Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại BiTrí Tuệ (bài 1)

13 Tháng Ba 201615:49(Xem: 8490)
Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (bài 1)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650)
NHẬP TRUNG ĐẠO:
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BITRÍ TUỆ
Giới thiệu bản dịch Việt (Bài 1)

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Nhập Trung ĐạoCon Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ


Đức Phật giảng bộ kinh Bát Nhã trong thời chuyển pháp luân thứ nhì. Ngài Long Thọ (c.150-250) viết “Các tụng căn bản về Trung Đạo” (Trung Luận) để trình bày tóm tắt bộ kinh Bát Nhã. Ngài Nguyệt Xứng (c.570-650) viết Minh cú luận (Prasannapada) để giải thích Trung Luận -- mỗi chương và mỗi tụng. Ngài Nguyệt Xứng cũng viết Nhập Trung Đạo (Madhyamakavatara) gồm có 331 tụng, trình bày 10 địa Bồ tátTrạng Thái Phật, địa 11. Địa 6 có 226 tụng, Địa 11 có 56 tụng;và 9 địa còn lại chỉ có 49 tụng. Ngài cũng viết Giải thích Nhập Trung Đạo (Madhyamakavatarabhashya). Bản này Louis de La Vallé  Poussin dịch một phần sang Anh ngữ (1907, 1910, 1911). Nhập Trung Đạo không có bản Hán dịch.

Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề. Nhập Trung Đạo căn cứ vào Các tụng căn bản về Trung Đạo, Vòng hoa quý (Ratnavali; Precious Garland), Tinh yếu của các kinh (Compendium of Sutras) của ngài Long Thọ; và Thập địa kinh (Dashabhumikasutra)

2.

Ngài Nguyệt Xứng giới thiệu Trung Luận của ngài Long Thọ:

Điểm xuất phát, chủ đềquan tâm tối hậu của Trung Luận của Long Thọ 

Bộ luận tuyệt vời chúng ta sắp thảo luận là bộ luận khởi đầu với kệ tụng ‘Không từ chính chúng, cũng không từ cái khác, cũng không từ cả hai…”

Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì. Trong Nhập Trung Đạo [Nguyệt Xứng. Nhập Trung Đạo/ Madhyamakavatara] , điều được khẳng định là trí tuệ siêu việt của đấng toàn giácđiểm xuất phát từ một bản nguyện phát bồ đề tâm bắt nguồn từ đại bi, và được hỗ trợ với sự lý hội thông hiểu vượt trên tính nhị nguyên.

Trong quan niệm này ngài Long Thọ, nhận biết chính xác làm cách nào  giảng dạy trí tuệ siêu việt, đã tăng trưởng bộ luận này do lòng đại bi và cho sự giác ngộ của các người khác. Nền tảng của bộ luận này, có thể nói là “Một bộ luận đáng tin cậy có một giáo pháp là một căn cứ vững mạnh để chế ngự các phiền não tai hại và để tập quen vượt qua các biến dịch thăng trầm của đời sống. Hai phẩm tính này không được tìm thấy trong bất kỳ các bộ luận khác”

Ngài Long Thọ cho chúng ta một tổng quan về chủ đềquan tâm tối hậu của bộ luận sâu sắc chúng ta sắp thảo luận. Với tính phân minh chính xác của thánh trí, và ý nguyện tôn kính, bằng một bộ luận, vị thầy vô thượng, vị toàn giác không hề ly cách với tồn sinh và chân lý của thánh trí, ngài nói

“Tôi đỉnh lễ đấng toàn giác, vị thầy vô thượng của các vị thầy, ngài thuyết giảng

Cái gì duyên khởi,

Không diệt, không sinh, không đoạn, không thường,

Không đến, không đi, không sai biệt, không đồng nhất

niết bàn tịch tĩnh hoàn toàn, không có các cấu trúc của tưởng [về hiện hữu tự tính và tính nhị nguyên]”

Duyên khởi [= thật tướng của sự vật], trong tướng trạng miêu tả bởi tám phương diện “không diệt, không sinh” và các tương tự, là chủ đề của bộ luận này.

Quan tâm tối hậu của bộ luận này được minh bạch khẳng định là niết bàn (nirvana) : sự tịch tĩnh đến để làm an tĩnh các cấu trúc của tưởng / các phương diện của các sự vật được đặt tên (sarvaprapancopasama).

Lời kính lễ được ghi trong các từ ngữ “Tôi đỉnh lễ vị thầy vô thượng của các vị thầy”.

3.

Nay nói về Tụng mở đầu Trung Luận. Bản Hán dịch Trung Luận của ngài Cưu ma la thập là một bản dịch rất tốt. Thầy Tuệ Sỹ , trong Huyền Thoại Duy Ma Cật (2008) có nói về cách đọc “Thiện diệt chư hý luận” trong bản Hán dịch Trung Luận của ngài Cưu ma la thập. Do thế, tôi có bài viết “Lí tính Duyên khởi trong tụng mở đầu Trung luận”, đăng trên Thư Viện Hoa Sen ngày 17.12.2011, giới thiệu quan điểm của Thầy Tuệ Sỹ trong cách đọc “thiện diệt chư hý luận”, và cũng giới thiệu các bản dịch Sanskrit - English kệ tụng mở đầu này, đều nói tới duyên khởitịch tĩnh của niết bàn để kính lễ Đức Phật.

Kệ tụng mở đầu này không hàm ý chỉ kính lễ Đức PhậtĐức Phật khéo diệt các hý luận. Như vậy, cách đọc sai “thiện diệt chư hý luận” thành “khéo diệt các hý luận” do một bản dịch Việt phổ biến khiến rất nhiều sách báo Phật học tiếng Việt không hề nói đến tịch tĩnh của niết bàn khi nói đến Tụng kính lễ mở đầu Trung Luận .

*

Lược trích từ bài viết-- Lí tính Duyên khởi trong tụng mở đầu Trung luận:

< Về bài tụng này, do ngài La Thập dịch Phạn-Hán và câu “năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hí luận” trong các bản dịch Việt, Thầy Tuệ Sỹ có giải thích trong “Tuệ Sỹ. Huyền thoại Duy Ma Cật” như sau:

“… Cho nên, mở đầu Trung luận, Long Thọ tôn kính Phật trong ý nghĩa là vị Chính giác đã thiện xảo một cách tuyệt vời tuyên bố lí tính duyên khởi. Mà lí tính duyên khởi ấy vốn không là cái diệt tận, không là sinh khởi; không là gián đoạn, không là thường hằng; không là nhất thể, không là đa thù; không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Chính lí tính duyên khởi ấy là diệu lạc của Niết bàn, là tĩnh chỉ của mọi hí luận”. (23) (Tuệ Sỹ, trang 263)

“Chú thích 23: MK…pratiyasamutpadam prapancopasmam sivam, duyên khởi là sự tĩnh chỉ của hí luận, là diệu lạc (của Niết bàn). Những từ này đồng cách với duyên khởi nên được hiểu là những phẩm định của duyên khởi. Hán dịch của Cưu-ma-la-thập (năng thuyết thịnhân duyên, thiện diệt chư hí luận. Vì theo ngữ pháp Hán thông thường, trong đó thiện (Skt. sivam: diệu lạc của Niết bàn) được hiểu như là trạng từ, nên câu kệ này thường được dịch Việt là: (đức Phật nói duyên khởi, là để) khéo léo diệt trừ các hí luận”. (Tuệ Sỹ, trang 263)>

4

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV viết “Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chính tín”, ca tụng 17 Đại Sư đại học Nalanda. Ngài ca tụng ngài Nguyệt Xứng và ngài Tịch Thiên như sau:

Tụng 6. Tôi kính lễ ngài Nguyệt Xứng, người phổ truyền tất cả các đạo lộ của kinh điển và tantra. Ngài vô cùng thiện xảo trong giảng dạy các phương diện trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh của Trung Đạo -- sự liên hiệp của sắc tướngtính không trục xuất hai cực đoan -- bằng phương tiện hữu hiệu của duyên khởi đó là chỉ thuần lí tính nhân duyên.

Tụng 7. Tôi kính lễ ngài bồ tát Tịch Thiên (Shantideva), vô cùng thiện xảo khai mở tập hội của các học viên đại phúc duyên theo đạo lộ tuyệt hảo của đại bi đó là sử dụng mĩ diệu nhất các phương thức lí luận trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh.

5

“Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” là một hiện tượng / biến cố / pháp / tình cảnh / kịch bản (phenomenon/ event/ dharma/situation/ scenario). Con người tự do mới là vốn quý cho xã hội. Con người nô lệ chỉ là vốn quý cho chủ nô mà thôi.

Ngài Nguyệt Xứng viết:

“Nền tảng của bộ luận này [Trung Luận], có thể nói là “Một bộ luận đáng tin cậy có một giáo pháp là một căn cứ vững mạnh để chế ngự các phiền não tai hại và để tập quen vượt qua các biến dịch thăng trầm của đời sống. Hai phẩm tính này không được tìm thấy trong bất kỳ các bộ luận khác”.

Ngài Long Thọ nói trong Hồi Tránh Luận: Duyên khởi, Tính Không, và Trung Đạo là đồng một nghĩa. Thế nên giáo pháp Duyên khởi được nói đến trong tụng mở đầu Trung Luận là “một căn cứ vững mạnh để chế ngự các phiền não tai hại và để tập quen vượt qua các biến dịch thăng trầm của đời sống”.

Đối diện “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” là các cấu trúc của tưởng có tính nhị nguyên , tin rằng các hiện tượnghiện hữu tự tính, có tính  độc lập, tự lập, thành lập do sức mạnh của chính nó, không do nương nhờ các yếu tố khác. Hoặc tin rằng nó thường hằng / thường tại. Hoặc tin rằng nó đoạn diệt, nghĩa là tàn tạ, đi đến chấm dứt, không còn nữa. Cả hai, tin thường hằngđoạn diệt, nghĩa là rũ tay áo đứng xem.

Tính bất tử của giáo pháp Phật giáo / Cam lộ của chính pháp là: Không đồng nhất không dị biệt, không thường hằng không đoạn diệt; đây là giáo pháp của chư Phật (Trung Luận  XVIII.11)

Như vậy đối diện hay sống trong “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” thì ta và kẻ khác không là đồng nhất, không là dị biệt; ta và môi trường sinh sống không là đồng nhất, không là dị biệt.

“Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” thì không thường hằng / thường tại, cũng không tàn tạ đi đến hoại diệt. “Trí chẳng trụ hữu vô, Mà khởi tâm đại bi (Kinh Lăng già). Hữu : thường hằng. Vô: đoạn diệt.

Giáo pháp của Phật về nguyên nhânhiệu quả, tỉ dụ hạt giống và mầm -- nguyên nhân không trở thành mầm; mầm không hoàn toàn đồng nhất với nguyên nhân, không hoàn toàn dị biệt với nguyên nhân .

Nguyên nhân của “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” không trở thành “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi”, và “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” cũng không hoàn toàn đồng nhất, cũng không hoàn toàn dị biệt với nguyên nhân của nó.

Giáo pháp nói mầm không thể nảy mầm mà không có hạt giống, và mầm không nảy mầm từ bất kì hạt giống nào, nghĩa là giữa hạt giống và mầm có tương quan thích hợp.

Học giới Phật giáo Tây Tạng giới thiệu ngài Nguyệt Xứng là nhà Trung Quán Hệ Quả / Nhà Hệ Quả (Prasangika; Consequentialist). Nhà Hệ Quả chủ trương rằng mỗi người nên xem xét tất cả các hệ quả của chủ trương của mình. Chúng ta cũng nên xem xét tất cả những hệ quả của chủ trương của mình khi sống giữa lòng cuộc đời.  

Đối với các hữu tình tạo các ác hạnh một cách đùa giỡn nhởn nhơ, Đức Phật giảng có một Ngã để giúp chúng không sa vào các địa ngục . Đối với các hữu tình, do tập khí, tự nhiên tạo các các thiện hạnh , lánh xa các ác hạnh , Đức Phật giảng Vô ngã , không có ngã . Đối với các hữu tình  gần tới niết bàn , Đức Phật giảng chẳng có ngã , chẳng có vô ngã .

 

6

Khi mà hư không còn

Tôi mong tôi vẫn còn

Chung sức với mọi người

giúp nhau cùng thoát khổ .

 “Chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển lộ (apparent aspect) của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện rỗng thông/ chân không diệu hữu (empty aspect) của duyên khởi” (Đạt Lai Lạt Ma. Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong suy lí. Bài 1).

hội thông hiểu như thế, chúng ta hân hoan với các phúc đức hiển lộ của hữu tình, các quả hải vạn đức hiển lộ trong cuộc sống ở đây bây giờ. Và chúng ta theo học Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp Đại BiTrí Tuệ.

Đức Phật giảng duyên khởi, tính không, trung đạo, và vạn hữu đều hân hoan.   

“ Và từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra):

“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”

“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [ thật = chẳng biến dịch]; và  vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.

(Nguyệt Xứng. Minh cú luận. Prasannapada, p.179)

“Khi chư Phật nhập niết bàn, đại lạc tối hậu, đó là sự an tĩnh của các cấu trúc của tưởng, chư Phật tương tợ như các thiên nga huy hoàng trong bầu trời, tự thong dong trong hư không hoặc trong chân không diệu hữu của hư không trên đôi cánh của tích tập phúc đứctrí tuệ; kết quả nên biết đó là bởi vì chư Phật không tri nhận các đối tượng là các tướng trạng, không có ‘Chân Lý’ gắt gao bất kỳ là cái gì quan liên đến sự nô lệ hoặc sự tịnh hoá đã được giảng dạy giữa hoặc cho cõi trời hoặc cõi người dù là bất kỳ cái gì”. 

*
When the illustrious Buddhas are in nirvana, the ultimate beatitude, which is the coming to rest of named things as such, they are like kingly swans in the sky, self-soaring in space or in the nothingness of space on the twin wings of accumulated merit and insight; then it should be known, that, because they do not perceive objects as signs, no rigid ‘Truth’ whatsoever either concerning bondage or purification has been taught either among or for any gods or men whatsoever.

Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. Prasannapada. of Candrakirti . Translated by Mervyn Sprung -- p. 262. (Nguyệt Xứng. Minh Cú luận

*

 

Như thế bạn nô lệ hay bạn tịnh hoá, bạn tỉnh biết hay không tỉnh biết, đó là tự do đầu tiên và cuối cùng của bạn.

Kính

Đặng Hữu Phúc

Sydney, 14.3.2016

 

------------------

Chú thích

Bản dịch Việt dịch từ bản dịch Anh. Introduction to the Middle Way . Chandrakirti’s Madhyamakavatara  with Commentary by Jamgon Mipham. Translated by the Padmakara Translation Group. Shambhala  2004.

Trong khi dịch, cũng có tham khảo:

1. Geshe Kelsang Gyatso . Ocean of Nectar. Wisdom and compassion in Mahayana Buddhism.  Tharpa Publications 1995 (Đại Hải Cam Lộ. Trí tuệđại bi trong Phật giáo Đại thừa). Đây là bài giảng bộ luận Nhập Trung Đạo của Nguyệt Xứng , 592 trang.

2. Introduction to the Middle Way: Chandrakirti's Madhyamakavatara with commentary by Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, edited by Alex Trisoglio, Khyentse Foundation, 2003 . Bài giảng này có bản pdf  trên mạng

3. Nhập Trung Quán Luận. Bản dịch Tạng - Việt. Tỳ kheo Hạnh Tấn và Sư cô Nhật Hạnh . Bản pdf

*

Về bản dịch Việt, người dịch rất mong các độc giả từ bi chỉ giáo -- thư về:

phucdang143@hotmail.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1184)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1651)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1585)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1498)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1086)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1477)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1417)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1339)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1393)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1717)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1982)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1439)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1096)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1432)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2036)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1480)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1565)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1394)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2921)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1380)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1415)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1736)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1686)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1638)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1481)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2646)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1609)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1618)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1410)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1429)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1619)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1572)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1451)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1440)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1525)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2207)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1556)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1517)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1633)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1848)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1541)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1422)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1677)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1427)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1722)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2396)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1478)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1970)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1685)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1765)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1624)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1959)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1693)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1445)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1739)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1589)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1558)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1341)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1256)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1304)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant