- 01. Lược sử Tịnh Không pháp sư
- 02. Cứu cánh của Phật giáo là gì
- 03. Nội dung và mục đích giáo dục của Phật giáo
- 04. Truyền thống của Phật giáo
- 05. Người muốn học Phật phải nên bắt đầu từ đâu?
- 06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không
- 07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật
- 08. Năm đại khoa mục tu học Phật pháp
- 09. Tu học thế nào mới có thể phóng hạ được phiền não?
- 10. Phật giáo có đề xướng ăn chay hay không?
- 11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- 12. Quan hệ của nhân quả
- 13. Học Phật có lợi ích gì?
- 14. Người học Phật có cần phải xuất gia hay không?
- 15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?
- 16. Khi gặp hoàn cảnh không vui nên xử lý như thế nào?
- 17. Làm thế nào có thể khống chế được vọng tưởng để khai mở tinh thần?
- 18. Người tại gia nên tự tu như thế nào?
- 19. Lúc đọc kinh phải có quy củ và cấm kỵ gì?
- 20. Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?
- 21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử
- 22. Người sau khi vãng sinh sẽ đi về đâu?
- 23. Siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
- 24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn
- 25. Hiệu dụng của việc niệm Phật
- 26. Tu học Phật pháp tốt nhất là thâm nhập một pháp môn
- 27. Thờ cúng tượng Phật và Bồ tát
- 28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát
- 29. Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát
- 30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?
- 31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?
- 32. Nhận thức về việc Phật, Bồ tát tái thế
- 33. Tập quán lễ lạy của xã hội
- 34. Sự ngộ nhận sai lầm của quần chúng về việc niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc
- 35. Mấy lời tâm huyết
PHẬT GIÁO LÀ GÌ
Nguyên tác: HT Thích Tịnh KhôngViệt dịch: Thích Tâm An
4. TRUYỀN THỐNG CỦA PHẬT GIÁO
Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gần đây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đại Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán Minh Đế, tức năm 67 trước Công nguyên, thời kỳ chính thức tiếp thọ, triều đình thỉnh mời một số đại sư Ấn Độ đến Trung Quốc. Lúc họ sang có mang theo tượng Phật và kinh điển. Triều đình và nhân dân một khi tiếp xúc với Phật pháp cảm thấy rất khế lý, khế cơ, vì thế người Trung Quốc rất hoan hỷ. Do đó có thể nói, giáo học của Nho gia và Phật giáo hoàn toàn tương đồng. Truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên cơ sở đạo lý, mà Phật pháp cũng kiến tạo trên cơ sở đạo lý, vì vậy có nhiều quan niệm giống nhau. Nhưng Nho gia chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật giảng rõ ràng thấu triệt mọi nguồn cơn. Phật pháp và đạo Nho vì thế bổ trợ và tạo điều kiện tương hỗ cho nhau, do vậy triều đình và nhân dân thời đó hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt. Từ ấy Phật pháp bắt đầu gieo mầm, đâm chồi, sinh trưởng, ra hoa và kết trái tại Trung Quốc. Phật giáo phát huy đến triều đại nhà Đường mới trở thành nền giáo dục chính quy của đất nước. Chế độ Tùng lâm hiện tại so với phương pháp tổ chức dạy học hiện đại của các trường đại học, có thể nói vô cùng đặc sắc. Trung Quốc đã chính thức xây dựng đại học Phật giáo, cách thức phân phối công việc của Tùng lâm so với đại học hoàn toàn tương đồng. Ví như viện chủ Tùng lâm cũng tương đương với hiệu trưởng của trường đại học. Tùng lâm có thủ tọa, Hòa thượng, thủ tọa tương đương với trưởng phòng giáo dục. Tùng lâm có Duy na, Duy na tương đương với huấn đạo trưởng; giám viện Tùng lâm tương đương với tổng vụ trưởng, cho nên sự phân phối công tác trong trường học ngày nay chỉ xưng hô có khác, thế nhưng tính chất công tác hoàn toàn giống với Tùng lâm. Vì thế Phật giáo chính là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, không có liên quan đến tôn giáo. Đứng trên bề mặt kinh điển có trước thuật nên xem qua như có tôn giáo, nên Phật giáo được coi là tôn giáo. Tôn giáo theo quan niệm xã hội ngày nay, Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo nói tông là chỉ cho thiền tông, chỉ có thiền tông chúng ta mới gọi là tông môn, thiền tông nằm ngoài các tông phái. Tương tự như một phân viện của một trường học, Phật giáo phân thành mười tông phái, trừ thiền tông được gọi là tông ra, các tông còn lại được gọi là giáo, cho nên chúng ta thường nghe nói tông môn, giáo hạ là vậy. Dùng hai chữ tông, giáo là để chỉ ý nghĩa bao quát của Phật pháp. Hiện tại, người ta nói đến tôn giáo đối với Phật giáo có ý nghĩa bất đồng. Thông thường, người ta cho rằng Phật giáo là mê tín, mà không biết Phật là phá trừ si mê, chuyển thành giác ngộ, chuyển khổ thành vui. Phật dạy chúng sinh có nhiều khổ đau, nguyên nhân cũng từ si mê mà ra cả. Si mê cái gì? Chính là si mê chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Vũ trụ là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh chính là bản thân của mỗi cá nhân chúng ta. Nói cách khác, chúng ta tự mình nhận thức sai lầm về chính mình, từ chỗ sai lầm bản thân dẫn đến nhận thức sai lầm về hoàn cảnh sinh hoạt xung quanh, từ nhận thức sai lầm dẫn đến suy nghĩ sai lầm, từ suy nghĩ sai lầm lại dẫn đến hành động sai lầm, mà đã hành động sai nhất định chúng ta phải nhận lấy quả báo hiện tiền sai lầm của chính mình. Không ai mang đến khổ đau cho chúng ta, mà do tự chúng ta làm và tự chúng ta nhận lãnh nó. Vì vậy, Phật giáo dạy rằng muốn xa lìa khổ đau và thành tựu hạnh phúc an lạc, nhất định phải phá trừ si mê mà chuyển thành giác ngộ, chân chính để nhận thức chính mình, nhận thức được chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, mới có thể giải quyết được vấn đề. Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới đó không phải là việc dễ.
4. TRUYỀN THỐNG CỦA PHẬT GIÁO
Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gần đây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đại Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán Minh Đế, tức năm 67 trước Công nguyên, thời kỳ chính thức tiếp thọ, triều đình thỉnh mời một số đại sư Ấn Độ đến Trung Quốc. Lúc họ sang có mang theo tượng Phật và kinh điển. Triều đình và nhân dân một khi tiếp xúc với Phật pháp cảm thấy rất khế lý, khế cơ, vì thế người Trung Quốc rất hoan hỷ. Do đó có thể nói, giáo học của Nho gia và Phật giáo hoàn toàn tương đồng. Truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên cơ sở đạo lý, mà Phật pháp cũng kiến tạo trên cơ sở đạo lý, vì vậy có nhiều quan niệm giống nhau. Nhưng Nho gia chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật giảng rõ ràng thấu triệt mọi nguồn cơn. Phật pháp và đạo Nho vì thế bổ trợ và tạo điều kiện tương hỗ cho nhau, do vậy triều đình và nhân dân thời đó hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt. Từ ấy Phật pháp bắt đầu gieo mầm, đâm chồi, sinh trưởng, ra hoa và kết trái tại Trung Quốc. Phật giáo phát huy đến triều đại nhà Đường mới trở thành nền giáo dục chính quy của đất nước. Chế độ Tùng lâm hiện tại so với phương pháp tổ chức dạy học hiện đại của các trường đại học, có thể nói vô cùng đặc sắc. Trung Quốc đã chính thức xây dựng đại học Phật giáo, cách thức phân phối công việc của Tùng lâm so với đại học hoàn toàn tương đồng. Ví như viện chủ Tùng lâm cũng tương đương với hiệu trưởng của trường đại học. Tùng lâm có thủ tọa, Hòa thượng, thủ tọa tương đương với trưởng phòng giáo dục. Tùng lâm có Duy na, Duy na tương đương với huấn đạo trưởng; giám viện Tùng lâm tương đương với tổng vụ trưởng, cho nên sự phân phối công tác trong trường học ngày nay chỉ xưng hô có khác, thế nhưng tính chất công tác hoàn toàn giống với Tùng lâm. Vì thế Phật giáo chính là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, không có liên quan đến tôn giáo. Đứng trên bề mặt kinh điển có trước thuật nên xem qua như có tôn giáo, nên Phật giáo được coi là tôn giáo. Tôn giáo theo quan niệm xã hội ngày nay, Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo nói tông là chỉ cho thiền tông, chỉ có thiền tông chúng ta mới gọi là tông môn, thiền tông nằm ngoài các tông phái. Tương tự như một phân viện của một trường học, Phật giáo phân thành mười tông phái, trừ thiền tông được gọi là tông ra, các tông còn lại được gọi là giáo, cho nên chúng ta thường nghe nói tông môn, giáo hạ là vậy. Dùng hai chữ tông, giáo là để chỉ ý nghĩa bao quát của Phật pháp. Hiện tại, người ta nói đến tôn giáo đối với Phật giáo có ý nghĩa bất đồng. Thông thường, người ta cho rằng Phật giáo là mê tín, mà không biết Phật là phá trừ si mê, chuyển thành giác ngộ, chuyển khổ thành vui. Phật dạy chúng sinh có nhiều khổ đau, nguyên nhân cũng từ si mê mà ra cả. Si mê cái gì? Chính là si mê chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Vũ trụ là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh chính là bản thân của mỗi cá nhân chúng ta. Nói cách khác, chúng ta tự mình nhận thức sai lầm về chính mình, từ chỗ sai lầm bản thân dẫn đến nhận thức sai lầm về hoàn cảnh sinh hoạt xung quanh, từ nhận thức sai lầm dẫn đến suy nghĩ sai lầm, từ suy nghĩ sai lầm lại dẫn đến hành động sai lầm, mà đã hành động sai nhất định chúng ta phải nhận lấy quả báo hiện tiền sai lầm của chính mình. Không ai mang đến khổ đau cho chúng ta, mà do tự chúng ta làm và tự chúng ta nhận lãnh nó. Vì vậy, Phật giáo dạy rằng muốn xa lìa khổ đau và thành tựu hạnh phúc an lạc, nhất định phải phá trừ si mê mà chuyển thành giác ngộ, chân chính để nhận thức chính mình, nhận thức được chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, mới có thể giải quyết được vấn đề. Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới đó không phải là việc dễ.
Send comment