Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên Phong Tục Tập Quán của người Việt Nam

22 Tháng Tư 201909:18(Xem: 4436)
Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên Phong Tục Tập Quán của người Việt Nam

Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên

Phong Tục Tập Quán của người Việt Nam


Hòa Thượng Thích Giác Viên

Tại Việt Nam, đại đa số các Chùa Bắc Tông đều có Tổ đường để phụng thờ chư liệt vị Tổ sư, Tổ khai sơn ngôi chùa đó và chư hiền Thánh Tăng. Bàn thờ Tổ được trang nghiêm thờ cúng ngay sau Chánh điện Phật (tiền Phật hậu Tổ). Chư Tăng, Ni trước khi lên chánh điện để tham dự bất cứ các khóa lễ lớn nhỏ v.v... đều đảnh lễ Tổ. Trong Tổ đường này cũng có thờ các linh vị nam nữ Phật tửcông đức với chùa và được gia đình ký linh, thờ hậu tại đây được gọi là linh đường và song song việc thờ linh này, gia đình cũngthiết lập bàn thờ gia tiên tại nhà  để tưởng niệm, ghi nhớ ơn đức của tổ tiên, ông bà. Bàn thờgia tiênbiểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh- bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con ngườicó tổ có tông. Chư Tăng Ni kính thờ chư liệt vị Tổ sưPhật tử kính thờ tổ tiênông bà là thể hiện  tinh thần “bốn trọng ơn”trong nhà Phật để nói lên lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp ơn. Chính điều này đã hun đúcvà hình thành truyền thốnghiếu nghĩa quý báucủa người Phật tử Việt Nam xuất giatại gia trong hơn 20 thế kỷ.

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Phật tử tại gia coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là húy kỵ hay hiệp kỵ)thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Ngoài các ngày giỗ, việc cúng tổ tiên được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một, ngày rằm và các lễ Tết, nhưng  khi trong nhà có những việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử, xin việc, bệnh hoạn v.v... người Việt cũng thắp nến, dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để được phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Con cháu nhất là con trai trưởng thay mặt gia đình thiết lễ trai nghi cúng dường và đốt nén tâm hương khấn cáo tiền nhân để tin tưởng rằng Tổ tiên che chở, hộ trì dẫn dắt con cháu, nên việc cúng giỗthực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm,truyền thống này được cha truyền con nối từ đời này sang đời nọ một cách rất nghiêm túc. Nếu không làm tròn nhiệm vụ này là mang tội bất hiếu và có thể bị khiển trách và khinh chê.

Truyền thốngcủa tổ tông, gia tộccó  sợi giây kết nối quá khứvới hiện tại như  mọi nhà đều có sổ gia phả ghi chép sự việc này.Thêm vào đó, xã hội cổ truyền của người Việt chúng ta cũng nhờ  kinh tế và hành chánh rất đặc biệt để hình thành truyền thống thờ kính tổ tiên ông bà. Đó là nền nông nghiệp tự cung cấp về phương diện kinh tế và trong làng có một vị gọi là Tiên chỉ và các bậc lão trượng tự điều hành về hành chánhluật lệ riêng. Làng xã Việt Nam đã gần như một đơn vị độc lập được thành lập do các hộ gia đình nhỏ cùng có Họ với nhau (làng họ Phan, làng họ Trần v.v...) do vậy ngày xưa có câu “Phép Vua thua lệ làng”. Đây là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình qua các thế hệ. Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo dòng  họ và nhiều dòng họ tập hợp thành làng lớn hay thành Tổng. Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà dưới danh nghĩa gia đình dòng họ - đơn vị huyết thống. Có thể nói nền kinh tế tiểu nông nghiệp và tự điều hành về hành chánh này cùng với quyển sổ gia phả là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã.Chúng tatự hào về tổ tiênnên nguyện sống tốt làm rạng danh dòng giống, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong ơn bội nghĩa, phi đạođức. Hiện nay, nếu dân tộc Việt Nam vẫn còn tiếp tục thờ cúng tổ tiên ông bà thì khó có một mãnh lực vô minh nào bẻ gảy được tinh thần đoàn kết này. Đó là lợi íchcủa việc thờ cúnggia tiên.Chính vì thế, trong quá khứ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ gia đình, dòng họ, chúng ta đã không ngừng giữ gìnbảo tồn Tổ Quốc qua các bước thăng trầm của lịch sử, bất chấp mọi mưu đồ, xâm lược đồng hóa của giặc ngoại xâm và biến cải tâm linh.

 

Thờ cúngông bà tổ tiên(Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu) là phong tục tốt đẹpcủa các nước Á Đông, trong đó Việt Nam đã có phong tục này từ khi lập nước. Câu ca dao ngàn đời sau đây của chúng ta chứng minh điều này:

 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba 

Khắp miền truyền mãi câu ca 

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.” 

 

Câu ca dao này đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Đầu thế kỷ công nguyên, khi đạo Phậtđược du nhậpvào Việt Nam thì Phật pháp qua các bản kinh đã khẳng định cha mẹ tại giaPhật hiện tiền, tâm Hiếu là tâm Phật, nên tế tự và cúng hiến hương linh thì có sự giao thoa, phong tục thờ cúngông bà tổ tiênđược trân trọngvà duy trìvới cái nhìn mới, đa vănhóa, vừa phù hợpvới phong tục tập quán của dân tộc lại vừa thuận hợp với chân lýcủa Phật giáo, do vậy Phật giáo tại Việt Nam được phát triễn và bền vững cho đến ngày hôm nay. Thờ cúng tổ tiênlà sự liên kết vớiquá khứ  hầu phát huy các giá trịý niệm về tri ơnvà báo ơn cũng là cách giáo dụclòng hiếu thảocho con cháu về sauđể có cuộc sống đạo đức tốt đẹpcho hiện tại và tương lai. 

Thành ra, với lòng tin Tam Bảo thâm sâu, tin nhân quảthực hành “bốn trọng ơn”, người Phật tửkhông chấp nhận một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiếnxem việc thờ cúng tổ tiênông bà là “thờ ma thờ quỷ” hay là đã phá sự tế tự cúng kiến hương linh. Họ nhẫn tâm phản bội từ bỏ gia tài tâm linh rất đáng trân quý vì miếng ăn, cuộc sống và danh vọng. Đây là một gia tài tâm linh mà họ được thừa hưởng từ bao nhiêu thế hệ tổ tiên ông bà, vậy mà  họ nỡ lòng phản bội dòng tộc, tổ tiên ông bà, mà đã phản bội dòng giống và gia tộc thì còn ai mà họ không phản bội, kể cả Tổ Quốc (kẻ phản bội luôn luôn là kẻ phản bội).

Sau đây chúng ta hãy chiêm nghiệm qua Phật pháp, để kiểm nhận Đức Phật dạy chúng ta chuyện thờ cúng tổ tiên ông bà như thế nào, có nên tế tự và sự thọ hưởng qua tế tự như thế nào? Qua các bản kinh Phật Giáo, chúng ta khẳng định rằng sự thờ cúng là một nghĩa vụ thiêng liêngchúng ta trả lời với những kẻ không tin sự tế tự qua các kinh như sau: (“Này Ananda, Tỷ-kheo nào phẩn nộ, sân hận, sống không cung kính, không tôn trọng bậc Đạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người… ” Trung Bộ Kinh #104 Kinh Làng Sama). 

Trong bát chánh đạo con đường đi đến giác ngộgiải thoát của Phật giáo quan trọng nhất là “chánh kiến”. Sau đây là một vài bản kinh về Chánh kiếnTà kiến trong Phật giáo và còn nhiều bản kinh trong Đại tạng:

Kinh về “Chánh kiến” trong Kinh Tạp A Hàm, quyển 12, số 301, Ca Chiên Diên 

“Bạch Thế Tôn, như Ngài nói ‘Chánh kiến.’ Vậy thế nào là chánh kiến? Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tônthi thiết chánh kiến?”

Phật bảoTán-đà Ca-chiên-diên:  “Thế gian có hai sở y, hoặc có hoặc không, bị xúc chạm bởi thủ. Do bị xúc chạm bởi thủ nên hoặc y có hoặc y không.Nếu khôngcó chấp thủnày vốn là kiết sửhệ lụycủa tâm và cảnh; nếu khôngthủ, không trụ, không còn chấp ngã, thì khi khổ sanh là sanh, khổ diệtlà diệt, đối với việc này không nghi, không hoặc, không do người khác mà tự biết; đó gọi là chánh kiến.Đó gọi là chánh kiếndo Như Laithi thiết. Vì sao? Thế giantập khởi, bằngchánh trímà quán sátnhư thật, thì thế giannày không phải là không. Thế giandiệt, bằng chánh trímà thấy như thật,thế giannày không phải là có. Đó gọi là lìa hai bên, nói pháp theo Trung đạo. Nghĩa là, ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là, duyên vô minhnên có hành,… cho đến, thuần một khối khổ lớn. Do vô minhdiệt nên hành diệt,… cho đến, thuần một khối khổ lớn diệt.’”

Đức Phật dạy thêm trong kinh Bàhiya(Tiểu bộ kinh/kinh Phật tự thuyết/Phẩm Bồ đề/ kinh Bahiya UD6) như sau:- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva,ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya,Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau…

Trung Bộ Kinh/Majjhima Nikaya#117. Đại kinh Bốn mươi (Mahàcattàrìsaka sutta)

 (Chánh kiến)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiếntà kiến, tuệ tri chánh kiếnchánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dườngkhông có tế tự,không có quả báo các nghiệp thiện ác,không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dườngcó tế tự, quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh;ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Tiếp theo đây là các bản kinh nói lên sự tái sinh của chúng sinh, tái sinh ra ngoài loài người thì có các cõi: Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người, Atula, Ngạ quỹ, Súc Sanh và Địa ngục… chúng ta không biết chắc chắn là khi người thân của chúng  đi về cõi nào sau khi mất,

 “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vươngPhạm thiênthế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiênloài Người.Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giớimặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện rathế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".(Trung Bộ Kinh #123)

Tương Ưng Bộ /Tập II /Chương XI/ 

Thí dụ: tái sanh trong loài người rất ít, còn lại tái sanh các cõi khác rất nhiều.

2) Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và nói với các Tỷ-kheo:

3) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì nhiều hơn, chút đất này Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này?

4) -- Cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này và ít hơn là chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. Không thể đi đến ước tính, không thể đi đến so sánh, không thể đi đến một vi phần, khi so sánh quả đất lớn với chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay.

5) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,rất ít là chúng sanh được tái sanh làm ngườiCòn rất nhiều là những chúng sanh phải tái sanh ra ngoài loài Người!

Tăng Chi Bộ - Anguttara NikayaChương I - Một Pháp

XIX. Phẩm Không Phóng Dật 

1-44 Một Pháp…

2. ...Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các loài hữu tình được tái sanh ra ngoài loài Người. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình ấy được tái sanh ở các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn các loài hữu tình phải tái sanhquốc độ biên địa, giữa các loài man rợ không biết nhận thức.

18-20. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người được tái sanh trong loài Người hay giữa chư Thiên.Còn nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người bị tái sanhđịa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanhcõi ngạ quỷ.

39-41. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chếtcõi ngạ quỷ được tái sanh giữa các loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chếtcõi ngạ quỷ bị tái sanhcõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

42-44. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chếtcõi ngạ quỷ được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết, ở cõi ngạ quỷ bị tái sanhcõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya,Chương IV - Bốn Pháp IV. Phẩm Bánh Xe(40) Udayi

 

1. Rồi Bà-la-môn Udàyi đi đến Thế Tôn; sau khi đến... Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Udàyi bạch Thế Tôn:

- Có phải Tôn giả Gotama không tán thán tế đàn?

2. - Này Bà-la-môn, Ta không tán thán tất cả tế đàn. Nhưng này Bà-la-môn, Ta không phải không tán thán tất cả loại tế đàn. Trong loại tế đàn nào, này Bà-la-môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại, loại tế đàn ấy, này Bà-la-môn, liên hệ đến sát sanh; Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Vì cớ sao? Tế đànsát sanh như vậy, này Bà-la-môn, các A-la-hán, và những ai đã đi trên con đường hướng đến A-la-hán không có đi đến. Tại tế đàn nào, này Bà-la-môn, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gia cầm, heo bị giết, không có các sinh vật khác bị giết, này Bà-la-môn, Ta tán thán tế đàn không có sát sanh như vậy, tức là bố thí thường làm từ lâu, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình.Vì cớ sao? Tế đàn không có sát sanh như vậy, này Bà-la-môn, các A-la-hán và những ai đã đi trên con đường hướng đến A-la-hán có đi đến.

3.  Tế đàn không sát sanh,
Làm đúng thời thích hợp
Tế đàn vậy, các bậc,
Phạm hạnh khéo chế ngự,
Đã vén rộng bức màn,
Khi còn ở trên đời,
Các bậc vượt thời gian,
Đi đến tế đàn ấy.
Bậc Giác ngộ thiện xảo,
Tán thán tế đàn ấy,
Hoặc tại lễ tế đàn,
Hoặc tín thí vong linh,
Tế vật cúng xứng đáng,
Tế lễ tâm hoan hỷ,
Hướng đến ruộng phước lành,
Đối các vị Phạm hạnh,
Khéo cúng, khéo tế lễ,
Khéo dâng bậc đáng cúng,

Tế đàn vậy rộng lớn,
Chư Thiên đều tán thán,
Bậc Trí sau khi lễ,
Tín thành tâm giải thoát.

 

VII. Phẩm Nghiệp Công Đức

(I) (61) Bốn Nghiệp Công Đức 

12. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử với tài sản... thâu hoạch đúng pháp. Với tài sản ấy, vị ấy tổ chức năm loại lễ hiến cúng:  hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ,hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ ba vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ…

Trung Bộ Kinh/Majjhima Nikaya 9. Kinh Chánh tri kiến(Sammàditthi sutta)

(Thức ăn)

- Lành thay, Hiền giả!

Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:

- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này?

- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này. 

Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn? Chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Đoàn thực, loại thô hay loại tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn. Thánh Đạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định

 

Tương Ưng Bộ - Samyutta NikayaTập II - Thiên Nhân Duyên

 

II. Phẩm Đồ Ăn

XI. Các Loại Đồ Ăn(Tạp 15,9 Thực Đại 2, 101c) (S.ii,11)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Thắng Lâm) trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc )

2) -Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

 

Tăng Chi Bộ - Anguttara NikayaChương X - Mười Pháp

- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thílợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?

Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu khôngtương ưng xứ.

- Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không tương ưng xứ?

6. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có tà kiếnNgười ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ.Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy.Món ăn nào các bạn bè , hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy.Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.

 

Tiểu Bộ - Khuddhaka NikayaTập II - Ngạ Quỷ SựGiáo sư Trần Phương Lan dịch Việt

Phẩm I

Phẩm Con Rắn

5. Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (Tirokuddapeta)

Bậc Đạo sư kể chuyện này trong khi đang trú tại Ràjagaha (Vương Xá).

Chín mươi hai kiếp về trước, có một kinh thành tên là Kàsipuri. Vua Jayasenangự trị nơi ấy có chánh hậu là Sirimà, vương tử Phussachứng đắc Vô Thường Chánh Đẳng Giác, tức là đức Cổ Phật thứ mười tám sau đức Phật Dipankara(Nhiên Đăng).

Bấy giờ Đại Vương Jayasenasinh tâm ngã mạn, suy nghĩ: 'Vì vương tử của ta sinh ra đời làm đức Phật, đã thành tựu đại sự xuất thế, chỉ riêng ta có Phật, chỉ riêng ta có Pháp, chỉ riêng ta có Tăng chúng'. Do đó nhà vua luôn luôn hầu cận bên đức Phật và không dành cơ hội cho kẻ khác.

Ba hoàng đệ của đức Thế Tôn ấy do bà mẹ khác sinh ra, bèn suy nghĩ: 'Quả thật chư Phật ra đời vì lợi ích của quần sinh khắp thế gian này, chứ không phải vì riêng một ai. Nay phụ vương ta không dành cơ hội cho người khác. Làm thế nào ta có thể phụng sự đức Thế Tôn và Tăng chúng? Nào chúng ta hãy thi hành một chiến thuật'.

Thế là chư vị gây rối tại vùng biên địa. Sau đó khi nhà vua nghe tin về vụ rối loạn này, liền phái ba vương tử đi bình định biên thùy. Ba vị tuân lệnh và khi trở về, nhà vua hài lòng ban chư vị một điều ước, phán bảo:

- Hãy chọn thứ gì các vương nhi muốn.

Ba vị tâu:

- Chúng thần nhi ước mong hầu cận đức Thế Tôn.

Nhà vua từ chối, phán:

- Hãy chọn thứ khác.

Ba vị tâu:

- Chúng thần nhi không màng thứ gì khác cả.

Nhà vua lại phán:

- Thôi được, các vương nhi có quyền chọn theo ý muốn.

Ba vị đến gần đức Thế Tôn và thưa:

- Bạch Thế Tôn, chúng đệ tử ước mong phụng sự đức Thế Tôn ba tháng. Xin đức Thế Tôn hoan hỷ an cư ba tháng mưa với chúng đệ tử.

Đức Thế Tôn chấp thuận. Ba vị hoàng tử tự thân hành gửi một thông điệp đến cho người được chỉ định trông coi tỉnh nọ, bảo: 'Trong suốt ba tháng này, chúng ta cần phục vụ đức Thế Tôn, bắt đầu bằng cách xây một tinh xá, và cung cấp đủ mọi thứ cần thiết'.

Sau đó chư vị hết lòng cung kính phục vụ đức Thế Tôn cùng Tăng chúng. Khi các viên quan cai trị tỉnh này đã cúng dường tinh xá xong, các vị chấp hành việc an cư mùa mưa ấy. Một vị thủ kho hàng gia, con trai một gia chủ, là người mộ đạo cùng với vợ đã tìm được niềm tin, vị ấy trân trọng cúng dường Tăng chúng với đức Phật làm thượng thủ. Người được chỉ định cai quản tỉnh này theo gương vị kia cùng với mười một ngàn dân đem các vật đến cúng dường với tất cả lòng thành kính.

Vào dịp ấy, có một số người bất mãn trong lòng, sau khi ngăn cản những vật đóng góp, chính họ lại ăn các phẩm vật và nổi lửa đốt trai đường.

Sau khi ba vương tử cùng đoàn tùy tùng đã cúng dường đức Thế Tôn và từ giã Ngài xong, ba vị đi thẳng đến phụ vương.

Khi trở về, đức Thế Tôn đắc Niết-bàn vô dư y, ba vương tử và người cai quản tỉnh ấy, vị thủ kho báu hoàng gia dần dần theo thời gian đều từ trần và cùng với quần chúng ở đó được tái sanh thiên giới, còn số người bất mãn trong tâm bị tái sanh địa ngục.

Chín mươi hai kiếp trôi qua như vậy, trong lúc hai hạng người trên cứ lần lượt tái sanh từ thiên giới này đến thiên giới khác và từ địa ngục này đến địa ngục khác. Rồi đến hiền kiếp này, vào thời đức Thế Tôn Kassapa, đám người bất mãn trong tâm tái sanh vào loài ngạ quỷ.

Vào thời ấy, loài người thường cúng dường vì lợi ích của đám quyến thuộc quá cố của họ và nêu rõ: 'Lễ vật này xin dành cho quyến thuộc của chúng tôi'. Do đó, các vong linh được an lạc. Thế rồi, chính các vong linh ấy cũng nhận biết điều này, nên sau khi đến gần đức Phật Kassapa,các vị ấy hỏi:

- Bạch Thế Tôn, giờ đây làm thế nào chúng con có thể đạt được an lạc như vầy'?

Đức Thế Tôn đáp:

- Hiện nay chư vị chưa có thể đạt được an lạc ấy, nhưng thời gian về sau, sẽ có một đức Phậtthế gian tên gọi là Gotama. Vào thời của đức Thế Tôn ấy, sẽ có một vị vua tên là Bimbisàra,trong chín mươi hai kiếp nữa kể từ đây sẽ là quyến thuộc của chư vị.Vua ấy sẽ dâng lễ cúng dường đức Phật và sẽ hồi hướng công đức ấy đến chư vị, sau đó chư vị sẽ được an lạc.

Thời bấy giờ, khi điều này được phát biểuthì cũng như thể ta nói với các vong linh ấy: 'Ngày mai chư vị sẽ được an lạc'.

Về sau, khi thời kỳđức Phật này đã qua, đức Thế Tôn (Gotama) giáng sanh vào cõi đời, ba vương tử cùng với một ngàn người từ thiên giới tái sanh vào quốc độ Magadha (Ma-kiệt-đà) trong các gia đình Bà-la-môn.

Theo thời gian, sau khi từ giã đời thế tục, ba vị trở thành các nhà khổ hạnh bện tóc, trú tại đỉnh núi Gayà, người trước kia cai quản tỉnh thành ấy trở thành vua Bimbisàra; người thủ khố hoàng gia, con của vị gia chủ, trở thành đại phú trưởng nghiệp đoàn có tên Visàkha; vợ vị ấy trở thành con gái của một vị đại phú trưởng nghiệp đoàn và được đặt tên Dhammadinnà, còn đám quần chúng được tái sanh làm các vị cận thần của vua.

Bấy giờ đức Thế Tôn Gotamagiáng sanh cõi trần, sau bảy tuần Giác Ngộ, Ngài đến Benares(Ba-la-nại) chuyển Pháp luân. Ngài giáo hóa ba vị đạo sĩ bện tóc, sau khi Ngài đã khởi đầu giáo hóa năm vị khổ hạnh, và thâu nhận cả ngàn đệ tử. Sau đó Ngài đi đến Ràjagahaan trú vua Bimbisàra vào Sơ quả Dự Lưu cùng với hơn một vạn Bà-la-môn và cư sĩ ỏ tại xứ Anga(Ưng-già) và Magadha.

Tuy nhiên các ngạ quỷ ở quanh cung vua suy nghĩ: 'Giờ đây nhà vua sẽ làm lễ cúng tế cho chúng ta được hưởng phước'. Trong lúc nhà vua làm tế lễ, nhà vua suy nghĩ: 'Ta không biết bây giờ đức Thế Tôn đang trú ở đâu?'. Do vậy, nhà vua không hồi hướng công đức đến ai cả. Vì các ngạ quỷ không nhận được thí vật nào cả, chúng rất thất vọng thốt tiếng kêu thảm thiết mỗi đêm ở hoàng cung.

Rạng ngày, nhà vua hoảng sợ trình đức Thế Tôn về chuyện đã xảy ra và hỏi:

- Bạch Thế Tôn, Ngài đã nghe tiếng nào như vậy chưa? Con băn khoăn không biết việc gì xảy ra với con.

Đức Thế Tôn đáp:

- Thưa Đại vương, xin đừng sợ, không có gì bất thường xảy ra với Đại vương đâu, mà thịnh vượng sẽ đến với Đại vương thôi. Giờ đây, quả thậtquyến thuộc của Đại vương đã tái sanh vào loài ngạ quỷ. Trong suốt một kiếp, chúng đã lang thang khắp nơi và chỉ mong ước điều này: 'Nhà vua sẽ làm lễ cúng dường đức Phậthồi hướng công đức ấy cho chúng ta'. Hôm qua, khi Đại vương dâng lễ, Đại vương đã không hồi hướng công đức. Do đó, chúng mất hết hy vọng và thốt tiếng kêu la.

Nhà vua hỏi:

- Bạch Thế Tôn, bây giờ làm sao chúng có thể nhận được thí vật?

Đức Phật đáp: 

- Thưa Đại vương, quả thật chúng có thể nhận.

Nhà vua nói:

- Bạch Thế Tôn, vậy Thế Tôn hãy nhận lời thỉnh cầu của con vào ngày mai, con sẽ hồi hướng công đức lễ vật ấy cho chúng.

Đức Thế Tôn nhận lời.

Sau đó, nhà vua ra lệnh chuẩn bị lễ cúng dường hào phóng, và thông báo thời giờ lên đức Thế Tôn, Ngài liền đến Hoàng cung. Bầy ngạ quỷ cũng đến và suy nghĩ: 'Hôm nay chúng ta sẽ hưởng được món gì đó', rồi đứng bên ngoài các bức tường và hàng rào.

Sau đó đức Thế Tôn làm cho mỗi ngạ quỷ đều hiện hình trước nhà vua. Trong khi vua dâng nước rửa, vua hồi hướng công đức ấy cho chúng với những lời này: 'Mong công đức này dành cho quyến thuộc ta'. Lập tức xuất hiện các ao sen đầy sen súng cho bọn ngạ quỷ. Chúng tắm rửa và uống nước ở đó, được giảm nhẹ nỗi thống khổ của chúng vì bất hạnh, lao nhọc và khát nước, nên da chúng trở nên vàng ánh.

Nhà vua dâng lễ cúng dường cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng mềm rồi hồi hướng công đứng lễ vật ấy cho chúng. Trong chốc lát liền xuất hiện cho chúng các thực phẩm khác, thậm chí cả thực phẩm thiên giới, khiến chúng hân hoan hưởng thọ.

Nhà vua lại cúng dường y phục và sàng tọa, tinh xá rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy. Sau đó liền xuất hiện cho chung các thiên y, thiên cung, sàng tọa, khăn phủ và đồ trang sức. Đức Thế Tôn quyết định làm cho tất cả hạnh phúc tuyệt vời này của họ được hiển lộ trước vua; khi nhìn thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ.

Rồi đức Thế Tôn, sau khi thọ thực xong, và được thỉnh cầu, Ngài kể chuyện ngạ quỷ ngoài bức tường thay lời tùy hỷ công đức.

1. Bọn chúng đứng kia, ngoài bức tường,
Những nơi trống trải, ngã tư đường,
Chúng đang đứng ở ngoài song cửa,
Khi đã về nhà tại cố hương.

2. Dù tràn trề ẩm thực liên miên
Đủ loại cứng mềm được dọn lên,
Cũng chẳng có ai cần bọn chúng,
Bởi vì nghiệp chúng đã gây nên.

3. Những người lân mẫn, lắm tình thương
Đúng lúc đem cho đám họ hàng
Các thức cao lương, đồ ẩm thực
Với lời cầu nguyện: 'Để dành phần
Lễ này cho đám người thân thuộc,
Mong các họ hàng được phước ân'.

4. Và các đám này đã đến đây,
Các vong linh của họ hàng này,
Thảy đều tụ tập đồng vui hưởng
Các thực phẩm đều phong phú thay
.

5. Chúng cầu: 'Trường thọ các người thân,
Nhờ các vị, ta được hưởng ân,
Lòng quý trọng ta đà biểu lộ,
Người cho chẳng thiếu quả dành phần'.

6. Chốn kia không có cấy cày đâu,
Cũng chẳng hề nuôi súc vật nào,
Buôn bán như đây đều chẳng có,
Cũng không đổi vật lấy vàng trao.

7. Bên kia thế giới các vong linh
Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh,
Như nước đổ từ trên núi xuống
Cúng dường nuôi ngạ quỷ thân tình.

8. Giống như tất cả các dòng sông
Chảy xuống đổ đầy cả đại dương,
Cũng vậy những gì người bố thí
Từ đây nuôi sống các vong nhân.

9. Những thân bằng quyến thuộc trong nhà
Trước đã cho ta, giúp đỡ ta;
Mong mọi người ban phần ngạ quỷ,
Nhớ công họ tạo thuở xưa xa.

 

10. Bởi vì kêu khóc hoặc sầu bi,
Thương tiếc, than van chẳng ích gì,
Không lợi gì cho người quá cố,
Khi thân nhân giữ thói lề kia.

11. Song lễ vật này được cúng dâng
Khéo đem an trúchư Tăng,
Quả này hiện tại và sau nữa
Lợi lạc lâu dài với cổ nhân.

12. Đây là nghĩa vụ của thân nhân
Tôn trọng vong linh, đã cúng dâng,
Tăng chúng được thêm nhiều dõng lực,
Người làm công đức lớn vô ngần.

 

Khi pháp thoại chấm dứt, tám vạn bốn ngàn người đã đắc Pháp nhãn do tri kiến sanh khởi từ sự kiện tái sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Tâm họ đầy xúc động vì được tán thán và họ càng nỗ lực tinh cần. Ngày hôm sau đức Thế Tôn cũng dạy chư Thiênloài Người bài kinh 'Ngoài Bức Tường' ấy. Do vậy suốt bảy ngày đều diễn ra sự đắc Pháp nhãn như trên

 

Phật đản 2563/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1656)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1624)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1033)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1512)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1488)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1676)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1940)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1523)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1353)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1371)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1546)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1143)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1264)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1276)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1695)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1641)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 2998)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1824)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1364)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1220)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1278)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1407)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1322)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1918)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1682)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1891)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1819)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2391)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1785)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2125)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2194)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2299)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1853)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1976)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2031)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1956)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2594)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1946)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1885)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1944)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1895)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2167)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2300)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1976)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2083)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1885)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1904)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2407)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2321)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 3996)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2480)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3196)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2471)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2044)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1796)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3304)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2343)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3025)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2700)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant