Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Có Những Sự Tái Sinh…

06 Tháng Sáu 201705:06(Xem: 7069)
Có Những Sự Tái Sinh…
CÓ NHỮNG SỰ TÁI SINH…

Chân Hiền Tâm

CÓ NHỮNG SỰ TÁI SINH…


Nói đến tái sinh, thường chúng ta nghĩ đến một thọ sinh mới. Một con người vừa chết và được tái sinh lại dưới các hình thức Trời, Người, Atula hay Súc sinhNgạ quỷ. Một sự tái sinh mà trong đó, thân xác cũ mất đi, thân xác mới xuất hiện, còn phần tâm thức thì vẫn còn đó, chỉ là chuyển giao từ niệm này sang niệm khác một cách liên tục như chính sự nối tiếp không dừng của cái gọi là Phần đoạn sinh tử của chúng sinh.
Ở đây không nói đến loại tái sinh đó; chỉ nói đến loại tái sinh mà thân xác con người vẫn còn đó, nhưng phần tâm thức thì đã chuyển giao, mà bước ngoặt quan trọng nhất trong sự chuyển giao này là “chết”, nhà thiền gọi là “Tuyệt hậu tái tô”. Một sự tái sinh mới xuất hiện trong đời sống con người mà thân xác thì vẫn chưa chết. Một sự thay đổi âm thầm trong một thân xác chưa thay đổi, dưới sự kiểm soát của “một cái’ không thay đổi, như kinh Lăng nghiêmnói: “Chẳng dừng trụ gọi là khách, dừng trụ là chủ. Do cái chẳng dừng trụ mà gọi là khách... Lắng lặng,  gọi là hư không. Diêu động, gọi là bụi bặm. Do cái diêu động đó mà gọi là trần”1

Thiền sư Bạch Ẩn, ngày còn nhỏ rất sợ địa ngục. Một lần theo mẹ đi nghe một cao tăng thuộc phái Nhật Liên giảng về tám tầng địa ngục, ông đã run rẩy trong cơn kinh hoảng. Đêm đó, nằm trong vòng tay mẹ, ông vẫn không hết sợ hãi khi nghĩ đến việc mình phải vào địa ngục.

Lần khác, khi vào phòng tắm, nhìn thấy nước được đun dưới lửa cháy bùng, ông hoảng hốt hét lớn. Nghĩ đến việc mình phải vào hỏa ngục, ông cầu mẹ cách giải quyết.

Ông được mẹ dạy phải thờ phụng vị thần của đền Katino.

Ông đã thực hành việc này rất nghiêm túc.

Hàng ngày, vào khoảng 2 giờ sáng, ông đến phòng thờ thần Tenjin, niệm danh hiệu ngài liên tụccầu xin thoát khỏi địa ngục. Ngay đêm đầu tiên ông đã thuộc lòng cuốn kinh Tenjin. Nhưng do một việc nhỏ xảy ra cho bản thân, ông nhận ra “Chuyện nhỏ như vậy Tenjin còn chẳng thể che giấu cho ta, làm thế nào có thể trông cậy ngài giúp ta thoát lửa địa ngục?”. Nghĩ rồi, ông từ bỏ Tenjin.

Khi nghe “Không có vị thánh nào của đạo Phật hay Thần đạo có thể sánh kịp với năng lực vô biên của Quán Thế Âm”2 ông bắt đầu nương tựa vào Quán Thế Âmtụng kinh Phổ môn. Chỉ vài ngày sau ông đã thuộc hết phẩm Phổ môn. Ý tưởng xuất gia bắt đầu nhen nhúm khi chứng kiến cảnh Nissin chịu đựng khổ hình một cách an nhiên.

“Cái mũ sắt của Nissin Shunin” là một vở kịch nói về tác dụng của việc trì kinh Pháp hoa. Vở kịch ấy diễn tả lại cảnh lãnh chúa Tokimun hỏi một vị Tăng phái Nhật Liên rằng: “Một người đang thọ trì kinh Pháp hoacảm thấy cái nóng của lửa cháy không?”. Nissin đáp: “Nếu hành trì đúng, người ta có thể vào trong lửa cháy mà không tổn hại, có thể vào trong nước mà không chết chìm”. Nghe vậy, lãnh chúa cho đốt một lưỡi cày, siết chặt vào người Nissin. Trên đầu, ông cho Nissin đội một chảo gang nóng đỏ. Nissin vẫn mỉm cười tự tại. Khán giả rúng động và đều nhất loạt hô to danh hiệu “Nam-mô Diệu pháp Liên hoa kinh, Nam-mô Diệu pháp Liên hoa kinh…” khi vở kịch chấm dứt.

Do ý tưởng sẽ xuất gia, ông để hết thời gian cho việc học kinh Phật, đọc thơ kệ thiền v.v… Tâm thức sợ hãi địa ngục biến mất, nhường chỗ cho những ngày tháng miệt mài với công phukinh luận. Ông xuất gia khi được 14 tuổi.

Không ít người đã có những sự tái sinh tương tợ. “Đang trầm luân trong bế tắc đau khổ, bỗng nhận được pháp, thấy cuộc đời bừng lên trong hy vọng và thấy mình như được sinh ra một lần nữa”. Nhiều người đã có những cuộc tái sinh như vậy. Nó được coi là một bước ngoặt trong đời sống một con người.

Có những người mà tâm thức tái sinh ở thể dạng nhẹ. Một sự tái sinh mà trong đó, tâm thức chuyển biến từ một cuộc sống không ý thức thiện ác sang có ý thức thiện ác. Một người bỏ công việc sát sinh và chuyển sang một nghề lương thiện. Hỏi vì sao? Họ nói không muốn phạm tội. Họ muốn có một đời sống thanh thản. Họ tin vào nhân quả và thay đổi cuộc sống của họ theo những gì mà họ nghĩ. Đương nhiên, phần tâm thức phải có thay đổi thì hành vi mới thay đổi được. Nhưng sự thay đổi chỉ dừng ngang việc thiện ác. Dòng tâm thức vẫn tương tục không dứt và họ không ý thức được điều đó. Không biết rằng tâm thức mình đang tương tục không dứt. Họ chú trọng vào hành vi bên ngoài là chính. Suy nghĩ, tính toán, phân biệt vẫn là những gì quen thuộc và thường tình với họ. Tuy vậy, việc chuyển ác thành thiện là một bước ngoặt khá lớn trong đời sống một con người, nhất là vào thời đại này, thời đạichúng sinh xuôi theo nghiệp ác thì nhiều, vận hành nghiệp thiện khá khó khăn. Bước ngoặt đó chính là cái nhân để họ không phải tái sinh vào những cảnh giới khổ sau này.

Có những người tâm thức tái sinh ở dạng rõ nét hơn. Họ thích câu niệm Phật. Bất cứ khi nào có thể, họ đều niệm Phật. Những niệm chúng sinh được thay thế bằng một danh hiệu Phật. Đó là cái nhân cho một sự tái sinh về thế giới Phật hay cảnh giới lành. Tuy vậy, họ không ý thức được về dòng tâm thức đang tuôn chảy của mình, nhưng sự thay đổi đã diễn ra tương đối liên tục ở tâm. Niệm chúng sinh chết đi nhường chỗ cho những danh hiệu Phật. Dòng tương tục vẫn còn đó, nhưng niệm của nó không còn là niệm chúng sinh mà là niệm Phật

Thiền chánh phái có nhiều pháp môn: Tham thoại đầu, Mặc chiếu, Thiền Tịnh song tu v.v… Phương tiện thì nhiều, chung quy là chỉ làm sao chết đi những tâm niệm chúng sinh, giúp chúng sinh trở về tâm chân thật có sẵn trong mỗi người. Phần tâm được gọi là tâm Phật đó, không phân biệtphân biệt, phân biệt mà không phân biệt. Một khi đã nói đến tâm Phật, lấy việc ngộ nhập Phật tâm làm tông chỉ, là nói đến Tổ sư thiền. Các phương tiện nêu trên đều thuộc Tổ sư thiền. Tổ sư thiền hay các loại thiền mà cổ đức gọi là thiền Tiểu thừa hay Trung thừa, phương tiện hành trì đều nhằm dứt bặt dòng tâm thức, nhưng do đích đến khác nhau nên kết quả thành khác nhau. Quả vị của Thanh vănDuyên giác là A-la-hán và Bích chi Phật. Chư vị giải thoát nhưng chưa nhận ra tâm Phật của chính mình. Chưa thấy được sự mộng ảo của thế giới này. Trong khi quả vị của Bồ-tát là Phật quả. Sống được với tâm chân thật thì nhận ra không gì không từ tâm sinh, mọi thứ đều là hư ảo, sinh tử Niết-bàn như hoa đốm trong hư không, tâm chính là tánh của tất cả pháp3

A-la-hán và Bích chi Phật, dòng hiện hành tương tục không còn sinh khởi. Phần đoạn sinh tử của chúng sinh chấm dứt. Chỉ còn phần Biến dịch sinh tử của thánh nhân đang âm thầm chuyển dịch bên trong4. Chư vị không còn tái sinhthế giới chúng sinh nữa. Có chăng chỉ do hạnh nguyện độ sinh.

Đối với Tổ sư thiền, là thiền để trở về tâm Phật của mình, thì dứt bặt dòng tâm thức cũng là việc mà một hành giả tu thiền cần phải làm. Tuy vậy, cái chính không phải để mọi hiện hành đều lắng yên (như hàng La-hán hay Bích chi Phật) mà chính là để dừng đi cái lực của dòng tương tục. Đây muốn nhấn mạnh đến chữ “lực”. Mọi vọng niệm sẽ không còn tác dụng dẫn ta đi trong luân hồi sinh tử, nếu không có lực này. Lực này do đâu mà có? Do sự huân tậptích tụ. Thứ gì bạn huân tập nhiều, tức bạn đã tạo cho nó thành thói quen thì lực này sẽ xuất hiện. Phật gọi là lực nghiệp. Khi bạn còn tập nghiệp thì bạn sẽ bị cái lực của tập nghiệp này dẫn chạy, chân sẵn đó mà không ngộ nhập được Phật tánh của mình. Bồ-tát hàng phục được lực này, khi độ sinhthế giới Sa-bà, nương nguyện lực mà đi. Cho nên, hành giả tu thiền là để làm mất đi lực này. Diệt vọng hay trừ vọng không phải để hết vọng mà để vọng hiện đúng bản chất của nó. Muốn vọng chính là vọng thì lực của vọng phải mất. Thành có vọng hay không vọng, không quan trọng. Quan trọng là bạn thấy được vọng hay bạn chính là vọng.

Điều quan yếu ở đây là phải một lần nhận ra cái gì là chân, để tin chắc những gì Phật Tổ đã nói là thật, không phải do tin mà làm như trước đây. Sự nhận ra đó gọi là ngộ hay là thực chứng tâm chân thật của mình. Ngộ hay thực chứng diễn tả các trạng thái mà thay vì chúng ta hiểu nó bằng ngôn từ hay suy lường, giờ chúng ta “chứng kiến tận mắt”. (Nói tận mắt nhưng có một “trạng thái” mà không có mắt, tai, mũi lưỡi thân ý mới “tận mắt” được). Như nói tâm không thì bạn phải chứng nhận rõ ràng như thế nào là tâm không ở ngay tâm mình, không phải chỉ dừng ở sự hiểu biết. Tùy căn tánh của từng người mà chúng ta có sự thực chứng này. Có người công phu vài tháng vài năm đã có sự thực chứng. Có người công phu vài chục năm mới có sự thực chứng. Có người đến khi nhắm mắt rồi vẫn chưa có sự thực chứng. Người vài tháng, vài năm đã có thực chứng, vì thiện nghiệp đã gieo từ vô lượng kiếp về trước. Tùy thuộc vào căn nghiệp tu hành đời trước mà chúng tacảnh giới tu chứng ngày nay. Như Lục tổ nghe một câu kinh Kim cang liền ngộ, tám tháng ở nhà trù giã gạo liền thấu được tâm sinh muôn pháp. 

Đại sư Hám Sơn nói về sự chứng ngộ này như sau: “Chứng ngộ là kết quả của sự tham công án bền bỉ và đều đặn. Những người này xô đẩy tâm trí mình đến tận cùng sẽ thấy rằng các tư tưởng của mình hốt nhiên dứt bặt… Như người uống nước, hành giả biết nó nóng hay ấm, không còn chỗ để hoài nghi... Tuy vậy chứng ngộ cũng có nhiều cấp độ. Nếu một người có thể thâm nhập được cái ổ của tám thức, lật ngược lại cái hang mù tối bằng một cái nhảy vĩ đại, lúc ấy chẳng còn gì cho người ấy chứng quả”5. Chứng ngộ có nhiều cấp độ. Bạn có thể thấy tư tưởng mình bỗng nhiên dứt bặt khi đang còn thân tâmcảnh giới trước mắt. Cái ngộ ấy tuy là chân ngộ nhưng chưa phải là triệt ngộ. Triệt ngộ dùng để diễn tả cho việc hành giả thấu triệt tánh Phật của mình. Ở đó không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp v.v… như kinh Bát-nhã đã nói. Hoặc như Tổ Pháp Loa nói: “Thấy tánh không phải là có tánh để thấy. Nói thấy là thấy chỗ không thể thấy mà thấy. Cho nên nói thấy, thấy không phải thấy, thì chơn tánh hiện…”. Không có năng sở nên không thể diễn tả về nó nhưng không phải không có sự chứng ngộ ở đó để muốn nói gì thì nói.

Nói về vấn đề triệt ngộ này, Đại sư Hám Sơn đã viết: “Cái gọi là “Đốn ngộ tiệm tu”, chỉ cho người đã ngộ được một cách triệt để (triệt ngộ) nhưng vẫn chưa tẩy trừ một lần cho xong tất cả các tư tưởng tập tục trong mình. Người ấy phải “đồng hóa” cái ngộ của mình với tất cả những gì người ấy gặp trong đời sống thường nhật… Hễ cứ một phần tư tưởng khách quan hòa hợp với ngộ, thì một phần pháp thân được khai mở và cứ một phần vọng tưởng tiêu tán thì một phần trí tuệ hiển phát”. Đó là trường hợp mà HT.Trúc Lâm từng nói: “Kiến tánh khởi tu” hay “Đốn ngộ đồng chư Phật, đa sinh tập khí thâm”. Kiến tánh nói đây không dừng ở mặt niềm tin mà đòi hỏi một chỗ thực chứng. Chứng được tánh thể của tất cả pháp. Vì thấy được tánh thể của tất cả pháp, nên nói triệt ngộ, là ngộ được chỗ tột cùng.        

Trở lại dòng tâm thức…

Nếu bạn thấy được dòng tâm thức, nghĩa là bạn không còn chính là dòng tâm thức đó nữa. Nếu bạn thấy chúng đúng là vọng, tức chúng không còn khả năng sai xử bạn nữa. Khi không có duyên, mọi thứ yên lắng. Đủ duyên liền có phương tiện. Thiền sư Hương Hải6 có làm bài kệ: “Nhạn quá trường không/ Ảnh trầm hàn thủy/ Nhạn vô di tích chi ý/ Thủy vô lưu ảnh chi tâm”. Dịch “Nhạn bay qua hư không/ Bóng chìm dưới nước lạnh/ Nhạn không ý lưu dấu/ Nước không tâm lưu ảnh”. Cái “không lưu dấu” ấy chính là hoạt dụng của thánh nhân. Chúng sinh niệm niệm lưu giữ, hiện tướng của sự chấp thủ, là hoạt dụng của dòng tương tục.

Nếu bạn chính là vọng thì bạn không thể thấy được vọng. Bạn nhận nó là chính mình, nên bất cứ một tư tưởng nào hiện lên trong tâm, bạn đều là nó. Bạn với dòng tương tục là một. Đủ duyên niệm khởi, bạn không có thời gian để quan sát nên không có thời gian để thấy là nên hay không nên mà tới hay lui. Niệm khởi liền theo cho đúng với những gì chúng ta đã gây tạo với nhau. Có những hành vi mình thấy rất ngu muội nhưng con người vẫn làm, vì nhập chung với dòng tương tục này. Con người trở thành ngu muội vì không ý thức được hết những gì đang xảy ra trong tâm. Vì đã quen nhập chung với dòng tương tục, nên cứ theo dòng tương tục mà đi. Cái quả bất hạnh của người kia trở thành cái nhân khiến người này thành u tối trong những phán xét và hành vi của mình, chỉ vì một dây nhân duyên ràng buộc trong quá khứ.

Để diễn tả thực tế tình trạng có thể phân hai của tâm thức7, kinh Lăng nghiêm nói: “Chẳng dừng trụ gọi là khách, dừng trụ là chủ. Do cái chẳng dừng trụ mà gọi là khách… Lắng lặng gọi là hư không. Diêu động gọi là bụi bặm. Do cái diêu động đó mà gọi là trần”8. Chủ và khách không phải là những khái niệm thông dụng đối với người đời khi nói về tâm thức của họ. Ít ai thấy được tâm thức của mình vận hành thế nào. Gì là khách? Gì là chủ? Thiền sư Hàm Thị bàn rằng: “Tâm nơi căn cảnh, do vọng động mà thấy có lăng xăng, nhưng cái thấy được vọng thì không lăng xăng”. Cái thấy được vọng, là chỉ cho việc thấy những tâm niệm đang hiện khởi trong tâm mình. Nếu chúng ta có thể thấy được các tâm niệm của mình - tâm có niệm thấy có niệm, tâm không niệm thấy không niệm, thấy rõ từng cảm xúc hay tư tưởng - thì cũng có nghĩa là mình đã hiểu khách là gì và chủ là ai. Đây là bước đầu giúp chúng ta ngộ nhập lại Phật tánh của mình trong tương lai.

Nói trên lý, mọi việc có vẻ đơn giản. Nhưng trên sự, việc nhận ra dòng tương tục không phải là việc mà ai cũng làm được. Làm được rồi, chưa hẳn đã theo đuổi được đến cùng, để một lần chết đi và sống lại với một tâm thức hoàn toàn mới.

Chan-chen-chi, tác giả cuốn Thiền đạo tu tập, đã nói về quá trình ấy như sau: “Điều đầu tiên mà hành giả thể nghiệm là những vọng niệm không ngớt sinh khởi. Hành giả khám phá ra rằng tâm mình bất trị đến nỗi mình khó mà chế phục nó dù trong một kỳ gian rất ngắn. Vọng niệm trôi chảy như một thác nước, không ngừng lấy một khoảng khắc. Người sơ học cảm thấy mình có nhiều vọng niệm hơn bất cứ lúc nào. Tu định có phần làm niệm tăng gia hơn là giảm thiểu. Nhiều người mới khởi công bị cản trở nghiêm trọngthối chí vì cái kinh nghiệm sơ khởi này. Trong cơn thất vọng, họ bắt đầu hoài nghi tính hữu hiệu của pháp mà họ đang tu tập. Và trở nên hoài nghi ngay cả khả năng nhập định. Rồi họ bắt đầu thay đổi kỹ thuật tu định của họ, từ pháp môn này sang pháp môn khác. Và kết quả là tuyệt vọng hoàn toàn. Cuối cùng bỏ rơi luôn việc tu tập. Sự thật thì những vọng niệm không bao giờ gia tăng. Tu định chỉ làm ta ý thức nhiều hơn về chúng. Chỉ một cái tâm tĩnh mới có thể ý thức được dòng tưởng cho đến nay vẫn luôn trôi chảy mà không được biết đến. Do đó kinh nghiệm tu định này là một dấu hiệu tiến bộ trong việc tu định của mình, không phải là thoái bộ. Hành giả có thể thể nghiệm nhiều tư tưởng đến và đi trong vòng một sát-na…”9.

Ngài Hám Sơn cũng nói10“Khi dụng công được tốt đẹp, các sự vật ở thế giới ngoại tại sẽ không làm phiền chư vị lắm. Nhưng phiền phức ở chỗ là các vọng tưởng sẽ khởi dậy kịch liệt trong tâm trí chư vị mà không có nguyên do rõ rệt nào cả. Đôi khi khát vọng và lòng dục tuôn trào. Đôi khi một nỗi xao xuyến không mô tả được lộ ra. Nhiều trở ngại khác cũng xuất hiện. Tất cả những khó khăn này sẽ làm mệt thân tâm chư vị. Đến nỗi chư vị không biết phải làm gì. Lúc ấy chư vị phải nhận thức rằng tất cả những kinh nghiệm phiền não này là do nỗ lực thiền định của chư vị gây ra, làm hiện hành các chủng tử ẩn sâu trong tạng thức. Ở giai đoạn quyết định này, chư vị phải nhận ra chúng hoàn toàn. Đừng bao giờ để chúng kiểm soát và hoặc loạn”.  

Nếu tâm thức chúng ta có thể vận hành theo cách như thế, chúng ta thật sự có một đời sống tâm thức mới. Một cuộc sống mới đã bắt đầu. 

 Chân Hiền Tâm

______________

(1) Lời của Tôn giả Kiều Trần Như được Phật xác minh là đúng. 

(2) Bạch Ẩn Huệ Hạc & Cuộc đời, ngữ lục, thư pháp, họa phẩm. Thuần Bạch và Ngọc Bảo soạn dịch. 

(3) Tâm do bất giác mà thành thức. Thức là nền tảng từ đó có chúng sinhcảnh giới của chúng sinh. Thức không lìa tâm. Tâm là tánh của tất cả pháp.   

(4) Luận Đại thừa khởi tín. Tổ Mã Minh. Chân Hiền Tâm Việt dịch và giải thích.

(5) Thiền đạo tu tậpChan-chen-chi. Như Hạnh biên dịch.

(6) Thiền sư Hương Hải thời Hậu Lê (1628 -1715)

(7) Đây là y nơi tâm chúng sinh mà nói. Chúng sinh vẫn lấy vọng cho là chân, chưa phân minh được chân vọng.

(8) Kinh Lăng nghiêm. Lời của Tôn giả Kiều Trần Như được Phật xác minh là đúng.

(9) Như Hạnh chuyển ngữ.  

(10) Phần pháp ngữ của Đại sư Hám Sơn, trong Thiền đạo tu tập - Chan-chen-chi - Như Hạnh chuyển ngữ.
Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Sáu 201711:36
Khách
Lối viết khó hiểu dài dòng, dong dải, sử dụng thuật ngữ hán văn khó hiểu và xa lạ, hơn nữa thái độ lúc nào cũng coi đời là ảo vọng đau khổ tràn đầy của các thầy tỳ kheo vn làm cho người ta thấy chán ớn khi nhìn vào đạo phật, nghĩ rằng đây là đạo của mấy người chán đời hay già bệnh gần đất xa trời. Mong các thầy xem lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1533)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1665)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1636)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1040)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1519)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1501)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1679)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1947)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1537)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1362)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1373)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1561)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1152)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1273)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1290)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1699)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1651)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 3013)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1826)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1367)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1222)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1281)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1414)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1326)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1926)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1695)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1895)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1828)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2395)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1786)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2133)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2240)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2304)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1858)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1981)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2036)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1959)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2596)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1950)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1894)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1948)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1898)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2173)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2316)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1988)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2100)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1888)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1915)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2423)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2327)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 4005)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2490)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3205)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2477)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2049)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1803)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3316)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2348)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3034)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant