khởi, thì tất cả vật dụng quý báu giống như: vàng[324], bạc[325], ngọc trai[326], ngọc lưu ly[327], ngọc mai khôi[328], ngọc thạch[329], san hô[330], pha lê[331], xa cừ[332], xích châu[333], mã não[334] và hết thảy những loại báu vật[335] khác… Hoặc hết thảy vật dụng như hương[336], vòng hoa[337], dầu[338], hương xoa, hương đốt[339], hương viên[340], y phục, bảo cái[341], tràng phan[342], đèn… Hoặc các hình thức âm nhạc giống như múa vũ[343], ngâm vịnh… Chúng Bồ-tát quốc độ ấy vừa khởi niệm cúng dưỡng[344], thì mọi vật dụng như ý đều hiện tiền. Nếu không phải như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२३. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्व न सर्वज्ञतासहगतां धर्मकथां कथयेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

23. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu, te sarva na sarvajñatāsahagatā dharmakathā kathayeyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[345] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh muốn sanh về quốc độ Phật ấy của con, mà khả năng thuyết pháp[346] của hết thảy họ không cùng đạt đến[347] nhất thiết trí tánh[348], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२४. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वा एवं चित्तमुत्पादयेयुः-यदिहैव वयं लोकधातौ स्थित्वा अप्रमेयासंख्येयेषु बुद्धक्षेत्रेषु बुद्धान् भगवतः सत्कुर्याम् गुरुकुर्याम् मानयेम पूजयेम यदिदं चीवरपिण्डपात्रशयनासनग्लानप्रत्ययभैषज्यपरिष्कारैः पुष्पधूपदीपगन्धमाल्यविलेपनचूर्णचीवरच्छत्रध्वजपताकाभिर्नानाविधनृत्यगीतवाद्यै रत्नवर्षैरिति, तेषां च बुद्धा भगवन्तः सहचित्तोत्पादान्न प्रतिगृह्णीयुर्यदिदमनुकम्पामुपादाय, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

24. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā eva cittamutpādayeyu-yadihaiva vaya lokadhātau sthitvā aprameyāsakhyeyeu buddhaketreu buddhān bhagavata satkuryām gurukuryām mānayema pūjayema yadida cīvarapiṇḍapātraśayanāsanaglānapratyayabhaiajyaparikārai pupadhūpadīpagandhamālyavilepanacūracīvaracchatradhvajapatākābhirnānāvidhantyagītavādyai ratnavarairiti, teā ca buddhā bhagavanta sahacittotpādānna pratighīyuryadidamanukampāmupādāya, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[349] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những vị Bồ-tát ở trong quốc độ Phật ấy của con, khởi tâm niệm như vậy: “Chúng ta sống ở nơi thế giới này, mà các loại y phục, bình bát, thức ăn, giường nằm, thuôc men chữa trị các bệnh duyên; các loại như hoa, hương đốt, đèn, hương xông, vòng hoa, dầu, hương bột, vải, lọng, tràng phan, cùng nhiều loại nhạc, vũ, ca ngâm, các loại mưa báu theo tâm niệm mà khởi, được quy kỉnh chân thật[350], tôn kính đạo sư[351], và cúng dường[352] từ bởi chúng con đến chư Phật - Thế Tôn ở nơi vô lượng, vô số quốc độ Phật ấy và chư Phật Thế Tôn ở nơi vô lượng, vô số thế giới ấy cùng lúc khởi tâm thương xót, nạp thọ”. Nếu niệm của họ sinh khởi mà không được như vậy, thì con thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः, ते सर्वे न नारायणवज्रसंहतात्मभावस्थामप्रतिलब्धा भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

25. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā pratyājātā bhaveyu, te sarve na nārāyaavajrasahatātmabhāvasthāmapratilabdhā bhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[353] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát sanh về quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không chứng được[354] thân thểsức mạnh kiên cố[355] như thân Kim cang Na la diên[356], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे यः कश्चित्सत्त्वोऽलंकारस्य वर्णपर्यन्तमुद्गृह्णीयात्-अन्तशो दिव्येनापि चक्षुषा एवंवर्णमेवंविभूति इदं बुद्धक्षेत्रमिति नानावर्णतां जानीयात्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

26. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ya kaścitsattvo'lakārasya varaparyantamudghīyāt-antaśo divyenāpi cakuā evavaramevavibhūti ida buddhaketramiti nānāvaratā jānīyāt, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[357] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, bất cứ chúng sanh nào ở trong quốc độ Phật ấy của con, thành tựu được thiên nhãn[358], mà hiểu được[359] phạm vi giới hạn màu sắc[360] của sự trang nghiêm[361], số lượng như vậy[362], hình sắc thù đặc như vậy[363], biết được bản chất của sự trang nghiêm nơi quốc độ Phật này, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२७. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे यः सर्वपरीत्तकुशलमूलो बोधिसत्त्वः सोऽन्तशो योजनशतोत्थितमुदारवर्णं बोधिवृक्षं न संजानीयात्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

27. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ya sarvaparīttakuśalamūlo bodhisattva so'ntaśo yojanaśatotthitamudāravara bodhivka na sajānīyāt, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[364] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát ở nơi quốc độ Phật ấy của con, có thiện căn ít nhất[365], mà không có khả năng nhìn thấy và hiểu biết[366] được cây bồ đề[367] màu sắc thù diệu[368], cao một trăm do tuần[369], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२८. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे कस्यचित्सत्त्वस्योद्देशो वा स्वाध्यायो वा कर्तव्यः स्यात्, न ते सर्वे प्रतिसंवित्प्राप्ता भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

28. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre kasyacitsattvasyoddeśo vā svādhyāyo vā kartavya syāt, na te sarve pratisavitprāptā bhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[370] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh nào ở nơi quốc độ Phật ấy của con đã được giảng dạy[371] hoàn tất[372], thọ trì đọc tụng[373] kinh pháp, mà không đạt được trí tuệ biện tài vô ngại[374], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

२९. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य नैवं प्रभास्वरं तद्बुद्धक्षेत्रं भवेद्यत्र समन्तादप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणानि बुद्धक्षेत्राणि संदृश्येरन् तद्यथापि नाम परिमृष्टे आदर्शमण्डले मुखमण्डलम्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

29. sacenme bhagavan bodhiprāptasya naiva prabhāsvara tadbuddhaketra bhavedyatra samantādaprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāāni buddhaketrāi sadśyeran tadyathāpi nāma parimṛṣṭe ādarśamaṇḍale mukhamaṇḍalam, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[375] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu giác ngộ, ánh sáng thanh tịnh[376] quốc độ Phật ấy của con, không soi chiếu phổ khắp[377] thế giới chư Phật vô lượng, vô số, không thể suy lường như vậy, thí như[378] nơi tấm gương sáng tròn[379] soi hình[380] khuôn mặt tròn trịa[381], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

३०. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे धरणीतलमुपादाय यावदन्तरीक्षाद्देवमनुष्यविषयातिक्रान्तस्याभिजातस्य धूपस्य तथागतबोधिसत्त्वपूजाप्रत्यर्हस्य सर्वरत्नमयानि नानासुरभिगन्धघटिकाशतसहस्राणि सदा निधूपितान्यव न स्युः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

30. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre dharaītalamupādāya yāvadantarīkāddevamanuyaviayātikrāntasyābhijātasya dhūpasya tathāgatabodhisattvapūjāpratyarhasya sarvaratnamayāni nānāsurabhigandhaghaikāśatasahasrāi sadā nidhūpitānyava na syu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[382] ||

Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu giác ngộ, từ mặt đất cho đến hư khôngquốc độ Phật ấy, hết thảy loại báu vật hiệp thành[383], trăm ngàn lư hương tỏa ra các loại hương thơm thù diệu[384], hương thơm thù diệu[385] tỏa ra này, hương của nó luôn luôn xông ướp[386] siêu việt thế giới[387] của trời người[388], hiệp thành[389] lên đến[390] tận mười phương hư không, để cung dưỡng[391] Bồ-tát, và các đức Như Lai. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३१. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे न सदाभिप्रवृष्टान्येव सुगन्धिनानारत्नपुष्पवर्षाणि सदा प्रवादिताश्च मनोज्ञस्वरा वाद्यमेघा न स्युः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

31. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre na sadābhipravṛṣṭānyeva sugandhinānāratnapupavarāi sadā pravāditāśca manojñasvarā vādyameghā na syu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[392] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu trong quốc độ Phật ấy, không thường mưa xuống các loại hoa báu[393], hương thơm thượng hạng mầu nhiệm[394]; không có những đám mây nhạc âm nhạc[395] với những âm thanh ưa thích[396] luôn luôn[397] diễn tấu tán dương[398], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३२. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य ये सत्त्वा अप्रमेयासंख्येयाचिन्यातुल्येषु लोकधातुष्वाभया स्फुटा भवेयुः, ते सर्वे न देवमनुष्यसमतिक्रान्तेन सुखेन समन्वागता भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

32. sacenme bhagavan bodhiprāptasya ye sattvā aprameyāsakhyeyācinyātulyeu lokadhātuvābhayā sphuā bhaveyu, te sarve na devamanuyasamatikrāntena sukhena samanvāgatā bhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[399] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu có những chúng sanh ở trong vô lượng, vô số thế giới bất khả tư nghị, xúc chạm đến ánh sáng[400] của con, mà hết thảy họ không thành tựu[401] với an lạc[402], siêu việt trời người, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३३. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य समन्तादप्रमेयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणेषु बुद्धक्षेत्रेषु बोधिसत्त्वा महासत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा तच्छ्रवणसहगतेन कुशलेन जातिव्यतिवृत्ताः सन्तो न धारणीप्रतिलब्धा भवेयुर्यावद्बोधिमण्डपर्यन्तमिति, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

33. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantādaprameyācintyātulyāparimāeu buddhaketreu bodhisattvā mahāsattvā mama nāmadheya śrutvā tacchravaasahagatena kuśalena jātivyativttā santo na dhāraīpratilabdhā bhaveyuryāvadbodhimaṇḍaparyantamiti, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[403] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành bậc giác ngộ, các vị Bồ-tát Đại sĩ từ nơi các quốc độ Phật vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, nghe danh hiệu con, mà không thoát ly đời sống sanh tử[404], cùng nhau thành tựu thiện không thoái chuyển[405], đạt được đà-la-ni[406], cho tới khi[407] đến nơi đạo tràng Bồ-đề[408], thì con không thành tựu[409] A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३४. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य समन्तादप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणेषु बुद्धक्षेत्रेषु याः स्त्रियो मम नामधेयं श्रुत्वा प्रमादं संजनयेयुः, बोधिचित्तं नोत्पादयेयुः, स्त्रीभावं च न विजुगुप्सेरन्, जातिव्यतिवृत्ताः समानाः सचेद्द्वितीयं स्त्रीभावं प्रतिलभेरन्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

34. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantādaprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāeu buddhaketreu yā striyo mama nāmadheya śrutvā pramāda sajanayeyu, bodhicitta notpādayeyu, strībhāva ca na vijugupseran, jātivyativttā samānā saceddvitīya strībhāva pratilabheran, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[410] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những người nữ[411] nào trong các quốc độ Phật ở nơi khắp vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, khi nghe danh hiệu con, sanh tịnh tín hoan hỷ[412], phát bồ đề tâm, nhàm chán[413] thân nữ[414], ước muốn thoát ly, mà đời sau khi tái sinh[415], vẫn mang thân nữ giống như cũ[416], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य समन्ताद्दशसु दिक्षु अप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणेषु बुद्धक्षेत्रेषु ये बोधिसत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा प्रणिपत्य पञ्चमण्डलनमस्कारेण वन्दिष्यन्ते ते बोधिसत्त्वचर्यां चरन्तो न सदेवकेन लोकेन सत्क्रियेरन्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

35. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantāddaśasu diku aprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāeu buddhaketreu ye bodhisattvā mama nāmadheya śrutvā praipatya pañcamaṇḍalanamaskārea vandiyante te bodhisattvacaryā caranto na sadevakena lokena satkriyeran, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[417] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở các quốc độ Phật vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, khắp cả mười phương, khi nghe danh hiệu của con, cúi đầu[418] quy kỉnh[419] với năm vóc sát đất[420], thường tu phạm hành của Bồ-tát[421], mà không được kính tin[422] bởi chư thiên giới[423], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य कस्यचिद्बोधिसत्त्वस्य चीवरधावनशोषणसीवनरञ्जनकर्म कर्तव्यं भवेत्, न त्वेव नवाभिजातचीवररत्नैः प्रावृतमेवात्मानं संजानीयुः सहचित्तोत्पादात्तथागतानुज्ञातैः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

36. sacenme bhagavan bodhiprāptasya kasyacidbodhisattvasya cīvaradhāvanaśoaasīvanarañjanakarma kartavya bhavet, na tveva navābhijātacīvararatnai prāvtamevātmāna sajānīyu sahacittotpādāttathāgatānujñātai, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[424] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu y phục của Bồ-tát, ở quốc độ Phật ấy của con[425], còn có sự giặt giũ[426], giăng phơi hong sáy[427], may cắt, nhuộm[428], và các phẩm vật[429] y phục  mới đẹp, quý báu[430] không tự nhiên[431] cùng xuất hiện[432] từ sự khởi tâm[433] tán đồng[434] của Như Lai, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३७. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे सहोत्पन्नाः सत्त्वा नैवंविधं सुखं प्रतिलभेरंस्तद्यथापि नाम निष्परिदाहस्यार्हतो भिक्षोस्तृतीयध्यानसमापन्नस्य, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

37. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre sahotpannā sattvā naivavidha sukha pratilabherastadyathāpi nāma niparidāhasyārhato bhikosttīyadhyānasamāpannasya, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[435] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những chúng sanh cùng sanh ra[436] ở nơi quốc độ Phật ấy của con, thành tựu an lạc khoảng thời gian, không giống như thời gian[437] vị Tỷ-kheo A-la-hán tâm thoát ly phiền não[438], nhập vào tĩnh lự thứ ba[439], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३८. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये बोधिसत्त्वाः प्रत्याजाताः, ते यथारूपं बुद्धक्षेत्रे गुणालंकारव्यूहमाकाङ्क्षेयुः, तथारूपं नानारत्नवृक्षेभ्यो न संजनयेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

38. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye bodhisattvā pratyājātā, te yathārūpa buddhaketre guālakāravyūhamākākeyu, tathārūpa nānāratnavkebhyo na sajanayeyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[440] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát đã sinh về trong quốc độ Phật ấy của con, không nhìn thấy cây báu đặc biệt[441] hình sắc như thực[442] ở nơi quốc độ Phật ấy, được trang nghiêm vẻ đẹp bên ngoài[443] bằng các loại công đức sắc tướng như thực, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

३९. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य मम नामधेयं श्रुत्वा अन्यबुद्धक्षेत्रोपपन्ना बोधिसत्त्वा इन्द्रियबलवैकल्यं गच्छेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

39. sacenme bhagavan bodhiprāptasya mama nāmadheya śrutvā anyabuddhaketropapannā bodhisattvā indriyabalavaikalya gaccheyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[444] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, các vị Bồ-tát đã sanh ra ở các quốc độ Phật khác[445], khi nghe danh hiệu con, mà các căn khiếm khuyết không đầy đủ[446], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

४०. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तदन्यबुद्धक्षेत्रस्थाने बोधिसत्त्वा मम नामधेयसहश्रवणान्न सुविभक्तवतीं नाम समाधिं प्रतिलभेरन्, यत्र समाधौ स्थित्वा बोधिसत्त्वा एकक्षणव्यतिहारेण अप्रमेयासंख्येयाचिन्त्यातुल्यापरिमाणान् बुद्धान् भगवतः पश्यन्ति, स चैषां समाधिरन्तरा विप्रणश्येत्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

 

40. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyabuddhaketrasthāne bodhisattvā mama nāmadheyasahaśravaānna suvibhaktavatī nāma samādhi pratilabheran, yatra samādhau sthitvā bodhisattvā ekakaavyatihārea aprameyāsakhyeyācintyātulyāparimāān buddhān bhagavata paśyanti, sa caiā samādhirantarā vipraaśyet, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[447] ||

Bạch Thế Tôn! Sau con thành tựu Bồ-đề, nếu những vị Bồ-tát đang sống ở nơi những quốc độ Phật khác, đồng thời nghe danh hiệu con, liền thành tựu tam muội tên là thanh tịnh giải thoát[448]. Các vị Bồ-tát an trú ở trong tam-muội ấy, với trong khoảnh khắc[449] mà nhìn thấy[450] vô số, vô lượng, bất khả tư nghị chư Phật, Thế Tôn, mà vẫn không mất thời gian tam muội đó của họ. Không phải như thế, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

४१. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तदन्येषु बुद्धक्षेत्रेषु मम नामधेयं श्रुत्वा तच्छ्रवणसहगतेन कुशलमूलेन सत्त्वा नाभिजातकुलोपपत्तिं प्रतिलभेरन् यावद्बोधिपर्यन्तम्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

41. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyeu buddhaketreu mama nāmadheya śrutvā tacchravaasahagatena kuśalamūlena sattvā nābhijātakulopapatti pratilabheran yāvadbodhiparyantam, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[451] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các chúng sanh ở nơi những quốc độ Phật khác, vốn có thiện căn, khi nghe danh hiệu con, mà lại không được sanh vào gia đình dõng dõi tôn quý[452], cho đến khi đạt đến Tuệ Giác, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४२. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तदन्येषु बुद्धक्षेत्रेषु ये बोधिसत्त्वा मम नामधेयं श्रुत्वा तच्छ्रवणकुशलमूलेन यावद्बोधिपर्यन्तं ते सर्वे बोधिसत्त्वचर्याप्रीतिप्रामोद्यकुशलमूलसमवधानगता न भवेयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

42. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyeu buddhaketreu ye bodhisattvā mama nāmadheya śrutvā tacchravaakuśalamūlena yāvadbodhiparyanta te sarve bodhisattvacaryāprītiprāmodyakuśalamūlasamavadhānagatā na bhaveyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[453] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, các vị Bồ-tát ở nơi những quốc độ Phật khác, vốn có thiện căn[454], mà hết thảy họ khi nghe danh hiệu con, không sinh đại hoan hỷ[455], thực hành Bồ-tát, tập hợp thành tựu viên mãn[456] thiện căn[457] cho đến lúc giác ngộ, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४३. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य सहनामधेयश्रवणात्तदन्येषु लोकधातुषु बोधिसत्त्वा न समन्तानुगतं नाम समाधिं प्रतिलभेरन्, यत्र स्थित्वा बोधिसत्त्वा एकक्षणव्यतिहारेण अप्रमेयासंख्येयाचिन्यातुल्यापरिमाणान् बुद्धान् भगवतः सत्कुर्वन्ति, स चैषां समाधिरन्तरा विप्रणश्येद्यावद्बोधिमण्डपर्यन्तम्, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

43. sacenme bhagavan bodhiprāptasya sahanāmadheyaśravaāttadanyeu lokadhātuu bodhisattvā na samantānugata nāma samādhi pratilabheran, yatra sthitvā bodhisattvā ekakaavyatihārea aprameyāsakhyeyācinyātulyāparimāān buddhān bhagavata satkurvanti, sa caiā samādhirantarā vipraaśyedyāvadbodhimaṇḍaparyantam, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[458] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở những quốc độ khác đều nghe danh hiệu con, liền thành tựu tam muội tên là Phổ Chí[459] và những vị Bồ-tát ấy an trú ở trong tam muội này, cho đến khi đạt đến diệu Bồ-đề tràng[460], họ thường cung kính diện kiến[461] Chư Phật, Thế Tôn cùng tận khắp vô số, vô lượng, bất khả tư nghị với thời gian khoảng chừng nháy mắt mà tam muội của họ không hề thất tán, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४४. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजाता भवेयुः ते यथारूपां धर्मदेशनामाकाङ्क्षेयुः श्रोतुम्, तथारूपां सहचित्तोत्पादान्न शृणुयुः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

44. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre ye sattvā pratyājātā bhaveyu te yathārūpā dharmadeśanāmākākeyu śrotum, tathārūpā sahacittotpādānna śṛṇuyu, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[462] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những chúng sanh nào phát nguyện sanh đến quốc độ Phật ấy của con, mà họ ước nguyện nghe được Pháp[463] như thực; liền sinh khởi tâm[464] nghe pháp như thật ấy, họ liền được nghe, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

 

४५. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य तत्र बुद्धक्षेत्रे तदन्येषु बुद्धक्षेत्रेषु ये च बोधिसत्त्वा मम नामधेयं शृणुयुः, ते सहनामधेयश्रवणान्नावैवर्तिका भवेयुरनुत्तरायाः सम्यक्संबोधेः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥

45. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhaketre tadanyeu buddhaketreu ye ca bodhisattvā mama nāmadheya śṛṇuyu, te sahanāmadheyaśravaānnāvaivartikā bhaveyuranuttarāyā samyaksabodhe, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhisabudhyeyam[465] ||

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở nơi những quốc độ Phật khác, họ ở ngay nơi những quốc độ Phật đó, mà nghe đến danh hiệu của con, liền được tối thượng chánh đẳng giác bất thối chuyển[466], ngay trong lúc khi đang nghe danh hiệu ấy, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

४६. सचेन्मे भगवन् बोधिप्राप्तस्य बुद्धशास्तुर्बुद्धक्षेत्रेषु ते बोधिसत्त्वा मम नामधेयं शृणुयुः, ते सहनामधेयश्रवनात्प्रथमद्वितीयतृतीयाः क्षान्तीः प्रतिलभेरन् नावैवर्तिका भवेयुर्बुद्धधर्मसंघेभ्यः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिबुध्येयम्॥८॥

46. sacenme bhagavan bodhiprāptasya buddhaśāsturbuddhaketreu te bodhisattvā mama nāmadheya śṛṇuyu, te sahanāmadheyaśravanātprathamadvitīyattīyā kāntī pratilabheran nāvaivartikā bhaveyurbuddhadharmasaghebhya, mā tāvadahamanuttarā samyaksabodhimabhibudhyeyam[467].

Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, trở thành bậc Đạo Sư Giác Ngộ[468], nếu những vị Bồ-tát ở các quốc độ Phật khác, nghe được danh hiệu con, thì ngay lúc khi nghe danh hiệu ấy, mà không thành tựu tức thì các Pháp nhẫn[469] thứ nhất[470], thứ hai[471], thứ ba[472]; không chứng đạt địa vị bất thối chuyển đối với Phật, Pháp, Tăng[473], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.


 

THƯ MỤC THAM KHẢO

A/ PTS : Ấn bản của Pāli Text Society.

- A = Aṅguttara Nikāya, 5 tập. (PTS).

- D = Dīgha Nikāya, 3 tập (PTS).

- M = Majjhima Nikāya, 3 tập (PTS).

- S = Saṃyutta Nikāya, 5 tập (PTS).

B/Buddhist Sanskrit Text

- आर्यविमलकीर्तिनिर्देशो नाम महायानसूत्रम् Āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh)

- Vimalakīrtinirdeśa sūtram, Joshi, Lal Mani & Bhiksu Pasadika, Central Institute of Higher Tibetan Studies Place of, Sarnath, 1981.

- Vimalakīrtinirdeśa sūtram , bản thảo mới tìm thấy tại Potala Palace, Taisho University Press, Tokyo, 2006, 125 trang.

- Buddhist Sanskrit Texts No. 17, सुखावतीव्यूहः ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका].

- Sukhāvatīvyūhaḥ , Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.

- सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) , Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.

- Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P.189: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra.

- Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin, Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

- Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960.

- Buddhist Sanskrit Texts, No : गण्डव्यूहः सूत्रम् Gaṇḍavyūha sūtram

- Gaṇḍavyūha sūtram, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960.

- पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā, 8 phẩm, N. Dutt biên tập và xuất bản, 1934.

- आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā

- Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning ,  Darbhanga , 1960.

 

- करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram

- Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420

- म्ऊलमध्यमककारिका Mūlamadhyamakakārikā

- Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913

- आपरिमितगुणानुशमंसानामधारनी Aparimitaguṇānuśaṃsānāmadhāranī (A-di-đà thần chú)

- ञातकमाला Jātakamālā (Bản sanh )

- Jatakamala by Aryasura ,  Aryasura ,  Vaidya, P. L. Publisher: The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning Place of Publication: Darbhanga Year: 1959.

C. Tây tạng đại tạng kinh, Kyoto

-No.176, 60Ma, p. 175a1-239b7: འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa dri-ma-med-par-grags-pas bstan-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo (Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết), Chos-ñid tshul-khrims

- ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo (Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh)

- No.32, 34Ka, p. 183a7- 250a5: སྐྱེས་པ་རབས་ཀྱི་གླེང་བཞི Skyes- pa rabs- kyi gleṅ- gshi I Lão mẫu kinh), do Tây Tạng dịch sư Ñi- ma rgyal- mtshan và Ấn độ dịch sư Ānandaśrī dịch; Cf.  Vol. 33, p. 310-3-3, Vol. 32, p. 66-1-5.

- དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo (Kinh Pháp Hoa), thuộc tạng Peking No 0781, và Derge No 0113.

- ཡོནཏནབྶྣགྶཔ དྤགཏུམེདཔ ཤེསབྱ བཧི གྯུནྶ​ Yon tan bsnags pa dpag tumed pa shes bya bahi gzuns  (A-di-đà thần chú 阿彌陀大呪)

- No. 112: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo. (Đại Bảo Tích / bản 2)

-No.111: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo (Đại Bảo Tích/ bản 1).

- No.9, 26Ka-28Ga, p.  1b1-381a5: ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa, 76 phẩm (Đại phẩm Bát-nhã).

- No.3787, 182Ka , p.  14b1-212a7: འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་-ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi ḥgrel-pa  (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận).

- No. 3788, 183Kha , p.  1b1-181a7: འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་-བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་གྱི་ཚིག་ལེའུར་བྱས་པའི་རྣམ་པར་འགྲེལ་པ  Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi tshig-leḥur-byas-paḥi rnam-par ḥgrel-pa (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận thích).

- Dbu-ma tsa-baḥi tshig-leḥur byas-pa śes-rab ces-bya-ba (Trung Luận).

- སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa (Hoa Nghiêm Kinh).

D. Anh văn

*Buddhist Mahâyâna Texts, Part 2:

- The larger Sukhâvatî-vyûha, F. Max Müller.

 - The smaller Sukhâvatî-vyûha, F. Max Müller phiên dịch

-The Amitâyur dhyâna-sûtra, do J. Takakusu phiên dịch.

Cả ba tác phẩm đều được xuất bản. 1894, và được thâu vào trong tập 48 của bộ Sacred Books of the East (Đông phương thánh thư).

-Roberto E. García Fernández, El Colegio de México (2010), Vimalakī rti nirdeś a sūtra – Sūtra de la Instrucción dada por Vimalakīrti, Libro VI.

-Robert A. F. Thurman, vimalakirti nirdesa sutra, The Pennsylvania State University, 1976.

-Weller: Tausend Buddhanamen des Bhadrakalpa nach einer fünfsprachigen Polyglotte, Leipzig, 1928.

- Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968

- Milindapanha and Nagasenabhikshu Sutra - A Comparative Study, by Bhikkhu Thich Minh Chau, through Pali and Chinese sources, 1964

-Emmerick, RE, Buddhism amongst Iranian peoples, Yarshater, Ed, Cambridge History of Iran, vol 3.2, Cambridge, CUP, 1983;

-Foltz, R, Religions of the Silk Road, Overland trade and Cultural exchange from Antiquity to Fifteenth Century, New York,  St. Martins Press, 1999

- Boyce, Mary, Some reflections on Zurvanism, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 1957

- Frye, Richard, Zurvanism Again, The Harvard Theological Review, London, Cambridge, 1959.

- A History of Indian Philosophy by Surendranath Dasgupta, cambridge at the university press, 1922

- Trần Nhân Tông A biographical study , Lê Mạnh Thát , Nxb. Tổng Hợp TP. HCM , 2006 .

E/Hán văn-Nhật văn

*Các Tụng bản Hán ngữ trích dẫn theo Taishō Edition of Chinese Tripiṭaka 大正新脩大藏經 Đại chánh tân tu Đại tạng kinh, có đánh số trang, số tập ở phần cước chú. Dẫn: Đại/Đại chánh/ T (Taishō). Số trang ở phần cước chú theo đúng số trang Đại chánh.

- Lữ Trừng , 新編漢文大藏經 目錄 Tân Biên Hán Văn Đại Đại Tạng Kinh Mục Lục, Trung quốc triết học sử nghiên cứu tập san 中國哲學史研究集 刊, 1980.

-きむら たいけんKimura Taiken, 原始仏教思想論 - 特に大乗思想 の淵源に注意して, 丙午出版社, 1922 ;

-きむら たいけんKimura Taiken, 原始仏教より大 乗仏教, 鷺の宮 書房, 1968;

-きむら たいけんKimura Taiken, 木村泰賢全集, California, 2009-2010.

F/ Từ điển

-Williams ,Monier M.A. Williams , Sanskrit-English Dictionary, The Clarendon Press, Oxford.

- Bonwadaijiten (Phạn-Hòa đại từ điển)., Unrai Wogihara, Kôtansha,  1997.

- Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary, F.Edgerton, Motilal Barnasidass, 1972.

- The Pratical Sanskrit-English Dictionary, V.Sh. Apte, Motilal Barnarsidass, 1975.

G. Bản Việt

- Bốn Bộ A-hàm, Bản Việt, Tuệ Sỹ - Đức Thắng, Hương Tích ấn hành.

- Đại Tạng Kinh Nam Truyền, Học Viện Nghiên Cứu Việt Nam ấn hành, bản dịch Hòa Thượng Minh Châu, 2014.

- Thành Duy Thức Luận, Bản Việt, Tuệ Sỹ dịch và chú, Thư quán Hương Tích ấn hành.

- A-tỳ-đạt-ma Câu xá, Bản Việt: Phẩm Phân biệt căn, Phân biệt giới, Phân biệt thế gian, và Phân biệt nghiệp, Tuệ Sỹ dịch – chú, các tập I, II, III, Thư quán Hương Tích ấn hành.

- Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Kimura Taiken, bản Việt Thích Quảng Độ, Chương V, tiết 1,2, ĐH. Vạn Hạnh, 1969.

 

 

 

 

 



[1] Đại 13, No. 0418, tr. 0902c23, tt.,: 般舟三昧經卷上 (一名十方現在佛 悉在前立定經), 後漢月 氏三藏支婁迦讖譯

[2] Op.cit. p.0905a10: 一切常念阿彌陀佛, p. 0905a26, p0905b09: 見阿彌陀佛, p. 0905b10: 當持何等法生阿彌陀佛國,...

[3] Đại 13, No. 0417, tr. 0897c24: 佛說般舟三昧經, 後漢月支三藏支婁迦讖譯

[4] Op.cit. p. 0899a11: 獨一處止念西方阿彌陀佛今現在; p.0899a28: 念阿彌陀佛專念故得見之。 即問。 持何法得生此國。 阿彌陀佛報言…

[5] Đại 12, No. 0362, tr. 0300a04: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經,吳月支國居士支謙譯.

[6] Op.cit. p. 0301a17: 名阿彌陀佛; p. 0302b15: 阿彌陀為菩薩時; p.0303a03: 佛稱譽阿彌陀佛光明極善v.v..

[7] Vimalakīrtinirdeśa sūtram, Joshi, Lal Mani & Bhiksu Pasadika, Central Institute of Higher Tibetan Studies Place of, Sarnath, 1981: "पुनरपरं, भदन्त शारिपुत्र, अस्मिन्‌ गृहे तथागताः शाक्यमुनिश्चामिताभश्चाक्षोभ्यश्च रत्नश्रीश्च रत्नार्चिश्च रत्नचन्द्रश्च रत्नव्यूहश्च दुष्पहश्च सर्वार्थसिद्धश्च महारत्नश्च सिहप्रसिद्धिश सिहस्वरश्चाऽदयो दशदिक्ष्वपरिमाणतथागता अस्य सत्पुरुषस्य सहचित्तमात्रेण समागच्छन्ति चागतास्तथागतगुह्यन्नाम धर्ममुखप्रवेशं निदर्श्य प्रतिगच्छन्ति। अयं सप्तम आश्चर्याद्‌भूतो धर्मः।” (Phiêm âm La-tin: punaraparaṃ, bhadanta śāriputra, asmin gṛhe tathāgatāḥ śākyamuniścāmitābhaścākṣobhyaśca ratnaśrīśca ratnārciśca ratnacandraśca ratnavyūhaśca duṣpahaśca sarvārthasiddhaśca mahāratnaśca sihaprasiddhiśa sihasvaraścā'dayo daśadikṣvaparimāṇatathāgatā asya satpuruṣasya sahacittamātreṇa samāgacchanti cāgatāstathāgataguhyannāma dharmamukhapraveśaṃ nidarśya pratigacchanti).

-Cf. Vimalakīrtinirdeśa sūtram , bản thảo mới tìm thấy tại Potala Palace, xuất bản bởi Taisho University Press, Tokyo, 2006, 125 trang phần kinh văn tương đương có hơi dị biệt: “punar aparaṃ bhadantaśāriputra iha gṛhe śākyamunis tathāgato 'mitābho 'kṣobhyo ratnaśrī ratnārcī ratnacandro ratnavyūho duḥprasahaḥ sarvārthasiddhaḥ prabhūtaratnaḥ siṃhanādanādī siṃhaghoṣas tathāgata evaṃ pramukhā daśasu dikṣv apramāṇās tathāgatā ye 'sya satpuruṣasya cintitamātreṇāgacchanti”.

-Cf. Roberto E. García Fernández, El Colegio de México (2010), Vimalakī rti nirdeś a sūtra – Sūtra de la Instrucción dada por Vimalakīrti, Libro VI, [ Fragmento en borrador], các danh hiệu tương đương với bản thảo Sanskrit Potala Palace: “Venerable Śāriputra, otro es que con un simple pensamiento de este hombre de bien acuden a esta casa el T athāgata Śākyamuni junto con Amitābha, Akṣobhya, Ratnaśrī, Ratnārci, Ratnacandra, Ratnavyūha, Duḥ prasaha, Sarvārthasiddha, Prabhūtaratna, Siṃhāsanādī y el Tathāgata Siṃhaghoṣa, acompañados por una multitud innumerable de tathāgatas provenientes de las diez direcciones, quienes al llegar instruyen en la forma de penetrar en el Dharma , a través de una enseñanza cuyo nombre es El secreto de los Tathāgatas”.

-Cf. vimalakirti nirdesa sutra, Robert A. F. Thurman, 1976, The Pennsylvania State University.

[8] Cf., Tây tạng đại tạng kinh, Kyoto, No.176, 60Ma, p. 175a1-239b7: འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa dri-ma-med-par-grags-pas bstan-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, Chos-ñid tshul-khrims , được lưu trữ trong: 1/北京版: Mdo-sna-tshogs (bu) 180a-250b;  2/奈塘版:Mdo (pha)274a-382a ; 3/德格版:Mdo-sde (ma)175a-239h; 4/ 拉薩版:Mdo (pha)270b-376b; 5/卓尼版:Mdo-maṅ (ma)205a-295b ; tương đương với 大正藏: No. 474,475,476;

[9] Đại 14, No. 0474: 佛說維摩詰經卷上 (維摩詰所說不思議法門之稱一名佛法普入道門三昧經).

[10] Ibid., No. 0529a07, tt.: 此室釋 迦文, 阿閦佛, 寶 首, 樂忻, 寶月,  寶淨, 無量, 固受, 師子響, 慧作斯, 彼諸如來等…

[11] Đại 14, No. 0475: 維摩詰所說經(一名不可思議解脫上卷), 姚秦三藏鳩摩羅什譯

[12] Ibid., p. 0548b14, tt.: 是為六未曾有難得之法; 此室釋迦牟尼佛、阿彌陀佛 、阿閦佛、 寶德、寶炎、寶月、 寶嚴、難勝 、師子響一切利成,如是等十方無量諸佛…

[13] Đại 14, No. 0476: 說無垢稱經, 大唐三藏法師玄奘奉 詔譯.

[14]Op.cit. 0574b08: 此室常有釋迦牟尼如來。無量壽如來。難勝如來。不動如來。寶勝如來。 寶焰如來。寶月如來。寶嚴如來。寶音聲如來。師子吼如來。一切義成如來。如是等十方無量如來。

[15] Đại 14, No. 0425, tr. 0042c02: 賢劫經卷第六, 西晉月氏三藏竺法護譯

[16] Op.cit. p.0047a01, p.0046b05 & p.0046b12.

[17] Bản Hán: Đại 14, No. 0447a, p. 0376a06: 現在賢劫千佛名經 (亦名“集諸佛大功德山”), 闕譯人名,今附梁錄。Cf. Đại 14n0447b, p. 0383b24: 現在賢劫千佛名經 (一名“集諸佛大功德山”), 開元拾遺附梁錄.

[18] Cf. F. Weller: Tausend Buddhanamen des Bhadrakalpa nach einer fünfsprachigen Polyglotte, Leipzig, 1928.

[19] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ; Đầu kinh ghi (Op.cit., 0279b05): 後漢月支國三藏支婁迦讖譯, Cf. Lữ Trừng ở trong 新編漢文大藏經 目錄 Tân Biên Hán Văn Đại Đại Tạng Kinh Mục Lục (Trung quốc triết học sử nghiên cứu tập san 中國哲學史研究集 刊, 1980)  khảo chứng, cho rằng bản kinh này có thể được Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

[20] Op.cit.p.0288a27: 稽首禮無量覺, p. 0288a29: 稽首禮無量覺, p.0288b02: 往供養無量覺, p.0288b04: 歎國尊無量覺, p.0288b29: 無量覺授其決.

[21] Ibid. p.0288b15:  時無量世尊笑.

[22] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯; Kinh được nói là do: Tào Ngụy Ân Độ Sa Môn Khương Tăng Khải dịch ư Lạc Dương Bạch Mã Tự, Vĩnh Gia tứ niên Nhâm Dần (曹魏印度沙門 康僧鎧譯於洛陽白 馬寺, 永嘉四年壬 寅). Nhưng theo các học giả Nhật bản khảo chứng, thì phải là: Đông Tấn Phật-đà-bạt-đà-la cập Lưu Tống Bảo Vân cộng dịch (tây nguyên 421 niên), 應是東晉佛 陀跋陀羅及劉宋寶 雲共譯 (西元421 年).

[23] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.

[24] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.

[25] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[26] Cf. 佛說阿彌陀經, 姚秦龜茲三藏鳩摩羅什譯 (Đại 12, No 366, p. 0347a25):「舍利弗!於汝意云何? 彼佛何故號阿彌陀? 舍利弗!彼佛光明無量,照十方國無所障礙, 是故號為阿彌陀。 又舍利弗! 彼佛壽命及其人民, 無量無邊阿僧祇劫,故名阿彌陀” .

[27] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.

[28] Đại 13, No. 0418, tr. 0902c23, tt.,: 般舟三昧經卷上 (一名十方現在佛 悉在前立定經), 後漢月 氏三藏支婁迦讖譯

[29] Đại 13, No. 0417, tr. 0897c24: 佛說般舟三昧經, 後漢月支三藏支婁迦讖譯

[30] Op.cit. p. 0899a11: 獨一處止念西方阿彌陀佛今現在; p.0899a28: 念阿彌陀佛專念故得見之。 即問。 持何法得生此國。 阿彌陀佛報言…

[31] Đại 12, No. 0362, tr. 0300a04: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經,吳月支國居士支謙譯.

[32] Op.cit. p. 0301a17: 名阿彌陀佛; p. 0302b15: 阿彌陀為菩薩時; p.0303a03: 佛稱譽阿彌陀佛光明極善v.v..

[33] Đại 14, No. 0474: 佛說維摩詰經卷上 (維摩詰所說不思議法門之稱一名佛法普入道門三昧經).

[34] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ; Op.cit. p.0281a07: 名無量清淨覺最尊; Op.cit.p0281a10:無量清淨佛為菩薩時; Op.cit.p. 0281c23: 無量清淨佛為菩薩時; Op.cit.p.0281c28: 無量清淨佛光明最尊第一無比 v.v..

[35] Cf. Cht.12 dẫn thượng.

[36] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.

[37] Đại 14, No. 0559, tr. 0911c22:  佛說老女人經; 吳月氏優婆塞支謙譯.

[38] Đại 14, No. 0560, tr. 0912b18: 佛說老母女六英經; 宋天竺三藏求那跋陀羅譯.

[39] Đại 14, No. 0561, tr. 0912c20: 佛說老母經; 僧祐錄云闕譯人名今附宋錄

[40] Tây Tạng Đại Tạng Kinh (The Tibetan Tripitaka), Kyoto, No.32, 34Ka, p. 183a7- 250a5, (Skt. Jātakanidāna); Cf.  Vol. 33, p. 310-3-3, Vol. 32, p. 66-1-5.

[41] सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P.189. Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin do Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú cẩn thận, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958. Tib.: “དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo”.

[42] Op.cit. ७ पूर्वयोगपरिवर्तः 7 Pūrvayogaparivartaḥ| Cf. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968; chapter vii. Ancient devotion: “In the west, monks, is the Tathâgata named Amitâyus, &c., and the Tathâgata named Sarvalokadhâtûpadravodvegapratyuttîrna”…

[43] Cf. 正法華經卷第四 , 西晉月氏國三藏竺法護譯 (Đại 09, No. 0263, tr. 0092a28):  西方 現在二佛,號無量 壽、超度因緣如來.

[44] Cf. 妙法蓮華經卷第三 ,  後秦龜茲國三藏法師鳩摩羅什奉 詔譯 (Đại 09, No. 0262, tr. 0025c01): 西方二佛,一名阿彌陀,二名度一切世間苦惱.

[45] Đại 10n0295, tr. 0876b03: 大方廣 佛華嚴經入法界品; 唐天竺三藏地婆 訶羅譯.

[46] Op.cit. p. 0876b29: 我於彼供養閻浮提微塵等諸佛如來。又劫名無量光…

[47] Cf. Gaṇḍavyūha sūtram, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960.

[48] Cf. 佛說無量壽經卷上; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯 (Đại 12, No. 0360, tr. 0270a29 và tt.): 是故無 量壽佛號無量光佛 。無邊光佛。無礙光 佛。無對光佛。炎 王光佛。清淨光佛 。歡喜光 佛。智慧光佛。不 斷光佛。難思光佛 。無稱光 佛。超日月光佛.

[49] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.

[50] Op.cit. p. 0095c24,tt.: 無量壽佛復有異名。謂無量光。無邊光。無著光。 無礙光。光照王端嚴光。愛光。 喜光。可觀光。不思議光。無等光不可稱量光。映蔽日光。映蔽月光。掩奪日月光。彼之光明清淨廣大.

[51] Đại 12, No. 0363: 佛說大乘無量壽莊嚴經; 西天譯經三藏朝散大夫試光祿卿明教大師臣法賢奉 詔譯.

[52] Op.cit.p. 0321c23,tt.: 今此光明名無量光。無礙光。常照光。不空光。 利益光。愛樂光。安隱光。 解脫光。無等光。不思議光。過日月光。奪一切世間光。無垢清淨光。如是光明。普照十方一切世界。

[53] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961: “तदनेनानन्द पर्यायेण स तथागतोऽमिताभ इत्युच्यते, अमितप्रभोऽमितप्रभासोऽसमाप्तप्रभोऽसंगतप्रभः प्रभाशिखोत्सृष्टप्रभः सदिव्यमणिप्रभोऽप्रतिहतरश्मिरागप्रभो राजनीयप्रभः प्रेमणीयप्रभः प्रमोदनीयप्रभः संगमनीयप्रभ उपोषणीयप्रभो निबन्धनीयप्रभोऽतिवीर्यप्रभोऽतुल्यप्रभोऽभिभूयनरेन्द्रामून्नयेन्द्रप्रभः(?) श्रान्तसंचयेन्दुसूर्यजिह्मीकरणप्रभोऽभिभूय लोकपालशक्रब्रह्मशुद्धावासमहेश्वरसर्वदेवजिह्मीकरणप्रभ इत्युच्यते।“( tadanenānanda paryāyeṇa sa tathāgato'mitābha ityucyate, amitaprabho'mitaprabhāso'samāptaprabho'saṃgataprabhaḥ prabhāśikhotsṛṣṭaprabhaḥ sadivyamaṇiprabho'pratihataraśmirāgaprabho rājanīyaprabhaḥ premaṇīyaprabhaḥ pramodanīyaprabhaḥ saṃgamanīyaprabha upoṣaṇīyaprabho nibandhanīyaprabho'tivīrya -prabho'tulya -prabho'bhibhūyanarendrāmūnnayendra- prabhaḥ(?) śrāntasaṃcayendusūryajihmīkaraṇaprabho'bhibhūya lokapālaśakrabrahmaśuddhāvāsamaheśvarasarvadevajihmīkaraṇaprabha ityucyate)

 

 

[54] Đại 18, No 0889, p. 552c.:  一切如來大祕密王未曾有最上微妙大曼拏羅經卷第四; 西天譯經三藏 朝散大夫試鴻臚 少卿明教大師臣天息災奉 詔譯

[55] Op.cit.p. 0553a: 復次想無量 壽佛如來。於眉間 毫相中出光。光中 有明。名甘露大明 王。色相如毘盧遮 那佛。身真金色手 持髑髏

[56] Đại 20, No. 1193, tr. 0930a19: 妙吉祥平等瑜伽祕密觀身成佛儀軌 ; 宋大契丹國師中天竺摩 竭陀國三藏法師慈賢譯

[57] Op.cit. p.0932b16: 阿彌陀如來金剛甘露身.

[58] Dị danh: A Di Đà đại chú 阿彌陀大呪, A Di Đà đại thần chú 阿彌陀大神呪, A Di Đà đại đà la ni 阿彌陀大陀羅尼, A Di Đà Phật thuyết chú 阿彌陀佛說呪, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độthần chú 拔一切業障根本得生淨土神呪, A Di Đà Phật đại tâm chú 阿彌陀佛大心呪, Vô Lượng Thọ Như Laicăn bản tâm kinh 無量壽如來桹本心經, Bạt nhất thiết khinh trọng nghiệp chướng đắc sinh tịnh độ đà la ni 拔一切輕重業障得生淨土陀羅尼, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ chú 拔一切業障根本得生淨土呪, Vãng sinh tịnh độ chú 往生淨土呪, Vãng sinh tịnh độ thần chú 往生淨土神呪, Vãng sinh quyết định chân ngôn 往生決定真言, Vô lượng công đức đà la ni 無量功德陀羅尼, Vô lượng thọ Như Lai đà la ni 無量壽如來陀羅尼, Vô lượng thọ Như Lai căn bản đà la ni 無量壽如來根本陀羅尼, Vô  Lượng thọ Như Lai căn bản chân ngôn 無量壽如來根本真言, A Di Đà Phật chú 阿彌陀佛呪, A Di Đà NhưLai đà la ni 阿彌陀如來陀羅尼, Vãng sinh chú 往生呪, Căn bản đà la ni 根本陀羅尼, A Di Đà Phật căn bản bí mật thần chú 阿彌陀佛根本秘密神呪, Amṛta đại đà la ni  大陀羅尼, Bạt nhất thiết nghiệp căn bản vãng sinh tịnh độ chân ngôn 拔一切業障根本往生淨土真言

[59] Cf. Emmerick, RE, "Buddhism amongst Iranian peoples" in: Yarshater, Ed, Cambridge History of Iran, vol 3.2, Cambridge, CUP, 1983; Foltz, R, Religions of the Silk Road: Overland trade and Cultural exchange from Antiquity to Fifteenth Century, New York: St. Martins Press, 1999

[60] Cf. Boyce, Mary (1957),  Some reflections on Zurvanism, Bulletin of the School of Oriental and African Studies; Frye, Richard (1959), Zurvanism Again, The Harvard Theological Review, London, Cambridge.

[61] Cf. A History of Indian Philosophy by Surendranath Dasgupta, cambridge at the university press, 1922.

[62] Đại 15, No. 0643, tr. 0687b02: 佛說觀佛三昧海經卷第九, 東晉天竺三藏佛陀跋陀羅譯

[63] Skt. Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitāNhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật, bản Sanskrit của Kinh này hiện có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934. Tib.: སྷེསྰརབཀྱི ཕའྲོལྰཏུའྥྱིནྰཔ སྟོནྒཕྲགཉིའཤུའླྣྒའཔ Shes- rab kyi pha-rol- tu-phyin- pa stong phrag nyi- shu-lnga- pa, 76 phẩm. Bản Hán, Đại 8, No 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển,  Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch. Tương đương với hội thứ 2, 78 quyển, 85 phẩm, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển,  Đường Huyền Trang dịch, Đại 8, No. 0220. Cf. Đại 8, No 0221, Phóng Quang Bát Nhã Kinh, 20 quyển, Tây Tấn Vô La Xoa dịch; Đại 8, No 0222, Quang Tán Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

[64] Ibid., p. 63-4.

[65] Đại 25, No. 1509, tr. 0336b0: 大智度論釋 , 往生品第四之上(卷三十八), 聖後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[66] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[67] Cf. MK. XVIII. 8.

[68] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[69] Cf. MK. XXV. 20.

[70]  Đại 09, No. 0262, tr. 0022a1: 妙法蓮華經化城喻品第七.

[71] Đại 09, No. 0263, tr. 0088b19: 正法華經卷第四, 西晉月氏國三藏竺法護譯, 往古品第七.

[72] Đại  09, No. 0264, tr. 0156c18:  添品妙法蓮華經化城喻品第七.

[73] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , ७ पूर्वयोगपरिवर्तः।, 7 pūrvayogaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960. P. 106-132.

[74] Cf. Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 (vol.30, p.1); Derge [D. No.] 0113, mdo sde, ja 1b1-180b7; Narthang [N] ja 1-281b5; Kinsha [Kinsha] ? Mdo- maṅ (ja) 1b-212b.

[75] Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit, Ch. 7: “109. Such is the teaching of the Leaders: in order to give quiet they speak of repose, (but) when they see that (the creatures) have had a repose, they, knowing this to be no final resting-place, initiate them in the knowledge of the all-knowing.”

[76] Đại 09, No. 0262, tr. 0053a04:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十三.

[77] Đại 09, No. 0263, tr. 0125a08: 正法華經藥王菩薩品第二十一.

[78] Đại 09, No. 0264, tr. 0187c13:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十二.

[79] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960.

[80] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[81] Cf. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ།  Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen- Peking No 0781, và Derge No. 0113, phẩm དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་ རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་ -བསྟན་པ་ཀུན་ ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི།

[82] Ch. 24, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Kern,Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968.

[83] Cf. Đại 09, No. 0264, tr. 0191b24:  觀世音菩薩普門品第二十四.

[84] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經, 吳月支國居士支謙譯.

[85] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 5; Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1960.

[86] Đại 09, No. 0278, tr. 0695b08: 大方廣佛華嚴經卷第四十七,  東晉天竺三藏佛馱跋陀羅譯.

[87] Đại 10, No. 0279, tr. 0337b19: 大方廣佛華嚴經卷第六十三, 于闐國三藏實叉難陀奉 制譯

[88] Đại 10, No. 0293, tr. 0844b16: 大方廣佛華嚴經卷第四十, 罽賓國三藏般若奉 詔譯

[89] Cf. Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960

[90] Cf. སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa, Tạng Peking.

[91] T10n0293, tr. 0848a09.

 

[92] Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960, p. 420. Cf. Đại 10, Np0293, tr. 0848a11- 0848b09.

[93] Ibid., tr. 66.

[94] Đại 26, no. 1521, tr. 0040c24: 十住毘婆沙論卷第五 ,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[95] Op.cit. tr. 0040c28: 易行品第九.

[96] Op.cit. p.0041a27- p.0041b02: 行大乘者佛如是說。發願求佛道。重於舉三千大千世界。汝言阿惟越致地是法甚難久乃可得。若有易行道疾得至阿惟越致地者。是乃怯弱下劣之言。非是大人志幹之說。汝若必欲聞此方便今當說之。

[97] Op.cit. p.0042c14: 亦應恭敬禮拜稱其名號。今當具說。無量壽佛。世自在王佛。師子意佛。法意佛。梵相佛。世相佛。世妙佛….

[98] Op.cit. p.0043a11: 若人念 我稱名自歸。即入 必定得阿耨多羅三 藐三菩提。

[99] Đại 47, No. 1982: 集諸經禮懺儀, 大唐西崇福寺沙門智昇撰.

[100] Đại 47, No. 1980, tr. 0438b13: 往生禮讚偈一卷,  沙門善導集記.

[101] Đại 31, No. 1595, tr. 0263a02:  攝大乘論釋卷第十五 ; 世親菩薩釋 , 陳天竺三藏真諦譯

[102] Op.cit. p.0270a28: 因此願悉見彌陀 由得淨眼成正覺

[103] Định cú Pāli, Cf. Kinh Mil. 80.

[104] Cf. Milindapanha and Nagasenabhikshu Sutra - A Comparative Study, by Bhikkhu Thich Minh Chau, through Pali and Chinese sources, 1964.

[105]  Đại 26, No. 1524, tr. 0230c13: 無量壽經優波提舍願生偈, 婆藪槃豆菩薩造 , 元魏天竺三藏菩提流支譯

[106] Đại 40, No. 1819: 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註, 沙門曇鸞註解.

[107] T26n1524, tr. 0230c17tt.

[108] Xem thêm chương I, tiết 4. Những dị danh.

[109] Đại 47, No. 1978, tr. 0420c13: 讚阿彌 陀佛偈 ; 曇鸞法師作.

[110] Op.cit. p.0424a26:  南無不可思議光 一心歸命稽首禮…

[111] Cf. 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註卷上, 沙門曇鸞註解 (Đại 40, No. 1819, tr. 0827a03): 世尊我一心歸命盡十方無礙光如來願生安樂國 世尊者諸佛通號.

[112] Đại 09, No. 0274: 佛說濟諸方等學經一卷, 西晉月氏三藏竺法護譯.

[113] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[114] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.

[115] Đại 12, No. 0364, 佛說大阿彌陀經.

[116] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 , 後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[117] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.

[118] Đại 12, No. 0363: 佛說大乘無量壽莊嚴經, 西天譯經三藏朝散大夫試光祿卿明教大師臣法賢奉 詔譯.

[119] Đại 15, No. 0632, p.0460c:  佛說慧印三昧經一卷, 吳月氏優婆塞支謙譯.

[120] Đại 15, No. 0634: 佛說大乘智印經, 西天三藏寶法大師賜紫沙門智吉祥等奉 詔譯.

[121] Đại 15, No. 0633: 佛說如來智印經一卷, 僧祐云闕譯人今附宋錄.

[122] Đại 19, No. 1011, tr. 0680b03: 佛說無量門微密持經(一名成道降魔得一切智) , 吳月支優婆塞支謙譯.

[123] Đại 03, No. 0154, tr. 0100c02: 生經卷第五 , 西晉三藏竺法護譯.

[124] Đại 09, No. 0274: 佛說濟諸方等學經一卷, 西晉月氏三藏竺法護譯.

[125] Đại 03, No. 0157, tr. 0174b26,ff. : 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一.

[126] Skt.  आञ्जुर​ Añjura / मञ्जुर​ mañjura, Tib.: གྲོནཁྱེརཡིདྷོཧྣཧྫིན​ gron khyer yidhohn hdzin.

[127] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[128] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[129] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b;  奈塘版:Mdo(cha)187b-443;  德格版:Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版:Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)159a-350a.

[130] Đại 03, No. 0157, 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一, p. 0174c20ff. : 於彼劫中有轉輪聖王名無諍念,主四天下.

[131] Đại 03, No. 0158 :大乘悲分陀利經卷第三 , 失三藏名今附秦錄 , 離諍王授記品第六.

[132] Op.cit. p. 0249b15: 笑已,妙光普照無量無邊佛土,示離諍王并餘多億眾生佛剎莊嚴.

[133] Đại 55, No. 2154: 開元釋教錄卷第二 , 庚午歲西崇福寺沙門智昇撰.

[134] Op.cit.p. 0495b18(00): 閑居經一卷(與悲華經等同本異譯初出見僧祐錄)

[135] Đại 55, No. 2145: 出三藏記集錄上卷第二, 釋僧祐撰.

[136] Op.cit.p. 0008c12ff.

[137] Đại 03, No. 0154: 生經卷第二 , 西晉三藏竺法護譯.

[138] Op. cit. p. 0079a29: 佛說閑居經第十三

[139] Đại 49, No. 2034: 歷代三 寶紀,  開皇十七年翻經 學士臣費長房.

[140] Op.cit. (卷第六), p.0064b1: 閑居經一卷 (出生經).

[141] Op.cit. (第十三), p. 0109c01: 十閑居經十卷大悲分陀利經八卷(上二經同本別譯異名).

[142] Đại 19, No. 1009, tr. 0675c05: 出生無邊門陀羅尼經 , 開府儀同三司特進試鴻臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯.

[143] Op.cit. p. 0677c20: 所謂習阿蘭若極無諍處。

[144] Đại 19, No. 1011: 佛說無量門微密持經(一名成道降魔得一切智), 吳月支優婆塞支謙譯, p. 0681c29ff.: (…) 又彼太子 無念德首。 講說法 者則今西方無量壽 佛是也…

[145] Đại 19, No. 1012, tr. 0682b10: 佛說出生無量門持經, 東晉天竺三藏佛陀跋陀羅譯.

[146] Op.cit. p.0684b05: 王有太子名無念德道; p. 0684b18: 彼時王子無念德道者。今西方無量壽佛是.

[147] Đại 19, số hiệu 1013, tr. 0685a09ff.: 阿難陀目佉尼呵離陀經 ,宋天竺三藏求那跋陀羅譯.

[148] Op.cit. p. 0687b23: 王陀樓 子無念名聞具足者 。即阿彌陀佛是也.

[149] Đại 19, No. 1014, tr. 0688a22: 無量門破魔陀羅尼經 ,  宋西域沙門功德直共玄暢譯.

[150] Đại 19, No. 1015, tr. 0692a07: 佛說阿難陀目佉尼呵離陀鄰尼, 元魏北印度三藏佛馱扇多譯.

[151] Đại 19, No. 1017, tr. 0698b03: 佛說一向出生菩薩經 , 隋天竺三藏闍那崛多譯.

[152] Đại 19, No. 1009, tr. 0675c05: 出生無邊門陀羅尼經 , 開府儀同三司特進試鴻臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯.

[153] Đại19, No. 1018: 出生無邊門陀羅尼經, 終南山至相寺上座將軍師智嚴重翻譯.

[154] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[155] Cf. 佛說長阿含經卷第一 , 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯, Đại 01, No. 0001, tr. 0003b11: 尸棄佛父名曰明相… Và lặp lại ở câu tiếp sau của bài chỉnh cú (Op.cit.p.0003b13): 尸棄父明相 Thi khí, cha Minh Tướng.

[156]Cf. 佛說七佛經 , 西天譯經三藏朝散大夫試鴻臚卿傳教大師臣法天奉 詔譯, Đại 01, No. 0002, tr. 0150c16ff: (...) 尸棄如來,父名阿嚕拏王,母同名阿嚕拏: (... ) Thi khí như lai , cha tên A-rô-ta, mẹ đồng tên  A-rô-ta. Và lặp lại ở bài chỉnh cú phía sau (Op.cit.p.0151a02): 尸棄佛世尊, 阿嚕拏王父.

[157] Cf. Đại 01, No. 0004:七佛父母姓字經 , 失譯附前魏譯, p. 0159b26: 式佛,父字阿輪拏剎利王.

[158] D.14.1 Mahāpdānasuttanta.

[159] Dīghanikāyo, Mahāvaggapāḷi 1. (14.) Mahāpadānasuttaṃ, PTS.

[160] T21n1340, tr. 0735c02: 大法炬陀羅尼經卷第十七 , 隋天竺三藏闍那崛多譯

[161] Ibid., tr. 0740a07 : …然是菩 薩亦於將來過四十 阿僧祇劫得成正覺 。名無量 壽如來應供正遍覺 。時彼菩薩得菩提… Lược dẫn: Op.cit. p. 0739c10- p.0740a08.

[162] Đại 01, No. 0001: 佛說長阿含經卷第一 , 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯, p. 0003a08 : 阿毗浮 、三婆, 尸棄 佛子

[163] Cf. 佛說七佛經 , 西天譯經三藏朝散大夫試鴻臚卿傳教大師臣法天奉 詔譯, Đại 01, No. 0002, p. p0151a29-b01: 尸棄如來、應、正等覺大智弟子,名部三婆嚩,聲聞中第一.

[164] Đại 01, No. 0004, 七佛父母姓字經 , 失譯附前魏譯,  p.0160a02: 式佛第一弟子字阿比務,第二弟子字三參.

[165] D.14.1 Mahāpdānasuttanta.

[166] Cf. Dīghanikāyo, Mahāvaggapāḷi 1. (14.) Mahāpadānasuttaṃ, PTS.

[167] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[168] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[169] T12n0371, tr. 0353b06ff.: 觀世音菩薩授記經 , 宋黃龍國沙門曇無竭譯.

[170] Cf. T12n0372, tr. 0357c22: 佛說如幻三摩地無量印法門經 , 西天譯經三藏朝奉大夫試光祿卿傳法大師賜紫臣施護等奉 詔譯

[171] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[172] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.

[173] Đại 12, No. 0364, 佛說大阿彌陀經.

[174] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 , 後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[175] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.

[176] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[177] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版: Mdo (cha)76a-187b; 德格版: Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版: Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版: Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[178] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b;  奈塘版: Mdo(cha)187b-443;  德格版: Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版: Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版: Mdo-maṅ (cha)159a-350a.

[179] Cf. Đại 03, No. 0157, tr. 0174b26,ff. : 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一.

[180] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[181] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[182] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[183] Đại 12, No. 0364: 佛說大阿彌陀經, 國學進士龍舒王日休校輯.

[184] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯

[185] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[186] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[187] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 ,吳月支國居士支謙譯.

[188] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯

[189] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.

[190] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[191] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯

[192] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[193] Xem bản dịch việt, chương sau.

[194] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[195] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[196] Cf. きむら たいけんKimura Taiken, 原始仏教思想論 - 特に大乗思想 の淵源に注意して ,丙午出版社, 1922 ; 原始仏教より大 乗仏教, 鷺の宮 書房, 1968; 木村泰賢全集, California, 2009-2010.

[197] Xem Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Kimura Taiken, bản Việt Thích Quảng Độ, Chương V, tiết 1,2, ĐH. Vạn Hạnh, 1969.

[198] Cf. Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning ,  Darbhanga , 1960.

[199] T08n0227: 摩訶般若波羅蜜經 , 後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[200] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 ,吳月支國居士支謙譯.

[201] TT.ĐTK. No.9, 26Ka-28Ga, p.  1b1-381a5

[202] Cf. TT.ĐTK, No.3787, 182Ka , p.  14b1-212a7 , Tạo: Rnam- par grol- baḥi sde (Vimmkta- sena) , Tây Tạng dịch sư: Go- mi ḥchi med, Blo- ldan śes- rab. Hiện chưa thấy trong Tạng Peking.  Bản Skt. Ārya-pañcaviṁśatisāhasrikāprajñāpārami-topadeśaśāstrābhisamayālaṁkāravṛtti.

[203] Cf. TT.ĐTK, No. 3788, 183Kha , p.  1b1-181a7,  tạo giả: Rnam- grol-sde, Tây Tạng dịch sư: Ḥbro śākya ḥod, Ấn độ dịch sư: Śāntibhadra. Skt. Ārya-pañcaviṁśatisāhasrikāprajñāpārami-topadeśaśāstrābhisamayālaṁkārakārikā-vārttika

[204] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七,  大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य​-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र​ Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra: bốn mươi sáu nguyện; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ  Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo: bốn mươi chín nguyện.

[205] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[206] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[207] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[208] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[209] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[210] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[211] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[212] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[213] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[214] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 ,  北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二

[215] Đại 25, No. 1509, tr. 0153b03: 大智度論釋初品中尸羅波羅蜜義第二十一(卷第十三) , 龍樹菩薩造 , 後秦龜茲國三藏鳩摩羅什奉 詔譯.

[216] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.

[217] Đại 10, Hoa Nghiêm 78, tr.429b (Thật-Xoa-Nan-Đà).

[218] Đại 9, tr. 450c,  Hoa Nghiêm 9 (Phật-Đà-Bạt-Đà-La).

[219] Op.cit.p. 458b.

[220] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961

[221] Cf. Mahakarunapundarika Sutra ,  Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.

[222] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[223] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b;  奈塘版:Mdo(cha)187b-443;  德格版:Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版:Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)159a-350a.

[224] Op.cit. ७ पूर्वयोगपरिवर्तः 7 Pūrvayogaparivartaḥ| Cf. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968; chapter vii. Ancient devotion: “In the west, monks, is the Tathâgata named Amitâyus, &c., and the Tathâgata named Sarvalokadhâtûpadravodvegapratyuttîrna”…

[225] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a;  奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.

[226] Cf. Jatakamala by Aryasura ,  Aryasura ,  Vaidya, P. L. Publisher: The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning Place of Publication: Darbhanga Year: 1959.

[227] 居塵樂道賦, 第二會, Trần Nhân Tông, Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977. Cf. Trần Nhân Tông A biographical study , Lê Mạnh Thát , Nxb. Tổng Hợp TP. HCM , 2006 .

[228] Tương đương với Nguyện thứ nhất của Hán văn, T12n0360, tr. 0267c17: 設我得佛。國有地獄餓鬼畜生者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, quốc độđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Chấp nhận: Hán: Thủ, Skt. Upādāna đi từ động từ căn là Upā-dā có nghĩa là, nhận lấu, kết nạp, chứa đựng, chấp nhận, bám lấy, bám vào…

[229] Địa ngục, Skt. Naraka, Htr.: Nại-lạc-ca: chốn hành tội. Mà ở đây từ Pāli và Sanskrit hỗn chủng của nó là Niraya, được hiểu từ Nis-aya, đi xuống chỗ tan hoại, hủy diệt. Khi viết từ Skt. Nāraka, Htr.: na-lạc-ca. Từ nā với a dài, từ này chỉ cho chúng sinh nơi xứ sở Naraka. Định nghĩa theo PTS. Visuddhimagga 427: n’ atthi ettha assādasaññito ayo: ở đây hoàn toàn không có nhân của lạc. Về từ Aya Ñanamoli (p.419, 506) hiểu là “nhân do” (reason; aya=kāraņa). T bà sa Thun chánh lý, đều nêu ra năm định nghĩa về từ nguyên NarakaNāraka. Từ Naraka đã xuất hiện trong Śukla Yajur Veda, Atharva Veda, trước hoặc gần thời Phật, nghĩa đen được hiểu là “thuộc về loài người” do từ Skt. Nara+ka.  Sớm hơn ở Rig Veda, hình như khôngý niệm địa ngục vì trong ba cấp thế giới: Bhūr., bhuvas., svar., được nói đến, không có nơi nào được ám chỉđịa ngục. Xem thêm. Vishnu Puraņa, Bhagavata.

[230] Skt. Triyagyoni/tiracchānayoni: loài sinh ngang, chỉ tất cả loài động vật, côn trùng, chúng khi đi không thẳng mình lên được. Bao gồm cả động vật thần thoại như Garuda (ca-lầu-la, thần điểu), hay thần long nāga (na-già). Pāli là Tiracchana. Hán phiên âm là Để-lật-xa và dịch là súc sanh, bàng sanh, hoạnh sanh v.v..

[231] Ngạ quỷ, Skt. Preta/peta, do pra-ita: đã đi, tức chỉ cho những kẻ đã đi, nghĩa là đã khuất hay đã chết. Hán phiên âm là Tiết-lệ-đa, Bế-lệ-đa, Tỉ-lễ-đa, Tỉ-lợi-đa, Di-lệ-đa, Bế-đa và dịch là ngạ quỷ, quỷ thú. Thế giới của chúng được gọi là Pretavişaya: thế giới của những người đã khuất. Truyền thống Pāli nêu lên bốn loại ngạ quỷ; Thun chánh lý 31, có 3 loại; Du-già 4, có ba loại; v.v.. T-bà-sa 12, tr. 59a15 tt.: không ai mà không có thân nhân trong loài ngạ quỷ.

[232] A-tu-la 阿修羅, Skt. Asura,  còn được phiên âm là A-tác-la 阿 索 羅, A-tô-la 阿 蘇 羅, A-tố-la 阿 素 羅, 阿 素 洛A-tố-lạc, 阿 須 倫 A-tu-luân.  Trong Avesta, A-tu-la viết là Ahura, có động từ ah: là, tồn tại; tương đương với động từ as: là, tồn tại của từ Asura. Nên Asura hay Ahura đều có nghĩa là tự thể, hữu thể tối cao, tức là thần linh. Thời kỳ sau Veda, ngữ nguyên của Asura, được hiểu là: A-sura: phi thần, sura: thần linh, bằng ngữ tộc với svar, có nghĩa là thiên giới, bầu trời, khung trời v.v… + tiền tố phủ định từ “A”: không, phi. Hán dịch là: Phi thiên 非 天, Phi đồng loại 非 同 類. Còn trong Pāli ngữ, Sura được hiểu là rượu, A: không; nên từ đó xuất hiện truyện kể các vị A-tu-la do uống rượu bị say, nên bị các Indra, Thiên đế thích, ôm ném xuống biển, khi tỉnh dậy hiểu rằng do say rượu mà bị ném khỏi thiên quốc, nên thề rằng từ giờ trở đi tuyệt đối không uống rượu, vì vậy Hán  cũng chuyển dịch Asura là Bất tửu, Bất ẩm tửu, dịch như vậy có thể lầm với nghĩa gốc của nó. Trong văn hệ Pāli gọi Asura là: Pubbadeva (S.11.5.Subhāsitajayasutt) hán dịch là “cựu thiên” 舊天 (dẫn Trường, T01n021, tr. 142a19).

[233] A-nậu-đa-la-tam-miệu tam-bồ-đề 阿耨 多羅三藐三菩提心; Skt.  Anuttarāsamyaksaṃbodhi. A-nậu-đa-la 阿耨 多羅 Skt. Anuttarā: vô thượng, tối thượng, vượt mức, tuyệt mức,…. Tam-miệu 三藐, Skt. Samyak: trực tiếp, đích thực, hiện thực, chính xác, hợp lý…. Tam-bồ-đề  三菩提, Skt. Saṃbodhi: toàn giác, tỉnh giác chính xác, bồ-đề… T12n0360, tr. 0267c17: 不取正覺 bất thủ chánh giác.

[234] T12n0360, tr. 0267c19: 設我得佛。國中人天。壽終之後. 復更三惡道者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ, sau khi mạng chung, mà còn bị rơi lại trong ba ác đạo, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[235] Skt. tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ. T12n0360, tr. 0267c19: thử trung nhân thiên 國中人天.

[236] Skt. punastataścyutvā. T12n0360, tr. 0267c19: 壽終之後 thọ chung chi hậu.

[237] Về số lượng địa ngục tham khảo Vishnu Purana, và Câu-xá Phn, tng iii, 58, 59.

[238] T12n0360, tr. 0267c21: 設我得佛。國中人天。不悉真金色者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong nước con, sắc thân không phải bằng vàng chân thật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[239] Skt. suvarṇavarṇāḥ,  Ibid., 不悉真 chơn kim sắc. Anh: a golden colour.

[240] T12n0360, tr. 0267c23: 設我得佛。國中人天。形色不同有好醜者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ, hình và sắc có xấu đẹp dị biệt, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[241] Skt. saṃvṛti: đi tới cùng nhau.

[242] Skt. Prajñāya: phiên âm Bát-nhã, dịch ý là nhận thức, hiểu biết, tuệ giác, lãnh hội, trí tuệ v.v..

[243] Skt. vyavahāra: cư xử, thực hiện, hành động, thực hiện phổ biến;

[244] Skt. Mātrā: đo lường, tính toán.

[245] Skt. gaṇanāta: suy nghĩ cá biệt.

[246] Hán văn nguyện 9, T12n0360, tr. 0268a06: 設我得佛。國中人天。 不得神足。 於一念頃下至 不能超過 百千億那 由他諸佛 國者。 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loạiquốc độ của con, nếu không đạt được thần túc, tối thiểu là ở ngay nơi một niệm mà không thể vượt quá trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[247] Skt. ṛddhivaśitāparamapāramitāprāptā: ṛddhi: Thần thông, thần lực; vaśitā: quyền kiểm soát.; parama:para: tối tôn, tối thắng, vượt mực v.v.. pāramitā: ba-la-mật, dịch là bỉ ngạn đáo, cứu cánh; prāptā: Đạt được.

[248] Skt. Ekacittakṣaṇalavena: Với một sát-na tâm.

[249] Skt. Koṭīniyutaśatasahasrā: Ibid., 百千億那 由他 Bách thiên ức na do tha: Trăm ngàn ức triệu; koṭī, Hán phiên âm là câu-chi, câu-tri, câu-lê và dịch là ức. Tên gọi số lượng của Ấn Độ, theo cách tính của Trung Quốc, ức là một nghìn vạn. Theo Viên Trắc, Gii thâm mt kinh s 6, Tục 34, câu-chi có ba : 1/Mười vạn. 2/Trăm vạn. 3/Nghìn vạn; niyuta: nayuta, Hán phiên âm là na-do-tha, na-dữu-đa, ni-do-đa, na-thuật… và dịch là triệu. Từ chỉ về số của Ấn Độ; śatasahasrā: Trăm ngàn.

[250] Hán nguyện thứ 5, T12n0360, tr. 0267c25: 設我r得佛。國中人天。不悉識宿命。 下至知百千 億那由他諸 劫事者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không biết được sinh mạng đời trước, tối thiểu là biết được sự việc từ trăm ngàn ức triệu kiếp về trước, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[251] Skt. jātismarā: nhớ lại được đời sống, sinh mạng trước. Skt.  jāti có động từ căn jansinh ra; smarā đi từ động từ căn smṛ: nhớ lại.

[252] Hán nguyện thứ 6: T12n0360, tr. 0267: 我得佛國中人天不得天眼下至見百千億那由他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, nếu không có được thiên nhãn tối thiểu là thấy từ trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[253] Skt. divyasya cakṣuṣo lābhino: Chứng đạt con mắt của chư thiên. Hán: Thiên nhãn.

[254] Hán: T12n0360, tr. 0267c29: 得佛國中人天不得天耳下至聞百千億那由他諸佛所說不悉受持者不取正覺:

[255] Skt. divyasya śrotrasya lābhino: Chứng đắc cái nghe của chư thiên. Hán: Thiên nhĩ.

[256] Skt. Yugapatsaddharma: Thọ trì chánh pháp.

[257] Hán nguyện thứ 8: T12n0360, tr. 0268a03 設我得佛國中人天不得見他心智下至知百千億那由他諸佛國中

眾生心念者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không đạt được cái trí thấy tâm người khác, tối thiểu là biết được trong tâm niệm của các chúng sanh từ trăm ngàn vạn triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[258] Skt. Paracittajñānakovidā: Trí thấy biết tâm người khác Paracitta, tha tâm, nghĩa là tâm của người khác; jñānakovidā: trí thấy biết…Hán dịch là tha tâm tất tri; minh giám tha tâm; kiến tha tâm trí; đắc tha tâm lạc…

[259] Skt. Cittacaritaparijñāna: Trí biết rõ tâm hành.

[260] Hán tương đương 10: T12n0360, tr. 0268a09: 設我得佛國中人天若起想念貪計身者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, nếu có khởi niệm tưởng, tham chấp đối với thân thể, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[261] Skt. kācitparigrahasaṃjñotpadyeta antaśaḥ svaśarīra và Hán dịch: nhược khởi tưởng niệm tham kế thân giả.

[262] Hán: T12n0360, tr. 0268a11: 設我得佛國中人天不住定聚必至滅度者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không an trú ở trong thiền định, cho đến khi chứng đạt Niết-bàn, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[263] Skt. Niyatāḥ syuryādidaṃ samyaktve: trú định tụ., Skt. samyaktve: Tụ. Samyaktve: ở nơi bản tánh chân thật. Skt. niyatāḥ có tiền tố từ là ni và có căn là yat, thì nó có nghĩa là đi đến; và nếu tiền tố từ của nó là ni và căn của nó là yam, thì nó có nghĩa là dừng lại hay an trú.

[264] Skt. Yāvanmahāparinirvāṇe. Mahāparinirvāṇe, có nghĩa là ở nơi đại Niết-bàn. Hán dịch là diệt độ. Mahāparinirvāṇe, vị biến Mahāparinirvāṇa. Hán phiên âm là Ma-ha bát-niết-bàn na và dịch là Đại bát niết bàn, đại-bát niết-bàn, đại niết-bàn, đại diệt độ

[265] Hán văn nguyện 14: T12n0360, tr. 0268a18: 設我得佛 國中聲聞有 能計量乃至三 千大千世界衆生緣覺 於百千劫悉 共計較 知其 数者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng Thanh Văn trong quốc độ con mà có thể tính biết được số lượng, cho đến chúng sanh trong một tỷ thế giới đều là bậc Duyên giác, cùng chung nhau tính đếm trải qua trăm ngàn kiếp mà biết được số lượng chúng Thanh Văn ấy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[266] Skt. Pratyekabuddha; Pāli. Paccekabuddha. Hán phiên âm Bát-lạt-y-ca-phật-đà; Tất-lặc-chi-để-ca-Phật; Bích-chi-ca-Phật; Bích-chi-Phật và dịch là Độc giác, Duyên giác.

[267] Skt. śrāvaka; Pāli. Sāvaka. Hán phiên âm Xá-la-bà-ca và dịch là Thanh văn hay đệ tử.

[268] Hán văn nguyện 12: T12n0360, tr. 0268a14: 設我得佛光明有能限量下至不照百千億那由他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, nếu ánh sáng có hạn lượng, tối thiểu mà không soi chiếu đến tận trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[269] Skt. prabhā. Hán : quang minh

[270]Hán nguyện thứ 15: T12n0360, tr. 0268a20: 設我得佛國中人天壽命無能限量除其本願修短自在若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, thọ mạng không có hạn lượng, ngoại trừ họ có bản nguyện tự tại đối với dài và ngắn. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[271] Skt. āyuṣpramāṇaṃ: āyuṣ có nghĩa là đời sống, mạng sống, hiểu là thọ mạng; pramāṇaṃ có nghĩa là đo lường, biên tế, giới hạn. Hán: vô lượng thọ.

[272] Skt. Praṇidhānavaśena: praṇidhāna có nghĩa là thệ nguyện, ước nguyện; vaśena, vị biến của nó vaśa, có nghĩa sức mạnh, năng lực. Praṇidhānavaśena, bằng hay với sức mạnh của thệ nguyện. Hán: nguyện lực, bản nguyện.

[273] Hán nguyện thứ 13: T12n0360, tr. 0268a15: 設我得佛壽命有能限量下至百千億那由他劫者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, nếu sinh mạng có hạn lượng, thì ít nhất là phải sống đến trăm ngàn ức triệu kiếp; nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[274] Skt. bodhiprāpta. Bodhi, phiên âm là bồ-đề và dịch là giác, trí, tri, đạo…. Prāptathành tựu, chứng đắc, đạt được. Hán: đắc Phật, đắc bồ-đề.

[275] Hán nguyện thứ 16: 設我得佛國中人天乃至聞有不善名者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại trong quốc độ con, cho đến nếu nghe đến danh từ bất thiện, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[276] Skt. sattvānāmakuśalasya. Sattvā chúng sanh, chúng hữu tình; anāmakuśalasya biến cách thứ sáu: tên gọi bất thiện. Hán: bất thiện danh.

[277] Hán nguyện thứ 17: T12n0360, tr. 0268a25: 設我得佛十方世界無量諸佛不悉諮嗟稱我名者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, vô lượng chư Phật ở trong mười phương thế giới, nếu không đồng tán thán danh hiệu của con, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[278] Skt. Parikīrtayeyuḥ: Ca ngợi, thán phục, công bố, tuyên dương. Anh: proclaim.

[279] Skt. varṇam bhāṣeran: Diễn thuyết, tuyên thuyết, thuyết pháp. Anh: preach.

[280] Skt. Praśaṃsāmabhyudīrayeran: Cùng nhau tuyên dương, phô bày.

[281] Skt. Samudīrayeyuḥ: Cùng nhau phô bày, phát ngôn cùng nhau một lúc.

[282] Hán văn nguyện 19: T12n0360.tr 0268a29: 設我得佛十 方衆生發菩 提心修諸功德 至心發願欲生我 國臨夀終時令假令不 與大衆圍遶現 其人前者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương phát tâm bồ đề, thực hành các công đức, phát nguyện hết lòng muốn sanh về quốc độ con, đến khi họ lâm chung, bấy giờ khiến con và đại chúng không hiện ra vây quanh trước mặt người đó, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[283] Skt.Nāmadheyaṃ: biến cách hai, Tên, danh hiệu.

[284] Skt. Prasannacittā: prasanna, trong sạch, thanh tịnh. Hán: chí tâm phát nguyện.

[285] Skt. Māmanusmareyuḥ: động từ căn anu + smṛ. Anu là tiền tố từ: theo; smṛ là niệm, nhớ nghĩ. Nghĩa là tùy niệm danh hiệu, hành trì danh hiệu hay chấp trì danh hiệu. Hán: tu chư công đức.

[286] Skt. Maraṇakālasamaye: Ở trong thời gian lâm chung. Hán: lâm thọ chung thời

[287] Skt. Bhikṣusaṃghaparivṛtaḥ: Chúng hội Tỷ-kheo cung kính vây quanh.

[288] Skt. Pratyupasthite: Đứng bên cạnh, tiếp cận.

[289] Skt. Puratastiṣṭheyaṃ: Đứng trước mặt, hiện tiền. Hán: hiện kỳ nhân tiền.

[290] Skt. Puraskṛto: Tiếp độ hướng dẫn, dẫn dắt.

[291] Skt. Cittāvikṣepatāyai: Tâm sáng suốt, tâm thông minh, tâm linh

[292] Hán nguyện thứ 18: T12n0360, tr. 0268a26: 設我得佛十方衆 生至心信樂欲生我國乃至十念若不生者不 取正覺唯除 五逆誹謗 正法: Giả sử khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương tin vui hết lòng, muốn sanh đến quốc độ con, chỉ niệm cho đến mười (lần) danh hiệu, nếu họ không sinh đến đó, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịchphỉ báng chánh pháp.

[293] Skt. aprameyāsaṃkhyeyeṣu: biến cách bảy, ở nơi vô lượng, vô số.

[294] Skt. upapattaye kuśalalamūlāni: Phát khởi thiện căn.

[295] Skt. pariṇāmayeyuḥ, Hán: Hồi hướng.

[296] Skt. Daśabhiścittotpādaparivartaiḥ: Lặp đi, lặp lại mười niệm. Hán: nãi chí thập niệm.

[297] Skt. sthāpayitvā: Đứng một bên, đứng ra ngoài. Hán: duy trừ.

[298] Skt. ānantaryakāriṇaḥ: Tội vô gián. Hán: ngũ nghịch.

[299] Skt. Saddharmapratikṣepāvaraṇakṛtāṃ: saddharma là chánh pháp; pratikṣepā phỉ báng; varaṇakṛtāṃ tội chướng.

[300] Hán: T12n0360.tr. 0268b08: 設我得佛他方佛土諸菩薩衆來生我國究竟必至一生補處除其本願自在所 化為衆生故被弘誓鎧積累德本度脫一切斿諸佛國修菩薩行供养十方諸佛如來開化恒沙無量衆生使立無上正真之道超出常倫諸地之行現前修習普賢之德若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác nguyện sanh đến quốc độ con, là những hàng Bồ-tát đã hoàn tất địa vị, chỉ còn một đời nữa là được bổ xứ làm Phật. Ngoại trừ những vị có bản nguyện muốn tự tại đối với việc hóa độ, vì chúng sanh mà trang phục áo giáp đồng, thệ nguyện bao la, tích lũy những gốc rễ công đức, hóa độ giải thoát hết thảy, đi đến các quốc độ Phật, tu họcthực hành Bồ-tát đạo, cúng dường các đức Phật - Như lai trong mười phương, khai hóa vô lượng chúng sanh như cát sông Hằng, khiến họ đều an lập ở nơi đạo Chánh giác chân thực, siêu việt công hành của các địa vị luân lý tầm thường, công đức Phổ hiền tu tập ngay trong hiện tiền. Nếu không phải, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[301] Skt. ekajātipratibaddhāḥ: chủ cách số nhiều: những vị tu tập còn một đời nữa là đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Hán: nhất sanh bổ xứ.

[302] Skt. praṇidhānaviśeṣān: Những thệ nguyện hay bản nguyện đặc biệt.

[303] Skt. mahāsaṃnāhasaṃnaddhānāṃ, Hán: đại khải bị. Nghĩa là mặc áo giáp đại nhẫn nhục. - Hán dịch là nhất thiết thế gian nghĩa lợi. - sarvabuddhānāṃ saṃvartukāmānāṃ: Muốn phụng sự cúng dường hết thảy chư Phật. Hán dịch là nhất thiết chư Phật phụng sự dục; cúng dường thập phương chư Phật

[304] Skt. sarvalokārthasaṃbuddhānāṃ.

[305] Skt. Sarvalokābhiyuktānāṃ: Vì sự tinh cần của hết thảy thế gian. Hán: nhất thiết thế gian vị cần hành.

[306] Skt. sarvalokaparinirvāṇābhiyuktānāṃ:cần hành đưa hết thảy thế gian vào chỗ tịch tĩnh. Hán: nhất thiết thế gian viên tịch vi cần hành.

[307] Skt. sarvalokadhātuṣu bodhisattvacaryāṃ caritukā-mānāṃ: Vì ước muốn của Bồ-tát đi khắp tất cả thế giới. Hán: nhất thiết thế giới ư Bồ-tát hành tu dục; du chư Phật quốc tu Bồ-tát hạnh.

[308] Skt. pratiṣṭhāpakānāṃ: An trú. Hán: an lập; sử lập.

[309] Skt. bhūyaśca uttaracaryābhimukhānāṃ: Đi đến địa vị cao thượng giải thoát đặc biệt. Hán: địa vị thượng hạnh giải thoát thù thắng. Thượng hạnh tấn hướng; siêu xuất thường luân, chư địa chi hành

[310] Skt. Samantabhadracaryāniryātānām: thực hành Hạnh phổ hiền hiện tiền cùng khắp. Hán: phổ hiền hành xuất ly; phổ hiền chi đức.

[311] Hán nguyện thứ 23: T12n0360, tr. 0268b15: 設我得佛國 中菩薩承佛神力供养諸佛一食之 頃不能遍至無量無數  億那由他諸 佛國者不取 正覺: Giả sử khi con thành Phật, các vị Bồ-tát ở quốc độ của con, nương nhờ thần lực của Phật, mà đi cúng dường chư Phật,  khoảng thời gian trong một bữa ăn, không có mặt cùng khắp đến vô lượng, vô số ức triệu quốc độ chư Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[312] Skt. Buddhānubhāvena.

[313] Skt. sarvasukhopadhānaiḥ: an lạc khởi sinh. Hán: nhất thiết lạc sinh.

[314] Skt. Bahūni: Nhiều.

[315] Skt. Buddhasahasrāṇi: Ngàn vị Phật.

[316] Skt. Buddhaśatasahasrāṇi: Trăm ngàn vị Phật

[317] Skt. Bahvīrbuddhakoṭī: Hàng ức vị Phật.

[318] Skt. yāvadbahūnibuddhakoṭīniyutaśatasahasrāṇi: Cho đến hàng ức triệu trăm ngàn vị Phật.

[319] Skt. Ekapurobhaktena: Thời gian với chừng bữa ăn sáng. Hán: nhất tối triêu thực gian.

[320] Skt. nopatiṣṭheran: Không cùng cúng dường cùng một lúc, không tiếp cận thiết lễ cúng dường cùng một lúc, không hiện diện cùng một lúc, không ước muốn cúng dường cùng lúc.

[321] Hán nguyện thứ 24: T12n0360, tr. 0268b18: 設我得佛國中菩薩在諸佛前現其德本諸所求欲供养之具若不如意者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, ở trước chư Phật, hiện ra gốc rễ công đức của chính mình, các vật dụng mong cầu có để cúng dường. Nếu không đầy đủ như ý, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[322] Skt. yathārūpairākārairākāṇkṣeyuḥ: Hình tướng vật dụng tạo ra đúng như sở nguyện.

[323] Skt. kuśalamūlānyavaropayituṃ: Thiện căn vốn đã gieo trồng.

[324] Skt. survarṇa: vàng, Kim loại.

[325] Skt. rajata: Bạc, tiền đồng, đồng tiền vàng

[326]  Skt. aṇimuktā.

[327] Skt. vaiḍūrya.

[328] Skt. śaṇkha.

[329] Skt. śilā: Ngọc thạch.

[330] Skt. pravāla: San hô.

[331] Skt. sphaṭika.

[332] Skt. Musāragalva.

[333] Skt. lohitamuktā.

[334] Skt. āśmagarbhā.

[335] Skt. Ratna.

[336] Skt. gandha: Hương thơm, mùi thơm

[337] Skt. puṣpamālya: tràng hoa, vòng hoa.

[338] Skt. vilepana: Dầu.

[339] Skt. dhūpa: Hương đốt.

[340] Skt. cūrṇa: Hương bột, hương viên.

[341] Skt. chatra: Bảo cái, dù, lọng.

[342] Skt. dhvajapatākā: Tràng phan, loại cờ dài.

[343] Skt. nṛtyagītavādhair: Nhạc vũ.

[344] Skt. sahacittotpādānna: Liền khởi tâm cúng dường

[345] Hán nguyện thứ 25: T12n0360, tr. 0268b21: 設我得佛國中菩薩不能演說一切智者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con không có khả năng, thuyết pháp bằng tuệ giác toàn diện, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[346] Skt. dharmakathāṃkathayeyuḥ: Khả năng của thuyết pháp.

[347] Skt. sahagata: Cùng đi tới, cùng chứng đắc. Hán: câu hành..

[348] Skt. sarvajñatā: Bản chất của tuệ giác toàn diện. Hán: nhất thiết trí tánh, nhất thiết trí.

[349] Hán nguyện thứ 23: T12n0360, tr. 0268b15: 設我得佛國中菩薩 承佛神力供养諸佛一食之頃不能遍至無量無數億那由 他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các vị Bồ-tát ở trong quốc độ của con, nương theo thần lực của Phật, mà đi cúng dường chư Phật, khoảng thời gian trong một bữa ăn, không có mặt cùng khắp đến vô lượng, vô số ức triệu quốc độ chư Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[350] Skt. satkuryām: Những hành động của quy kỉnh kính, những biểu lộ của chân thật.

[351]  Skt. gurukuryām: Biểu lộ lòng tôn kính bậc Đạo sư.

[352] Skt. pūjaya: Cúng dường.

[353] Hán nguyện thứ 26: T12n0360, tr. 0268b24: 設我得佛國中菩薩不得金剛那羅延身者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con không được thân Kim cang lực sĩ, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[354] Skt. Apratilabdhā: Không đạt được, không chứng đắc. Do Pratilabdhā: Đạt được, chứng đắc, A: phủ định từ.

[355] Skt. Saṃhatātmabhāvasthām: Thân thể đứng vững chắc, thân thểsức mạnh kiên cố.

[356] Skt. nārāyaṇavajrasaṃ, Hán: Kim cang Na-la-diên, Kim cang lực sĩ. Na-la-diên là phiên âm từ Skt. nārāyaṇa. Hán: Kiên cố lực sĩ, Kim cang lực sĩ, nhân trung lực sĩ. Đi nht kinh s 1, Đại 39, tr. 581b.: Na-la-diên là một vị trong mười chín vị cầm chày kim cang, phát tâm đại bi dõng mãnh cứu giúp chúng sanh, sức mạnh Na la diên hơn hết.

[357] Hán nguyện thứ 27: T12n0360, tr. 0268b25: 設我得佛國中人天一切萬物嚴淨光麗形色殊特窮微 極妙無能稱量其 諸衆生乃至逮 得天眼有能明 了辨其名數者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại và tất cả muôn vật ở trong quốc độ con, đều đẹp đẽ sáng chói, thanh tịnh trang nghiêm, hình sắc đặc biệt, vi diệu cùng tột, không thể nào suy lường được, ngay cả những chúng sanh có được con mắt chư thiên, mà biện biệt để có thể thấu hiểu được danh số, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[358] Skt. divyenāpicakṣuṣā, hán: đắc thiên nhãn.

[359] Skt. udgṛhṇīya: Hiểu biết, nắm giữ, thọ trì.

[360] Skt. varṇaparyantam: Giới hạn sắc màu, phạm vi sắc màu, đường ranh màu sắc.

[361] Skt. alaṃkārsya: Của sự trang nghiêm.

[362] Skt. evaṃvibhūti: Lượng số đúng như vậy.

[363]  Skt. evaṃvarṇam: Màu sắc đúng như vậy, nānāvarṇatāṃ: Của sắc màu đặc biệt. Hán: hiển sắc tánh, hình sắc thù đặc.

[364] Hán nguyện thứ 28: T12n0360, tr. 0268b29: 設我得佛國中菩 薩乃至少功德者不能知見其 道場樹無量光色高四百萬里者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, ngay cả những vị công đức yếu kém, mà họ không thể nhìn thấy và biết được hình sắc và ánh sáng vô lượng, cùng với độ cao bốn trăm vạn dặm của cây Đạo Tràng, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[365]  Skt. parīttakuśalamūlo. Hán: tối thiểu thiện căn, thiểu công đức.

[366] Skt. saṃjānīyāt: Có khả năng hiểu biết. Hán: đắc tri kiến, năng tri kiến.

[367] Skt. bodhivṛkṣaṃ: Cây bồ đề. Hán: kỳ đạo tràng thọ, bồ đề thọ.

[368] Skt. udāravarṇaṃ. Hán: Thắng diệu sắc, vô lượng quang sắc.

[369] Skt. yojanaśatotthitam: Cao một trăm do tuần. Do tuần, Skt. yojana. Hán phiên âm là do tuần và dịch là hạn lượng… Đơn vị đo lường của Ấn Độ ngày xưa. Đại đường tây vực ký 2: ngày xưa một do tuần là 40 dặm; theo quốc tục Ấn Độ, một do tuầ n là 30 dặm. Tu Uyn: một do tuần 16 dặm. Nghĩa Tịnh: quốc tục Ấn Độ một do tuần 32 dặm, theo Phật giáo 12 dặm. J. Flect: một do tuần xưa bằng 19,5 km; quốc tục Ấn Độ là 14, 6 km; Phật giáo 7,3 km. Major Vost: một do tuần xưa bằng 22,8 km; quốc tục Ấn Độ 17 km; Phật giáo 8,5 km.

[370] Hán nguyện thứ 29: T12n0360, tr. 0268c04: 設我得佛國中菩薩若受讀經法諷誦持說而不得辨才智慧者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, nếu thọ trì, đọc tụng diễn thuyết kinh pháp, mà không được tuệ giác biện tài, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[371] Skt. uddeśo: Giải thích, giảng dạy, minh họa.

[372] Skt. kartavyaḥ: Đã làm tốt, làm hoàn thành, đã làm hoàn tất. - pratisaṃvitprāpta: Chứng đắc sự hiểu biết không trở ngại. Hán dịch là đắc biện tài trí tuệ, vô ngại giải đắc.

[373] Skt. svādhyāyo: Đọc, nghiên cứu, học hỏi, thọ trì.

[374]Skt. pratisaṃvitprāpta: Chứng đắc sự hiểu biết không trở ngại. Hán: đắc biện tài trí tuệ, vô ngại giải đắc

[375] Hán nguyện thứ 31:  T12n0360, tr. 0268c07: 設我得佛國土清淨皆悉照見十方一切無量無數不可思議諸佛世界猶如明鏡覩其而像若不爾者不取正覺

[376] Skt. prabhāsvaraṃ: Ánh sáng thanh tịnh. Hán: minh tịnh.

[377] Skt. samanta: Cùng khắp.

[378] Skt. tadyathāpi nāma: Thí như, ví như.

[379] Skt. parimṛṣṭe ādarśamaṇḍale: Thấy ảnh trong gương tròn. Hán: Đổ kiến, đổ nhi hình tượng.

[380] Skt. saṃdṛśyeran: Soi chiếu. Hán: do như.

[381] mukhamaṇḍalam: Khuôn mặt tròn trịa. Hán: diện luân.

[382] Hán nguyện thứ 32: T12n0360, tr. 0268c10: 設我得佛自地以上至于虚空宮殿樓觀池流華樹國土所有一切萬物皆以無量雜寶百千種香而共合成嚴飾奇妙超諸人天其香普熏十方世界菩薩聞者皆修佛行若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, từ mặt đất cho đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật ở trong quốc độ, đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn loại hương thơm mà hiệp thành, để trang sức kỳ diệu, vượt hẳn nhân loạichư thiên. Hương ấy xông ngát khắp tất cả mười phương thế giới. Bồ-tát ngửi hương ấy đều tu theo hạnh của Phật. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[383] Skt. sarvaratnamayāni: Các loại châu báu hợp thành. Hán: nhất thiết chư bửu thành.

[384] Skt. nānāsurabhigandhaghaṭikāśatasahasrāṇi: Trăm ngàn lư hương tỏa ra hương thơm đặc biệt.

[385] Skt. abhijāta: Hương thơm kỳ diệu, thù diệu.

[386] Skt. sadānidhūpitānyava.dhūpa: Hương xông, hương đốt. Hán dịch là huân hương. antarīkṣa: Hư không. - dharaṇītalam: Mặt đất bằng. Hán dịch là địa bình diện, tự địa dĩ thượng.

[387] Skt. viṣayātikrānta: Siêu việt thế giới, siêu việt cảnh giới.

[388] Skt. devamanuṣya: Trời người. Hán: Nhân thiên.

[389] Skt. pratyarha: Hợp thành, kết thành.

[390] Skt. upādāyayāvad: Lên đến, cho đến.

[391] Skt. pūjā:  cung dưỡng, phụng sự, cúng dường.

[392] Không có tương đương ở Hán bản Khương Tăng Khải.

[393] Skt. nānāratnapuṣpavarṣāṇi: Mưa nhiều loại hoa báu. Có pravṛṣṭānyeva: Mưa.

[394] Skt. sugandhi: Hương thơm. Hán: hảo hương.

[395] Skt. vādyameghā: Âm thanh của mây. Hán: vân âm.

[396] Skt. manojñasvarā: Âm thanh ưa thích. Skt. manojña: Đẹp ý, ưa thích. Hán: nhạo âm.

[397] Skt. sādā: Luôn luôn.

[398] Skt. pravādita: Tán dương, ca ngợi, diễn tấu, biểu hiện.

[399] Hán văn nguyện thứ 33: T12n0360, tr. 0268c16: 設我得佛十方 無量不可思議諸佛世 界衆生之類蒙我光明觸其體 者身心柔軟超過 人天若不爾者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các loại chúng sanh ở nơi thế giới chư Phật khắp cả mười phương, vô lượng bất khả  tự nghị, thân thể tăm tối của họ được xúc chạm ánh sáng của con, thì thân tâm họ đều được êm đềm nhẹ nhàng, vượt hẳn thân thể hàng nhân loạichư thiên. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[400] Skt. ṣvābhayāsphuṭā: Xúc chạm ánh sáng. Hán: quang minh dĩ chiếu, mông ngã quang minh.

[401] Skt. samanvāgatā: 1/Gata có nghĩa là “đã đi” vì nó làm vai trò là động-tính thụ động quá khứ của động từ căn gam (đi). 2/ Agata có nghĩa là "đã đến" nó làm động-tính thụ động quá khứ của động từ gam có nghĩa là (đến). Ở đây, hiểu theo nên hiểu theo cách hai.

[402] Skt. sukha: Khoái lạc, an lạc, yên vui…

[403] Hán nguyện thứ 34: T12n0360, tr. 0268c19: 設我得佛十方無量不 可思議諸佛世界衆生之類聞我名字不得菩薩無生法忍諸 深總持者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các loài chúng sanh ở trong thế giới các quốc độ Phật mười phương, vô lượng bất khả tư nghị, nghe danh hiệu của con đều được an trú vào các địa vị không thoái chuyển của Bồ-tát và duy trì các thiện pháp một cách thậm thâm. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[404] Skt. jātivyativṛtta: Đời sống giải thoát, thoát ly đời sống sinh tử. Hán: vô sanh pháp nhẫn, chứng ly sanh pháp.

[405] Skt. tacchravaṇasahagatena kuśalena: Cùng đạt đến với thiện bất thối chuyện.

[406] Skt. dhāraṇī: Nắm giữ thiện pháp. Hán, phiên âm đà-la-ni và dịch là tổng trì.

[407] Skt. saṃto: Liên tiếp, tiếp tục cho tới khi…

[408] Skt. bodhimaṇḍaparyantam: Đạo tràng bồ đề. Hán: diệu bồ đề, đạo tràng, bồ đề tràng.

[409] Skt. pratilabdhā: Đạt được, thành đạt, thành tựu.

[410] Hán nguyện thứ 35: 設我得佛十方無量不可思議諸佛世界其有女人聞我  名字歡喜信樂 發菩提心厭惡女 身夀終 之後復 為女像者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, ở nơi các thế giới của chư Phật trong mười phương, vô lượng bất khả tư  nghị, có người nữ nào nghe danh hiệu con, hoan hỷ tín lạc, phát tâm bồ đề, nhàm chán thân nữ xấu uế, sau khi sinh mạng của họ kết thúc mà còn làm thân tướng nữ trở lại, thì con không  chấp nhận ngôi Chánh giác.

[411] Skt. striyo: Các người nữ.

[412] Skt. pramādaṃ saṃjanayeyuḥ: Sanh đức tin thanh tịnh. Hán: hoan hỷ tín lạc, tịnh tín sanh.

[413] Skt. vijugupseran: Nhàm chán, khinh thường. Hán: Yếm, yếm ác, yếm hoạn.

[414]  Skt. strībhāvaṃ: Tính nữ, thân nữ, v.v..

[415] Skt. saceddvitīyaṃ: Tái sinh lại, sinh lại lần thứ hai.

[416] Skt. samānāḥ: Giống như cũ, không hề thay đổi.

[417] Hán nguyện thứ 36: T12n0360, tr. 0268c26: 設我得佛十方無量 不可思議諸佛世界 諸菩薩衆聞我名字 夀終之後常修梵行至 成佛道 若不爾者不取 正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát của thế giới chư Phật mười phương vô lượng, bất khả tư nghị, nghe danh hiệu con, sau khi sinh mạng  kết thúc, thường tu tập hạnh thanh tịnh, cho đến ngày thành Phật đạo. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Và nguyện thứ 37: T12n0360, tr. 0268c29: 設我得佛十方無量不可思議諸佛世界諸天人民聞我名字五體投地稽首作禮歡喜信樂修菩薩行諸天世人莫不致敬若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiênnhân loại ở trong mười phương thế giới chư Phật, vô lượng không thể suy nghĩ và biết hết, nghe đến danh hiệu con, năm vóc gieo xuống sát đất kính lễ, hoan hỷ tín lạc, thực hành hạnh Bồ-tát đều được chư thiên, nhân loại cung kính tuyệt mức. Nếu không như vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[418] Skt.  praṇipatya: Cúi đầu. Hán dịch là khể thủ.

[419] Skt. vandiṣyante: quy kỉnh, Kính lễ, lạy, kính trọng, cung kính.

[420] Skt. pañcam aṇḍalanamaskāreṇa: Với năm vóc sát đất. Hán: ngũ luân đầu địa, ngũ thể đầu địa. Skt. pañcam aṇḍalanamaskāreṇa vandiṣyante:  Kính lễ bằng năm vóc sát đất. Hán: ngũ luân đầu địa, đầu địa lễ, tiếp túc lễ, đầu diện lễ

[421] SKt. bodhisattvacaryāṃ caranto: Tu hành của Bồ-tát. Hán: thường tu phạm hành, Bồ-tát hành tu.

[422] Skt. satkriyeran: Tin tưởng, tôn kính.

[423] Skt. sadevakena lokena. Hán: chư thiên giới: thế giới chư thiên.

[424] Hán nguyện thứ 38: 設我得佛國中人 天欲得衣服隨念 悉至如佛所讚應 法妙服自然在 身若有裁縫 染治浣澀 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại trong quốc độ con, muốn được y phục, khởi niệm liền đến, pháp phục đẹp, thích ứng với sự tán thán của Phật, tự nhiên đến ở nơi thân. Nếu còn có cắt may, nhuộm giặt, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[425] Chắc có sự nhảy sót. Bản Sanskrit không có từ buddhakṣetre.

[426] Skt. dhāva: Giặt giũ.

[427] Skt. naśo: Phơi khô, giăng phơi, sáy, hong.

[428] Skt. sīvararañjanakarma: Cắt, may, nhuộm.

[429] Skt. saṃjānīyuḥ: Thành phẩm, sản phẩm sản xuất ra.

[430] Skt. navābhijātacīvararatnaiḥ: Y phục mới mẻ quý báu. Có Skt. Cīvara: Y phục.

[431] Skt. Evātmānaṃ: Tự nhiên.

[432] Skt. prāvṛtam: Khởi lên, có, hiện ra.

[433] sahacittotpādāt: Cùng từ tâm khởi lên.

[434] Skt. anujñātaiḥ: Tán thành, đồng ý, chấp nhận.

[435] Hán nguyện thứ 39: T12n0360, tr. 0269a06: 設我得佛國中人天所受快樂不如漏盡比丘者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, cảm nhận niềm vui sướng, không giống như các Tỷ-kheo đã đoạn tận phiền não sinh tử, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[436] Skt. sahotpannāḥ: Cùng sanh ra, cùng xuất sinh, cùng hiện sinh.

[437] Skt. evaṃ vidhaṃ: Cùng thời gian, giống thời gian.

[438] Skt. niṣparidāha: Xa lìa phiền não, thoát ly phiền não. Hán: lậu tận, phiền não tâm ly.

[439] Skt. ārhato bhikṣostṛtīyadhyāna samāpannasya: Vị Tỷ-kheo – A-la-hán nhập tam muội/thiền định/tĩnh lựu thứ ba. Hán: đệ tam tịnh lự.

[440] Hán nguyện thứ 40: 設我得佛 國中菩薩隨意 欲見十方無量 嚴淨佛土應時 如願於寶樹中 皆悉 照見猶 如 明鏡 覩 其而像若不爾 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, muốn thấy vô lượng quốc độ Phật trang nghiêm thanh tịnh trong mười phương, tức thì đúng như điều ước nguyện, lúc bấy giờ ngay nơi cây báu  mà soi thấy giống như thấy cảnh vật ở trong gương. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[441] Skt. nānāratnavṛkṣebhyo: câu báu đặc biệt. Skt. ratnavṛkṣebhyo: cây báu. Hán: bảo thọ.

[442] Skt. tathārūpaṃ: Hình sắc như thật, hình sắc hợp với như thực, hình sắc nhất như.

[443] Skt. kāravyūhamākāṃkṣeyuḥ: Các loại trang nghiêm, nghiêm sức, tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài. Hán: kỳ sức trang nghiêm chủng.

[444] Hán nguyện thứ 42: T12n0360, tr. 0269a12: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字至于得佛諸根缺陋不具足者不取政覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, từ khi nghe danh hiệu con cho đến lúc thành Phật, nếu các quan năng của họ không trọn vẹn, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[445] Skt. anyabuddhakṣetropapannā: Đã sanh những quốc độ Phật khác. Hán: tha phương quốc độ, tha Phật quốc sanh.

[446] Skt. indriyabalavaikalyaṃ: Các căn không hoàn bị. Hán: chư căn khuyết lậu, chư căn khuyết.

[447] Hán nguyện thứ 42: T12n0360, tr. 0269a17: 設我得佛他 方國土諸菩薩衆 聞我名字皆悉逮得清淨解脫三昧住是三昧一發意頃供养無量不可思議諸佛世尊而不失定意若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, nghe danh hiệu con, đều liền được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong một khoảnh khắc, phát khởi tâm ý cúng dường chư Phật - Thế Tôn không số lượng, bất khả tư nghị, nhưng tâm ý vẫn không rời khỏi tam muội. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[448] Skt. suvibhaktavatīṃ nāma samādhiṃ, Hán: Thiện phân biệt ngữ định: định an tịnh ngôn ngữ phân biệt; hoặc Thanh tịnh giải thoát tam muội: định của thanh tịnh giải thoát; hoặc Chỉ quán câu hành: định bao gồm cả chỉ và quán…

[449] Skt. ekaṣaṇavyatihāreṇa.

[450] Skt. paśyanti: Họ nhìn thấy. Do động từ căn paś: nhìn thấy, Hán: kiến, quán.

[451] Hán nguyện thứ 43: T12n0360, tr. 0269a19: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字夀終之後生尊貴家若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, nghe danh hiệu con, sau khi sinh mạng  kết thúc, sanh vào gia tộc tôn quý. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[452] Skt. nābhijātakulopapattiṃ: Không sanh vào gia tộc tôn quý. Hán: vô tôn quý gia sanh. Do abhijātakulopapattiṃ: Sanh vào dòng dõi quý tộc. Hán: sanh tôn quý gia…Được hiểu do abhijātakula: Gia đình dòng dõi quý tộc, có Kula hình dung từ: thiện lành, tốt, ám chỉ dòng dõi hiền thiện, gia đình hình lành. Upapatti: Sinh ra, xuất hiện. Abhijātakulopapattiṃ: Sanh vào dòng dõi quý tộc. Hán dị ch là sanh tôn quý gia..

[453] Hán nguyện thứ 46: T12n0360, tr. 0269a22 設我得佛他方國 土諸菩薩衆聞我名 字歡喜踊躍修菩薩行 具足德本若不爾者不 取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, sung sướng đón mừng, tu tập hạnh Bồ-tát, đầy đủ gốc rễ công đức. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[454] Skt. kuśalamūla: gốc rễ thiện lành, Hán: Thiện căn.

[455] Skt. prītiprāmodya: sung sướng reo vui, Vui mà lại thêm vui. Hán: hỷ hoan hỷ, đại hoan hỷ, hay đại hoan hỷ dõng dược. Do prīti: Niềm vui ở trong chánh pháp. Hán: hỷ; prāmodya: Vui mừng hớn hở. Hán: hoan hỷ dõng dược, hoan hỷ. Bằng nghĩa với từ Skt. Abhyandan: sung sướng đón mừng,  động từ abhi-nand: vui thích. Hán: 皆大歡喜 giai đại hoan hỷ, do phân tích ngữ pháp Skt. khác nhau nên dịch từ này khác nhau, Chân đế (Đại 8, tr.766b27): 踊躍歡喜dũng dược hoan hỷ.

[456] Skt. samavadhānagatā: Tụ hợp, tập hợp, câu hội, thành tựu viên mãn. Hán: hội đắc

[457] Skt. kuśalamūlasamavadhānagatā: Tập hợp thành tựu đầy đủ căn lành. Hán: cụ túc đức bản, thiện căn hội đắc.

[458] Hán nguyện thứ 45: T12n0360, tr. 0269a25: 設我得佛他方國 土諸菩薩衆聞我名字皆 悉逮得普等三昧住是三 昧至于成佛常見無量不 可思 議一 切如來若不爾 者不取正覺:  Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, đều được Phổ đẳng tam-muội, an trú ở trong tam muội này cho đến khi thành Phật, thường thấy tất cả  Như Lai số lượng không thể kể xiết, bất khả tư nghị. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[459] Skt. samantānugataṃ nāma samādhiṃ, Hán: Phổ đẳng tam-muội.

[460] Skt. bodhimaṇḍaparyantam: Chứng nhập bồ đề tràng. Hán: diệu bồ đề, đạo tràng.

[461] Skt. Satkuvanti: Họ thường thấy, họ diện kiến. Hán: thường kiến, cung kính, tôn trọng.

[462] Hán: T12n0360, tr. 0269a29: 設我得佛國中菩薩隨其志願所欲聞法自然得聞若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở  trong quốc độ con, tùy theo chí nguyện muốn nghe pháp của họ, là tự nhiên được nghe. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[463] Skt. dharmadeśanāmākāṅkṣeyuḥśrotuṃ, Hán: Tùy kỳ chí nguyện sở dục văn pháp.

[464] Skt. sahacittopādānna: Liền khởi tâm, liền sinh tâm.

[465] Hán nguyện thứ 47: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字不即得至不退轉者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở trong những quốc độ khác, nghe đến danh hiệu con, ngay đó không đạt được bậc Bồ-tát bất thối chuyển, thì con không chấp nhận  ngôi Chánh giác.

[466] Skt. nāvaivartikā: Không thoái chuyển, không thoái lui. Hán: bất thoái chuyển.

[467] Hán: T12n0360, tr. 0269b04: 設我得佛他方國土諸菩薩 衆聞我名字不即得至第一第二第三法忍於諸佛法不能卽 得不退轉者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, ngay đó không được pháp nhẫn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, ở trong pháp của chư Phật, không thành tựu địa vị không còn chuyển động, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.

[468] Skt. buddhaśāstur: đạo sư giác ngộ, bậc Thầy giác ngộ.

[469] Skt. kṣāntīḥ: Kham nhẫn, pháp nhẫn.

[470] Skt. prathama: Thứ nhất.

[471] Skt. Dvitīya: Thứ hai. Hán: đệ nhị.

[472] Skt. Tṛtīyā: Thứ ba. Hán: đệ tam.

[473] Skt. Buddhadharmasaṃghebhyaḥ: biến cách 5: xuất xứ cách, số nhiều: từ Phật, Pháp, Tăng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2204)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 32348)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6446)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6396)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3789)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5052)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11028)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30189)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 7861)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 11970)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3238)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34284)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52063)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 12905)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21601)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9492)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3055)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10260)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12448)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12614)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16069)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13651)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14200)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9089)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11636)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11163)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11361)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 12415)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 20524)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17395)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31688)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11879)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11651)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4281)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12611)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10150)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16225)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 11590)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14589)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 11853)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16614)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12599)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 51633)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12486)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9829)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14308)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 19943)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13582)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15260)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17336)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16649)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13356)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12329)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 11937)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13140)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12382)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25326)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 28129)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10185)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
(Xem: 8211)
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant