Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bồ Đề Tư Lương Luận

10 Tháng Sáu 201620:03(Xem: 11589)
Bồ Đề Tư Lương Luận
BỒ-ĐỀ TƯ LƯƠNG LUẬN

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32,
Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1660; dịch từ trang 517 đến trang 541.
- Bản gốc của Thánh Giả Long Thọ
- Tỳ Kheo Tự Tại giải thích
- Đại Tùy, Nam Ấn Độ, Tam Tạng Đạt Ma Hấp Đa dịch từ Phạn văn sang Hán Văn.
- Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc dịch từ Hán văn sang Việt văn.
- Tỳ Kheo Thích Hạnh Nhẫn góp phần hiệu đính xong lần thứ nhất ngày 6 tháng 6 năm 2016.

Bồ Đề Tư Lương Luận
 
 

                        Nay ở nơi chư Phật

                        Chắp tay kính đảnh lễ

                        Con sẽ như giáo nói

                        Tư lương Bồ-đề Phật.

 

    Phật là giác trong tất cả những gì nên biết -đây là nghĩa Phật- vì như cái nên biết mà biết vậy; lại vì trong vô trí, thùy miên mà giác vậy. Giác là nghĩa giác ngộ, vì lìa vô trí, thụy miên.

    Lại, vì các Thích, Phạm không giác ngộ được cái giác này, chỉ đấng danh vang khắp cả ba cõi có thể giác ngộ. Tất cả chư Phật chính là giác ngộ cái giác này, vì tất cả loại trí biết khắp chỉ Phật biết - không phải là Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát - vì đầy đủ Bất cộng pháp.

    “Chư” là vì không khuyết- nghĩa là quá khứ, vị lại, hiện tại.

    “ Đỉnh” vì là phần ở trên.

    “ Hợp chưởng” là chắp tay.

    “ Kính” là vì hướng lễ.

    “ Ngã thuyết” là vì tự phân biệt.

    “ Như giáo” là vì trong các kinh đã nói đủ loại, nay cũng như giáo ấy mà nói.

    “ Phật” là vì lìa sự vô trí.

    “ Bồ-đề” vì là Nhất thiết trí trí.

    “ Tư lương” là vì có thể đầy đủ pháp của Bồ-tát. Ví như bình đầy, vại đầy… của thế gian. Doanh là nghĩa đầy tràn, lấy pháp đầy đủ của Bồ-đề như thế làm tư lương của Bồ-đề.

    Lại, lấy trì giữ làm nghĩa. Ví như cùng đi trong thế gian: Mặt trời nhiếp sự nóng, mặt trăng nhiếp sự lạnh. Nhiếp là nghĩa trì giữ. Như thế lấy sự trì giữ pháp của Bồ-đề là tư lương của Bồ-đề. Nói tư lương tức là nghĩa trì giữ.

    Lại, lấy trưởng dưỡng làm nghĩa. Ví như thế gian có người có thể đủ một nghìn, hoặc trăm, hoặc mười, hoặc tự đầy đủ, hoặc khó tự đầy đủ. Bồ-đề tư lương cũng lại như thế, lấy sự trưởng dưỡng Bồ-đề làm nghĩa.

    Lại, lấy nhân làm nghĩa. Như trong các nhân của nhà cửa, thành, xe thì nói là tư lương nhà cửa, tư lương thành, tư lương xe. Như thế trong sự sinh ra pháp nhân duyên Bồ-đề, gọi là tư lương của Bồ-đề.

    Lại, lấy các phần đầy đủ làm nghĩa. Ví như trong phần cúng tế, các thứ đồ cúng như lửa đầy đủ thì gọi là cúng tế, chẳng phải không đầy đủ. Cũng như các phần của thân: Đầu, tay, chân…đầy đủ thời được gọi là thân, chẳng phải là không đầy đủ; phần bố thí cũng như vậy, bố thí là cho vật, nhận là hồi hướng, những điều này đầy đủ thời gọi là tư lương bố thí, chẳng phải không đầy đủ. Các tư lương như Giới…cũng như vậy. Cho nên, nghĩa đầy đủ các phần là nghĩa tư lương.

    Như vậy ta nói tư lương của Bồ-đề là: Có thể đầy đủ, trì giữ, trưởng dưỡng, nhân, đầy đủ các phần của Bồ-đề đều là nghĩa ấy vậy.

                                  Sao được nói không khuyết

                                  Các tư lương Bồ-đề?

                                  Chỉ duy có chư Phật

                                  Riêng được vô biên giác.

    “Sao được” là lực nào vậy. Vì Thanh văn, Bồ-tát giác biết ít phần, không có năng lực được như vậy. Nếu muốn nói các tư lương của Bồ-đề không khuyết, không sót thì chỉ là chư Phật riêng được vô biên giác. Nói vô biên giác vì nghĩa là không phải giác một phần ít vậy. Vì Phật Thế Tôn trong nghĩa vô biên đáng biết thì giác biết vô ngại, cho nên Phật gọi là Vô Biên Giác.

    Lại, trong dục lạc, và các biên kiến tự mệt mỏi khổ đau: Đoạn-thường, hữu-vô… thời giác mà chẳng dính mắc, vì giác ngộ không có giới hạn, cho nên Phật được gọi là đấng Vô Biên Giác.

    Hỏi: Vì sao tư lương chỉ Phật có thể nói, người khác không thể?

    Đáp:

                                   Phật thể đức vô biên

                                   Tư lương là gốc giác,

                                   Cho nên tư lương giác

                                   Cũng không có giới hạn.

    “ Phật thể” tức là thân của Phật vậy, vì Phật thể đầy đủ vô biên công đức nên nói Phật thể vô biên công đức. Công đức là nghĩa đáng xưng tán, nếu đáng xưng tán ắt gọi là công đức.

    Lại, có  nghĩa làm nhiều, ví như các sự tụng tập kinh thư nhiều lần- chúng ắt gọi là làm công đức.

    Lại, là nghĩa bền chắc, ví như bện dây, hoặc hợp hai làm công, hoặc hợp ba làm công.  Lại, là nghĩa tăng trưởng, ví như tiền lời, hoặc tăng hai làm công, hoặc tăng ba làm công.

    Như vậy, thể của Phật là nơi y chỉ của Giới, Định… vô biên công đức khác nhau, nên nói Phật thể có vô biên công đức.

    “ Tư lương là gốc giác” nghĩa là: Tư lương của Bồ-đề là căn bản vô biên công đức của Phật thể. Căn là nghĩa kiến lập, Bồ-đề là trí vậy. Căn bản tức là tư lương, vì tư lương ấy có thể kiến lập Nhất thiết trí trí, cho nên tư lươngcăn bản của Phật thể.

    Do bởi Phật thể có vô biên công đức, cần dùng vô biên công đức để thành Phật thể kia, Cho nên tư lương cũng là vô biên.

                                Sẽ nói phần ít kia

                                Kính lễ Phật, Bồ-tát

                                Các vị Bồ-tát này

                                Sau Phật, nên cúng dường.

    Các tư lương kia vô biên mà trí có hạn, nên nói rằng tư lương ấy chẳng thể không khuyết, cho nên nói “Sẽ nói phần ít kia, kính lễ Phật, Bồ-tát”.

    Hỏi: Nên lễ Phật, vì là tối thượng trong tất cả chúng sinh. Vì nghĩa nào mà trong đó cũng lễ Bồ-tát?

    Đáp: Vì các Bồ-tát này nên cúng dường tiếp sau Phật. Các Bồ-tát Sơ phát tâm cho đến Giác trường đều nên cúng dường. Bồ-tát có bảy loại: Một là Sơ phát tâm, hai là Chính tu hành, ba là Đắc vô sinh nhẫn, bốn là Quán đảnh, năm là Một đời nữa thành Phật, sáu là Đời cuối cùng, bảy là Đến Bồ-đề tràng. Các Bồ-tát này nên cúng dường tiếp sau Phật, đem thân, khẩu, ý và các vật bên ngoài mà cúng dường.

    Sơ phát tâm thì chưa vào được Địa; Chính tu hành cho đến Thất địa thì được Vô sinh nhẫn, trụ ở địa thứ tám. Quán đảnh trụ địa thứ mười.

    Một đời nữa thành Phật mới vào cung Đâu-Suất. Tối hậu sinh trụ nơi Đâu-suất.

    Đến Bồ-đề tràng là muốn thọ dụng Nhất thiết trí trí.

    Trong bảy loại Bồ-tát này, Bồ-tát Sơ phát tâm, tất cả chúng sinh đều nên kính lễ, huống gì những bậc khác. Tại sao vậy? Vì tâm thâm sâu, rộng lớn, vì căn cứ lời dạy của Như Lai. Khi Bồ-tát Sơ phát tâm phát tâm Bồ-đề, trong mười phương phần không giảm, các cõi Phật không giảm, chúng sinh không giảm, dùng tâm từ bi biến đầy khắp mà phát tâm Bồ-đề: Nếu chúng sinh nào chưa được độ, tôi sẽ độ; chưa được giải thoát, tôi sẽ giải thoát; chưa tỉnh thức, tôi sẽ tỉnh thức; chưa tịch diệt, tôi sẽ tịch diệt; ưng dùng Thanh văn, tôi sẽ khiến vào trong thừa Thanh văn; ưng dùng Độc giác, tôi sẽ khiến vào thừa Độc giác; ưng dùng Đại thừa, tôi sẽ khiến vào trong Đại thừa. Muốn khiến chúng sinh trọn được tịch diệt, chứ không phải chỉ tịch diệt một phần chúng sinh. Vì tâm thâm sâu rộng lớn này, tất cả chúng sinh đều nên lễ kính.

    Thế nào là căn cứ vào lời dạy của Như Lai? Như Thế Tôn nói:

    Ca-Diếp! Ví như trăng non nên tác lễ, không phải trăng tròn. Cũng thế, Ca-Diếp! Nếu tin Ta, nên phải lễ kính các Bồ-tát, không phải Như Lai. Tại sao thế? Vì từ Bồ-Tát mà có Như Lai.

    Lại, trong thừa Thanh văn cũng nói:

                             Với người biết Pháp kia,

                             Hoặc già, hoặc trẻ tuổi

                             Nên cúng dường cung kính

                             Như Phạm Chí thờ lửa.

    Do nghĩa này nên cúng dường các Bồ-tát, tiếp sau Phật. Như kệ rằng:

                             Tiếp nối dòng giống Phật

                             Hơn phần hành ít khác,

                             Cho nên các Bồ-tát

                             Sau Phật, nên cúng dường.

                             Từ bi như hư không

                             Biến khắp các chúng sinh

                             Cho nên Tối Thắng Tử

                             Sau Phật, nên cúng dường.

                             Với các loài chúng sinh

                             Cho nên bậc Ban Vui

                             Sau Phật nên cúng dường.

                             Đại bi coi như con,

                             Cho nên Phật tử này

                             Sau Phật, nên cúng dường.

                             Bi tâm lợi chúng sinh

                             Không hai, như hư không

                             Cho nên bậc Vô Úy

                             Sau Phật nên cúng dường.

                             Tất cả thời như cha

                             Tăng trưởng các chúng sinh,

                             Cho nên các Bồ-tát

                             Sau Phật nên cúng dường.

                             Giống như đất, nước, lửa

                             Chúng sinh thường thọ dụng

                             Cho nên bậc Ban Vui

                             Sau Phật nên cúng dường.

                             Chỉ vì lợi chúng sinh,

                             Xả lìa nhân tự vui

                             Nên tất cả các Ngài

                             Sau Phật nên cúng dường.

                             Phật, những gì từ Phật    

                             Đều từ Sơ tâm ra,                                                                                          

                             Cho nên, các Bồ-tát

                             Sau Phật nên cúng dường.

    Hỏi: Tôn giả đã chính thuyết duyên khởi giáo lý tư lương. Nay nên nói về thể của tư lương.

    Đáp:

                             Đã là Mẹ Bồ-tát

                             Cũng là Mẹ chư Phật

                             Bát-nhã Ba-la-mật

                             Tư lương đầu của giác.

    Vì Bát-nhã Ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát, nên là tư lương đầu tiên của Bồ-đề. Tại sao vậy? Vì là tối thắng. Như trong các căn của thân, căn mắt là tối thắng, trong các phần của thân, đầu là tối thắng; trong các Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật cũng như vậy. Vì Bát-nhã Ba-la-mật tối thắng nên là tư lương đầu tiên. Lại, vì đi trước, như trong các pháp, Tín đi trước, trong các Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật đi trước cũng như vậy.

    Vì Đàn-na nếu khônghồi hướng Bồ-đề ắt chẳng phải Đàn-na; cũng thế, nếu Thi-la.... không hồi hướng Bồ-đề, cũng không phải là Thi-la...Ba-la-mật. Hồi hướng Bồ-đề tức là Bát-nhã. Do vì Bát-nhã đi trước nên có thể hồi hướng. Do vì đi trước, nên trong các Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mậttư lương đầu.

    Lại, vì các Ba-la-mật này là thể nhân thanh tịnh của ba luân, nên lấy Bát-nhã Ba-la-mật làm thể nhân của ba luân thanh tịnh các Ba-la-mật. Cho nên Bát-Nhã Ba-La-Mậttư lương đầu tiên của Bồ-Đề.

    Ba luân tịnh là, Bồ-tát trong Bát-nhã ba-la-mật, khi hành bố thí, không niệm tự thân, vì lìa sự bám giữ tự thân; không niệm sự khác nhau của người thọ dụng, vì đoạn tất cả phân biệt; không niệm quả báo của bố thí, vì tướng các pháp không lại, chẳng đi vậy. Như thế Bồ-tát được bố thí với tam luân không tịnh. Như Bố thí thanh tịnh, Giới....thanh tịnh cũng như vậy.

    Vì Bát-nhã Ba-la-mật này là thể nhân của ba luân tịnh của các Ba-la-mật, nên Bát-nhã Ba-la-mậttư lương đầu của Bồ-đề.

    Lại, vì quả báo lớn, quả báo lớn của Bát-nhã Ba-la-mật hơn các Ba-la-mật. Như Kinh nói:

                                  Phúc đức tâm Bồ-đề

                                  Và Pháp được nhiếp thọ,

                                  Nơi Không, nếu tin hiểu

                                  Tăng hơn mười sáu phần.

    Trong kinh Bi-La-Ma – nói về nhân duyên quả báo lớn, trong đó thuận nói, vì quả báo lớn nên Bát-nhã Ba-la-mậttư lương đầu của Bồ-đề.

     Hỏi: Vì sao Bát-nhã Ba-la-mật được là Mẹ của các Bồ-tát?

     Đáp: Vì có thể sinh ra vậy. Phương tiện được nhiếp bởi Bát-nhã sinh ra các Bồ-tát, khiến cầu vô thượng Bồ-đề, không cầu Thanh văn, Duyên giác. Vì là nhân sinh ra thể tính Phật nên Bát-nhã Ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát.

    Lại, vì an trí năm Ba-la-mật. Như nói “ Minh bát-la-nị-ba-đệ” vậy. Minh là tính, Bát-la-ni-ba-đệ  là tụng. Tức tính tướng này chính là Ma-đa (Ma-đa dịch là Mẹ, từ trong chữ Minh-bát-la-nhị-ba-để  mà ra; trong Thanh Luận, chữ Ma-đa từ câu Yên-bát-la-ni-ba-để. Minh là thể tính ma-đa, bát-la-ni-ba-để là nghĩa tụng; bát-la-ni-ma-để dịch là an trí, cho nên an trí là nghĩa của Mẹ). Ví như khi mẹ sinh con, hoặc đặt trên giường hoặc để dưới đất. Bát-nhã Ba-la-mật cũng thế, khi sinh ra Bồ-tát cầu Bồ-đề bèn đặt để trong năm Ba-la-mật như Thí....Vì có thể an trí Bồ-tát cầu Bồ-đề nên nói Bát-nhã Ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát.

    Lại, vì lượng. Như nói “Mang-ma-nê“ vậy. Mang là tính, ma-nê là tụng. Tức tính tướng này chính là Ma-đa(Nơi chữ, trong Thanh Luận, chữ Ma-đa lại từ trong câu Mang-ma-ni mà ra, Mang cũng là thể tính, ma-ni là tụng; nghĩa ma-ni chính dịch là lượng, nên lấy lượng làm nghĩa của mẹ). Ví như khi mẹ sinh con rồi, tùy thời trù lượng: Như thế, con tôi đã ăn đồ ăn này nên tăng trưởng, do điều này nên tổn giảm. Bồ-tát cũng như thế, lấy Bát-nhã Ba-la-mật tự lượng thân mình: Ta phải bố thí như vậy, ta phải trì giới như vậy....Vì nhân duyên tự lượng, nên nói Bát-nhã Ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát.

    Lại, vì lượng tính, ví như lượng vật thì có: Bát-la-tát-tha, có a-trạch-ca, có pháp-lê-để...để lượng tính. Các Bồ-tát cũng như vậy: Đây là Sơ phát tâm, đây là Tu hành, đây là Đắc Nhẫn.... Vì nhân duyên lượng tính nên nói Bát-nhã ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát.

    Lại, vì trong Tu-đa-la tụng, nghĩa là: Trong các kinh tụng gọi là mẹ. Trong các kinh ấy, có tên gọi Bồ-tát khắp các cõi nước Phật, tên là Tùy-ma-lê Cát-lê-đế, nói Già-tha rằng:

                                    Bát-nhã Ba-la-mật

                                    Là Mẹ của Bồ-tát,

                                    Phương tiện khéo là Cha,

                                    Từ bi làm con gái.

    Lại, có kinh khác cũng tụng như vậy. Lấy Tu-đa-la làm lượng nên nói Bát-nhã Ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát.

    Hỏi: Vì cớ gìBát-nhã Ba-la-mật cũng là Mẹ của chư Phật?

    Đáp: Vì sinh ra và hiển thị trí vô chướng ngại. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại do Bát-nhã Ba-la-mật, A-hàm nên đã, sẽ và hiện nay tận diệt phiền não. Do sự sinh ra này nên Bát-nhã Ba-la-mật là Mẹ của chư Phật.

    Hiển thị trí vô ngại là: Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều hiển thị trí vô ngại trong Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sự hiển thị trí vô chướng ngại này nên chư Phật cũng lấy Bát-nhã Ba-la-mật làm Mẹ. Trong đây có thâu-lô-già:

                                  Do tương ưng Đại bi

                                  Bát-nhã Ba-la-mật

                                  Nơi vô vi bờ hiểm

                                  Phật tử vượt qua được,

                                  Đến được Vô đẳng giác.

                                  Lợi nhiếp các chúng sinh,

                                  Vì Trí độ là mẹ,

                                  Đại nhân được như vậy

                                  Do vì được Trí độ

                                  Bèn thành được Phật thể

                                  Nên là Mẹ chư Phật

                                  Được đấng Thắng Tiên nói.

    Vì cớ gì gọi là Bát-nhã Ba-la-mật? Vì không chung với Thanh văn, Độc giác nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì không có sự phải biết cao hơn nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật; vì trí này có thể đến tất cả bờ kia nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật; vì Bát-nhã Ba-la-mật này, những thứ khác không thể hơn được nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật; vì ba thời bình đẳng nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật; vì bình đẳng với hư không vô biên nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì những nhân duyên thù thắng như vậy, như được nói trong Kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.

    Hỏi: Đã nói lược về tư lương đầu của Bồ-đề, nay nên nói về tư lương thứ hai.

                                  Thí, giới, nhẫn, tiến, định

                                  Và khác năm thứ này

                                  Đều là do Trí Độ

                                  Nhiếp vào  Ba-la-mật.

    Trong đây, Đàn-na ba-la-mậttư lương thứ hai. Vì Bát-nhã đi trước nên Bồ-tát vì Bồ-đề mà hành bố thí. Cho nên, bố thítư lương thứ hai.

    Trong đó, sinh ý vui thích cho người khác, cái nhân để gọi là bố thí, không phải là làm khổ. Có hai loại: Tài thípháp thí. Tài thí cũng có hai loại: Cộng thức và bất cộng thức.

    Cộng thức cũng có hai loại: Trong và ngoài. Nếu bố thí các phần của thân, hoặc bố thí toàn thân thì là bố thí trong; nếu bố thí trai, gái, thê thiếp và các loài hai chân, bốn chân...thì gọi là bố thí ngoài.

    Bất cộng thức cũng có hai loại: Có thể ăn và không thể ăn. Đây có nhiều loại: Nếu bố thí các vật để ăn, uống cho sự thọ dụng trong thân thì là có thể ăn; nếu bố thí cho sự thọ dụng bên ngoài thân: Hương, hoa, vàng, bạc, quần áo, đất đai, tài vật, vườn rừng, nơi vui chơi...thì là không thể ăn.

    Nhưng pháp thí thọ dụng được cũng có hai loại: Thế gianxuất thế gian.

    Nếu nhân vì bố thí pháp mà ở trong lưu chuyển sinh ra căn thân, cảnh giới đáng yêu thì là thế gian; nếu nhân vì bố thí phápsiêu việt sinh tử lưu chuyển thì là xuất thế gian.

    Cả tài thípháp thí có hai loại là: Có dính mắc và không dính mắc. Nếu vì tự thân hoặc vì các vật tư sinh, hoặc vì quả báo cao hơn, hy vọng mong cầu sự liên tục thì là có dính mắc; nếu vì lợi ích an lạc tất cả chúng sinh, hoặc vì trí vô chướng ngại thì là không dính mắc.

    Ngoài ra, còn có vô úy thí...thì cũng tùy mà xếp vào trong tài hoặc pháp thí. Quả báo của hai loại bố thí và dư khí (nước loãng)  thì như trong các kinh Đại  thừa đã nói đủ. Trong đây lược nói kệ rằng:

                                      Uống, ăn và quần áo

                                      Tùy cần đều bố thí,

                                      Cũng thí vòng hoa, đèn,

                                      Hương bột và âm nhạc;

                                      Hoặc thí các vị ngon,

                                      Thuốc men và gối dựa

                                      Cần thiết cho dưỡng bệnh

                                      Thầy thuốc cùng người hầu;

                                      Nam, nữ và thê thiếp,

                                      Nô tì và kho tàng,

                                      Trang sức các dâm nữ

                                      Tùy cần đều bố thí.

                                      Các vật báu có được

                                      Đủ các loại trang nghiêm,

                                      Các loại xe voi, ngựa,

                                      Vật vi diệu đều thí.

                                      Vườn, rừng, nơi tu đạo,

                                      Ao, giếng, nhà tập hội,

                                      Đất, ruộng, các vật tạp,

                                      Nhà khách đều bố thí.

                                      Hoặc hai chân, bốn chân,

                                      Hoặc lại một bến bãi,

                                      Thôn làng, nước, kinh đô,

                                      Và cảnh vua, trọn thí.

                                      Thí các vật vui đẹp

                                      Lợi lạc người mong cầu,

                                      Nơi nương của chúng sinh;

                                      Người sợ, thí vô úy.

                                      Thí những sự khó xả

                                      Tay, chân, mắt, tai, mũi,

                                      Cũng thí tim và đầu,

                                      Cử thân đều xả được.

                                      Khi tu hành bố thí

                                      Thường nơi người thọ nhận

                                      Phải sinh tưởng ruộng phúc,

                                      Cũng như quyến thuộc tốt.

                                      Các quả báo bố thí

                                      Khéo tụ tập đầy đủ

                                      Hồi hướng vì tự, tha

                                      Thành Phậttịnh độ.

                                      Bồ-tát hành bố thí

                                      Chính hồi hướng Phật thể,

                                      Đàn-na Bồ-tát này

                                      Được gọi Ba-la-mật.

                                      Bờ này hoặc bờ kia

                                      Cũng không ai nói được

                                      Quả thí đến nơi kia

                                      Gọi là thí bỉ ngạn.

 

    Nay nói sự khác nhau của thí chủ:

                                      Không tham quả đáng yêu,

                                      Bi nên ba luân tịnh

                                      Chính Giác nói thí ấy

                                      Chính là cầu Bồ-đề.

                                      “Tôi đã làm sự này

                                      Đang làm, cũng sẽ làm”

                                      Nếu mà xả như thế

                                      Thuê mướn, chẳng phải thí

                                      Vì tham tăng quả thí.

                                      Tùy cần liền xả được,

                                      Nói chỉ vì lợi người,

                                      Trí niệm: Không thí chủ,

                                      Không tham quả tăng ích,

                                      Chỉ vì bi mà cho

                                      Đây gọi chân thí chủ,

                                      Khác đây, chỉ buôn bán.

                                      Như mây lớn mưa khắp

                                      Tâm bình đẳng thí khắp

                                      Đây gọi đại thí chủ,

                                      Khác, đều là phần ít.

                                      Thí và quả báo thí

                                      Ai mẫn cho người cần,

                                      Thí chủ với mọi người

                                      Giống như cha mẹ họ.

                                      Không niệm vật được thí,

                                      Người nhận và người cho,

                                      Mà thường vui bố thí

                                      Đây gọi là thí chủ.

                                      Nếu không phân biệt Phật,

                                      Bồ-đề và Bồ-tát,

                                      Vì Bồ-đề mà thí

                                      Người ấy chóng thành Phật.

    Hỏi: Đã nói lược về Đà-na Ba-la-mật, nay nên nói về Thi-la Ba-la-mật.

    Đáp: Nghĩa Ba-la-mật như đã giải thích ở trước. Nghĩa Thi-la nay sẽ nói, vì Thi-la nên gọi là Thi-la.

    Nói Thi-la nghĩa là tập cận vậy. Đây là thể  tướng.

    Lại, là nghĩa bản tính. Như thế gian có giới vui, giới khổ...

    Lại, là nghĩa thanh lương, vì không có nhân khiến hối hận, lìa tâm nóng bức phiền não.

    Lại, là nghĩa an ổn, vì có thể làm nhân vui cho đời khác.

    Lại, là nghĩa an tĩnh, vì có thể kiến lập chỉ, quán.

    Lại, là nghĩa  tịch diệt, vì được nhân của Niết-bàn.

    Lại, là nghĩa đoan nghiêm, vì có thể trang sức vậy.

    Lại, là nghĩa tịnh khiết, vì có thể tẩy trừ nhơ ác giới.

    Lại, là nghĩa đầu, vì có thể làm nhân khiến vào chúng không khiếp nhược.

    Lại, là nghĩa tán thán, vì có thể sinh ra danh tiếng.

    Giới này là được chuyển sinh bởi thiện hành của thân, khẩu, ý; trong đó xa lìa sát sinh, không cho mà lấy, tà hành dục- đây là ba loại giới của thân; xa lìa vọng ngữ, phá hoại ngữ, thô ác ngữ, tạp hí ngữ- đây là bốn loại giới cho khẩu; xa lìa tham, sân, tà kiến- đây là ba loại giới cho ý.

    Mười loại giới được chuyển sinh của thiện hành thân, khẩu, ý như vậy đối trị với mười loại giới được chuyển sinh ác hành của thân, khẩu, ý.

    Mười loại ác hành vì thường tập cận, phẩm hạ, trung, thượng nên đọa địa ngục, súc sinh, diêm-ma thế.

    Như mười loại giới thiện hành ở trước, nếu không tương ưng với giác phần, vì thường tập cận thượng, trung, hạ nên tùy bậc cao và cao hơn khác nhau sẽ được trong cõi trời, người khác nhau.

    Nếu tương ưng với giác phần, mười loại thiện hành giới cao và cao hơn, thường tu tập gần gũi nhiều, nên sẽ được trong địa Thanh văn và địa Bồ-tát, chuyển thắng khác nhau.

    Lại, tụ giới Bồ-tát này có sáu mươi lăm loại vô tận, như trong Kinh Vô Tận Ý nói, phải biết.

    Lại, nói lược có hai loại giới là: Bình đẳng chủng thi giới và Bất bình đẳng chủng thi giới.

    Bình đẳng chủng thi giới là: Vì tích tập thân, khẩu, ý thiện nên trong các kiếp lại gieo trồng; hoặc giới hoặc phú lạc, hoặc Thanh văn, Độc giác, hoặc tương báo, hoặc Tịnh độ, hoặc thành tựu chúng sinh, hoặc chính biến giác- đều gọi là Bình đẳng chủng thi giới. Nếu ngược lại với điều này thì gọi là Bất bình đẳng chủng thi giới.

    Lại, có hai loại giới là: Hữu tác giới và Vô tác giới. Nếu trong hữu tác mà có tạo tác thì gọi là Hữu tác giới. Nếu ngược lại với điều này thì gọi là Vô tác giới.

    Lại, có chín loại giới là: Phàm phu giới, Ngoại đạo ngũ thông giới, Nhân giới, Dục giới thiên tử giới, Sắc giới thiên tử giới, Vô sắc giới thiên tử giới, Chư học vô học Thanh văn giới, Độc giác giới, Bồ-tát giới.

    Phàm phu giới: Vào chỗ sinh nên chấm dứt.

    Ngoại đạo ngũ thông giới: Thần thông thối thất nên chấm dứt.

    Giới cõi người: Vì hết mười nghiệp đạo thiện nên chấm dứt.

    Giới của Thiên tử cõi Sắc: Vì phúc hết nên sẽ chấm dứt.

    Giới của Thiên tử cõi Vô Sắc: Vì tam-ma-bát-đế hết nên chấm dứt.

    Giới Thanh văn hữu họcvô học: Vì cuối cùng sẽ vào Niết-bàn nên chấm dứt.

    Giới Độc giác: Vì thiếu đại bi nên sẽ chấm dứt.

    Giới Bồ-tát: Ắt không có chấm dứt, vì giới này có thể hiển minh các giới, vì chủng tử liên tục không có cùng tận, vì Bồ-tát liên tục không có cùng tận, vì Như Lai giới vô tận- do nhân duyên này nên gọi là giới Ba-la-mật. Trong đây có Thâu-lô-già:

                                 Giống như cha yêu công sức con  

                                 Cũng như yêu thọ mạng chính mình

                                 Giới xuất ly hữu ái cũng vậy

                                 Người khỏe tâm lớn đều ái giới.

                                 Giới này Mâu-Ni đã tu tập,                                            

                                 Giải thoát khỏi dục, lìa Hữu ái,

                                 Như chim ác người phàm từ bỏ,

                                 Người trí thường nên ái giới này;

                                 Giới này lợi ích cho mình, người,

                                 Khiến thân đoan nghiêm, lìa ưu, khuyết,

                                 Đời này, đời sau trang nghiêm hơn,

                                 Giới này  được ái bởi người trí.

                                 Giới này không do lực người khác,

                                 Chẳng không thể được, chẳng cầu xin,

                                 Đều nhân lực tự mình mà được,

                                 Cho nên thượng nhân ái giới này.

                                 Tiền của, cõi nước cùng đất đai,

                                 Máu thịt cùng đầu của tự mình

                                 Đều có thể bỏ, không xả giới,

                                 Vì muốn thanh tịnh thắng Bồ-đề.

                                 Giả sử từ trời rơi xuống đất,

                                 Hoặc khiến từ đất lên trời cao,

                                 Vì đủ Ly Cấu Địa vô nhiễm

                                 Phải nên quyết định chẳng dời đổi.

                                 Nếu đã đầy đủ phương tiện giới

                                 Lúc ấy liền được Địa thứ hai,

                                 Đã được địa Ly Cấu thanh tịnh,

                                 Khi ấy thành tựu tâm mong cầu.

                                 Nếu lại Trời, Người, Tu-la thế

                                 Và trong súc sinh hóa độ được,

                                 Khéo biết phương tiện giáo hóa rồi,

                                 Tùy niệm đến đó làm lợi ích,

                                 Hoặc dùng bố thí nhiếp chúng sinh,

                                 Hoặc dùng ái ngữ vào ý họ,

                                 Hoặc lại cho họ vui an ổn,

                                 Hoặc lại đồng sự trợ lực họ,

                                 Hoặc trong cõi người mà làm chủ,

                                 Hoặc trong thiên chúngtự tại,

                                 Đủ loại phương tiện dẫn dắt họ

                                 Trọn đều đặt trong bạch tịnh pháp;

                                 Vì đủ giới chân thật, thần thông

                                 Bèn cạn khô được cả biển lớn,

                                 Như khi thế tận lửa tăng mạnh

                                 Trong khoảng sát-na trọn thiêu sạch.

                                 Quán đủ loại phiền não thế gian,

                                 Não sinh bệnh do lìa người thân,

                                 Người trí có giới thông phương tiện

                                 Chỗ nương cho đời, chỉ thắng đạo.

    Hỏi rằng: Đã giải thích Thi-la Ba-la-mật, nay nên nói về Sằn-đề Ba-la-mật.

    Đáp: Trong đó, Sằn-đề là: Hoặc thân hoặc tâm thọ các khổ, vui mà chí kham nhẫn, không cao không hạ, tâm không nhiễm ô- đây gọi là nói lược về Sằn-đề.

    Nếu tự tại mà nói, ắt phân làm ba, nghĩa là: Thân trụ trì, tâm trụ trìpháp trụ trì.

    Trong đây, thân trụ trì nhẫn là: Thân gặp khổ- các chạm xúc không đáng yêu thích  hữu tâm vô tâm bên ngoài, khổ sinh ra nơi thân thì kham nhẫn, không kể- đây gọi là thân trụ trì nhẫn. Được sinh ra ở bên ngoài là: Vì nhân duyên ăn nên khởi sợ hãi, sân khuể, si mê; và các loài: Ruồi, muỗi, hổ, sư tử, gấu...hai chân, bốn chân, nhiều chân – các vật hữu tâm vô lượng nhân duyên bức não thân. Hoặc lại đến xin các chi tiết của thân như tay, chân, tai, mũi, đầu, mắt mà cắt đứt chúng. Với các sự ác này, tâm không sầu muộn, rối loạn, cũng không động khác. Đây gọi là thân trụ trì nhẫn. Lại, các nhân duyên chạm xúc căng thẳng của gió lớn, nóng, lạnh, mưa bão-  khi các vật vô tâm đến bức não, khắp thân khổ thiết  mà có thể thọ một cách an. Đây cũng gọi là nhẫn. Lại, trong thân vì nhân duyên giới động khởi lên phong hoàng, đàm ấm và sinh khởi bốn trăm lẻ bốn bệnh làm thân cực khổ, khi bị bức não có thể nhẫn không kể- cũng gọi là thân trụ trì nhẫn.

    Trong đây, tâm trụ trì nhẫn là: Nếu có mắng mỏ, sân hiềm, trách mắng, hủy báng, sỉ nhục, dối gạt....thời chẳng nhận lời lẽ; khi đến bức não thì tâm chẳng động cũng không trược loạn- đây gọi là tâm trụ trì nhẫn. Lại, trong sự tiếp xúc với tám loại pháp thế gian: Được lợi, mất lợi, danh tiếng tốt, danh tiếng xấu, chê trách, khen ngợi, khổ, vui thời tâm không cao hạ, chẳng động như núi- đây gọi là tâm trụ trì nhẫn. Lại, đoạn trừ sự thuận theo thùy miên và sân, không có tâm sát hại, không có tâm kết hận, không có tâm đấu tranh, không có tâm tố tụng; tự bảo hộ mình, bảo hộ người. Trong chúng sinh, tương ưng với tâm từ, đi với tâm bi, khởi ý hoan hỉ, luôn hành tâm xả. Những điều này cũng gọi là tâm trụ trì nhẫn.

    Trong đây, Pháp trụ trì nhẫn là: Vì như thật quán sát bên trong, bên ngoài.

    Bên ngoài: Như mắng chửi, giết hại...

    Mắng chửi là: Âm thanh, từ ngữ cùng lúc hòa hợp không tán rời; vì trong sát-na, vì từ ngữ là không, vì âm thanh như huyễn nên không thể nói nghĩa lần lượt tương ưng; trong đó không có mắng chửi, chỉ vì người phàm phân biệt hư vọng mà sinh tâm sân oán, nếu trong nghĩa tự tính của từ và âm thanh, biết rằng không thể đắc được thời tâm ắt tùy thuận, không có đối nghịch, bình đẳng nhẫn thọ. Đây gọi là Pháp trụ trì nhẫn.

    Lại, ở chỗ sát hại phải nghĩ thế này: Thân không phải người sát hại; thân nếu không có tâm ắt như cỏ cây, tường vách, hình ảnh. Tâm cũng không phải người sát hại, vì tâm không có sắc, không có chạm xúc, ngăn ngại; trong đệ nhất nghĩa thời chẳng có sát hại. Khi quán như thế, không thấy có sát hại, có thể kham nhẫn được. Đây gọi là Pháp trụ trì nhẫn.

    Bên trong là: Khi quán các pháp bên trong, nghĩ như thế này: Sắc như tụ bọt, từ duyên mà khởi, vì không có động tác, vì không tự tại, vì không, vì lìa tôi và của tôi. Thọ như bong bóng nước, tưởng như dương diễm, hành như thân chuối, thức như huyễn, từ duyên mà khởi; vì không có động tác, vì không tự tại, vì sinh diệt trong sát-na, vì không, vì lìa tôi và của tôi. Trong đó, sắc không phải tôi, sắc không phải của tôi; thọ, tưởng, hành cũng như thế; thức không phải tôi, thức không phải của tôi. Các pháp này từ duyên mà sinh. Nếu từ duyên sinh ắt tự tính không sinh. Nếu tự tính không sinh ắt không thể là người hại. Khi quán như thế, tự tính các pháp hoặc trong hay ngoài đều bất khả đắc. Đây gọi là Pháp trụ trì nhẫn. Nếu trong các pháp thân hay tâm, khi quán tự tính liền tùy thuận vô sinh nhẫn. Đây gọi là nói lược về Sằn-đề Ba-la-mật. Nói đủ thì như trong Tu-đa-la. Trong đây có tụng của Thánh giả:

                                    Người dưng hoặc oán, thân

                                    Bi niệm thường bình đẳng,

                                    Nhân của sân còn không

                                    Sao được sân chúng sinh?

                                    Khéo tu tập thường từ

                                    Chúng sinh cùng thể ta,

                                    Bình đẳng không có hai

                                    Tại sao oán chúng sinh?

                                    Tâm thường lìa bỏ sân,

                                    Nhiều đời sinh ái, hỉ

                                    Người khỏe đã vô ngại

                                    Tại sao ngược với đời?

                                    Ở nơi các chúng sinh

                                    Thường mong làm lợi lạc,

                                    Tại sao không sân khuể

                                    Ác thêm được chúng sinh?

                                    Chạm tám pháp thế gian

                                    Tâm không hề lay động

                                    Ví như miệng thổi núi

                                    Nên biết người đắc nhẫn.

                                    Thâm tâm lìa các nhơ,

                                    Sự ngại chẳng thể nhiễm

                                    Như bùn vấy hư không

                                    Nên biết người đắc nhẫn.

                                    Với thân không ái trước

                                    Với mạng cũng chẳng tham,

                                    Các oán trọn không thể

                                    Động được chí liên tục.

                                    Với thanh không đáng yêu

                                    Tâm an, đó như vang,

                                    Các lời cũng như hóa

                                    Tâm nhẫn liền trong tay.

                                    Không ở trong năm uẩn

                                    Chấp tôi và mạng tướng,

                                    Thân cũng chẳng của tôi

                                    Nên biết người đắc nhẫn.

                                    Nếu tự tại không thấy

                                    Có tôi và của tôi

                                    Liền được Vô sinh nhẫn

                                    Phật tử an ổn nhất.

 

 

 

                                                                  HẾT QUYỂN THỨ NHẤT

 

 

 

 

 

 

 

                                                          BỒ-ĐỀ TƯ LƯƠNG LUẬN

                                                              QUYỂN THỨ HAI

 

 

    Hỏi: Đã giải thích về Nhẫn Ba-la-mật, nay nên nói về Tinh tiến Ba-la-mật.

    Đáp: Thể tướng mạnh mẽ, mạnh mẽ làm nghiệp chính là tinh tiến. Trong đó các Bồ-tát từ Sơ phát tâm cho đến Bồ-đề tràng rốt ráo, kiến lập tất cả thiện nghiệp của thân, khẩu, ý tương ưng với phần Bồ-đề, đây gọi là Tinh tiến Ba-la-mật.

    Lại nữa, nếu với các phàm phuThanh văn hữu học vô họcĐộc giác, không chung sự tinh tiến- đây gọi là Tinh tiến Ba-la-mật.

     Tinh tiến có ba loại là: Thân, khẩu, ý. Sự tinh tiến của thân và khẩu lấy tâm tinh tiến làm tiền hành. Nói lược có ba loại sự phúc:

     Nếu thân tương ưng với sự phúc- là thân tinh tiến;

     Nếu Khẩu tương ưng với sự phúc- là khẩu tinh tiến;

     Nếu ý tương ưng với sự phúc- là ý tinh tiến.

     Lại, nếu trong thiện hành hoặc tự lợi hay lợi thathân hành mạnh mẽ- là thân tinh tiến; khẩu hành mạnh mẽ- là khẩu tinh tiến; ý hành mạnh mẽ- là ý tinh tiến.

     Lại, có ba mươi hai loại tinh tiến của Bồ-tát: Tinh tiến không đoạn chủng tử Tam Bảotinh tiến thành thục vô lượng loài chúng sinh; tinh tiến nhiếp thọ vô lượng lưu chuyển; tinh tiến vô lượng cúng dường hầu hạ; tinh tiến tích tập vô lượng căn lành; tinh tiến sinh ra vô lượng tinh tiến; tinh tiến khéo nói khiến chúng sinh hoan hỉ; tinh tiến an ổn tất cả chúng sinh; tinh tiến tùy thuận chỗ làm của tất cả chúng sinh; tinh tiến hành xả trong chúng sinh; tinh tiến thọ các học giới; tinh tiến nhẫn lực điều nhu; tinh tiến sinh ra các Thiền-na, Tam-ma-đề, Tam-ma-bát-đế; tinh tiến làm đầy đủ trí tuệ vô trước; tinh tiến thành tựu bốn Phạm hành; tinh tiến sinh ra năm thần thông; tinh tiến lấy công đức tất cả cõi Phật thành cõi Phật của tự mình; tinh tiến hàng phục các ma; tinh tiến hàng phục luận thuyết các ngoại đạo; tinh tiến làm đầy đủ Phật pháp: Mười lực, bốn vô úy...; tinh tiến trang nghiêm thân, khẩu, ý; tinh tiến độ được các điều được làm; tinh tiến phá hoại các phiền não; tinh tiến: Người chưa được độ khiến được độ; tinh tiến: Người chưa giải thoát khiến được giải thoát; tinh tiến: Người chưa tỉnh thức khiến tỉnh thức; Tinh tiến: Người chưa Niết-bàn khiến được Niết-bàn; tinh tiến tích tập tướng trăm phúc; tinh tiến nhiếp thọ tất cả Phật pháp; tinh tiến thấy tất cả chư Phật; tinh tiến đến vô lượng cõi Phật. Các tinh tiến này ra từ đại bi, vì lìa thân khẩu ý, vì không thủ không xả, vì được không cao không thấp, vì nhiếp bất sinh bất khởi. Biết ba mươi hai tinh tiến này rồi, tinh tiến Ba-la-mật sẽ được đầy đủ thanh tịnh. Trong đây cũng có Thánh tụng:

                                       Các Ba-la-mật như Thí này

                                       Được thành tựu bởi lực tinh tiến,

                                       Cho nên tinh tiếncăn bản,

                                       Khiến chư Bồ-tát được thân Phật.

                                       Phương tiện tinh tiến cầu Bồ-đề

                                       Con niệm tinh tiến thắng phương tiện,

                                       Vì kia lìa bỏ tinh tiến rồi

                                       Không thể phương tiện làm việc làm;

                                       Nếu như chỉ có một phương tiện

                                       Ắt chẳng sách tấn làm sự nghiệp,

                                       Việc làm đều do tinh tiến làm

                                       Nên tinh tiếnthắng phương tiện.

                                       Tâm có lực khéo làm phương tiện

                                       Tâm ấy do tinh tiến mà sinh,

                                       Cho nên các sự việc được làm

                                       Đều do tinh tiến làm căn bản.

                                       Các luận cho đến các nghề nghiệp

                                       Vì tinh tiến đủ đến bờ kia,

                                       Cho nên trong các việc được làm

                                       Tinh tiến chính là người thành tựu.

                                       Có được tự tại, các tài vật

                                       Người mà tinh tiến ắt sẽ được,

                                       Cho nên có được sự an lạc

                                       Đều do tinh tiến kia làm nhân.

                                       Do vì có tinh tiến thù thắng

                                       Phật là thượng thủ các Thanh văn,

                                       Cho nên lực của tinh tiến này

                                       Là nhân tối thắng, không hành khác.

                                       Người tinh tiến dũng kiện cao nhất

                                       Trong các địa, tuy là cùng địa

                                       Nhưng họ luôn được cao hơn hết,

                                       Cho nên phải thường khởi tinh tiến.

                                       Khi Phật ở dưới cội Bồ-đề

                                       Vì tinh tiến nên giác Bồ-đề

                                       Cho nên tinh tiếncăn bản

                                       Nhân được thân Phật, trước đã nói.

    Hỏi: Đã giải thích lược Tinh tiến ba-la-mật, nay nên nói về Thiền-na ba-la-mật.

    Đáp: Thiền-na có bốn loại là: Có giác có quán ly sinh hỷ lạc, đi vào Sơ thiền; không giác không quán định sinh hỷ lạc, vào Thiền thứ hai; lìa hỷ, hành xả, niệm tuệ, thọ lạc, vào  Thiền thứ ba; diệt  khổ, lạc xả niệm thanh tịnh, không khổ không lạc, vào Thiền thứ tư. Trong bốn loại Thiền-na này, lìa sự chứng địa Thanh văn, Độc giác, hồi hướng về địa vị Phật thời được gọi là Thiền-na ba-la-mật.

    Các Bồ-tát có mười sáu loại Thiền-na ba-la-mật mà các Thanh văn, Độc giác không có được. Mười sáu loại nào? Nghĩa là: Không lấy thật thiền, không dính mắc vị thiền, Đại bi theo duyên thiền, Tam-ma-địa hồi chuyển thiền, khởi tác thần thông thiền, tâm kham năng thiền, các Tam-ma-bát-đế thiền, tịch tĩnh lại tịch tĩnh thiền, không thể động thiền, lìa  ác đối thiền, vào trí tuệ thiền, thuận chúng sinh tâm hành thiền, dòng Tam Bảo không đoạn thiền, không lui sụt thiền, tất cả pháp tự tại thiền, phá tán thiền. Mười sáu loại thiền như thế chính là Thiền-na ba-la-mật.

    Không giữ lấy thật thiền là vì đầy đủ Như Lai thiền; không dính mắc vị thiền vì chẳng tham vui của chính mình; Đại bi theo duyên thiền vì thị hiện phương tiện đoạn phiền não chúng sinh; Tam-ma-địa hồi chuyển thiền là vì phan duyên cõi Dục làm duyên; khởi tác thần thông thiền là vì muốn biết tâm hành của tất cả chúng sinh; tâm kham năng thiền là vì thành tựu tâm tự tại trí; chư Tam-ma-bát-đế thiền là vì vượt hơn cõi Sắc, cõi Vô sắc; tịch tĩnh lại tịch tĩnh thiền là vì muốn vượt khỏi các Tam-ma-bát-đế của Thanh văn, Độc giác; không thể động thiền là vì rốt ráo cuối cùng; lìa ác đối thiền là vì muốn ra khỏi các thế gian; thuận chúng sinh tâm hành thiền là vì độ các chúng sinh; dòng Tam Bảo không đoạn thiền là vì thiền vô tận của Như Lai; không lui sụt thiền là vì thường nhập định; tất cả pháp tự tại thiền là vì đầy đủ các nghiệp. (Thiền thứ mười sáu Phá tán, vì bản thiếu nên không giải thích).

    Lại, niệm tịnh, tuệ tịnh, thú tịnh, tàm tịnh, giữ tâm hi vọng tịnh, không lấy thật tịnh, khởi tác thần thông tịnh, tâm kham năng tịnh, thân viễn ly tịnh, nội tịch tĩnh tịnh, ngoại bất hành tịnh, hữu sở đắc kiến tịnh, không chúng sinh không mạng không nhân tịnh, trong ba cõi không trụ tịnh, môn giác phần tịnh, lìa che chướng được quang minh tịnh, mở trí tướng bảo tạng tướng tịnh, nhiếp phương tiện tiền xảo tịnh, bồ-đề trường chướng ngại tịnh, không dính mắc Thanh văn, Độc giác tịnh, an trụ thiền-na sinh ra quang minh tịnh, Phật tam-ma-địa không tán loạn tịnh, quán tự tâm hành tịnh, biết  căn cơ chúng sinh như chỗ thích đáng mà pháp tịnh(Bản thiếu hai tịnh)- mười sáu loại Thiền-na ba-la-mật. Do vì ba mươi hai loại tịnh nên được thanh tịnh, vào được Như Lai địa. Trong đây có Thâu-lô-già:

                                   Nếu mười sáu loại kia

                                   Và ba mươi hai tịnh

                                   Tương ưng với Thiền Độ

                                   Chính là cầu Bồ-đề.

                                   Đến bờ kia Thiền-na

                                   Khéo biết nghiệp Thiền-na

                                   Người trí năm thần thông

                                   Sinh ra không lui sụt.

                                   Các sắc không cùng tận

                                   Đều thông đạt thật tính

                                   Cũng dùng thắng thiên nhãn

                                   Thấy khắp các sắc tướng,

                                   Tuy dùng tịnh thiên nhĩ

                                   Nghe các âm thanh xa,

                                   Người trí thông đạt biết

                                   Âm thanh không thể bàn.

                                   Có bao tâm chúng sinh

                                   Quán mỗi mỗi tướng chúng,

                                   Các tâm giống như huyễn

                                   Biết rõ tự tính chúng.

                                   Chúng sinh ở kiếp xưa

                                   Như thật đều niệm biết,

                                   Các pháp không quá khứ

                                   Cũng như tự tính kia.

                                   Đi đến đều biết cõi,

                                   Thấy cõi đủ trang nghiêm

                                   Tướng cõi như hư không

                                   Biết rõ thật tính chúng.

                                   Các phiền não chúng sinh

                                   Đều vì loạn tâm sinh,

                                   Cho nên bậc thắng trí

                                   Khắp tu các thiền định.

    Hỏi: Thiền-na ba-la-mật được giải thích đã lược nói xong, nay nên lần lượt nói Bát-nhã ba-la-mật.

    Đáp: Bát-nhã ba-la-mật, như giải thích ở trước, là tư lương đầu, nay tôi lại giải thích thêm tướng của nó, như kệ trước rằng:

                                   Thí, giới, nhẫn, tiến, định

                                   Và ngoài năm loại này

                                   Các Ba-la-mật ấy

                                   Được nhiếp bởi trí độ.

    Ngoài các loại này ra, có bốn Ba-la-mật khác là: Xảo phương tiện ba-la-mật, Nguyện ba-la-mật, Lực ba-la-mật, Trí ba-la-mật. Bốn ba-la-mật này đều được thu bởi Bát-nhã ba-la-mật.

    Bát-nhã ba-la-mật là: Như Phật Thế Tôn dưới cây Bồ-đề, dùng một niệm tương ưng với trí, giác rõ các pháp- là Bát-nhã ba-la-mật.

    Lại, là tướng vô ngại vì không có thân; tướng vô biên  vì bình đẳng hư không; tướng vô đẳng đẳng vì các pháp không có chỗ đắc; tướng viễn lyrốt ráo không; tướng không thể hàng phục vì vô khả đắc; tướng không có câu cú vì không có danh thân; tướng không tụ hợp vì lìa đến đi; tướng không có nhân vì lìa tác giả; tướng không sinh vì sinh không có; tướng không đi đến vì lìa lưu chuyển; tướng không tán hoại vì lìa giới hạn trước sau; tướng không nhiễm vì không thể nắm giữ; tướng không hí luận vì lìa các hí luận; tướng không động vì tự thể của pháp giới; tướng không khởi vì không phân biệt; tướng vô lượng vì lìa lượng; tướng khôngy chỉy chỉ không có; tướng không ô nhiễmkhông sinh ra; tướng không thể đo lường vì không có giới hạn; tướng tự nhiên vì biết tự tính các pháp.

    Lại, Bát-nhã ba-la-mật là tướng Văn tuệ và vào chính tư duy. Tướng của Văn tuệ ấy có tám mươi loại là: Lạc dục...; Chính tư nhập có ba mươi hai loại, nghĩa là: An trụ Xa-ma-tha....

    Lại, Bát-nhã ba-la-mật không cùng với mười sáu loại vô minh như: Túc trụ...

    Các tướng như thế của Bát-nhã ba-la-mật tùy lượng đã nói, nếu nói cho đủ bèn là có vô tận.

    Phương tiện thiện xảo Ba-la-mật được nhiếp trong Bát-nhã ba-la-mật này có tám loại thiện xảo là: Chúng thiện xảo, Giới thiện xảo, Nhập thiện xảo, Đế thiện xảo, Duyên sinh thiện xảo, Tam thế thiện xảo, Chư thừa thiện xảo, Chư pháp thiện xảo. Trong đó thiện xảo Ba-la-mật không có giới hạn.

    Lại nữa, Tùy theo những đường sinh nào, dùng những hành tướng nào, vì thực hành Bồ-đề nên được tự tăng trưởng căn lành và điều phục chúng sinh, hành các hạnh trong các đường sinh. Nơi tất cả chỗ này, phàm những điều đáng làm, đủ loại phương tiện, đã được phân biệt mà nói bởi các Đại nhân, tôi nay chỉ nói phần như một giọt nhỏ trong các kinh. 

    Nếu đã làm, hiện nay làm các thiện nhỏ nhiệm có thể khiến thành nhiều, nhiều thời khiến thành vô lượng –đây là phương tiện. Không vì tự mình, chỉ vì chúng sinh- đây là phương tiện. Chỉ dùng Đàn-na khiến các Ba-la-mật đầy đủ- đây là phương tiện. Như thế, lấy Thi-la nhiếp các chỗ sinh, lấy Sằn-đề trang nghiêm thân, khẩu, ý vì Bồ-đề, lấy Tì-lê-gia an trụ tinh tiến, lấy Thiền-na không thối chuyển nơi thiền, lấy Bát-nhã xả ly vô vi, lấy Từ làm y chỉ bảo hộ, lấy Bi để không vứt bỏ lưu chuyển, lấy Hỷ có thể nhẫn được sự không vui, lấy Xả để phát khởi các thiện, lấy thiên nhãn nhiếp thủ Phật nhãn, lấy thiên nhĩ làm đầy đủ Phật nhĩ, lấy Tha tâm trí để biết mọi căn cơ, lấy Túc trụ niệm biết ba đời không ngại, lấy thông suốt tự tại của tự mình để được thông tự tại của Phật, lấy sự vào tâm dục của chúng sinh để biết các hành tướng; Đã độ thoát mà trở vào lại, không có ô nhiễm mà nhiễm, đã xả gánh vác mà lại gánh vác, vô lượnghiện có lượng, tối thắng mà hiện yếu kém, vì phương tiện nên dù tương ưng niết-bàn mà tùy ở trong lưu chuyển, tuy hành niết-bàn mà chẳng rốt ráo tịch diệt, hiện làm các ma mà siêu việt các ma, đạt trí Bốn Đế và quán vô sinh mà không vào chính vị, tuy hành nơi náo loạn mà không thuận theo phiền não thùy miên, tuy hành viễn ly mà không y theo sự dứt hết thân tâm, tuy hành ba cõi mà trong ba cõi không hành Thế đế, tuy hành nơi không mà tất cả thời thường cầu Phật pháp, tuy hành vô vi mà chẳng tác chứng vô vi, tuy hành Sáu thông mà chẳng hết lậu, tuy hiện oai nghi Thanh văn, Độc giác mà không bỏ vui mong cầu Phật pháp.

    Trong các phương tiện thiện xảo Ba-la-mật như vậy, có bao nhiêu phương tiện giáo hóa chúng sinh thời các phương tiện ấy là phương tiện trụ xứ giáo hóa của Bồ-tát, nên biết. Trong đây có Thâu-lô-già:

                                          Các khổ não trong đường súc sinh

                                          Địa ngục, ngạ quỷ sinh cũng thế,

                                          Trong lưu chuyển mà thọ tương ưng

                                          Đủ loại lỗi ác của chúng sinh,

                                          Khổ tụ như vậy không thể chướng

                                          Ở chỗ chúng sinh khởi xót thương

                                          Chư Phật bèn nói Bồ-tát ấy

                                          Tất cả thế gian, bi vô ngại.

                                          Trong luận nếu có khéo bao quát

                                          Nghiệp được tạo của nhiều người khác

                                          Các minh: Công xảo và sự khác

                                          Đều dùng ái ngữ mà truyền trao.

                                          Các giới, tài, văn, tu, tịch, điều

                                          Dùng công đức này nhiếp hóa người,

                                          Nhiếp rồi, lại khiến thường liên tục

                                          Thắng Tiên nói là trụ đường lành.

                                          Hoặc hiện thân nữ độ người nam  

                                          Khiến kia điều phụcthọ giáo.

                                          Hoặc không chán cảnh vui ô nhiễm,

                                          Thương họ vô đạo, khiến vào đạo.

                                          Tùy loại chúng sinh, đủ loại hóa,

                                          Chỗ bức não nhất cũng chẳng bỏ.

                                          Hoặc người tin, hiểu nơi vô ngã,

                                          Và biết các pháp lìa tự tính,

                                          Người này chưa lìa pháp thế gian

                                          Chỉ quán sát như vậy mà chuyển

                                          Với nghiệp và quả sinh tin, thuận,

                                          Nhưng có vô biên các sự khổ,

                                          Sẽ khi chịu quả báo khổ kia

                                          Không vui, bị các khổ bức não:

                                          Hoặc nơi Thanh văn mà  xuất gia

                                          Bèn xắp chỗ an ổn tịch tĩnh,

                                          Hoặc lại đặt nơi đạo Duyên giác,

                                          Hoặc đặt vào thừa mười lực diệu,

                                          Khiến họ sẽ được thừa Chính Giác,

                                          Hoặc được tịch tĩnhcõi trời;

                                          Nếu đáng quán sát hiện thấy quả

                                          Như chỗ họ làm chính an trí.

                                          Như thế từ đầu đến sau cùng

                                          Trượng phu việc khó đều làm được,

                                          Nương đủ loại phương tiện khéo kia

                                          Lìa bỏ tất cả ái, không ái,

                                          Thừa này được chư Phật tán thán

                                          Trăm nghìn công đứctrang nghiêm,

                                          Sinh được thế gian cực tịnh tín

                                          Vì nói đạo lành rất thắng diệu.

                                          Với thừa Thanh văn, thừa Duyên giác

                                          Và các thừa thế gian: Thiên, Nhân

                                          Đều dùng thập thiệnthành thục,

                                          Cũng với nhân thừa thành thục người.

    Đã giải thích Phương tiện khéo Ba-la-mật, nay tôi sẽ nói Nguyện ba-la-mật. Chư Bồ-tát đầu tiên hết có mười nguyện lớn, là: Cúng dường hầu hạ chư Phật không sót- là nguyện lớn thứ nhất.

     Ở nơi chư Phật giữ chánh pháp lớn, nhiếp thọ chánh giác, bảo hộ khắp chánh giáo- là nguyện lớn thứ hai. Trong các thế giới mà chư Phật xuất hiện và hưng, ban đầu từ cung Đâu-Suất cho đến xuống trần, vào thai, sơ sinh, xuất gia, chứng chánh giác, thỉnh chuyển pháp luân, vào Niết-bàn, đều đến nơi cúng dường đầu tiên không lìa bỏ- là nguyện lớn thứ ba.

    Hành của chư Bồ-tát rộng lớn vô lượng, các thiện được nhiếp bởi các Ba-la-mật không tạp loạn, tịnh các địa, sinh ra phần chung, phần riêng, tướng chung, tướng riêng, cùng chuyển, không cùng chuyển ....các hành của Bồ-tát, như thật như địa mà nói, Tu trị ba-la-mật rồi dạy bảo trao truyền, thọ rồi trụ trì, phát khởi sinh ra các tâm như thật- đây là nguyện lớn thứ tư.

     Chúng sinh giới không sót: Có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, ba cõi cùng vào, sáu đường cùng ở, thuận đi theo các đường sinh, các sắc được nhiếp, chúng sinh giới không sót trọn đều thành tựu khiến vào Phật pháp; đoạn trừ các thú, an lập Nhất thiết trí trí – là nguyện lớn thứ năm.

    Các thế giới rộng lớn vô lượng không sót: Hoặc tế, hoặc thô, hoặc ngang, hoặc đảo, hoặc đẳng trụ thời cùng vào ở, thuận đi; mười phương các phần giống như lưới võng, đều vào trong các phần dùng trí mà thuận hành- là nguyện lớn thứ sáu.

    Tất cả các cõi tức một cõi, một cõi tức tất cả các cõi, các cõi nước thanh tịnh bình đẳng, đều trang nghiêm khắp, lìa các phiền não, tịnh đạo đầy đủ vô lượng trí tướng; chúng sinh khắp đầy đều khiến vào cảnh giới thượng diệu của Phật, tùy tâm chúng sinhthị hiện khiến họ hoan hỉ- là nguyện lớn thứ bảy.

    Vì cùng một tâm với chư Phật, Bồ-tát, vì tụ tập căn lành Bất cộng, vì với các Bồ-tát cùng một phan duyên, không lìa Bồ-tát bình đẳng, vì phát khởi tự tâm nhập vào uy thần của Như Lai, vì để được thần thông bất thối hành, vì du hành các thế giới, vì tự thân tùy thuận vào chỗ của tất cả chúng sinh, vì đầy đủ Đại thừa không thể nghĩ bàn, vì hành Bồ-tát hạnh- là nguyện lớn thứ tám.

    Vì lên bất thối chuyển hành Bồ-tát hạnh, vì nghiệp thân, khẩu, ý chẳng phải không, vì ngay khi thấy bèn khiến quyết định Phật pháp, vì ngay khi phát ra một âm thanh khiến vào trí huệ, vì ngay khi tin liền khiến phiền não chuyển, vì được thân như Đại Lạc Vương, vì hành các hạnh Bồ-tát- là nguyện lớn thứ chín.

    Vì trong các thế giới chân chính giác ngộ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vì trong một lỗ chân lông và tất cả lỗ chân lông khác đều hiện sinh ra, ngồi Đạo tràng, chuyển pháp luân, Đại bát niết-bàn, vì dùng trí huệ vào đại cảnh giới uy thần của Phật, vì nơi tất cả chúng sinh, như lòng tin thâm sâu của họ, khi Phật đáng xuất hiện, khai ngộ khiến được tịch tĩnhthị hiện, vì chân chính giác ngộ tất cả pháp đều là tướng Niết-bàn, vì phát một âm thanh khiến tâm chúng sinh đều hoan hỉ, vì hiện Đại bát niết-bàn mà chẳng đoạn lực hành, vì hiện đất trí huệ an lập các pháp, dùng pháp trí thần thông cảnh giới Phật biến khắp các thế giới- là nguyện lớn thứ mười.

    Các đại dục sinh ra mười nguyện lớn làm đầu, đầy đủ mười nguyện lớn này rồi, sẽ kiến lập trăm nghìn a-tăng-kỳ nguyện khác, được trụ Bồ-tát Hoan hỷ địa. Đây gọi là Nguyện Ba-la-mật.

    Đã giải thích Nguyện Ba-la-mật, nay tôi sẽ nói Lực Ba-la-mật. Trong đây lược nói Bồ-tát có bảy loại lực, là: Lực sinh ra do phúc báo, lực thần thông, lực tín, lực tinh tiến, lực niệm, lực Tam-ma-đề, lực Bát-nhã.

    Lực sinh ra từ phúc báo là: Như lực của mười voi nhỏ bằng lực của một long tượng; lực của mười long tượng bằng lực một hương tượng; lực mười hương tượng bằng lực một đại hương tượng; lực mười đại hương tượng bằng lực một đại lực sĩ; lực mười đại lực sĩ bằng lực một nửa Na-la-diên; lực mười nửa Na-la-diên bằng lực một Na-la-diên; lực mười Na-la-diên bằng lực một Đại na-la-diên; lực mười Đại na-na-diên bằng lực một Bồ-tát quá trăm kiếp; lực của mười Bồ-tát quá trăm kiếp bằng lực một Bồ-tát Đắc nhẫn; lực mười Bồ-tát Đắc nhẫn bằng lực một Bồ-tát tối hậu sinh. Trụ lực này rồi, Bồ-tát liền khi sinh có thể đi bảy bước. Lực của mười Bồ-tát tối hậu sinh khi sinh bằng lực của Bồ-tát khi thiếu niên. Trụ lực này rồi sẽ đến Bồ-đề đạo tràng thành Đẳng chánh giác. Được chánh giác rồi, vì công đức quá trăm nghìn khiếp, thành tựu Chánh biến tri của Như Lai, Lực nhất chủng xứ phi xứ...thành tựu mười lực như vậy. Đây gọi là lực sinh ra từ phúc báo của Phật, Bồ-tát và phần ít chúng sinh khác.

    Lực thần thông là: Khéo tu và làm nhiều bốn thần túc, vì lực thần thông hiếm có này nên điều phục được các chúng sinh. Các Ngài dùng thần lực hiếm có hiển hiện hoặc sắc, hoặc lực, hoặc trụ trì; nếu các chúng sinh đáng dùng sắc tượng này để được điều phục, liền dùng sắc tượng này, nơi các chúng sinh kia, thị hiện hoặc sắc tượng Phật, hoặc sắc tượng Độc giác, hoặc sắc tượng Thanh văn, như thế, hoặc các sắc tượng: Đế-Thích, Phạm Vương, Hộ Thế, Chuyển Luân. Nếu lại các sắc tượng khác, cho đến sắc tượng súc sinh, thời vì điều phục chúng sinhthị hiện sắc tượng như vậy.

    Nếu lại có chúng sinh nhiều lực, kiêu mạn, sân nộ, hung ác, tự cao, đáng dùng lực này điều phục được, liền hiện lực này: Hoặc lực đại lực sĩ, hoặc lực bốn phần na-la-diên, hoặc lực nửa na-la-diên, hoặc lực một na-la-diên; vì lực này nên núi chúa Tu-Di cao mười sáu vạn tám nghìn du-xà-na, rộng tám vạn bốn nghìn du-xà-na, dùng ba ngón tay nâng giữ như nâng quả am-ma-lặc mà ném để ở thế giới phương khác, mà trời Tứ Thiên Vương và trời Tam Thập Tam không bị nhiễu não, lực của Bồ-tát cũng không tổn giảm.

    Lại, ba nghìn đại thiên thế giới này tuy rộng lớn, từ thủy giới đến Hữu Đảnh, để trên lòng bàn tay mà trụ qua các kiếp. Nơi thần thông lực đạo thị hiện đầy đủ các lực như vậy.

    Nếu có chúng sinh kiêu mạn, tăng thượng mạn, sân nộ, hung ác, bèn nói pháp điều phục, khiến lìa kiêu mạn, tăng thượng mạn, sân nộ, hung ác.

    Các Ngài được thần thông và trí trụ trì như vậy rồi, dùng trí trụ trì này, nếu có chỗ trụ trì thời tùy ý mà được.

    Nếu lấy biển lớn làm vết chân trâu liền thành vết chân trâu; nếu lấy vết chân trâu làm biển lớn liền thành biển lớn. Nếu lấy kiếp thiêu làm tụ nước liền thành tụ nước; nếu lấy  tụ nước làm tụ lửa liền thành tụ lửa; nếu lấy tụ lửa làm tụ gió liền thành tụ gió; nếu lấy tụ gió làm tụ lửa liền thành tụ lửa. Như thế nếu lấy trụ trì này, tùy chỗ trụ trì pháp hạ, trung, thượng. Đã trụ trì rồi, không ai có thể làm chấn động, ẩn mất, nghĩa là: Hoặc Đế-Thích, hoặc Phạm Vương, hoặc ma và các pháp giống như vậy của thế gian, trừ Phật Thế Tôn, trong các loài chúng sinh, không có chúng sinh nào có thể nơi pháp trụ trì của Bồ-tát mà làm chấn động, ẩn mất. Vì lực trụ trì, vì đủ loại chúng sinh thắng thượng, hỷ dũng, tôn kính mà nói pháp.

    Lực thần túc ấy cao xuất tự tại, quá phiền não ma, vào cảnh giới Phật, giác ngộ các chúng sinh, tụ tập thiện căn tư lương kiếp xưa. Ma và thân ma trời...không thể chướng ngại. Đây gọi là Lực thần thông của Bồ-tát.

    Lực Tín là: Trong Phật, Pháp, Tăng và Bồ-tát hành, tin hiểu không thể ngăn trở phá hoại. Nếu ác ma hiện thành thân Phật lại, tùy pháp nào đó muốn phá hoại lòng tin ấy, thời Bồ-tát vì lực tin hiểu nên ma chẳng thể động được lực tin của Bồ-tát. Đây gọi là lực tín.

    Lực Tinh tiến là: Khi Bồ-tát nếu phát khởi tinh tiến tương ưng với các thiện pháp, ở mọi nơi được lực kiên cố, tùy chỗ thọ hành, hoặc trời hoặc người chẳng thể động hoại khiến ngừng ở trong đó. Đây gọi là Lực tinh tiến.

    Lực Niệm là: Trụ nơi đủ loại pháp tâm đều an chỉ, các phiền não không thể làm tán loạn. Vì lực niệm trì giữ nên phá các phiền não, các phiền não không thể phá hoại niệm của Bồ-tát. Đây gọi là lực niệm.

    Lực Tam-ma-đề là: Trong chỗ không an ổn, mà hành hạnh viễn ly. Nếu các âm thanhngôn ngữ phát ra thời chẳng bị âm thanh làm chướng ngại sơ thiền; hành thiện giác quán không ngại Nhị thiền; sinh ái hỉ mà chẳng ngại Tam thiền; thành tựu chúng sinh, nhiếp thọ các thiện pháp chưa từng bỏ phế mà không ngại Tứ thiền. Đi như thế bốn loại Thiền, các ác đối của Thiền không thể phá hoại. Tuy đi các Thiền mà chẳng tùy Thiền sinh. Đây gọi là lực Tam-ma-đề của Bồ-tát.

    Lực Bát-nhã là: Trí không thể hoại trong pháp thế gian xuất thế. Các kiếp sinh ra không do thầy dạy. Các nghiệp được làm nơi công xảo minh, cho đến sự khó làm, khó nhẫn tối thắng của thế gian, Bồ-tát đều có thể làm hiện tiền.

     Nếu pháp xuất thế cứu độ thế gian, Bồ-tát trí tuệ tùy thuận nhập rồi thời các chúng Trời, Người, A-tu-la không thể phá hoại. Đây gọi là lực Bát-nhã.

    Bảy lực như thế của Bồ-tát đã giải thích lược, nếu muốn đầy đủ thời chẳng có giới hạn. Đây gọi là lực Ba-la-mật của Bồ-tát.

    Đã lược giải thích về lực, nay tôi sẽ nói về trí ba-la-mật.

    Trong đó, hoặc các sách luận, in ấn, toán số, được làm bởi thế giangiới luận (Nghĩa là tính của các bệnh phong, hoàng, đàm...), Phương luận (cách trị bệnh) trị các bệnh khô héo, điên cuồng, ma trì..., phá các trùng độc. Lại làm văn chương được nhiếp vào hí tiếu, đàm tiếu, khiến sinh hoan hỷ. Sinh ra các thứ thôn làng, thành ấp, vườn tược, ao hồ, giếng, hoa quả, thuốc men...và rừng rậm...; thị hiện các dụng cụ vàng, bạc, ma-ni, lưu ly, ngọc bối (đá như vỏ sò), tính báu như ngọc, san hô...; vào mặt trăng, mặt trời xâm thực tinh tú, địa động, mộng quái...; kiến lập tướng, các chi tiết phần thân; biết nơi cấm giới hành xứ, thiền-na, thần thông vô lượng, vô sắc giới và những sự lợi ích chúng sinh tương ưng chánh giác bỉ ngạn.

    Lại nữa, biết các thế giới thành hoại, tùy thế giới thành, tùy thế giới hoại trọn đều biết rõ. Lại, biết nghiệp tích tập thời thế giới thành, nghiệp hết thời thế giới hoại. Biết thế giới hoặc nghìn năm thành trụ, hoặc nghìn năm hoại trụ.

   Biết địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới hoặc lớn hoặc nhỏ vô lượng sai khác. Biết đến bụi cực nhỏ, cũng như có bao nhiêu vi trần thời tụ tập, vi trần phân tán. Biết trong thế giới số vi trần của địa, cũng biết số vi trần của thủy, hỏa, phong.

    Biết thân chúng sinh thô, tế khác nhau, cho đến cũng biết số vi trần hợp thành thân của chúng sinh Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ, A-tu-la, Trời, Người.

    Biết sự thành, hoại của cõi Sắc, cõi Vô sắc và biết sự lớn nhỏ khác nhau vô lượng.

    Biết thân trong quốc độ lớn, nhỏ, tịnh, nhiễm và phương hướng giăng mắc khác nhau như trụ ngang, trụ ngược, trụ cân bằng...

    Biết thân danh tự khác nhau trong thân nghiệp báo. Biết thân danh tự khác nhau trong thân của Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát. Biết thân chánh giác, thân nguyện, thân hóa, thân trụ trì, thân hình sắc tướng hảo trang nghiêm, thân uy quang, thân ý niệm, thân phúc, thân pháp- trong thân Như Lai.

    Biết trong trí thân: Hoặc khéo phân biệt, hoặc tư duy như lý, hoặc quả tương ưng nhiếp, hoặc thế gian, xuất thế gian, hoặc an lập ba thừa, hoặc cộng pháp hay bất cộng pháp, hoặc đạo xuất ly hay không phải đạo xuất ly, hoặc giác hay không giác.

    Biết trong thân hư không: Vào vô lượng thân, tất cả chỗ không phải thân chân thật, vô biên sắc thân sai biệt.

    Sinh ra được trí biết các thân như vậy.

    Lại, được mạng tự tại, tâm tự tại, các dụng cụ tự tại, nghiệp tự tại, nguyện tự tại, tin hiểu tự tại, thần thông tự tại, trí tự tại, sinh tự tại, pháp tự tại.

    Được mười tự tại như thế rồi, là bậc trí bất tư nghì, trí vô lượng, trí bất thối. Các trí như thế có tám vạn bốn nghìn hành tướng, là trí Ba-la-mật được biết bởi Bồ-tát.

    Như thế tùy phần giải thích trí Ba-la-mật, nếu muốn đầy đủ thời chỉ Phật Thế Tôn mới có thể giải nói.

                                    Sáu Ba-la-mật này

                                    Tổng tư lương Bồ-đề

                                    Giống như trong hư không

                                    Nhiếp trọn tất cả vật.

     Như được giải thích, trong sáu ba-la-mật tổng nhiếp tư lương Bồ-đề, giống như các vật đi, ở trong hư không- có thức hay vô thức trọn nhiếp trong đó. Như thế nghe các tư lương khác nhiếp trong sáu Ba-la-mật, cùng tướng không khác, nên biết.

 

 

 

                                                             HẾT QUYỂN THỨ HAI  

                                       

 

 

 

 

                                                 LUẬN VỀ TƯ LƯƠNG CỦA BỒ-ĐỀ

                                                            QUYỂN THỨ BA

 

 

    

 

 

                                          Lại có ý Sư khác

                                          Các tư lương Bồ-đề

                                          Thật, Xả và Tịch, Trí

                                          Được nhiếp vào bốn nơi.

    Lại, có một Luận Sư nghĩ thế này: Tất cả tư lương Bồ-đề đều được nhiếp vào chỗ Thật, chỗ Xả, chỗ Tịch và chỗ Trí.

    Thật là tướng không hư cuống thật tức là Giới, cho nên Thật là Thi-la ba-la-mật.

    Xả tức là bố thí nên xả là Đàn-na ba-la-mật.

    Tịch tức là tâm không trược. Nếu tâm không trược thời sự thọ hay không chẳng động  được tâm. Cho nên chỗ Tịch là Sằn-đề ba-la-mậtThiền-na Ba-la-mật.

    Chỗ Trí hoàn là Bát-nhã Ba-la-mật.

    Tỳ-lê-gia Ba-la-mật vào khắp các chỗ, vì nếu khôngtinh tiến ắt chẳng chỗ nào thành tựu. Cho nên Tỳ-lê-gia Ba-la-mật thành tựu các sự.

    Cho nên tất cả tư lương đều vào bốn chỗ.

    Hỏi: Như Kinh nói, dùng tư lương Từ sẽ được tâm vô ngại, dùng tư lương Xả thời đoạn được yêu ghét. Trong đó, Từ và Bi có gì khác nhau?

    Đáp:

                                      Đại Bi thấu xương tủy

                                      Là chỗ chúng sinh nương

                                      Như cha với một con;

                                      Từ ắt khắp tất cả.

    Nếu ai vào đường sinh tử hiểm, đọa các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, mắc trong lưới tà kiến, bị rừng rậm ngu si che đậy, đi đường tà phi đạo giống như câm điếc; trong sự không xuất ly mà thấy là xuất ly, bị các giặc sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi nắm giữ, vào rừng rậm ý ma, bỏ xa ý của Phật, thời Bồ-tát đại bi xuyên tự thân mình: Da, thịt, máu, gân thấu đến xương tủy, vì các chúng sinh mà làm chỗ nương, khiến các chúng sinh này qua được đường ác hoang dã hiểm nạn, đặt ở cung thành Nhất thiết trí không sợ hãi. Ví như trưởng giả chỉ có một đứa con phúc đức mà bị bệnh khổ, yêu đến triệt thấu da thịt vào đến xương tủy, chỉ nghĩ khi nào con được khỏi bệnh. Bi cũng như thế, chỉ nơi chúng sinh khổ mà khởi.

     Từ thì khắp trong tất cả chúng sinh mà khởi. Lại nữa, vì Từ nên nơi chúng sinh được tâm vô ngại, vì Bi nên trong sinh tử chẳng có chán mệt.

    Lại, Từ thì trong người thiện mà sinh; Bi trong người bất thiện mà sinh.

    Lại, Bồ-tát vì Từ tăng trưởng không tham trước vui của tự mình ắt sinh Đại từ, vì Bi tăng trưởng, xả các phần thân và mạng, ắt sinh Đại bi.

                                     Nếu niệm công đức Phật

                                     Nghe thần biến của Phật

                                     Yêu thích, thanh tịnh thọ

                                     Đây gọi là đại hỷ.

     “Nếu niệm công đức Phật” thì thế nào là niệm công đức của Phật? Nghĩa là: Chư Phật Thế Tôn trong vô lượng trăm nghìn kiếp, vì tích tập căn lành, vì không tiếc nghiệp thân, khẩu, ý, vì đoạn trừ nghi trong năm loại đáng biết, vì không lỗi trong bốn loại trả lời khó, vì truyền dạy ba mươi bảy pháp trợ Bồ-đề, vì giác ngộ nhân duyên trong mười hai phần duyên sinh, vì dạy chín giáo lý, vì đầy đủ bốn phần trụ trì, vì được bốn vô lượng, vì đầy đủ sáu Ba-la-mật, vì nói mười địa của Bồ-đề, vì thành mãn năm chúng xuất thế, vì đầy đủ bốn vô úy, mười lực, mười tám pháp bất cộng, vì cảnh giới vô biên, vì tự tại chuyển tự tâm, vì pháp vô yểm túc, vì được Tam-ma-địa kim cương, vì nói pháp không hư vọng, vì pháp không thể hoại, vì làm Tôn Sư của thế gian, vì đảnh không thể thấy, vì không gì sánh bằng, vì không ai hơn, vì pháp không thể nghĩ bàn, vì được đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vì tướng trăm phúc, vì vô lượng căn lành, vì công đức vô biên, vì công đức vô lượng, vì công đức vô số, vì công đức không thể phân biệt, vì công đức hiếm có, vì công đức bất cộng. Những điều như thế gọi là niệm công đức của Phật.

    Vì hóa độ chúng sinh nên khởi thần thông biến hiện, tùy chúng sinh đáng được hóa độ, tùy thân chúng sinh, tùy hình lượng dài ngắn rộng hẹp, tùy theo đủ loại sắc tướng khác nhau, tùy âm thanhthanh tịnh phân biệt, chư Phật Thế Tôn dùng đủ loại thần thông hiếm có, như chỗ làm họ, như lòng tin và mong muốn của họ, dùng đủ loại phương tiện thần biến khác nhau mà giáo hóa. Nghe sự này rồi, yêu thích mà thanh tịnh thọ nhận- đây gọi là đại hỷ: Trong đó, mãnh liệt gọi là ái, tâm ái biến khắp thân gọi là hỷ, tâm hỷ giác biết lạc- gọi là thọ; khi thọ lạc niệm công đức đại thần thông của đấng Chánh Giác, tâm không trược- gọi là tịnh. Khi tâm tịnh, ý hỷ sung mãn gọi là đại hỷ. Người lên thừa ít phần kia, tuy cũng gọi là hỷ, vì đây bất cộng nên được gọi là đại hỷ.

    Hỏi: Bồ-tát nên xả hay không xả chúng sinh?

    Đáp:

                                      Bồ-tát với chúng sinh

                                      Không nên được xả bỏ,

                                      Phải tùy sức kham được

                                      Nhiếp thọ tất cả thời.

    Bồ-tát ma-ha-tát thường nghĩ lợi lạc các chúng sinh. Nếu bị tham, sân, si làm não, lên đường xan tật, phá giới, sân hận, giải đãi, loạn tâm, ác trí, vào dị lộ- nơi những chúng sinh này không nên xả bỏ, tất cả thời nói thí, giới, tu, tùy sức có thể làm mà nên nhiếp thọ, không nên vứt bỏ.

                                      Bồ-tát từ lúc đầu

                                      Phải tùy sức kham được

                                      Phương tiện dạy chúng sinh

                                      Khiến vào trong Đại thừa.

    Bồ-tát lên Đại thừa này, trong chúng sinh, ngay từ lúc đầu phải tùy sức mà làm, như phương tiện được nói trong Phương tiện ba-la-mật trước, phải nên tinh cần dùng các phương tiện giáo hóa chúng sinh, đặt vào Đại thừa này.

   Hỏi: Vì cớ gì Bồ-tát chỉ dùng Đại thừa giáo hóa chúng sinh, không dùng thừa Thanh văn, Độc giác?

    Đáp:

                                      Độ Hằng sa chúng sinh

                                      Khiến được quả La-hán,

                                      Độ một vào Đại thừa

                                      Phúc đức này cao hơn.

    Nếu giáo hóa chúng sinh như số cát sông Hằng, khiến được quả A-la-hán; phúc của Đại thừa vượt hơn phúc giáo hóa thừa Thanh văn, vì chủng tử vô tận; có chủng tử này thời có thể vì các chúng sinh khác làm phương tiện tâm Bồ-đề. Vì cũng sinh ra Thanh văn, Độc giác nên phúc này cao hơn. Phúc này cao hơn, vì Đại thừa cao hơn Thanh vănĐộc giác. Lại, vì tâm Bồ-đề này có vô lượng vô biên phúc đức. Lại, do Đại thừa mà dòng Tam Bảo không đoạn tuyệt. Cho nên, muốn cầu phúc lớn, phải dùng Đại thừa giáo hóa chúng sinh, không dùng thừa khác.

    Hỏi: Các Ma-ha-tát há chỉ dùng Đại thừa giáo hóa chúng sinh, không dùng thừa Thanh văn, Độc giác ư?

    Đáp:

                                         Giáo hóa dùng Thanh văn

                                         Và cả thừa Độc giác

                                         Vì họ ít lực nên

                                         Chẳng kham Đại thừa hóa.

    Nếu chúng sinh tâm bậc trung và hạ, bỏ sự lợi ích tha nhân, thiếu đại bi, không thể dùng Đại thừa giáo hóa, bèn dùng thừa Thanh vănĐộc giácgiáo hóa họ.

    Hỏi: Nếu có chúng sinh không thể dùng ba thừa giáo hóa, thì đối với họ nên xả bỏ hay không xả bỏ?

    Đáp:

                                         Thừa Thanh văn, Độc giác

                                         Và cả trong Đại thừa

                                         Không thể nhận giáo hóa

                                         Nên đặt ở chỗ phúc.

    Nếu có chúng sinh vui thích sinh tử, chán ghét giải thoát, không thể dùng thừa Thanh văn, Độc giácĐại thừa giáo hóa, phải nên giáo hóa, đặt trong bốn Phạm hành của thừa Phạm. Nếu lại chẳng kham sự giáo hóa của thừa Phạm, phải nên giáo hóa, đặt ở mười đạo nghiệp thiện của Thiên thừa và các sự phúc thiện như bố thí..., không nên xả bỏ.

    Hỏi: Nếu có chúng sinh vui thích sự vui của thế gian, với sự của ba phúc không có lực có thể hành, với loại người này phải làm thế nào?

                                          Nếu người không thể nhận

                                          Giáo hóa giải thoát, thiên

                                          Bèn dùng lợi hiện thế

                                          Như lực phải nên nhiếp.

    Nếu có chúng sinh chuyên cầu dục lạc, không quán đời khác, thú hướng địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, không thể giáo hóa khiến sinh cõi Trời hoặc giải thoát, cũng nên thương họ trí như trẻ nhỏ, theo như chỗ thích đáng mà nhiếp họ trong đời này. Tùy theo lực của mình có thể mà dùng bố thí...để nhiếp họ, thương mà chẳng xả bỏ.

    Hỏi: Nếu Bồ-tát nơi các chúng sinh như trẻ nhỏ này, không có phương tiện có thể nhiếp hóa, với người ấy sẽ phải làm thế nào?

    Đáp:

                                         Bồ-tát với chúng sinh

                                         Không có duyên giáo hóa

                                         Phải khởi đại từ bi

                                         Không nên liền vứt bỏ.

    Nếu Bồ-tát với chúng sinh đáng thương vui thích tội ác, không có phương tiện có thể làm để nhiếp hóa, Bồ-tát với họ phải khởi tưởng như con, hưng khởi tâm đại bi, không có đạo lý nào mà được vứt bỏ.

    Hỏi: Đã nói với chúng sinh phải nên nhiếp thọ, chưa biết phương tiện thế nào?

    Đáp: 

                                         Thí nhiếp và nói pháp,

                                         lại lắng nghe nói pháp,

                                         Cũng làm việc lợi họ

                                         Đây là phương tiện nhiếp.

    Các Bồ-tát vì nhiếp thọ chúng sinh, hoặc dùng bố thí làm phương tiện nhiếp, hoặc nhận sự bố thí của họ, hoặc vì họ mà nói pháp, hoặc nghe họ nói pháp, hoặc làm lợi ích cho họ, hoặc dùng ái ngữ, hoặc dùng đồng sự, hoặc nói về các minh, hoặc thị hiện làm nghiệp, hoặc khiến người bệnh được khỏi, hoặc cứu khỏi các hiểm nạn - những điều như thế gọi là phương tiện nhiếp hóa chúng sinh, phải dùng các phương tiện này nhiếp thọ chúng sinh, không nên vứt bỏ.

    Hỏi: Dùng những phương tiện nhiếp thọ như vậy, nhiếp chúng sinh rồi sẽ thành tựu lợi ích nào?

    Đáp:

                                         Làm lợi ích chúng sinh

                                         Không mệt, không phóng dật

                                         Khởi nguyện làm Bồ-đề

                                         Lợi đời tức lợi mình.

    Trong đó, Bồ-tát phát nguyện làm lợi ích thế gian, phát tâm như thế này: Phàm là sự lợi ích thế gian tôi đều nên làm. Lập thệ như vậy rồi, trong việc làm với chúng sinh không có mệt mỏi, không nên phóng dật. Lại phải nghĩ rằng: Nếu lợi thế gian tức là lợi mình. Cho nên Bồ-tát với nhân duyên làm lợi ích chúng sinh không nên vứt bỏ.

    Hỏi: Đã nói Bồ-tát thường phải lợi ích chúng sinh, không nên bỏ. Trong các pháp thì nên bỏ hay không bỏ?

    Đáp:

                                          Vào pháp giới thậm thâm

                                          Diệt, lìa các phân biệt,

                                          Trọn không có công dụng

                                          Mọi nơi tự nhiên xả.

    Pháp giới tức là duyên sinh, cho nên trước đã nói: Như Lai hoặc xuất hiện, hoặc không xuất hiện, pháp tính của pháp giới này thường trụ. Cái gọi là duyên sinh, lại cũng như trước nói: A-Nan-Đà! Duyên sinh thậm thâm, chứng ngộ cũng thậm thâm, cho nên Bồ-tát vào pháp giới thậm thâm này, diệt tất cả nhị biên như: Có-không.

    Nhiếp thọ trí phương tiện rồi liền diệt các động niệm phân biệt hí luận, lìa tướng nắm giữ, các chỗ hành của tâm ý thức đều không lại hành, cho đến hành Phật, hành Bồ-đề, hành Bồ-tát, hành Niết-bàn đều cũng không hành; ắt các pháp lại không công dụng, trong các pháp được tịch tĩnh. Lại, tâm tịch tĩnh, tâm không phân biệt- gọi là đệ nhất nghĩa xả. Đây tức là tâm vô phân biệt của Bồ-tát vậy.

    Đã nói về xả xuất thế rồi, nay tôi sẽ nói về xả thế gian:

                                         Lợi, danh, tán thán, lạc

                                         Bốn nơi đều không mắc,

                                         Ngược lại cũng chẳng ngại

                                         Như thế gọi là xả.

    Với lợi dưỡng, danh văn, tán thán, an lạc không bị dính mắc; ngược lại: Không lợi, không danh, hủy nhục, khổ cũng không gây trở ngại khiến thối lui. Xả lìa nơi yêu ghét mà trụ, lại chẳng phân biệt. Đây gọi là nói về xả thế gian thứ hai.

    Hỏi: Nếu Bồ-tát trong các pháp thực hành xả ở nghĩa đệ nhất, vì Bồ-đề nên như áo cháy đầu, làm sao có thể động hành như thế được?

    Đáp:

                                         Bồ-tát vì Bồ-đề

                                         Cho đến chưa bất thối

                                         Ví như áo cháy đầu

                                         Phải làm động hành này.

    Tuy với các pháp phải xả như vậy, nhưng Bồ-tát quyết định tu hành như áo cháy đầu, cho đến Bồ-tát chưa được bất thối chuyển Bồ-đề phải nên động hành. Trong đó Bồ-tát có năm nhân duyên bất thối chuyển, nên biết.

    Những gì là năm? Trong các kinh như Hoa Tụ nói: Nếu vì nghe đầy đủ đại nguyện của Bồ-tát và danh hiệu của chư Phật Thế tôn, hoặc vì nguyện sinh vào cõi của Phật Thế Tôn kia- đây là hai loại nhân duyên. Vì thọ trì và nói kinh thâm sâu, như Bát-Nhã Ba-La-Mật, đây là nhân duyên thứ ba. Vì tu tập hiện tiền các Tam-ma-đề và tùy hỷ người đắc được- là nhân duyên thứ tư. Bốn nhân duyên này gọi là Bồ-tát bất thối chuyển chưa đắc nhẫn.

    Nếu Bồ-tát trụ Bồ-tát bất động địa và đã đắc vô sinh nhẫn- gọi là rốt ráo quyết định bất thối chuyển.

    Hỏi: Nếu trong bốn loại nhân duyên, tùy một nhân duyên bất thối chuyển mà Bồ-tát được bất thối chuyển; trước đó nói rằng: Như áo cháy trên đầu, phải nên động hành thì, điều đó làm sao thành?

    Đáp:

                                       Nhưng các Bồ-tát kia

                                       Khi vì cầu Bồ- đề

                                       Tinh tiến không nên ngừng

                                       Vì mang trọng trách vậy.

    Tuy trong bốn nhân duyên, tùy một loại mà Bồ-tát được bất thối chuyển, nhưng tinh tiến không nên ngừng nghỉ. Do trước đã nói lời này: “Tôi sẽ khiến các chúng sinh đều được Niết-bàn”, vì mang trọng trách lớn như vậy, nên trong khoảng giữa phải tinh tiến không ngừng.

    Hỏi: Vì cớ gìtrong khoảng giữa phải tinh tiến  không được ngừng nghỉ?

    Đáp:

                                       Chưa sinh đại bi, nhẫn

                                       Tuy được bất thối chuyển

                                       Bồ-tát còn có chết

                                       Do vì khởi phóng dật.

    Trong bốn nhân duyên, tùy nhân duyên nào được bất thối chuyển, Bồ-tát kia chưa sinh đại bi cho đến chưa được vô sinh nhẫn, trong khoảng giữa thọ sinh tử, do vì phóng dật. Do đó Bồ-tát phải nên động hành như áo cháy trên đầu. Vì để được vô sinh nhẫn nên trong khoảng giữa tinh tiến không nghỉ.

    Hỏi: Bồ-tát lại có sự chết nào?

    Đáp:

                                        Địa Thanh văn, Độc giác

                                        Nếu vào bèn là chết

                                        Vì đoạn nơi Bồ-tát

                                        Các căn hiểu biết được.

    Như được nói ở trước, bốn loại nhân duyên, tùy nhân duyên nào đó được bất thối chuyển, vị Bồ-tát này chưa có đại bi, chưa đắc nhẫn, chưa vượt qua địa vị Thanh văn, Độc giác, hoặc sẽ vì lực của bạn ác mà sợ khổ sinh tử, vì thọ sinh trong khoảng trung gian, vì trong thời gian kiếp hoại (chúng sinh?) sân hiềm Bồ-tát, hủy báng chính pháp, nên mất tâm Bồ-đề. Khởi tâm Thanh văn, Độc giác rôì, hoặc sẽ ở giải thoát của Thanh văn, Độc giác mà chứng. Họ đoạn mất căn của Bồ-tát- nghĩa là đại bi. Do đó, các Bồ-tát và Phật Thế Tôn gọi là Nói và hiểu biết sự chết.

    Hỏi: Điều này phải suy xét, Bồ-tát là sợ trụ địa ngục hay sợ rơi vào địa vị Thanh văn- Độc giác?

    Đáp:

                                        Giả sử đọa địa ngục

                                        Bồ-tát không sinh sợ,

                                        Địa Thanh văn, Độc giác

                                        Bèn là kinh sợ lớn.

     Giả sử Bồ-tát ở trong địa ngục cùng vô số trăm nghìn khổ cũng không bằng sợ rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác.

    Hỏi: Tại sao như thế?

    Đáp:

                                        Không phải đọa địa ngục

                                        Rốt ráo chướng Bồ-đề,

                                        Địa Thanh văn, Độc giác

                                        Ắt là chướng rốt ráo.

    Giả sử vào địa ngục, với chánh giác đạo, không thể làm chướng ngại rốt ráo. Khi ở trong địa ngục, cho đến khi nghiệp ác hết thì tạm chướng ngại Bồ-đề. Bồ-tát nếu rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác, ắt rốt ráo chẳng sinh, nên địa vị Thanh văn, Độc giác bèn là chướng ngại với đạo Chánh giác. Do nghĩa này, nên Bồ-tát vào địa ngục cũng không sợ bằng rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác.

    Hỏi: Sợ như thế nào?

    Đáp:

                                        Như nói: Người thích thọ

                                        Sợ hãi bị chém đầu,

                                        Địa Thanh văn, Độc giác

                                        Phải sợ hãi như vậy.

    Trong kinh Phật Thế tôn nói như thế. Như người thích thọ lâu sợ bị chém đầu, Bồ-tát muốn cầu Vô thượng Bồ-đề sợ hãi địa vị Thanh văn, Độc giác cũng phải như vậy. Cho nên Bồ-tát tuy vào địa ngục cũng không sợ bằng rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác.

    Hỏi: Đã nói rằng chưa được vô sinh nhẫn, Bồ-tát chướng ngại pháp. Bồ-tát này làm sao được vô sinh nhẫn?

    Đáp:

                                         Không sinh cũng không diệt

                                         Chẳng không sinh không diệt,

                                         Không cùng, chẳng không cùng

                                         Không, chẳng không cũng vậy.

    Trong đó Bồ-tát khi quán duyên sinh, nghĩ thế này: Có pháp duyên sinh chỉ là thi thiết, như trong vô sinh mà có sinh nên tự thể của sinh không thành. Tự thể không thành nên sinh ắt không có. Nếu tự thể của sinh không có, sự diệt của nó- là hai- cả hai cùng không có thể tính. Như sinh và diệt, thời chẳng sinh chẳng diệt- là hai- cả hai cũng không có thể tính. Trong hai loại sinh và diệt, sinh chẳng sinh, diệt cũng chẳng diệt; cũng không có ngược với nhau nên cũng không như vậy. Như cái Có là không có tự thể nên cái chẳng phải không và không chẳng không cũng như vậy.

    Hỏi: Nếu nghĩ như thế này: Vì duyên sinh nên các pháp không có tự thể, thì vì cớ gì mà nghĩ thế này: Cũng không có pháp duyên sinh?

    Đáp:

                                         Tùy theo pháp có nào

                                         Trong đó quán chẳng động

                                         Đó là vô sinh nhẫn

                                         Vì đoạn các phân biệt.

    Như thế Bồ-tát như thật quán duyên sinh, lìa được cái thấy có tự thể pháp. Vì lìa cái thấy có tự thể pháp liền đoạn sự nắm giữ tự thể của pháp. Khi đoạn được tự thể pháp, nghĩ thế này: Chẳng phải không có pháp trong, ngoài, nhưng không có tự thể của pháp. Tuy có pháp duyên sinh, nhưng chỉ như bó lau, huyễn mộng. Nếu pháp từ duyên sinh, tự thể nó không sinh. Quán như thế rồi, các Sa-môn, Bà-la-môn không thể làm động. Nhưng không thủ chứng. Vị ấy vì vui thích quán pháp vô sinh, vì đoạn các phân biệt nên gọi là vô sinh nhẫn. Bồ-tát này liền sinh Bồ-tát bất động địa. Kệ rằng:

                                          Đã được nhẫn này rồi

                                          Ngay đó được thọ ký:

                                          Ông ắt sẽ làm Phật.

                                          Liền được bất thối chuyển.

    Được vô sinh nhẫn này, nên liền khi đắc- không trước, không sau- chư Phật hiện tiền thọ ký làm Phật: Ông ở vị lai, trong thời kiếp nào, thế giới nào, sẽ làm vị Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri nào. Đây gọi là Bồ-tát bất thối chuyển.

    Hỏi: Các Bồ-tát trụ Sơ địa đến Thất địa đều quyết  định đến Tam-bồ-đề, vì cớ gì không nói là bất thối chuyển, chỉ nói Bồ-tát bất động địabất thối chuyển?

    Đáp:

                                           Các Bồ-tát đã trụ bất động

                                           Được pháp như thị, trí bất thối

                                           Trí này Nhị thừa chẳng thể chuyển,

                                           Nên duy được tên bất thối chuyển.

    Điều này nghĩa là có các căn lành xuất thế như Tín..., các Thanh văn, Độc giác cho đến Bồ-tát địa thứ bảy chẳng thể chướng ngại khiến họ thối chuyển, nên gọi là bất thối chuyển, chứ không phải mười loại Bồ-tát khác vì Tam-bồ-đề trong các pháp bất thối chuyển vậy.

    Đã nói nhân duyên bất thối chuyển, trong đó lại được thọ ký thù thắng. Trong Đại thừa nói bốn loại thọ ký là: Thọ ký khi chưa phát tâm Bồ-đề, thọ ký cùng lúc phát tâm Bồ-đề, thọ ký ẩn che, thọ ký hiện tiền – là bốn loại thọ ký.

    Trong đó, thọ ký khi chưa phát tâm Bồ-đề là: Người này căn khí sắc bén, đủ lòng tin tăng thượng; chư Phật Thế  tôn dùng mắt vô ngại của Phật quán sát rồi mà vì thọ ký.

    Thọ ký cùng lúc phát tâm Bồ-đề là: Thành tựu căn lành, trước đã tu tập gieo trồng giống Bồ-đề, căn lành ấy mãnh liệt, sắc bén, được sự tu hành tăng thượng, chỉ muốn giải thoát các chúng sinh, nên ngay khi phát tâm liền vào bất thối chuyển, không đọa lạc pháp, lìa bát bất nhàn (Tám nạn vậy).

Người này hoặc tự nghe thọ ký, với Lục độ ba-la-mật không phát tinh tiến; nếu như không nghe sẽ phát thêm tinh tiến,  nên vì khiến không nghe, muốn khiến người khác nghe thọ ký kia, vì đoạn tâm nghi, Phật dùng uy thần ẩn che sự thọ ký.

    Nếu Bồ-tát thành thục năm căn xuất thế, được vô sinh nhẫn, trụ Bồ-tát bất động địa, họ liền được hiện tiền thọ ký.

    Đây là bốn loại thọ ký. Vì các Bồ-tát ấy đắc vô sinh nhẫn đã quyết định như vậy nên chư Phật Thế tôn hiện tiền thọ ký.

    Lại, riêng có mật ý thọ ký- là loại thọ ký thứ năm. Như kinh Pháp Hoa nói:

                                              Chúng ta đều tùy hỷ

                                              Lời Đại Tiên mật ý,

                                              Như thọ ký thánh giả

                                              Vô Úy Xá-Lợi-Phất.

                                              Chúng ta cũng sẽ được

                                              Thành Phật thế vô thượng,

                                              Lại dùng lời mật ý

                                              Nói vô thượng chánh giác.

    Vì nghĩa gì mà nói lời thọ ký riêng này? Có Luận sư nói: Vì khiến cho người chưa quyết định vào thừa Thanh văn phát tâm Bồ-đề.

    Lại, đã phát tâm Bồ-đề, Bồ-tát bắt đầu nghiệp, sợ khổ lưu chuyển, muốn nơi Niết-bàn của Thanh văn mà thủ lấy diệt độ, vì muốn cho Bồ-đề tâm kia được kiên cố.

    Lại, có Bồ-tát ở cõi Phật khác tụ tập ở đây, khi thọ ký thời lại, vì danh tương tợ, vì họ mà thọ ký.

    Các Sư phân biệt về lời đặc biệt thọ ký như thế, trong đó, thật nghĩa chỉ có chư Phật Thế Tôn mới có thể biết.

                                              Bồ-tát cho đến được

                                              Chư Phật hiện ở trước,

                                              Kiên cố Tam-ma-địa

                                              Không nên khởi phóng dật.

    Được Tam-ma-đề chư Phật hiện tiền rồi mà trụ, nghĩa là chư Phật hiện tại hiện ở trước người trụ Tam-ma-đề vậy.

    Tam-ma-đề là trụ bình đẳng vậy. Bồ-tát cho đến khi chưa được Tam-ma-đề này, trong khoảng ấy không được phóng dật. Vì Bồ-tát chưa đắc Tam-ma-đề có thể đọa đường ác, vì chưa lìa “bất nhàn” vậy. Cho nên chưa được Tam-ma-đề này thời không được phóng dật. Nếu đắc được Tam-ma-đề thì đều giải thoát được khỏi các sợ hãi.

    Tam-ma-đề này có ba loại: Sắc phan duyên, Pháp phan duyên, Vô phan duyên.

    Trong đó, nếu phan duyên thân hình sắc tướng hảo trang nghiêm của Như Lai mà niệm Phật- là Sắc phan duyên tam-ma-đề.

    Nếu lại phan duyên mười danh hiệu, thân mười lực, vô úy, bất cộng Phật pháp...vô lượng công đức của Phật mà niệm Phật- gọi là Pháp phan duyên tam-ma-đề.

    Nếu lại không phan duyên sắc, không phan duyên pháp, cũng không tác ý niệm Phật, cũng không có cái được đắc, Tam-ma-đề Không- lìa xa các tướng- đây gọi là Vô phan duyên tam-ma-đề.

    Trong đó, Bồ-tát sơ phát tâm được Sắc phan duyên tam-ma-đề rồi, đi vào thực hành  duyên theo pháp, đắc vô sinh nhẫn- là không phan duyên. Những điều này  được gọi là quyết định, vì tự tại vậy.

                                               Chư Phật hiện ở trước

                                               Kiên cố Tam-ma-đề

                                               Đây là Cha Bồ-tát,

                                               Đại bi, Nhẫn là Mẹ.

    Tam-ma-đề được nói đó là: Ở Tam-ma-đề, Phật hiện tiền, vì nhiếp công đức của các Bồ-tát và công đức của chư Phật- nên gọi là Cha của Bồ-tát.

   Đại bi là: Trong sinh tử lưu chuyển, vì không sinh mệt mỏi, lại, nơi vực hiểm của địa Thanh văn, Độc giác, bảo hộ khiến không theo- nên gọi là Mẹ.

    Nhẫn là: Bồ-tát đắc nhẫn, trong sinh tử lưu chuyển khổ và chúng sinh ác, không chán ghét lưu chuyển, không xả bỏ chúng sinh và Bồ-đề, vì không sinh chán. Cho nên nhẫn này là Mẹ của các Bồ-tát.

    Lại có kệ khác rằng:

                                               Trí Độ là Mẹ

                                               Phương tiện là Cha,

                                               Đã sinh và giữ nên                                                                                                                                                                                G                                            Gọi Cha, Mẹ Bồ-tát.

    Vì Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra các pháp của Bồ-tát nên Phật nói Bát-nhã ba-la-mật là Mẹ của Bồ-tát. Các pháp của Bồ-tát từ Bát-nhã Ba-la-mật mà sinh rồi, được trì giữ bởi phương tiện khéo, khiến không hướng đến vực hiểm của địa Thanh văn, Độc giác. Vì sự trì giữ Bồ-đề này nên phương tiện là Cha của bồ-tát.

    Hỏi: Bồ-tát dùng bao nhiêu phúc mà chấp nhận có thể được Bồ-đề?

    Đáp:

                                               Tích tụ chút ít phúc

                                               Chẳng thể được Bồ-đề,

                                               Lượng phúc trăm Tu-Di

                                               Hơn thế mới đắc được.

    Bồ-đề là Nhất thiết trí trí. Trí ấy với Không nên biết là bình đẳng, nên biết bình đẳng với hư không, vì hư không vô biên nên nên biết cũng vô biên. Dùng phúc có hạn không thể đắc được trí vô hạn. Cho nên tích tụ chút ít phúc chẳng thể được Bồ-đề. Làm sao được? Lượng phúc trăm núi Tu-Di tụ tập mới có thể được Bồ-đề.

 

 

 

                                                                  HẾT QUYỂN THỨ BA

 

 

 

 

 

 

 

                                              LUẬNVỀ TƯ LƯƠNG BỒ-ĐỀ

                                                         QUYỂN THỨ TƯ

 

   

 

    Hỏi: Nếu như thế, vì không có tụ phúc bằng trăm núi Tu-Di, nên cũng không một ai có thể được Bồ-đề.

    Đáp:

                                               Tuy làm phúc đức nhỏ

                                               Đây cũng có phương tiện:

                                               Ở nơi các chúng sinh

                                               Phải trọn khởi phan duyên.

    Nếu Bồ-tát này tuy làm phúc nhỏ, nhưng vì có phương tiện nên thành phúc tụ lớn. Hoặc lấy đồ uống ăn xả thí cho chúng sinh, hoặc dùng hương, hoa vòng...cúng dường tôn tượng của Như Lai.

    Các phúc đức ấy, nơi tất cả chúng sinh được nhiếp bởi tất cả thế giới trọn đều duyên theo: Tôi đem phúc này khiến các chúng sinh đều được Vô thượng chánh giác. Lại đem phúc này chung cho tất cả chúng sinh. Những phúc như thế, cùng các chúng sinh hồi hướng Vô thượng bồ-đề, gọi là phương tiện của Bồ-tát. Hồi hướng như thế phúc đức sẽ thành vô lượng vô biên, vô số. Do đó nên Nhất thiết trí trí tuy là vô biên, lại vì tướng phúc đức này cũng vô biên nên có thể đắc được.

    Lại có nghĩa khác:

                                                Tôi có các động tác

                                                Thường vì lợi chúng sinh,

                                                Các tâm hành như thế

                                                Ai lượng được phúc ấy?

    Bồ-tát ngày đêm thường khởi tâm hành như vầy: Nếu tôi có động tác gì của thân khẩu ý thiện đều vì độ các chúng sinh, vì giải thoát chúng sinh, vì tịch tĩnh các chúng sinh, vì đến được Nhất thiết trí trí. Ngài đầy đủ đại bi như vậy, an trụ phương tiện thiện xảo, chỉ trừ chư Phật ra, ai có thể suy lường được? Cho nên đủ phúc này, có thể đắc được Bồ-đề.

    Hỏi: Vì cớ gì phúc này lại vô lượng như vậy?

    Đáp:

                                                Không ái thân thuộc mình

                                                Cùng thân, mạng, tài sản,

                                                Chẳng tham vui Tự Tại,

                                                Phạm Thế và Trời khác,

                                                Cũng không tham Niết-bàn

                                                Do vì chúng sinh vậy,

                                                Đây chỉ niệm chúng sinh

                                                Phúc ấy ai lượng được?

    Trong đây, khi Bồ-tát hành hạnh lục độ, với nam, nữ và thân thuộc của mình, hoặc tài vật như kim cương..., hoặc thọ mạng của mình, hoặc chi tiết của thân, hoặc toàn thân, hoặc sự vui của thân tâm, hoặc tự tại trong cõi Trời, Người, hoặc thân của Phạm thiên, hoặc cõi trời Vô sắc, cho đến Niết-bàn, vì chúng sinh nên đều không ái, chỉ với chúng sinh thương xót không bỏ: Tôi sẽ làm thế nào khiến các chúng sinh như trẻ nhỏ, phàm phu bị màn vô trí che mù thoát khỏi ngục tù ba cõi, để nơi Niết-bàn thường lạc trong thành Vô úy. Bồ-tát làm sự lợi lạc như thế, với các chúng sinh không nhân mà ái, phúc đức có được thì ai có thể lượng?

    Lại, kệ rằng:

                                               Đời không chỗ nương, hộ

                                               Cứu hộ khổ não ấy,

                                               Khởi tâm hành như thế

                                               Phúc đức ai lượng được?

    Bồ-tát này thường dùng đại bi nghĩ như vầy: Nay thế gian này không ai cứu hộ, đi khắp sáu đường, vào lửa ba khổ, không nơi nương tựa, chạy nháo đây kia, các bệnh thân tâm thường có khổ não. Không có chỗ nương thì tôi sẽ làm chỗ nương, cứu thân tâm họ chịu các khổ. Khởi tâm hành này thời phúc đức có được ai có thể lượng?

                                               Tập tương ưng Trí Độ

                                               Như khoảnh vắt sữa trâu,

                                               Một tháng lại nhiều tháng,

                                               Phúc ấy ai lượng được?

    Bát-nhã Ba-la-mật này có thể sinh ra chư Phật, Bồ-tát và thành tựu pháp của chư Phật, Bồ-tát. Bồ-tát nếu với khoảnh thời gian như vắt sữa trâu như vậy, tư duy tu tập thời tụ phúc ấy còn vô lượng, huống chi một ngày một đêm, hai ngày đêm, ba ngày đêm cho đến bảy ngày đêm, nửa tháng, một tháng, lại nhiều tháng tu tập tương ưng, phúc đức có được ai có thể lượng?

                                              Kinh sâu xa Phật khen

                                              Tự tụng và dạy người,

                                              Lại vì phân biệt nói

                                              Gọi là tụ phúc đức.

    Thậm thâmKinh điển hết sức thâm sâu, tương ưng với Không, xuất thế gian- đó là thậm thâm.

    Lại nữa, vì phân biệt duyên sinh. Duyên sinh tức là pháp, pháp tức là thân của Như Lai, kinh ấy tương ưng với thân Như Lai. Kinh thậm thâm này được chư Phật Thế Tôn tán thán. Nếu tự tụng hoặc dạy người tụng, hoặc vì người khác giải thích với tâm không mong cầu, vì chỉ không muốn thân Như Lai bị ẩn mất thân. Thân Như Lai tức là pháp thân, vì muốn khiến trụ dài, nên phúc đức có được thời ai có thể lường!

                                             Khiến vô lượng chúng sinh

                                             Phát tâm vì Bồ-đề

                                             Tạng phúc lại tăng thêm

                                             Sẽ được địa Bất Động.

    Đây có Bồ-tát thiện xảo phương tiện, trước dùng bốn sự nhiếp các chúng sinh, biết các chúng sinh kia thọ nhận lời của ta rồi, sau đó giáo hóa khiến phát tâm Bồ-đề. Bồ-tát đầy đủ phương tiện thiện xảo như thế, khiến các chúng sinh phát tâm Bồ-đề. Phúc đức có được của vị ấy không ai có thể lượng, vì vô lượng vậy.

    Lại, vì khiến chúng sinh phát tâm Bồ-đề nên phúc đức càng tăng thêm. Nói phúc tạng  là: Vì phúc vô tận, vì có thể đến vô tận nên không thể cùng tận.

    Bất động địa là vì chẳng thể lay động nên gọi là bất động địa. Trong đó, Bồ-tát vì khiến người khác phát tâm Bồ-đề, nên trong các kiếp sinh, tâm Bồ-đề không động, không mất. Vì khiến người khác phát tâm Bồ-đề nên tâm này tức là nhân của bất động địa.

                                             Chuyển theo Phật đã chuyển

                                             Pháp luân tối thắng kia,

                                             Tịch tĩnh các gai ác

                                             Là tạng phúc Bồ-tát.

    Như Phật Thế Tôn trong thành Ba-La-Nại, chỗ của tiên nhân, rừng Hươu, chuyển pháp luân rồi, với pháp luân tối thắng kia, tùy thuận mà chuyển- cũng là tạng phúc.

    Sự tùy thuận chuyển này có ba loại nhân duyên là:

    Với kinh thâm sâu được Như Lai nói, tương ưng với Không, tương ưng với xuất thế gian, nếu trì giữ, hoặc nói và thuận theo pháp mà hành pháp; hoặc với các kinh như thế, trì giữ khiến không mất- thì là tùy thuận chuyển pháp luân thứ nhất.

    Vì chúng sinhcăn khíphân biệt diễn nói- là tùy thuận chuyển pháp luân thứ hai.

    Như được nói trong kinh ấy, như pháp tu hành- là tùy thuận chuyển pháp luân thứ ba.

    Tịch tĩnh các gai ác là: Gai ác của Phật giáongoại đạo tà kiếnác ma tự tại trong cõi Dục chán ghét giải thoát.

    Nếu trong bốn chúng hoặc có người khác, không phải pháp mà nói là pháp, không phải luật mà nói là luật, không phải giáo lý của Thầy mà nói là giáo lý của Thầy- là gai ác trong Phật giáo . Phải nên như pháp phân tích mà hàng phục họ; bẻ kiêu mạn, phá tà kiến khiến cho Pháp rực sáng. Đây gọi là tịch tĩnh các gai ác. Vì tịch tĩnh các gai ác nên gọi là tạng phúc của Bồ-tát.

                                            Vì lợi lạc chúng sinh

                                            Nhẫn khổ lớn địa ngục,

                                            Huống gì khổ nhỏ khác

                                            Bồ-đề trong lòng tay.

    Nếu Bồ-tát mặc giáp kiên cố, thường vì lợi lạc chúng sinhphát ý tinh tiến, với một chúng sinh, vì khiến giải thoát, nên tuy ở trong địa ngục lớn A-tì-chỉ, trải các kiếp khổ mà an nhẫn bất động, huống gì khổ nhỏ khác. Bồ-tát có thể nhẫn các khổ như vậy thời phải biết rằng Bồ-đề như trong lòng tay.

                                            Khởi làm chẳng vì mình

                                            Chỉ lợi lạc chúng sinh,

                                            Đều do đại bi nên

                                            Bồ-đề trong lòng tay.

    Nếu Bồ-tát khởi làm những gì, hoặc bố thí...do vì đại bi, chỉ vì lợi lạc chúng sinh, cũng vì khiến chúng sinh được Niết-bàn, rốt chẳng vì mình dù chỉ chút sự vui. Vị ấy cũng là bậc đại bi. Với bậc đại nhân như vậy, phải biết Bồ-đề đến trong lòng tay.

                                            Trí tuệ lìa hý luận,

                                            Tinh tiến lìa giải đãi,

                                            Xả thí lìa xan tiếc,

                                            Bồ-đề trong lòng tay.

    Hỏi: Ở trước đã giải thích các Ba-la-mật như Đà-na, nay lại giải thích để làm gì?

    Đáp: Trước phần nhiều là vì người tu hànhgiải thích, nay vì người không có được nhẫn và ánh sáng trí tuệ mà giải thích. Vì đã giác biết đạo Nhất Tướng nên người trí ấy lìa xa hí luận; vì không xả ách nên vị ấy tinh tiến, lìa giải đãi; vì trừ tham nên vị ấy bố thí, lìa xa xan tiếc. Vị Bồ-tát như thế, phải biết rằng Bồ-đề nằm trong lòng tay.

                                             Định vô y vô giác,

                                             Giới viên mãn không tạp,

                                             Nhẫn sinh không từ đâu,

                                             Bồ-đề trong lòng tay.

    Nếu Bồ-tát khéo thành tựu Thiền-na ba-la-mật rồi, định này không nương ba cõi, tướng ấy tịch tĩnh không có suy tư. Lại, Thi-la tròn đầy không tạp, không đục, hồi hướng Bồ- đề không có diệt mất. Lại, khéo thành tựu Bát-nhã ba-la-mật rồi, trong pháp duyên sinh trụ Vô sinh nhẫn. Vì căn bản thắng nên không có thối chuyển. Phải biết rằng, Bồ-đề nằm trong lòng tay.

    Hỏi: Đã nói rằng, Bồ-tát tu hành và đã đắc nhẫn tích tụ các phúc điền, tụ phúc này có thể được Bồ-đề. Vì sao Bồ-tát sơ phát tâm tích tập các ruộng phước, phúc tụ này có thể đắc Bồ-đề?

    Đáp:

                                            Hiện tạimười phương

                                            Có bao đấng Chánh Giác

                                            Con trọn trước các Ngài

                                            Nói ra bất thiện con.

    Nếu có chư Phật Thế Tôn hiện tạimười phương trong thế gian không chướng ngại, vì bản nguyện lực lợi lạc chúng sinh nên trụ, nay trước các đấng thật chứng mà phát lộ các tội: Nếu con từ vô thỉ lưu chuyển đến nay, trong thời trước và hiện tại hoặc tương lai, hoặc tự làm các nghiệp ác, hoặc bảo người làm, hoặc tùy hỷ; vì tham sân, si khiến thân, khẩu, ý ác, con nay bày nói không dám che đậy, trọn sẽ đoạn dứt vĩnh viễn, đến cuối không lại tạo nữa.

                                            Trong mười phương thế giới

                                            Nếu Phật đắc Bồ-đề

                                            Mà không diễn nói Pháp

                                            Con thỉnh chuyển pháp luân.

    Nếu Phật Thế Tôn đầy đủ đại nguyện, dưới cây Bồ-đề chứng Vô thượng chánh giác rồi, lại ít muốn, an trụ tịch tĩnh, không vì thế gianchuyển pháp luân, con sẽ khuyến thỉnh các Phật Thế tôn chuyển pháp luân của Phật, lợi ích an lạc nhiều người, thương xót thế gian và vì đại chúng, lợi lạc trời người.

                                            Hiện tại mười phương giới

                                            Có bao đấng Chánh Giác

                                            Nếu muốn xả bỏ mạng

                                            Đảnh lễ, khuyến thỉnh trụ.

    Nếu chư Phật Thế Tôn thế gian vô ngại, ở mười phương chứng Bồ-đề, chuyển pháp luân, an trụ chánh pháp; những chúng sinh đáng hóa độ đã hóa độ xong, muốn xả mạng; con sẽ đảnh lễ chư Phật Thế Tôn ấy, thỉnh trụ lâu, lợi ích nhiều người, an lạc nhiều người, thương xót thế gian, vì đại chúng, lợi lạc trời, người.

                                            Nếu các chúng sinh kia

                                            Từ nơi thân, khẩu, ý

                                            Phúc sinh từ Thí, Giới

                                            Cùng với tư duy, tu,

                                            Thánh nhânphàm phu

                                            Thời quá, hiện, vị lai

                                            Có bao phúc tích tụ

                                            Con nay đều tùy hỷ.

    Nếu các chúng sinh làm các sự phúc đức, tu tập bố thí, trì giới...sinh ra từ thân, khẩu, ý, đã tích tụ, hiện tích tụ và tương lai; chư Thanh văn, Độc giác, chư Phật, Bồ-tát, các Thánh nhânphàm phu có bao phúc đức, con đều tùy hỷ.

    Tùy hỷ như vậy là tiên đạo, là thắng trụ, là thù dị, là tối thượng, là thắng nhiếp, là mỹ diệm, là vô thượng, là vô đẳng, là vô đẳng đẳng- tùy hỷ như vậy mới gọi là tùy hỷ.

                                           Nếu con có được phúc

                                           Trọn dùng làm một tụ

                                           Hồi hướng cho chúng sinh

                                           Vì khiến được chánh giác.

    Nếu con từ vô thỉ lưu chuyển đến nay, nơi Phật, Pháp, Tăng và người khác, có bao nhiêu phúc, cho đến cho súc sinh một miếng ăn, hoặc căn lành quy y, hoặc căn lành sám hối, hoặc căn lành khuyến thỉnh, hoặc căn lành tùy hỉ, đều xứng với lượng chung làm một tụ, con vì các chúng sinh, vì hồi hướng Bồ-đề, trọn đều xả thí; dùng căn lành này khiến các chúng sinh chứng Vô thượng chánh giác, được Nhất thiết trí.

                                           Con sám hối như vậy

                                           Phúc tùy hỷ, thỉnh chuyển

                                           Và hồi hướng Bồ-đề

                                           Sẽ biết như chư Phật.

    Nếu con có căn lành vì chúng sinhhồi hướng Bồ-đề, hoặc thiện căn thỉnh chuyển pháp luân, hoặc thiện căn khuyến thỉnh trường thọ, hoặc thiện căn tùy hỷ - đều xứng lượng làm một tụ rồi, như quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn khi vì Bồ-đề, đã hồi hướng, đang hồi hướng, sẽ hồi hướng, con cũng hồi hướng thiện căn về Bồ-đề như thế, dùng thiện căn hồi hướng này khiến con và chúng sinh sẽ chứng Vô thượng chánh giác.

    Tôi nay lại lược nói:

                                            Phơi bày tội lỗi con,

                                            Phúc thỉnh Phật, tùy hỷ

                                            Và hồi hướng Bồ-đề

                                            Như đấng Tối Thắng nói.

    Tự có tội ác trọn đều sám hối và các phúc đức thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh trụ thọ lâu dài, phúc tùy hỷ, hồi hướng, hồi hướng như trước, vì Bồ-đề, như được nói bởi đấng tối Thắng. Hồi hướng như vậy.

    Hỏi: Lại, sự hồi hướng phải làm thế nào?

    Đáp:

                                            Gối phải quỳ sát đất

                                            Một vai, chỉnh thượng y,

                                            Ngày, đêm đều ba thời

                                            Chắp tay làm như vậy.

    Phải tự thanh tịnh, mặc đồ sạch sẽ, rửa sạch tay chân, y áo tề chỉnh. Một bên vai phải  chỉnh lý thượng, đắp y rồi, dùng một gối bên phải quỳ yên trên đất, chắp tay, một lòng lìa ý phân biệt; hoặc nơi tháp của Như Lai, hoặc trước Tôn tượng, hoặc hướng hư không phan duyên chư Phật như tại hiện tiền. Nghĩ như thế rồi, như đã được nói ở trước, hoặc ngày hoặc đêm đều ba thời mà thực hiện.

                                            Một thời phúc làm được

                                            Nếu mà có hình sắc

                                            Hằng sa số đại thiên

                                            Cũng không thể dung chứa.

    Trong sáu thời hồi hướng được nói đó, nếu phân biệt phúc đức làm được trong một thời, thì được nói bởi chư Phật Thế Tôn thấy như thật rằng: Nếu phúc đức ấy có hình sắc như thóc lúa tụ thì phúc đức tích tụ ấy không có hạn lượng, tuy đến tận cùng giới hạn của ba nghìn đại thiên thế giới số nhiều như cát sông Hằng cũng không thể dung chứa, vì phúc đức hồi hướng ấy bằng với hư khônghồi hướng vậy. Cho đến một thời hồi hướng còn có phúc đức như vậy, huống lại nhiều hồi hướng. Tuy là Bồ-tát sơ phát tâm, nhưng do lực hồi hướng cũng thành phúc lớn. Trở lại vì tướng phúc tụ như thế, lần lượt có thể đắc Bồ-đề.

    Hỏi: Đã nói phương tiện mà các Bồ-tát thành được phúc lớn, nay muốn bảo hộ phúc đức thời dùng phương tiện gì?

    Đáp:

                                          Kia sơ phát tâm rồi

                                          Với các Bồ-tát nhỏ

                                          Phải khởi tôn trọng, ái

                                          Giống như Thầy, cha, mẹ.

    Vị Bồ-tát sơ phát tâm kia, nếu muốn bảo hộ căn lành của mình và bảo hộ thân mình, với các Bồ-tát sơ phát tâm, phải khởi tâm tôn trọng ái kính đến cùng cực, coi giống như Thế Tôn Nhất Thiết Trí Sư và cha, mẹ sinh ra mình.

    Lấy Bồ-tát sơ phát tâm như thế làm đầu, với các Bồ-tát cũng phải như vậy, ái trọng cùng cực. Nếu khác như đây ắt tự thân và căn lành trọn đều diệt hết. Như trong kinh Thế Tôn từng nói: Ta không thấy một pháp nào khác chướng ngại Bồ-tát và diệt hết căn lành như khởi tâm sân hận với Bồ-tát. Bồ-tát tuy trăm kiếp tích tụ căn lành, do vì tâm sân với Bồ-tát khác mà trọn đều diệt hết. Cho nên với các Bồ-tát phải khởi tôn trọng giống như Thầy dạy.

                                        Bồ-tát tuy có lỗi

                                        Mà còn không nên nói

                                        Huống gì sự không thật,

                                        Chỉ nên như thật khen.

    Nếu Bồ-tát chê hủy lầm lỗi của người hành Đại thừa, khiến bị danh xấu, thời thiện pháp có được qua các kiếp trọn đều diệt hết, không tăng trưởng được bạch pháp. Cho nên các Bồ-tát tuy có lỗi lầm, vì bảo hộ căn lành và mạng của mình, không nên nói ra, huống gì lại chẳng thật. Ví như tội của vua, như trong kinh nói: Có Bồ-tát mạng sống thanh tịnh, không thể hủy phạm. Nhưng Tỳ-khưu Đạt-Ma, vì vọng nói ác nên trong bảy mươi kiếp thọ quả báo địa ngục, lại trong sáu vạn kiếp làm người bần cùng, thường bị bệnh mù, bệnh hủi, ác bệnh. Cho nên nơi Bồ-tát, nếu có ác hoặc không có ác, đều không được nói. Nếu vị ấy có đức thật, chỉ nên ngợi ca, vì để tự tăng trưởng căn lành của mình, cũng vì khiến người khác trụ tín tâm vậy.

                                        Nếu ai muốn làm Phật

                                        Muốn khiến không thối chuyển

                                        Thị hiện và xí thịnh,

                                        Cũng khiến sinh vui thích.

    Nếu có chúng sinh đã phát nguyện cầu Bồ-đề, chỉ muốn khiến họ không thối thất. Nhưng có người ngu si, sân khuể và tham, vì bè phái mình nên nói như vầy: Sao phải dùng cái hành khó hành lâu dài của Bồ-tát? Cái vui của Niết-bàn cũng bình đẳng tương tợ; hành của Thanh văn nhanh chóng đắc Niết-bàn.

    Những điều này, sau sẽ nói quả báo.

    Nếu dùng đủ loại thí dụ để hiển bày công đức Phật khiến vào được vào tâm- chính là hiển thị; khiến họ đầy đủ tinh tiến các hành của Bồ-tát- chính là xí thịnh; muốn khiến tinh tiến tăng nhanh lợi ích, vì nói các sự thần thông lớn công đức của đấng Chánh Giác- chính là vui thích. Như thế khiến họ không bỏ tâm Bồ-đề.

                                          Chưa hiểu kinh thậm thâm

                                          Chớ rằng: Phật không nói.

                                          Nếu mà nói như thế

                                          Chịu ác báo khổ nhất.

    Kinh thậm thâm là được Phật nói, tương ưng với Không, Vô tướng, Vô nguyện; trừ vô lượng các biên kiến như: Đoạn- thường; diệt tự tính của: Ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả; hiển hiện công đức đại thần thông hi hữu của Như Lai. Với kinh luật này, nếu chưa chứng biết, chớ có vì si mà nói rằng không phải Phật nói. Tại sao thế? Phật Thế Tôn nói: Nếu phỉ báng Kinh được nói bởi Như Lai sẽ chịu ác báo khổ nhất.

                                           Các tội như Vô gián

                                           Trọn dùng làm một tụ

                                           So với hai tội trước

                                           Chẳng bằng một phần, số.

    Thế Tôn trong Kinh Bất Thối Luân nói: Các tội có được của năm nghiệp vô gián, hoặc tội báo đoạn mạng chúng sinh có trong ba nghìn đại thiên thế giới, hoặc tội báo của sự thiêu, hoặc hủy hoại chi-đề của chư Phật Thế Tôn sau khi diệt độ như số cát sông Hằng, hoặc tội báo chướng ngại pháp nhãn của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai- các tội như thế trọn đều làm một tụ; nếu chưa hiểu kinh thâm sâu mà khởi chấp trước, nói rằng, không phải Phật nói; và Bồ-tát đã phát tâm Bồ-đề rồi mà khiến thối tâm Bồ-đề. Hai loại tội này, tội của năm loại vô gián tụ ở trước mà so thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần nghìn, cho đến một phần số, một phần toán, một phần thí dụ, một phần Ưu-ba-ni-sa-đà cũng không bằng, vì tội tướng này.

    Vì để bảo hộ thân mình và căn lành của mình, chớ làm hai loại tội này.

    Hỏi: Đã nói về Bồ-tát bảo hộ căn lành của mình. Thế nào là thắng nghĩa của tu đạo?

    Đáp:

                                            Với ba môn giải thoát

                                            Phải nên khéo tu tập

                                            Đầu: Không, tiếp: Vô tướng,

                                            Người trí thì Nguyện gì?

    Trong đó, khi Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, phải tu ba môn giải thoát. Đầu tiên hết phải tu môn giải thoát Không, vì phá tan các kiến chấp; thứ hai là môn giải thoát Vô Tướng, vì không nắm giữ các ý phân biệt phan duyên; thứ ba là môn giải thoát Vô Nguyện, vì vượt qua cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô Sắc.

    Hỏi: Cớ gì những môn ấy gọi là môn giải thoát?

    Đáp:

                                            Vô tự tính nên Không,

                                            Đã không sao có tướng?

                                            Các tướng đã tịch diệt

                                            Người trí có nguyện gì?

    Vì duyên sinh nên pháp không có tự tính- đây gọi là Không; vì Không nên tâm chẳng phan duyên- ắt không có tướng; vì lìa các tướng nên ắt chẳng mong cầu.

    Lại, nếu pháp từ duyên sinh, tự tínhkhông sinh, vì tự tính không sinh nên pháp ấy là Không; nếu pháp là Không thì trong đó không có tướng, vì tướng không có nên là Vô tướng; nếu không có tướng thì trong đó tâm không chỗ tựa, vì không chỗ tựa nên trong ba cõi tâm không chỗ mong cầu.

                                             Ở đây khi tu niệm

                                             Đến gần đạo Niết-bàn,

                                             Chớ nghĩ: Không Phật thể,

                                             Ở đó chớ phóng dật.

    Khi tu ba môn giải thoát này, nếu không được nhiếp bởi phương tiện, ắt tiếp cận Niết-bàn; tuy phải tu tập nhưng chớ rơi vào Bồ-đề khác, phải cầu được Nhẫn vô sở đắc, phải trụ phương tiện thiện xảo.

                                             Tôi với đạo Niết-bàn

                                             Không nên liền tác chứng,

                                             Phải phát tâm như vầy:

                                             Nên thành thục Trí Độ.

    Phát tâm nghư vầy: Tôi phải lợi ích các chúng sinh, độ thoát các chúng sinh; tuy tu ba môn giải thoát nhưng không nên nơi Niết-bàn tác chứng. Nhưng tôi vì học Bát-nhã Ba-la-mật, trong ba môn giải thoát phải tinh chuyên thành thục. Tôi phải tu Không mà không nên chứng Không, tôi phải tu Vô tướng mà không nên chứng Vô tướng, tôi phải tu Vô nguyện mà chẳng nên chứng vô nguyện.

                                            Như thầy bắn phóng tên

                                            Mỗi mũi bắn nối nhau,

                                            Giữ nhau khiến không rơi,                                  

                                            Đại Bồ-tát cũng vậy.

    Ví như bậc thầy bắn cung khéo học bắn rồi, bắn tên lên hư không, bắn liên tục những mũi tên sau, những mũi tên ấy theo nhau, giữ nhau trên không trung, khiến không rớt xuống đất.

                                            Trong môn giải thoát Không

                                            Khéo phóng mũi tên tâm,

                                            Tên phương tiện liền nhau

                                            Không rơi xuống Niết-bàn.   

    Như thế, Bồ-tát bậc thầy bắn cung lớn, dùng cung Không, Vô tướng, Vô nguyện đã tu học; trong hư không ba môn giải thoát, phóng mũi tên tâm rồi, lại dùng mũi tên phương tiện khéo bi mẫn chúng sinh, triển chuyển liên tục trong hư không ba cõi, giữ mũi tên tâm kia khiến không rơi vào thành Niết-bàn.

    Hỏi: Làm thế nào lại khiến tâm kia chẳng rơi vào thành Niết-bàn?

    Đáp:

                                           “Tôi không bỏ chúng sinh

                                           Vì lợi ích chúng sinh”.

                                           Trước khởi niệm như thế

                                           Sau tu tập tương ưng.

    Nếu tôi trong ba môn giải thoát khéo thành thục rồi, muốn lấy Niết-bàn thì như trong lòng tay, nhưng tôi vì phàm phu như trẻ nhỏ còn phải mớm sữa không thể tự đến thành Niết-bàn, vì chưa Niết-bàn nên tôi với Niết-bàn không nên một mình vào. Tôi sẽ phát khởi tinh tiến như thế này: “Tùy tôi làm gì chỉ vì lợi ích các chúng sinh, cũng chỉ vì khiến các chúng sinh được niết-bàn”, trước phải khởi nghĩ như thế; tiếp đó tâm với ba môn giải thoát tùy thuận tương ưng. Tùy thuận là nghĩa sau vậy. Nếu không như thế, thì mũi tên tâm kia, vì không được nhiếp và phương tiện khéo, khi hành ba môn giải thoát liền rơi vào trong giải thoát của Thanh văn hoặc giải thoát của Độc giác.

    Nay lại có thêm phương tiện khéo:

                                         Các chúng sinh chấp Hữu

                                         Đêm trường và hiện hành,

                                         Điên đảo với các tướng

                                         Đều vì si mê vậy.

    Các chúng sinh phàm phu, trẻ nhỏ, vì si mê, nơi đêm trường lưu chuyển vô thỉ dính mắc bốn điên đảo: Vô thường cho là thường, khổ cho là vui, bất tịnh cho là tịnh, vô ngã cho là ngã. Và, trong các giới, nhập trong và ngoài chấp ngã, ngã sở, cho rằng có sở đắc; hành trong đêm trường và hành trong hiện tại.

                                          Người điên đảo chấp tướng

                                          Nói pháp vì đoạn trừ,

                                          Trước phát tâm như vậy,

                                          Sau tu tập tương ưng.

    Các chúng sinh như thế, vì si mê nên khởi hai loại chấp trước ngã, ngã sở. Lại trong sự vô sở hữu của sắc...vọng khởi phân biệt nắm lấy tướng, sinh bốn loại tà kiến điên đảo, tôi sẽ vì họ nói pháp khiến đoạn trừ. Trước phát tâm như thế rồi, sau đó trong ba môn giải thoát tu tập tương ưng. Nếu khác điều này mà tu tập ba môn giải thoát ắt sẽ thú hướng đạo cận Niết-bàn.

                                         Bồ-tát lợi chúng sinh

                                         Mà không thấy chúng sinh

                                         Đây là sự khó nhất

                                         Hiếm có, không thể nghĩ.

    Bồ-tát khởi tưởng chúng sinh- điều này cũng là khó nhất, không thể suy nghĩ, chưa từng có như vẽ hư không. Trong nghĩa tối thắng vốn không có chúng sinh. Bồ-tát này “không biết”, “không đắc”, nhưng vì lợi ích chúng sinh mà động hành tinh tiến. Chỉ trừ đại bi, chỗ nào còn có sự khó như thế.

                                        Tuy vào chính định vị

                                        Tập ứng môn giải thoát,

                                        Vì chưa mãn Bồ-đề

                                        Không chứng nơi Niết-bàn.

    Điều này nên suy lượng. Nếu Bồ-tát đến chính định vị, vì ba mươi hai pháp nên vào chính định vị, khi tương ưng với môn giải thoát; trong khoảng giữa chưa mãn bản nguyện thì là chứng Niết-bàn hay không chứng Niết bàn?

    Trong kinh Thế Tôn nói rằng: Bốn đại có thể khiến biến đổi, chứ không có nhập chính định vị Bồ-tát trong khoảng trung gian chưa mãn bản nguyện mà chứng Niết-bàn. Cho nên, Bồ-tát đến chính định vị, chưa mãn bản nguyện thời chẳng chứng Niết-bàn.

                                       Nếu chưa đến định vị

                                       Vì lực phương tiện nhiếp

                                       Vì chưa mãn bản nguyện

                                       Cũng không chứng Niết-bàn.

     Nếu Bồ-tát sơ phát tâm chưa đến chính định vị, vị ấy do phương tiện khéo nhiếp, khi tu ba môn giải thoát, trong khoảng giữa chưa mãn bản nguyện, cũng không chứng Niết-bàn.

                                       Cực chán ghét lưu chuyển

                                       Nhưng cũng hướng lưu chuyển,

                                       Tin thích nơi Niết-bàn

                                       Cũng quay lưng Niết-bàn.

    Bồ-tát này trong lưu chuyển, vì ba loại lửa cháy nên cực chán lìa. Không nên khởi tâm trốn lánh lưu chuyển, vì phải với chúng sinh nghĩ như con mà hướng về lưu chuyển. Và, phải tin, thích Niết-bàn vì như nhà cửa che trở bảo hộ, nhưng phải quay lưng với Niết-bàn, vì để viên mãn Nhất thiết trí trí.

    Trong lưu chuyển, nếu có tâm chán lìa ắt với Niết-bàn cũng có tin thích. Nếu không hướng lưu chuyển, chẳng quay lưng với Niết-bàn, chưa mãn bản nguyện, khi tu tập môn giải thoát ắt sẽ tác chứng Niết-bàn.

                                       Phải nên sợ phiền não,

                                       Không nên sạch phiền não,

                                       Phải vì tích các thiện

                                       Lấy ngăn ngăn phiền não.

    Vì là nhân của lưu chuyển, phải nên sợ phiền não, nhưng không rốt ráo đoạn sạch phiền não. Nếu đoạn sạch phiền não ắt chẳng thể tích tập tư lương Bồ-đề. Cho nên Bồ-tát dùng pháp ngăn mà ngăn phiền não. Do vì ngăn phiền não khiến nó không có lực thời tích tập được căn lành  tư lương của Bồ-đề. Vì tích tập căn lành nên đầy đủ được bản nguyện, có thể đến bồ-đề.

    Hỏi: Vì cớ gì không vì đoạn diệt mà diệt các phiền não?

                                       Tính Bồ-tát phiền não

                                       Không phải tính Niết-bàn,

                                       Không thiêu các phiền não

                                       Sinh chủng tử Bồ-đề.

    Như các thánh nhân Thanh văn, tính là Niết-bàn, vì phan duyên Niết-bàn nên đắc quả Sa-môn. Chư Phật không lấy Niết-bàn làm tính mà lấy phiền não làm tính, vì tâm Bồ-đề do đây mà sinh. Thanh văn, Độc giác thiêu các phiền não nên không sinh chủng tử của tâm Bồ-đề, vì tâm Nhị thừa chủng tử không lưu chuyển. Cho nên phiền nãoNhư Lai tính. Vì chúng sinhphiền não phát tâm Bồ-đề, sinh ra Phật thể, nên không lìa phiền não.

    Hỏi: Nếu thiêu phiền nãokhông sinh chủng tử tâm Bồ-đề, thì vì cớ gì trong kinh Pháp Hoa lại thọ ký cho các Thanh văn thiêu phiền não?

    Đáp:

                                        Thọ ký các chúng sinh

                                        Ký này có nhân duyên,

                                        Chỉ là Phật thiện xảo

                                        Phương tiện đến bờ kia.

    Không biết những chúng sinh nào thành tựu, nhân duyên trong đó chỉ Phật biết. Vì đã đến bờ kia của điều phục, không tương tợ với các chúng sinh khác, nhưng họ không sinh chủng tử tâm Bồ-đề vì vào chính định vị vô vi. Như Kinh nói:

                                        Như khônghoa sen,

                                        Bờ cao và hố sâu,

                                        Loại bất nam, Già-chế,

                                        Cũng như thiêu hạt giống.

    Như trong hư không chẳng sinh chủng tử, như thế trong vô vi chẳng từng sinh Phật pháp, cũng sẽ không sinh. Như trong cao nguyên hoang dã chẳng sinh hoa sen, cũng như thế Thanh văn, Độc giác vào trong chính định vị chẳng sinh Phật pháp.

    Bờ vực là: Trong thành Nhất thiết trí trí của đạo có hai bờ vực: Bờ vực của địa vị Thanh văn, bờ vực của địa vị Độc giác. Thanh văn, Độc giác nếu có Nhất thiết chủng trí ắt chẳng phải hai bờ vực của Bồ-tát vậy.

    Hố sâu là: Như trượng phu khéo học nhảy, tuy rơi xuống hố sâu nhưng an ổn mà trụ. Nếu không khéo học mà rơi vào hố sâu thời sẽ chết trong hố. Như thế, vì Bồ-tát tu tập căn lành tương ưng vô vi, tuy tu vô vi mà không rơi vào trong vô vi. Các Thanh văn tu tập vô vi không khéo tương ưng ắt rơi vào vô vi.

    Giới là: Vì Thanh văn tự buộc tại giới vô vi, không lại có thể hành trong hữu vi, cho nên trong đó không sinh tâm Bồ-đề.

    Bất nam là: Như trượng phu căn bị hoại, trong năm dục lạc không được lợi. Như thế Thanh văn đủ pháp vô vi, với lợi của Phật pháp cũng không có lợi.

    Già-chế là: Như châu Già-chế, chư thiên nhân gian tuy khéo trau dồi châu Già-chế, rốt cuộc chẳng thể thành báu Tì-lưu-ly. Như thế Thanh văn tuy đủ các giới học, đầu đà công đức Tam-ma-đề...Rốt cuộc chẳng thể ngồi Bồ-đề đạo tràng chứng Vô thượng chánh giác.

    “Cũng như thiêu hạt giống” là: Như chủng tử bị thiêu, tuy đặt trong đất, nước ngấm nuôi, mặt trời chiếu, rốt cuộc chẳng thể sinh. Như thế Thanh văn thiêu chủng tử phiền não rồi, trong ba cõi không sinh nghĩa.

    Vì các kinh như thế, phải biết rằng, Thanh văn đắc pháp vô vi rồi, không sinh tâm Bồ-đề.

 

 

 

                                                                HẾT QUYỂN THỨ TƯ

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                         LUẬN TƯ LƯƠNG BỒ-ĐỀ

                                                                  QUYỂN THỨ NĂM

 

    Hỏi: Bồ-tát được lực, trong chúng sinh phải tu hành thế nào?

    Đáp:

                                           Các luận và nghề nghiệp

                                           Đủ loại nghiệp: Minh, thuật,

                                           Vì lợi ích thế gian

                                           Sinh ra và kiến lập.

    Trong đó, thư tức là các luận Toán số, Khoáng luận, Y luận có thể diệt ma nhập, trúng độc; các luận có thể sinh ra: Thôn làng, thành ấp, vườn tược, sông ngòi, hồ ao, hoa quả, rừng thuốc...; các luận hiển thị vàng, bạc, trân châu, tì lưu ly, bối thạch (Đá trắng như sò), san hô, tính báu...; các luận ký thuyết về: Mặt trời, mặt trăng, tinh tú, động đất, mộng, tướng...; các luận xem tướng về chi tiết thân phần.

    Vô lượng các luận như thế có thể làm lợi lạc cho thế gian.

    Khi kiếp chuyển hoại trọn đều diệt hết, khi kiếp chuyển sinh trở lại sinh ra, kiến lập trong nhân gian. Như làm gỗ, sắt, đồng...Nghề nghiệp chẳng phải một. Có thể diệt các bức não của: Ma nhập, điên cuồng, trúng độc, rối loạn, ăn không tiêu...; làm đủ loại minh, thuật, khắc, họa, thêu dệt...Đủ loại sự nghiệp có thể làm lợi lạc thế gian, đều sinh ra và khiến kiến lập.

                                           Tùy chúng sinh độ được

                                           Trong giới, thú và sinh

                                           Như niệm liền sinh đến

                                           Lực nguyện nên thọ sinh.

    Các Ma-ha-tát, tùy thế giới nào, các đường sinh hoặc Trời, Người, hoặc Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Tỳ-xá... Nơi đủ loại chỗ ấy, nếu có các chúng sinh có thể hóa độ, vì khởi vô lượng tư niệm, muốn giáo hóa các chúng sinh kia, nên tùy sắc loại họ: Dài, ngắn, rộng, hẹp, âm thanh, quả báo, có thể làm sự khiến chúng sinh thọ nhận giáo hóa liền ứng theo mà tác nguyện. Khởi lên quả báo sắc loại: Dài, ngắn, rộng, hẹp âm thanh của họ, vì khiến chúng sinh chóng được giáo hóa.

                                           Với đủ loại sự ác

                                           Và chúng sinh diễm huyễn,

                                           Nên dùng giáp kiên cố

                                           Chớ ngại cũng chẳng nản.

    Nếu lấy chửi mắng, khủng động, hiềm hận, đánh trói, trách mắng ...các ác sự như thế mà thêm vào cho tôi, và các chúng sinh vô lượng diễm huyễn biết không thể giáo hóa; do vì những thứ ấy, không nên tự trì hoãn mặc giáp, cũng không nên chán lưu chuyển, chớ nản cầu Bồ-đề. Lại, phải phát tâm như vầy: Tôi không vì chúng sinh không diễm, không huyễn mà mặc giáp, tôi chính là vì các chúng sinh ấy mà mặc giáp. Tôi sẽ làm sự như thế, phát khởi tinh tiến, vì để khiến các chúng sinh kia kiến lập được vô diễm, vô huyễn. Phải nên như vậy tự mặc giáp kiên cố.

    Hỏi: Đã nói sự tu hành của Bồ-tát được lực. Bồ-tát chưa được lực thì tu hành thế nào?

    Đáp:

                                           Đầy đủ ý thắng tịnh

                                           Không diễm cũng không huyễn

                                           Phát lộ các tội ác,

                                           Ẩn dấu các việc thiện.

    “Đầy đủ ý thắng tịnh” là ý tăng thượng, lại là thiện tăng thượng vậy. Ý là tâm vậy. Tức là tâm ấy đầy đủ, gọi là đầy đủ thắng, tịnh.

    “Không diễm cũng không huyễn” là: Diễm nghĩa là tâm khác. Tâm khác là tâm không chân chất vậy. Lại, diễm gọi là tâm cong vạy. Huyễn là cuống vậy. Nếu tâm không cong vạy, không cuống thì đó là không diễm, không huyễn.

    “Phát lộ các tội ác” là: Nếu có tội ác thì nói ra, phát lộ, đó gọi là phát lộ các tội ác.

    “Ẩn dấu các việc thiện” là: Nếu có nghiệp thiện lại càng ẩn kín. Đó gọi là ẩn dấu các việc thiện.

    Nếu Bồ-tát muốn mau chứng Bồ-đề, phải nên đầy đủ: Tịnh ý, không diễm, không huyễn, phát lộ tội ác, ẩn dấu việc thiện. Cho nên Thế Tôn nói: Diễm không phải Bồ-đề, Huyễn không phải Bồ-đề.

                                          Thanh tịnh nghiệp thân khẩu

                                          Cũng thanh tịnh ý nghiệp,

                                          Tu các điều giới học,

                                          Chớ khiến có khuyết giảm.

    Các Bồ-tát này vì muốn tu niệm tương ưng, trước phải thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý. Trong đó các hành không thanh tịnh của thân như sát sinh, không cho mà lấy...phải nên thanh tịnh. Ba loại thiện hành của thân, khẩu, ý ngược với đây phải nên thọ trì.

    Vọng ngữ, phá hoại ngữ, thô ác ngữ, tạp hý ngữ- bốn loại ác hành của khẩu phải nên thanh tịnh. Bốn loại thiện hành của khẩu ngược với đây phải nên thọ trì.

    Tham, sân, tà kiến- ba loại ác hành của ý phải nên thanh tịnh. Ba loại thiện hành của ý ngược với đây phải nên thọ trì.

    Các học điều Ba-la-đề-mộc-xoa cũng phải thọ trì mà chuyển theo. Với các học điều không thể biết mà cố phá. Nếu khiếm khuyết giới, trong sự tu niệm, tâm ắt không định.

                                           An trụ với chính niệm

                                           Nhiếp duyên độc tịnh lự,

                                           Dùng niệm bảo hộ mình

                                           Tâm đắc không chướng tâm.

    Như thế với giới đã thanh tịnh chân chính rồi, đoạn trừ năm triền cái. Lìa đông người, ở nơi thanh tịnh không nhàn, ít âm thanh, ít huyên náo, ít ruồi, muỗi, ong, hổ, giặc..., không quá lạnh, nóng, không để giường nằm.

    Hoặc đứng, hoặc kinh hành, hoặc ngồi kiết già; hoặc nơi đầu mũi, hoặc sống mũi, quay niệm về an trụ. Tùy nơi một duyên khéo nhiếp niệm rồi, nếu với cảnh giới tâm có tháo động ắt dùng niệm làm người giữ cửa. Như thế đã thủ hộ rồi, lìa xa giặc tâm chướng ngại, ý chỉ ở một chỗ, không tán loạntu tập tư duy.

                                            Nếu lúc khởi phân biệt

                                            Phải biết: Thiện, bất thiện,

                                            Phải bỏ các bất thiện

                                            Tu nhiều các phần thiện.

    Khi tư duy nếu khởi phân biệt, ngay khi khởi, biết phân biệt này, nếu là bất thiện phải liền lìa bỏ, chớ khiến tăng thêm. Nếu là phần thiện phải thực hiện nhiều hơn. Không nên tán loạn, như đèn trong phòng mà không đóng cửa ngăn gió.

                                            Duyên cảnh nếu tâm động

                                            Phải nên chuyên niệm biết,

                                            Trở lại ở trong cảnh

                                            Tùy động liền khiến trụ.

    Trong đó, Tì-khưu tu định, khi tâm tư duy, chuyên ý chớ loạn. Nếu tâm lìa cảnh liền phải biết ngay, cho đến chớ khiến lìa xa khỏi cảnh, trở lại nhiếp tâm an trụ trong cảnh, như dây buộc khỉ vào cột, chỉ đi được vòng quanh cột, không thể đi chỗ khác. Như thế, phải dùng dây niệm trói khỉ tâm vào cột cảnh, chỉ luôn luôn đi được quanh cảnh cột, không thể đi chỗ khác.

                                            Không nên hoãn, ác thủ

                                            Mà tu với tinh tiến,

                                            Vì không thể giữ định

                                            Cho nên phải thường tu.

    Hoãn là rời lìa sự khuyến tấn thúc dục; ác thủ là không khéo nắm giữ lấy (Nghĩa là quá cấp). Nếu muốn thành tựu Tam-ma-đề, không nên trì hoãn hay ác thủ mà tinh tiến (Nghĩa là không trì hoãn hoặc quá gấp), vì trì hoãn và ác thủ tinh tiến không thể giữ Tam-ma-đề. Cho nên người tu định phải thường chính tu.

                                            Nếu lên thừa Thanh văn,

                                            Và lên thừa Độc giác

                                            Chỉ là hành tự lợi,

                                            Không xả, vững tinh tiến.

    Nếu muốn lên thừa Thanh văn và thừa Độc giác, thì vì chỉ là tự lợi, vì tự Niết-bàn mà còn ngày đêm tinh tiến, sách tiến tu hành.

                                            Huống gì đại trượng phu

                                            Tự độ và độ người  

                                            Mà sẽ không phát khởi

                                            Tinh tiến gấp nghìn lần.

    Nhưng Bồ-tát này phải trong sông sinh tử độ các chúng sinh, cũng phải tự độ, sao được chẳng phát khởi quá Thanh văn, Độc giác, tinh tiến hơn cả hai gấp nghìn lần vậy. Như tự độ qua sông lưu chuyển, độ người khác cũng như vậy.

                                            Nửa thời hoặc hành khác

                                            Một thời đi đường khác,

                                            Tu định không nên thế

                                            Phải duyên một cảnh giới.

    Nay trong một ngày này, chẳng nên nửa thời tu tập định khác, trong lúc khác lại đi đường khác; chỉ nơi một định phải khéo duyên cảnh, tâm theo một cảnh, chớ hướng chỗ khác.

                                            Với thân chớ có tham,

                                            Với mạng cũng chớ tiếc,

                                            Thân này dù bảo hộ

                                            Rốt là pháp tiêu hoại.

    Phải nên trụ tâm như vầy: Trong thân này của tôi chỉ có: Da mỏng, da dày, máu, thịt, gân, xương, tủy....cuối cùng cũng sẽ khô kiệt, thọ mạng này của tôi cũng sẽ hết. Đấng trượng phu tinh tiến, trượng phu thế lực, trượng phu tu hành mạnh mẽ kia, tôi cũng có thể được. Nếu chưa được như thế, tôi phải tinh tiến không nên lần lữa. Tuy lại trăm năm bảo hộ thân rữa hoại này, nó cũng nhất định sẽ là pháp phá hoại.

                                              Lợi dưỡng, cung kính, danh

                                              Một mực chớ tham trước,

                                              Phải như cháy áo, đầu

                                              Hành động thành tựu nguyện.

    Nay đây khi trụ ở thoáng rộng, chớ tham thân mạng mà đi, ở trong đó. Nếu lúc lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng khởi lên, không nên tham trước, vì thành tựu nguyện của mình, phải khuyến tấn tu hành như cháy áo, đầu.

                                              Quyết liền khởi thắng hành

                                              Không thể chờ đến mai,

                                              Ngày mai quá lâu xa

                                              Duyên nào bảo trì mạng?

    Vị ấy khi hành động như cháy áo, đầu, ngày mai quá lâu xa, chẳng đợi ngày mai. Nếu nơi thân tôi có lợi ích thù thắng thì quyết liền phát khởi. Phải nên trụ tâm như vầy: Duyên nào có thể bảo trì mạng sống khi mở mắt, nhắm mắt? Tôi nay liền khởi lợi ích thù thắng, ngày mai quá xa, chớ đợi ngày mai!

                                              An trụ trong chính mạng

                                              Như ăn thịt con yêu,

                                              Ở trong đồ được ăn

                                              Chẳng ái cũng chớ hiềm.

    Như thế Tỳ-khưu tu định, hoặc trong thôn làng, hoặc Tăng phường, tùy có như pháp không có cơ hiềm, được thức ăn rồi chớ khởi tâm tham trước, cũng chớ hiềm. Phải nên an trụ chính niệm như ăn thịt đứa con yêu, chỉ vì khiến thân trụ chẳng tan hoại với thọ mạng, nhiếp hộ tịnh hành: Giống như xưa nói, vợ chồng đi trong đồng hoang phải cùng ăn thịt đứa con yêu.

                                              Xuất gia vì nghĩa gì

                                              Điều ta làm xong, chưa?

                                              Nay nghĩ làm hay chăng?

                                              Như kinh Thập Pháp nói.

    Phải nên quán sát thế này: Ta vì nghĩa gì mà xuất gia? Vì sợ không sống ư? Vì cầu Sa-môn ư? Nếu vì cầu Sa-môn, phải nghĩ thế này: Ta trong việc Sa-môn đã làm, chưa làm hay chính đang làm? Nếu chưa làm và chính đang làm, vì thành tựu nhân duyên nên phải tinh cần. Ta lìa bỏ nhà ắt gọi là “Không có nhà”, phải luôn suy nghĩ: Mạng sống của ta phụ thuộc người khác, ta cũng phải làm nghi thức riêng khác. Ta tự nơi giới có được không hiềm nghi chăng? Người có trí cùng tịnh hành lại nơi giới của ta có hiềm nghi chăng?

    Ta đã riêng khác với các ân ái, không cùng chung với họ. Ta thuộc về nghiệp, được sinh bởi nghiệp, thọ dụng với nghiệp; nghiệp là thân thuộc, nương nghiệp mà đi; ,nghiệp được ta làm hoặc thiện hoặc ác, ta sẽ tự chịu. Ta trong ngày đêm làm sao mà qua? Ta vui thích không tịch chăng? Ta có pháp của Thượng Nhân chăng? Có thể đắc thắng tri kiến của thánh nhân chăng? Nếu sau này, khi các vị đồng tịnh hành hỏi ta, sẽ nói gì mà không xấu hổ? Phải luôn suy nghĩ mười pháp này. Được gọi là Tỳ-khưu tu định phải thường suy nghĩ.

                                                 Quán hữu vi vô thường

                                                 Nếu không tôi, của tôi,

                                                 Có bao nhiêu ma nghiệp

                                                 Phải biết mà lìa bỏ.

    Hữu vinhân duyên hòa hợp sinh; vì nhân duyên hòa hợp sinh, nó không phải của tôi. Vì hữu vi nên nó vô thường. Nếu vô thường, nó bị cái khác bức bách nên khổ. Nếu khổ, nó chẳng tự tại chuyển, nên không có ngã. Với pháp hữu vi phải quán như thế.

    Có các ma nghiệp phải biết mà lìa bỏ là: Hoặc trong kinh Lục Độ Ba-La-Mật Tương Ưng Bồ-Đề Tâm nói: Không làm nhân duyên dục lạc, nhân duyên tán loạn, nhân duyên trì hoãn, nhân duyên chướng ngại, hoặc từ tự mình khởi hoặc từ cái khác, đều phải biết mà lìa bỏ. Với các nghiệp ma, ác này đều phải giác biết mà lìa bỏ, chớ khiến nó lộng hành tự tại.

                                                 Căn, Lực và Giác phần,

                                                 Thần túc, đạo Chính đoạn,

                                                 Cùng với Tứ niệm xứ,

                                                 Vì tu, phát tinh cần.

    Tín, Tinh tiến, Niệm, Định, Huệ là năm căn.

    Lực của Tín, Tinh tiến, Niệm, Định, Huệ là năm lực;

    Niệm, Trạch pháp, Tinh tiến, Hỷ, Y, Định, Xả- là Bảy phần giác chi;

    Dục định, Tinh tiến định, Tâm định, Tư duy định- là Bốn Thần túc;

    Pháp ác, bất thiện chưa sinh khiến cho không sinh; pháp ác, bất thiện đã sinh khiến cho đoạn dứt; pháp thiện chưa sinh khiến cho sinh; pháp thiện đã sinh khiến cho trụ- là Bốn chính cần.

    Sinh dục, phát cần, nhiếp tâm, khởi nguyện- là Bốn Chính đoạn;

    Chính kiến, Chính Phân biệt, Chính Ngữ, Chính Nghiệp, Chính Mạng, Chính Phát hành, Chính Niệm, Chính Định- là Tám phần Thánh đạo.

   Ba mươi bảy pháp trợ bồ-đề này, vì tu tập nên phát khởi tinh cần.

                                               Tâm với thiện lợi lạc

                                               Tinh chuyên làm chỗ sinh

                                               Và các căn ác trược

                                               Phải khéo quán sát chúng.

    Tâm nếu điều phục, thủ hộ, cấm chế, ắt với các sự thiện lợi ích an lạc, sinh ra nhân một cách tinh chuyên; nếu không điều phục, không thủ hộ, không cấm chế, ắt với sự không lợi ích, ác trược làm gốc rễ; biết thế rồi, phải với chúng cực quán sát. Vì tướng sinh, trụ, diệt, vì chẳng trụ cả hai khoảng trong và ngoài, vì cùng chẳng có trong quá khứ, hiện tại, vị lai, vì chẳng từ đâu lại, vì chẳng đi về đâu, vì chẳng trụ trong sát-na, la-bà-ni-hồ-lợi-đa; vì tu tập phải nên quán sát.

                                               Tôi ở trong thiện pháp

                                               Mỗi ngày sao tăng trưởng,

                                               Lại có tổn giảm nào?

                                               Phải cực quan sát chúng.

    Nếu như được Phật Thế tôn nói: Các thiện pháp như bố thí...có thể sinh ra Bồ-đề, thì tôi với các thiện pháp ấy có tăng trưởng nào, có tổn giảm nào? Thường phải chuyên quán sát như thế. Mỗi một ngày khởi rồi lại khởi.

                                              Thấy người được tăng trưởng

                                              Lợi dưỡng, cung kính, danh.

                                              Tâm xan tật nhỏ nhiệm

                                              Đều cũng không nên làm.

    Nếu thấy người đồng tịnh hành, hoặc Sa-môn, khi tăng trưởng lợi dưỡng, dung kính, danh tiếng, cũng không nên trụ tâm xan tật dù nhỏ nhiệm; lại, phải sinh tâm như vầy: Tôi cũng thích được các vật nghĩa lợi như y phục, uống ăn, các thứ thuốc khi bệnh duyên; tôi cũng thích được sự cung kính của người tại gia, xuất gia; tôi cũng thích được pháp ca ngợi đầy đủ.

                                               Các cảnh giới không đẹp

                                               Hành si, mù, câm, điếc;

                                               Thời lại sư tử hống

                                               Làm hươu ngoại đạo sợ.

     Nếu khi thấy người khác tăng trưởng lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng, trong các cảnh giới như sắc...không nên chút ít cho là đẹp; trong sắc, thanh, hương, vị ái hoặc không ái,  tuy không si, mù, câm, điếc mà hành si, mù, câm, điếc. Nếu có năng lực, chớ có luôn trụ như câm, nên vì chính pháp mà trừ hoặc phá trói buộc; nếu thời đến, vì làm kinh sợ hươu ngoại đạo, và vì trụ trì chính giáo, lại phải hống tiếng sư tử chấn động.

    Tôi đã giải thích tu tâm, nay sẽ giải thích tu tướng, nghĩa là:

                                              Nghênh tiếp và đưa đi

                                              Nên cung kính tôn trọng,

                                              Ở trong các pháp sự

                                              Tùy thuận mà giúp đỡ.

      Với các bậc đáng tôn trọng thời  đón tiếp đưa đi. Khi nghe pháp cúng dường hoa. Các pháp sự như tu lý, chi-đề, vì cung kính sẽ được tướng bàn tay, bàn chân có bánh xe nghìn căm. Đó lại cũng là tướng trước của quyến thuộc lớn.

                                              Cứu thoát người bị giết

                                              Tự nhiên tăng chẳng giảm,

                                              Khéo tu nghiệp: Minh, xảo

                                              Tự học cũng dạy người.

    Có người bị giết thời cứu, khiến giải thoát. Vì nhân duyên bảo hộ mạng sống, lìa sát sinh, tu tập lâu bền các nghiệp này sẽ được tướng ngón tay dài, tướng bàn chân bằng phẳng, tướng thân ngay thẳng. Đó cũng là tướng trước của trường thọ.

     Các thiện pháp tự thọ nhận, vì đã tăng trưởng khiến không tổn giảm, sẽ được tướng mu bàn chân đầy như vỏ sò, tướng lông hướng lên trên. Hai pháp này cũng là tướng của Pháp vô giảm.

    Vì khéo tu các nghiệp minh luận, công xảo, tự học và dạy người, sẽ được tướng bắp đùi như nai chúa. Đó là tướng trước của Tốc nhiếp (Nhiếp một các nhanh chóng).

                                             Với các pháp thắng thiện

                                             Kiên cốthọ trì,

                                             Tu hành bốn sự nhiếp,

                                             Thí y và uống, ăn.

    Vì với các thiện pháp tối thắng kiên cố thọ trì, tu tập nhiều, sẽ được tướng chân Thiện an lập (Đứng vững chãi, khéo léo, an). Đó là tướng trước của Năng tác sự nghiệp (Làm được sự nghiệp).

     Vì tu hành bốn sự nhiếp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thường tu tập, sẽ được tướng tay, chân có màng lưới. Đó cũng là tướng trước của Tốc nhiếp.

    Vì dùng thức uống, ăn, y phục thượng diệu bố thí, thường tu tập, sẽ được tướng tay, chân mềm mại, tướng bảy chỗ đầy đặn. Hai tướng này là tướng trước của Đắc thượng diệu ẩm thực vị cập y phục (Được vị ăn uốngy phục thượng diệu).

                                           Không trái người cầu xin,

                                           Hòa hợp các thân thuộc,

                                           Quyến thuộc không trái, lìa,

                                           Thí nhà và tài vật.

    Tùy vật mình có, nếu người lại xin, liền vì bố thí, không trái nghịch, sẽ được tướng cánh tay và bắp đùi tròn trịa. Đó là tướng trước của Tự tại điều phục (Điều phục một cách tự tại).

    Vì hòa hợp thân thuộc, bằng hữu cùng ở, khiến mỗi người không trái khác, nếu trái khác thì khiến hòa hợp, sẽ được tướng dương vật ẩn kín. Đó là tướng trước của Đa tử (Nhiều con).

    Vì bố thí nhà cửa, tài vật và bố thí giường nằm, y phục thượng diệu, điện đường, cung thất, sẽ được tướng da mỏng, trơn mịn, sắc vàng ròng. Hai thứ này là tướng trước của Đắc thượng diệu sàng phu y phục đường điện cung (Được giường nằm, y phục, cung điện thượng diệu).

                                          Cha mẹthân hữu

                                          An trí chỗ thích đáng,

                                          Chỗ an trí thích đáng

                                          Vô thượng tự tại thủ.

   Ưu-ba-đệ-da-dạ (Tùy dịch là cận tụng, cựu dịchhòa thượng), A-già-lợi-dạ (Giáo thọ; tùy dịch là Chánh hạnh, cựu dịch là A-xà-lê) và cha, mẹ, anh em...Những người đáng tôn trọng, theo chỗ thích đángan trí, vì trụ tự tại vô thượng; sẽ được tướng mỗi lỗ chân lông có một lông và tướng bạch hào ấn diện. Hai thứ này là tướng trước của Bình đẳng.

                                          Tuy lại là nô bộc

                                          Khéo nói, cũng nhận lấy

                                          Nên sinh tôn trọng nhất

                                          Cho thuốc trị các bệnh.

    Thí thuốc chữa khỏi các bệnh là:  Với người bệnh, thời cho thuốc, phục vụ cho nghỉ ngơi, uống ăn. Vì chăm sóc, cho nghỉ ngơi...bệnh nhanh được khỏi, sẽ được tướng bờ vai ngay ngắn đầy đặn, tướng trong vị có thượng vị. Hai thứ này là tướng trước của Thiểu bệnh.

                                          Làm nghiệp thiện đi trước

                                          Nói tốt đẹp nhẹ nhàng  

                                          Khéo nói lời chính ý

                                          Trước, sau không chẳng cúng.

    “Làm nghiệp thiện đi trước” là: Vườn rừng, hội nghĩa đường, giếng, hoa, ao, uống, ăn, chỗ khó đi lại làm cầu và tạo tăng phường, nơi đi lại, khuyên người làm còn tự mình làm tiên đạo. Vì bố thí vượt hơn người nên sẽ được tướng thân Ni-cù-lô-đà (Tướng thân kim sắc) khắp đầy đặn, tướng nhục kế trên đỉnh. Hai thứ này là tướng trước của Thắng chủ .

    “Nói tốt đẹp nhẹ nhàng” là: Vì trong đêm dài (sinh tử) luôn dùng lời chân thật, vi tế, linh hoạt, nên sẽ được tướng lưỡi rộng dài, tướng âm thanh Phạm thiên. Hai thứ này là tướng trước của Đắc ngũ phần ngũ phần ngữ đạo cụ túc âm .

    Ngũ phần ngũ phần ngữ đạo cụ túc âm: Một: có thể biết, hai: Dễ hiểu, ba: Thích nghe, bốn: Không trái ngược, năm: Sâu xa, sáu: Xa rộng, bảy: Không hiềm, tám: Vui tai, chín: biện chính, mười: Không tạp (Hai loại năm phần nên có mười).

    “Thiện vi chính ý ngữ” là: Trong đêm dài sinh tử luôn nói lời chân thật, lời chính ý, sẽ được tướng răng sư tử. Đó là tướng trước của Ái ngữ.  

    “Trước sau không chẳng cúng” là: Người khác tuy có trước và sau nhưng đều có cúng dường, không có không cúng dường. Vì uy nghi như pháp, uy nghi bình đẳng nên sẽ được tướng răng đều đặn ngay ngắn, tướng răng trơn láng. Hai thứ này là tướng trước của Thiện tịnh quyến thuộc.

                                           Không hoại quyến thuộc người,

                                           Mắt từ quán chúng sinh,

                                           Không dùng tâm hiềm nghi,

                                           Đều như bạn thân thiết.

    Với các chúng sinh, dùng tâm hoài bão an ủi nhiếp thọ, vì không dùng mắt với tham, sân, si quán, sẽ được tướng mắt xanh, tướng mắt như mắt trâu chúa. Hai thứ này là tướng trước của Ái nhãn quán.

    Tôi đã nói về nghiệp sinh ra ba mươi ha tướng Đại trượng phu, còn có đủ loại hành của Bồ-tát, nay sẽ giải thích.

                                           Phải nên như lời nói

                                           Liền làm đúng như thế,

                                           Nếu làm đúng như lời,

                                           Người khác ắt sinh tin.

    Phải nên như lời nói mà làm đúng như vậy, nếu làm đúng như lời, người khác ắt sinh tin, tùy có lời dạy họ sẽ tin nhận.

                                           Phải nên ủng hộ pháp

                                           Giác sát các phóng dật,

                                           Và làm lưới vàng, báu

                                           Giăng phủ trên chi-đề.

    Trong pháp này nên tự ủng hộ, nếu có chúng sinh ngược với pháp mà phóng dật...Cũng nên với họ phương tiện giác sát khiến họ hướng về pháp. Và nơi chi-đề của Như Lai, nên dùng đủ loại lưới võng báu giăng che, vì khiến đầy đủ hảo tướng vậy.

                                          Có người cầu dâm nữ

                                          Trang điểm mà cho đó,

                                          Cũng nói công đức Phật,

                                          và thí tạp quang anh.

    Nếu có người cầu dâm nữ, liền trang điểm dâm nữbố thí, các dâm nữ này đều đoan chính. Dùng đây bố thí vì khiến đầy đủ tâm mong cầu. Lại, dùng vô lượng loại khác nhau nói về pháp công đức của Phật. Nên ở nơi tập hội, phát tiếng lớn mỹ diệu khiến tâm vui thích mà vì diễn nói. Lại dùng đủ loại dụng cụ anh lạc phóng các quang minh, vui thích tâm nhãn của họ mà bố thí, vì được các tướng hảo tùy hình đầy đủ vậy.

                                          Tạo tác hình tượng Phật

                                          Đoan tọa thắng liên hoa,

                                          Và trong sáu loại pháp

                                          Tu tập cùng hỷ, lạc.

     Dùng vàng, bạc, trân châu, đá...tạo hình tượng Phật ngồi trên sen báu thù thắng. Vì được hóa sinh và vì được thân Phật vậy.

    Sáu loại pháp đồng hỷ là: Trong các vị đồng Phạm hành, từ thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, bất phân vật thọ dụng, giới cụ túc, kiến cụ túc... trong sáu loại pháp đồng hỷ này, nên luôn luôn tu tập, vì được đồ chúng , không bị hoại bởi các luận của ngoại đạo vậy.

                                           Đáng cúng chẳng không cúng,

                                           Vì mạng cũng không báng

                                           Pháp đã được Phật nói,

                                           Cùng với người nói pháp.

    Đáng cúng chẳng không cúng là: Trong đó đáng cúng dường là: Hòa thượng, A-xà-lê, cha, mẹ, anh...Không có chẳng cúng dường vậy, không có sự chẳng kính sợ. Tuy vì mạng sống, cuối cùng cũng không báng pháp và người nói pháp của Phật, không nên báng cũng chẳng khinh khi. Vì bảo hộ thiện của tự mình vậy.

                                            Vàng, báu rải Thầy dạy

                                            Và chi-đề Thầy dạy,

                                            Nếu có chỗ tụng quên,

                                            Với niệm khiến chẳng mất.

    Nên dùng vàng, bạc rải trên Thầy dạy, cũng nên dùng vàng, các báu rải trên chi-đề báu của Thầy dạy. Bồ-tát có Tam-ma-đề gọi là Hiện Tại Phật Đối Diện, trụ Tam-ma-đề này, trong các kiếp hiện tiền tu tập, vì được văn trì vậy. Lại, có chúng sinh quên mất các điều tụng trong các kinh sách lợi lạc thế gian, với các chúng sinh ấy, làm cho nhớ, vì không quên mất Bồ-đề, và vì để nhớ được hiện trí.

                                             Chưa nghĩ xong việc làm,

                                             Chớ vội, chớ theo người,

                                             Ngoại đạo, trời, rồng, người

                                             Trong đó đều chớ tin.

    Hành nghiệp được làm, hoặc thân, khẩu, ý, trong đó các chỗ, nếu đã chưa suy nghĩ điều được làm, chớ vội gấp, cũng chớ theo người, nên làm như vậy. Nếu khác đây ắt sinh nhiệt não, cũng là nhân để hối hận. Với các xuất gia du hành Ni-kiền..., các ngoại đạo và trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà...đều không nên tin.

                                             Tâm nên như kim cương,

                                             Kham năng tụng các pháp,

                                             Tâm cũng nên như núi

                                             Các sự chẳng động được.

    Nên an trí tâm như kim cương, vì có lực trí tuệ kham năng, với các pháp thế và xuất thế, thông đạt như thật tự tính của chúng. Trong các sự việc, an trí tâm cũng nên như núi, tám loại pháp thế gian không thể động được.

                                             Ý vui lời xuất thế,

                                             Chớ vui lời thế gian,

                                             Tự thọ các công đức,

                                             Cũng khiến người khác thọ.

    Hoặc có lời nói nào có thể khiến xuất thế gian, nếu tương ưng với Phật, Pháp, Tăng, nếu tương ưng với Lục độ, nếu tương ưng với địa của Bồ-tát, nếu tương ưng với địa Thanh văn, Độc giác, trong đó nên sinh tâm vui thích. Hoặc có lời nói nào khiến y chỉ thế gian, tăng trưởng thế gian, tương ưng với tham, sân, si, trong đó không nên vui thích.

    Nếu có những ai thọ các học giới, đầu- ̣đà...công đức đáng tán thán chỗ thọ giữ, với những điều ấy đều nên thọ giữ, cũng khiến người thọ  công đức này.

                                             Tu  vào Năm giải thoát,

                                             Tu mười Bất tịnh tưởng,

                                             Tám Đại trượng phu giác,

                                             Cũng nên phân biệt tu.

    Trong đó, vào giải thoát là: Một: Vì người mà nói pháp; hai: Tự nói pháp; ba: Tự tụng pháp; bốn: Nơi pháp tùy giác, tùy quán; năm: Tùy lấy những tướng Tam-ma-đề nào đó. Đây là năm giải thoát nhập, phải nên niệm, tu.

    Mười bất tịnh tưởng là: Tưởng đến sự sình trướng, tưởng sự xanh bầm, tưởng sự rữa nát, tưởng chảy máu mủ, tưởng sự nứt toác, tưởng sự rời ra từng mảnh, tưởng sự phân tán, tưởng máu huyết vung vãi, tưởng thịt còn sót, tưởng xương. Đây là mười bất tịnh tưởng, nếu khi tham khởi phải nên niệm, tu, vì vốn để đoạn trừ tham dục vậy.

    Tám  Đại Trượng Phu giác cũng phải phân biệt tu là: Trong đó có tám sự giác ngộ của bậc Đại Trượng Phu, nghĩa là:

    Ít muốn là pháp, nhiều muốn là phi pháp- đây là sự giác đầu tiên.

    Tri túc là pháp, không tri túc là phi pháp- là thứ hai.

    Viễn ly là pháp, không viễn ly là phi pháp- là thứ ba.

    Phát tinh tiến là pháp, giải đãi là phi pháp- là thứ tư.

    An trụ niệm là pháp, vong thất niệm là phi pháp- là thứ năm.

    Vào định là pháp, không vào định là phi pháp- là thứ sáu.

    Trí huệ là pháp, không có trí huệ là phi pháp- là thứ bảy.

    Không thích hí luận là pháp, thích hí luận là phi pháp- Đây là giác ngộ thứ tám

    Tám sự giác ngộ của bậc Đại Trượng Phu này phải nên giác ngộ, tám sự trợ bất thiện như nhiều ham muốn...phải nên đoạn trừ.

                                              Thiên nhĩthiên nhãn

                                              Thần túc và tha tâm,

                                              Cùng với túc mạng trụ,

                                              Nên tu năm thông tịnh.

    Trong đó: Thiên nhãn, thiên nhĩ, ức niệm túc mạng, biết tâm người khác, thần túc- năm loại trí thông phải nên tu tập.

 

 

                                                                HẾT QUYỂN THỨ NĂM

 

 

 

 

 

                                                           LUẬN TƯ LƯƠNG BỒ-ĐỀ

                                                                      QUYỂN THỨ SÁU

 

 

 

     Hỏi: Làm sao tu tập?

    Đáp:

                                                Bốn thần túc là căn

                                                Dục, tiến, tâm, tư duy,

                                                Bốn vô lượng trụ trì

                                                Là từ, bi, hỷ, xả.

    Trong bốn vô lượng này tu tập nhiều rồi  được tâm kham năng. Được tâm kham năng rồi liền vào thiền-na thứ nhất, như vậy thiền thứ hai, như vậy thiền thứ ba, như vậy thiền thứ tư.

    Vị ấy được thiền-na rồi bèn được thân tâm khinh an. Vì thân tâm đầy đủ khinh an bèn sinh ra thần thông vào đạo; vì sinh ra thần thông vào đạo đầy đủ rồi, bèn sinh thần túc, nghĩa là: Hoặc muốn, hoặc tinh tiến, hoặc tâm, hoặc tư duy; trong đó, Dục là hướng đến Phật pháp, tinh tiếnthành tựu pháp, tâm là quán sát với pháp, tư duythiện xảo với pháp.

    Bồ-tát ấy nơi thần thông, hoặc tin hiểu, hoặc tác dụng, tâm ấy tự tại, tùy muốn mà làm. Vì khéo thành thục, vì trụ trì từ căn bản, thuận đi các chỗ như gió khắp hư không. Trong đó Bồ-tát đã được bốn vô lượng và bốn thiền-na rồi, hoặc tin hiểu, hoặc tác dụng, sinh ra thiên nhãn. Hoặc các trời, rồng, càn-thát-bà...hoặc thiên nhãn của học nhân, Thanh văn, Duyên giác...ở trong đó chỉ độc vị ấy có lực tăng thượng: Thanh tịnh quá hơn, quang minh quá hơn, thượng thủ quá hơn, thù dị quá hơn; mắt ấy vô ngại, sắc tướng thế gian hoặc thô, tế, xa, gần, tùy muốn đều có thể thấy. Như thế nghe âm thanh của trời, người, súc sinh. Như thế biết thời trước không giới không hạn. Như thế biết tâm người khác cùng với tham dục...Cho đến tám vạn bốn nghìn sai khác. Như thế được vô lượng thần túc, vì được thần túc nên các chúng sinh đáng điều phục đều khiến điều phục.

                                             Bốn giới như rắn độc,

                                             Sáu nhập như thôn trống,

                                             Năm chúng như kẻ giết

                                             Phải quán sát như thế.

    Đêm dài sinh tử, dùng các nhân duyên lạc cụ thọ dụng, tuy bảo hộ, nghỉ ngơi, trưởng dưỡng, nhưng bốn giới: Địa...này, nếu phát động, chẳng biết ân nuôi dưỡng, không thể nương tựa. Vì không thể tin cậy, phải nên quán sát như rắn độc. Vì không có chủ, vì lìa tôi và của tôi.

    Các nhập: Mắt....có sáu tên giặc bức não đáng sợ, phải nên quán sát giống như thôn làng trống rỗng. Vì cùng hòa với vật phá hoại, đánh phạt chẳng thể ngăn phá, giống như kẻ giết người. Với năm thọ phải nên mỗi ngày quán sát như thế.

                                             Trọng pháp và Pháp sư,

                                             Cũng bỏ xan tiếc pháp,

                                             Giáo sư chớ cuộn kín,

                                             Người nghe chớ tán loạn.

Ở đây có bốn loại trọng pháp có thể sinh trí lớn, phải nên nhận giữ. Với pháp và Pháp sư phải nên tôn trọng. Cũng bỏ sự xan tiếc pháp, tùy pháp được nghe và tập tụng mà vì người diễn nói. Nếu có ai vui thích muốn nghe pháp, giáo sư chớ cuộn tay tiếc giấu, người nghe chớ tán loạn, nghĩa là chớ có ý muốn khác.

                                             Không mạn, không hy vọng,

                                             Chỉ dùng tâm bi mẫn,

                                             Ý tôn trọng cung kính

                                             Vì chúng mà nói pháp.

    Lại có bốn loại pháp là tướng đại trí, phải nên nhận giữ, nghĩa là: Lìa xa tự cao khinh người, vì không kiêu mạn. Vứt bỏ lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng, vì tâm không hy vọng. Trong chúng sinh vô minh ám chướng, chỉ vì thương xót, tôn trọng cung kính vì họ nói pháp. Do bốn loại pháp này nên Bồ-tát đầy đủ đại trí, phải nên nhận giữ.

                                            Nghe pháp không nhàm đủ,

                                            Nghe rồi đều tụng trì,

                                            Không dối Phúc Điền Tôn,

                                            Cũng khiến Thầy hoan hỷ.

    Nghe nhiều không nhàm, nghe rồi trì pháp, trì pháp rồi thuận theo pháp mà hành pháp. Không dối Phúc Điền Tôn, cũng khiến giáo sư hoan hỷ. Pháp này là nhân không quên mất Bồ-đề.

                                            Không nên nhìn nhà người,

                                            Tâm thường cung kính, dưỡng;

                                            Chớ nên vì luận khó

                                            Tụng tập luận thế gian.

    Không nên vì cung kính, lợi dưỡng  mà đến xem nhà người, trừ vì nhân duyên an lập tâm Bồ-đề. Cũng không nên vì luận khó mà tập tụng các luận thế gian, trừ vì nhân duyên đa văn.

                                             Chớ có vì sân khuể

                                             Hủy mắng các Bồ-tát,

                                             Chưa thọ, chưa nghe pháp

                                             Cũng chớ sinh hủy báng.

    Tại sao thế? Vì bảo hộ nhân duyên tiếp tục sinh thiện pháp.

                                             Đoạn trừ tâm kiêu mạn

                                             Phải trụ bốn Thánh chủng,

                                             Chớ có hiềm người khác,

                                             Cũng chớ tự đề cao.

    Đoạn trừ kiêu mạn là: Trong chúng sinh, phải hạ tâm như chó, đoạn trừ ngã mạn. trong bốn Thánh chủng giản dị:  Y phục, giường nằm, thuốc thang- cũng phải nên trụ, vì biết đủ với bốn Thánh chủng ấy. Không nên hiềm người khác, cũng không nên tự đề cao.

                                             Phạm thật hoặc không thật

                                             Không được nói cho người,

                                             Chớ tìm lỗi người khác,

                                             Lỗi mình phải liền biết.

    Người cùng Phạm hành khác phạm tội, hoặc thật hoặc không thật, đều không nên nói ra. Người khác có lỗi, chớ nên tìm cầu, chỉ với lỗi mình phải tự biết.

                                             Phật và các pháp Phật

                                             Không nên phân biệt, nghi.

                                             Pháp tuy khó tin nhất

                                             Trong đó phải nên tin.

    Nơi Phật không nên phân biệt, vì Thế Tôn đầy đủ pháp vị tằng hữu. Với pháp của Phật cũng không nên nghi hoặc, vì là pháp không chung với chúng sinh. Và, trong Phật pháp khó tin nhất, vì tâm thanh tịnh thâm sâu, phải nên tin.

                                             Tuy nói thật mà chết,   

                                             Mất ngôi Chuyển luân vương

                                             Cùng với các thiên vương,

                                             Chỉ nên nói lời thật.

   Nếu Bồ-tát nói thật, hoặc bị cướp mất vật, hoặc chết, hoặc tuy mất ngôi vua Chuyển luân và các Thiên vương, cũng chỉ nên nói thật, huống gì những thứ khác mà không nói thật.

                                             Đánh, chửi, dọa, giết, trói

                                             Rốt không oán trách người,

                                             Đều là tội của ta

                                             Nghiệp báo nên hiện lại.

    Có các người đến đánh, chửi, dọa nạt, giết hại, bắt trói, giam cầm...đều là tội của tự mình mà phải có, cuối cùng chẳng sân hận người. Đây là tội của ta đã làm kiếp trước, lúc này trở lại chịu quả báo không đáng yêu thích tương tợ. Các chúng sinh kia đều không có tội, chỉ là tội của tôi, nghiệp báo hiện lại, phải nên có điều này.

                                             Phải cực ái kính trọng

                                             Cúng dường nơi cha mẹ

                                             Cũng cúng dường Hòa thượng

                                             Cung kính A-xà-lê.

    Với cha mẹ phải nên cực ái kính tôn trọng cúng dường. Phải nghĩ như trời, tùy ý cha mẹ khiến được vui thích, lìa tâm diễm huyễn. Lại phải cung kính cấp thị Hòa thượng, A-xà-lê. Tùy trong pháp được nói bởi Hòa thượng, A-xà-lê, không có nội mật, chỉ có ngoại hóa.

                                            Người tin thừa Thanh văn

                                            Và tin thừa Độc giác

                                            Nói pháp thâm sâu nhất

                                            Là lỗi của Bồ-tát.

    Trong đây, Bồ-tát có bốn loại lỗi, phải nên lìa bỏ, nghĩa là: Trong các chúng sinh tin thừa Thanh văn, Độc giác, lại vì nói pháp thâm sâu nhất, là lỗi của Bồ-tát.

                                            Chúng sinh tin Đại thừa

                                            Sâu xa; lại diễn nói

                                            Thừa Thanh văn, Độc giác

                                            Đây cũng là sai lầm.

    Trong các chúng sinh tin sâu Đại thừa, mà vì nói thừa Thanh văn, Độc giác, là lỗi của Bồ-tát.

                                           Đại  nhân lại cầu pháp

                                           Kiêu mạn không vì nói,

                                           Ngược lại, nhiếp thọ ác,

                                           Tin cậy người không tin.

    Nếu có chúng sinh lớn chính trụ khi lại cầu pháp thì nên liền vì nói thiện pháp, mà lại kiêu mạn không vì nói; ngược lại nhiếp thọ người phá giới, ác pháp. Là lỗi của Bồ-tát. Với Đại thừa chưa có tin hiểu, chưa dùng bốn sự nhiếp để thành thục, mà lại tin cậy người ấy.

    Đây là bốn loại.

                                           Bỏ xa điều nói sai,

                                           Đức đầu-đà được nói

                                           Nơi đó phải niệm biết

                                           Cũng đều nên tu tập.

     Trong đây, bốn loại lỗi lầm được nói, nên lìa xa, vì điều đó khiến đi xa khỏi Bồ-đề. Nếu được nói trong thừa Thanh văn, Độc giác, như đầu-đà hoặc các công đức, chỉ biết những điều ấy không chướng ngại cho Bồ-đề, thì trong những điều ấy đều nên tu tập.

                                            Tâm nói pháp bình đẳng,

                                            Bình đẳng khéo an lập,

                                            Cũng khiến chính tương ưng

                                            Các chúng sinh không khác.

    Bốn loại đạo Bồ-tát này phải nên tu tập. Những gì là bốn? Nghĩa là: Trong chúng sinh khởi tâm bình đẳng; trong chúng sinh bình đẳng nói pháp; trong chúng sinh bình đẳng  an lập thiện; trong chúng sinh khiến tương ưng chân chính.

                                            Vì pháp, không vì lợi,

                                            Vì đức, không vì danh,

                                            Muốn thoát khổ chúng sinh,

                                            Không muốn vui tự mình.

    Bốn loại Bồ-tát chân thật phải nên biết. Những gì là bốn? Nghĩa là: Chỉ vì Pháp, không vì tài lợi; chỉ vì công đức, không vì danh tiếng; chỉ vì giải thoát khổ cho chúng sinh, không muốn an lạc cho tự mình.

                                            Mật ý cầu nghiệp quả

                                            Phúc sinh từ việc làm

                                            Cũng vì thành thục chúng,

                                            Lìa bỏ việc riêng mình.

    Với nghiệp quả, mật ý mong cầu làm ba sự phúc. Khi phúc này sinh, chỉ vì Bồ-đề, lợi lạc chúng sinh, cũng chỉ vì Bồ-đề, thành thục chúng sinh; vì lợi lạc chúng sinh nên lìa bỏ việc cho chính mình. Đây là bốn loại chân thật của Bồ-tát.

                                            Gần gũi thiện tri thức

                                            Nghĩa là: Pháp sư, Phật

                                            Người khuyến khích xuất gia,

                                            Và những người cầu xin.

    Bốn loại thiện tri thức của Bồ-tát này, phải nên gần gũi, nghĩa là: Pháp sưthiện tri thức của Bồ-tát, vì hỗ trợ trì giữ Văn tuệ; Phật Thế Tônthiện tri thức của Bồ-tát, vì trợ giúp trì giữ các Phật pháp; người khuyên xuất giathiện tri thức của Bồ-tát, vì trợ giúp trì giữ các căn lành; người cầu xinthiện tri thức của Bồ-tát, vì trợ giúp trì giữ tâm Bồ-đề. Bốn loại sự thiện tri thức của Bồ-tát này phải nên gần gũi.

                                             Người y chỉ thế luận,

                                           Người chuyên cầu thế tài,

                                           Tin hiểu thừa Độc giác

                                           Cùng với thừa Thanh văn.

    Bốn loại ác tri thức của Bồ-tát này, phải nên biết. Những gì là bốn? Nghĩa là: Người luận thuyết thế gian, vì tập cận đủ loại biện tài; người nhiếp tài vật thế gian, vì không nhiếp pháp; người của thừa Độc giác, vì ít nghĩa lợi, ít làm việc; Người của thừa Thanh văn, vì hành tự lợi.

                                            Bốn ác tri thức này

                                            Bồ-tát phải nên biết.

                                            Lại có thứ nên cầu

                                            Chính là bốn đại tạng.

    Bốn loại tri thức được nói ở trước là ác tri thức, biết rồi nên bỏ. Lại có thứ phải cầu được, chính là bốn đại tạng.

                                             Phật xuất, nghe các độ,

                                             Và ở nơi Pháp sư

                                             Gặp Ngài tâm vô ngại,

                                             Vui ở chỗ nhàn nhã.

    Bốn loại đại tạng của Bồ-tát này, phải nên đắc được. Những gì là bốn? Nghĩa là: Phụng sự chư Phật ra đời; lắng nghe sáu Ba-la-mật; dùng tâm vô ngại gặp Pháp sư; Dùng tâm không phóng dật ở chỗ nhàn nhã. Bốn điều này là đại tạng của Bồ-tát, phải nên đắc được.

                                             Đất, nước, lửa, gió, không

                                             Trọn với Ngài tương tợ:

                                             Tất cả chỗ bình đẳng

                                             Lợi ích các chúng sinh.

    Với đất, nước, lửa, gió, hư không, có hai nhân duyên tương tợ Bồ-tát, phải nên nhiếp thọ, nghĩa là: Vì bình đẳng, vì lợi ích. Như địa đại...và hư không- là năm loại, nơi hữu tâm hay vô tâm, tất cả chỗ đều bình đẳng, không có tướng khác. Thường được chúng sinh sử dụng mà chẳng đổi khác, không cầu báo ân. Tôi cũng như vậy, cho đến cuối cùng đến Bồ-đề tràng, được chúng sinh thường dùng mà không đổi khác, không cầu báo ân.

                                             Phải khéo tư duy nghĩa

                                             Chăm sinh Đà-la-ni,

                                             Chớ nơi người nghe pháp

                                             Mà làm sự chướng ngại.

    “Nghĩa” là nghĩa được Phật nói, với nghĩa ấy phải khéo tư duy. Hoặc bàn với người hoặc ở một mình đều nên như thế. Lại, an trụ giới cấm, thanh tịnh tâm ý, tinh cần tươi sạch, phải sinh và nghe các Đà-la-ni: Ngân chủ, Hải chủ. Lại, chỗ người nghe pháp, chớ dùng nhân duyên dù nhỏ ít mà làm chướng ngại, vì lìa sự sinh ra nghiệp tai nạn cho pháp.

                                             Trong não điều phục được

                                             Việc nhỏ xả không sót,

                                             Tám loại sự giải đãi

                                             Đều cũng nên đoạn trừ.

    Trong não có thể điều phục là: Trong đó có chín loại sự não, là: Với tôi làm sự không lợi ích, đã làm, nay làm, sẽ làm- là ba loại; với tôi thân ái mà làm sự không lợi ích, đã làm, nay làm, sẽ làm- lại là ba loại; với tôi ghét hiềm mà làm sự lợi ích, đã làm, nay làm, sẽ làm- lại là ba loại. Những điều này đều làm não, trong chín sự này phải tự điều phục.

     Việc nhỏ xả không sót là: Trong đó có hai mươi loại sự nhỏ, nghĩa là: Không tin là một, không có tàm là hai, diễm huyễn là ba, trạo cử là bốn, loạn là năm, phóng dật là sáu, hại là bảy, không có quý là tám, giải đãi là chín, ưu là mười, hôn trầm là mười một, thụy miên là mười hai, hận là mười ba, phú là mười bốn, tật là mười lăm, xan là mười sáu, cao là mười bảy, phẫn là mười tám, hối là mười chín, sầu muộn là hai mươi.

    Tám loại sự giải đãi đều nên đoạn trừ là: Trong đó có tám loại sự giải đãi, là: Tôi muốn làm nhiệm vụ, liền lại nằm yên, không phát tinh tiến- là một; tôi đã làm nhiệm vụ rồi- là hai; tôi trên đường đi- là ba; tôi đi đường rồi- là bốn; thân tôi mệt mỏi, không thể tu nghiệp- là năm; thân tôi nặng nề không thể tu nghiệp- là sáu; tôi đã sinh bệnh- là bảy; tôi bệnh, dậy được không lâu lại nằm yên- là tám. Do tám điều này nên đáng được mà chẳng được, nên đến mà chẳng đến, nên chứng mà không chứng. Tám loại sự giải đãi này, vì để đoạn, phải phát tinh tiến.

 

                                               Chớ có tham phi phần

                                               Tham ngang, chẳng xứng ý,

                                               Ly tán đều khiến hợp

                                               Chẳng hỏi thân, không thân.

    Nếu thấy chúng sinh có đầy đủ lợi dưỡng, danh tiếng, an lạc, được khen ngợi, phúc đức; trong sự đầy đủ phúc của họ, chớ có tham phi phần. Vì nếu tham phi phần, ắt chẳng xứng ý, cho nên không nên làm.  

    Lại, trong các chúng sinh cùng nhau tranh giành, lìa hoại, chẳng hỏi thân hay không thân, đều khiến hòa hợp cùng tâm tương ái.

                                               Nơi không mà đắc không

                                               Người trí chớ y hành,

                                               Nếu sẽ đắc nơi không

                                               Ác ấy quá thân kiến.

    Vì nương vào Không để bạt trừ tụ vô trí lớn, nên người trí chớ nương vào sự “đắc không” mà hành. Nếu nương sự “đắc không” mà hành, ắt với người có thân kiến còn khó trị hơn, ác cũng quá đó. Vì các kiến hành là do Không mà xuất ly, nếu lại dính mắc vào cái thấy Không thì điều đó không thể trị, vì không thể lại khiến xuất ly nữa vậy.

                                               Quét dọn và trang nghiêm

                                               Và nhiều loại trống nhạc

                                               Các đồ cúng hương, hoa

                                               Cúng dường nơi chi-đề.

    Nơi chi-đề và hình tượng của Như Lai, quét sạch bụi đất, rải hoa, thắp hương, hương bột, lọng, tràng phan...các đồ cúng dường; phải nên cúng dường, vì được giới hương tự tại, đoan chính. Đủ loại sáo, không hầu, yêu cổ, đại cổ, lôi cổ, phách thủ...đủ loại trống nhạc cúng dường, vì được thiên nhĩ.

                                               Làm đủ loại đèn vòng

                                               Cúng dường nhà chi-đề

                                               Thí lọng và dầy dép,

                                               Cũng thí các loại xe.

    Trong nhà chi-đề, nên dùng đủ loại dầu thơm, đèn dầu, vòng hoa...mà cúng dường, vì được Phật nhãn vậy. Bố thí tán lọng bì, hài da, xe voi, xe ngựa , vì được thừa thần thông không khó của Bồ-tát.

                                               Nên chuyên hỷ lạc đi

                                               Vui biết: tín Phật được,

                                               Vui thích cúng dường Tăng,

                                               Cũng vui nghe chính pháp.

    Trong đó, Bồ-tát phải nên thường vui thích pháp như vậy, chớ vui phúc lạc năm dục. Phải biết lợi có được khi tin Phật, chớ chỉ vui thích thấy sắc thân. Phải trong Tăng, dùng các lạc cụ vui thích cúng dường, không phải chỉ đến thăm hỏi mà thôi. Thường vui nghe pháp không có nhàm đủ, chớ chỉ vui thích tạm nghe lời nói.

                                               Trong thời trước không sinh,

                                                trong hiện tại chẳng trụ,

                                               Trong thời sau chẳng đến,

                                               Quán các pháp như thế.

    Vì lực nhân duyên hòa hợp và vì không từ đâu lại nên trong thời trước không sinh; vì phá diệt trong từng niệm và vì không trụ nên trong hiện tại chẳng trụ; vì diệt không còn sót và vì không đi đến đâu nên trong thời sau không đến. Phải nên quán sát các pháp như vậy.

                                                Việc tốt cho chúng sinh

                                                Không cầu họ báo đáp,

                                                Phải một mình nhẫn khổ

                                                Không thọ vui riêng mình.

    Bồ-tát với các chúng sinh, phải đem việc tốt làm lợi lạc họ, chẳng hy vọng các chúng sinh làm lợi lạc cho mình. Và, các chúng sinhvô lượng tướng khổ, chỉ một mình tôi vì họ mà nhẫn chịu. Tôi có đồ vui thích thời cho chúng sinh thọ dụng để vui.

                                                Tuy có phúc báo lớn

                                                Tâm chẳng cao chẳng vui,

                                                Tuy đói như ngạ quỷ

                                                Cũng chẳng thấp chẳng sầu.

    Tuy trong phúc báo lớn cõi trời, người, tâm không cao cũng chẳng vui; tuy như ngạ quỷ nghèo cùng, phá tán bức não, khó sống nhất, không nên sinh tâm hạ, cũng lại không nên ưu sầu, huống gì bần cùng, phá tán trong cõi người.

                                                Nếu có người đã học

                                                Nên hết sức tôn trọng,

                                                Chưa học khiến vào học

                                                Không nên sinh khinh miệt.

    Nếu có chúng sinh đã học, với họ nên tôn trọng cùng cực; nếu người chưa học, nên khiến họ vào học, cũng không nên khinh miệt họ.

                                                 Người đủ giới, cung kính,

                                                 Phá giới, khiến vào giới,

                                                 Người đủ trí, gần gũi,

                                                 Người ngu, khiến trụ trí.

    Người có đầy đủ giới, phải thường thăm hỏi, chắp tay hướng lễ...mà cung kính họ, cũng nên vì họ mà nói phúc trì giới; nếu người phá giới, nên khiến vào giới, cũng nên vì nói tội phá giới. Người đầy đủ trí, phải nên gần gũi, cũng nên vì họ mà hiển bày đức của trí tuệ. Người ngu thì khiến họ trụ trí, cũng nên vì họ diễn nói lỗi của ngu si.

                                                 Khổ lưu chuyển nhiều loại

                                                 Sinh, lão, tử, đường ác

                                                 Không sợ những sợ này

                                                 Phải hàng ma ác trí.

    Bồ-tát trong lưu chuyển, nhiều loại lưu chuyển: Sinh, lão, tử, ưu bi, khổ não, các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, không nên kinh sợ, chỉ nên hàng phục ác ma, ác trí.

                                                 Có bao nhiêu cõi Phật

                                                 Tích  tụ các công đức,

                                                 Vì trọn được các cõi

                                                 Phát nguyệntinh tiến.

    Mười phương vô lượng các cõi nước Phật, hoặc cõi Phật đầy đủ, hoặc cõi Phật trang nghiêm, hoặc được nghe từ chư Phật, Bồ-tát, hoặc tự thấy, các cõi nước đó đều tích tụ công đức thù thắng, đều khiến các cõi ấy nhập vào cõi Phật của chính mình. Phải phát nguyện như thế, tùy nguyện tức thành tựu, cũng phải tinh tiến tu hành như thế.

                                                 Luôn ở trong các pháp

                                                 Không thủ mà hành xả,

                                                 Đây vì các chúng sinh

                                                 Nhận gánh vác việc cần

    Vì thủ nên khổ, không thủ nên an lạc. Nghĩ như thế rồi, thường nơi các pháp, không thủ mà xả. Tuy không thủ mà xả, nhưng lúc trước, vì hướng Bồ-đề, phát nguyện nhận đảm đương chúng sinh, người chưa được độ, tôi sẽ độ, chưa nói tôi sẽ nói, người chưa tịch diệt tôi sẽ tịch diệt, đây là điều nên gánh vác, vì các chúng sinh vậy.

                                                  Chính quán nơi các pháp

                                                  Không tôi, không của tôi,

                                                  Cũng chớ bỏ đại bi

                                                  Cùng với cả đại từ.

    Nói các pháp vô sở hữu, vì như mộng như huyễn, nên các pháp không có ngã; Không có „ của tôi“ vì quán vô tướng. Như thế lấy nghĩa tối thắng của pháp, khi quán tướng này, nhưng không bỏ đại biđại từ với chúng sinh, như thế lại càng xứng đáng với sự tán thán đặc biệt gấp bội. Các chúng sinh kia bị si ám che đậy, chấp trước tôi và của tôi, trong  nghĩa đạo tối thắng mà không giác biết; Tôi sẽ một lúc nào đó, khiến họ trong pháp nghĩa đạo tối thắng này mà được giác biết. Đây là với chúng sinh không bỏ đại biđại từ.

                                                  Hơn cả các cúng dường

                                                  Là cúng Phật Thế  Tôn,

                                                  Đó làm như thế nào?

                                                  Nghĩa là cúng dường Pháp.

    Nếu có người đem các đồ cúng mà cúng dường các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Phật Thế Tôn, nghĩa là hoặc dùng các hoa, hương, vòng hoa, mạt hương, đăng luân mà cúng dường, hoặc dùng các loại thuốc, đồ uống ăn ngon...bố thí cúng dường; nếu muốn hơn cả các cúng dường ấy là cúng dường lên Phật. Lại là thế nào? Đáp rằng: Cúng dường Pháp. Cúng dường Pháp lại có tướng nào?

                                                  Hoặc trì tạng Bồ-tát

                                                  Và đắc đà-la-ni,

                                                  Vào sâu đáy, nguồn pháp

                                                  Đó là cúng dường Pháp.

    Trong đó, những kinh được đức Như Lai nói tương ưng với tạng Bồ-tát, thậm thâm minh tướng, ngược với thế gian, khó dò đến đáy, nhân không thối chuyển, từ Lục độ sinh, khéo nhiếp những đối tượng được nhiếp thuận vào pháp trợ bồ-đề, hợp tính chính giác, nhập các đại bi, nói các đại từ, lìa cái thấy của các ma, khéo nói duyên sinh, vào chỗ không chúng sinh, không mạng giả, không trưởng dưỡng, không người, tương ưng với Không, tương ưng với Vô nguyện, Vô tác; Ngồi nơi giác trường chuyển pháp luân, được thiên, long, dạ-xoa, càn-thát-bà tán thán, độ chúng sinh còn trong bùn lầy tại gia, nhiếp các thánh nhân, diễn nói hành của các Bồ-tát, nhập biện tài lạc thuyết pháp nghĩa, chấn động với âm thanh như sấm: Vô thường, khổ, vô ngã; làm kinh sợ các luận của ngoại đạochấp kiến, đắc; đối trị lưu chuyển, thị Niết-bàn lạc được chư Phật ca ngợi- các kinh như thế, hoặc nói, hoặc trì, quán sát, nhiếp thủ- gọi là cúng dường pháp.

    Lại, cúng dường pháp là, vì được bất thối chuyển, thuận hành tổng trì, trong các pháp thâm sâu: Không, Vô tướng, Vô nguyện tương ưng, vào đến  đáy chẳng động, chẳng ngại – gọi là cúng dường pháp trong nghĩa tối thắng.

                                                 Phải nên y nơi nghĩa,

                                                 Chớ chỉ ái tạp vị,

                                                 Ở trong đạo pháp sâu

                                                 Khéo vào, chớ phóng dật.

    Lại, cúng dường pháp là: Nếu trong pháp mà tư duy pháp và thực hành pháp, tùy thuận duyên sinh, lìa các biên kiến, thủ kiến;  đắc vô xuất, vô sinh nhẫn, vào vô ngã, trong nhân duyên không đối nghịch, không đấu, không tranh, lìa ngã và ngã sở.

    Phải nên nương vào nghĩa, chớ theo đuổi câu cú tạp sức; phải nên y trí, chớ y vào thức; y kinh liễu nghĩa, chớ y ngôn thuyết thế tục không liễu nghĩa.

    Phải nên nương vào Pháp, chớ lấy cách nhìn nhận của người; phải nên tùy thuận pháp như thật, hành nhập vô trụ xứ. Khéo quán sát vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử ưu bi khổ cực đều trọn tịch diệt. Quán sát duyên sinh như thế rồi dẫn xuất vô tận. Vì bi mẫn chúng sinh nên không dính mắc các kiến chấp, không phóng dật. Nếu thường như vậy mới gọi là cúng dường Vô thượng pháp.

                                                 Như thế tư lương này

                                                 Đại kiếp như Hằng sa,

                                                 Xuất giatại gia

                                                 Sẽ được đủ chính giác.

    Như đã được nói ở trước, trong các đại kiếp nhiều như cát sông Hằng, xuất giatại gia của thừa Bồ-tát, thời gian lâu xa đầy đủ nguyện thành chánh giác.

                                                Buộc niệm tụng tư lương

                                                Vì Bồ-đề tư duy,

                                                Nghĩa tư lương không khuyết

                                                Được như tại tụng kia.

                                                Tôi nay chọn tụng ấy

                                                Với nghĩa hoặc tăng, giảm

                                                Khéo hiểu nghĩa các tụng

                                                Hiền trí phải nhẫn đó.

                                                Giải thích tụng tư lương,

                                                Phúc thiện tôi làm được

                                                Vì chúng sinh lưu chuyển

                                                Sẽ được Chính Biến Giác.

 

                                                                 
LUẬN TƯ LƯƠNG BỒ-ĐỀ, QUYỂN THỨ SÁU, HẾT. 
Sửa chính tả: Phật Tử Thanh Phi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2203)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 32343)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6445)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6395)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3787)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5051)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11026)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30189)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 7860)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 11962)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3237)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34281)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52061)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 12905)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21601)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9491)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3055)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10260)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12447)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12614)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16067)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13650)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14199)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9088)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11635)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11162)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11360)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 12413)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 20523)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17393)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31687)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11879)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11649)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4281)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12610)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10148)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16224)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 14589)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 11853)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16613)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12599)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 51630)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12486)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9827)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14305)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 19940)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13582)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15259)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17335)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16647)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13356)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12328)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 11937)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13139)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12382)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25325)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 14381)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 28129)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10185)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
(Xem: 8210)
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant