Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Niềm Tin Đại Thừa

23 Tháng Ba 201918:25(Xem: 6112)
Niềm Tin Đại Thừa

NIỀM TIN ĐẠI THỪA

Tâm Thái

Niềm Tin Đại Thừa


Nhiều  Phật tử tuy nói là tu theo Đại thừa nhưng thật ra rất ít người biết rõ tông chỉ của Đại thừa hoặc chỉ biết sơ sài, nên việc tu hành không đạt được kết quả. Dù có lòng tin mà tin không đúng ý nghĩa thì chỉ tổn công. Kinh điển Đại thừa thì rất nhiều và rất thâm sâu nhưng đều là phương tiệnđức Phật tùy căn cơ giảng dậy nên nếu không biết rõ cốt yếu của Kinh thì sẽ hoang mang. Vì vậy tổ Mã Minh lập Luận Đại thừa Khởi Tín để chúng ta hiểu Đại thừa một cách rõ ràng, đứng đắn không còn nhầm lẫn.

 

- Lịch sử  Luận Đại thừa Khởi Tín

Nguyên tác của  Luận Đại thừa Khởi Tín được viết bằng tiếng Phạn, sau đó được dịch ra chữ Hán. Tác giả  luận này được ghi là của tổ Mã Minh nhưng nhiều học giả không chắc chắn lắm nên chỉ ghi là “cho rằng” của tổ Mã Minh. Hiện nay không tìm thấy được bản gốc bằng chữ Phạn mà chỉ có bản bằng chữ Hán. Cũng có ý kiến cho rằng bản chữ Phạn hiện có là do có người dịch từ chữ Hán ra chữ Phạn chứ không phải bản chữ Phạn gốc. Bản chữ Hán do ngài Paramārtha (Ba la mật đà) (499–569) dịch vào khoảng năm 550 dương lịch. Bản này có tên chữ Phạn là Mahāyāna- śraddhotpāda- śāstra, chữ Hán là Dasheng qixinlun (The Awakening of Faith).

 Dù có sự bàn cãi về tính cách xác thực nào đi nữa, nhưng  nội dung của  luận này được công nhận là rất quan trọng trong Phật giáo Đại thừa và đã có khoảng hơn 170 bản sớ giải tại các nước.  Luận có nhiều ảnh hưởng đến các tông phái như Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Duy thức tông, Tịnh Độ tông ... Tại Việt Nam luận này được dịch/ giảng do các quý hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thich Thanh Từ, Thich Tâm Châu.

 Luận này không quá dài, chỉ được ghi trong 9 trang của Đại tạng kinh, nhưng vì cách viết rất cô đọng nên đã có nhiều sớ giải để tìm hiểu kỹ càng.

Có hai bản dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán của  luận này do  Paramārtha (Ba la mật đà, Chân Đế) và śikshānanda (Thật xoa nan đà, Hoặc Hỉ) dịch. Bản dịch của Chân Đế được dùng nhiều nhất.

 

Tổ Mã Minh                                                                    

Tổ Mã Minh (Aśvaghosha) đã tạo ra  luận này.

Tổ Mã Minh (sa. aśvaghosha, zh. 馬鳴, sinh tại Ấn Độ khoảng năm 80 CN – mất khoảng năm 150 CN) hay A-na Bồ-đề (zh. 阿那菩提, sa. Ānabodhi) là nhà thơ, nhà văn và luận sư nổi tiếng, người Ấn Độ, sống giữa thế kỷ 1 và 2, được xem là một trong những luận sư quan trọng nhất của Phật giáo. Ông là tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ. Cũng có chỗ gọi là Bồ Tát Mã Minh.

Tổ có để lại 10 tác phẩm, trong đó có 3 bộ luận:

  1. Đại thừa khởi tín luận (sa. mahāyānaśraddhotpāda-śāstra);
  1. Đại tông địa huyền văn bản luận (sa. mahāyānabhūmiguhyavācāmūla-śāstra);
  2. Đại trang nghiêm kinh luận (sa. mahālaṅkāra-sūtra-śāstra);

Trong đó Đại thừa khởi tín Luận (zh. dàchéng qǐ xìn lùn 大乘起信論, sa. mahāyānaśraddhotpādaśāstra, en. The Awakening of Faith in Mahayana) được xem là một trong những bộ luận quan trọng nhất của truyền thống Đại thừa. (nguồn: Wikipedia)

Lluận này được coi như trích từ những nghĩa lý tinh túy của các kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Già, kinh Pháp Hoa, kinh Bát nhã Ba la mật đa …

Tổ còn là một nhạc sĩ tài giỏi. Khi tổ chơi nhạc thì đặc biệt là các con ngựa nghe được đều hý vang, nên chữ Trung hoa “Mã Minh” có nghĩa là “ngựa hý”, người Tây phương dịch là “Horse-neighing’. Tổ còn sáng tác bản nhạc “Lai cha huo la” để khuyến khích người tu theo Phật đạo.

 

Bản dịch và chú giải của Yoshito S. Hakeda.

 

Yoshito S. Hakeda là người Nhật, vốn là tu sĩ theo tông Chân Ngôn (Shingon) tại Nhật, sau đó qua Mỹ theo học đại học Yale và đến năm 1960 được cấp bằng Ph.D về Sanskrit. Ông dậy về Phật học từ các ngôn ngữ Tây Tạng, Sanskrit, Pali, Trung Hoa và Nhật Bản tại Columbia University, New York.

Cuốn sách “The awakening of faith” do ông dịch và chú giải, rất có giá trị cho việc tìm học về  luận của tổ Mã Minh. Trước phần dịch và chú giải, ông viết phần dẫn nhập rất đầy đủ về bộ luận này.

 

a/ Phần dẫn nhập:

Trước khi vào phần dịch luận, Hakeda đã dành nhiều trang để giới thiệu về bộ luận. Ông ghi về lịch sử bộ luận, trong đó có phần ghi cả những ý kiến khác nhau và những diểm nghi ngờ về nguồn gốc của bộ luận. Ông kết luận dù sao việc đó không quan trọng bằng nội dung của  luận đã được nhiều tông phái trong đạo Phật công nhận và dùng làm tài liệu căn bản trong việc tu tập.

Ông tóm tắt đại ý của  luận là chỉ rõ về thể tánh của Tuyệt Đối tức Giác NgộTương Đối tức Bất Giác, cùng mối tương quan giữa hai thực tại đó. Sau đó  luận chỉ rõ phương pháp làm thế nào để chúng sinh có thể tu tập từ Tương đối để đạt tới Tuyệt đối.

Như vậy  luận đã trình bầy phần Lý tức cốt tủy và ý nghĩa của đạo Phật, sau đó lại nói về Sự tức phương tiện tu tập.

 

b/ Phần nội dung:

Ông Hakeda trình bầy một cách rõ ràng hơn về nội dung của  luận mà chưa đi sâu vào chi tiết của bản dịch.

Tổ Mã Minh chia  luận làm 5 phần: 1 Nhân duyên, 2 Lập nghĩa, 3 Giải thich, 4 Tín tâm tu hành, 5 Khuyên tu lợi ích.

Hakeda nói rõ hơn về việc phân chia đó:

Phần 1: Nhân duyên: Phần này trình bầy 8 nhân duyên mà tổ lập ra  luận này.

Phần 2: Lập nghĩa: giảng rất chi tiết về Một Tâm (One Mind)

Phần 3: Giải thích: giảng rõ về hai tướng của Một Tâm

Phần 4: Nói về bốn Lòng Tin.

Phần 5: Khuyến tu, chỉ về phương pháp tu hành.

 

Phần Lập Nghĩa:

“Đã nói phần nhân duyên, Kế nói phần Lập nghĩa,

Đại thừa gồm có hai thứ. Thế nào là hai? Một là pháp (principle), hai là nghĩa (significance). Nói là pháp đó, nghĩa là tâm chúng sinh.Tâm ấy gồm tất cả pháp thế gianxuất thế gian, y nơi tâm này mà hiển bày nghĩa Đại thừa. Vì cớ sao? Vì tâm ấy là tướng Chân như, tức hiển bày thể Đại thừa. Tâm ấy là tướng nhân duyên sanh diệt, hay hiển bày tướng thể, tướng dụng của tự thể Đại thừa.” (Những chữ in nghiêng trong bài này căn cứ theo bản dịch của hòa thượng Thích Thanh Từ)

Nên lưu ý là mọi pháp đều cần được phân biệt ba phần là thể (essence), tướng (attributes) và dụng (influences). Nếu không phân biệt rõ ràng  thì có thể dẫn đến nhiều điều hiểu lầm. (Những danh từ trong bài bằng tiếng Anh là do Hakeda dùng)

Theo Hakeda nên hiểu rõ danh từ Đại thừa không chỉ có nghĩa hẹpĐại thừa so với Tiểu thừa, mà nên hiểu Niềm tin Đại thừaNiềm tin vào Tuyệt đối, tức là tin vào Chân như.

Hakeda cho rằng phần Lập nghĩa là quan trọng nhất và khó nhất trong năm phần của luận. Phần này chỉ rõ điểm chính trong  luận là quan niệm về Một Tâm. Khi hiểu rõ điểm này thì sẽ dễ hiểu toàn luận.

Danh từ Một Tâm chỉ cái Tuyệt đối khi ứng hiện trong chúng sinh thì được gọi là Một Tâm, là Tâm của chúng sinh. Tâm này tự nó gồm hai nghĩa như sau; bản thể và hiện tượng/ tổng thể và biệt thể/ vô tận và hữu tận/ thánh và phàm/ tịnh và nhiễm … Vì vậy Tuyệt đối không rời Tương đối. Chúng sinhbản thểTuyệt đối nhưng hiện hữu trong Tương đối,  nên cần biết rõ thuyết Như Lai Tạng (Tathāgata garbha).

Danh từ Một Tâm là dịch từ tiếng Anh “One Mind”, nhưng những bản tiếng Việt thường dịch là Nhất Tâm, cần được ghi nhớ là Tâm của chúng sinh.

Như vậy có thể nói:

- Thể của Đại thừaChân Như.

- Tướng và Dụng của Đại thừa là Tâm chúng sinh gồm Chân như + hiện tượng, cũng gọi là Một Tâm (Nhất tâm).

 

“Thế nào là Nhất tâm? Nhất được đề cập ở đây tức duy nhất tuyệt đối, Tâm là Bản thể của tất cả các pháp, Tự tính của tất cả hữu tình chúng sinh gọi là Pháp giới tínhvũ trụ vạn hữu hiện tượng giới gọi là Pháp giới, dù gọi là Phá giới tính hay Pháp giới thì đó cũng là Nhất tâm. Đồng nghĩa dị danh với Nhất tâm: Thật thể, Pháp giới tính, Phật tính, Chân như, Viên giác tính, Như lai tàng, Thật tướng, Diệu tâm, Niết bàn, Bản lai diện mục.v.v… (trích Luận Đại thừa khởi tín: Hán dịch: Chân Đế Tam Tạng Pháp Sư, Trí Khải Đại Sư soạn, HT Thích Liêm Chính dịch).”

Thuyết Như Lai Tạng được lập ra để giải thích tại sao chúng sinh tuy ở trong Tương đốivẫn có khả năng biết được về bản thể vô lượng của mình, và vì vậy có khả năng giác ngộ.

Danh từ Như Lai nguyên có nghĩa là một tôn danh của đức Phật Thích Ca, nhưng đến Đại thừa thì có nghĩa rộng hơn. “Tạng” có nghĩa là chứa đựng. Nên Như Lai tạng là chỗ chứa đựng Như Lai, là Tuyệt đối, là Phật tánhchúng sinh nào cũng đều có sẵn, và đều có khả năng giác ngộ, giải thoát, nhưng khi gặp duyên thì ứng hiện ra hiện tượng nên có phần sinh diệt trong đó.

Quan niệm về Như Lai tạng không rõ ràng trong Phật giáo nguyên thủy. Ngay trong Phật giáo đại thừa nó cũng không được trình bầy đầy đủ. Sau đó nhờ Hiền Thủ Pháp Tạng  (Fa- tsang) (643-712) mới nêu rõ được tầm quan trọng của thuyết này.

Theo E. H. Johnston , trong cuốn sách viết về Ratnagotra-śāstra (Bảo Tánh luận), cho rằng trong lịch sử về tư tưởng Phật giáo thì  luận Đại thửa khởi tín phải được coi như tột đỉnh trong Đại thừa  về thuyết Như Lai tạng.

Hakeda lưu ý về việc khó khăn trong khi dịch  luận của tổ Mã Minh là nhiều khi tổ dùng những danh từ khó định nghĩa vì có thể thuộc về thần học, nhận thức học, tâm lý học hay ngay cả sinh học. Vì vậy ông khuyên người học nên hiểu theo nghĩa tượng trưng mà không nên theo những định nghĩa thường dùng.

Phần Giải Thích:

Sau phần Lập Nghĩa là phần quan trọng của luận thì đến phần Giải thích có đầy đủ chi tiết.

Giải thích có ba thứ. Thế nào là ba?

 Một là hiển bầy chánh nghĩa

Hai là đối trị tà chấp

Ba là phân biệt phát tâm tiến đến tướng đạo.”

1. Hiển bầy chánh nghĩa:

Chánh nghĩa Đại thừa chỉ rõ thuyết Một Tâm, gồm hai phương diện: tâm Chân Như (thathatā, Suchness) và tâm Sanh diệt (samsara, phenomena). Hai phương diện đó không rời nhau. Mọi cảnh giới, tất cả các pháp đều gồm cả hai tâm đó.

Tâm Chân Như là “Thể”, là  bản thể của tất cả các pháp, tâm đó chẳng sanh chẳng diệt. Tất cả pháp giới đều do Tâm Chân Như mà có.

“Lại nữa, Chân như đó y ngôn thuyết phân biệt có hai thứ nghĩa. Thế nào là hai? Một là Như thật không, do hay cứu cánh hiển thị chân thật, Hai là Như thật bất không, do có tự thể đầy đủ vô lậu tánh công đức”.

“Tất cả các pháp từ xưa đến nay …chỉ là Nhất Tâm nên gọi là Chân Như.” “Bởi vì tất cả pháp đều là chân, cũng không thể lập, bởi vì tất cả pháp đều là như. Phải biết tất cả pháp không thể nói, không thể niệm, nên gọi là Chân như.”

Luận giải thích thế nào là Chân như:

Chân như là Thể của tất cả pháp, tức là tất cả pháp đều do Chân như mà có. Chỗ đó không  thể nói, không thể nghĩ bàn,”lìa ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, cứu cánh bình đẳng, không có biến đổi, không thể phá hoại”. Vì muốn giảng ra thì phải tạm dùng ngôn thuyết phân biệt mà nói thôi.

Chân nhưhai nghĩa: một là Như thật không, hai là Như thật bất không.

- Như thật không:

“Nói rằng không, vì từ xưa đến nay nó không tương ưng với tất cả các pháp nhiễm,nghĩa là lìa tướng của tất cả pháp sai biệt, do không có tâm niệm hư vọng

- Như thật bất không:

“Nói rằng Bất không đó, đã hiển pháp thể nó không, không có vọng, tức Chân tâm thường hằng chẳng biến đổi, pháp tịnh đầy đủ nên gọi là Bất không.”

A Lại Da Thức:

“Tâm Sanh diệty Như Lai Tàng nên có tâm Sanh Diệt. Nghĩa là chẳng sanh, chẳng diệt cùng với sanh diệt hòa hợp, không phải một, không phải khác gọi là thức A Lại Da”

“Thức này có hai nghĩa, hay nhiếp tất cả pháp và sinh tất cả pháp. Thế nào là hai? Một là nghĩa giác, hai là nghĩa bất giác”

Như vậy A Lại Da thức là nơi giao nhau giữa nghĩa Tuyệt đốiTương đối, tức là bất sinh diệt và sinh diệt hòa hợp.

Nói về thức A Lại Da (ālaya-vijñāna) hai nghĩa: giác (enlightenment) và bất giác (nonenlightenment).

Luận giải thích: Giác là khi nhận thức được “Pháp giới là một tướng, tức là Như Lai bình đẳng Pháp thân (Dharmakaya)”.

Bất giác là “không biết đúng như thật pháp chân như chỉ một”.

Như vậy nên biết Giác, nói đúngBản giác, nó sẵn có trong tất cả chúng sinh. Nhiều danh từ khác nhau thường dùng để chỉ cho bản giác, đó là Pháp thân, Phật tánh, Tự tánh, Chân như, Chân tâm … Đó là phần Bất sinh diệt, là Thể của vạn pháp.

Còn Bất giác là khi không nhận ra được Thể của các pháp chỉ là một. Mọi hiện tượng chỉ là sự hòa hợp của pháp sinh diệt và pháp bất sinh diệt, là Dụng của vạn pháp.

Nếu không có Thể thì không có Dụng cho nên hai nghĩa đó không thể tách rời nhau được. Điều này rất quan trọng trong việc hiểu nghĩa và việc tu hành.

 

Tìm hiểu thêm:

Phần trên là trích dẫn những điểm quan trọng của bộ luận. Để hiểu rõ nên cần tìm hiểu thêm.

Trước hết là tóm tắt những điểm quan trọng đã được nêu ra.

 

** Tin Đại thừa là tin chúng sanh đều có Phật tánh (Chân như, Chân Tâm, pháp thân ..)

Pháp Đại thừa là Tâm chúng sinh, cũng gọi là Nhất tâm.

Tâm chúng sinh gồm có Thể là Chân như, bất sinh bất diệt, còn Dụng là Bất sinh diệt hòa hợp với phần sinh diệt. Do nhân duyên nên Bất sinh bất diệt hòa hợp với Sinh diệt nên có Tâm chúng sinh. Vì vậy khi nói Bất giác tức Giác thì có vẻ khó hiểu, nhưng dùng thí dụ như có nước là “thể” nên mới có dụng là “sóng”, cho nên khi thấy sóng là biết có nước.

Chân như là Thể của các pháp trong vũ trụ, vì có Chân như nên mới có các pháp. Nên gọi đó là chân lý tuyệt đối không thể dùng lời nói,suy lường để chỉ rõ nên được mang nhiều tên như Phật tánh, Chân tâm, Thực tướng, Bản lai diện mục … vì ngôn thuyết chỉ là giả danh,tạm dùng để tùy trường hợp mà đặt tên.

Đặc tính của Chân nhưbất sinh, bất diệt, không biến đổi, không có tướng.

Dụng của Chân như là khi có các duyên thì mới có phần sinh diệt hiển bầy.

** Điểm này đã khiến có nhiểu ý kiến thắc mắc. Câu hỏi là chúng sinh đều có Phật tánh thanh tịnh, không biến đổi vậy tại sao chúng sinh lại có phiền não, vô minh, luân hồi.

Lấy thí dụ khi nước nổi sóng là do có gió.Gió là duyên làm cho nước nổi sóng, không phải tự nhiên mà nổi sóng. Không có nước thì cũng không có sóng. Khi nói về Dụng thì nên biết là có Thể nên mới có Dụng. Mà cũng không thể nói Thể sinh ra Dụng. Vì vậy khi nói Chân như vốn thanh tịnh tại sao nay lại có phiền não, mà lại hiểu là Chân như biến đổi thành phiền não thì không đúng. Chân như không có biến đổi vì vốn bất sinh bất diệt. Có phiền não vì có vọng niệm.

Tóm lại:     nước ---à gió ----> sóng

                 Chân như ---à vọng niệm ---à phiền não.

                 Thể --à tùy duyên --à  Dụng

Một thí dụ là khi thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), lúc mới vào đạo thường thắc mắc theo các kinh điển thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vậy tại sao phải khổ công tu hành để chứng đạt được Phật tánhgiác ngộ.” nên đã quyết định qua Trung Hoa để tìm thầy học đạo. Sau khi đã chứng ngộ thiền sư trở về Nhật và được coi là sơ tổ tông Tào động tại Nhật.

- Kinh Viên giác nói: “Viên giác trong sáng ảnh hiện thân tâm thích ứng từng loại, vậy mà người ngu dốt nói viên giác thật có các hình thái thân tâm. (phẩm Phổ nhãn)”. Như vậy là chỉ rõ trong Viên giác (Phật tánh) không có Tâm chúng sinh nhưng khi tùy duyên thích ứng thì mới có Tâm chúng sinh, còn Phật tánh thì không biến đổi. Đó là khi có gió thì nổi sóng nhưng nước không biến đổi.

Trong kinh Pháp bảo đàn thì Lục tổ Huệ năng nói rõ: Chân như tức là thể của niệm, niệm tức là dụng của Chân như”.

Trí Khải đại sư cũng nói:

Khi nghiên cứu Chân như phải nên nhớ Chân như có 2 nghĩa.

1: Ly ngôn chân nhưChân như thanh tịnh tuyệt đối, là lý tính Nhất pháp giới bất sinh bất diệt, ly ngôn thuyết, ly văn tự, ly tâm duyên, là tự tính bản hữu của tất cả chúng sinh không thể bị Nhiễm pháp vô minh vọng tâm huân tập.

2: Y ngôn chân nhưChân như tùy duyên nhiễm và tịnh huân tập phát sinh nhiễm và tịnh muôn pháp. Kinh Bát Nhã gọi là Chân như Bất biếnChân như tùy duyên.”

Những ý kiến nêu trên chỉ rõ Chân nhưbất sinh diệt, thanh tịnh nhưng tùy duyên nên có nhiễm-tịnh, chứ không phải Chân như sinh ra nhiễm tịnh..

Nếu không nhận rõ như vậy nên thắc mắc là chúng sinh đều có Phật tánh thanh tịnh mà sao chúng sinh lại vô minh, phiền não.

Nay tạm lấy một thí dụ về “điện”:

Trong “điện” không có “nóng”, nhưng khi gắn điện vào máy sưởi thì có “nóng”.

Điện không có “lạnh” nhưng khi gắn vào máy lạnh thì có “lạnh”

Điện không có “hình ảnh” trong đó nhưng khi gắn vào máy TV thì đầy đủ “hình ảnh”

Điện không có “âm thanh” trong đó nhưng khi gắn vào điện thoại thì có “âm thanh”

Như vậy “điện” tùy duyên ứng hiện nhiểu hiện tượng nhưng điện không có biến đổi, không thể nói “điện” biến đổi lúc nóng, lúc lạnh …

Điều này giúp ta hiểu tuy chúng sinh đều có Phật tánh thanh tịnh, nhưng hiện thấy chúng sinh đầy phiền não, vô minh, đó là tùy duyên. Nếu khôngPhật tánh là Thể thì cũng không có Chúng sinh là Dụng. Tin Đại thừa là tin chúng sinh đểu có Phật tánh, là một điều rất có cơ sở, rõ ràng.

 

** Trong việc tu hành có nhiều hiểu lầm khiến việc tu hành gặp khó khăn.

Lẽ thường là có nhiều pháp tu nên để ý là có pháp tu đặt căn bản sai lệch nên khiến việc tu hành gặp nhiều trở ngại.

Thí dụ là khi Ngũ tổ Hoàng Nhẫn muốn chọn người kế thừa làm vị tổ thứ sáu nên yêu cầu đệ tử trình kệ để xét ai xứng đáng. Sư Thần Tú là vị giáo thọ trình kệ nói Tâm như đài gương sáng cần phải lau chùi cho hết bụi bậm. Còn Huệ Năng, chỉ là một cư sĩ lo việc giã gạo, không biết chữ, chưa từng lên thiền đường để tu học. Nhưng ngài đã trình một bài kệ trong đó có câu “bản lai vô nhất vật” và vì vậy đã được Ngũ tổ nhận ra đó là người đã “thấy tánh” nên truyền y, pháp để làm tổ thứ sáu của Thiền tông Trung hoa. Ngũ tổ nhận thấy rằng sư Thần tú còn chấp tướng vì cho rằng có gương, có bụi và phải lau chùi gương, như vậy không đúng với kinh Kim cang là “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Còn ngài Huệ Năng đã thấy được “xưa nay không một vật” tức là đã thấu nghĩa  lời Phật trong kinh Kim cang.

Pháp tu “lau, chùi gương” của Thần Tú, còn gọi là Tiệm giáo, không hẵn là không đúng, nhưng chưa hợp với tông chỉ của Thiền tôngĐốn giáo. Đó là vì phải dẹp “sóng” để thấy “nước”.

Hiện nay có nhiều pháp tu Thiền tu theo pháp “lau chùi gương” như: phải “ diệt trừ vô minh”, phải dẹp trừ “vọng niệm”, phải “quán tịnh” … để thấy Phật tánh hiển hiện.

Các tổ Thiền tông đã chỉ những sai lầm đó:

Lục tổ Huệ năng nói rõ:

Này Thiện tri thức, lại có người dạy ngồi khán tâm quán tịnh, không động không khởi, từ đây mà lập công khóa, người mê không hiểu liền chấp thành ra điên cuồng; những người như thế này thật là đông, dạy nhau như thế, nên biết đó là lầm lớn.” (Phẩm Định Huệ).

Thiền sư Huyền giác trong bài “Chứng đạo ca” có nói:

“Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân

Vô minh thực tánh tức Phật tánh

Ảo hóa không thân tức Pháp thân.”

 

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân”. Nếu chỉ lo “trừ vọng tưởng” và “cầu chân” thì việc tu hành không đạt được kết quả tốt.

“Vô minh thực tánh tức Phật tánh”, vậy muốn trừ Vô minh để thấy Phật tánh là điều không hợp lý. Cho nên phải thấy thực tánh của “vọng niệm” cũng là Phật tánh, nên nói phải diệt “vọng niệm” để thấy Phật tánh cũng là điều không đúng.

Ảo hóa không thân tức Pháp thân.”. Ngay cái thân ảo hóa này tức là “Pháp thân”, đâu phải tìm kiếm ở đâu nữa. Không có Pháp thân thì cũng không có cái thân “ảo hóa” này.

                                                                                      

Nói tóm lại Luận Đại thừa khởi tín của tổ Mã Minh là một bộ luận rất hữu ích, cần thiết cho những Phật tử muốn có lòng tin xác đáng vào Đại thừa nói chung, và Thiền tông nói riêng.

 

Tài liệu tham khảo:

- Yoshito S. Hakeda: The awakening of faith.2006

- Master Chi Hoi: Understanding the awakening of faith in the Mahayana.

- Timothy Richard: The awakening of faith in the Mahayana doctrine. 1907

- Thích Thanh Từ: Luận Đại Thừa Khởi Tín, Giảng giải

- Thich Thiện Hoa: Luận Đại Thừa Khởi Tín, Lược giải, Phật học phổ thông, bài thứ 10 và 11.

- Thích Tâm Châu: Băng giảng, Luận Đại Thừa Khởi Tín.

- Luận Đại thừa khởi tín: Hán dịch: Chân Đế Tam Tạng Pháp Sư- Trí Khải Đại Sư soạn,

HT Thích Liêm Chính dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9333)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7971)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8961)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7583)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8232)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9260)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9350)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9015)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7763)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11338)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8824)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8264)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8166)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8142)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6374)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7761)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7577)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7559)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8555)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8069)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8456)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11302)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8439)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7572)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7175)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8448)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6324)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8410)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9445)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8384)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9366)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 7992)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7190)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9931)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15053)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9432)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7950)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7950)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 7997)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7947)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 7997)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7704)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8717)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7949)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8468)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10461)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8013)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 10992)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8703)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7848)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7525)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8443)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 7999)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8512)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7951)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7958)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7138)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8341)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8147)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8246)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant