Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thích Ca Như Lai Thành Đạo Ký Chú

26 Tháng Giêng 201715:42(Xem: 12410)
Thích Ca Như Lai Thành Đạo Ký Chú

THÍCH-CA NHƯ LAI THÀNH ĐẠO KÝ CHÚ

No.1509

釋迦如來成道記註

Niên hiệu Thái nguyên, đời Đường Vương Bột [1] soạn

Trụ ở núi Nguyệt Luân, Tiền Đường, đại sư Huệ Ngộ [2] được ban y tía, Đạo Thành[3] chú

Dịch Việt: Thích Thọ Phước


QUYỂN 1

Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật[4] ở cõi Ta-bà. Kinh Trường A-hàm ghi: “Ngày xưa có vua Chuyển luân,[5] họ Cam-giá nghe lời dèm pha của thứ phi[6] đuổi bốn thái tử đến phía bắc núi Tuyết.[7] Mỗi người tự xây thành ở đó, dùng đức phục người, chẳng mấy năm sau phát triển thành nước hùng mạnh. Bấy giờ, vua cha hối hận và nhớ các con nên sai sứ đến gọi về, nhưng họ đều từ chối không về. Vua cha ba lần than thở: ‘Thích-ca con ta! Thích-ca con ta! Thích-ca con ta!’Nhân đó ban cho họ là Thích-ca.”

Như Lai phiên âm tiếng Phạn là Đa-đà-a-già-độ. Vào đời Tần dịch là Như Lai. Là một trong mười hiệu.[8] Như Lai là từ ‘Như thật đạo’ dẫn đến thành tựu ‘Chánh giác’.

Thành đạo là sự mở bày, vận hành của đấng Pháp vương.[9]  Phàm đạo của Phật không đắc mới là đắc, chứ chẳng phải là đạo bình thường. Vả lại, Đức Phật Thích-ca Như Lai thành đạo đến nay rất là lâu xa, chứ chẳng ngay trong đời này, nhưng vì lòng từ bi và nguyện lớn mà hóa hiện thân tướng tiếp độ, làm lợi ích cho chúng sinh; và cũng có đầu, cuối, nên gọi là Thành đạo.

Trong Đường thư [10]ghi: “Vương Bột là con thứ ba của Phước Thời. Dưới triều vua Đường Cao Tông, ông làm chức bác sĩ.[11]  Ông với hai anh  là Vương Cự và Vương Miễn đều có tài năngtiếng tăm. Người thời bấy giờ gọi ba anh em ông là ‘Ba cây châu họ Vương.’” Khi Vương Bột còn trẻ, ông cùng với Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương đều nổi tiếng khắp nước, nên có hiệu là ‘Tứ kiệt’. Khoảng niên hiệu Càn phong (666-668), Bái Vương nghe tài danh của ông nên mời vào phủ. Khi ấy, các vua còn thích chơi đá gà, Vương Bột giễu cợt làm bài văn hịch ‘Anh vương kê’. Vua Cao Tông nổi giận nói: ‘Đây là cách cấu kết ngầm!’, nên đầy ông tới Quách Châu để tòng quân. Những tác phẩm được lưu hành ở đời của ông gồm có: Đằng vương các kí, Thích-ca họa tượng kí, Duy-ma họa tượng bi.

1. Phật thùy tích

- Xem xét thùy tích[12] của Đức Thích-ca Như  Lai.

Hai chữ ‘quán phù’ chỉ là lời bắt đầu cho một sự việc, không có nghĩa.

Thích-ca Như Lai: xem chú thích ở trên.  

Thùy tích:  Hựu pháp sư[13] nói: “Thầm nghe! Chỗ cùng tột của bồ-đề là thần diệu mà lặng thông; viên trí mà ngầm chiếu. Đạo thì dứt hẳn vỏ hình thức; lí thì đoạn tuyệt cảnh sinh diệt. Vậy, há thật có đản sinh ở cung vua ư? Há thật có niết-bàn nơi rừng vắng ư? Nhưng thương quần manh[14] chìm trong giấc ngủ dài, muốn cho tất cả cùng quay về đại giác,[15] nên mới có sự hóa hiện này. Khi cảm đạt đến cùng tột thì chắc chắn phải có ứng. Nếu ứng mà không sinh thì ai làm cho đời giác ngộ? Đã hóa hiện mà không có tên gọi, thì lấy gì chỉ dạy cho đời? Vì thế, mới đặt cho hiệu là Thích-ca; luôn thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi; biết mình là bậc tôn quí nhất trong vũ trụ; là bậc tuấn tú đứng đầu của người, trời. Nhưng sau, cởi giầy rời trữ cung,[16] thật quán nơi đạo thụ,[17] bỏ kim luân[18] để giữ đại thiên,[19] tỏ ngọc hào[20] để gom pháp giới. Chính những điều ấy mà Phật thùy tích.”[21]

- Pháp giới thân thanh tịnh vốn không ẩn-hiện.

Căn cứ vào những ghi chép về thứ tự hóa tích,[22] thì trước tiên phải bàn về pháp thân. Pháp thân chính là bản thể của hóa thân, tức là pháp giới thanh tịnh. Nếu nói cụ thể thì có rất nhiều cách. Ở đây không trình bày đầy đủ. Đời ngài Tăng Triệu nói: “Như Lai lấy pháp giới làm thể, nên hình dáng có mặt khắp mọi nơi, dung lượng thì vượt ra ngoài thước tấc, đạo thì vượt khỏi vỏ bọc ngôn ngữ; an nhiên lặng lẽ, phi sắc phi tướng, không sinh không diệt, không đến không đi.” Cho nên nói vốn không sinh, không diệt.

- Sức nguyện đại bi thị hiện thụ sinh.  

Câu này ý nói có sự ẩn hiện. Đại bi là một trong bốn tâm của Phật. Đây là cội gốc của Phật đạo, dùng tâm này để trừ khổ. Tâm này khi chứng quả Phật mới có, nên gọi là ‘đại’. Nguyện là đại nguyện. Lực là mười lực. Trong mười ba-la-mật này chỉ tạm nêu ra hai thứ. Vì chư Phật có đại bi nên không trụ ở niết-bàn; có đại trí nên không trụ ở sinh tử; có đại nguyện nên càng nỗ lực cứu khổ. Từ ‘chân’ vào ‘giả’ phương tiện có thân, nên gọi là ‘thị hiện thụ sinh’.

- Đến trời Đâu-suất-đà.

Phiên âm tiếng Phạn là Đâu-xuất-đà, hoặc Đổ-sử-đa, Trung Quốc dịch là Tri Túc, tức là tầng trời thứ tư thuộc Dục giới v.v… . Kinh Niết-bàn ghi: “Tầng trời này cao nhất thuộc Dục giới. Cho nên những Bồ-tát bổ xứ đều sinh vào tầng trời này, vì mục đích giáo hóa chúng sinh.”

- Là Bồ-tát Hộ Minh.

Hộ Minh là nhân địa của Phật Thích-ca. Vào thời quá khứ thuộc Hiền kiếp này, khi tuổi thọ của con người hai vạn năm, Hộ Minh gặp Đức Phật Ca-diếp-ba và được thụ kí tương lai sẽ thành Phật. Hộ Minh là tên cuối cùng của Bồ-tát. Đến khi Bồ-tát sinh lên trời Đâu-suất cũng dùng tên này; giống như nay là ngài Từ Thị.

Bồ-tát: nếu phiên âm đầy đủ theo tiếng Phạn thì phải đọc là Bồ-đề-tát-đỏa. Trung  Quốc dịch là Giác hữu tình. Đó là căn cứ theo công hạnh mà đặt tên. Nay gọi tắt là Bồ-tát.

- Giáng Ca-tì-la quốc

Phiên âm tiếng Phạn là Ca-tì-la-tô đô. Trung Quốc dịch là Diệu Đức thành. Tức là vùng Trung Thiên Trúc.

- Hiệu là Nhất Thiết Nghĩa Thành.

Phiên âm tiếng Phạn là Tát-bà-phả-tha-tất-đà. Trung Quốc dịch là Nhất Thiết Nghĩa Thành. Là tên của Phật Thích-ca khi Ngài còn rất nhỏ. Hoặc có chỗ phiên âm giản lược và sai lầm thành Tất-đạt.

Kinh Thụy ứng ghi: “Khi Bồ-tát sinh ra ở trong cung vua, ngày ấy những người dòng họ Thích trong nước cũng sinh năm trăm bé trai. Bấy giờ, trong chuồng ngựa và voi, mỗi loài cũng sinh ra năm trăm con. Năm trăm loại phục tàng[23] ở trong cung bỗng nhiên hiện ở trong biển, năm trăm thương buôn nhặt các báu vật đem về và mỗi người dâng báu quí. Vua cha thấy việc hiện điềm ấy nên đặt thái tử tên này.”

Nhiếp Đại thừa luận ghi: “Việc đặt tên có năm nguyên nhân. Đó là vì chúng sinh, vì tướng, vì giả, vì xem thường, vì kính trọng. Việc đặt tên cho thái tử là vì tướng. Vì lúc thái tử chào đời xuất hiện nhiều điềm lành.

- Thiên tử Kim Đoàn chọn gia đình.

Kinh Bản hạnh ghi: “Hộ Minh nói với thiên nhân Kim Đoàn: ‘Thuở xưa Bồ-tát Bổ xứ gá thai vào gia đình nào thì gia đình đó nhất định phải có đủ sáu mươi công đứcba đời thanh tịnh. Nay ông hãy xuống cõi Diêm-phù xem xét giúp ta.’ Kim Đoàn thưa: ‘Ở thành Ca-tì-la có vua Tịnh Phạnphu nhân Ma-da, nhiều đời có đầy đủ công đứcthanh tịnh, rất có tiếng tăm, ngài có thể sinh vào gia đình đó.’ Hộ Minh nói: ‘Tốt lắm! Ta nhất định sinh vào gia đình ấy.’”

- Vua  Tịnh Phạn là cha của Ngài.

Phiên âm tiếng Phạn là Thủ-đồ-đà-na. Trung Quốc dịch là Tịnh Phạn. Kinh Bản hạnh ghi: “Đó là người tài đức vẹn toàn.”

- Voi ngọc cưỡi mặt trời.

Đức Thích-ca Như Lai thị hiện thụ sinh ở cõi này từ đầu đến cuối có tất cả tám tướng: 1. Tướng ứng hiện từ cung trời Đâu-suất; 2. Tướng giáng sinh ở vườn Lâm-tì-ni; [24] 3. Tướng đi dạo nơi bốn cửa thành; 4. Tướng vượt thành xuất gia; 5. Tướng thị hiện tu ở núi Tuyết; 6. Tướng ở bên gốc cây bồ-đề hàng phục ma thành đạo; 7. Tướng chuyển pháp luân ở vườn Lộc-dã;[25] 8. Tướng nhập niết-bàn dưới rừng sa-la. ‘Voi ngọc cưỡi mặt trời’ là tướng thứ nhất. Kinh Phổ diệu ghi: “Bồ-tát cưỡi con voi trắng vào thai. Vì sao? Vì ba con thú[26] lội qua sông chỉ có con voi là chạm đáy.”

- Thị hiện vào trong thai Đại Thuật .

Phiên âm tiếng Phạn là Ma-ha Ma-da, Trung Quốc dịch là Đại Thuật. Đại Thuật là mẹ của Phật. Đại Thuật là người con gái thứ tám của trưởng giả Thiện Giác ở trong thành Thiên Tí. Tướng sư đoán: “Người con gái này về sau sẽ sinh Chuyển luân thánh vương.” Thuở ấy, vua Tịnh Phạn biết được việc ấy nên cưới làm phi. Kinh Bản hạnh ghi: “Ma-da phu nhân nằm mộng thấy bạch tượng cưỡi mặt trời đi vào bên hông phải của bà. Sáng ngày bà tâu hết sự tình với vua. Vua cho gọi thầy tướng đến hỏi điềm ấy. Thầy tướng nói: ‘Người nữ nào mà nằm mộng như vậy thì nhất định sẽ sinh Chuyển luân thánh vương.’” Hãy thử bàn về điềm này!

Kinh không nói ư? Bồ-tát trong chín mươi mốt kiếp không rơi vào đường ác. Tại sao cuối cùng sinh ra thân trung hữu làm bạch tượng? Luận Bà-sa ghi: “Điều này không phải là việc có thật. Vì ở nước kia tôn trọng mặt trời, yêu quí voi. Vì vậy, hễ ai mộng thấy như thế tức là điềm lành lớn. Nhưng vì muốn cho thầy tướng nói như vậy, nên mới thiện hiện ra tướng ấy.”

Hỏi: Lần sinh cuối cùng Bồ-tát có thụ thai thật không?

Đáp: Kinh Pháp hoa ghi: “Vì muốn độ những chúng sinhtâm lượng nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp và không muốn để chúng nghĩ Phật là tự nhiên hóa sinh, công đức, trí tuệ không phải do tu tập mà được; vì thế, mới thị hiện thụ thai.”

Kinh lại ghi: “Bồ-tát ở trong thai mẹ, lầu báu, điện ngọc giống như ở cung trời; đi, đứng, ngồi, nằm không làm mẹ khổ sở; mỗi ngày ba thời chư Phật ở mười phương vào thai an ủi và nói pháp môn Thụ sinh; Bồ-tất đồng hành[27] ở mười phương và các thiên nhân[28] đều vào trong thai thăm hỏinghe pháp.” Vì thế, lấy những việc này để chứng minh là chẳng phải việc thật.

- Kim Luân làm vua.

Luân vương có bốn: 1. Thiết Luân vương trị vì một thiên hạ. 2. Đồng Luân vương trị vì hai thiên hạ. 3. Ngân Luân vương trị vì ba thiên hạ. 4. Kim Luân vương thống trị bốn thiên hạ. Có bảy thứ báu và một nghìn người con. Bảy thứ báu là: 1. kim luân; 2. ngọc nữ; 3. ngựa; 4. voi; 5. thần linh giữ gìn bảo tạng; 6. quần thần quản lí quân đội; 7. bảo châu như ý. Ngày thánh vương nhận ngôi vị, bảy thứ báu này đều từ không trung rơi xuống. Do đó, khi Kim Luân bay lên dạo đi khắp bốn phương trong hư không thì tất cả cõi nước thấy Kim Luân bay đến đều tự nhiên thần phục.[29]  Kinh Bản hạnh ghi: “Sau khi thái tử chào đời, có thầy tướng giỏi nói: ‘Thái tử có đủ ba mươi hai tướng hiện rõ ràng, nên chắc chắn sẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương.’”

- Sinh ra dưới cây Vô Ưu.

2. Giáng sinh ở vườn Lâm-tì-ni

Kinh Thụy ứng ghi: “Ma-da phu nhân mang thai sắp mãn muốn đi dạo trong vườn này. Đến nơi, bà đưa tay phải vịn càn cây Vô-ưu thì từ hông phải sinh ra thái tử. Bấy giờ, Thiên Đế dùng vải tốt ở cõi trời quấn tay đỡ thái tử. Thiên nhân cầm lọng vàng che thái tử. Các trời, rồng, thần rải hoa, hương, đánh trống, trổi nhạc; đại địa khắp mười phươngsáu thứ chấn động; có ba mươi hai điềm lành ứng hiện.” Còn nhiều việc khác nữa, vì văn nhiều nên không chép ra đây.

Theo Cổ kim luận hàng chu thư dị kí ghi: “Ngày mùng 8 tháng 4 năm Giáp dần, đời Cơ Chu Chiêu Vương[30] năm thứ 24, sông ngòi, suối, giếng nước tràn ngập núi sông, cung điện chấn động, sao đêm không mọc, có ánh sáng năm màu xuyên qua cung Thái vi, vua hỏi quần thần: “Đây là điềm gì?” Thái sử Tô Do tâu: “Ở Tây Phương có bậc thánh nhân ra đời.” Từ đó đến một nghìn năm sau, giáo pháp mới truyền đến Trung Quốc. Vua ra lệnh cho đục đá khắc lại những sự việc đó và chôn ở Nam giao.[31]

- Tám mươi thứ tùy hình diệu hảo, món ăn như Phân hoa.

Luận Bà-sa ghi: “Tám mươi vẻ đẹp ẩn ở trong các tướng, tùy theo các tướng biến chuyển mà tô điểm cho thân của Phật.” 

Phân hoa tiếng Phạn phiên âm đầy đủ là Phân-đà-lợi hoa. Trung QuốcHoa sen trắng. Kinh Niết-bàn ghi: “Thân của Như Lai không bị bào thai làm nhơ uế, giống như hoa Phân-đà-lợi. Vì thân Như Lai bản tính vốn thanh tịnh.”

- Ba mươi hai nghi tướng của đại sĩ sáng như trăng tròn sáng.

Kinh Niết-bàn ghi: “Đức Phật thị hiện ba mươi hai tướng để tự trang nghiêm, giống như trăng rằm.”

- Bước đi bảy bước về bốn hướng.

Kinh Thụy ứng ghi: “Khi Bồ-tát vừa mới sinh, không có ai dìu đỡ, mà tự bước đi về bốn hướng, mỗi hướng bước bảy bước, tự nhiênhoa sen đỡ chân.” Kinh Hoa nghiêm ghi: “Xuất hiện ở thế gian hoàn toàn không có ai sánh bằng.” Kim cang tiên kí ghi: “Như Lai thị hiện việc đi có hiện tượng: 1. Vận thần thông đi trong không trung; 2. Tự nhiênhoa sen đỡ chân; 3. Khi đi, chân cách đất bằng bốn ngón tay nhưng hình bánh xe nghìn căm in trên đất rất rõ ràng.”

- Chín dòng cùng tuôn nước tắm thái tử.

Kinh Phổ diệu ghi: “Bồ-tát vừa chào đời, trong không trung xuất hiện chín con rồng phun hơi nước không lạnh, không nóng tắm Bồ-tát.”

- Hoa Ưu-đàm xuất hiện.

Khi nào Kim luân vương ra đời thì hoa Ưu-đàm-bát-la này mới xuất hiện. Cho nên, người đời thường gọi là hoa Nan Kiến (Khó thấy). Vì thế, dùng hoa này để thí dụ Phật ra đời khó gặp cũng giống như thế. Kinh Bản hạnh tập ghi: “Tiên nhân A-tư-đà tâu với vua: ‘Giống như hoa Ưu-đàm-bát-la, vô lượng vô biên ức trăm nghìn năm mới xuất hiện một lần, Phật cũng như thế.” Kinh A-hàm ghi: “Nên quán sát Như Lai xuất hiện ở đời giống như hoa Ưu-đàm-bát-la.” Kinh Niết-bàn ghi: “Phật giống như hoa Ưu-đàm gặp thời mới sinh.”

- Vang ra tiếng sư tử hống.

Kinh Nhân quả ghi: “Thái tử vừa chào đời, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, vang ra tiếng sư tử hống:[32] ‘Trên trời dưới trời chỉ Ta cao quí nhất.’” Sư tử  là chúa tể của trăm thú ở thế gian. Mỗi khi sư tử rống có bốn việc: 1. Trăm thú nghe tiếng rống thì vỡ não; 2. Hương tượng[33] hàng phục; 3. Chim đang bay bị rơi xuống; 4. Các loài ở nước đều lặn. Ở đây dụ cho âm thanh của Phật bao hàm ý nghĩa vô úy;[34] cũng có bốn việc: 1. Âm thanh nói pháp của Phật làm cho trăm pháp đều bị phá; 2. Thiên ma đều hàng phục; 3. Ngoại đạo, tà kiến đều tan rã; 4. Tất cả phiền não đều ngừng dứt. Pháp và dụ bình đẳng, việc ấy như thế.

- Nói thai phần đã chấm dứt, sớm chứng thường thân

Thường thân: tức pháp thân[35] tịnh pháp giới.[36] Kinh Pháp hoa ghi: “Từ khi Như Lai thành Phật đến nay đã rất là lâu xa.” Nếu như vậy thì thai phần đã dứt, không thụ thân sau, sao nay lại còn sinh?

- Vì hóa độ chúng sinh, nay sinh trở lại, nên phải hiện hóa tích[37] 

Tâm của các Đức Phật từ bi rộng lớn, vì chúng sinh giới vô tận, nên lòng đại bi cũng vô tận. Vì độ chúng sinh nên mới hiện ở đời.

Hỏi: Phật thành đạo đã rất lâu xa, đầy đủ đại tự tại,[38] tại sao không trức tiếp hóa sinh[39] thành Phật? Cần gì phải vào thai và sinh bên hông phải?

Đáp: Kinh Đại thiện quyền ghi: “Bồ-tát muốn không sinh do bào thai, trong khoảng khắc liền thành Phật, nhưng vì sợ những chúng sinhtâm lượng hẹp hòi, hiểu biết nông cạn kia nghi là biến hóa rồi không chịu nghe lời chỉ dạy. Còn nếu sinh vào gia đình nghèo khổ và đi xuất gia dễ dàng, thì người đời cho rằng vì tránh sự đói lạnh mà xuất gia. Vì thế, nên thị hiện vào thai, sinh ra bên hông phải, sinh vào nhà đế vương, những việc khác đều giống như người bình thường ở đời, sau đó mới đi xuất gia.”

- Vì lí do đó, trở lại buộc mình thị hiện giống như đứa trẻ.

Kinh Niết-bàn ghi: “Thân của Như Lai chính là pháp thân, chẳng phải thân đó do máu, thịt, gân, xương tạo thành, nhưng vì tùy thuận pháp thế gian của chúng sinh nên thị hiện làm ‘anh nhi’.” Thích danh[40] ghi:

 “Trước ‘hung’ gọi là anh. Tức là phải bồng lên. Trước ‘anh’ phải dùng sữa để nuôi dưỡng. Cho nên gọi là ‘anh nhi’.    

- Tiên A-tư-đà xem tướng xong vô cùng buồn bã. 

A-tư-đà là phiên âm của tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Vô Tỉ. Là một vị tiên nhân trường thọTây Vực,[41] là một người có tài xem tướng. Kinh Bản hạnh ghi: “Vua Tịnh Phạn mới tiên nhân A-tư-đà đến xem tướng thái tử. Xem xong, tiên nhân tỏ vẻ bùi ngùi, nức nở.

Vua hỏi: Vì sao tiên nhân khóc?

Tiên nhân đáp: Thái tử có đủ ba mươi hai tướng, tám mươi chủng hảo hiển hiện rõ ràng, sau này nếu không làm bậc Chuyển luân thánh vương thì cũng xuất gia thành Phật, chuyển đại pháp luân, làm cho tất cả chúng sinh đều được an lạc, nay tôi tủi thân vì thấy minh tuổi đã lớn không gặp được pháp hóa,[42] mất lợi ích lớn, nên mới buồn rầu như vậy.

- Đến cúng nhà thờ họ, hoảng hốt trước miếu thờ Đại Tự Tại.

Kinh Thụy ứng ghi: “Vua Tịnh Phạn chuẩn bị xe ngựa rồi bồng thái tử lên xe đến miếu thờ thiên thần Đại Tự Tại để lễ bái. Thái tử vừa đến thì các tượng thiên thần đều đỉnh lễ dưới chân thái tử. Thấy vậy vua Tịnh Phạn ngạc nhiên và thốt lên: ‘Ôi! Con ta là bậc tôn thắng trong thiên thần, ta nên đặt tên con là Thiên Trung Thiên’”. Đây chính là tên thứ hai của Phật khi Ngài còn bé.

- Hoặc gọi làm Đồng tử.

Kinh Hoa nghiêm ghi: “Hiện tại chỉ là một đứa trẻ, nhưng vì muốn thị hiện làm người thông suốt, thành đạt tất cả sự nghiệpthế gian.”

- Hoặc học Thanh văn.

Đại luận[43] ở Thiên Trúc có năm minh: 1. Thanh minh; 2. Công xảo minh,; 3. Y phương minh; 4. Nhân minh; 5. Nội minh. Trong đó, thanh minh chính là bàn luận, giải thích những lời dạy xưa. Ở Thiên Trúc người nào thông minh mới được chỉ dạy phương pháp này. Thái tử học hết năm minh, nhưng ở đây chỉ nêu một minh và phải biết bốn minh còn lại cũng như vậy.  

- Vì thi đấu võ, tiễn tháp, tiễn tỉnh[44] vẫn còn.

Thầy dạy võ cho thái tử là Sạn-đề-đề-bà, Trung Quốc dịch là Nhẫn Thiên. Kinh Bản hạnh ghi: “Năm thái tử 15 tuổi, ngài cùng với những người họ Thích thi bắn cung. Thái tử bắn lần đầu mũi tên xuyên thủng bảy cái trống bằng vàng; bắn lần nữa, mũi tên xuyên qua một con lợn sắt, rồi mũi rơi xuống cắm sâu vào lòng đất và một dòng nước tuôn trào dữ dội. Lúc ấy, trời Đế-thích liền nhặt mũi tên ấy đem về trời Đao-lợi xây tháp giữ kĩ và cúng dường. Đây là một trong bốn tháp đầu tiên ở cõi trời.”

Chỗ dòng nước tuôn trào ấy, mọi người gọi là tiễn tỉnh. Đường Tam tạng tây vực ghi: “Tiễn tỉnh cách phía đông nam thành Ca-tì-la ba mươi dặm. Nước trong giếng ấy có vị ngọt như rượu ngọt. Người bệnh uống vào thì lành bệnh. Đến nay người dân vẫn còn được lợi ích từ giếng nước đó.”

- Vì đọ sức mạnh nên tượng tích, tượng khanh vẫn còn.

Kinh ghi: “Thái tử cùng với người em là Nan-đà và Điều Đạt ra vườn để đọ sức. Điều Đạt đi trước thấy một con voi lớn đang đứng trước cửa thành, liền đưa tay đánh chết con voi. Nan-đà ra sau thấy con voi nằm chắn ngang đường liền kéo bỏ qua một bên. Thái tử ra sau cùng thấy con voi nằm bên đường liền dùng tay trái nhấc lên, tay phải tì vào rồi ném mạnh. Con voi bay ra ngoài thành. Chỗ con voi rơi xuống đất bị lún sâu, nên gọi là Tượng khanh.”

- Mười năm hưởng thụ dục lạc.

Năm thứ trần sắc, thanh, hương, vị, xúc này chúng sinh ở cõi Dục đều tham đắm, cho là vui, nên gọi là Dục lạc. Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử ở trong cung hưởng thụ đủ năm dục, vui chơi tự tại, mười năm trôi qua chưa chừng ra ngoài, nên gọi là Thụ lạc thập tế.”

3. Dạo bốn cửa thành

Tướng thứ ba này là đi dạo bốn cửa thành. Đây là nguyên nhân thúc giục ngài đi xuất gia.

- Thích hình dáng sa-môn, chán thân già, bệnh, chết.

Sa-môn là từ gọi chung cho tất cả chúng đệ tử xuất gia. Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử ở trong cung lâu ngày nên rất muốn ra ngoài đi dạo. Bấy giờ, vua ra lệnh phải quét dọn đường xá sạch sẽ, trang hoàng vườn, nhà đẹp đẽ và chọn một cận thần tài trí làm người hầu để giải đáp mọi thắc mắc cho thái tử.

Đầu tiên thái tử đi ra cửa phía đông, trời Tịnh Cư hóa làm một ông lão ốm yếu chống gậy.

Thái tử thấy vậy liền hỏi thị thần: [45]Đây là người gì?

Thị thần đáp: Đây là người già?

Thái tử hỏi: Người già là sao?

Thị thần đáp: Trước đó người này là một người trẻ khỏe, vì lạnh nóng đổi thay, máu và hơi thở yếu dần nên thành ra như vậy. Người sinh ra trên thế gian này rồi ai cũng già.

Thái tử lại đi ra cửa phía nam, trời Tịnh Cư hóa làm một người bệnh.

Thái tử hỏi: Đây là người gì?

Thị thần đáp: Đây là người bệnh?

Thái tử hỏi: Người bệnh là sao?

Thị thần đáp: Do con người ham muốn không chừng mực, ăn uống quá độ, bốn đại không điều hòa, sinh ra các bệnh, các sự đau đớn bức bách, không biết sống chết lúc nào. Người ở thế gian không ai khỏi bệnh.

Thái tử đi ra cửa phía tây, trời Tịnh Cư hóa làm một người chết.

Thái tử hỏi: Đây là người gì?

Thị thần đáp: Đây là người chết?

Thái tử hỏi: Người chết là sao?

Thị thần đáp: Vì sự sống giảm dần, tinh thần sa sút, bốn đại đều tan rã, sáu căn không còn khả năng nhận biết, cha mẹ, vợ con tình cảm sâu nặng nhưng không ai có thể giữ lại được. Người đời bất kể là kẻ giàu, người nghèo, kẻ hiền, người ngu, ai rồi đều cũng phải chết.

Do đó, tâm tư thái tử không vui, nên cho đánh xe quay về cung.

Có người hỏi: Trong Kinh ghi: “Vua đã ra lệnh quét dọn sạch sẽ đường xá, ngói, sỏi, cỏ cây còn không có, tại sao lại có người già, bệnh, chết dám xuất hiện trước pháp giá?”[46]

Đáp: Kinh Bản hạnh ghi: “Trời Tịnh Cư giấu thân phậnhóa hiện ra và chỉ có thái tử, thị thần mới thấy được. Cho đến vị thị thần ứng đáp đều do sức trời sai khiến ông ta như thế.”

Hỏi: Trời ở đây là ai mà cố ý hóa hiện ra những việc như vậy?

Đáp: Họ đời trước đều Bồ-tát đồng hành thiện hữu tri thức, vì một lòng thệ bảo vệ, nên luôn luôn theo hai bên biến hiện ra các tướng, làm cho thái tử sinh nhàm chán với cảnh dục lạc và không quên chí nguyện xuất gia.

Thái tử lại đi ra cửa thành phía tây, trời Tịnh Cư hóa làm một sa-môn, chống gậy, ôm bát, bước đi chậm chạp trước xe.

Thái tử hỏi: Ông là người gì?

 Người kia đáp: Tôi là sa-môn đệ tử Phật.

 Thái tử hỏi: Vì sao gọi là sa-môn?

Người kia đáp:

Ba cõi thường hỗn loạn

Sáu đường luôn mịt mờ

Biết tâm được bản nguyên[47]

Nên gọi là sa-môn.

Nói dứt lời, người kia bay lên hư không biến mất. Thái tử nhìn theo và vui vẻ nói: “Chỉ có đây mới là vui sướng! Quyết phải tu học.” Rồi thái tử trở về cung.

- Nhân đó, thiên tử Tháo Bình, vì khuyên nhắc mà làm cho các kĩ nữ lộ thân thể xấu xí.

Vì đã chứng kiến qua những việc khi đi dạo bốn cửa thành, nên lòng thái tử nặng trĩu suốt nhiều ngày. Thấy vậy, vua cha ra lệnh thêm kĩ nhạc để làm cho thái tử vui. Mỗi đêm vào nửa đêm, có Tháo Bình ở trời Tịnh Cư đến trụ ở không trung khuyên nhắc. Lại làm cho các nhạc cụ đều phát ra những âm thanh năm dục chẳng phải vui, thế gianvô thường, niết-bàn tịch tĩnh, phải mau xa lìa. Cho đến, làm cho các kĩ nữ ngủ say, y phục hở hang, chất nhơ uế chảy tràn. Thái tử nhìn thấy qua càng nhàm chán, xa lìa.

Như Lai ở trong pháp giới, tâm đại bi hiện ra các hình ảnh ấy, há thật thích dục lạc và đợi ở trong không trung có tiếng khuyên nhắc mới sinh nhàm chán, xa lìa sao? Nếu thật như vậy thì có khác gì phàm phu? Bởi vì, Đức Phật muốn giáo hóa thế gian nên mới thị hiện nghiệp giống với thế gian. Kinh Đại phương đẳng vô tướng ghi: “Nếu nói Như Lai thật sinh ra ở cung vua, cho đến có tám tướng thành đạo, như thế là hủy báng Như Lai.”

- Trời Tịnh Cư và ngời nâng gót Ngài, Xa-nặc chuẩn bị xe.

4. Vượt thành xuất gia

Đến đây, căn cứ theo lập luận của các tông phái thuộc Đại thừa thì thái tử vượt thành xuất gia vào năm 29 tuổi.

Xa-nặc là người đánh xe cho thái tử. Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử nhiều lần đem tâm nguyện muốn xuất gia thưa với vua cha.

Vua cha nói: Con sẽ làm Chuyển luân thánh vương, có bảy báu, nghìn người con, thống nhất bốn thiên hạ, tại sao lại chọn con đường cắt tóc, mặc nhiễm y[48] làm vui?

Thái tử thưa: Con chỉ mong thành Chính giác, thống thống lãnh đại thiên, nhiếp hóa chúng sinh, giúp chúng ra khỏi đêm dài tăm tối, sao lại chọn bảy báu, bốn thiên hạ làm vui?

Nghe thái tử nói vậy, vua chỉ còn biết cho thêm người canh giữ, bày nhiều môn kĩ nhạc để ngày đêm mê hoặc thái tử.

Vào một đêm, trời Tịnh Cư đến trụ trong hư không nói với thái tử: “Đi mau! Đến giờ rồi!”  Thái tử liền gọi Xa-nặc dắt con ngựa Kiền-trắc của vua đến, rồi thái tử nhảy lên ngựa, có bốn dạ-xoa bám theo chân ngựa, thiên nhân cầm lọng, Phạm vương ở bên trái, Đế-thích hầu bên phải, Thiên vương theo sau bảo vệ, khiến cho các cửa thành của quốc quan[49] tự nhiên mở, những người giữ cửa đều không hay biết. Thái tử nương hư không đi thẳng đến rừng Khổ hạnh, núi Tuyết. Đến khi trời sáng thái tử đã đi được tám trăm dặm.

Kinh Hoa nghiêm ghi: “Thân sau cùng của Bồ-tát, pháp nhĩ như thị. Vì muốn làm cho chúng sinh đắm trước xả bỏ gia pháp,[50] thị hiện sự tự tại nên không phụ thuộc vào cái gì khác. Vì tuyên dương công đức xuất gia, nên thị hiện xuất gia.”

- Mùa Xuân, đêm mùng tám, nửa đêm, vượt thành xuất gia.

Vào lúc nửa đêm, ngày mùng 08 tháng 02 thái tử vượt thành xuất gia. Theo Luận hành ghi: “Chu Chiêu Vương năm thứ 42, nhằm năm Nhâm Thân.”

- Sáu năm ở núi Tuyết.

Nói sáu năm là lấy tròn số năm mà thái tử tu khổ hạnh tại núi Tuyết.

- Lời của người làm lòng vua buồn rầu, quyến luyến.

Người là chỉ cho Xa-nặc. Kinh Bản hạnh ghi: “Khi đến núi, thái tử nói với Xa-nặc: ‘Việc khó làm, ngươi và Kiền-trắc đã làm xong, giờ nên trở về nước’”. Xa-nặc gào khóc, ngất xỉu một hồi lâu mới nói với thái tử: “Cớ sao bảo tôi một mình trở về cung!”

- Ngựa lè lưỡi, nước mắt chảy dài.

Ngựa Kiền-trắc của vua nghe thái tử nói, quỵ xuống, liếm chân thái tử, nước mắt chảy dài không dứt.

- Vung gươm báu cắt tóc xanh, xây tháp thờ ở cung trời.

Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử rút gươm báu đang đeo bên mình, tay trái nắm lấy tóc xanhphát nguyện: ‘Nay ta cắt tóc này thệ giúp cho chúng sinh đoạn trừ phiền não và tập chướng.’ Phát thệ dứt lời, thái tử liền cắt tóc và ném lên không trung. Lúc ấy, trời Đế-thích đón lấy tóc đem về trời Đao-lợi xây tháp phụng thờcúng dường. Đây là tháp thứ hai trong bốn tháp ở cõi trời.”

- Đem long bào đổi lấy áo da, hình dáng giống người săn nai.

Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử chợt nhận ra y phục mình đang mặc không phải y phục của người xuất gia. Bấy giờ, trời Tịnh Cư hóa làm người thợ săn mặc y ca-sa. Thái tử thấy vậy, liền cởi y báu đổi lấy, mặc vào và vui vẻ nói: ‘Nay ta mới thật là người xuất gia.’” 

Kinh ghi: “Trời hóa làm thợ săn mặc y ca-sa.” Ca-sa là phiên âm tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là hoại sắc. Vì nó chẳng thuộc năm màu chính.[51] Loại y này chỉ có người xuất gia trong Phật pháp mới mặc. Nhưng ở Tây Vực bọn thợ săn phần nhiều trộm y này mặc để đi vào núi. Trong núi có nhiều sư tử; sư tử thấy màu y này cho đó là sa-môn nên không hại bọn thợ săn. Vị trời kia vì muốn thái tử tìm hiểu về loại y này nên khen ngợi công đức của y.

Kinh ghi: “Thái tử đổi lấy y làm bằng da nai. Thấy vậy, Xa-nặc hỏi thái tử: ‘Sao bỏ áo báu này, thái tử định ở chung với hươu, nai ư?”

- Chê sở đắc của lâm tiên chỉ thế gian định chứ chẳng phải là định chân thật.

5. Tu đạo ở núi Tuyết

Lâm tiên là chỉ cho những ngoại đạo ở trong rừng khổ hạnh. Sở đắc là định mà những ngoại đạo tu tập. Nghĩa là tâm mong cầu sai lệch, như ưa thích cõi trên, nhàm chán cõi dưới mà nỗ lực tu tập; tuy được sinh lên trời, nhưng đó chỉ là quả vị hữu vi, hữu lậuthế gian. Vì thế, nên gọi là thế định. Giả sử tu tập đạt được phi tưởng, phi phi tưởng định, thọ tám vạn kiếp, khi số kiếp hết vẫn rơi xuống cõi Dục giống như trước, sinh vào ba đường ác để đền trả nghiệp đời trước.

Kinh Kim cang có bài tụng:

Dù qua tám vạn kiếp

Cuối rồi trở về không.

Tức là chỉ cho thế định vậy.

Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử đến núi Tuyết, vào rừng khổ hạnh hỏi các tiên nhân: Các người khổ nhọc tu hành vì cầu quả vị gì? Các tiên nhân đáp: Cầu sinh lên các cõi trời. Thái tử nghe họ nói vậy không vui, nên bỏ đi tiếp. Thái tử đến chỗ của hai vị tiên nhân A-lam-ca-lan và Uất-đầu-lam-phất hỏi về định Tứ không xứ.[52] Nghe hai vị tiên nhân trình bày về những loại định này xong, thái tử suy nghiệm một hồi lâu và cho rằng: ‘Đây không phải là pháp giải thoát rốt ráo.’ Rồi thái tử lại từ giả họ ra đi.

- Ăn lúa mì, ăn mè, hàng phục khổ, vui.

Kinh Bản hạnh ghi: “Thái tử đến núi Già-da, bên sông Ni-liên suy nghĩ, quán sát: ‘Căn duyên của tất cả chúng sinh, sáu năm sau mới có thể độ được họ.’ Rồi thái tử bắt đầu tu khổ hạnh, ngày chỉ ăn một hạt mè và một hạt lúa mì; lấy đó để kiểm chứng mình. Đó gọi là hàng phục vui. Sau đó, thái tử nhận ra đây không phải cách tu đúng đắn, nên ăn uống lại bình thường, tắm gội và lấy hương xoa thân. Đó gọi là hàng phục khổ.”

- Đàn ngọc tấu khúc, ắt tự trong đó khúc thành.

Ở đây giải thích ý nghĩa hàng phục khổ, vui thành công. Như khi Phật còn tại thế, có Ức Nhĩ con của một vị trưởng giả rất giàu có, theo Phật xuất gia; vì cầu đạo nên ngày đêm siêng năng tu tập khổ hạnh, đến nỗi chân lở loét, máu tuôn ra một thời gian dài mà không chứng ngộ được gì. Lúc ấy, Ức Nhĩ vô cùng chán nản sắp bỏ đạo.

Phật biết được và hỏi: Khi ông còn ở nhà có hay đánh đàn không?

Ức Nhĩ thưa: Dạ có.

Phật hỏi: Dây đàn căng quá, lơi quá thì thế nào?

Ức Nhĩ thưa: Âm thanh không thành khúc.

Phật hỏi: Dây đàn vừa thì thế nào?

Ức Nhĩ thưa:  Âm vận mới thành.

Đức Phật dạy: “Người xuất gia cầu đạo trong pháp của Ta cũng như thế, nếu gấp quá thì sinh mỏi  mệt, nếu chậm quá thì sinh lười biếng, giữ trung bình thì đạo ấy mới thành.”

Ức Nhĩ y theo lời Phật dạy thực hành, chưa đầy một tháng sau chứng được quả A-la-hán.

- Nhân đạt được quả Phật viên mãn cũng nhờ vào ‘trung’ mà thành.

Câu này giống với thí dụ vừa nêu ở trên.

Phật-đà là phiên âm tiếng Phạn. Trung Quốc dịch là Giác. Giác gồm có ba: tự giác, giác thagiác hạnh viên mãn. Ở đây gọi tắt là Phật.

Quả tức là đại niết-bàn hai không.[53] Nhân tức là lục độ vạn hạnh. Nghĩa là nếu muốn cầu quả vị Phật tròn đủ, thì chẳng phải quá gấp, chẳng phải chậm quá mà có thể thành; chỉ cần giữ bình thường mới thành.

- Do đó, chọn chỗ ấy hơn là ở cung rồng.

Chỗ ấy chính là bồ-đề đạo tràng. Bồ-đề đạo tràng ở cõi Diêm-phù-đề, là nơi các Đức Phật trong ba đời đều đến chỗ ấy để thành Phật. Vì thế, cần phải chọn lựa.

Kinh Bản hạnh ghi: “Bồ-tát đến bồ-đề đạo tràng, trên đường đi gặp long vương Ca-trà. Long vương ấy sống rất thọ, từng thấy tướng lành thành đạo của ba Đức Phật đời xưa. Vì thế, long vương cùng với bà con thân thuộc đều đem hương hoa, âm nhạc, phướn lọng đón rước Bồ-tát và cúng dường.”

Lại nữa, Bồ-tát đi đến chỗ của con rồng mù tên Văn Lân, ngồi bên bờ sông, phóng quang chiếu xuống sông, mắt của con rồng từ từ sáng, rồi nó cũng đem đủ các loại hương hoa, âm nhạc, lên bờ đón rướccúng dường. Rồng có bảy đầu, nó lấy thân quấn quanh Phật ba vòng và ngẩng đầu cao che đỉnh Bồ-tát.

- Muốn tắm, nên xuống sông Ni-liên.

Kinh ghi: “Khi Bồ-tát xuống sông Ni-liên tắm, có chư thiên đem các loại hoa hương rải xuống sông. Bồ-tát tắm xong có thần cây đặt một cành cây xuống sông và đưa tay kéo Bồ-tát lên bờ.”

- Thị hiện việc ăn uống, nhận cháo sữa của Nan-đà.

Kinh Niết-bàn ghi: “Như Lai ở trong vô lượng a-tăng-kì kiếp đã không còn ăn uống, nhưng vì để chỉ dạy hàng Thanh văn nên trước nhận bát cháo sữa của hai người nữ chăn bò.”

Kinh Bản hạnh ghi: “Khi Bồ-tát sắp đến đạo tràng, có vị trời bảo hai tiên nữ của Thiện Sinh Lâm Chủ; một người tên Nan-đà, Trung Quốc dịch là Hỉ; một người tên là Bà-là, Trung Quốc dịch là Lực: ‘Hai người là người đầu tiên cúng dường.’ Lúc ấy, hai tiên nữ nấu cháo sữa, trên nồi cháo hiện các tướng lành, rồi dùng bát đựng đầy cháo đem đến dâng cúng Bồ-tát. Bồ-tát ăn cháo xong, ném cái bát xuống sông Ni-liên. Trời Đế-thích nhặt lấy bát đem về trời xây tháp, phụng thờ, cúng dường. Đây là ngôi tháp thứ ba ở cõi trời.”

- Thị hiện ngồi trên tòa, nên nhận cỏ cát tường.

Cách thức ngồi ở Thiên Trúc phải lấy cỏ trải làm chiếu. Bấy giờ, trời Đế-thích hóa làm người cắt cỏ.

Bồ-tát hỏi: Cỏ này gọi là gì?

Người kia đáp: Gọi là cỏ Cát tường.

Bồ-tát liền nhận cỏ. Cỏ màu xanh đậm, mền mại, bóng loáng giống như lông cổ của khổng tước.

- Vì thân thể thù thắng cuối cùng.

Bồ-tát bổ xứ chỉ một thân này, không thụ thân sau, cho nên gọi là thân thể thù thắng cuối cùng.

- Đến bồ-đề đạo tràng.

Phiên âm tiếng Phạn là bồ-đề, Trung Quốc dịch là đạo. Vì Phật thành đạo ở đó nên gọi là đạo tràng. Tây Vực ghi: “Cách phía tây nam sông Ni-liên mười dặm, nước Ma-kiệt có một cây gọi là cây bồ-đề.”

Kinh Bản hạnh ghi: “Trước khi Bồ-tát đến chỗ ấy, chư thiên cõi Sắc đã dùng phướn, lọng bằng lụa che và quấn ngọn cây để làm tiêu xí.”[54]

- Nhân sâu của giải thoát viên mãn.

Giải thoát tức chướng hoặc đều tiêu trừ, tùy ý không ngăn ngại, dây trần không thể bó buộc, các thú vui ở thế gian không thể lôi cuốn, có thể làm cho dài-ngắn, oán-thân, lớn-nhỏ dung nạp nhau. Đó chính là chứng được thánh quả.[55]  

Nhân sâu là ở trong tam-kì[56] thực hành tất cả hạnh nguyệncăn bản trí hai không. Lúc ấy công hạnh tròn đủ, nên gọi là Viên.

- Lên tòa kim cang báu.

Luận Câu-xá ghi: “Mặt dưới tòa này dính liền với kim luân, cho nên gọi là tòa Kim cang.” Ba đời chư Phật đều thành đạo tại tòa này. Xưa nay luôn có tăng Trung Quốc đích thân đến đó lễ bái, cúng dường

- Một trăm bốn mươi công đức không giống với Nhị thừa.

Theo Pháp tướng tông thì cho rằng, Đức Phật có một trăm bốn mươi công đức riêng biệt. Đó là: ba mươi hai tướng, tám mươi chủng hảo, mười lực, bốn vô sở úy, ba niệm trụ, ba bất hộ, bốn nhất thiết thanh tịnh, đại từ đại bi, không quên sót, nhất thiết chủng diệu trí. Vì thành tựu quả Phật mới có đầy đủ, nên gọi là riêng biệt.

- Tám vạn bốn nghìn pháp môn, vượt trội hơn mười địa.

Phép tắc của thế gian gọi là pháp. Cội nguồn của chúng thánh gọi là môn. Vì chúng sinh có tám vạn bốn nghìn trần lao,[57] nên số lượng pháp môn cũng tương đương như vậy. Giống như tùy bệnh mà cho thuốc.

Mười địa: Hoan hỉ địa, Li cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Nan thắng địa, Hiền tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa.

Luận Du-già ghi: “Đoạn tuyệt những phiền não vi tế nhất và sở tri chướng, không tham đắm, không ngăn ngại, ở nơi tất cả các loại cảnh giới sở tri thị hiện Chính đẳng giác, nên gọi là Phật địa. Vì địa này ở trên mười địa, nên gọi là vượt trội.”

6. Ma quân bị uy hiếp bởi từ lực nên đều sợ hãi và qui phục

Đây là tướng thứ sáu, Bồ-tát ở bên cội cây bồ-đề hàng phục ma, thành đạo. Như Lai thành đạo năm ngài ba mươi lăm tuổi.

Luận Du-già ghi: “Có bốn loại ma: 1. Thiên ma; 2. Tử  ma; 3. Phiền não ma; 4. Ngũ ấm ma.” Ở đây nói ma quân tức chỉ cho thiên ma. Đúng lí thì có bốn ma đều bị hàng phục, nhưng theo lập luận rõ ràng, nên gọi là thiên ma.”  

Kinh Bản hạnh tập ghi: “Bồ-tát vừa ngồi ở đạo tràng thì giữa chặn mày phóng một luồng sáng, gọi là hàng ma. Luồng sáng ấy chiếu thẳng đến cung điện của ma vương. Đây là chỉ cho điềm không bình thường. Cùng lúc ấy cung điện của ma vương chấn động, ma dẫn binh chúng hiện ra đủ loại hình dáng thật đáng sợ, mỗi ma cầm hung khí, dao gậy định hại Bồ-tát. Bấy giờ, Bồ-tát vào tam-muội Từ tâm thì tất cả hung khí đều biến thành hoa sen. Thấy vậy, bọn ma sợ hãi, bỏ chạy tán loạn.”

- Người nữ xinh đẹp giải độc trong tâm định, xấu xí, gầy gò biến chất.

Ma có bốn ma nữ rất xinh đẹp không ai bằng, cùng nhau đến trước Bồ-tát tạo đủ mọi dáng, muốn phá hoại phạm hạnh. Bấy giờ, Bồ-tát dùng sức từ tâm làm cho bốn ma nữ đều biến thành dáng già yếu, xấu xí. Bốn ma nữ xấu hỗ rút lui.

- Bấy giờ, địa thần Kiên Lao vui mừng, đỉnh lễ.

Kinh Phật quán tam-muội ghi: “Ma vương hỏi Phật: ‘Ai chứng minh cho công đức của ông? Đức Phật duỗi ngón tay vô úy xuống đất thì ngay lập tức tất cả đại địa sáu thứ chấn động. Khi ấy, địa thần Kiên Lao vọt lên nói rằng: ‘Tôi là người chứng minh.’”

- Trong hư không các thiên tử báo tin cho nhau.

Khi Bồ-tát đã thành đạo, địa thần thông báo cho không thần biết, không thần thông báo cho thiên thần. Cho đến các trời thông báo cho nhau biết.

- Những hoa sen giống nhau vọt lên khỏi mặt nước, sắc hoa rực rỡ lạ thường.

Kinh Niết-bàn ghi: “Như Lai xuất hiện ở đời thanh tịnh, không nhiễm ô, giống như hoa sen.”

- Trăng mùa thua treo trên không, sáng vằn vặt.

Kinh Niết-bàn ghi: “Như Lai xuất hiệnthế gian giống như trăng rằm mùa thu, sáng trong, tròn trịa, không bị me che khuất, tất cả chúng sinh đều chiêm ngưỡng.”

- Bảy ngày sau nhận xiểu mật của Đề-vị và chỉ dạy đôi điều.

Bảy ngày là số ngày tính từ khi Như Lai thành đạo trở về sau. Đề-vị là hai thương nhân quê ở bắc Thiên Trúc. Xiểu mật là loại thức ăn thông thường ở Thiên Trúc.

Kinh Bản hạnh ghi: “Đức Phật thành đạo được bảy ngày, có vị thần cây mách với hai thương buôn Đề-vị và Ba-lợi: ‘Hai người nên chuẩn bị đồ cúng cúng dường Như Lai. Hai thương nhân đều dâng cúng Đức Phật xiểu mật. Phật nhận sự cúng dường đó và nói nhân quả của việc bố thí cho họ nghe. Vì thế, nên gọi là chỉ dạy đôi điều.’”

- Phát một âm, truyền giới qui cho khách buôn và ban phước cho người, trời.

Âm thanh của Phật là vô lậu nên gọi là một âm. Khách buôn tức chỉ Đề-vị. Giới là năm giới. Quy là tam quy. Quả báo của giữ giớisau khi chết được sinh lên trời; thấp hơn là sinh làm người. Cho nên nói, ban phúc cho người, trời.

Phương pháp giáo hóa chung của chư Phật có bảy việc cốt yếu: một là nói bố thí, hai là nói giữ giới, ba là nói quả báo sinh lên trời, bốn là nói quả báo được vị vui, năm là nói quả báo gặp hoạn nạn, sáu là dạy lìa thế gian, bảy là khen ngợi công đức của niết-bàn. Ở đây nói Đức Phật vừa mới thành đạo, Ngài xét thấy căn cơ thích hợp, chỉ đáng nói quy giới thôi.

- Thành đạo rồi, quán sát duyên sở hóa.

Đức Phật quán sát xem ai là người đáng được độ thoát trước.

- Thương hai vị tiên không gặp được lôi âm.[58]

Hai vị tiên đó chính là A-lam-ca-lan và Uất-đầu-lam-phất. Đức Phật nghĩ hai vị ngoại đạo này phiền não mỏng, căn tánh lanh lợi, muốn độ họ trước, nhưng họ đều đã qua đời bảy ngày trước, nên Đức Phật mới thốt lên: ‘Họ không gặp được chính pháp.’

Kinh Hoa nghiêm ghi: “Chấn lôi âm thật pháp.” Lôi âm là một trong năm loại âm thanh của Như Lai.

- Vui vì có năm người đáng được hóa pháp.[59]

Năm người đó là Kiều-trần-như, Bạt-đề-li, Bà-sa-ba, A-xà-luân, Ma-ha-nam. Đức Phật lần lượt quán sát thấy năm người này ở vườn Lộc-dã, căn duyên hoàn toàn thuần thục đáng được độ.

- Nhưng vì trần căn mê thấp mà thánh trí thì sâu xa.

Tất cả phiền não có thể làm nhơ uế con mắt tâm nên gọi là trần. Đây là gốc của sinh tử. Cho nên gọi là căn. Chỉ có tất cả các diệu trí của Phật mới chiếu soi thấy rõ tất cả pháp trong ba đời không có gì ngăn ngại, nên gọi là thánh trí.

- Thuận theo pháp thì pháp không hợp với căn, thuận theo căn thì căn không đạt pháp.

Pháp hóa nghi[60] của Như Lai có quyền và thật. Căn cơ của chúng sinh tiểu và đại. Đại căn thì truyền cho Tiểu pháp thì cũng giống như cho thức ăn thiêu vào bát báu. Tiểu căn mà nói Đại thừa thì cũng giống như bắt con muỗi chở núi cao. Nếu không quán sát căn cơ thì nhân và pháp đều mất.

- Tất cả bị chìm đắm lâu trong sông ái và mờ tối do nương theo si lạc.

Luận Thuận chánh lí ghi: “Ái là tham thuộc ba cõi, bị xoay chuyển bởi cảnh vui, có thể nhấn chìm chúng sinh, thí dụ như là sông. Chúng sinh không thể tự vượt ra, trải qua thời gian lâu, nên gọi là đắm lâu. Si là vô minh thuộc ba cõi, làm cho không thấy chính đạo,[61] nên gọi là mờ tối. Tất cả chúng sinh đều có đủ chính nhãn,[62] giống như Phật. Nhưng do bị vô minh, vọng tưởng che tối nên không thấy được chính đạo. Vì thế, kinh Pháp hoa ghi: “Các căn của chúng sinh chậm lụt, tham đắm vui nên bị si làm mù.”

- Nếu không đạt được lợi ích từ những gì hiểu biết được, chẳng thà nhập diệt.

Đây là cội gốc của phương tiện. Kinh Pháp hoa ghi: “Nếu chỉ khen ngợi Đại thừa thì chúng sinh sẽ chìm trong khổ, không thể tin pháp ấy, nên bị rơi vào bao đường ác. Thà Ta không nói pháp, mau mau vào niết-bàn.”

- Lúc ấy trời Đế-thích chủ trời Đao-lợi đang cưỡi mây dạo ở Tam thập tam thiên.

Phiên âm đầy đủ của tiếng Phạn là Đa-la-dạ-đăng-lăng-xá, phiên âm sai và tỉnh lược là Đao-lợi. Trung Quốc dịch là Tam thập tam thiên. Trên đỉnh núi Diệu Cao có bốn chóp, mỗi chóp có tám trời, ở giữa là chỗ ở của Đế-thích, có cung Thiện hiện, đường Thiện pháp, cộng thành ba mươi ba. Đế-thích tức là vị thiên vương kia. Phiên âm tiếng Phạn là Thích-ca-đề-bà-na-nhân. Theo cách dịch vào đời Tần Trung Quốc là Năng Chủ. Là thầy chung của các thiên vương ở Tam thập tam.

- Kham nhẫn giới vương ủng hộ cho mười tám phạm thiên.

Phiên âm tiếng Phạn là Ta-bà, hoặc Sách-ha-tát-ha. Trung Quốc dịch là Kham nhẫn. Tức chỉ chung cho Đại thiên giới. Kinh Tự thệ tam-muội ghi: “Vì người ở cõi này cứng cỏi khó nhẫn, nên gọi là Kham nhẫn.”

Giới vương tức Đại Phạm thiên vương. Đó là vị trời chủ thế giới Ta-bà.

Mười tám phạm vương gồm có: Sơ thiền có ba thiên: Phạm chúng, Phạm phụ, Đại phạm. Nhị thiền có ba thiên: Diệu quang, Vô lượng quang, Quang âm. Tam thiền có ba thiên: Diệu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh. Tứ thiền có chín thiên: Phúc sinh, Phúc ái, Quảng quả, Vô tưởng, Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện hiện, Thiện kiến, Sắc cứu cánh. Bốn thiền có tất cả mười tám thiên.

Từ ‘Thiền’ và ‘Phạm’ đều có nghĩa là thanh tịnh. Người ủng hộ nhiều như mây: những người khi đến gặp Phật phần nhiều đều như thế.

- Đầu mặt đỉnh lễ, cung kính tinh chuyên, thỉnh chuyển pháp luân, tùy nghi nói pháp.

Đầu và mặt chạm xác đất, tức chỉ năm luân[63] đều đầy đủ. Đó là cách đỉnh lễ trân trọng nhất trong Phật pháp. Vì đó thể hiện lòng chí kính. Khuyến thỉnh là một trong năm pháp. Vì có lợi ích cho cả mình và người, nên tất cả những gì chư Phật nói ra đều gọi là Chuyển pháp luân. Phạm vương, Đế-thích đều là người khuyến thỉnh. Tùy nghi nói pháp có nghĩa là phương tiện.

- Như Lai liền nhớ đến quy tắc chung của các bậc Thiện Thệ và bắt theo cách của các Đức Phật trước, ứng với ham muốn thô xấu của chúng sinh.

Như Lai ở đây chính là Đức Phật Thích-ca. Thiện Thệ[64] là một Đức Phật thời quá khứ. Nghĩa là bậc đã thành tựu Đẳng chính giác, ra khỏi đêm dài sinh tử, đầy đủ Nhất thiết chủng trí, thành tựu công đức lời mình, lợi người; việc lành đã hoàn tất, cho nên gọi là Thiện Thệ. Phương pháp chung đều là phương tiện khéo léo của Phật. Những ham muốn thô xấu ý chỉ tâm thích pháp Tiểu thừa.

Kinh Pháp hoa ghi: “Liền nhớ đến chư Phật thời quá khứ, dùng sức phương tiện làm được, thì nay đạo mà Ta đạt được cũng nên nói thành ba thừa.”

- Bấy giờ, chư Phật khắp mười phương xuất hiện và dùng lời hay khen ngợi.

Khi Như Lai suy nghĩ phải dùng phương tiện thì chư Phật khắp mười phương đều hiện ra trước và khen ngợi: “Tốt thay! Đức Thích-ca văn, Ngài là bậc thầy chỉ đường số một, có thể dùng phương tiện, tùy nghi nói pháp!”

- Từ pháp nhất thừa chia ra hay hợp lại thành trần lao vực.

Ở đây ý nói cửa phương tiện đã mở. Kinh Niết-bàn ghi: “Pháp nhất thừa tùy nghi nói thành ba.” Trong cõi sinh tử phiền não, gọi là trần lao vực.

7. Đức Phật rời đạo thụ, đến vườn nai

- Đây là tướng thứ bảy: Chuyển pháp luân ở vườn Lộc-dã.

Đạo thụ chỉ cho cây bồ-đề, là nơi thành Phật. Đã nhận lời khuyến thỉnh, thì sẽ chuyển pháp luân, lìa cội cây kia, nên gọi là rời. Vườn nai là nơi đầu tiên chuyển pháp luân. Tây vực ghi: “Ở nước Ba-la-nại, khi Đức Phật Thích-ca còn ở địa vị tu nhân thực hành Bồ-tát hạnh, Ngài làm nai chúa, tên Thiện Lộc Vương, còn Đề-bà-đạt-đa tên là Ác Lộc Vương. Mỗi nai chúa có năm trăm nai dân ở chung trong khu rừng này. Bấy giờ, vua Phạm-ma-đạt đến khu rừng ấy săn bắn. Khi ấy hai vua chúa và dân chúng của họ đều đang ở trong khu rừng ấy. Lúc ấy, Thiện Lộc Vương đến trước vua và tâu rằng: “Nếu hôm nay đại vương nhốt và đốt hết một lần thì một nghìn dân của chúng tôi sẽ chết, nhưng như vậy thì lượng thịt rất nhiều và vài ngày sau thịt sẽ bị thối rửa; xin đại vương rộng lượng, cho chúng tôi mỗi ngày đem đến nhà bếp của đại vương một con nai; như vậy đại vương sẽ được thịt nai tươi ngon, mà dân chúng tôi cũng được kéo dài mạng sống tôi thêm một ngày một đêm.” Vua nghe có lí, nên chấp nhận lời thỉnh cầu của nai Thiện Lộc Vương.

Hai bầy nai đó luân phiên nhau mỗi ngày đem đến nhà bếp của vua một con, không dám trái hẹn. Vào một ngày kia, đến lượt bầy của Ác Lộc Vương. Hôm đó, đến lượt một con nai cái, nhưng nó lại có mang. Nai cái xin Ác Lộc Vương cho dời ngày, đợi sau khi sinh nở sẽ đến lượt nó, nhưng Ác Lộc Vương không đồng ý. Nai cái đến xin Thiện Lộc Vương, Thiệt Lộc Vương nói: “Đáng thương! Đúng là mẹ hiền! Đã có ân từ khi chưa tượng hình. Ngươi hãy an lòng, ta sẽ thay ngươi!”

Khi ấy, Thiện Lộc Vương tự đi đến nhà bếp của vua. Thấy Thiện Lộc Vương đến, người đầu bếp lấy làm lạ nên tâu với vua.

Vua hỏi: Vì sao ngươi đến đây?

Thiện Lộc Vương tâu: Hôm nay đến lượt con nai cái, nhưng nó có mang, nên xin dời lại, lại không có con nào chịu thay thế; bởi lẽ, dù mạng sống chỉ đáng một ngày, nhưng ai lại không bảo vệ, luyến tiếc. Tôi phần vì không nỡ để nó chết, phần vì sợ thất hẹn, nên tự nguyện đến nhà bếp. Vì vậy, xin đại vương chấp thuận.

Vua nghe Thiện Lộc Vương nói thốt lên rằng: “Lành thay! Ngươi có lòng từ bi bao la, còn ta thì lòng lang dạ sói. Ta nguyện không ăn thịt, từ nay về sau các ngươi không cần đến đây nữa.” Nhân đó, vua dành khu rừng ấy để làm vườn nuôi nai.

Đức Phật quán sát biết vùng đất ấy thuở xưa có nhân duyên như vậy, nên đầu tiên Ngài đến đó thuyết pháp và cũng là để báo đáp ân của vùng đất ấy.

- Ba tháng điều hòa các căn; năm người được độ; Kiều Trần Như là người đầu tiên liễu ngộ lời của đấng Từ Tôn và được gọi là sáng giải tiêu danh.

Ba tháng điều hòa các căn ý chỉ đợi thờithích hợp. Phật quán sát thấy căn duyên năm người sắp thuần thục, nên đến hóa độ, nhưng họ vẫn chưa tin nhận.Vì thế, Phật hiện các thứ thần biến để điều phục họ. Khoảng ba tháng sau, Phật mới tam chuyển Tứ đế mười hai hành pháp luân.

Trong năm người ấy, Kiều Trần Như là người ngộ giải được pháp nhãn tịnh[65] đầu tiên, tức chứng A-la-hán. Đức Phật gọi là A-nhã Kiều Trần Như. Đây là vị đệ tử xuất thế đầu tiên của Phật.

Phiên âm tiếng Phạn là A-nhã, Trung Quốc dịch là Giải. Cho nên gọi là Sáng giải tiêu danh.

Bốn người còn lại cũng lần lượt đắc đạo.

Lại nữa, Kiều Trần Như còn gọi là Trần-na. Trung Quốc dịch là Hỏa Khí. Vì tổ tiên tôn giả thờ lửa nên lấy họ Hỏa. Sở gì tôn giả được độ trước nhất vì vốn có túc nhân.[66]

Kinh Nhân quả ghi: “Khi Đức Phật Thích-ca còn ở địa vị tu nhân, Ngài là Nhẫn Nhục Tiên Nhân, tu đạo trong một khu rừng. Khi đó, Kiều Trần Nhưquốc vương Ca-lợi, bẩm tính bạo ác. Một ngày kia, vua dẫn các cung nữ vào rừng săn bắn. Vì quá mệt nên tất cả đều chợp mắt lúc nào không hay. Lúc ấy, cũng có các thị thần vào rừng hái hoa. Họ đi đến am tranh của tiên nhân. Tiên nhân nói pháp cho họ nghe. Một hồi lâu, vua tỉnh dậy, không thấy các cung nữ, vua cầm gươm đi tiềm thì thấy họ tụ tập trước am tranh của tiên nhân.

Vua giận dữ hỏi: Ngươi là ai?

Tiên nhân đáp: Là Tiên nhân Nhẫn Nhục.

Vua hỏi: Đạt được Thượng địa định chưa?

Tiên nhân đáp: Chưa.

Vua nói: Nếu chưa được Thượng định thì còn là phàm phu.

Nói dứt lời, vua rút gươm chặt đứt tay chân của tiên nhân. Thấy thần sắc tiên nhân bất động, vua hỏi: Ngươi có hận ta không?

Tiên nhân đáp: Không hận và phát nguyện: ‘Nguyện khi thành Phật tôi sẽ độ bệ hạ trước.’

Vì thế, nay Ngài đã thành Phật nên độ tôn giả Kiều Trần Như trước. Tôn giả Kiều Trần Như chính là vua Ca-lợi khi xưa.”

- Xá-lợi-phất gặp Mã Thắng vì lời truyền dạy mà trên đường đi được kiến đế.

Phiên âm tiếng Phạn là Xá-lợi-phất-đa, Trung Quốc dịch là Thu Tử. Đây là cách đặt tên lấy theo họ mẹ. Tôn giả vốn là đệ tử của ngoại đạo San-xà-gia, thông đạt mười tám bộ luận lớn, biện tài[67] không ai bằng. Nhưng thường than rằng sở học và thầy của mình đều chẳng phải chân chính. Và chê ngoại đạo thờ và thực hành những điều thô ác. 

Một hôm, trên đường đi tình cờ tôn giả gặp tì-kheo Mã Thắng y phục chỉnh tề, tay cầm gậy, tay ôm bát bước đi nhẹ nhàng. Tôn giả vui mừng và hỏi: Thầy của ông là ai?

Tì-kheo Mã Thắng đáp: Phật đại sa-môn là thầy của tôi.

Tôn giả hỏi: Phật nói pháp gì?

Tì-kheo Mã Thắng đáp: Tôi chỉ mới xuất gia vài ngày, nên không nhớ hết những gì thầy tôi nói. Nhưng nay tôi có thể nói cho ông nghe bài kệ:

Các pháp do duyên sinh

Cũng do nhân duyên diệt

Thầy tôi Phật sa-môn

Thường hay dạy như thế.

 

Tôn giả Xá-lợi-phất nghe tì-kheo Mã Thắng nói bài kệ thì ngộ giải liền.

Đế là thật nghĩa. Tì-kheo Mã Thắng chính là tôn giả A-xà-luân, là một trong năm người được Phật độ đầu tiên ở vườn Nai.

- Họ Thái Thúc tiếp bước thờ thầy và tất cả đề tử đều quay về.

Họ Thái Thúc chính là họ của tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Trước kia, tôn giảtôn giả Xá-lợi-phất cùng học một thầy. Hai tôn giả từng lập ước: ‘Nếu người nào được cam lộ[68] thì cùng chia sẽ.’ Hôm ấy, thấy tôn giả Xá-lợi-phất trở về thần sắc tươi vui, nên tôn giả Mục-kiền-liên hỏi: ‘Huynh  được thắng pháp phải không?’ Tôn giả Xá-lợi-phất kể lại việc gặp tì-kheo Mã Thắng và cũng nói lại bài kệ ấy. Tôn giả Mục-kiền-liên nghe qua cũng ngộ chính lí. Hai tôn giả nói với nhau: ‘Pháp của ngoại đạo chỉ nhọc công vô ích!’ Rồi hai người đồng lòng, mỗi người dẫn hai trăm năm mươi đệ tử của mình đến theo Phật xuất gia. Đức Phật nói: ‘Khéo đến đây!’ Ngay lập tức hai tôn giả râu tóc tự rụng, ca-sa trùm thân. Phật nói với mọi người: ‘Hai người đệ tử này, trong đó Xá-lợi-phật là trí tuệ bậc nhất, Mục-kiền-liên là thần thông bậc nhất.’

- Họ Ca-diếp vựng dấu chân, hàng phục tâm, lãnh đồ chúng đạo thờ lửa về với Phật.

Họ Ca-diếp tức là họ của ngoại đạo thờ lửa Ưu-lâu-tần-la. Đức Phật muốn giáo hóa người này nên đến nhà xin ngủ nhờ. Ca-diếp từ chối, nói không có phòng. Đức Phật xin ngủ lại trong nhà thờ rồng. Ca-diếp nói, rồng rất hung dữ, sợ nó làm hại Ngài. Đức Phật nói, không sợ. Rồi Đức Phật sửa y phục vào đó ngồi. Đến khuya thì rồng trở về, vừa thấy Đức Phật nó liền nổi giận, phun lửa đốt Phật. Phật nhập Hỏa quang tam-muội, cả phòng đều rực rỡ, không có chỗ nào để con rồng ẩn núp. Rồng nhìn thấy chỉ có cái bát của Phật mát mẻ nên bay vào đó. Đêm hôm đó, Ca-diếp thấy lửa cháy mạnh mới nói với các đệ tử: ‘Sa-môn kia chắc phải chịu khổ rồi!’ Sáng ngày, Đức Phật ôm bát đi ra và mở bát chỉ con rồng cho Ca-diếp xem. Khi ấy, Ca-diếp nể phục đôi chút, nên thỉnh Phật lưu lại vài ngày để cúng dường, nhưng ông vẫn chưa chịu thụ pháp. Vì vậy, Đức Phật hiện năm trăm thứ thần biến, ông mới chịu qui y. Rồi Ca-diếp và hai trăm năm mươi đệ tử cùng xin Phật xuất gia. Ông vừa xuất gia thì các chướng dứt sạch, ý ngộ giải, thành A-la-hán. Ca-diếp đem tất cả những đồ thờ cúng lửa ném xuống sông.

Ca-diếp có hai người em là Già-da và Ca-đề, đang sống ở hạ nguồn, cũng thờ rồng lửa. Hai người em thấy các vật thờ cúng trôi trên sông, vội vàng chạy đến chỗ Ca-diếp xem thử, thì thấy anh đã thành sa-môn. Hai người hỏi nguyên nhân, Ca-diếp nói pháp cho họ nghe. Nghe xong, hai người cùng hai trăm năm mươi đệ tử cũng xin theo Phật xuất gia và đều chứng đạo quả.

Chữ ‘vựng’ cũng giống như ‘loại’, có nghĩa là ‘theo’. Ưu-lâu là ‘loại’. Lĩnh tụ hai em theo mình.

Kinh Dịch ghi: “Nhổ cỏ tranh là quẻ nói về theo người đi chinh chiến.”

Ba anh em Ca-diếp và tất cả đệ tử đều bỏ đạo thờ lửa, theo Phật xuất gia, nên gọi là Về với Phật.

- Cam lộ tưới ướt tất cả, Mạt-ni ứng hợp cùng khắp.

Cam lộ là một loại thượng vịcõi trời. Ở đây dụ cho diệu pháp nhất thừa.[69] Mạt-ni hay còn gọi là Ma-ni. Trung Quốc dịch là Vô cấu, tức là bảo châu. Nghĩa là dùng đặc tính sáng suốt của bảo châu để nhận biết sắc của mọi vật. Ở đây dụ cho sự tự tại của Phật thích hợp với muôn vật và tùy theo căn cơ mà truyền dạy giáo pháp.

- Cõi trời.

Phật thành đạo được hai mươi mốt ngày, tại cung trời Tha Hóa Tự Tại, Thiên vương thỉnh Phật nói kinh Thập địa. Sau đó, cũng tại nơi ấy, Đức Phật nói kinh Bát-nhã Lí Thú. Tại cung trời Ma-hề-thủ-la, Đức Phật nói kinh Văn-thù Thiên Bát. Tại lầu Phổ Biến Quang Minh của cung trời Đao-lợi, Đức Phật nói kinh Nhất tự kì đặc Phật đỉnh. Cũng ở trời Đao-lợi này, suốt ba tháng mùa hạ, Đức Phật nói pháp cho hoàng hậu Ma-da nghe.

- Cõi người.

Cõi người là chỉ cho những nơi thuộc mười sáu nước ở Ngũ thiên trúc.

- Anh lâm, thi lâm.

Kinh Bách duyên ghi: “Đức Phật từ  nước Xá-vệ đi đến nước Ma-kiệt-đà, trên đường đi có khu rừng Anh Vũ. Bấy giờ, vua Anh Vũthân thuộc của vua ở trong cung Phi Tường ra đón rước, thỉnh Phậtchúng tăng: “Xin Phật và chúng tăng lưu lại khu rừng của chúng con một đêm để chúng con được cúng dường.” Phật nhận lời thỉnh cầu của vua Anh Vũ và cùng với chúng tăng vào rừng ngồi thiền. Chim anh vũ thấy Đức Phật tướng tốt ngời sáng, chúng tăng oai nghi tịch tĩnh, nên mỗi mỗi đều đều sinh tâm hoan hỉ, kính tin. Cũng trong ngày hôm đó, cả đàn anh vũ bỗng nhiên chết hết. Sau khi chết, tất cả đều sinh lên trời Đao-lợi.”

Kinh Niết-bàn ghi: “Một thời, Đức Phật trú ở trong rừng Thi-thủ bên bờ sông Hằng. Khi ấy, Đức Thế Tôn nắm lấy một ít lá cây rồi hỏi các thầy tì-kheo: “Lá Ta đang nắm trong ta nhiều hay lá trong tất cả đại địa nhiều?” Các thầy tì-kheo thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Lá trong tất cả đại địa nhiều hơn, không thể tính đếm được, còn lá trong tay Như Lai thì ít, không đáng kể.” Đức Phật dạy: “Tất cả các pháp Ta giác ngộ được giống như cỏ, cây, lá trong đại địa, còn pháp Ta nói cho các chúng sinh nghe giống như lá trong tay của Ta vậy.”

- Hồ Lộ.

Trong vườn trúc ở Ca-lan-đà thuộc thành Vương Xá có cái hồ, gọi là Bạch Lộ. Đây là nơi Đức Phật từng khai hội lần thứ mười sáu, nói kinh Bát-nhã.

- Đỉnh Thứu.

Là núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Phiên âm tiếng Phạn Kì-xà-quật, chính là ngọn núi này. Đây là nơi Đức Phật nói các kinh Đại Bát-nhã, Pháp hoa v.v…

- Hải điện.

Đức Phật ở trong lầu báu tại đại đạo tràng Cát tường Ma-ni bảo tạng thuộc cung Nan-đà của Long vương nói kinh Đại vân luân thỉnh vũ.

- Vườn Am.

Chính là tên của trái Am-ma-la. Trong vườn có trồng nhiều loại cây này. Đức Phật ở đây nói các kinh Tịnh Danh v.v… 

- Sông Di hầu.

Gần thành Tì-da-li có ao Di hầu. Phía trên ao có núi và có  một tinh xá. Đức Phật ở trong tinh xá đó nhập Bất động tam-muội, độ năm trăm khách buôn, đều chứng A-la-hán. Cũng tại nơi đây, đại chúng từng hỏi Đức Phật về nhân duyên thời quá khứ của tì-kheo ni Da-du-đà-la và năm trăm khách buôn.

- Hang rồng lửa.

Tây vực ghi: “Ở phía tây của một nước nọ thuộc bắc Ấn-độ có cái hang động lớn. Đó là nơi cư trú của long vương Cù-ba. Long vương ấy bỗng nhiên sinh tâm ác muốn hại vua và phá nước. Đức Phật biết được, Ngài vận thần túc[70] đi đến hang động ấy. Long vương thấy Phật vui mừng, tâm ác liền dứt. Đức Phật nói pháp cho long vương nghe và truyền cho giới không sát. Nhân đó, long vương thỉnh Phật: “Xin Ngài trụ lại đây và nhận sự cúng dường của con!” Đức Phật nói: “Ta sắp tịch diệt, nay sẽ để lại ảnh của Ta ở đây cho ngươi. Sau khi Ta đã diệt độ rồi, nếu ngươi sinh tâm ác thì hãy nhìn hình ảnh của Ta và Ta sẽ cho năm trăm A-la-hán trụ ở đây để nhận sự cúng dường của ngươi. Những vị ấy sẽ làm ruộng phúc cho ngươi. Nhờ đó, thành ấp trong nước mãi mãi không còn lo sợ gì nữa.”

Ghi chú: Đời Đường, Tam tạng Huyền Tráng pháp sư đích thân đến đó lễ bái cúng dường. Ảnh Phật ở đó, nếu đứng xa nhìn thì thấy sắc vàng sáng chói, nhưng nếu lại gần thì không thấy gì cả.

- Cư trú tại Ba-la-nại.

Phiên âm chính xác tiếng Phạn là Ba-la-nạch-tư, Trung Quốc dịch là Giang Nhiễu quốc. Nơi này Đức Phật từng nói các kinh Xuất diệu, Trì thế, Chuyển pháp luân v.v..

- Cư trú ở Ma-kiệt-đề.

Ma-kiệt-đề các bản dịch đời Đường, Trung Quốc dịch là Vô Khuể Hại quốc. Đức Phật từng ở tại nước này và nói các kinh  Hoa nghiêm, Bản khởi, Hiền ngu v.v…

- Trú ở rừng Kiến Cố.

Phiên âm tiếng Phạn là Sa-la, Trung Quốc dịch là Kiên Cố. Dao pháp sư dịch là Kiên Lâm. Tức là nơi Đức Phật cư ngụ trước khi nhập niết-bàn và Ngài đã nói các kinh Niết-bàn v.v… ở đây.

- Ở dưới cây Nhạc Âm.

Nơi đây chính là thành Duy-da-li. Đức Phật ở dưới cây này nói kinh Quán đỉnh bạt trừ sinh tử đắc độ.

- Bên bờ biển, đỉnh Lăng-già.

Núi này ở bên bờ biển phía nam Thiên Trúc. Phiên âm tiếng Phạn là Lăng-già, Trung Quốc dịch là Bất Khả Vãng. Chỉ có người đạt được thần thông mới đến núi ấy được. Đức Phật từng ở đây nói kinh Nhập Lăng-già sơn.

- Bên vách núi Bổ-đà.

Phiên âm đầy đủ của tiếng Phạn là Bổ-đát-lạc-ca. Ở đây phiên vừa âm sai, vừa giản lược nên đọc là Bổ-đà. Trung Quốc dịch là Tiểu Bạch Hoa. Vì núi ấy hoa ấy nở rất nhiều, hương thơm bay xa. Đây chính là trụ xứ của Bồ-tát Quán Tự Tại. Đức Phật từng trụ ở đây nói kinh Thập nhất diện Quán Tự Tại.

- Vườn trúc Ca-lan-đà.

Phiên âm tiếng Phạn là Ca-lan-đà, Trung Quốc dịch là Hảo Âm. Đây là tên của một giống chim ở Tây Vực. Trưởng giả Ca-la-đà và vua Tần-bà-sa-la cùng nhau lập tinh xá rồi thỉnh Phậtchúng tăng về trụ ở đó.

- Đất vàng ở nước Xá-vệ.

Phiên âm tiếng Phạn là Thất-la-phạt, mà phiên âm sai thành Xá-vệ. Trung Quốc dịch là Văn Vật Thành. Trong thành ấy có trưởng giả Tu-đạt-nã. Trung Quốc dịch là Thiện Thí. Trưởng giả thường cứu giúp những người neo đơn, nghèo khổ. Vì người trong nước kính trọng ông nên đều gọi ông là Trưởng giả Cấp Cô Độc. Một hôm, ông đến nhà trưởng giả Hộ-di ở thành Vương Xá để hỏi vợ cho con, thấy nhà kia chuẩn bị hương, hoa, đồ ăn, thức uống để sáng mai cúng dường Phật. Tu-đạt-nã vốn thờ ngoại đạo, nay tình cờ nghe danh tiếng của Phật, lòng sững sờ, lông dựng đứng. Đêm hôm đó, ông đến đỉnh lễ Phật và nghe pháp, tiên nghiệp[71] liền phát, được tâm chính tín, chứng được sơ quả, rồi thỉnh Phật đến nước ông. Đức Phật nhận lời mời của ông. Sau đó, trưởng giả trở về nhà và tìm nơi đất tốt, thì chỉ thấy khu vườn của thái tử Kì-đà cao thoáng, vuông rộng, thích hợp xây dựng tinh xá. Trưởng giả đến gặp thái tử hỏi mua. Thái tử nói đùa: “Nếu ông trải vàng khắp khu vườn thì tôi sẽ bán.” Trưởng giả Tu-đạt cười, nói: “Khu vườn này sẽ thuộc về tôi!” Rồi trưởng giả trở về nhà cho người chở vàng trải tám mươi khoảnh.[72] Vì thế, nên ông mua được khu vườn và xây dựng tinh xá Kì-hoàn. Ngày nay gọi chùa Phật là đất vàng, ruộng vàng là do nguyên nhân ấy.

- Ứng niệm không hiện.

Vua Ba-tư-nặc và Mạt-lợi phu nhân gặp Phật, tin pháp rồi, bàn với nhau: “Thắng-man con chúng ta thông tuệ, căn tính nhạy bén, sáng suốt dễ ngộ, nếu được gặp Phật ắt mau đắc đạo; vậy chúng ta nên đưa tin báo cho nó biết. Sau đó, Thắng-man nghe công đức của Phật hoan hỉ đỉnh thụ, nói kệ khen Phật, nguyện Phật xót thương làm cho con thấy được Phật. Khi Thắng-man khởi niệm ấy, Đức Phật Thích-ca Như Lai bỗng ở trong hư không hiện vô tỉ thân. Nhờ đó, Thắng-man thấy được Phật và được Phật nói mười lăm chương Thập thọ tam nguyện v.v…, còn gọi là kinh Thắng-man.

- Rời khỏi núi, cung điện xuất hiện.

Phật từ đỉnh núi Linh Thứu ra đi, rồi đến cung trời Đao-lợi; rời khỏi núi Tu-di xuất hiện ở cung Diệm-ma. Cho đến ở tại những nơi ấy nói các kinh Hoa nghiêm v.v…

- Nói pháp ví dụ về sáu phương.

Kinh Ưu-bà-tắc giới ghi: “Con của trưởng giả Thiện Sinh hỏi Phật: Các thầy ngoại đạo dạy mọi người sáng sớm đỉnh lễ sáu phương thì được sống lâu, giàu sang, trong Phật phápđỉnh lễ như thế này không?

Phật đáp: Cũng có. Như lễ phương đông là đàn ba-la-mật-đa; lễ phương nam là thi ba-la-mật-đa; lễ phương tây là Sạn-đề ba-la-mật-đa; lễ phương bắc là Tì-lê-da ba-la-mật-đa; lễ phương dưới là thiền Ba-la-mật-đa; lễ phương trên là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu người nào mỗi ngày chính quán lễ bái, cúng dường thì sẽ được sống lâu và giàu sang.

- Hóa thân biến thành ba xích.[73]

Trưởng giả Cụ-sư-la thân cao ba xích, để giáo hóa ông ta quay về với chính pháp, Đức Phật cũng hóa hiện ra thân cao ba xích. Như các kinh thường nói: “Người nào nên dùng thân này để độ thì hiện thân này nói pháp cho họ nghe.”

- Lòng bàn tay đặt lên đầu và ngón chân làm chấn động.

Lòng bàn tay đặt lên đầu: kinh Lăng-nghiêm ghi: “Khi Đức Thế Tôn dùng tay Diêm-phù-đàn sắc vàng xoa đầu tôn giả A-nan. Ngay lúc ấy, các thế giới của chư Phật khắp mười phương đều sáu thứ chấn động. Chư Như Lai trụ ở các thế giới nhiều như vi trần mỗi mỗi đều phóng ánh sáng báu. Tất cả đều cùng nhau đến rừng Kì-đà rưới nước lên đầu tôn giả A-nan.”

Ngón chân làm chấn động: kinh Tịnh Danh ghi: “Phạm vương Loa-kết nói với tôn giả Xá-lợi-phất: ‘Tôi thấy cõi này giống như cung điện của trời Tự Tại.’ Tôn giả Xá-lợi-phất nói: ‘Tôi thấy cõi này đầy dẫy những gò núi, hầm hố và các thứ dơ xấu.’ Lúc ấy, Đức Thế Tôn dùng ngón chân ấn xuống đất thì ngay lập tức Tam thiên đại thiên thế giới đều biến thành bảy báu trang nghiêm, giống như cõi nước của Phật Bảo Trang Nghiêm.”

- Hào quang của Phật chiếu đến, một thân gồm thâu nhiều thân.

Kinh Pháp hoa ghi: “Bồ-tát Đại Nhạo Thuyết muốn thấy các Đức Phật do Đức Phật Thích-ca Như Lai phân thân ra. Bấy giờ, Đức Thế Tôn phóng ra tướng sáng bạch hào chiếu soi khắp mười phương, mỗi phương chiếu đến năm trăm vạn ức na-do-tha hằng hà sa nước Phật. Khi ấy, chư Phật ở những nước ấy, mỗi vị dẫn theo một vị Đại Bồ-tát để làm thị giả đều đến cõi này. Các Đức Phật như thế đều là thân biến hóa của Phật Thích-ca.”

- Ở cõi này mà biết được cõi khác.

Kinh Quán vô lượng thọ ghi: “Phu nhân Vi-đề-hi cầu sinh Tịnh Độ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền làm hiển bày các tịnh độ của chư Phật khắp mười phương để cho Vi-đề-hi quan sát và tự chọn nguyện sinh về nơi nào. Vi-đề-hi liền chỉ về cõi nước của Đức Phật A-di-đà và nói: ‘Con nguyện sinh về cõi kia’. Lúc ấy, Đức Phật phu nhân Vi-đề-hi tu tập mười sáu pháp quán.”

- Biến thành cõi tịnh để dùng tịnh che uế.

Kinh Phật phương tiện báo ân ghi: “Đức Phật phóng quang minh lớn chiếu đến cõi nước của chư Phật khắp mười phương, liền có vô lượng trăm nghìn Bồ-tát tìm đến chỗ Phật. Lúc ấy, thế giới Ta-bà không có các núi, sông, rừng, ao hồ v.v…” Kinh Pháp hoa ghi: “Đức Phật ba lần biến ruộng đất trong mười phương đều thành nghiêm tịnh.” Kinh Nhân vương ghi: “Phật hiện bất khả tư nghì thần biến cho đại chúng thấy và làm cho một cõi Phật nhập vào vô lượng cõi Phật; vô lượng cõi Phật nhập vào một cõi Phật; và làm cho những điều thanh tịnh ẩn mất những điều nhơ uế hiển bày và ngược lại.”

- Thuận theo đời nhưng làm cho đời biết chân.

Những pháp Phật nói đều không ra ngoài hai đế. Hai đế đó là tục đếchân đế. Hoặc nói dù ở tục đế nhưng lí qui về chân thật; hoặc tức tục tức chân; hoặc nhân tục mà biết chân.

Kinh Nhân vương ghi: “Vua Ba-tư-nặc hỏi: ‘Trong thắng nghĩa đếthế tục đế không?’ Đức Phật nói: ‘Nay Ta không nói, nay vua không nghe; không nói không nghe, đó gọi là một nghĩa hay hai nghĩa?’” Mười sáu quốc vương đều suy nghĩ thế này: “Đức Thế Tôn đại từ làm lợi ích cho tất cả, chúng ta làm sao bảo vệ quốc gia?” Nhân đó, Như Lai nói kinh Bồ-tát hộ Phật quả chân thật thậm thâm bát-nhã.

- Lời đáp trong hang sâu, tiếng vọng của hồng chung.

Ở đây ý nói Như Lai tùy theo căn cơ thích hợp mà nói pháp.

- Trong thời gian đó Đức Phật nói bốn hữu của A-hàm và tám không của Bát-nhã.

Trong ba mươi năm sau ngày thành đạo, Đức Phật nói hai giáo này. Vì tùy theo căn cơ của chúng sinh. Phiên âm tiếng Phạn là A-hàm, Trung Quốc dịch là Pháp Qui. Đây là Tiểu thừa giáo. Giáo này có bốn bộ: 1. Trường A-hàm; 2. Trung A-hàm; 3. Tạp A-hàm; 4. Tăng Nhất A-hàm. Vì giáo này nói Nhất thiết pháp hữu, nên gọi là Tứ hữu.

Phiên âm tiếng Phạn là Bát-nhã, Trung Quốc dịch là Tịnh Tuệ. Đây là Đại thừa giáo. Vì giáo này nói Nhất thiết pháp không và có tám bộ, nên gọi là Bát không.

- Mật nghiêm, Hoa nghiêm, Phật tạng, Địa tạng.

Đây là tên gọi của bốn bộ kinh Đại thừa. Gọi Địa tạng chính là kinh Thập luân.  

- Sự thỉnh vấn của Tư Ích.

Tư Ích là tên của một vị Phạm thiên. Vì vị này thỉnh vấn nghĩa giáo pháp nên lấy tên người đặt tên kinh.

- Ngữ tâm của Lăng-già sơn.

Đó là kinh Nhập Lăng-già sơn. Đây là một bộ kinh Đại thừa. Kinh này là tâm, là tông, nên gọi là Ngữ tâm.

- Vạn hạnh Thủ Lăng-nghiêm.

Thủ Lăng-nghiêm là tên gọi khác của Tam-muội. Kinh này dựa theo pháp được nói mà đặt tên kinh.

- Nhất thừa vô lượng nghĩa.

Vô lượng nghĩa xứ cũng gọi là Tam-muội. Kinh này cũng dựa theo pháp được nói mà đặt tên kinh.

- Đại bi Phân-đà-lợi.

Phiên âm tiếng Phạn là Phân-đà-lợi, Trung Quốc dịch là Bạch Liên Hoa. Kinh này dựa theo thí dụ mà đặt tên kinh.

- Pháp cự  Đà-la-ni.

Phiên âm tiếng Phạn là Đà-la-ni, Trung Quốc dịch là Tổng Trì. Vì pháp tổng trìcông dụng tịch chiếu được dụ như đuốc. Kinh này dựa theo năng dụ và sở dụ mà đặt tên.

- Nói kinh Vô cấu xưng.

Phiên âm tiếng Phạn là Duy-ma-la-cật. Trung Quốc dịch là Tịnh Danh, Vô cấu; tất cả đều đồng một nghĩa. Nhưng vì có người dịch hay, có người dịch chưa hay nên có nhiều tên khác nhau như vậy.

- Kinh Tu-đạt-nã Thụy ứng.

Phiên âm tiếng Phạn là Tu-đạt-nã, Trung Quốc dịch là Thiện Thí. Kinh này nói về tên của Phật Thích-ca khi còn ở địa vị tu nhân. Khi đó, Bồ-tát làm thái tửthực hành hạnh bố thí nên bố thí cả vợ và hai người con, nên có tên như vậy. Kinh này dựa theo pháp được trình bày mà đặt tên.


QUYỂN 2

- Sự khác nhau giữa Bản sinhBản sự, sự khác nhau giữa phúng tụngtrùng tụng.

Bốn tên gọi này thuộc mười hai phần giáo. Luận Hiển dương ghi: “Bổn sự là thể loại kinh mà Đức Như Lai nói về những việc đời trước v.v… của hàng thánh đệ tử. Bổn sinh là thể loại kinh mà Đức Như Lai nói về những việc bản sở, tu hành, tương ưng v.v… của hàng Bồ-tát.” Phiên âm tiếng Phạn là Già-đà, Trung Quốc dịch là Phúng tụng. Nghĩa là dùng ngôn tập thắng diệu để tán vịnh v.v… Phiên âm tiếng Phạn là Kì-dạ, Trung Quốc dịch là Ưng tụng. Như kinh ghi: “Muốn nói lại nghĩa này mà nói kệ.”

- Ba con thú voi, ngựa, thỏ lội qua sông.

Ba con thú là theo thứ tự dụ cho các hành Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn. Sông là dụ cho mười hai nhân duyên. Ba hàng căn cơ cùng lãnh ngộ lí mười hai nhân duyên, nhưng trong đó mỗi hàng lãnh ngộ sâu-cạn không giống nhau. Luận -sa ghi: “Ba con thú lội qua sông, thỏ thì nổi trên mặt nước, ngựa thì thân trầm xuống nửa sông, voi thì chạm đến đáy sông.”

- Ba loại xe dê, nai, trâu, ra khỏi nhà.

Kinh Pháp hoa dùng ba loại xe để làm thí dụ. Xe dê dụ cho Thanh văn thừa; xe nai dụ cho Duyên giác thừa; xe trâu dụ cho Bồ-tát thừa. Ba thừa đề dùng nghĩa vận chuyển. Hai thừa trước là phương tiện thi thiết. Riêng xe trâu trắng lớn là thật. Có nghĩa là vận chuyển vật nặng đi xa, vận chuyển vạn hữu[74] mà không để sót vật nào. Nhà: kinh ghi: “Ba cõi không yên giống như nhà lửa. Thân trong ba cõi là nhà của tà kiến.”

- Hoặc gọi đó là hữu, không, thủ trung.

Ở đây nói hóa nghi của Như Lai thuyết giáo không đồng nhau. Ba đầu nói Hữu giáo, tiếp theo nói Không giáo. Cả hai giáo này đều là giáo Bất liễu nghĩa. Giữ tại trung đạo là không vội nói mà phải đợi hợp thời.

- Hoặc cho đó không chuyển, không chiếu trì.

Không giáo chỉ phá hữu bệnh duyên, chứ chưa hiển bày tính của chân linh; chỉ lấy tất cả tướng sai biệt làm pháp. Pháp là tục đế. Hiểu rõ nghĩa không có tạo tác, không có tướng, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm v.v… của những pháp này. Pháp là chân đế. Pháp này không có văn tự, chẳng phải đoạn, chẳng phải diệt, chẳng phải vô. Bởi vì pháp ấy là già thuyên.[75] Ý nói hiển bày tính chân không, diệu hữu, chân linh. Giúp cho triển chuyển, suy chiếu, nhậm trì, tu chứng.

- Hoặc cho đó là đốn, tiệm.

Căn tính của chúng sinh có nhạy bén, có chậm lụt. Cho nên, giáo pháp Đức Phật nói cũng có đốn, có tiệm. Nay căn cứ theo giáo thì có hóa nghi đốn-tiệm, ứng với căn cơ đốn-tiệm. Căn cứ theo người thì có giáo thụ phương tiện đốn-tiệm, căn tính ngộ nhập đốn-tiệm; và phát ý tu chứng đốn-tiệm.

- Hoặc cho đó là bán, mãn.

 

Kinh Niết-bàn ghi: “Bán tự là gốc của phiền nãongôn thuyết. Mãn tự là gốc của tất cả thiện phápngôn thuyết. Bán tựBất liễu nghĩa. Mãn tựLiễu nghĩa.

- Không nói và thường nói.

Kinh Bát-nhã ghi: “Các ông chớ cho rằng Như Lai có nói pháp, nếu người nào nói Như Lai có nói pháp là hủy báng Phật. Người đó không hiểu những nghĩa lí do Ta nói.”

Có bài tụng:

Trước ở vườn Lộc-dã

Sau đến sông Bạt-đề

Trong vòng năm mươi năm

Chưa từng nói một lời.

Đây là căn cứ khi Như Lai lìa khỏi pháp giới và đồng với chư Phật ba đời, nên gọi là ‘Không nói.’ Còn nếu căn cứ theo tục đế thì sao có thể gọi chưa từng nói?

- Không nghe và thường nghe.

Kinh Tịnh Danh ghi: “Người nói pháp không nói, không chỉ bày, thì người nghe pháp không nghe, không hiểu.” Đây là căn cứ theo Đệ nhất nghĩa đế.

- Bảo đảmchứng minh.

Kinh Pháp hoa ghi: “Nay Ta bảo đảm với ông việc ấy.” Nghĩa là việc ấy hoàn toàn không hư dối. Đây là căn cứ theo lí tất cả chúng sinh đều có Phật tính; đều được thành Phật.

- Gia bị và không quên.

Đức Phật nói với tôn giả A-nan: “Phật thành đạo hai mươi năm ông mới làm thị giả, vì vậy, những pháp Đức Phật nói trước và sau khoảng thời gian đó ông hoặc không nghe, hoặc tạm nghe, cho đến, những pháp mà chư Phật thời quá khứ nói ông đều ghi nhớ hết, đó là nhờ sức gia bị của Phật.”

Kinh Bảo tích ghi: “Như Lai dùng thần lực của Phật gia bị cho chúng hữu tình, làm cho chúng nhớ lại túc trụ[76] và bảo chúng: ‘Các người nên nhớ lại đời quá khứ đã gieo trồng những thiện pháp, thiện căn như thế.’ Những hữu tình kia nhờ thần lực của Như Lai mỗi chúng sinh đều nhớ lại, đều biết được.”

- Không tiểu, không đại.

Đây là nói sự dung hợp của giáo thể.[77] Tiểu là Tiểu thừa. Đại là Đại thừa. Vì Đức Như Lai tùy theo căn cơ khác nhau mà nói pháp, nhưng pháp thì không có đại-tiểu khác nhau. Kinh Văn-thù Vấn ghi: “Đức Phật nói: ‘Mười hai bộ Tiểu thừa đời vị lai ví như nước biển không có vị nào khác, đều từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất ra.’”

- Không bờ mé và không ở giữa.

Hai kiến hữu và vô. Bởi vì hoặc và kiến đưa đến mỗi hướng khác nhau, nhưng lại gặp nhauTrung đạo. Như thế, dù bao la nhưng có cùng một vị.

- Ba thừa cùng vào nhất Phật thừa.

Kinh Niết-bàn ghi: “Nhất thừa gọi là Phật tính.” Vì nghĩa ấy nên nói, tất cả chúng sinh đều có Nhất thừa. Kinh Pháp hoa ghi: “Trong cõi nước của chư Phật khắp mười phương chỉ có một thừa pháp, không có hai thừa pháp, cũng không có ba thừa pháp.”

- Ba tính cùng qui về một pháp tính.

Pháp tính chính là Phật tính. Kinh Niết-bàn ghi: “Thanh văn tính, Duyên giác tính, Bồ-tát tính không có sự sai khác, đều là một pháp tính.”

- Thật đáng gọi là cha mẹ, con thơ, đạo sư, đường hiểm, đường bằng.

Kinh Niết-bàn ghi: “Phật nhớ nghĩ đến tất cả chúng sinh giống như con đỏ. Vì thế, Phật là cha mẹ hiền của chúng sinh.” Kinh Pháp hoa ghi: “Nay Ta làm đại đạo sư cho các ông. Biết chúng sinh đang ở trong đường sinh tử nguy hiểm dài xa.” Đường hiểm tức chỉ con đường xấu sinh tử trong ba cõi. Đường bằng tức chỉ cho con đường tốt nhất thừa. Kinh Hoa nghiêm ghi: “Đối với tất cả chúng sinh thì Phật như cha hiền, vì Ngài làm nhiều điều lợi ích cho chúng sinh. Phật giống như mẹ hiền, vì Ngài làm cho chúng sinh phát sinh hạt giống Phật.” Là người dẫn đường, vì dẫn dắt chúng sinh đến chỗ an ổn. Là thầy, vì giúp cho chúng sinh vào trong pháp chân thật.

- Treo mặt trời, mặt trăng giữa đêm tối.

Kinh Kim quang minh ghi: “Ánh sáng lớn của vô thượng mặt trời Phật chiếu soi cùng khắp. Đức Phật an trụ trong ba cõi giống như mặt trời giữa ban ngày.”

Kinh Hoa nghiêm ghi: “Mặt trăng có bốn điều kì đặc: 1. che lấp ánh sáng của tất cả sao; 2. tùy thời xuất hiện lúc tròn, lúc khuyết; 3. bóng hiện trong tất cả mặt nước tĩnh lặng ở thế gian; 4. tất cả những ai thấy đều như ở trước mắt. Như Lai xuất hiệnthế gian cũng có bốn điều kì đặc như vậy: 1. che tối tất cả Nhị thừangoại đạo; 2. tùy theo trường hợp tương ứngthị hiện tuổi thọ dài hoặc ngắn; 3. bóng hiện trong tâm rỗng lặng, sâu lắng của chúng sinh và Bồ-tát ở tất cả thế giới; 4. tất cả chúng sinh nhìn thấy đều cho Như Lai chỉ hiện trước tôi. Tùy theo lòng ưa thích của họ Ta nói pháp tương ưng.”

Luận Đại Bà-sa ghi: “Trăng đẹp và cao vút có hai điều lợi ích: 1. chiếu sáng nơi u ám; 2. làm cỏ cây lớn tốt. Đức Phật xuất hiệnthế gian cũng có hai điều lợi ích như vậy: 1. chiếu soi, phá trừ vô minh, si ám; 2. làm cho căn lành của trời người lớn thêm.”

Đêm tối là chỉ cho đường sinh tử. Luận Duy-thức ghi:

Chưa chứng chân giác,

Thường trong chiêm bao

Nên Ta gọi là

Đêm dài sinh tử.

- Thả thuyền ghe vào biển hư huyễn.

Đại trí, đại bi của Như Laiphương tiện chuyên chở tất cả chúng sinh vượt khỏi bờ sinh tử, đem đến chỗ an vui, nên dụ như thuyền ghe. Tất cả pháp hữu vi hư dối, tạo tác, biến chuyển không thật, dụ như trò ảo thuật. Dòng phiền não chảy xiết, nhấn chìm chúng sinh khó vượt qua đến bờ giải thoát, nên dụ như biển.

- Làm mây, làm mưa để làm cho cây khô tươi tốt trở lại.

Kinh Pháp hoa ghi: “Như Lai xuất hiệnthế gian giống như mây lớn đổ mưa, tùy theo giống loại của tất cả cỏ cây, thảo dược hấp thụ.” Tất cả chúng sinh bị phiền não thiêu đốt mà nước pháp chưa tưới tẩm, thì gọi đó là cây khô. Như Lai xuất hiệnthế gian dùng đại từ, đại bi tùy theo căn cơ mà nói pháp. Chúng sinh vốn có căn lành, nhân đó được lớn thêm, nên gọi là trở lại tươi tốt.

- Vì cứu, vì qui, nên chỉ con đường cùng, thọ mạng dài lâu.

Cứu có nghĩa là giúp đỡ. Qui có nghĩa đi đến. Pháp sư Lượng, đời Lương nói: “Vua thì giúp nước, cha thì bảo vệ nhà, Phật thì không phải vậy. Ngài cứu giúp, bảo vệ tất cả.” Sinh tử bao la không bờ bến nhưng không chịu sử dụng gia tài giáo pháp nên gọi là đường cùng. Niết-bàn thường trụ không biến đổi theo thế gian nên gọi là thọ mạng dài lâu.

- Đến khi việc làm đã xong, công thành, không trụ lại nữa, sắp trở về cội, để về nguồn, giống như củi hết lửa tắt.

8. Ở giữa hai cây nhập niết-bàn

Nhân duyên độ sinh của Như Lai đã hoàn tất, nên gọi là việc làm đã xong. Chuẩn bị chấm dứt việc lớn, thị hiện quay về chân tịch, nên gọi là công thành, không trụ lại nữa. Cội và nguồn đều là Nhất chân pháp giới. Kinh Pháp hoa ghi: “Đêm ấy Đức Phật diệt độ, giống như củi hết lửa tắt.” Kinh Hoa nghiêm ghi: “Như Lai vì chúng sinh mà chỉ cho biết tất cả hành pháp hữu vi đều không an ổn. Vì các người, trời ưa thích, quý mến sắc thân nên chỉ bày sức vô thường không thể thay đổi.”

Chư Phật khắp mười phương thật không vào bờ mé niết-bàn, nhưng vì để điều phục chúng sinh nên thị hiện diệt độ. Tức tạm gọi là ‘diệt’, chứ thật chẳng phải đoạn diệt.

- Do đó, gọi là lực địa và các Kim hà.

Kim hà là chỉ nước Câu-thi-la. Nước Câu-thi-la thường sinh ra nhiều người có sức mạnh phi thường, những nước khác không phải là đối thủ, nên gọi là Lực Sĩ Sinh Địa (vùng đất sinh ra lực sĩ). Phiên âm tiếng Phạn là Thi-li-lạt-nã-phạt-để, hoặc phiên âm sai và lược thành Bạt-đề. Trung Quốc dịch là Hữu Kim Hà. Đây là nơi sinh ra Diêm-phù-đàn kim. Nói về những sông có nước trong thì không sông nào nước trong hơn sông này. Pháp sư Lượng, đời Lương nói: “Đức Phật đến bên bờ sông ấy để nhập diệt là có ý.” Vả lại, dòng sông ấy nước chảy xiết là dụ cho sinh tử mau chóng. Vàng và cát không động là dụ cho Phật tính thường trụ. Khi Đức Như Lai còn ở địa vị tu nhân, sáu lần Ngài xả bỏ thân mạng Chuyển luân thánh vương ở nơi ấy. Nay Đức Phật đến đó để nhập diệt là vì đền đáp ơn đất.

- Tướng quang lưu diện môn làm kinh động trần sát, núi lay, đất rung, tất cả đều phát là tiếng đau thương.

Diện môn chính là miệng. Phóng quang biểu chỉ cho tướng cuối cùng. Ánh của đức Phật, âm thanh của Phật, núi lay, đất rung, đó đều là tướng. Trần sát chỉ cho cõi nước Phật nhiều vô số. Kinh Niết-bàn Hậu phần ghi: “Thế giới khắp mười phương đều chấn động, phát ra tiếng lớn và than rằng: ‘Khổ thay! Đau thay! Cớ sao bỗng một ngày thế gian trống vắng, mặt trời tuệ lặn mất, làm lễ tang đấng chân từ phụ, tất cả đại hải, nước đục dậy sóng, những tiếng đau thương vang khắp thế giới.” Pháp sư Dao, đời Lương nói: “Loài vô tình còn như thế, huống gì loài có tâm thức!”

- Loài khác biến đổi hình dáng, giống như hoa Xa tuôn máu.

Kinh Niết-bàn ghi: “Tất cả trời, rồng, tám bộ, nhân dân buồn thương thống thiết, toàn thân rướm máu, giống như hoa Ba-la-xa.” Pháp sư Lượng, đời Lương giải thích: “Ở Thiên Trúc có loại hoa ấy, lá màu trắng, nhưng gân lá màu đỏ.”

- Lần cuối cùng nhận sự cúng dường của Thuần-đà.

Phiên âm tiếng Phạn là Thuần-đà. Trung Quốc dịch là Giải Diệu Nghĩa. Ông là con của một người thợ điêu khắc ở thành Câu-thi. Thuần-đà đến bạch với Phật: “Vì làm cho thế gian được quả báo lành, xin Ngài nhận sự cúng dường cuối cùng của con.” Đức Phật nhận lời thỉnh cầu của Thuần-đà.

Có người hỏi: “Kinh ghi : ‘Trời, người, bốn chúng, quốc vương, hào tộc đều đến cúng dường, Như Lai đều không nhận, vì sao lại nhận sự cúng dường đơn sơ của con người thợ điêu khắc ấy?’”

Đáp: Pháp sư Lượng giải thích: “Ý của Đức Phật không muốn bỏ ít theo nhiều, bỏ thấp hèn theo cao sang. Tuy Thuần-đà sinh ra từ giai cấp thấp hèn nhưng chí đức rất vĩ đại. Nếu có đạo nào không phân biệt giàu, nghèo thì sẽ làm cho những đệ tử thuộc giai cấp thấp hèn không xem thường mình. Nói người chí đức vĩ đại, vì người ấy ngộ được pháp thường trụ.”

Có người cho rằng: “Vì Đức Phật muốn làm cho thế gian đạt được quả báo lành, nên dù thiên vương, nhân vương và các hào tộc tranh nhau hiến dâng thức ăn ngon, quí nhưng Ngài xét biết thiếu tâm này, nên không nhận.”

Tả truyện ghi: “Lúa nếp, lúa tắc hương thơm không bay xa, chỉ có hương thơm của sự sáng suốt, nhân đức này mới bay xa.”

Hỏi: Kinh ghi: “Thân của Như Lai giống như một khối kim cang không có gì có thể chia cắt làm hai mảnh được, tồn tại vĩnh viễn ở đời, vì sao còn phải nhận thức ăn?”

Đáp: Đây chẳng phải là sự thật. Kinh Niết-bàn ghi: “Thân của Như Lai từ vô lượng a-tăng-kì kiếp đã không nhận thức ăn. Nhưng vì các Thanh văn nên nói trước tiên nhận cháo sữa của hai người nữ chăn bò; vì các chúng sinh nên nhận sự cúng dường của Thuần-đà lần cuối cùng.”

Kinh Bồ-tát xử thai ghi: “Bồ-tát đạt đến Cửu địa mới thấy Như Lai thụ thực.” Bấy giờ, vì quá gấp, trời, người nhận thức ăn tại chỗ đem đến khắp mười phương thế giới để làm Phật sự. Hoặc Duy-ma hóa làm người lấy hương vo lại là thức ăn của Phật.

- Nhận mật ngôn của Tì-dạ.

Chữ ‘Tì’ (毗) kết hợp với chữ ‘ti’ (卑). Phiên âm tiếng Phạn là Ba-ti-dạ. Trung Quốc dịch là Ác. Đây là tên của ma vương Ba-tuần. Kinh Niết-bàn ghi: “Ma vương đem vật báu đến dâng cúng Phật và nói nói chú để bảo vệ pháp. Đức Phật nói: ‘Ta nhận chú của ông, vì bảo vệ chúng sinh đời tương lai và bốn bộ đệ tử.’”

- Nói bốn đức để hiển bày ba y.

Bốn đức là thường, lạc, ngã và tịnh. Bốn đức này là quả của niết-bàn. Ba y là bát-nhã, giải thoátpháp thân. Ba y này là thể của niết-bàn. Theo cách viết tiếng Phạn thì chữ  ‘Y’ (伊) chỉ là ba cái chấm. Một chấm ở trên biểu thị cho pháp thân. Hai chấm ở dưới, chấm bên trái biểu thị cho bát-nhã, chấm bên phải biểu thị cho giải thoát. Đây là căn cứ theo năng y, sở y mà luận. Kinh Niết-bàn ghi: “Đức Như Lai tuyên bố: ‘Nay Ta an trú trong ba pháp như thế là vì các chúng sinh, gọi là nhập niết-bàn.’”

- Chỉ ra vạn hữu nhưng qui về một tính.

Vạn hữu tức là tất cả hữu tình. Một tính tức là Phật tính. Như Lai đến trên hội Niết-bàn mới chỉ dạy thẳng rằng: ‘Tất cả chúng sinh đều có Phật tính.’

- Khuyên Đa-la Ca-diếp và bốn mươi hai lời thỉnh vấn đã hoàn bị.

Trên hội Niết-bàn có Bồ-tát họ Ca-diếp ở tụ lạc Đa-la hỏi Đức Phật ba mươi bốn điều. Đầu tiên Bồ-tát hỏi làm sao đạt được thân trường thọ kim cang bất hoại? Vì nhân duyênđạt được đại kiên cố lực? Làm sao nhờ kinh này được rốt ráo đến bờ kia v.v… Dựa theo lời tựa Niết-bàn kinh nghĩa sớLương Vũ Đế viết cho cao tăng pháp sư Bảo Lượng, ghi lại tóm tắt như sau: “Cởi mở sự dồn nén của Ca-diếp, thổ lộ lời thành của chân thật. Vì ba mươi bốn nghi vấn sai lầm, nhầm lẫn mà dùng phương tiện khuyến dụ, nên tùy theo câu hỏi mà đáp.” Ở đây nói bốn mươi hai chính là do văn sớ của pháp sư Châu Viễn chia ra.

- Độ Tu-bạt-đà-la tám mươi mốt tuổi, hóa duyên sắp mãn.

Phiên âm tiếng Phạn là Tu-bạt-đà-la. Trung Quốc dịch là Thiện Hiền. Đây là một thầy ngoại đạo. Ông ta nghe đức Phật nói ý nghĩa sâu xa của niết-bàn, được trí tuệ tăng vọt, mê hoặc biến mất liền theo Phật xuất gia. Đức Phật nói khéo đến đây tì-kheo, thì ngay lập tức râu tóc tự rụng, ca-sa quấn thân, ở tại pháp hội chứng quả A-la-hán. Lúc ấy, Tu-bạt-đà-la đã tám mươi mốt tuổi. Đức Phật nói: “Đây là đệ tử cuối cùng được Ta độ.”

- Phá hoành kế sử của mười tiên nhân, sáng sớm được nghe.

Mười hai tiên nhân đó là: Kinh Niết-bàn ghi: ‘1. Xiển-đề-thủ-na; 2. Bà-tư-tra; 3. Tiên-ni; 4. Ca-diếp-thị; 5. Phú-na; 6. Tịnh Phạm chí; 7. Độc tử; 8. Nạp-y Phạm chí; 9. Hoằng quảng bà-la-môn; 10. Tu-bạt-đà-la; v.v..” Mười tiên nhân này đều là những bậc đứng đầu trong các ngoại đạo, rất nổi tiếng, được quốc vương kính trọng, đồ chúng đông đảo, ở trên hội niết-bàn mỗi người đưa ra sở kiến của tông phái mình, tha hồ ngụy biện rồi vấn nạn Như Lai. Như Lai lần lượt phá hết những chủ trương chấp trước ấy. Vì thế, họ bị hết lời, dứt lí, giống như chỉ mất một con dê mà phải chia nhiều đường đi tìm, cuối cùng quay về một đường. Ngay tại pháp hội, tất cả đều chứng được đạo quả. Sáng sớm được nghe là nghe đạo. Luận ngữ ghi: “Sáng sớm được nghe đạo, tối chết cũng đáng.”

- Xây bốn tháp để phụng thờ, những lời khuyên cuối cùng.

Đây là nói về bốn tháp mà mọi người đều biết. Đó là: 1. Tháp nơi Như Lai sinh; 2. Tháp nơi Như Lai thành đạo; 3. Tháp nơi Như Lai chuyển pháp luân; 4. Tháp nơi Như Lai nhập niết-bàn.

- Tiếp theo đây sẽ trình bày có sự diệt của hữu vi để, nêu tỏ ý nghĩa vì vô tướng, vì vô sinh.

Hữu vi là pháp thế đế. Trong một trăm pháp thì có chín mươi bốn pháp đều là pháp sinh diệt. Kinh Bát-nhã ghi:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, bóng

Giống như sương, như điện.

Vô tướngchân đế. Vô vipháp tính. Những sự hư dối đều dứt sạch. Chẳng phải là tất cả tướng, nên chẳng sinh, chẳng diệt.

- Hiện thân kim cang bay lên không trung.

Kinh Niết-bàn ghi: “Như Lai dùng thân sắc vàng rồng để chỉ bày đại chúng: ‘Ta trải qua nhiều kiếp tu những khổ hạnh khó hành đạt được thân kim cang bất  hoại này. Nay nhân duyên giáo hóa của Ta đã mãn, sắp nhập niết-bàn. Các ông hãy xem xét kĩ, ngày nay có, ngày mai không.’” Nói dứt lời, Đức Phật từ giường báu bay lên không trung, cao bằng bảy cây đa-la. Đức Phật bay lên xuống bảy lần như vậy rồi trở lại giường báu.

- Giống như mặt trời, mặt trăng rơi xuống, ánh sáng đom đóm làm sao giữ được lâu?

Mặt trời, mặt trăng và các trời thọ năm trăm năm thì bằng người ở nhân gian một nghìn tám trăm năm. Lấy tuổi thọ của con người một trăm năm để so với tuổi thọ của mặt trời, mặt trăng và các trời thì giống như ánh sáng của con đom đóm. Kinh Giáo thị thắng quang vương ghi: “Mặt trời, mặt trăng có thần dụng, thế lực phóng anh sáng lớn, chiếu soi khắp thế gian, nhưng cùng rồi cũng ẩn mất.” Kinh Vô thường ghi: “Đại địa và mặt trời, mặt trăng đến lúc rồi đều diệt.”

- Khuyên thân vô thường để không phóng dật.

Bốn đại, năm uẩn, ba mươi sáu vật là thân vô thường. Nhưng hàng phàm phungoại đạo chấp cho là thường. Kinh Niết-bàn ghi: “Phật dạy: ‘Thuở xưa, Ta vì các ông trải qua vô lượng kiếp xả bỏ thân mạng, tài vật để cầu vô thượng bồ-đề. Vì thế, sau khi Ta nhập diệt các ông phải nỗ lực tu hành, sớm ra khỏi ba hữu,[78] chớ lười biếng, tán tâm, phóng dật.” Đây là lời khuyên răn cuối cũng của Như Lai.

- Lúc đó, Đức Phật lại lên tòa ngọc, nằm đầu xoay về rừng hạc.

Lên tòa trở lại (還登) là chỉ Như Lai từ trên hư không xuống. Tòa ngọc tức chỉ cho giường báu. Nằm xoay đầu về hướng bắc. Ở Thiên Trúc lấy hướng bắc làm hướng khởi đầu. Ở đây ý chỉ, sau khi Phật niết-bàn, giáo pháp Ngài để lại thạnh hành lâu dài ở phía bắc Thiên Trúc. Chỗ Phật niết-bàn có cây, tiếng Phạn gọi là cây Sa-la, Trung Quốc dịch là cây Kiên Cố. Cây ấy mỗi hướng đâm ra hai nhánh, nên bốn hướng thì có tám nhánh, cao năm trượng,[79] trên tán thì hợp lại, nhưng dưới gốc thì tách ra. Lúc Đức Phật nhập diệt, những cây ấy khô héo biến sắc, trắng như chim hạc, nên gọi là Rừng Hạc.

- Trải qua hết các môn tam-muội, quay về một chân tính.

Tam-muội là chính định. Đây chính là cội gốc của tất cả thánh nhân, nên gọi là môn. Nhất chân tính là pháp giới. Kinh Niết-bàn ghi: “Đại niết-bàn là pháp giới của chư Phật Như Lai.”

- Thuận nhập, nghịch nhập, toàn siêu, bán siêu.

Ở đây trình bày quá trình Đức Phật trải qua các môn tam-muội. Kinh Niết-bàn ghi: “Trước khi Như Lai nhập niết-bàn, trước tiên Ngài nhập Sơ thiền, rồi xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Cứ như thế, lần lượt Ngài nhập xuất tới Tứ không xứ thiên, nhập Diệt tận định.” Đây gọi là thuận nhập. Nếu xuất Diệt tận định, nhập Phi phi tưởng thiên định, cho đến xuất Sơ thiền, thì đây gọi là nghịch nhập. Nếu nhập Sơ thiền, xuất Tam thiền, nhập Tam thiền xuất Không xứ, cho đến xuất Phi phi tưởng xứ, thì gọi là Bán siêu. Nếu nhập Sơ thiền, cho đến xuất Phi phi tưởng thiên định, thì gọi là Toàn siêu. Trải qua bảy lần xuất nhập những siêu thiền như thế, rồi nói với đại chúng rằng: “Ta dùng Phật nhãn xem xét tất cả các pháp trong ba cõi, tận cùng của vô minh tính vốn là giải thoát. Vì nguyên nhân đó, nên nay Ta an trụ trong Thường tịch diệt quang, gọi là Đại bát Niết-bàn.”

- Nương vào Tứ thiền, đẳng trì, trạm, tam điểm, viên tịch.

Kinh Niết-bàn ghi: “Đức Thế Tôn nằm trên giường báu trong rừng Sa-la, vào nửa đêm hôm ấy, Ngài nhập đệ tứ thiền tịch nhiên, liền nhập niết-bàn.”

Đẳng trì, phiên âm tiếng Phạn là Tam-ma-địa. Nghĩa là bình đẳng nắm giữ một tụ tâm, tâm sở pháp, làm cho không bị tán loạn. Giữ chặt sở duyên gọi là đẳng trì. Đây là một trong bảy loại định. Ở đây nói nương vào Tứ thiền, tức tương đương với Căn bản định.

Phiên âm tiếng Phạn là Đà-na Diễn-na. Trung Quốc dịch là Tĩnh lự. Luận Bà-sa ghi: “Loại định này thông cả hữu tâm tâm vô lậuhữu lậu, nhưng không thông với vô tâm.” Trạm là vắng lặng.

Tam điểm xem chú thích về chữ ‘Y’ ở trên đã trình bày.

Viên tịch chính là chỉ cho niết-bàn. Phiên âm tiếng Phạn là Ba-nặc-phược-nam. Trung Quốc dịch là Viên tịch. Viên là đầy đủ tất cả các đức. Tịch là đoạn hết tất cả các chướng. Thế nên, ngày nay gọi là Niết-bàn, thì đó cũng là cách gọi tắt của phiên âm tiếng Phạn. Nếu nói đầy đủ thì phải nói là Ban-lợi Niết-bàn-na. Trung Quốc dịch là Phổ cứu cánh. Nghĩa là tất cả phiền não kết tập đều rốt ráo.

- Lúc ấy, người, trời khóc than, chim, thú kêu gào, gió lốc, mây bay, núi gầm, sóng vỗ.

Đây là trình bày tóm tắt những biến tướng khác thường khi Đức Phật nhập niết-bàn. Ở các bản văn khác có giải thích những việc này. Theo Cổ kim luận hoành ghi: “Khi Phật nhập niết-bàn, lúc ấy, ở Trung Quốc nhằm vào ngày 15 tháng 02 năm Nhân Thân, năm thứ 52 đời Chu Mục vương. Ngày ấy, gió thổi mạnh làm bay nhà cửa, thổi gẫy cây rừng, núi, sông, đại địa, cung điện đều chấn động. Mục Vương hỏi quần thần nguyên nhân vì sao có hiện tượng đó. Thái sử Hỗ Đa tâu: ‘Ở phương tây có bậc thánh nhân nhập diệt, nên mới có tướng buồn thương hiện ra như thế.’” Kinh Niết-bàn ghi: “Bồ-tát Sư Tử Hống hỏi: Vì sao Như Lai chọn ngày 15 tháng 02 nhập niết-bàn? Đức Phật đáp: Tháng thuộc mùa xuân thì thường làm cho cỏ hoa tươi tốt, chim thú sinh nở và chúng sinh phần nhiều khởi tưởng là thường. Như Lai vì muốn phá tưởng ấy, nên chọn ngày tháng đó nhập niết-bàn.” Nếu tính theo tuổi đời thì đức Phật chỉ thọ 79 tuổi.

Kinh Kim quang minh ghi: “Bồ-tát Tín Tướng suy nghĩ như thế này: ‘Thọ mạng của Đức Thích-ca Như Lai ngắn ngủi, mới được 80 năm. Lúc ấy, chỗ ở của Bồ-tát bỗng nhiên mở rộng và sạch sẽ, bốn Đức Như Lai hiện ra trước mặt Bồ-tát và hỏi: Ông có biết nước của tất cả sông có bao nhiêu giọt không? Ông có biết các núi Tu-di cân nặng bao nhiêu không? Ông có biết trong tất cả đại địa có bao nhiêu vi trần không? Ông có biết biên tế của hư không phân giới không? Nếu ông không thể tính đếm được thọ mạng của Đức Thích-ca thì chớ sinh nghi ngờ.’”

- Phải theo phương thức an táng của Chuyển luân thánh vương mới hợp.

Kinh Niết-bàn ghi: “Tôn giả A-nan hỏi Phật cách thức an táng như thế nào. Đức Phật dạy: ‘Nên theo đúng nghi thức an táng của Chuyển luân thánh vương.’”

- Bảo lực sĩ nhấc lên và tuyệt đối không làm động.

Chỉ có Lực sĩ ở thành Câu-thi chứ không có lực sĩ các nước. Họ cùng nhau nhấc kim quan lên mà hoàn toàn không bị rung động. Bấy giờ, Ma-da phu nhân từ trời Đao-lợi xuống chỗ Phật niết-bàn, sờ vào y, bát, tích trượng của Phật gào khóc và ngất xỉu. Khi ấy, kim quan của  Như Lai tự mở ra, Như Lai đứng dậy chắp tay hỏi thăm từ mẫu và nói: ‘Từ xưa đến nay các hành vốn như vậy, xin chớ khóc lóc.’Lúc ấy, tôn giả A-nan hỏi Phật: ‘Nếu người đời sau hỏi về việc này thì pháp trả lời thế nào? Đức Phật dạy: ‘Chỉ nói sau khi Phật nhập niết-bàn Ma-da phu nhân xuống, Phật vì những chúng sinh bất hiếu trong đời tương lai nên đứng dậy, chắp tay hỏi thăm.’

- Từ đó kim quan tự nâng lên và nhiễu quanh thành Câu-thi.

Kinh Niết-bàn ghi: “Như Lai muốn cho tất cả chúng sinh đều được phúc như nhau, nên làm cho kim quan tự cử động và bay lên không trung, từ từ di chuyển. Trời, người, rồng, thần đem hoa, hương, âm nhạc theo thứ tự nhiễu quanh cúng dường. Kim quan vào cửa phía tây của thành Câu-thi rồi ra cửa phía đông, vào cửa phía nam ra cửa phía bắc. Ra-vào các cửa thành như thế bảy lần. Mọi người chiêm ngưỡng xong, sau đó, tự nhiên kim quan tự nhiên bay đến hạ xuống trên đài trà-tì hương.”

- Đuốc báu không đốt cháy trong lễ xà-duy.[80]

Phiên âm tiếng Phạn là xà-duy. Trung Quốc dịch là Phần thiêu (đốt cháy). Kinh ghi: “Tất cả trời người đều cầm đuốc báu định châm lửa đốt củi hương, nhưng khi đưa lửa đến thì đều bị tắt. Lúc ấy, tôn giả A-nan nói với mọi người: ‘Vì Như Lai đợi tôn giả Ca-diếp, nên không cháy.’”

- Mọi ngườiVị Sinh Oán, ở thành Vương-xá nằm mộng và mười hiệu của đấng từ tôn.

Vị Sinh Oán là tên của vua A-xà-thế lúc còn nhỏ. Khi Đức Phật nhập  niết-bàn, vua A-xà-thế nằm mê thấy năm mộng ác, đến khi thức giấc mới biết Phật đã nhập diệt. Mười hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chính biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Từ là một trong bốn tâm đại từ.

- Đại Ca-diếp ở đỉnh Kê xa xôi đến kịp chiêm ngưỡng, lễ lạy thiên bức luân túc.

Đỉnh Kê là núi có ba ngọn. Vì núi dang rộng ra giống chân gà, nên gọi là núi Kê Túc. Tôn giả Ma-ha Ca-diếp trụ ở núi ấy. Núi ấy cách thành Câu-thi rất xa. Khi hay tin Phật nhập diệt, tôn giả không dùng thần túc dẫn năm trăm đệ tử đi nhanh về Song Lâm, bảy ngày mới đến nơi. Khi tôn giả đến, Đức Phật đưa hai chân ra khỏi kim quan cho tôn giả thấy. Tôn giả Ca-diếp ngắm nhìn, lễ bái, rơi lệ và thấy dưới lòng bàn chân tướng Thiên bức luân sắc vàng sáng chói. Tôn giả Ca-diếp nói kệ khen ngợi vừa dứt, thì Như Lai nói: “Ta đem chính pháp nhãn tạng trao cho ông, ông nên làm chỗ nương tựa cho mọi người.” Sau đó, chân của Phật rút vào kim quan như cũ.

- Sau cùng dùng Đâu-la, Trí-điệp quấn quanh, lửa thánh tự cháy.

Đâu-la là loại lụa ở Thiên Trúc. Trí-điệp là loại vải quí ở Thiên Trúc. Theo nghi thức hỏa táng Chuyển luân thánh vương nên phải quấn toàn thân. Lửa không cháy, tôn giả Ca-diếp nói: “Thân kim cang của Như Lai lửa thế gian không thể nào đốt cháy được.” Bấy giờ, Như Lai dùng sức đại bi từ giữa chữ vạn phóng ra lửa tự đốt thân, nên gọi là lửa thánh.

- Đốt củi chiên-đàn của các vua, rưới nước trong bình vàng của Đế-thích.

Củi hương dùng để trà-tì đều do thiên vương, nhân vương hiến cúng, nên gọi là chiên-đàn của các vương. Trời Đế-thích hỏi xin Phật nửa thân xá-lợi trước để đem về trời cúng dường, nhưng Phật chỉ hứa cho một chiếc răng ở hàm trên, bên hàm phải. Đết-thích dùng nước tưới, tưới suốt bảy ngày liền nhưng lửa vẫn cháy mạnh không tắt. Long vương suy nghĩ phải dập lửa ấy để lấy xá-lợi trước, nhưng dùng hết sức vẫn không thể tưới tắt lửa. Cho đến khi Thiên Đế-thích đích thân cầm bình vàng rưới nước thì lửa mới tắt. Khi lửa đã tắt, mọi người đều thấy một nghìn tấm lụa quấn quanh thân Phật chỉ còn bám tạm trên thân. Trong đó, chỉ hai tấm trên cùng quấn quanh ở giữa vẫn còn nguyên, ngoài ra những tấm khác đều cháy thành tro. Xương đỉnh đầu và bốn chiếc răng sáng chói, vẫn nằm yên vị trí cũ. Đế-thích vâng lời Phật, chỉ lấy chiếc răng mà Phật đã hứa cho, thỉnh về trời, xây tháp, an trícúng dường. Đây là ngôi tháp thờ xá-lợi đầu tiên ở cõi trời.

- Nguyện lực kia vẫn còn, tâm bi còn huân, nghiền thân kim cang thù thắng thành di cốt xá-lợi.

Tất cả chư Phật khi mới phát tâm đều có bốn nguyện, đó là: 1. Người chưa độ thì làm cho được độ. Nhưng vì chúng sinh giới chưa hết, nên nguyện của Ta cũng chưa hết. Vì thế, ở trong chân như giới và trong tâm đại bi hiện khởi ra hóa thân để độ tất cả chúng sinh. Tuy thị hiện diệt độ nhưng vẫn còn lưu lại xá-lợi, truyền bá khắp thế gian để cho mọi người chiêm ngưỡng, phụng thờ, cúng dường phát tâm sinh thiện. Cho nên, nói nguyện lực vẫn còn. Tâm bi vẫn còn huân.

Kinh Niết-bàn ghi: “Dùng định kim cang thù thắng tự nghiền nát thân kim cang, nhưng vẫn không xả bỏ đại bi. Xá-lợi vẫn còn phân bố.”

- Bấy giờ, tám nước chuẩn bị bốn loại binh chỉnh tề, đều đem vò vàng đến tranh nhau thỉnh xá-lợi về thờ nơi tháp báu.

Tám nước là chỉ những nước mạnh ở Thiên Trúc. Bốn loại binh là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh. Vò giống như cái bình, được làm bằng vàng. Phiên âm tiếng Phạn là Tô-thâu-bà. Trung Quốc dịch là Bảo tháp. Tháp của hàng phàm phu thì làm bằng đất, gỗ, gạch, đá. Riêng xá-lợi Phật đều thờ trong Bảo tháp.

Kinh Bồ-tát xử thai ghi: “Sau khi Phật diệt độ thâu được tám hộc [81] bốn đẩu[82] xá-lợi, vua tám nước đem bốn loại binh đến tranh giành; cho đến trời, rồng, tám bộ cũng đều khởi tâm muốn chiếm đoạt. Khi ấy, có vị đại thần có trí tâu: ‘Nếu các vua tranh nhau thì phải có kẻ thắng người thua, như vậy xá-lợi của Như Lai không có lợi ích gì cả, nay tôi sẽ chia làm ba phần; một phần cho các trời, một phần cho long thần, một phần cho tám nước. Nhờ đó, các chúng đều vui vẻ nghe theo; mỗi chúng đều đem vò vàng đựng đầy xá-lợi thỉnh về nước xây tháp, cúng dường.”

- Bấy giờ, hoặc là răng, hoặc là tóc, Ca-diếp-ba đỉnh lễ ở Đao-lợi thiên cung.

Ở trời Đao-lợi, Đế-thích xây dựng bốn ngôi tháp. Một là tháp thờ tóc của Như  Lai. Tức là tóc mà khi thái tử Tất-đạt vào núi Tuyết tự cắt rồi ném lên không trung. Bộ Nhị tiễn ghi:

Kiều-phạm-ba-đề đầu mặt lễ

Đại đức Tăng thanh tịnh trong chúng

Voi chúa đã đi voi con theo

Đại sư đã diệt tôi cũng diệt.

Tôn giả nói dứt lời, hóa thành lửa tự thiêu.

- Một ngọn đèn tắt và một ngọn tiếp tục sáng.

Đèn: chính pháp nhãn tạng của Như Lai dụ như đèn, có công dụng chiếu soi nơi tăm tối, trừ bỏ sự mê  mờ. Cho nên, kinh Tịnh Danh nói có ngọn đèn Vô tận, chính là nghĩa này. Giống như khi Đức Phật Bát niết-bàn, Ngài phó chúc cho tôn giả Ca-diếp. Tôn giả Ca-diếp diệt độ phó chúc cho Tôn giả A-nan. Tôn giả A-nan diệt độ phó chúc cho tôn giả Thương-na-hòa-tu. Từ Phật truyền xuống hai mươi bảy vị tổ chỉ có một người truyền cho một người. Ngài Khuê Phong nói: “Các vị tổ sư trước, ban đầu vì phòng có sự sai lầm nên chỉ một người truyền cho một người. Nhưng đã trải qua nhiều đời cũng giống như nghìn ngọn đèn thì có nghìn ánh sáng.”

- Tôn giả Đại Ca-diếp triệu tập nghìn chúng.

Sau khi Đức Phật niết-bàn, hàng ngoại đạo vui mừng nói: “Khi Cù-đàm còn sống giáo pháp giống như hỏa, nay ông ấy đã diệt độ thì không lâu nữa giáo pháp ấy sẽ chóng diệt.” Khi ấy, Phạm vương, Đế-thích và các thiên vương đều đến thỉnh tôn giả Ca-diếp: “Đức Như Lai đem chính pháp nhãn tạng giao lại cho tôn giả, tôn giả nên sớm kết tập.” Bấy giờ, tôn giả Ca-diếp cho người đến đỉnh núi Di-lô đánh kiền chùy đồng, kiền chùy vang ra tiếng: “Triệu tập hết một nghìn vị thánh đệ tử vô học đến hang Tất-bát-la, thành Thượng mão, nước Ma-kiệt-đề và mời vua A-xà-thế làm đàn việt ngoại hộ để kết tập lời Phật dạy.”

- A-nan-đà, lôi hống tam luân.

Phiên âm tiếng Phạn là A-na-đà, Hán dịch là Khánh Hỉ, là em của Phật. Sau khi xuất gia, làm thị giả cho Phật hai mươi năm, là vị đệ tử đa văn đệ nhất. Trong đạo tràng kết tập lần thứ nhất chỉ chọn những vị thánh nhân Vô học. Nhưng lúc ấy, tôn giả A-nan còn ở địa vị Hữu học, nên bị tôn giả Ca-diếp đuổi ra khỏi chúng. Tôn giả A-nan phẩn uất bỏ vào rừng tập Thượng địa định, đoạn hết phiền não và những kết sử còn lại, chứng quả A-la-hán. Sau khi chứng quả, tôn giả trở về đứng ngoài cửa, thưa với chúng cho vào. Tôn giả Ca-diếp nói: “Nếu đã đạt được Vô học thì nên theo khe hở giữa cửa vào.” Tôn giả Ca-diếp vừa nói dứt lời thì tôn giả A-nan đã qua khe hở cửa vào trong, đỉnh lễ đại chúng. Tôn giả Ca-diếp thỉnh tôn giả Ưu-ba-li kết tập tạng luật, tôn giả A-nan kết tập tạng kinh. Khi tôn giả A-nan lên tòa trong chúng có ba điều nghi ngờ: 1. Nghi Phật xuất hiện trở lại; 2. Nghi Phật ở phương khác đến; 3. Nghi tôn giả A-nan đã thành Phật. Mãi đến khi tôn giả A-nan xướng lên “Như thị ngã văn”, thì mọi nghi ngờ đều được giải thích.

Lôi hống: Kinh Pháp cú ghi: “Tì-kheo Ma-ha Lô-đạt-sấn có tiếng nói giống như tiếng sấm vang, hoặc so sánh tôn giả A-nan với tì-kheo kia.”

Tam luân: gồm âm thanh, lưỡi, tiếng nói. Nhưng âm thanh có năm đặc tính: 1. Rất sâu như sấm; 2. Trong trẻo vang xa; 3. Người nghe không chán; 4. Nhớ mãi, ưa thích; 5. Hiểu rõ, dễ hiểu. Tôn giả A-nan có đủ năm tính này. Cho nên gọi là Lôi hống tam luân.

- Thương-na biểu lộ định ở vị lai.

Khi Đức Như Lai còn tại thế, có lần du hành đến nước Ma-đột-la Ngài chỉ về hướng một ngọn núi xanh và nói với tôn giả A-nan: “Núi này gọi là núi Ưu-lâu-trà, sau khi Ta niết-bàn có tì-kheo tên Thương-na-hòa-tu sẽ xây dựng già-lam ở núi này, thuyết pháp, giáo hóa được nhiều lợi ích.

Sau khi Đức Phật diệt độ, tôn giả A-nan có một người đệ tử tên Thương-na-hòa-tu. Trước lúc nhập diệt, tôn giả A-nan truyền pháp lại cho Thương-na-hòa-tu. Thương-na-hòa-tu giáo hóa rộng khắp, đúng như lời Phật nói. Những ngày trước khi Thương-na-hòa-tu nhập diệt có một người đệ tửtrưởng giả Ưu-ba-cúc-đa. Một hôm, Ưu-ba-cúc-đa đến chỗ của Thương-na-hòa-tu và ngồi trên giường mà các đệ tử của Ưu-ba-cúc-đa đều không hay biết. Nhân đó, Ưu-ba-cúc-đa khởi tâm kiêu mạn. Ngay lúc ấy, Thương-na-hòa-tu đưa tay lên không trung thì cam lộ rơi xuống, hiện năm trăm pháp môn mà Ưu-ba-cúc-đa không hề biết. Thương-na-hòa-tu nói: “Khi Đức Phật nhập định này, tôn giả Mục-kiền-liên không biết được. Tôn giả Mục-kiền-liên nhập định này các thầy tì-kheo không biết được. Ta nhập định này ông không biết được. Ta đã đạt được bảy vạn bảy nghìn Bản sinh kinh, tám vạn tì-ni, tám vạn tì-đàm mà ông đều không đạt được. Nếu ta nhập diệt thì những pháp môn ấy cũng mất.”

- Ưu-ba-cúc-đa giáo hóa, thẻ tre đầy phòng.

Ưu-ba-cúc-đa là đệ tử được phó pháp của Thương-na-hòa-tu. Khi Đức Phật còn tại thế, có ngoại đạo Ni-kiền-tử Tát-già thông minh biện luận nhạy bén, thông suốt các luận, các vua đều đến bái làm thầy. Nhưng ngoại đạo Tát-già biết Phật pháp chính diệu muốn xin xuất gia, nên đến hỏi Đức Phật: “Nếu tôi xuất gia thì có được như Phật không?” Đức Phật đáp: “Không được.” Ngoại đạo Tát-già lại hỏi: “Nếu tôi xuất gia thì có được như tôn giả Xá-lợi-phất, như tôn giả Mục-kiền-liên, như năm trăm tì-kheo không? Đức Phật đáp: “Không.” Đức Phật nói tiếp: “Nếu sau khi Ta nhập diệt rồi mà không có các bậc đại nhân, sau đó ông mới được như họ.” Đồng thời, Đức Phật nói với chúng: “Ta diệt độ gần một trăm năm, ngoại đạo này sinh ở nước Ma-đột-la, tên Ưu-ba-cúc-đa, (Hán dịch là Cận Hộ,) xuất gia chứng quả, giáo hóa vô số người.”

Đến thời gian đó đều đúng như lời huyền kí của Phật, Ưu-ba-cúc-đa ở trung Ấn-độ nói pháp, giáo hóa, kẻ nam người nữ được Ưu-ba-cúc-đa giáo hóa đều đắc đạo.

Một hôm, Ưu-ba-cúc-đa ném một thẻ tre vào trong ngôi nhà làm bằng đá; ngôi nhà ấy cao hai trượng, dọc ngang ba trượng, vậy mà thẻ tre liền đầy cả phòng. Đến khi Ưu-ba-cúc-đa diệt độ, đệ tử của ngài là Thông Chân Lượng chỉ dùng số thẻ tre ấy để xà-duy ngài.

- Đầu tiên cảm, xà nhà tự gẫy.

Lúc tôn giả Đại Ca-diếp sắp niết-bàn đã phó pháp cho tôn giả A-nan . Sau đó, tôn giả Ca-diếp ôm y mà Đức Phật giao lại vào núi Kê Túc nhập định, đợi Đức Phật Di-lặc hạ sinh. Trước đó, vua A-xà-thế có giao ước: “Khi nào tôn giả nhập diệt phải đến bảo cho trẫm biết.” Vì thế, tôn giả Ca-diếp đến cung từ biệt. Nhưng vì vua đang ngủ nên không gặp. Trong lúc vua ngủ, vua mộng thấy xà nhà bị gẫy. Vua liền tỉnh giấc mới biết tôn giả Ca-diếp đã nhập diệt mà không đợi. Vua đóng xe chạy đến trước núi, nhưng núi ấy đã khép lại. Trước khi tôn giả Ca-diếp vào núi có hẹn rằng: “Nếu vua A-xà-thế đến và Phật Di-lặc hạ sinh thì núi này mới mở ra.” Vì thế, khi vua A-xà-thế đến núi tự mở ra, vua thấy tôn giả Ca-diếp ôm y ngồi ngay thẳng giữa núi. Vua chiêm lễ tôn giả, khóc thương, nói kệ khen ngợi rồi núi mới khép lại.

- Cuối cùng, tuôn sữa làm chứng.

Vị tổ được truyền pháp thứ hai mươi bốn ở Tây Thiên[83] là tôn giả Sư Tử, ở nước Kế Tân. Tôn giả biết mình sẽ gặp nạn nhưng không thể tránh khỏi, nên truyền một y và một bài kệ cho để tử là tôn giả Bà-tư-đa, tôn giả nói: “Ta ở đây gặp nạn, con nên đến nước khác để hành hóa.”

Sau đó, ngoại đạo hưng thịnh, thường hay dèm pha với vua Di-la-quật, vua mất chính tín,[84] phá pháp đập chùa, cầm kiếm chặt đầu tôn giả Sư Tử. Khi đầu của tôn giả rơi xuống thì có một dòng sữa trắng tuôn ra cao vài thước. Từ đó, việc truyền pháp ở Ấn-độ chấm dứt kể từ tôn giả Bà-tư-đa.

- Bình với bình khác nhau nhưng nước thì giống.

Kinh A-hàm ghi: “Tôn giả A-nan truyền trì Phật pháp giống như nước từ bình này rót qua bình khác; bình với bình tuy khác nhưng nước thì chỉ là một.”

- Thắp đèn tuy khác nhưng ánh sáng chỉ là một.

Thắp đèn dụ cho truyền pháp. Ánh sáng của con người dụ cho Như Lai. Pháp dụ như ánh sáng. Ánh sáng từ một đèn chia ra thành nghìn đèn, nhưng ánh sáng thì không hai.

- Vì vậy, chân không, diệu hữu của Đại thừatôn chỉ của Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Di-lặc.

Chân không, diệu hữulí cao tột của Đại thừa. Tuy nói giáo pháp chỉ có một vị, nhưng vì để hợp cơ, tùy căn nên mỗi mỗi pháp đều có sự sai khác. Còn Bồ-tát Văn-thù hoằng truyền tông chỉ Nhất tính. Đây chủ yếu căn cứ theo thuyết tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Bồ-tát Di-lặc thì hoằng truyền tông chỉ Ngũ tính. Đó là: 1.Thanh văn tính; 2. Duyên giác tính; 3. Đại thừa tính; 4. Bất định tính. Riêng chủ trương này cho rằng trong thức thứ tám có đủ chủng tử của Tam thừa, gặp duyên liền tu, nên gọi là Bất định. 5. Vô chủng tử tính. Chủ trương này cho rằng trong thức thứ tám không có chủng tử văn huân,[85] nhưng không giống như tính ‘vô’ của ngói, đá.

Kinh Thiện giới ghi: “Người không có chủng tính chỉ dùng căn lành nhân, thiên để thành thục chúng.”

- Tiểu thừa và phân lụa, chia vàng, Thượng tọa, Đại chúng bắt nguồn từ bộ này.

Tiểu thừa giáo: Đức Phật vì hàng chúng sinhcăn tính chậm lụt mà phương tiện thi thiết. Nhưng giáo pháp vốn có chung một gốc. Đến sau khi Đức Phật diệt độ, thầy trò truyền nhau[86] và có sự mâu thuẫn nhau, nên mới có dòng phái khác nhau. Bộ Xuất tam tạng ghi: “Khi Đức Phật còn tại thế, có ông trưởng giả nằm mộng thấy được một tấm lụa quí, bỗng nhiên tấm lụa đứt làm năm đoạn. Ông sợ hãi đến hỏi Đức Phật. Đức Phật nói: “Điềm ấy cho biết sau khi Ta diệt độ luật tạng sẽ chia làm năm bộ.” Kinh Hữu nhân duyên ghi: “Vua Tần-bà-sa-la mộng thấy một cây gậy bằng vàng gẫy làm mười tám đoạn. Vua đến hỏi Phật, Đức Phật nói: ‘Điềm đó cho biết sau khi Ta nhập diệt Tiểu thừa giáo chia thành mười tám bộ.’” Thượng tọa, Đại chúng là hai bộ gốc.

- Mười chi hoằng xiển.

Lời tự này ý nói các bậc thánh đệ tử tạo luận phá tà, lập chính. Mười chi đó là: 1. Chi nêu tóm tắt danh và số, tức luận Bách pháp.[87] 2. Chi giải thích sơ lược thể và nghĩa, tức luận Ngũ uẩn, đều do Bồ-tát Thiên Thân sáng tác. 3. Chi nêu tổng quát nghĩa của các sắc, tức luận Hiển dương. 4. Chi nhiếp chung đại nghĩa, tức luận Nhiếp đại thừa, đều do Bồ-tát Vô Trước sáng tác. 5. Chi phân biệt danh và số, tức luận Tạp tập, do ba vị Bồ-tát Vô Trước, Sư Tử Giác, Hiền Tuệ sáng tác. 6. Chi Li tị xứ trung, tức luận Biện trung biên, do Bồ-tát Vô Trước sáng tác. 7. Chi phá gẫy tà sơn, tức luận Nhị thập duy-thức. 8. Chi dựng pháp tràng cao, tức luận Tam thập duy-thức, đều do Bồ-tát Thiên Thân sáng tác. 9. Chi trang nghiêm thể và nghĩa, tức luận Đại trang nghiêm. 10. Chi nhiếp tán qui quán, tức luận Du-già, đều do Bồ-tát Từ Thị sáng tác.

- Nghìn bộ bỗng nhiên xuất hiện.

Bồ-tát Thiên Thân là em ruột của Bồ-tát Vô Trước. Còn trong Phật pháp thì Bồ-tát Thiên Thânđệ tử của Bồ-tát Vô Trước. Bồ-tát Thiên Thân là vị đứng đầu của tông Hữu bộ, sáng tác luận Ngũ bách, trình bày về giáo nghĩa Tiểu thừa bài xích giáo nghĩa Đại thừa, ở Thiên Trúc không ai dám đối dịch với ngài. Ngài Vô Trước là hàng Sơ địa Bồ-tát, quán sát biết em mình có căn duyên Đại thừa sắp thuần thục, nên giả bệnh gọi em về. Khi Bồ-tát Thiên Thần vừa đến gần một dịch trạm, Bồ-tát Vô Trước sai một đệ tử đến đón. Khi đêm đến hai người cùng ngủ lại trong một quán trọ. Đêm hôm đó, đệ tử của Bồ-tát Vô Trước đọc một bài kệ của giáo pháp Đại thừa:

Nếu người muốn biết rõ

Tất cả Phật ba đời

Nên quán tính pháp giới

Tất cả chỉ tâm tạo.

Bồ-tát Thiên Thân nghe bài kệ khoát nhiên ngộ giải chính lí của Đại thừa. Khi ấy, Bồ-tát Thiên Thân hối hận về tội lỗi sâu dày mà ngày xưa hủy báng, bài xích Đại thừa và không biết làm sao để bù đắp lại. Ngài nghĩ: “Tội ấy vốn do thiệt căn gây ra.” Nghĩ vậy rồi, ngài cằm dao bén định cắt lưỡi mình. Bấy giờ, Bồ-tát Vô Trước ở xa biết được, đưa tay nắm lấy cán dao và nói với Bồ-tát Thiên Thân: “Em ngộ Đại thừa chính là lúc này. Ngày xưa, em dùng lưỡi để hủy báng, thì nay cũng nên dùng lưỡi để tán thán; như vậy, có thể bù đắp lại lỗi lầm xưa. Nếu cắt lưỡi, không nói được thì có lợi ích gì?” Bồ-tát Thiên Thân nghe lời nên không cắt lưỡi. Rồi ngài lại lên đường ngay trong đêm, đến bái Bồ-tát Vô Trước làm bổn sư. Sau khi nghe Bồ-tát Vô Trước chỉ dạy, ngài liền sáng tác luận thuộc Đại thừa, hơn năm trăm bộ. Vì thế, ở Thiên Trúc gọi ngài là Thiên Bộ Luận Sư (Thầy của một nghìn bộ luận).

- Mã Minh, Long Thọ tiếp nối tiếng thơm ấy.

Hai vị Bồ-tát này ban đầu tôn sùng tông chỉ của ngoại đạo. Nhưng sau hồi tâm tin theo chính pháp, xuất gia tuyên dương Đại thừa, đều trở thành luận sư.

- Đề-bà khoét mắt và Tác khí.

Bồ-tát Đề-bà là đệ tử của ngài Long Thọ, thông minh, biện tài, nổi tiếngNgũ Ấn, trụ ở phía nam Thiên Trúc. Khi ngài mới đắc pháp, mọi người chưa tin theo. Ở nước ấy có miếu thờ Đại Tự Tại Thiên. Tượng ấy đúc bằng vàng, cao hai trượng, mắt làm bằng pha lê báu. Nếu người nào có căn cơ thích hợp thì tượng sẽ cử động. Người bình thường không dám nhìn thẳng. Nghe vậy, Đề-bà vào miếu xem thực hư thế nào và có rất đông người xem đi theo. Khi ấy, tượng Đại Tự Tại Thiên chớp mắt nhìn Đề-bà. Đề-bà nói: “Thần là thần! Sao lại nhỏ nhen thế này! Đáng lẽ, phải dùng tinh linh[88] cảm người, phải lấy trí đức phục vật,[89] nhưng lại mượn vàng rồng để tự mãn, mượn pha-lê để mê hoặc người, thật đáng thất vọng!” Rồi Đề-bà dùng thang trèo lên khoét lấy con mắt, thì tượng thần hết linh nghiệm. Từ đó, tiếng tăm vang xa, giáo hóa vang dội.

Nay mới biết rõ nghĩa của chữ khí (器) cũng giống như chữ khí (氣). Dựa theo bản truyện, sở dĩ không ghi là ‘khí sự’ (器事: có nghĩa là bỏ việc thờ cúng) là vì Đề-bà muốn xiển duyên chính pháp mà người trong làng chưa tin, nên làm cho tượng mất linh thần.

- Trần-na làm đá gầm rống mà nổi tiếng.

Bồ-tát Trần-na là một luận sư lớn. Vào kiếp Sơ, có ngoại đạo Già-tì-la, tu thế định, đắc ngũ thần thông, tạo luận Tăng-khư-tát-đát-la. Hán dịch là Số luận. Ngoại đạo ấy sợ người đời sau đả phá nghĩa ấy của ông ta nên lên trời Đại Tự Tại cầu thuật trường sinh. Trời nói: “Ta sẽ hóa ông thành một vật, trường thọ bậc nhất. Và không có gì trường thọ hơn đá.” Ngoại đạo liền thông báo với tất cả đệ tử: “Ta sắp hóa thành tảng đá. Nếu có người nào vấn nạn luận của ta, thì hãy viết lên trên tảng đá, ta tự trả lời hết.” Đến khi Trần-na sáng tác luận Nhân minh, để phá những kiến giải tà vạy, mới biết tảng đá ấy là ngoại đạo kia. Nhân đó, Trần-na viết lập luận ‘tỉ lượng’[90] lên trên tảng đá để hỏi. Thì chẳng mấy chốc văn đáp ẩn trong đá xuất hiện. Trần-na lại lập ‘tỉ lượng’ khác, văn đáp trải qua một đêm mới xuất hiện. Trần-na đưa ra lập luận đến ‘tỉ lượng’ để hỏi ngoại đạo thì tảng đá không đáp được. Nhưng bỗng nhiên, tảng đá phát ra một tiếng lớn, chấn động dữ dội và tảng đá vỡ vụn. Vì thế, ở Thiên Trúc cho rằng Bồ-tát Trần-na có thể làm cho đá gầm rống.

- Một trăm bài kệ đủ loại bỏ ngoại tông.

Luận sư Tỉ-la là đệ tử của Bồ-tát Mã Minh, sáng tác luận Vô ngã, gồm một trăm bài kệ, luận sư đi đến đâu thì sự chấp ngã của ngoại đạo đều bị hàng  phục.

- Mười luận sư, tô điểm cho tụng còn lưu lại.

Thiên Thân sáng tác ba mươi bài tụng về duy-thức. Sau đó, có Bồ-tát Pháp Hộ với chín vị luận sư khác cùng nhau sáng tác văn giải thích tán thành ba mươi bài tụng đó. Nay gọi là luận Duy-thức.

- Nghe kinh, ban đêm lên trời Đâu-suất.

Bồ-tát Vô Trước nhập Pháp quang định,[91] ban đêm bay lên trời Đâu-suất hỏi Đức Từ Thị về ý nghĩa kinh Kim cang. Đức Thị nói tám mười bài tụng trình bày rõ đại nghĩa. Bồ-tát Vô Trước căn cứ vào tám mười bài tụng đó sáng tác thành luận, hai quyển. Bồ-tát Thiên Thân căn cứ  theo đoạn hai mươi bảy nghi sáng tác luận, ba quyển.

- Đợi Phật và ẩn trong hang Tu-la.

Luận sư Minh Biện muốn cầu trường sinh để đợi đức Từ Thị hạ sinh. Luận sư đến trước hang Tu-la phía nam Ấn-độ tụng chú kim cang chú vào bạch giới tử,[92] rồi dùng những bạch giới tử ấy ném vào cửa đá, cửa đá liền mở. Nhờ đó, luận sư Biện Minh chỉnh trang y phục chạy nhanh vào và có sáu người cũng theo vào. Luận sư và sáu người kia vừa vào cửa đá liền đóng lại. Phiên âm tiếng Phạn là A-tu-la, Hán dịch là Vô Đoan Chính, là Thần.

- Dùng kiếm lập thệ, chặt đầu để lập ước.

Bồ-tát Đề-bà sau khi thụ pháp xuất gia, ở giữa ngã tư đường nước Thiên Trúc thiết một cái tòa cao và đưa ra ba lập luận: 1. Trong tất cả các bậc thánh, Phật là bậc nhất. 2. Trong tất cả pháp, pháp của Phật là bậc nhất. 3. Trong tất cả cứu thế, Tăng là bậc nhất. Đồng thời, Đề-bà còn đưa ra lời thách thức: “Luận sĩ tám phương nếu có ai phá được nghĩa này ta sẽ chặt đầu qui phục.” Sau khi nổi trống, luận sĩ tám phương đều tập hợp trong luận trường và những luận sĩ ấy mỗi người cũng lập ước: “Nếu tôi không phá được nghĩa này, tôi cũng sẽ chặt đầu để tạ lỗi.” Chủ và khách tranh luận suốt ba ngày. Cuối cùng, tất cả lập luận của luận sĩ tám phương đều bị phá. Vì thế, mỗi luận sĩ xin chặt đầu để tạ lỗi. Nhưng Đề-bà nói: “Tông và pháp của ta dùng lòng nhân để đối trị muôn vật, các ông không cần phải chặt đầu, chỉ cắt tóc là được; như vậy, cũng không khác gì chết.” Khi ấy, luận sĩ tám phương đều cắt tóc xuất gia.

- Đặt đà[93] vàng trên voi và xin giải thích.

Bồ-tát Thiên Thân giảng luận Bà-sa cho chúng nghe. Sau đó, ngài tóm thâu tất cả ý nghĩa đã giảng viết thành những bài tụng. Rồi ngài dùng một tấm đồng đỏ khắc chữ và đặt lên đầu voi và ngài lấy năm mươi thỏi vàng để phía sau đuôi voi, ngài ngồi ở giữa, đánh trống tuyên cáo rằng: “Nếu ai có thể phá được nghĩa này thì tôi sẽ dâng số vàng này.”  Nhưng các nước không có ai phá được. Ngài lại đem bài tụng và số vàng kia gửi đến nước Kế-tân. Các luận sư phái Bà-sa ở nước ấy cũng không phá được. Họ liền bỏ thêm năm mươi thỏi vàng gửi lại cho Bồ-tát Thiên Thân và thỉnh ngài làm văn giải thích. Nhân đó, Bồ-tát Thiên Thân làm văn trường hàng giải thích những bài tụng ấy, tức nay là luận Câu-xá.

- Được ban thưởng thực ấp.

Luận sư Ma-đà-na tài biện dọc ngang. Nhân luận nghĩa đắc thắng, nên được vua Tần-bà-sa-la cắt một ấp để thưởng cho luận sư.

- Đạt được thắng pháp và dựng tràng.

Truyện Phó pháp tạng ghi: “Sau khi đạt được thắng pháp ở Phú-na-dạ-xà, Bồ-tát Mã Minh liền dựng pháp tràng lớn ở đó.”

- Theo lí của luận Bát-nhã đặt tên là Đăng.

Luận sư Ca-tì ở nước thuộc Nam Thiên Trúc sáng tác luận Bát-nhã Đăng. Vì trí căn bổn vô phân biệtcông năng tịch chiếu, nên dùng ‘ngọn đèn’ để làm thí dụ.

- Nghiên cứu lỗi lầm của luận Câu-xá, gọi là Bạc.

Xưa ở nước Ca-thấp-di có luận sư Chúng Hiền. Sau khi xem luận Câu-xá của Bồ-tát Thiên Thân, liền sáng tác năm nghìn bài tụng bài xích những nghĩa sai lầm của luận Câu-xá, nên tác phẩm đó gọi là luận Câu-xá Bạc. Vì những trận mưa đá thường phá hoại mùa màng, hoa quả. Cho nên, lấy thí dụ đó để làm tên. Rồi luận sư dẫn đồ chúng và mang bộ luận đi tìm hỏi Bồ-tát Thiên Thân để xác định là đúng hay sai. Vì những người bất chính ở các nước lập ra lượng quả,[94] nên Bồ-tát Thiên Thân liền lánh mặt chưa đến. Khi vừa đến một dịch trạm, luận sư Chúng Hiền biết mình đã yếu không thể đi nữa, nên luận sư viết thư và sai đệ tử mang bộ luận đến trao cho Bồ-tát Thiên Thân. Trong thư viết vắn tắt: “Tôi không tự lượng sức mình làm ra bản luận này. Tôi trí nhỏ mà mong cầu lớn, nay giờ chết đã đến; Bồ-tát thông suốt lí cao tột, nếu được giữ lại bản luận này thì dù chết cũng không hối hận.” Bồ-tát Thiên Thân đọc bản luận ấy thấy văn phần nhiều hợp với nghĩa của mình đã trình bày. Lại nữa, vì kính trọng sự biết lỗi của Chúng Hiền, nên Bồ-tát đặt tên là luận Thuận chính lí.

- Tất cả khác đường, khác lối, nhưng cuối cùng tụ hội ở một nguồn, tự hữu và không đều qui về vạn đức.

Khác đường, khác lối là chỉ cho ngoại đạotiểu thừa. Tự hữu và không đều là biên kiến. Một nguồn qui về vạn đứcĐại thừa chân đế, thật tính.

- Từ Thương Chu thấy cầu vồng nối liền.

Chu thư dị kí ghi: “Ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thân, nhằm năm thứ 52, đời Chu Mục Vương ở Tây phương xuất hiện mười hai đường cầu vồng trắng nối liền hai hướng Nam và Bắc. Vua hỏi vì sao có hiện tượng đó. Thái sử Hỗ Đa tâu: “Đó là tướng buồn của bậc thánh nhân nhập diệtTây phương.”

- Diễm Hán mộng người vàng.

Đời vua thứ hai thời Hậu Hán là Hiếu Minh Đế. Vào nên hiệu Vĩnh Bình thứ hai, vua nằm mộng thấy người vàng một trượng sáu bay đến cung điện, ánh sáng rực rỡ. Vua hỏi quần thần. Bấy giờ, có một người học rộng tên Bác Nghị tâu: “Ở Phương tây có bậc thánh nhân hiệu là Phật. Người mà bệ hạ nằm mộng thấy chính là người ấy.” Bác sĩ Vương Tuân tâu: “Thần xem trong Chu thư dị kí thấy có ghi: ‘Đại sử Tô Do tâu với Chiêu Vương: Tây phương có bậc thánh nhân xuất hiện, một nghìn năm sau, thanh giáo[95] sẽ truyền đến đây. Điềm bệ hạ mộng thấy chính là việc này.’”

- Giáo đến Thần Châu,[96] thanh truyền Hoa Hạ.[97]

Thanh cũng chính là giáo. Giáo điểnTrung Quốc lấy âm thanh vô lậu của Phật làm thể, nên gọi là Thanh giáo. Lại nữa, trong duy-thức luận dùng bốn pháp: thanh, danh, cú, văn làm giáo thể. Sau khi vua Hán Minh Đế nghe Nạp Vương Tuân tâu, vua liền sai Trung Lang dẫn mười tám người Thái Hầm, Tần Cảnh, bác sĩ Vương Tuân v.v… cùng đi đến Tây Vức để thỉnh Phật pháp. Khi mọi người đến nước Nhục Chi thì gặp hai vị tăng người Ấn-độ Ca-diếp Ma-đằng và Trúc-pháp-lan mang tượng Phật Thích-ca vẽ trên lụa trắng và kinh Tứ thập nhị chương. Những sứ giả kia thỉnh hai vị tăng trụ lại Bạch Mã Đà, rồi sau đó thỉnh về Lạc Hạ.[98] Lúc ấy, nhằm năm Đinh mão, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10, đời Hậu Hán. Đây là lần đầu tiên ở Trung QuốcTam bảo. Nhân đó, vua Minh Đế ban sắc cho vẽ tượng Phật Thích-ca trên cửa phía tây thành Lạc Dương và trên lăng Hiển Tiết để cúng dường. Đây là những bức tượng đầu tiên ở Trung Quốc.

Vào đời Đường có cao tăng đại luật sư Đạo Tuyên ở Chung Nam Sơn, vì giới đức, luật hạnh cao tốt nên được Bắc thiên Tì-sa-môn vương thường sai hai thiên nhân âm thầm bảo hộ. Luật sư Đạo Tuyên thường kinh hành. Một hôm, đang đi thì bị trượt chân sắp rơi xuống thềm. Khi ấy, vì để đỡ chân luật sư nên thiên nhân mới hiện thân. Nhân đó, luật sư hỏi họ là ai thì họ nói là thiên nhân. Luật sư Đạo Tuyên hỏi: “Như Tô Do, Hỗ Đa đời Chu, Bác Nghị, Vương Tuân đời Hán, đều vốn không biết Phật pháp nhưng biết được sự sinh diệt của Phật và biết thanh giáo sẽ truyền đến đây và cho Phật pháp là cao tột nhất, vậy họ là ai?” Thiên nhân viết lên tấm ngọc vàng đáp: “Họ đều là thiên nhân. Vì Phật pháp lưu hành đến nước này nên trời sai giáng thần[99] để giúp nước. Nhân đó, luật sư Đạo Tuyên mới biết vì Phật phápthiên nhân xuống thế.”

- Vương Bột than sinh vào Quí thế được tiếp nhận chân đàm, tuy được nối tiếp nhưng vì để tập hợp những lời vàng rải rác mà không gặp được ngọc tướng.

Sau khi Thích-ca Như Lai nhập diệt, chính pháp[100] trụ lại năm trăm năm, tượng pháp[101] trụ lại một nghìn năm, mạt pháp[102] trụ lại một vạn năm. Vào đời thứ ba nhà Đường, nhằm cuối thời tượng pháp nên gọi là Quí thế.  Giáo pháp cao tột của ba tạng gọi là Chân đàm. Giáo pháp ấy được nói ra từ kim khẩu của Như Lai nên gọi là Lời vàng. Tướng sáng phóng ra giữa hai chặn lông mày của Phật gọi là ngọc tướng.

*Thấy nghe hết như vậy, ý chỉ sáng tỏ. Bởi vì, dựa vào những văn bản xưa lưu lại, không thêm bớt mà trình bày, nên ghi lại rằng:

- Hóa khởi từ bản nguyên.

Hóa khởi là chỉ cho ba loại thân Phật. Bản nguyên là chỉ cho nhất chân pháp giới.

- Công thành ứng với kiếp Hiền.

Đức Như Lai trải qua ba vô số thời tu lục độ vạn hạnh, cho đến tam thiên đại thiên thế giới không có chỗ nào dù nhỏ như đầu kim chẳng phải là chỗ Như Lai xả bỏ thân mạng. Đây gọi là công. Đức Phật Nhiên Đăng thụ kí trong kiếp Hiền này sẽ thành Phật. Phiên âm tiếng Phạn là Bạt-đà-kiếp-bá, Hán dịch là Hiền thời, giống như cách ghi năm.

- Vạn hạnh hiển bày chân tông.

Thiên chân Phật[103] không phải từ bên ngoài đến. Tất cả chúng sinh đều có đủ, nhưng vì hư vọng nên bị xoay vòng, hai chướng[104] che lấp, nên không thể nhận biết. Vì thế, Bồ-tát tu lục độ vạn hạnh, công đức trang nghiêm đã mãn, vận dụng trí căn bản vô phân biệt chiếu soi lí chân như, ở trong đạo tràng kim cang đoạn hết hai chướng phiền nãosở tri, huân tập căn khí trong đường giải thoát để hiển bày ra pháp thân. Giống như dùng nước thuốc tẩy rửa gương đồng cho bóng sáng.

- Tam-kì tích chứa nghiệp lớn.

Phiên âm tiếng Phạn là A-tăng-kì, Hán dịch là Vô số thời. Ở đây gọi tắt là Tam-kì. Bồ-tát trải qua thời gian ấy tu lục độ vạn hạnh, nên gọi là nghiệp lớn.

- Vì pháp nên xuất hiệnthế gian, giáng linh thị hiện vào hông phải.

Kinh Vô thường ghi: “Nếu ở thế gian không có ba pháp già, bệnh, chết  thì Như Lai không xuất hiện và không nói các việc điều phục v.v… .”

- Lông mày cong dài như cánh cung Thiên Đế.

Kinh Hoa nghiêm ghi: “Lông mày nhỏ và cong như cánh cung của Đế-thích.” Kinh Âm ghi: “Cầu vồng gọi là Thiên cung.”

- Mắt mang lá sen xanh.

Triệu pháp sư nói: “Ở Thiên Trúchoa sen xanh, lá của nó dài và rộng, có hai màu xanh và trắng rõ ràng. Những bậc đại nhân mắt thường có tướng này, nên lấy đó làm thí dụ.”

- Tiên tướng sư rơi lệ, Thiên thần tranh nhau tiếp đỡ, Quán đỉnh ở trong cung, Trục xe quay hóa càng phục tùng.

Thiếp cũng giống như Tĩnh, có nghĩa là phục tùng. Quán đỉnh là con của Chuyển luân thánh vương sắp tiếp nối ngôi vua, nên vua cha lấy nước ở bốn biển rưới lên đỉnh đầu, rồi mới đội mão lên. Bấy giờ, bảy báu từ trời rơi xuống. Kim luân báu ấy bay đến khắp bốn thiên hạ và tất cả quốc độ đều tự qui hóa.

- Giáo pháp cao siêu truyền cho ai?

Kinh Bản hạnh ghi: “Năm 7 tuổi thái tử bắt đầu nhập học. Vua mời bà-la-môn Tì-xa-mật-đa-la dạy văn; Sạn-đề-đề-bà dạy võ; Át-thùy-na dạy toán. Dù mời ba vị thầy nhưng thái tử đã thông suốt văn, võ, toán pháp, nên ba vị thầy đều thần phục. Vì thế, nên gọi Ngài là bậc Vô sư trí, Tự nhiên trí, là chỉ cho Ngài sinh ra đã biết.

Hoặc có người hỏi: Vô sư trí, Tự nhiên trí ấy có giống với tự nhiên của ngoại đạo không?

Đáp: Không giống. Những trí ấy có nghĩa là thường trụ. Dù không căn cứ theo duyên sinh, nhưng nhờ vào các duyên để hiển bày. Cho nên, kinh Pháp hoa ghi: “Giống Phật được sinh khởi từ duyên.”

- Kéo cung, một mình hào hiệp.

Kinh ghi: “Năm thái tử 15 tuổi, Ngài cùng mọi người thi bắn cung. Lúc ấy, thái tử chê các cây cung đều nhẹ và yếu, nên vua sai người đem cây cung của Chuyển luân thánh vương ở miếu tổ đến. Mọi người không ai có thể giương được cung, chỉ thái tử ngồi tại chỗ, kéo nhẹ dây cung rồi thả, tiếng dây cung phát ra vang vọng gần xa. Vì thế, mọi người đều nể phục sức mạnh của thái tử.

Dạo xem sợ sinh tử

Vượt thành bỏ thần thiếp

Cắt tóc bằng đao báu

Đổi y với thợ săn

Sống gần chỗ đàn nai

Khổ thân bày gầy yếu

Ăn mè người đều biết

Tòa cỏ ma mới sợ

Sạch như sen tiết nước

Sáng hơn gương mở tráp

Núi, biển đều cao sâu

Mây, sấm đều tan biến.

Luận Đại Bà-sa ghi: “Như Lai lên không giới Hữu dư niết-bàn, nổi mây lành lớn, phát điện tuệ thù thắng, vang âm sấm không, vô ngã.” Trong bốn biện[105] đó là vô ngại biện. Tiệp ấy trong bảy biện[106] là tiệp biện. Như Lai có đầy đủ những biện ấy. Cho nên biết danh, tướng, cú, nghĩa của tất cả pháp, nhạo thuyết ngang dọc nhưng không quên sót, sợ hãi, phân biệt rõ ràng.

- Ba thời giáo càng mở rộng.

Những điều Phật dạy được chia làm ba thời khác nhau. Thời thứ nhất Đức Phật nói Hữu giáo. Thời thứ hai Đức Phật nói Không giáo để phá căn bệnh chấp hữu trước. Thời thứ ba Đức Phật nói Trung đạo giáo để đồng trị hai bệnh trên. Cho nên, có người hỏi: “Như Lai xuất hiện vốn vì việc lớn, vì sao trước nói Hữu giáo để giáo hóa người?”  Đáp: “Thời này phần nhiều là phá chấp thường của ngoại đạo, nên nếu nói pháp Đại thừa thường trụ thì những người có căn tính Tiểu thừa mắc tội hủy báng pháp.”

- Vạn loại căn cơ tự thỏa mãn.

Kinh Duy-ma ghi: “Đức Phật dùng một loại âm thanh để diễn nói pháp, chúng sinh tùy loại đều hiểu được.” Đó gọi là một âm[107] mật khẩu, mỗi loại hiểu khác nhau.

- Hỏi bốn việc theo y cầu mà trả lời.

Luận Trí độ ghi: “Khi Đức Phật sắp niết-bàn, tôn giả A-nan xin hỏi bốn điều:

Tôn giả  A-nan hỏi: Sau khi Phật diệt độ các tì-kheo lấy gì làm thầy?

Đức Phật đáp: Lấy giới làm thầy.

Tôn giả A-nan hỏi: Nương vào gì để trụ?

Đức Phật đáp: Nương vào Tứ niệm xứ để trụ.

Tôn giả A-nan hỏi: Làm sao để điều phục tì-kheo ác tính?

Đức Phật đáp: Dùng phạm-đàn[108] để trị.

Tôn giả A-nan hỏi: Ở đầu tất cả các kinh nên đặt lời gì?

Đức Phật đáp: Nên ghi: “Như thị ngã văn.”

- Mười tiên lần lượt nối bước nhau, bổ xứ thụ kí Từ Thị.

Hễ một hóa Phật diệt độ nhất định sẽ thụ kí cho một Bồ-tát ở tương lai vào kiếp nào ở cõi này thành Phật, nói pháp gì, độ bao nhiêu chúng sinh v.v… gọi là Bồ-tát bổ xứ. Nay Đức Phật Thích-ca thụ kí cho Từ Thị làm Bồ-tát bổ xứ.

- Để lại văn dặn dò Ca-diếp.

Kinh Niết-bàn ghi: “Phật dạy: ‘Tất cả vô thượng chính pháp của Ta đều giao lại cho Ma-ha Ca-diếp để nương tựa.’”

- Ngọa thụ.

Ngọa thụ là cây Sa-la.

- Củi thơm đốt lụa bi tâm và bông xa, xá-lợi sáng ngời.

Phiên âm tiếng Phạn là Thiết-lợi-la. Nay nói sai và tóm lược là xá-lợi. Hán dịch là cốt thân (xương thân). Sở dĩ không dịch là vì sợ hiểu nhầm với xương thân của phàm phu. Cũng gọi là Đà-đô, Hán dịch là Bất hoại. Có hai nghĩa: toàn thân và toái thân. Toái thân có ba loại: 1. Xá-lợi xương, có màu trắng; 2. Xá-lợi thịt, có màu hồng; 3. Xá-lợi tóc, có màu đen. Chỉ xá-lợi của Phật mới có năm màu, thần thông biến hóa, không bị bất cứ vật gì có thể hủy hoại; dù trải qua vô lượng kiếp vẫn còn nguyên vẹn; đầy đủ nghĩa của Đà-đa.

- Độc ngã sinh thời hậu dư ba hạnh triêm thiệp.

Độc ngã là lời tự than. Sinh vào sau thời kì tượng pháp, nên gọi là hậu thời. Lời dặn bảo của Đức Phật gọi là Dư ba hạnh. Tiểu nhã ghi: “Không có phần mà gặp được là phúc.” Kinh Bảo vũ ghi: “Như Lai ở trong tất cả các pháp hội dùng nước mưa pháp rưới lên đỉnh đầu trời người, nên gọi là Triêm.” Triêm là thấm ướt, là ngấm vào. Mao thi chú ghi: “Đi bằng đường sông, đường biển gọi là Thiệp. Ấy là nói tắm mưa pháp, vào dòng pháp. Âm nghĩa chỉ qui ghi: “Chữ ‘chú’ giống chữ ‘nguyên’. Dùng chữ ‘tỉ, tầm, ba, thảo, nguyên’ văn nghĩa đều không mất.

Bản kí văn này đều là sự tích ẩn khúc bên trong, không thể dễ biết. Nay dẫn các kinh luận để chú thích, chẳng phải vượt ra ngoài suy nghĩ trong lòng. Những sự thật ấy trái ngược với đời thường; cho nên mới nương vào những điều chất vấn dẫn kinh để đáp. Điều quan trọng là làm sáng tỏ hóa tích Đức Phật của ta và giải thích nghi tình của con người. Bậc quân tử học rộng thì không lấy những lỗi lầm vụt vặt để cười chê.


Hết

 



[1] Vương Bột王勃 (647-675): tự là Tử An, người Giáng Châu, Long Môn (ngày nay là Hòa Tân, Sơn Tây), thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại là: Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu tuổi, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen mỗi khi làm văn mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713). Khoảng năm 675-676, lúc 27-28 tuổi, Vương Bột bị đắm thuyền, chết đuối ở biển Nam Hải trên đường sang Giao Chỉ thăm cha. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đằng vương các tự. Những tác phẩm nổi tiếng khác của Vương Bột có: Hán thư chỉ hà, 10 quyển, Chu dịch phát huy, 5 quyển, Thứ luận ngữ, 10 quyển, Chu trung toản tự, 5 quyển, Thiên tuế lịch.  

[2] Đại sư Huệ Ngộ 慧悟大師: thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Tào Động, sống vào thời Ngũ Đại, họ Hòa, hiệu Xung Húc, người Tấn An (Phước Kiến). Thuở nhỏ, sư không thích ăn thịt cá, lập chí xuất gia, nên đến Cổ Sơn lễ Quốc sư Thần Yến, cầu thế phát rồi ở đây tu tập, sau đó thì đắc pháp và được thầy thụ kí. Đến năm 24 tuổi, sư khai đường thuyết pháp ở Phong Thành, Hồng Châu, được tôn xưng là Tiểu Trưởng lão. Khoảng năm 954-959, nhận lời thỉnh của vua Thế Tông, sư trụ trì chùa Quang Mục, kế đó trụ trì chùa Khai Tiên ở Lô Sơn. Những năm về già sư trụ trì chùa Tịnh Đức ở Kim Lăng, tiếp hóa người học, danh tiếng vang vọng khắp nơi. Sư thị tịch năm 974 (có thuyết nói năm 975), hưởng dương 59 tuổi.

[3] Đạo Thành 道誠: thiền tăng đời Tống, nối pháp Thiền sư Báo Ân Huệ Minh, tông Pháp Nhãn. Sư trụ viện Bảo Minh, Phúc Châu. Thuỵ hiệu Thông Pháp Thiền sư.

[4] Hóa Phật 化佛(S: Nirmāṇa-Buddha): thân biến hóa của chư Phật, tức là Đức Phậtcứu độ chúng sinh mà biến hiện ra các hình tướng khác nhau.

[5] Vua Chuyển Luân 轉輪王(S: Cakra-varti-rājan): tức Chuyển Luân Thánh Vương. Vị vua làm cho chính pháp ngự trị ở thế gian, cai trị bốn châu chung quanh núi Tu-di. Cõi nước vị vua này trị vì giàu đẹp, nhân dân an lạc. Vua đi xe báu và có đầy đủ bảy báu: xe, voi, ngựa, minh châu, ngọc nữ, cư sĩ, binh đội và bốn đức: sống lâu, không bệnh tật, dung mạo đẹp đẽ, kho báu dồi dào.

[6] Thứ phi 次妃: tức vợ bé của vua.

[7] Núi Tuyết 雪山(S: Himālaya, Himavat, Himavān): rặng núi vắt ngang phía tây bắc Ấn-độ. Có thuyết cho Tuyết Sơn là Hymalaya, có thuyết cho núi này nằm ở phía tây nam Thông Lãnh, tên gọi chung cho rặng núi Hưng-đô-khố-thập. Tại các biên quốc vùng này vào thời vua A-dục đã có Phật giáo hoằng truyền.

[8] Mười hiệu 十號: mười đại danh hiệu tôn xưng đức của chư Phật. Đó là: Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

[9] Pháp vương 法王: từ tôn xưng Đức Phật. Vương có nghĩa là tối thắng, tự tại, Phật là chủ các pháp môn, có khả năng tự tại giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi là Pháp vương.

[10] Đường thư唐書: hay còn gọi là Tân Đường thư  là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Âu Dương Tu thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4 (năm 1044), đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên (năm 1054) thì hoàn thành.Tên gốc ban đầuĐường thư, người đời sau để phân biệt với Cựu Đường thư của Lưu Hu nhà Hậu Tấn thời Ngũ đại thập quốc nên đổi tên bộ chính sử thành Tân Đường thư.Tổng cộng có 225 quyển, bao gồm Bản kỷ 10 quyển, Chí 50 quyển, Biểu 15 quyển, Liệt truyện 150 quyển, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của nhà Đường bắt đầu từ khi Đường Cao Tổ kiến quốc năm 618 đến khi Đường Ai Đế bị Chu Ôn phế truất năm 907.

[11] Bác sĩ 博士: Người học rộng hiểu nhiều.Tên một chức danh văn học thời xưa. Tước vị đại học ngày nay, dành cho người có công lao nghiên cứu về một nghành học.

[12] Thùy tích 垂迹: từ bản thể Phật, Bồ-tát thị hiện ra các thứ thân để cứu độ chúng sinh. Tư tưởng này bắt nguồn từ thuyết “Bản tích nhị môn” cua kinh Pháp hoa và “Bản địa gia trì” của kinh Đại nhật. Như những điều nói trong phẩm Như Lai Thọ Lượng kinh Pháp hoaThai tạng giới Tứ trùng mạn-đồ-la, kinh Đại nhật chính là sự biểu hiện đầy đủ của tư tưởng này. Pháp thânBáo thân trong ba thân PhậtBản địa, Hóa thânThùy tích.

[13] Hựu pháp sư 祐法師 (445-518): tức ngài Tăng Hựu. Cao tăng Trung Quốc, sống vào đời Lương thuộc Nam triều, người Giang Ninh, tỉnh Giang Tô, họ Du.

[14] Quần manh 群萌(S: Bahu-jana): chúng sinh. Manh là cỏ cây mới nhú mầm nên chưa rõ hình dáng hoặc là tướng của hạt giống chưa nảy mầm. Chúng sinh mới phát đạo tâm, còn bị vô minh che phủ, giống như cỏ cây mới nhú mầm, nên dùng từ ngữ ‘Quần manh’ để ví dụ.

[15] Đại giác 大覺: từ tôn xưng Đức Thích Tôn. Đức Thích Tôn là bậc đã giác ngộ thật tướng của vũ trụ (tự giác), giúp cho người được giác ngộ (giác tha), cả hai đầy đủ (giác hạnh viên mãn).

[16] Trữ cung 儲宮: là cung thất nơi thái tử sinh sống.

[17] Đạo thụ 道樹: tức là cây bồ-đề. Phiên âm tiếng phạn gọi là cây Tất-ba-la. Vì Phật ngồi dưới cây này thành đạo, nên gọi là Đạo thụ

[18] Kim luân 金輪(S: Kāñcana-maṇḍala): lớp vàng dày 320, 000 do-tuần. Một trong ba luân (phong, thủy, kim) hoặc một trong bốn luân (không, phong, thủy, kim). Vũ trụ luận của Ấn-độ cổ đại chủ trương lớp dưới cùng của thế giớihư không, trên hư khôngphong luân, trên phong luân lại có thủy luân, trên thủy luân lại có kim luân. Do nghiệp lực của loài hữu tình chiêu cảm, khuấy động thủy luân, nên trên mặt thủy luân kết thành kim luân. Các thế giới hiện thực như: núi, biển, đảo v.v… đều dựng lập trên kim luân. Phía dưới cùng của kim luân gọi là Kim luân tế.

[19] Đại thiên 大千(S: Mahāsāhasra-lokadhātu): thế giới cực lớn gồm 1,000 Trung thiên thế giới

[20] Ngọc hào 玉毫: ánh sáng trắng phát ra từ giữa hai chân mày của Phật.

[21] Thùy tích 垂迹: từ bản thể Phật, Bồ-tát thị hiện ra các thứ thân thể cứu độ chúng sinh. Tư tưởng này bắt nguồn từ thuyết “bản tích nhị môn” của kinh Pháp hoa và “bản đại gia trì” của kinh Đại nhật, như những điều nói trong phẩm Như Lai Thọ Lượng, kinh Pháp hoaThai tạng giới Tứ Trùng Mạn-đồ-la, kinh Đại nhật  chính là sự biểu hiện đầy đủ của tư tưởng này. Pháp thânBáo thân trong ba thân PhậtBản địa, Hóa thânthùy tích. Nói về thùy tích thì chư thiên, chư thần thuộc về Ngoại kim cang viện lớp thứ tư trong Thai tạng giới, kinh Đại nhật trong tín ngưỡng Ấn-độ xưa nay đều là thùy tích của Đại Nhật Như Lai.

[22] Hóa tích 化迹: sự tích Đức Phật giáo hóa chúng sinh.

[23] Phục tàng 伏藏: nơi cất giữ báu vật hoặc kinh điển được thiết lập trong lòng đất.

[24] Lâm-tì-ni 嵐毗尼: nếu theo bản văn này thì phải đọc là ‘Lam-tì-ni’ chứ không phải là ‘Lâm-tì-ni’ như xưa nay vẫn thường sử dụng. Vì chữ này ‘嵐’ trong phiên âm chữ Hán đọc là ‘Lam’.

[25] Vườn Lộc-dã 鹿野苑(S: Mṛgadāva): Vườn Nai, nơi Đức Thích Tôn lần đầu tiên chuyển pháp luân sau khi thành đạo, nay là Sarnath, nằm cách Varanasi, Bắc Ấn-độ về phía bắc khoảng 6 km.

[26] Ba con thú三獸: là thỏ, ngựa và voi.

[27] Đồng hành 同行(S: Sāhacarya): đồng tâm học Phật tu hành.

[28] Thiên nhân 天人: các hữu tình sống ở các tầng trời cõi Dục và cõi Sắc hoặc chỉ cho chúng sinh sống ở cõi trời hoặc cõi người.

[29] Thần phục 臣伏: khuất phục tự xưng là thần.

[30]Chu Chiêu Vương 姬周昭王: trị vì 1052-1002. BC, tên thật là Cơ Hà (姬瑕) là vị vua thứ tư của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

[31] Nam giao 南郊: là vùng đất phía nam kinh đô trong các triều đại phong kiến. Nơi đây người ta thường cử hành những cuộc tế lễ trời đất, như lễ cầu mưa, lễ cầu trừ bệnh dịch v.v… Trong những cuộc tế lễ như vậy người ta thường đắp một mô đất cao, là địa điểm cử hành lễ, nên thường gọi là Đàn nam giao.

[32] Sư tử hống 師子吼 (S: Siṃhanāda): tiếng gầm rống của sư tử. Đức Phật dùng âm thanh vô úy để thuyết pháp, như sư tử gầm rống mà không sợ hãi một loài thú nào khác. Sư tử là vua trăm thú. Phật là bậc Chí tôn trong loài người nên gọi là Nhân trung sư tử (sư tử trong loài người). Khi Phật thuyết pháp, hàng Bồ-tát đều phát khởi tâm dũng mãnh để cầu đạo bồ-đề, bọn ngoại đạoác ma sinh tâm sợ hãi.

[33] Hương tượng 香象(S: Gandha-hastin): mùi thơm tiết ra từ nách của voi đực trong thời kì giao phối.

[34] Vô úy 無畏(S: Vaiśāradya): không hề sợ hãi điều gì. Nghĩa là khi Phật, Bồ-tát thuyết pháp có sự tự tin không hề sợ hãi điều gì, đồng thời an ổn mạnh mẽ. 

[35] Pháp thân 法身(S: Dharma-kāya): chính pháp Đức Phật đã thuyết, Pháp vô lậu Đức Phật đã chứng và Tự tính chân như, Như Lai tạng.

[36] Tịnh pháp giới 淨法界: còn gọi là Thanh tịnh pháp giới. Tức là chân như. Thể của chân như là lìa cấu nhiễm nên gọi là tịnh; là chỗ nương tựa cho tất cả công đức thế gianxuất thế gian nên gọi là pháp giới.

[37] Hóa tích 化迹: sự tích Đức Phật giáo hóa chúng sinh.

[38] Đại tự tại 大自在: có lực dụng rộng lớn, bất cứ việc gì cũng đều có thể làm được.

[39] Hóa sinh 化生(S: Upapāduka): các loài không do cha mẹ sinh mà chỉ do nghiệp lực sinh, như chúng sinhđịa ngục, chư thiên, thân trung hữu, loài người trong kiếp sơ, rồng, kim sí điểu

[40] Thích danh 釋名: giải thích ý nghĩa danh mục. Xưa nay các nhà chú thích cho rằng Thích danh, xuất thể, nghĩa tướng… đều là các khoa mục về giải thích.

[41] Tây Vực 西域: tức là nước Ấn-độ.

[42] Pháp hóa 法化: dùng Phật pháp để giáo hóa.

[43] Đại luận 大論: cách nghị luận hoặc lí luận chính.

[44] Tiễn tháp, tiễn tỉnh 箭塔箭井: năm thái tử 15 tuổi, ngài so tài với những người trong dòng họ Thích. Lúc ấy, thái tử bắn một mũi tên xuyên qua bảy cái trống bằng vàng; bắn tiếp mũi nữa xuyên qua bảy con lợn bằng sắt, khi mũi tên cắm xuống đất thì một dòng nước tuôn trào dữ dội, nên gọi là Tiễn tỉnh. Bấy giờ, trời Đế Thích liền nhặt mũi tên ấy đem về trời Đao-lợi xây tháp cúng dường, nên gọi là Tiễn tháp.

[45] Thị thần 侍臣: vị quan theo hầu vua. Ở đây ý chỉ vị quan theo hầu thái tử.

[46] Pháp giá 法駕: là một loại xe của vua đi. Vua ra ngoài có nhiều mục đích khác nhau, theo nghi thức của các bậc đế vương thời xưa, tùy theo trường hợp mà mỗi khi vua ra ngoài dùng loại xe khác nhau. Nhưng chủ yếu chỉ có ba loại xe, đó là: đại giá, pháp giá và hạ giá. 

[47] Bản nguyên 本源: tự tính thanh tịnh tâm, cũng tức là chỗ cội nguồn. Bởi tự tính của chúng sinh xưa nay vốn thanh tịnh, nhưng do khách trần phiền não khởi lên sau này nên làm ô nhiễm, hành giả nhờ được nghe Thánh pháp, rõ biết việc này liền siêng năng tu tập tâm tính, trở lại sự thanh tịnh trước kia mà được giải thoát.

[48] Nhiễm y 染衣: tăng phục của sa-môn. Sa-môn sau khi xuất gia, cởi bỏ y phục thế tục, mặc y phục đã nhuộm các màu hoại sắc. Lại nữa, khi xuất gia phải cạo bỏ râu tóc và mặc y nhuộm.

[49] Quốc quan 國官: các nước chư hầu.

[50] Gia pháp 家法: phép tắc mà mọi người trong nhà phải theo.

[51] Năm màu chính là: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.

[52] Tứ không xứ 四空處: đó là: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

[53] Hai không 二空: là nhân khôngpháp không.

[54] Tiêu xí 標幟: biểu thị, hiển bày. Tức là mượn danh tự, phù hiệu, vật dụng cụ thểthế gian để hiển bày thâm ý vi diệu ẩn chứa bên trong.

[55] Thánh quả 聖果: quả vị chứng được do tu theo Thánh đạo. Tức Bồ-đề niết-bàn.

[56] Tam-kì 三祇: tức Tam a-tăng-kì kiếp.

[57] Trần lao 塵勞: tên khác của phiền não. Vì phiền não làm nhiễm ô tâm, giống như trần cấu làm cho thân tâm mỏi mệt.

[58] Lôi âm 雷音: trong kinh cho rằng đức Phật thuyết pháp như tiếng sấm, nhà Thiền cũng dùng từ này để dụ cho thiền sư thuyết pháp.

[59] Hóa pháp 法化: nội dung của giáo phápĐức Như Lai đã tuyên thuyết.

[60] Hóa nghi 化儀: phương pháphình thức giáo hóa chúng sinh của Đức Phật, theo sự pháp giáo của tông Thiên Thai. Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật được tông Thiên Thai pháp thánh Hóa nghiHóa pháp. Hóa nghi như phương thuốc, còn Hóa pháp như vị thuốc. Cả hai cần phải hỗ tương nhau mới thành tựu được.

[61] Chính đạo 正道: đạo vô lậu chân chính thẳng đến niết-bàn.

[62] Chính nhãn 正眼: còn gọi là Chính pháp nhãn tạng.

[63] Năm luân 五輪: năm đại: địa, thủy, hỏa, phong và không. Năm đại này xoay vần cùng khắp, không thiếu khuyết cho nên gọi là Luân.

[64] Thiện Thệ善逝: có lẽ nào trong văn này giải thích sai chăng? Vì ‘Thiện Thệ’ là một trong mười hiệu của Phật. Hay thật sự có một Đức Phật quá khứ hiệu là Thiện Thệ. Điều này cần xem xét kĩ!

[65] Pháp nhãn tịnh 法眼淨(S: Dharmacakṣu-viśuddha): pháp nhãnnăng lực quán sát chân lí các pháp mà không bị chướng và nghi hoặc.

[66] Túc nhân 宿因: nghiệp nhân tạo tác ở đời quá khứ. Nhân tuy có cả thiện ác, nhưng Túc nhân thông thường đều chỉ thiện nhân; như nghiệp tuy có thiện ác nhưng Túc nghiệp thường chỉ ác nghiệp.  

[67] Biện tài 辨才: khả năng khéo giảng nói nghĩa lí của các pháp. Phật, Bồ-tát trong nhiều kiếp, do công đức trang nghiêm khẩu nghiệp mà có đủ các loại biện tài, như Tứ vô ngại biện, Thất biện, Bát biện, Cửu biện.

[68] Cam lộ 甘露(S: Amṛta): sương giọt, dụ cho giáo lí của Phật giúp nuôi lớn thân tâm chúng sinh.

[69] Nhất thừa 一乘: phương pháp duy nhất giúp chúng sinh đạt đến quả vị Phật. Đức Phật giảng nói pháp Nhất thừa giúp chúng sinh theo đó tu hành, vượt ra ngoài biển khổ sinh tử, chuyên chở hành giả đến bờ Niết-bàn. Kinh Pháp hoa mượn hình ảnh Thất bảo đại xa để dụ cho Nhất thừa, còn gọi là Phật thừa, giáo pháp hướng dẫn đến tri kiến Phật của chính mình.

[70] Thần túc 神足: tức Thần túc thông.

[71] Tiên nghiệp 先業: tức Túc nghiệp.

[72] Khoảnh 頃: Một trăm mẫu ruộng gọi là một Khoảnh.

[73] Xích 尺: thước Trung Quốc. Đơn vị đo chiều dài, bằng 1/3 mét.

[74] Vạn hữu 萬有: muôn vật.

[75] Già thuyên 遮詮: một là Già thuyên, hai là Biểu thuyên. Già là ngăn chặt điều lầm lỗi. Biểu hiển bày việc đúng đắn. Nói đủ, sự và lí gọi là Thuyên. Như các kinh nói: diệu tính của chân nhưkhông sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch,   không nhân, không quả, không tướng, không làm, chẳng phải phàm, chẳng phải thánh, chẳng phải tính, chẳng phải tướng v.v.. đó gọi là Già thuyên. Như nói biết, thấy, giác, chiếu, limh, chiếu soi, sáng tỏ, sáng sủa, tỏ rõ, đó gọi là Biểu thuyên.

[76] Túc trụ 宿住: nghiệp đời trước.

[77] Giáo thể 教體: thể của giáo pháp. Nghĩa là đối với giáo pháp của Đức Phật thì 75 pháp của Câu-xá hoặc 100 pháp của Duy thức, luận định lấy pháp nào làm thể.

[78] Tam hữu 三有 (S: Bhava): ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Vì chúng sinhba cõi này có (hữu) nghiệp dẫn đến chiêu cảm quả báo dị thục nên gọi là Tam hữu.

[79] Trượng 丈: đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 10 thước ta.

[80] Xà-duy 闍維 (S: Jhāpita): dịch từ tiếng Phạn, nghĩa là đốt xác, hoả táng.

[81] Hộc 斛: tên một dụng cụ đo lường thời cổ, dùng để đong thóc gạo, bằng mười đấu.

[82] Đẩu 斗: cái đấu để đong gạo. Một đấu, đơn vị đo lường thời xưa, bằng 10 thăng.

[83] Tây Thiên 西天: tín đồ đạo Phật Trung Quốc thời xưa gọi Ấn-độ là Tây Thiên.

[84] Chính tín 正信: niềm tin chân chính đối với chính pháp của Phật. Tín tâm này không bị sự mê hoặc của các ngoại đạosinh nghi ngờ.

[85] Văn huân 聞熏: huân tập bằng cách nghe pháp.

[86] Thầy trò truyền nhau 師資相授:cụm từ này dễ gây hiểu lầm. Vì thầy truyền trò chứ làm gì có việc trò truyền thầy mà dùng từ ‘truyền nhau’. Nhưng vì văn khúc chiết và khi dịch không thể diễn dài, sợ xa với chính văn nên cũng dịch tắt. Nhưng nguyên nghĩa của cụm từ này đáng lí phải dịch là: “Thầy truyền cho đệ tử, rồi đệ tử lại truyền cho đệ tử của mình.”

[87] Luận Bách pháp 百法論: là gọi tắt của Bách pháp minh môn luận.

[88] Tinh linh 精靈: thần thức của con người hoặc tinh của loài vật.

[89] Vật 物: ở đây có nghĩa là chúng sinh.

[90] Tỉ lượng 比量(S: Anumāna-pramāṇa): dùng sự so sánh suy lường để nhận biết; là một trong ba lượng. Tức dùng Nhân (lí do) đã biết so sánh suy lường với Tông (mệnh đề) chưa biết, để sinh ra chính trí quyết định.

[91] Pháp quang định 法光定: Bồ-tát Sơ địa chứng được định này, phóng tuệ quang đại pháp, nên gọi là Pháp quang định.

[92] Bạch giới tử 白芥子: hạt cải màu trắng. Vì vị của hạt cải cay nồng nên trong Mật giáo xem nó là vật tương ưng với pháp hàng phục. Từ xưa có truyền thuyết ngài Long Thọ dùng bảy hạt cải mở toang thiết thápNam Thiên Trúc mà nhận lĩnh giáo pháp Mật tông. Ngoài ra còn có sự tích luận sư Biện Minh dùng bảy hạt cải trắng mở cửa hang đá Chấp kim cang ở nam Ấn-độ vào đó đợi ngài Di-lặc ra đời.

[93] Đà 駄: chữ (Dha) là một trong năm mươi mẫu tự Tất-đàm. Phẩm thích tự mẫu trong kinh Du-già kim cang đảnh ghi: “Chữ ‘đà’ có nghĩa là tất cả pháp giới bất khả đắc.” Vì tiếng Phạn Dharma-dhātu nghĩa là pháp giới và Dharmatā nghĩa là pháp tính, tất cả đều lấy chữ Dha làm đầu, nên giải thích như trên.

[94] Lượng quả 量果: một trong ba lượng. Tướng tông gọi đó là tâm năng duyên duyên với cảnh sở duyên, biết được kết quả cuối cùng.

[95] Thanh giáo 聲教: giáo pháp được tuyên thuyết bằng âm thanh. Đây chính là Thanh trần thuyết pháp trong lục trần thuyết pháp của Phật.

[96] Thần Châu 神州: chỉ nước Trung Quốc.

[97] Hoa Hạ華夏: tên gọi nước Trung Hoa thời cổ.

[98] Lạc Hạ 洛下: tức là thành Lạc Dương, Trung Quốc.

[99] Giáng thần 降神: thần linh đến.

[100] Chính pháp 正法 (S: Sad-dharma): đây là thời kì đầu tiên, thời gian là 500 năm: sau khi Như Lai diệt độ, người nào y theo giáo pháp tu hành thì được chứng quả.

[101] Tượng pháp 像法(S: Saddharma-Pratirūpaka): gồm 1000 năm. Thời kì mà giáo pháp tương tự với thời Chính pháp. Là thời thứ hai trong ba thời. Thời kì này chỉ có giáo thuyết va người tu hành, ít người chứng quả.

[102] Mạt pháp 末法(S: Saddharma-vipralopa): gồm 100 năm. thời đại Phật pháp suy đồi, là một trong ba thời kì.

[103] Thiên chân Phật 天真佛: là tên gọi khác của pháp thân.

[104] Hai chướng 二障: hai chướng ngại. Có nhiều thuyết: 1. Phiền não chướngSở tri chướng; 2. Phiền não chướngGiải thoát chướng; 3. Lí chướngSự chướng; 4. Nội chướng và ngoại chướng.

[105] Bốn biện 四辯: tức Tứ vô ngại giải thoát (S: Catasraḥ pratisaṃvidaḥ): bốn thứ năng lực (tức trí giải) và năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ (tức biện tài) một cách tự do tự tại không trở ngại. Bốn thứ này đều lấy trí tuệ làm bản chất nên gọi là Tứ vô ngại trí; nếu nói theo năng lực trí giải thì gọi là Tứ vô ngại giải, còn nói theo năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ thì gọi là Tứ vô ngại biện. Đây là pháp hóa độ chúng sinh nên cũng gọi là Tứ hóa pháp.

[106] Bảy biện 七辯:  tức Thất chủng biện. Bảy biện huệ thù thắng của Bồ-tát.

[107] Một âm 一音: âm thanh của Đức Phật. Ý nói căn duyên của chúng sinh có sâu, có cạn, nhanh chậm khác nhau. Do đó, cùng nghe âm giáo của Đức Phật, nhưng mỗi người tiếp thu khác nhau. Nếu là căn cơ người thì nghe Đức Phật dạy Ngũ giới; nếu căn cơ trời thì nghe Đức Phật dạy Thập thiện; nếu là căn cơ Thanh văn thì nghe Đức Phật nói Tứ đế; nếu là căn cơ Duyên giác thì nghe Đức Phật nói pháp Thập nhị nhân duyên; còn nếu là căn cơ Bồ-tát thì nghe Đức Phật nói pháp Lục độ

[108] Phạm-đàn 梵壇 (S: Brahma-daṇḍa):một cách trị tội tì-kheo hoặc tì-kheo-ni phạm giới.   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2203)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 32342)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6443)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6395)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3787)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5051)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11023)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30188)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 7860)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 11958)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3237)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34279)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52059)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 12903)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21599)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9491)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3054)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10260)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12447)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12612)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16065)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13650)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14198)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9088)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11634)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11162)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11359)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 20523)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17393)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31686)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11878)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11649)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4280)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12609)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10147)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16222)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 11589)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14588)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 11852)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16612)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12599)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 51630)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12486)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9826)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14305)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 19938)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13582)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15258)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17334)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16647)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13354)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12325)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 11937)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13138)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12381)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25325)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 14381)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 28128)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10185)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
(Xem: 8210)
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant