Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 , Luận Tập Bộ Toàn
tại thư phòng chùa Viên Giác.
PHẨM THỨ I : NÓI VỀ TẠO LUẬN
Nếu hiểu được Luận này
Ắt được các pháp luận,
Nghĩa sâu xa như thế,
Nay sẽ rộng tuyên nói.
Hỏi rằng: Không nên tạo Luận, tại sao thế ? Thường thì người tạo Luận, phần nhiều hay khởi tâm sân hận, kiêu dật, cống cao. Tự làm tâm mình ưu loạn, ít có nhu hòa. Bày ra cái xấu của người, tự thích cái hay của mình. Như xét lỗi người là điều mà người trí trách mắng. Cho nên tất cả chư hiền thánh dùng vô lượng phương tiện dứt bỏ tranh luận, thường vui viễn ly như vứt bỏ độc hại. Lại, người tạo Luận , trong thì điều hòa mềm mại, ngoài thì quán sát các lỗi lầm, cho nên, nếu muốn lợi mình lợi người thì nên phải bỏ pháp tranh luận này.
Đáp: Không đúng. Nay tạo luận này chẳng phải vì thắng thua, lợi dưỡng , danh văn, chỉ muốn hiển bày các tướng thiện ác nên tạo luận này. Trong thế gian, nếu những người vô luân, mê hoặc thì ắt sẽ bị những tà trí xảo biện của thế gian làm cuồng hoặc mà tạo nghiệp bất thiện, luân hồi các đường ác, mất sự lợi ích chân thật. Nếu người đạt Luận ắt tự phân biệt tướng Không của thiện ác, chúng ma ngoại đạo hoặc kẻ tà kiến không thể não hại mà làm chướng ngại. Cho nên , ta vì muốn lợi ích chúng sinh mà tạo Luận chân chính này.
Lại, vì muốn khiến chính Pháp lưu truyền,công bố thế gian, giống như vì muốn tu trị quả Am ba la mà bề ngoài bọc lại, được trồng trong rừng, vì đề phòng quả vậy. Ta nay tạo Luận cũng lại như vậy, vì muốn bảo hộ chính Pháp chứ không cầu danh văn. Ở trước ông nói về tranh luận thì việc này chẳng phải vậy mà vì muốn bảo vệ pháp nên phải tạo Luận.
Hỏi : Trước ông nói rằng, người hiểu được Luận này sẽ đạt được các luận pháp, xin hãy nói về tướng ấy.
Đáp : Luận này phân biệt có tám loại nghĩa, nếu ai có thể hiểu ,thông suốt nghĩa thú của nó ắt có thể thông suốt các Luận khác, như trồng lúa, dùng nước tưới tắm ắt sẽ nảy mầm tươi tốt, nếu không trừ cỏ dại thì hạt tốt chẳng sinh. Nếu ai tuy nghe Luận này mà không hiểu nghĩa thì ắt là với các Luận khác đều sinh nghi hoặc. Nếu ai hiểu rõ tám nghĩa này thì quyết định đạt được tất cả pháp luận.
Hỏi : Ông nói rằng, hiểu được Luận này sẽ quyết định hiểu rõ Luận pháp. Nay các ngoại đạo có Luận pháp chăng ?
Đáp : Có. Như Vệ Thế Sư có sáu Đế, đó là : Đà La Phiêu, Cầu Na, Tổng Đế, Biệt Đế, Tác Đế , Bất Tác Đế. Sánh bằng như đây đều gọi là Luận pháp, tuy khéo thông đạt thì cũng còn chưa hiểu rõ các kinh luận khác. Như tám loại Luận pháp thâm diệu này, ta sẽ lược nói, vì khai mở các luận môn, vì để dứt các hý luận. Một là Thí Dụ, hai là Tùy Sở Chấp, ba là Ngữ Thiện, bốn là Ngôn Thất , năm là Tri Nhân ,sáu là Ứng Thời Ngữ , bảy là Tợ Nhân Phi Nhân , tám là Tùy Ngữ Nạn.
Dụ có hai loại : một là Cụ túc dụ, hai là Thiểu phần dụ.
Tùy sở chấp gọi là nghĩa rốt ráo.
Ngữ thiện là lời thuận với lý.
Ngôn thất là lời trái với Lý.
Tri nhân là có thể biết hai loại nhân: Một là Sinh nhân, hai là Liễu nhân.
Ngữ ứng thời là : Nếu trước nói về Giới, Nhập sau nói về Ngũ Ấm thì gọi là không ứng thời . Nếu biết thứ tự của ngôn ngữ thì gọi là ngôn ngữ ứng thời.
Tợ hhân là : Như diễm giống như nước mà thật chẳng phải nước. Nếu có luận giả trang sức ngôn từ mà lấy nó làm nước thì gọi là nhân tương tợ.
Tùy ngôn nạn là : như khi nói “ áo mới “ bèn hỏi rằng : “ Áo chẳng phải là thời gian, sao lại gọi là mới ?” . Những thí dụ giống như thế thì gọi là tùy theo lời mà hỏi vậy.
Ta đã nói lược tám loại nghĩa này, nay sẽ lần lượt nói về tướng của chúng.
Hỏi rằng : Trước ông nói về Dụ, nay nếu lập dụ thì dùng phương tiện nào ?
Đáp : Nếu nói thí dụ thì phải là phàm và thánh cùng hiểu rồi sau mới có thể nói. Như nói :” Tâm này phát động giống như gió mạnh “ thì, vì tất cả phàm phu đều biết gió động nên bèn quyết định hiểu rõ được rằng :tâm là xáo động, nếu không biết thì không thể làm thí dụ được.
Hỏi : Vì sao không chỉ nói nghĩa chính mà nói thí dụ ?
Đáp : Phàm nói thí dụ là để làm sáng nghĩa chính.
Hỏi : Trước ông có nói rằng , phàm thánh cùng hiểu mới làm thí dụ được. Thế nào gọi là giống, sao gọi là khác ?
Đáp : Như thí dụ về gió ở trước thì gọi là giống . Thánh đắc niết bàn mà phàm không đắc, gọi là khác.
Hỏi : Đã nói về tướng của Dụ. Chấp tướng thì thế nào ?
Đáp: Tùy theo cái được chấp, rộng dẫn nhân duyên lập nghĩa vững chắc, gọi là chấp tướng.
Hỏi: Chấp pháp có mấy loại ?
Đáp: Có bốn : một là Nhất thiết đồng, hai : Nhất thiết dị, ba : Sơ đồng hậu dị, bốn : Sơ dị hậu đồng.
Hỏi: Nay ông hãy nên nói bốn tướng này.
Đáp: Phàm muốn lập nghĩa phải nương bốn loại tri kiến. Những gì là bốn?Một là hiện thấy,
Hai là so sánh mà biết, ba là dùng thí du ̣ mà biết, bốn là tùy theo kinh sách.
Nhất thiết đồng là : Như người nói nói rằng :không có Tôi và của Tôi, người hỏi cũng nói như vậy, gọi là Nhất thiết đồng. Nhất thiết dị là : người nói nói khác, người hỏi thì nói một, gọi đó là cùng khác nhau.
Sơ đồng hậu dị là: như người nói nói rằng: hiện pháp đều có, Thần thì tuy không hiện thấy nhưng cũng lại là có. Người hỏi thì hoặc là nói : pháp hiện thấy thì có thể gọi là có, Thần nếu không hiện thấy thì sao là có được ? Nếu nói rằng do “ so sánh biết ” mà là có Thần thì trước đã phải hiện thấy rồi sau mới có thể so sánh được, Thần không phải là hiện pháp thì làm sao so sánh được ? Nếu lại dùng thí dụ để chứng minh là Thần có thì, phải có pháp tương tợ rồi sau mới thí dụ được, các loại Thần thế nào mà làm thí dụ đây ? Nếu tùy theo kinh sách để chứng minh có Thần thì việc ấy là chẳng thể, vì kinh sách cũng khó giải thích, khi thì nói có, lúc lại nói không, làm sao có thể tin? Gọi là trước đồng sau khác.
Sơ dị hậu đồng là: như người nói nói rằng, không có Tôi và Của Tôi mà người hỏi thì nói là có Ta có Người. Hai Luận giả này cùng tin có niết bàn, gọi là trước khác sau giống.
Lại nữa, chấp pháp, tùy theo nghĩa có vô lượng tướng, như Mười hai nhân duyên, Khổ Tập Diệt Đạo, Ba mươi bảy phẩm , bốn quả Sa môn....Những pháp như thế gọi là nghĩa chính của Phật.
Như nói, buổi sớm kính lễ, sát sinh cúng tế, đốt các thứ hương , dâng các loại dầu , bốn sự như thế gọi là ngoại đạo thờ lửa. Sáu mươi ba chữ, nghĩa của bốn câu , là ngoại đạo âm thanh.
Nói về thuốc có sáu : một là Danh, hai là Đức, ba là Dược Vị, bốn là Dược thế lực, năm là Hòa hợp, sáu là Thành thục , gọi là Y pháp.
Như Lục Đế mà Vệ Thế Sư có, minh sơ một nghĩa nhưng nhiều “ngã” hiểu khác nhau. Tăng già(ngoại đạo) có Bát Vi,được gọi là :Tứ đại, không, ý, minh, vô minh và tám Tự tại :một là Năng tiểu, hai: Vi đại,ba: Khinh cử,bốn: Viễn đáo,năm: Tùy sở dục, sáu: Thân phận, bảy : Tôn thắng, tám là Ẩn một. Gọi là ngoại đạo Du Già.
Hữu mệnh, vô mệnh, tội, phúc, lậu, vô lậu, sai giới cụ túc phược giải.
Năm trí : Văn trí, Tư trí, Tự giác trí, Tuệ trí, Nghĩa trí.
Sáu chướng : Bất kiến chướng, Khổ thọ chướng, Ngu si chướng, Mệnh tận chướng, Tính chướng, Danh chướng.
Bốn độc : sân , mạn, tham, siểm ...Đều gọi là pháp Ni Kiền Tử.
Lại, có người nói rằng : tất cả các pháp trọn đều là Có, nên phải biết chỉ là Một. Lại, tất cả pháp trọn đều có Cầu na cũng gọi là Một. Lại, tất cả pháp sinh từ Minh Sơ, căn bản là một nên phải biết là Một. Lại, đầu , chân....làm thành thân, là một với thân.Lại, chỗ nương là hư không nên phải biết là Một.
Những thứ như thế gọi là ngoại đạo Kế Nhất.
Lại, nói rằng, tất cả pháp là khác nhau, tại sao thế ? Vì như đầu, chân...là khác với thân.
Lại,các tướng khác nhau,như trâu thì chẳng phải ngựa...cho nên biết là các pháp khác nhau.
Những thứ như thế gọi là ngoại đạo Kế Dị.
Nếu nói rằng tất cả pháp là Có vì là Một thì : pháp Có có hai loại :một là hữu giác, hai là vô giác. Làm sao là Một được ? Vì nhân không giống nhau vậy.
Các pháp như thế đều đã phá hết.
Luận giả nói : Nếu có người nói rằng, các pháp như Mười hai nhân duyên, Khổ Tập Diệt đạo, Có, Không....là một hay là khác thì đều không phải là chính nhân. Tại sao thế? Vì nếu nói là một ắt đọa khổ biên, nếu nói là khác thì ắt đọa vào lạc biên. Cho nên nói rằng, hoặc một hoặc khác đều đọa nhị biên, không phải nghĩa của Phật pháp.
Lại nữa, như có người nói rằng, tính của niết bàn không khổ không lạc, vì sao biết thế ? Vì phàm là tất cả pháp, vì có giác biết cho nên có khổ hoặc lạc, niết bàn không có giác biết thì làm sao nói là lạc ?
Lại có thuyết giả nói là lạc, vì sao thế ? Vì lạc có ba loại :một là lạc thọ lạc, hai là vô não hại, ba là vô hy cầu. Trong niết bàn , vì không có hy cầu, cho nên được gọi là lạc.
Lại, có người hỏi rằng, tôi trước đã biết niết bàn là thường, nay đối với các hành thì là đồng hay chẳng đồng?
Đáp : Ông trước đã biết niết bàn là thường, làm sao còn nói là đồng với các hành chứ ? Tính của các hành thì lưu chuyển bại hoại, thể của niết bàn là thường là lạc, ai là người có trí mà lại nói đồng với các hành.
Lại có người hỏi rằng, tính của Thần Ngã tuy có hình sắc nhưng chưa phân biệt thường và vô thường.
Đáp : Nếu tất cả pháp có đối ngại thì trọn đều vô thường. Như cái bình có sự đối ngại thì ắt có thể phá hoại. Ngã nếu như vậy thì nhất định cũng vô thường. Ngã có hình không phải là được viết trong kinh, không có đạo lý( ???) . Như lấy cát sỏi mà gọi là trân bảo, ông cũng như vậy,lời nói nhiều hư vọng.
Hỏi : Ông vì lẽ gì mà nói là Ngã không có hình đây ?
Đáp: Ta trước đã nói rằng, vì cái bình có hình và đối ngại nên có thể hủy hoại, Ngã mà như vậy thì cũng có thể hủy diệt. Sao lại còn hỏi là vì sao mà Ngã không có hình ư ?
Lại nữa, còn có bất định chấp tướng. Như hoặc hỏi rằng , lấy vật làm âm thanh thì là thường hay vô thường ?
Đáp : Là phân ra mà thành thì trọn đều vô thường. Âm thanh cũng phân ra mà thành thì dám chỉ mình nó là thường ư ?
Hỏi : Thế nào gọi là thanh vật ?
Đáp: Nếu chưa phân biệt thì lấy gì làm câu hỏi ?
Hỏi : Thân tôi và mệnh, ở kiếp vị lai, chỉ một mình thọ khổ, lạc hay cùng với thân ?
Đáp: Thân này diệt rồi thì Ngã thọ thân khác.
Hỏi: Cái gì là Ngã mà ở kiếp vị lai thọ khổ thọ lạc đây ?
Đáp : Ông trước đã nói “ Ngã” , sao lại còn hỏi có Ngã hay không ? Điều này không có đạo lý.
Hỏi: Đã nói về nghĩa chấp, nay thế nào thì gọi là tướng Thiện ngữ ?
Đáp: không ngược với Lý, không tăng không giảm, khéo giải chương cú, ứng tướng nói pháp. Thí dụ được diễn nói không có mâu thuẫn, không ai có thể khinh thường. Vì nhân duyên này gọi là ngữ thiện.
Hỏi : Không ngược với Lý, việc ấy thế nào ?
Đáp: Có người cho thức là ngã, vì các hành là không vô ngã. Nhưng, không phải tất cả hành là ở thức. Điều này không có đạo lý. Hành là nhân của thức, nhân vô ngã nên thức làm sao có ngã ?
Hỏi : tất cả các pháp trọn đều vô thường, nhưng âm thanh không phải là “tất cả” cho nên là thường.
Đáp: Ông nói “tất cả “ thì âm thanh có nghĩa nào mà không phải là “tất cả” đây ? Thuyết này không có nhân.Lại,tất cả pháp có tạo tác thì trọn đều vô thường.Như “hỏa truyền”( Lửa truyền : khi củi hết thì lửa tắt, sức nóng của lửa truyền sang vật khác.Ý nói chuyển biến)....âm thanh cũng như vậy cho nên vô thường. Đây tức gọi là tướng không mâu thuẫn.
Hỏi : Thế nào gọi là “ ngôn bất tăng giảm” ?
Đáp: Ta trước sẽ nói về tướng của tăng và giảm. Giảm có ba loại : một là nhân giảm, hai : ngôn giảm, ba là dụ giảm.
Nếu nói rằng, sáu thức vô thường giống như cái bình...mà không nói nhân duyên, gọi là nhân giảm.
Nếu nói rằng, thân này không có ngã vì do các nhân duyên mà thành, âm thanh cũng không có ngã, từ nhân duyên mà có. Đây gọi là dụ giảm.
Nếu nói rằng, bốn đại vô thường, cũng như cái bình được tạo tác. Đây gọi là ngôn giảm.
Ngược lại với trên thì gọi là cụ túc. Lại, cụ túc là : nếu có người nói “Ngã”, nên phải hỏi rằng : “ Cái “Ngã” được ông nói đó là thường hay vô thường ?”.
Nếu là thường thì ắt giống các hành, bèn là đoạn diệt.
Nếu là thường thì tức là niết bàn, lại còn phải cầu gì nữa ?
Đây tức gọi là tướng cụ túc.
Hỏi: thế nào gọi là ngôn tăng ?
Đáp: Tăng cũng có ba loại : một là nhân tăng, hai : dụ tăng, ba là ngôn tăng.
Nếu nói rằng, thanh pháp vô thường vì do hoà hợp mà thành, cũng giống như cái bình được tạo tác ắt là vô thường. Lại nói rằng, âm thanh là cầu-na của hư không, mà hư không thì không có chất ngại, còn âm thanh thì là sắc pháp, làm sao tương ưng được ? Thì gọi là nhân tăng.
Nếu nói rằng, năm căn vô thường như tiếng vang , vì được tạo tác nên am thanh cũng như thế. Vì sao biết thế ?Vì được phát ra bởi môi, miệng...Thì gọi là dụ tăng.
Nếu nói rằng, vi trần nhỏ nhiệm, hư không thì biến khắp bao la, hai pháp như vậy ắt gọi là thường, âm thanh không như thế nên nói là vô thường. Thì gọi là dụ tăng.
Lại nói rằng, âm thanh là thường vì do các duyên mà thành, nếu nói là thường thì việc này chẳng đúng, vì sao thế? Vì có hai loại nhân : một từ hình mà ra, hai là căn liễu, thì làm sao nói là thường ? Thì gọi là ngôn tăng.
Hỏi : Nói thế nào khiến người thế gian tin nhận?
Nếu vì người ngu mà lại phân tích nghĩa thâm sâu, nghĩa là các pháp trọn đều không tịch, không ta không người, như huyễn như hóa, không chân thật. Như nghĩa thâm sâu này chỉ người trí mới hiểu, còn phàm phu nếu nghe thì mê chìm đọa lạc, ắt chẳng gọi là ứng thời ngữ. Nếu nói rằng, các pháp có nghiệp có báo và có người làm, có người thọ, trói buộc, giải thoát...người trí cạn nếu nghe thì bèn tin nhận. Như toản và toại (các đồ cọ xát lấy lửa) hoà hợp thì sinh được lửa, nếu những điều diễn thuyết ứng với chúng sinh ở trước thì ắt được tin thích. Như thế gọi là tùy thời mà nói.
Hỏi: thế nào gọi là ngôn chứng ?
Đáp: Tuy có nhiều điều được nói nhưng đều khéo nhớ. Nếu tuyên nói các nghĩa thì đều đắc được tướng chúng một cách thâm sâu. Điều được lập kiên cố khiến người yêu thích. Như nói các pháp đều không, không có chủ, vì hiện thấy vạn vật đều do các duyên mà thành, gọi là ngôn chứng.
Hỏi: Thế nào gọi là ngôn thất?
Đáp: ngược lại với trên đây gọi là ngôn thất. Lại, hai loại ngữ cũng gọi là ngôn thất. Những gì là hai ? Một là, nghĩa không khác mà phân tích lặp lại, hai là, từ không khác mà phân tích lặp lại.
Thế nào là một nghĩa mà phân tích lặp lại ? Như nói Kiều Thi Ca, cũng nói là Thiên Đế Thích, cũng nói là Phú Lan Đà. Gọi là một nghĩa khác tên mà phân tích lặp lại.
Danh và nghĩa đồng là như nói Nhân-Đà-La, lại nói Nhân-Đà-La thì là tên và nghĩa không khác mà phân tích lặp lại.
Lại nữa, phàm nói năng thì chỉ trang sức ngôn từ, không có nghĩa thú, đều gọi là thất.
Lại, tuy có nghĩa nhưng không có thứ tự cũng gọi là ngôn thất, như kệ rằng :
Như người tán thán
Thiên Đế Thích nữ
Tên là Kim Sắc,
Tay chân thù thắng,
Mà lại nói về
Thích Đề Hoàn Nhân
Phá ba loại thành
Của A Tu La.
Như thế gọi là
Nói không thứ tự.
Hỏi : Thế nào gọi là tri nhân ?
Đáp : Tri nhân có bốn : một, hiện kiến, hai là tỉ tri, ba là dụ tri, bốn là tùy kinh thư. Trong bốn tri này, hiện kiến là đầu.
Hỏi : Nhân duyên nào mà hiện kiến là đầu ?
Đáp:Vì ba loại biết sau đều do hiện thấy nên gọi là đầu.Như thấy lửa có khói,về sau khi thấy khói liền biết có lửa,cho nên hiện kiến là hơn.Lại,như thấy diễm liền ví dụ được cho nước, cho nên biết rằng,trước hiện thấy sau mới ví dụ được.Sau khi hiện thấy mới bắt đầu biết chân thật.
Hỏi : Đã biết ba sự do hiện thấy nên biết, nay cái hiện thấy này vì sao mà là chân thật nhất?
Đáp: Cái biết của năm căn có lúc hư ngụy, chỉ có trí huệ chính quán các pháp mới gọi là tối thượng.Lại,như khi thấy nóng của ánh lửa quay tròn, thành Càn-thát-bà,điều này tuy gọi là hiện thấy nhưng không phải chân thật.Lại,tướng không rõ nên thấy lầm lẫn như trong đêm thấy ác thú mà nghi hoặc cho là người. Lấy ngón tay ấn vào mắt sẽ thấy hai mặt trăng.
Nếu đắc được Không trí gọi là thấy chân thật.
Hỏi : Đã biết hiện tướng, còn tỉ tướng thì thế nào?
Đáp: Trước đã phân tích, nay sẽ nói thêm. Tỉ tri có ba: Một là tiền tỉ, hai là hậu tỉ, ba là đồng tỉ.
Tiền tỉ là, như thấy đứa bé trai có nhọt trên đầu sáu ngón tay, sau thấy dài lớn, nghe Đề-Bà-Đạt liền nhớ đến sáu ngón tay trước như được thấy hiện tại, gọi là tiền tỉ.
Hậu tỉ là, như uống nước biển được vị mặn, thì biết rằng nước biển sau trọn đều cùng vị mặn, gọi là hậu tỉ.
Đồng tỉ là, như chính người này đi đến chỗ kia, mặt trăng mặt trời trên cao thì mọc ở Đông, lặn ở Tây, tuy không thấy cái động ấy nhưng biết rằng nhất định có đi, gọi là đồng tỉ.
Hỏi : Văn kiến thì thế nào?
Đáp : Nếu thấy chân thật ????? chư Phật Bồ Tát, từ chư hiền thánh nghe nhận kinh pháp có thể sinh tri kiến, gọi là văn kiến.Như lương y khéo biết phương thuốc, từ tâm giáo hóa gọi là thiện văn.Lại,chư hiền thánh chứng tất cả pháp, có đại trí huệ, từ đó mà nghe thì gọi là thiện văn.
Hỏi: Tướng của Dụ thì thế nào?
Đáp: Nếu tất cả pháp đều Không, tịch diệt, như huyễn như hoá, tưởng như dã mã, hành như thân cây chuối, tướng của tham dục như nhọt như độc thì gọi đó là Dụ.
Bốn sự như thế gọi là nhân,có thể thông đạt thì gọi là tri nhân.
Hỏi: Thế nào gọi là tợ nhân?
Đáp: Phàm tợ nhân là lỗi lớn trong pháp luận vậy, phải nên biết mà nhanh chóng lìa bỏ. Tợ nhân như thế ta sẽ tuyên nói.
Tợ nhân theo tướng mà có vô lượng nghĩa, lược thì chỉ có tám : một, tùy kỳ ngôn hoành vi sinh quá ,hai là tựu đồng dị nhi vi sinh quá, ba là nghi tợ nhân,bốn: quá thời ngữ, năm là loại đồng, sáu là thuyết đồng, bảy gọi là ngôn dị, tám là tương vi.
Hỏi: Tám pháp như thế xin hãy phân tích.
Đáp: nói na-bà thì có bốn tên gọi: một gọi tân, hai gọi là cửu, ba gọi là phi nhữ sở hữu, bốn gọi là bất trước.
Như có người nói: „ Thứ mà tôi mặc là y na-bà“ , vặn hỏi rằng: „ Nay thứ mà ông mặc chỉ là một y , làm sao nói là cửu? „ . Đáp rằng „ Ta nói na-bà chính là nói y mới, không phải nghĩa là cửu vậy“. Vặn hỏi rằng“ Sao gọi là mới? „ ; đáp rằng : „ Vì dùng lông na-bà mà làm nên gọi là mới“. Vặn rằng„Thật sự là vô lượng lông na-bà, làm sao lại nói „lông na-bà?“ đây ? Đáp rằng „ Ta trước đã nói , mới thì gọi là na-bà, không phải là số lượng“. Vặn rằng: „ Nay biết rằng y này của ông, làm sao lại nói rằng không phải y của tôi ?“ Đáp rằng: „ Tôi nói là y mới chứ không nói rằng vật này không phải của ông“. Vặn hỏi rằng „ Nay hiện thấy thân ông mặc y này, làm sao lại nói là không mặc y đây ?“. Đáp rằng :“ Tôi nói là y mới, chẳng nói là không mặc“ . Đây gọi là tợ nhân, cũng gọi là tùy ngôn nhi vi sinh quá.
Lại nữa, tùy ngôn mà sinh quá là, như nói :“ Đốt núi“. Vặn hỏi rằng“ Thật chỉ đốt cỏ cây, làm sao nói đốt núi ?“ , đây gọi là tùy ngôn sinh quá, cho đến các pháp cũng đều như vậy.
Lại nữa, tùy ngôn sinh quá là, phàm có hai loại mà một thì như trước nói, hai thì đồng và dị mà vi sinh quá. Như nói rằng:“ các pháp hữu vi đều là không, tịch diệt, giống như hư không“. Sẽ hỏi rằng“ Nếu thế thì hai loại đều là không vô, pháp không có tính bèn đồng hư không“. Như thế là đồng dị sinh quá.
Hỏi : Vì sao gọi là sinh?
Đáp: Vì hữu nên gọi là sinh, như bùn có tính cái bình nên sinh được cái bình.
Vặn hỏi rằng: Nếu bùn có tính cái bình thì bùn tức là cái bình,chẳng cần mượn đến thợ nặn, khuôn, dây hòa hợp mà có. Nếu bùn là có nên sinh ra cái bình thì nước cũng là có, cũng phải sinh cái bình. Nếu nước là có mà chẳng sinh ra cái bình thì làm sao chỉ độc một mình bùn sinh được cái bình? Đây gọi là đồng dị tầm ngôn sinh quá.
Hỏi rằng: Sinh nghi tợ nhân thì tướng thế nào?
Đáp: Như có thọ ngột giống như người, nên nếu buổi đêm mà thấy nó bèn nghĩ rằng là ngột hay là người? Thì tức gọi là sinh nghi tợ nhân.
Hỏi: Thế nào gọi là quá thời tợ nhân?
Đáp: Như nói rằng, âm thanh là thường ,kinh điển vệ đà từ âm thanh mà ra nên cũng gọi là thường.
Vặn hỏi rằng: Ông nay chưa lập nhân duyên mà âm thanh là thường thì làm sao liền nói rằng Vệ Đà là thường đây?
Đáp rằng: Như hư không vô hình sắc nên là thường, âm thanh cũng vô hình cho nên là thường, lời tuy nói sau mà nghĩa cũng thành tựu.
Vặn hỏi rằng: Câu này quá thời, như nhà đã bị đốt sạch mới lấy nước cứu,ông cũng như thế. Đó gọi là quá thời.
Hỏi : Loại đồng là thế nào?
Đáp: Ngã và thân khác nhau nên Ngã là thường, như cái bình khác với hư không nên cái bình là vô thường. Đây gọi là loại đồng.
Hỏi: Nếu Ngã khác với thân mà gọi là thường thì cái bình cũng khác với thân nên cái bình cũng phải gọi là thường. Nếu cái bình khác với thân mà vô thường thì Ngã tuy khác với thân làm sao là thường đây? Đây gọi là loại đồng.
Hỏi : Thuyết đồng thì thế nào?
Đáp: như nói rằng hư không là thường vì không có xúc đối, ý thức cũng vậy. Đây gọi là thuyết đồng.
Hỏi: Thế nào là ngôn dị ?
Đáp: Như nói năm trần là vô thường vì được biết bởi căn, bốn đại cũng thế cho nên vô thường. Vặn hỏi rằng: „ Lông rùa ,cổ hương (hương của ruộng muối)là không có, nhưng là sở đắc của ý thức thì há là vô thường chăng? Đây gọi là ngôn dị.
Hỏi: tương vi thì thế nào?
Đáp: tương vi có hai loại : một là dụ tương vi, hai là lý tương vi. Như nói rằng Ngã là thường vì không có hình ngăn ngại, như con trâu. Đây gọi là dụ vi. Lý vi là , như Bà la môn thống lý vương nghiệp, làm thịt chuột để dạy cho dòng Sát Lợi, tọa thiền niệm định . Đây gọi là lý vi.
Hai pháp như vậy, người ngu không hiểu cho là chân thật. Đây gọi là tương vi.
Hỏi : Thế nào thì gọi là không tương vi?
Đáp: Khác với hai pháp trên thì không tương vi.
Đây gọi là tợ nhân.
PHẨM THỨ HAI: NÓI VỀ PHỤ XỨ
Luận giả nói: đã thuyết về tám loại pháp luận như trên, lại có nhiều pháp phụ, nay sẽ tuyên nói.
Hỏi: Thế nào gọi là ngữ pháp?
Đáp: Như nói bốn đại là giả danh, vì sao thế? Vì được thành bởi sắc...Lại có người nói rằng bốn đại là thật có, vì sao biết ? Vì cứng là tính của đất cho đến động là tính của gió, nên biết là thật. Thêm mâu thuẫn ngược nhau bèn sinh tranh cãi, như có người nói rằng, đất là nhân duyên thành thân thể, các đại còn lại cũng thế.
Vặn hỏi rằng: Đất....cũng có thể thành tất cả vật, sao lại chỉ nói là thành thân thể đây? Đây gọi là phi ngữ, nếu không phải như vậy thì gọi là thị ngữ.
Hỏi: Thế nào thì gọi là phụ?
Đáp: Như nói âm thanh là thường vì không có hình sắc như hư không. Vặn hỏi rằng, âm thanh tuy vô hình nhưng được biết bởi căn, có đối có ngăn ngại như cái bình là cái được tạo tác, nhưng tính của hư không thì không phải là pháp được tạo tác, sao được gọi là Dụ? Đây gọi là phụ. Nghĩa lập rằng , cái bình là hữu hình nên có thể là vô thường, còn âm thanh là pháp vô hình làm sao có thể làm dụ được? Vặn hỏi rằng, âm thanh tuy khác cái bình nhưng là tướng biết được nhiếp bởi tai cho nên vô thường.
Hỏi rằng: Những nghĩa nào thì không rơi vào phụ xứ?
Đáp: Các hành và thức tạo tác nên vô thường, niết-bàn không tạo tác nên thường. Vị của ngôn cú như thế chân chính gọi là phi phụ xứ.
Hỏi : Lời nào thì có thể vặn hỏi?
Đáp: Nếu nói điên đảo, lập nhân không chính, dẫn ví dụ không đồng, thì điều này tức có thể vặn hỏi. Như nói rằng: „ Tưởng có thể dứt trừ kiết sử“ , người hỏi sẽ vặn rằng: „ Thế nào dùng tưởng mà có thể dứt trừ kiết sử đây? „. Vì trước đã không nói rằng trí phát ra từ tưởng , chỉ nói thẳng vào tưởng nên câu này điên đảo, ắt có thể vặn hỏi.
Hỏi: Vì nhân duyên gì mà nói lại câu này?
Đáp: Muốn khiến người biết rằng, lập nghĩa mà không có chấp trì, tất rơi vào phụ xứ, cho nên nói. Lại nữa, nên hỏi mà chẳng hỏi, nên đáp mà chẳng đáp,ba lần nói pháp yếu mà không khiến được người hiểu, từ ba lần nói pháp mà chẳng riêng biết, đều gọi là phụ xứ. Lại, cùng người khác luận về nghĩa thiếu sót của họ, nhưng không giác biết người khác, nói rằng nghĩa này sai lầm mà ông không biết. Đây tức là rơi vào phụ xứ.
Lại, người khác chính nghĩa mà cho là sinh lỗi, cũng rơi vào phụ xứ.
Lại, có thuyết giả, mọi người đều hiểu nhưng chỉ một mình không ngộ thì cũng rơi vào phụ xứ;hỏi cũng như thế .Như so với phụ xứ nầy, nghĩa luận nầy to lớn, phải nên giác tri , nhanh chóng lìa xa.
Hỏi: Hỏi có mấy loại ?
Đáp: Có ba loại: Một là thuyết đồng, hai là nghĩa đồng, ba là nhân đồng. Nếu các luận giả không dùng ba loại này để vấn đáp thì gọi là mâu thuẫn lầm lộn. Trong ba loại đáp nếu thiếu một thì ắt chẳng đủ, nếu nói rằng: tôi không thông rộng ba loại vấn này, chỉ tùy theo chỗ hiểu biết của tôi mà cùng vấn đáp thì điều này không có lỗi.
Thuyết đồng là, nếu nói „vô ngã“ , còn y câu này sau mới vấn đáp thì gọi là thuyết đồng.
Nghĩa đồng là, chỉ lấy nghĩa của nó thì gọi là nghĩa đồng.
Nhân đồng là, biết được ý thú của người khác khởi từ nhân nào thì gọi là nhân đồng.
Nếu có thể như thế thì gọi là phi phụ xứ. Nếu nói nhặm lẹ , người nghe không hiểu cũng rơi vào phụ xứ.
Hỏi: Chỉ có những điều này hay còn thêm chăng?
Đáp: Có, nghĩa là : ngữ thiểu , ngữ đa phi nghĩa, ngữ phi thời, ngữ nghĩa trùng, xả bản tông...trọn đều gọi là phụ xứ. Nếu dùng những điều như đây vì người ở trước mà nói, cũng rơi vào phụ xứ.
Hỏi: Sao gọi là vi bản tông ?
Đáp: Như nói rằng thức là pháp thường, vì sao thế ? Vì thể của thức có hai loại, một là thức thể sinh, hai là thức thể dụng . Cái bình cũng có hai loại: một là bình thể sinh, hai là bình thể dụng. Nhưng vì khi thức sinh liền có dụng, cho nên gọi là thường. Thể của cái bình thì sinh rồi sau đó mới có dụng nên là vô thường.
Vấn nạn rằng: nếu lấy cái khi sinh liền có dụng mà gọi là thường, thì khi đèn sinh tức có dụng thì nên phải là thường.
Đáp rằng: Đèn là mắt thấy, âm thanh thì tai nghe thì sao làm dụ. Đây là bỏ bản tông, rơi vào phụ xứ.
Lại nữa, có người nói Thần là thường, vì sao biết thế?Vì không phải căn biết, như hư không chẳng phải cái biết của căn nên là thường.
Vặn hỏi rằng: Vi trần không phải căn mà biết được nhưng là vô thường ?
Đáp : Thần không phải tạo tác nên là thường, vi trần tạo tác nên vô thường.
Vặn hỏi rằng: Ông trước nói “ không phải được biết“ , nay lại nói „Không phải tạo tác“ , là ngược với bản tông .
Đáp : Ông nói tôi ngược với bản tông, còn ông trái ngược lời của tôi thì há chẳng phải là ngược ư?
Vặn rằng: cái tướng như đây có thể nào có lý ấy . Ông nói ngược là ,điều được ông nói tự ngược với nghĩa trước nên nói là ngược vậy. Lại, lời trước của ông chẳng phân biệt rõ nên ta sinh nghi, không phải là ta ngược. Như thế, lấy nghi làm ngược cũng rơi vào phụ xứ.
PHẨM THỨ BA , BÀN VỀ CHÍNH LUẬN
Luận giả nói: Nếu có người nói rằng: Có chúng sinh cho đến có thọ giả, mệnh giả , vì sao biết thế ? Vì căn biết, vì như vô dư niết-bàn không phải được căn biết, nên không có chúng sinh thì không đúng. Cho nên biết là có Thần và là pháp thường hằng. Vì sao thế? Như A-la- hán quả chỉ có ngay đương thờ mà trước và sau không, cho nên biết là không có, như cái đầu thứ hai, cái tay thứ ba ...vốn không mà nay có cho nên biết là trước không mà nay có, đã có lại trở lại diệt, cho nên biết là sau không có. Thần không phải như thế cho nên là thường.
Vặn hỏi rằng: như rễ cây, nước dưới đất, không thấy nói là không có, A-la-hán cũng lại như thế, chẳng phải là pháp không có, ông tự không chứng mà lập nói chẳng đúng. Nước do đất ngăn nên không thấy, nay A-la-hán có chướng ngại gì mà không thấy lại cho là không có.
Vấn nạn rằng: ông vì không thể thấy cái đầu thứ hai, tay thứ ba mà nói không có A-la-hán, thì việc này chẳng đúng. Tuy không có cái đầu thứ hai nhưng chẳng phải không có cái thứ nhất mà nói là không có A-la-hán bèn cho là trọn không có thì sao được là dụ?Lại, ông nói rằng, vì không giác biết nên không có niết-bàn thì việc này không đúng. Như nước biển lớn không biết bao nhiêu giọt thì có thể nói là không có chăng? Nếu không biết số giọt nước biển mà nói giống như biển – niết –bàn cũng không có ? Tuy không thể giác biết nhưng thật tự có, mà nói là không có thì phải nói nhân duyên , nếu chẳng thể nói thì nghĩa của ông tự hoại. Đây tức gọi là luận như pháp.
Lại nữa, nếu lấy sự không giác biết để chứng minh không có niết-bàn thì người khác ắt sinh nghi. Như trong đêm thấy cây, tâm bèn sinh nghi rằng là thú hay người đây? Phải biết rằng, cái cây này chẳng quyết định là nhân của người , không quyết định là nhân của thú. Nếu nay vì không giác biết mà quyết định là nhân của sự không có niết-bàn thì chẳng thể không sinh nghi.
Lại, các nghiệp báo không thể hủy diệt cho nên có niết-bàn, vì sao thế? Ví như lửa lớn thiêu đốt núi rừng, nên lửa là nhân của diệt. Nay nghiệp báo này thì cái gì là nhân của diệt mà diệt được đây? Nếu đắc niết-bàn ắt bèn tán hoại nên lập rằng thật có nhân của diệt, vì chướng ngại nên không thấy.
Vặn hỏi rằng: Nếu có niết-bàn mà chỉ vì chướng ngại nên không thấy; lại nữa ,ông nay không phân tích các nghiệp có nhân để diệt thì nghĩa của ông tự hoại. Nếu vì cái nhân diệt không có mà không nói thì cũng không có chướng ngại , sao cần phải nói đây? Vì các duyên này nên biết rằng nghiệp không diệt thì tức gọi là luận như pháp vậy.
Người lập nói rằng: Ông nếu lấy nước biển là có nên thành ra có niết-bàn thì há chẳng phải khiến cái đầu thứ hai có ư? Nếu giả sử rằng ,cái đầu thứ hai không thể có thì niết-bàn làm sao được một mình có đây ? Nước biển của ông còn không thể lập niết-bàn là có thì làm sao có thể thành lập được cái đầu thứ hai là có ?
Vặn rằng: Ý của ông nếu cho rằng niết-bàn không có thì cái có là không hay ngay cái không là không? nếu không có không thì làm sao giác biết rằng không có niết-bàn đây? Nếu có cái không này thì làm sao mà nói rằng đều không có. Nếu nói rằng tuy có là không, pháp niết-bàn giống như tự không có thì, đến cái có là không thì cớ gì không có được niết-bàn đây? Phải nói nhân duyên, nếu không thể nói thì phải biết rằng niết-bàn quyết định là thật có. Đây gọi là luận như pháp vậy.
Hỏi: Thần là thường hay vô thường ? Lập rằng : Thần không phải tạo tác nên là thường, cái bình ...là pháp tạo tác nên là vô thường.
Vặn hỏi rằng: Nấu lấy vô tác chứng minh Thần là thường thì việc này không đúng, vì sao biết thế? Vì người ta sinh nghi. Nếu mà không phải tạo tác mà Thần tức là thường thì không cần sinh nghi rằng Thần là thường hay vô thường. Vì sinh nghi nên phải biết rằng có lỗi.
Người lập nói rằng: Cái lỗi này không phải chỉ mình tôi có, tất cả luận giả đều có lỗi này. Như nói âm thanh là thường vì không có hình sắc, có thân quá khứ vì túc mệnh trí biết. Lập nghĩa như thế sinh nghi như ở trước nên mọi nơi đều có lỗi này.
Vặn hỏi rằng: Dụ là để quyết nghi, ví dụ được ông dẫn khiến ta sinh nghi thì chẳng thành dụ. Dụ không thành thì nghĩa ắt tự hoại, tức rơi vào phụ xứ. Mà, ông lại nói rằng tất cả có lỗi chứ chẳng phải mình ông thì tức là tự sai lầm chứ chẳng phải người khác lỗi, vì sao thế? Như người bị lừa nhưng chẳng tự rõ mà lại nói rằng tất cả đều trọn là trộm cướp. Phải biết rằng, tức người này tự là trộm. Ông cũng như thế nên rơi vào phụ xứ.
Nay ông nếu muốn tự tuyên minh thì lý cùng cực ở trước, muốn nói lại ắt rơi vào nhiều lỗi. Ông , thứ nhất lập, thứ hai đã phá; nghĩa của thứ ba, ta lại làm vấn nạn; muốn lấy thứ năm để ngưng lỗi thì không ra khỏi nơi lúc đầu và nghĩa sau của ông, thì tức là trùng lặp Nếu có lỗi trùng lặp tức rơi vào phụ xứ.
Hỏi : Giả sử người thứ sáu thì có thể vấn nạn thêm chăng?
Đáp: Người thứ năm đã thành lỗi ,làm sao người thứ sáu có thể vấn nạn sao? Nếu nói ắt giống như lỗi trước. Hỏi đã có lỗi thì đáp nên im lặng (mặc nhiên?). Lại nữa, lỗi của người thứ sáu nhưng người thứ năm không được vặn hỏi đó, vì sao thế? Do người thứ năm nên người thứ sáu bèn bị vấn nạn; đã tự có lỗi thì do đâu mà lỗi người kia? Thứ tự như thế là luận chính pháp vậy.
PHẨM THỨ NĂM : TƯƠNG ƯNG
Hỏi: Ông đã phân tích luận chân chính như pháp, thế nào gọi là nghĩa tương ưng?
Đáp: Vấn đáp tương ưng có hai mươi loại, nếu ai có thể dùng hai mươi nghĩa này trợ giúp phát chính lý thì người này ắt gọi là hiểu luận chân thật. Nếu không như thế thì không gọi là thông đạt pháp nghị luận .
Hai mươi loại này quan yếu có hai: một là dị, hai là đồng. Lấy đồng để hiển bày nghĩa gọi là đồng, lấy dị để hiển nghĩa thì gọi là dị.
Phàm là nghĩa ắt nương hai loại này nên hai loại này thông cả hai mươi pháp.
Thế nào nên là đồng? Như nói chỗ tận diệt phiền não thì vô sở hữu, tính của hư không cũng vô sở hữu. Đây gọi là đồng.
Thế nào gọi là dị? Như nói niết-bàn không tạo tác nên là thường tức biết rằng các hành là tạo tác nên vô thường. Đây gọi là dị.
Hỏi: Nghĩa đồng ,dị này thế nào làm vấn nạn?
Đáp: Muốn vấn nạn về đồng thì nói như vầy: sắc là mắt thấy, âm thanh là tai nghe thì làm sao nói là đồng? Nếu sắc khác âm thanh, sắc tự vô thường thì âm thanh phải là thường.
Nếu vấn nạn về dị thì: vì sắc do căn giác biết nên vô thường, Ngã chẳng phải do căn giác biết nên là thường ; cái bình và Ngã đều là Có mà cái Có này đã giống nhau thì, cái bình đã vô thường thì Ngã cũng phải như vậy. Nếu nói rằng cái Có của bình khác với cái Có của Ngã thì có thể nói Ngã là thường; nhưng cái bình vô thường, thường có đã đồng thì Ngã cũng phải vô thường.
Vấn nạn như thế có hai mươi loại : một là tăng nhiều, hai là tổn giảm, ba là thuyết đồng dị, bốn là hỏi nhiều đáp ít, năm là hỏi ít đáp nhiều, sáu là nhân đồng, bảy là quả đồng, tám là biến đồng, chín là bất biến đồng, mười là thời đồng, mười một là bất đáo, mười hai là đáo, mười ba là tương vi, mười bốn là bất tương vi, mười lăm là nghi, mười sáu là bất nghi, mười bảy là dụ phá, mười tám là văn đồng, mười chín là văn dị, hai mươi là bất sinh . Đây gọi là hai mươi pháp vấn đáp.
Hỏi : Hai mươi pháp này nên phân tích.
Đáp: Tăng nhiều là, như nói Ngã là thường vì không phải do căn giác biết , hư không chẳng phải giác biết nên là thường; tất cả những gì không phải được giác biết bởi căn thì trọn đều là thường, nhưng Ngã không phải giác biết được nên không phải là thường ư? Vấn nạn rằng : Hư không vô tri nên thường, Ngã có biết nên làm sao nói là thường ? Nếu nói rằng hư không có biết ắt không có đạo lý; nếu Ngã vô tri để có thể giống hư không như đây biết rằng ắt là vô thường. Đây gọi là tăng nhiều.
Tổn giảm là, nếu hư không vô tri mà Ngã hữu tri thì làm sao lấy hư không để dụ cho Ngã đây ? – gọi là tổn giảm.
Đồng dị là , như lập ngã là thường , dẫn hư không làm dụ; hư không và Ngã là một thì là một pháp, sao lấy được hư không để dụ cho Ngã ? Nếu nó là khác thì không thí dụ được với nhau – gọi là đồng dị.
Lại nữa, ông lập Ngã là thường, nói rằng chẳng phải do căn giác biết, như hư không chẳng phải do căn giác biết nên là thường. Nhưng, chẳng phải do căn giác biết không nhất định trọn đều là thường, sao làm chứng cứ được ? – gọi là „ hỏi nhiều đáp ít “.
Lại nữa, ông lập Ngã là thường , nói rằng không phải do căn giác biết. Nhưng, pháp không phải do căn giác biết thì có hai loại : vi trần không do căn giác mà vô thường, hư không chẳng do căn giác nhưng là pháp thường, ông làm sao nói được rằng chẳng phải do căn giác biết nên là thường. Đây gọi là hỏi ít đáp nhiều thứ năm.
Lại nữa, ông lấy sự không giác biết làm nhân nên biết Ngã là thường thì hư không với Ngã khác nhau, làm sao cùng lấy sự không giác biết làm nhân? – đây gọi là nhân đồng.
Lại nữa, được thành bởi ngũ đại trọn đều vô thường; hư không và Ngã cũng do ngũ đại thành, làm sao nói là thường? – gọi là quả đồng.
Lại nữa, ông lấy sự hư không chẳng do giác biết nên thường , nhưng hư không thì khắp tất cả chỗ, cái vật „tất cả chỗ“ há chẳng phải giác biết vậy? – gọi là biến đồng.
Lại nữa, vi trần không biến khắp nhưng chẳng phải do căn giác biết – là pháp vô thường; Ngã không phải do căn giác biết thì làm sao là thường? – là bất biến đồng.
Lại nữa, ông lập Ngã là thường, nói rằng chẳng phải do căn giác biết, thì là hiện tại, quá khứ hay vị lai? Nếu nói là quá khứ thì quá khứ đã diệt, nếu nói là vị lai thì vị lai chưa có, nếu nói là hiện tại thì ắt chẳng làm nhân, như hai sừng cùng sinh tức chẳng thể làm nhân cho nhau. – gọi là thời đồng.
Lại nữa, ông lập ngã là thường, lấy sự căn không giác biết đến được nên là nhân. Là chẳng đến ư, nếu chẳng đến thì ắt chẳng thành nhân, như lửa chẳng đến ắt chẳng thể đốt, như dao không đến ắt chẳng thể cắt ; không đến nơi Ngã thì làm nhân thế nào? – gọi là bất đáo.
Lại nữa, nếu đến để làm nhân thì, khi đến tức liền là không có nghĩa của nhân. – gọi là đáo.
Lại nữa, ông lấy sự :tất cả vô thường, Ngã không phải tất cả nên là thường thì, Ngã tức là Có nên phải là vô thường, như bông ít bị đốt, mà nhiều thì chẳng đốt, nên gọi là chẳng thiêu– gọi là tương vi.
Lại nữa, ông lấy sự không phải căn giác biết của Ngã giống như hư không thì, hư không không có giác biết, Ngã cũng phải như thế. Nếu Ngã giác biết thì hư không cũng phải giác biết,vì nơi khổ và vui hư không và Ngã không khác nhau .- đây là bất tương vi.
Lại nữa, Ngã giống như Có nên không quyết định là thường, chứa khả năng sinh nghi rằng là thường hay vô thường – gọi là nghi.
Lại nữa, ông nói rằng có Ngã mà không phải được giác biết bởi căn thì ắt có thể sinh nghi rằng có cái chướng ngại gì nên không phải căn giác biết đây ? Phải nói nhân duyên, nếu không có nhân duyên thì cái nghĩa Ngã tự hoại – gọi là bất nghi.
Lại nữa, ông lấy sự Ngã không phải căn giác biết nên là thường thì, rễ cây dưới đất, nước cũng chẳng phải căn biết nhưng là vô thường, Ngã làm sao là thường ? – gọi là dụ phá.
Lại nữa, ông lấy kinh nói Ngã không phải căn giác nên là thường thì, trong kinh cũng nói không có ngã, ngã sở ; trong pháp của ni-kiền nói Ngã chẳng phải thường. Nếu Ngã là thường thì các kinh phải không có khác có giống nhau .- gọi là văn đồng.
Lại nữa, nếu ông tin vào một kinh lấy Ngã làm thường thì cũng phải tin vào kinh khác nói Ngã là vô thường. Nếu hai sự tin thì một Ngã phải là cũng thường, cũng vô thường – gọi là văn dị.
Lại nữa, ông lấy sự có nhân để biết có Ngã thì, bà-la-thọ tử đã là có nên phải sinh đa-la nếu dùng không mà biết không thì trong cây đa-la không có hình tướng của cái cây nên phải là không sinh được; nếu có cũng không sinh, không có cũng không sinh. Ngã cũng như thế, nếu quyết định là có thì không cần lấy sự không phải căn giác biết để làm nhân; nếu quyết định là không có thì lấy sự căn không giác biết cũng không thể khiến là có. Đây gọi là bất sinh.
Nếu lại có người lập âm thanh là thường thì cũng dùng hai mươi loại pháp đồng dị như trên mà phá.
Hỏi: hai mươi loại này có thêm nhân duyên tự giải thuyết chăng?
Đáp: Tự có, nên sẽ hỏi , nếu nói có Ngã nên ông phá nơi Ngã, nếu không có Ngã thì ông phá cái gì? Vì có năng phá nên có sở phá.
Vấn nạn rằng: Lý thật vô ngã, ông lại kể ngang là có nên tôi mới vấn nạn ông. Ông nói rằng vì có cái được phá nên có Ngã thì , vì có năng phá nên biết là vô ngã, nếu nói rằng ông chấp vào nghĩa Ngã để nói vô ngã thì việc ấy chẳng đúng, không phải là dùng nghĩa của ông mà là nay ông tự dùng chấp cái nghe để lập luận , ông làm sao biết tôi chấp nghĩa của ông , phải nói nhân duyên.
Vấn nạn rằng: tôi trước đã nói không chấp nghĩa của ông, ông chấp nó mà lập rồi vì cớ gì lại hỏi , làm sao biết tôi chấp nghĩa của ông đây? Ông nói tự mâu thuẫn tức rơi vào phụ xứ. Lại, ông lúc đầu lấy sự căn không giác biết cho nên biết là thật có Ngã , sau lại lấy các pháp để chứng minh, lập nhân không quyết định, mâu thuẫn và mất nghĩa tông, cũng rơi vào phụ xứ. Nghĩa của ông đã hoại, nếu tôi nói thêm cũng không ra ngoài lúc đầu thọ ngôn nhiều qúa. Phàm vấn đáp thì đáp cùng lắm là đến năm lần, nếu nói quá khỏi đây thì đều gọi là quá.
Nếu người có trí huệ tư duy nghĩa lý sâu , rộng nói ví dụ có thể hiểu nghĩa ,nhưng điều được luận cũng không ra ngoài pháp này.
Luận giả nói: đã thuyết pháp yếu các luận như trên, luận quan yếu này là gốc các luận. Do luận này nên rộng sinh vấn đáp, tăng trưởng trí huệ. Ví như trồng mầm, nếu gặp đất tốt thì gốc rễ tươi tốt; nếu trồng nơi đất xấu thì không có thật quả. Pháp này cũng vậy, nếu có trí huệ có thể khéo tư duy suy lường ắt rộng sinh ra các luận; nếu là người ngu si ít trí huệ, tuy tập học luận này mà không thể thông đạt thì tức chẳng gọi là chân thiện tri kiến. Cho nên những ai muốn sinh trí huệ chân thật phân biệt thiện ác phải chuyên cần tu tập luận pháp chân chính này.