THIỀN
TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên
tác:
Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa
Viên
Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu
– Úc Châu ấn tống 2008
Lời
Cuối Sách
Nếu
có
ai đó hỏi rằng đã là Thiền, có Thiền Lâm Tế sao còn
có thêm Thiền Tào Động nữa. Điểm giống và khác nhau như
thế nào giữa hai loại Thiền nầy?
Xin
thưa rằng đã là Thiền tất cả đều giống nhau, bất kể
là Thiền Minh Sát, Thiền Nguyên Thỉ, Thiền Đại Thừa, Thiền
Công Án, Thiền Thoại Đầu, Thiền Mặc Chiếu v.v... Vì sao
vậy? Vì mục đích của Thiền giúp tất cả những ai, đang
sống trên thế giới nầy nếu hành trì Thiền, sẽ chấm dứt
loạn tưởng, phát triển năng lực nội tại của tự thân,
thực chứng trí tuệ và giải thoát sanh tử, khổ đau, phiền
não.
Sở
dĩ có nhiều loại Thiền khác nhau, bởi vì như một thân cây
cổ thụ mấy ngàn năm lịch sử, có vô số cành lá khác đang
đâm chồi nẩy lộc, dù cành có khác nhau, nhưng gốc ấy vẫn
là một, Phật Giáo cũng thế, tuy cùng một gốc giải thoát
sanh tử, nhưng vẫn hiện hữu; nào Thiền Lâm Tế nổi tiếng
qua tiếng hét của Thiền Sư Lâm Tế làm cho người học đạo
tỏ ngộ, có những công án làm cho Thiền Sinh suy nghiệm để
đập nát vô minh tỏ ngộ chân lý tự tâm qua thiền định
tư duy; nào Thiền Tào Động siêu việt được gọi là Thiền
Mặc Chiếu, những gì đang xảy ra với tự thân, khi ngồi
Thiền, cứ để mặc cho nó xảy ra, hãy quán chiếu thực tướng
của vạn pháp, sẽ tỏ ngộ khi thật sự nhận chân thân nầy
là Phật (Tức Thân Thị Phật), như Thiền Sư Oánh Sơn, Nhật
Bản chứng ngộ từ câu thoại đầu nầy, được Thầy, Thiền
Sư Nghĩa Giới ấn chứng cho, và nhiều nữa nào là Tịnh Độ
Tông, Mật Tông, Chơn Ngôn Tông, Thiên Thai Tông v.v...
Thiền
Sư Đạo Nguyên (Dogen) trước khi bước vào thế giới Thiền
Tào Động với Thiền Sư Như Tịnh, người Trung Hoa, tại Chùa
Thiên Đồng Sơn Cảnh Phước Tự, tỉnh Chiết Giang, Ngài đã
từng tầm nghiên học hỏi Thiền Lâm Tế Nhật Bản, thuộc
Tông Thiên Thai, nhưng khi đến đất Tổ Trung Hoa vào thế kỷ
thứ 13 Ngài mới tự chứng “Thân Tâm Thoát Lạc” nghĩa
là cả thân lẫn tâm đều tự tại an vui. Về lại Nhật Bản,
Ngài xiển dương Thiền Tào Động, Ngài luôn cảm niệm sâu
xa Thầy mình, Thiền Sư Như Tịnh, vị Thầy đặc biệt.
Thiền
Lâm Tế có mặt tại Trung Hoa vào thế kỷ thứ 9 do Thiền
Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền khai sáng. Đến thế kỷ thứ 13, có
rất nhiều biến đổi trong Thiền gia, cho nên hình thành nhiều
điểm khác nhau giữa hai phái cùng một Tông nầy. Riêng tại
Việt Nam, đa phần các Thiền Sư ở phía Bắc thuộc Tông Tào
Động, chư Tăng miền Trung và miền Nam thuộc Tông Lâm Tế,
mà tiêu biểu là
- Thiền
Sư Thủy Nguyệt sanh năm 1636, sang Hồ Châu, Trung Hoa năm 20
tuổi, tham học Thiền với Thiền Sư Nhất Cú Tri Giác tại
núi Phụng Hoàng. Ba năm sau, Ngài về nước xiển dương Tông
Tào Động được vua Lê sắc phong “Đại Thánh Đông Sơn
Tuệ Nhãn Từ Giác Quốc Sư“,
- Thiền
Sư Thạch Liêm, hiệu Đại Sán Hán Ông, người Trung Hoa thuộc
Tông Tào Động được chúa Nguyễn Phúc Chu cung thỉnh sang
nước ta năm 1695 để khai đàn truyền giới trong Giới Đàn
Chùa Thiền Lâm.
- Thiền
Sư Nguyên Thiều, người Trung Hoa đến đất Qui Nhơn thuộc
Thiền Lâm Tế
- Thiền
Sư Minh Hải Pháp Bảo đến Quảng Nam truyền Thiền Lâm Tế
Chúc Thánh
Cuối
cùng, cả hai Tông Thiền ở Việt Nam đều nghiêng qua Tịnh
Độ vào đầu thế kỷ 20, trong khi đó tại Nhật Bản cho
đến ngày nay vẫn thuần nhất một Tông 2 phái như tự thưở
ban đầu.
Ở
Nhật, Tịnh Độ Tông cũng có nhiều phái, trong đó 2 phái
chính là Tịnh Độ Tông và Tịnh Độ Chơn Tông. Song Thiên
Thai Tông cũng tin Ba Kinh Tịnh Độ và cõi Tịnh Độ của Đức
Phật A Di Đà; nhưng cả hai Tông nầy đều có quan niệm khác
nhau về Hóa Độ và Báo Độ (Tịnh Độ). Trong khi Tịnh Độ
Chơn Tông tin tưởng rằng “Tức Thân Thành Phật“ như quan
niệm của Ngài Thân Loan, Nhật Bản ở thế kỷ thứ 13, khi
được vãng sanh thì ở vào ngôi Chánh Định Tụ hay còn gọi
là Nhứt Sanh Bổ Xứ, chờ đợi ở đó một đời nữa là
thành Phật, để đi giáo hóa các nơi, theo nguyện ước của
mình. Trong khi đó, Tông Thiên Thai tin rằng Đức Phật A Di
Đà vì muốn cứu độ chúng sanh ở thế giới Ta Bà,
phát ra 48 Lời Nguyện, để làm phương tiện độ sanh, quốc
độ mà chúng sanh được vãng sanh là Hóa Độ, chứ không
phải là Báo Độ (Tịnh Độ). Cõi Tịnh Độ thật sự chỉ
có chư Bồ Tát và Chư Phật mà thôi.
Tại
Trung Hoa có 13 Tông tất cả đó là: Tì Đàm Tông, Thành Thực
Tông, Luật Tông, Tam Luận Tông, Niết Bàn Tông, Địa Luận
Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Thông, Nhiếp Luận Tông, Thiên
Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông và Chơn Ngôn Tông.
Nhật Bản có 12 Tông đó là: Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông,
Hoa Nghiêm Tông, Câu Xá Tông, Thành Thật Tông, Luật Tông, Thiên
Thai Tông, Chân Ngôn Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Tịnh
Độ Chơn Tông và Nhựt Liên Tông, song cũng có nơi gọi 20
Tông, bởi vì trong Tịnh Độ Tông chia ra 2 Tông khác và Pháp
Hoa Tông chia thành 3 Tông, do vậy mà số lượng Tông tăng thêm,
song chủ trương chung của mỗi Tông vẫn là một.
Ở
Việt Nam, hiện tại ở thế kỷ thứ 21, chỉ có 2 Tông chính
đó là: Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Còn Thiên Thai Tông,
Mật Tông cũng như những Tông khác không được truyền thừa
một cách liên tục, bị thất truyền, hoặc nhập vào hai Tông
chính, không thấy lưu hành riêng biệt nữa.
Niềm
tin vào một Tôn Giáo hay một Tông Phái có tính cách thể nghiệm
của mỗi tự thân, không cần chứng minh. Khoa học, toán học
cần phải có những luận chứng và những phương trình, mà
người ta căn cứ vào đó để giải và tìm ra đáp số, song
Tôn Giáo ngược lại. Thể nghiệm của bản thân được nhìn
nhận là vô cùng quan trọng, bởi vì cuộc đời và sự nghiệp
của một Tăng Sĩ không phải chỉ thành tựu ở bằng cấp,
học lực, năng khiếu v.v... phạm trù ngoại vi của Ngũ Minh,
mà quan trọng là phải trải dài cuộc sống tu hành của mình
qua sự hành trì, dụng công miên mật, thực chứng giáo lý
của Đức Phật đã dạy. Nếu một Thiền Sư, không Tọa Thiền,
một hành giả Tịnh Độ không niệm Phật; một Du Già không
trì chú v.v... kết quả chỉ là những đồ trang sức bên ngoài,
chắc chắn không thể là Kim Cang bất hoại của tự thân được.
Lục
Tổ Huệ Năng khi còn là cư sĩ, nghe Kinh Kim Cang đến câu “Ưng
vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ngộ đạo nên mới xin Ngũ
Tổ xuất gia. Ngài chỉ chứng ngộ được pháp tánh ấy vốn
từ quá khứ đến nay trong sạch, thanh tịnh, chứ không phải
bây giờ mới có. Sỡ dĩ mê vọng, điên đảo vì còn chấp
trước, bởi vì phàm cái gì có hình tướng đều là hiện
tượng giả hợp mà thành, ngay cả vũ trụ nầy, thế giới
nầy cũng vậy. Ngài Triệu Châu hỏi Thiền Sư Nam Tuyền: “Cái
gì là cốt tủy của đạo?” được trả lời rằng: “Bình
Thường Tâm Thị Đạo”. Ngài Nhật Liên, Ngài Pháp Nhiên,
Ngài Thân Loan, Ngài Đạo Nguyên, Ngài Oánh Sơn v.v..., tất
cả cũng đều ngộ rõ lý chân như qua thể nghiệm của tự
thân mà làm sáng cho nền đạo mà thôi.
Vậy
thì cái gì đúng và cái gì sai? Thật ra chân lý nó không nằm
ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối
đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý
là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường
dẫn đến khác nhau. Người đi tìm chân lý tùy theo căn cơ
của mình mà tự tìm lối trên bản đồ để đến nơi cần
đến, không thể quyết đoán rằng con đường của tôi đi
tốt hơn của anh, hoặc chỉ có pháp môn tôi tu mới là đúng,
còn anh tu như thế là sai rồi v.v..., bởi vì một khi quan niệm
như thế, chân lý không hiện hữu rồi. Mọi người cứ tự
hiểu mình cho là đại diện chân lý nhưng thật ra chân lý
không cần ai đại diện cả, bởi vì tự thể của nó đã
là chân lý rồi. Chân lý vượt lên và vượt ra khỏi đối
đãi kia mà.
Năm
nay 2007, chúng tôi đã có 5 lần đến Úc để nhập thất,
tịnh tu tại Tu Viện Đa Bảo trong thời gian từ 2 đến 3 tháng
mỗi năm. Trong thời gian ngắn ngủi của kiếp nhân sinh ấy,
riêng tôi cảm thấy giá trị rất khó sánh với một kiếp
phù du mộng ảo nầy. Ở đây, từ sáng tinh sương sau giờ
Tọa Thiền và trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, chúng tôi
được nghe nhiều âm thanh diệu vợi, âm thanh từ gió đưa
cành lá vi vu, âm thanh từ tiếng chim hót líu lo đón ánh bình
minh, âm thanh từ tiếng côn trùng bé nhỏ đang hòa chung
cùng nhịp với chuông mõ ban mai. Chúng tôi được thấy ngoài
xa những chú thỏ đang gặm sương mai trên đầu ngọn cỏ,
những chú két đủ màu bay liệng khắp sân, những chàng chim
khách, chú quạ ca hát nói chuyện suốt ngày.
Có
những buổi sáng đẹp làm sao, có những hoàng hôn tuyệt vời,
có những ngày trôi qua êm ả, khi tôi dịch sách, khi tôi bách
bộ trong sân chùa, khi tôi lắng lòng nghe không biết bao nhiêu
âm thanh như bản hòa âm không hai trên cuộc đời nầy.
Có
những đêm về, tôi nghe rõ hơn tiếng dế nỉ non, tiếng muôn
loài hòa khúc nhạc lòng, lúc cao, lúc thấp, lúc buồn, lúc
vui, lúc khổ đau, lúc giải thoát nhiệm mầu, trong khi chúng
tôi trì chú Đại Bi, Niệm Phật và hành trì Kinh Kim Cang. Có
những buổi trưa ngồi nhìn ra sân, ra rừng tôi thấy con ve
sầu lột vỏ, con kiến tha mồi, con nhện giăng tơ bẫy mồi,
con Kangaroo nhút nhát, con thỏ dễ thương thật muôn hình muôn
trạng phô diễn như một bức tranh mà không một nghệ nhân
nào có thể diễn đạt được hết.
Có
những buổi chiều tôi tưới từng chậu hoa lan, hoa bạch liên,
những cây hoa dại dọc đường như ban cho những giọt nước
từ bi xoa tan độ nóng đang tỏa nhiệt trong thân của chúng,
tôi thấy lòng tôi cũng được chan hòa cùng cảnh sắc thiên
nhiên. Với tôi, những âm thanh ấy, những màu sắc ấy là
những hộ pháp nhiệm mầu từng ngày, từng giờ, từng phút,
từng giây, từng sát na đã, đương và sẽ hộ trì Tu Viện
Đa Bảo ngày càng khởi sắc thêm hương, cho cuộc sống tu
hành của những ai đến đây ngày thêm hướng nội.
Năm
nay, tôi dịch tác phẩm của Ngài Đông Long Chơn – Amazu Ryuushin,
về Thiền Tào Động Nhật Bản, giới thiệu cho Phật Tử
Việt Nam biết thêm và biết rõ hơn về một Tông Phái đang
lớn mạnh tại Nhật. Với tôi, đây cũng là một quyển sách
rất cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu về Phật Giáo
Nhật Bản, một quyển sách có thể giúp cho những Tăng Ni
Việt Nam hoài bão sang đất nước Hoa Anh Đào du học, trước
khi lên đường nên đọc để biết, mà việc nầy chính tôi
ngày trước rời nước sang Nhật năm 1972, không có một tài
liệu nào hướng dẫn về Phật Giáo Nhật Bản tận tường
như quyển sách nầy.
Năm
2003 tôi dịch được tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký từ
chữ Hán sang tiếng Việt cùng Thầy Đồng Văn, năm ấy cũng
viết thêm một quyển sách khác nhan đề là “Làm Thế Nào
Để Trở Thành Người Tốt”. Đến năm 2004, tôi dịch quyển:
“Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận” từ chữ Hán sang tiếng
Việt, viết thêm quyển: “Dưới Cội Bồ Đề”. Đến năm
2005 tôi dịch sách tiếng Nhật bắt đầu tác phẩm “Thiền
Lâm Tế Nhật Bản” và viết tiểu thuyết “Giai Nhân và
Hòa Thượng”. Năm 2006, tôi dịch “Tịnh Độ Tông Nhật
Bản” từ tiếng Nhựt sang tiếng Việt và năm nay, 2007, tôi
dịch tác phẩm nầy cũng là quyển sách thứ 50 của mình,
nhan đề “Thiền Tào Động Nhật Bản” cũng như viết xong
tiểu thuyết “Giả Tưởng về Phật Giáo và Khoa Học”.
Trong 5 mùa tịnh tu, chúng tôi dịch và viết được 9 tác phẩm
như thế, quả là một sự cố gắng không nhỏ của mình với
cái tuổi gần 60, mỗi ngày ngồi ròng rã 5 tiếng đồng hồ
như thế, không phải là chuyện dễ dàng chút nào. Tôi hy vọng
nhân duyên còn dài với Đa Bảo để dịch tiếp các tác phẩm
tiếng Nhật như Pháp Hoa Tông và Mật Tông sang tiếng Việt,
giới thiệu những Tông Phái chính của Nhật Bản cho người
Việt mình làm quen và sau 2 năm nữa, tôi sẽ chọn ngôn ngữ
khác để dịch ra Việt ngữ, nhằm cống hiến cho các Phật
Tử những món ăn tinh thần bổ dưỡng hơn.
Phải
thành thật mà nói nếu không có Hòa Thượng Thích Bảo Lạc,
Phương Trượng Chùa Pháp Bảo Sydney Úc, bào huynh của tôi,
giảo chánh lại phần nội dung cũng như kiểm tra các chữ
thì, mà, là, v.v... câu văn sẽ không được trong sáng. Nếu
không có Thượng Tọa Thích Đồng Văn nhuận văn, những tác
phẩm tôi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, quý vị phải
tư duy thêm chút nữa khi đọc. Điều đặc biệt khác cũng
không kém phần quan trọng là đánh máy và layout sách, nếu
không có Sư chú Hạnh Bổn thực hiện, bản dịch viết tay
của tôi vẫn còn nằm nguyên vẹn ở đó. Một lời cảm ơn
chân thành cho những việc trên và cũng không quên cảm ơn
Đại Đức Thích Nguyên Tạng, Phó Trụ Trì Chùa Quảng Đức
tại Melbourne Úc, cố gắng chính mình và đốc thúc những
người cận sự của mình trình bày cho những bìa sách thật
trang nhã và rất ý nghĩa, khiến ai mới nhìn vào bìa sách
cũng muốn mở xem, mặc dầu chưa biết nội dung của sách
trong đó có gì.
Điều
không dám quên ơn quý Thầy quý Cô tại chùa Pháp Bảo là
lúc nào cũng ưu ái giúp đỡ cho chúng tôi từ vật chất cho
đến tinh thần, để Thầy trò chúng tôi an ổn tịnh tu, dịch
Kinh viết sách. Trong đó có Thầy Phổ Huân Trụ Trì Chùa Pháp
Bảo mỗi tuần đều mang đến cho chúng tôi món ăn tinh thần
(báo chí) cũng như thăm viếng hỏi han, Cô Giác Anh, Cô Giác
Duyên, Cô Giác Trí, Cô Giác Niệm, Giác Thuần v.v...
Những
điều đóng góp tích cực khác để in ấn tác phẩm nầy là
do quý Phật Tử Chùa Pháp Bảo như Đạo Hữu Tâm Huệ, Đạo
Hữu Diệu Yên chủ xướng cùng với các Đạo Hữu khác tại
chùa cũng như quý Phật Tử tại Âu Châu và Mỹ Châu mà tác
phẩm nầy mỗi lần in ra từ 5.000 đến 10.000 cuốn để tặng
không đến những người hữu duyên học Phật, thật là một
công việc vô cùng ý nghĩa và thật “Bất Khả Tư Nghì”.
Anh
Thiện Minh và những người thân quen, Bác Chúc Liêm tiệm chay
Thiên Trúc, Bác Diệu Mai và còn nhiều vị khác nữa đã chan
hòa trang trải trợ lực cho sức khỏe Thầy trò chúng tôi,
mà quý vị đã chăm sóc từng miếng ăn, cái mặc, chai dầu
v.v... tất cả đều là những ân nghĩa nghìn trùng. Xin nguyện
“hành trì báo ân” như trong phần “Tu Chứng Nghĩa” và
dành phần cuối của sách nầy để nói lên tấm lòng của
người đã nhận ơn từ quý vị.
Xin
niệm ân tất cả và nguyện cầu tất cả quý vị sớm chứng
được quả “Vô Thượng Bồ Đề”.
Viết
xong Lời Cuối Sách nầy
vào
lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 12 năm 2007
tại
Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi.
Thích
Như Điển
Phương
Trượng
chùa
Viên Giác Hannover Đức quốc.
(http://www.viengiac.de/)
III.2 Thất
Đường Già Lam
III.2.1
Sự
Thay Đổi Kiến Trúc Của Tự Viện
Già
Lam, nguyên ngữ bằng tiếng Sanscrit cổ, Ấn Độ là Shangarama,
còn gọi là Tinh Xá, Chùa, Tự Viện. Kiến trúc Tự Viện Nhật
Bản ảnh hưởng trực tiếp từ bán đảo Triều Tiên, gián
tiếp từ Trung Hoa. Từ thời Bình An (Heian), mỹ thuật kiến
trúc Nhật Bản mô phỏng theo hai dạng mỹ thuật kiến trúc
Triều Tiên có từ thời Phi Điểu, và mỹ thuật Trung Hoa từ
thời nhà Đường. Đến thời Kamakura, lối kiến trúc đó
bị loại bỏ đi thay bằng lối kiến trúc thời Tống (Trung
Hoa) hòa với lối kiến trúc thời Thất Đinh. Đến thời Đào
Sơn mỹ thuật kiến trúc trở nên đẹp vô cùng, tạo nên
phong cách mỹ thuật đặc biệt của thời đại nầy. Còn
thời đại Giang Hộ (Edo), lại theo phong cách đơn giản, hiện
đại và độc lập, theo lối phong cách Âu Châu.
Kiến
trúc Chùa, đặc biệt vào thời Kamakura thể hiện trọn vẹn
phong cách Thiền ảnh hưởng mô thức Trung Hoa thời Đường,
còn gọi là phong cách Thiền Tông, có nhiều điểm giống Lâm
Tế Tông, Hoàng Bích Tông, Tào Động Tông, hẳn nhiên cũng
không thiếu nhiều điểm khác biệt đặc thù.
III.2.2
Già Lam Của Tào Động Tông Là Nơi Chính Để Tu Hành
Thiền
Sư Đạo Nguyên phối hợp những phiên bản Tự Viện Trung
Quốc và Ấn Độ, suy nghĩ kiến tạo đạo tràng trang nghiêm
của Tông Tào Động. Chùa Vĩnh Bình kiến tạo mô phỏng theo
Chùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức ở tỉnh Chiết Giang, Trung
Hoa (bây giờ gọi là Thiên Đồng Tự). Tông Tào Động vẫn
sử dụng từ “Thất Đường Già Lam“ có lẽ từ thời Giang
Hộ (Edo), không có căn cứ nào chỉ cho nguyên thỉ của chữ
nầy. Song cũng có thuyết cho rằng Tông Tào Động gọi là
Thất Đường Già Lam cho những ngôi Chùa đầy đủ 7 gian như:
Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, Khố Viện, Tăng Đường,
Dục Thất và Đông Ty. Ngoài ra, Chùa còn có tháp 3 tầng, tháp
5 tầng hay Đa Bảo Tháp, Xá Lợi Tháp v.v... những tháp nầy
không gồm chung trong Thất Đường Già Lam. Chùa Thiền hay đặc
biệt là Chùa của Tào Động Tông không có Tháp, nếu có,
tháp được xây sau hoặc là xây với lý do nào đó, còn Chùa
thuộc Tông Pháp Tướng và Tông Chơn Ngôn có xây tháp.
Hình
thức Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động theo thứ tự
từ bên ngoài đi vào là: Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường,
bên mặt là Khố Viện, trước có Dục Thất (phòng tắm rửa),
bên trái là Tăng Đường, trước có Đông Ty (nhà vệ sinh).
Tất cả đều có hành lang bao bọc xung quanh trở thành một
hình vuông vức. Ngoài Thất Đường còn có những tòa nhà
liên quan được xây dựng thêm. Càng về sau, ở những ngôi
chùa nhỏ Thất Đường đơn giản chỉ còn Bổn Đường (Chánh
Điện), Khố Lý (nhà kho), Khai Sơn Đường (Chỗ Thờ Tổ),
Vị Bia Đường (nơi thờ vong). Cũng có nhiều hình thức biến
dạng khác như thêm lầu chuông hay cổng tam quan, song chỉ là
những trường hợp riêng biệt mà thôi. Nói chung các chùa
đều giống nhau như thế, bởi trước nhất phải hợp với
khả năng cho nên phải đơn giản, sẽ giải thích rõ về Thất
Đường Già Lam dưới đây.
III.2.3
Sơ Lược Về Thất Đường Già Lam
Sơn
Môn vừa chỉ cho cổng chính vào Chùa, vừa chỉ cho thế giới
thanh tịnh, không có phiền não khổ đau. Cổng chùa thường
có ba cửa, cửa lớn ở chính giữa, hai cửa nhỏ ở hai bên,
còn gọi là Cổng Tam Quan, cũng gọi là Tam Môn. Ngoài ra, còn
có những tên khác là: Quán Mộc Môn, Dược Y Môn, Anh Môn,
Nhị Trọng Môn v.v... Tông Tào Động thường dùng Anh Môn và
Nhị Trọng Môn. Ở phần hai bên trước cổng, thường an trí
các vị Nhơn Vương. Trên Anh Môn (lầu) thường đặt tượng
Phật, Bồ Tát hay các vị La Hán. Trên cao, treo một Phạn Chung
(Đại Hồng Chung). Nếu chùa lớn, ngoài Sơn Môn còn có Tổng
Môn (chỉ có một cửa ra vào), Tam Tùy Quan, Đống Môn, Dược
Y Môn và Sắc Sứ Môn còn gọi là Hương Đường Môn.
Điện
Phật còn gọi là Đại Hùng Phong Điện, Đại Hùng Điện,
Đại Điện v.v... tọa lạc ngay chính giữa, trong đó có Tu
Di Đàn thờ Đức Bổn Tôn Thích Ca Mâu Ni ngay trung tâm, hai
bên trái phải của Phật, mỗi bên an trí một tượng Bồ
Tát. Đa phần, thờ Đức Phật Thích Ca ở giữa (vị khai Tổ
của Phật Giáo). Tôn Giả Ca Diếp trưởng tử Phật, Sơ Tổ
Thiền Tông. Tôn Giả A Nan đệ tử thị giả của Đức Phật
Thích Ca, vị Tổ Sư thứ hai, thị giả hầu Phật được nghe
nhiều lời giảng nhất. Ngoài ra, còn thờ Tam Tôn Phật: Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni (biểu hiện Đức Phật trong hiện tại),
Đức A Di Đà Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong quá khứ).
Đức Di Lặc Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong tương lai).
Tam Tôn Phật cũng còn được hiểu là: Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù (biểu trưng cho trí tuệ Phật) và
Bồ Tát Phổ Hiền (biểu trưng hạnh nguyện Phật). Phía đông
của Phật Điện (từ ngoài nhìn vào phía bên mặt) thờ Đàn
Thổ Địa hay thờ Bồ Tát Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền
Tu Lý. Phía Tây (phía trái từ ngoài nhìn vào) là Tổ Sư Đàn,
thờ Sơ Tổ Đạt Ma. Thông thường bàn thờ làm bằng gạch
hay đá, có chỗ để bày dâng lễ cúng. Đặc biệt, phần
nghi lễ được tổ chức tại Phật Điện.
Pháp
Đường là nơi vị Trụ Trì thuyết Pháp cho Tăng sĩ đang tu
tập. Khi thuyết Pháp vị Trụ Trì được cung kính như đại
diện chư Phật, chư vị Tổ Sư có trách nhiệm truyền trao
giáo Pháp cho thính chúng, cho nên trong Pháp Đường không thiết
tượng Phật nào cả. Tại Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự, có
đặt tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát biểu trưng tâm từ
bi bao la của Phật, một lý do khác, như đã trình bày ở trước,
ở Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, Tổ Đường chính là Pháp
Đường, nơi đó là Đại Tổ Đường được xem là một Đạo
Tràng thuyết pháp của Tổ khai sơn Thiền Sư Oánh Sơn. Giữa
Tổ Đường là Pháp Đường cũng còn có ý nghĩa là tôn trọng
giữ gìn lời giáo huấn của Tổ. Tại Đại Tổ Đường nầy,
đàn trên cao ở chính giữa, thờ tượng Tổ khai sơn Thiền
Sư Oánh Sơn, hai bên trái phải thờ Thiền Sư Đạo Nguyên,
Cao Tổ và thờ Thiền Sư Nga Sơn Chiêu Thạc, vị Tổ thứ
hai của Tổng Trì Tự. Ngoài ra, các tượng của chư vị Tổ
Sư cũng được thờ tại đây. Tại Pháp Đường thường có
những thời Kinh sáng, trưa, tối và hầu như tất cả nghi
lễ quan trọng đều cử hành tại đây.
Khố
Viện hay Khố Lý thờ tượng Vi Đà Thiên và tượng Đại
Hắc Thiên còn gọi là Đài Hương Tích, vừa là nơi chứa
thực phẩm cho chư Tăng thường trụ và khách Tăng, vừa là
nơi thâu nhận thực phẩm cúng dường, cũng là chỗ xay thóc.
Dục
Thất, nhà tắm, có thờ tượng Tôn Giả Bạt Đà Bà La. Trong
Chùa, Tăng Đường, Đông Ty và Dục Thất là ba nơi cần phải
giữ thật trang nghiêm yên tĩnh, tuyệt đối cấm không được
cười đùa, nói chuyện riêng tư, không được tạo ra âm thanh
ồn ào. Ngay cả, tắm rửa kỳ cọ thân thể cho thanh tịnh
cũng quan trọng như những việc tu hành khác.
Tăng
Đường có nơi gọi là Vân Đường, cũng còn gọi là Tuyển
Phật Trường, mà những chữ nầy được treo ngay ở chính
giữa. Thông thường người ta còn gọi nơi nầy là Tọa Thiền
Đường nhưng Tông Tào Động không gọi là Tọa Thiền Đường
vì gọi như thế nghĩa là phân biệt chỗ hành thiền khác
với nơi ăn uống. Tăng Đường là nơi mà chư Thánh Tăng và
chư Bồ Tát thường lui tới, vốn gọi là Thánh Tăng Đường.
Trong Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động cũng có những
nơi quan trọng biểu trưng hiện hữu của Thần Thánh, cũng
có thể gọi là nhiệm mầu thiêng liêng, mà tuyệt đối không
ai, cả người trong Chùa lẫn người ở ngoài tự ý vào được.
Đồng
thời, Tăng Đường chia làm hai phần, bên ngoài là nơi dùng
cơm, uống nước của chư Tăng, bên trong còn gọi là Nội
Đường hay Đường Nội thờ chư vị Thánh Tăng như Bồ Tát
Văn Thù, Bồ Tát Quan Thế Âm, cũng có Chùa thờ Tôn Giả Kiều
Trần Như, trên cái Trang ngay chính giữa. Bên dưới thiết
kế những chỗ ngồi thiền, gọi là Trường Liên Sàng, là
những cái đơn cao chừng một mét, rộng chừng một chiếc
chiếu (Tatami), để ngồi Thiền mặt hướng vào tường hoặc
cửa sổ.
Còn
có những cái Đơn khác gọi là Hàm Quỹ, mặt bằng độ chừng
30 cm làm bằng gỗ, bên trong Hàm Quỹ (cái rương) đựng y
áo và bình bát, phía dưới trải ra làm chỗ nghỉ, còn gọi
là Tịnh Duyên, bởi vì chỗ nầy, vật nầy cũng dùng để
làm nơi ăn uống. Tịnh Duyên có ý là ăn uống trong sạch
thanh tịnh. Ngay cả ở bên ngoài cũng có kê những chiếc Đơn
như thế.
Bên
ngoài còn có những giá treo chuông gọi là Tăng Đường Chuông,
Ngoại Đường Chuông và có cả Pháp Cổ (trống) cũng như
những pháp cụ khác để báo hiệu khi cần thiết. Những việc
như đọc sách, viết lách, cạo tóc, khâu vá v.v.., đều thực
hiện trong liêu chúng. Mô hình liêu chúng là giữa liêu đặt
tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, hoặc tượng Hư Không Tạng Bồ
Tát, chỉ có Hàm Quỹ (cái rương) và Tịnh Duyên (chỗ ăn)
và liêu chúng gần Tăng Đường.
Đông
Ty
là Tiện Sở (cầu xí) cũng còn gọi là Tây Tịnh, nhưng
chữ nầy bây giờ không còn dùng đến nữa, ở nơi nầy thường
để tượng Điểu Sô Sa Ma Minh Vương.
III.2.4
Trường Hợp Những Tự Viện Thông Thường
Tóm
lại, các vấn đề xây dựng như thế nào, ai xây, xây ở
đâu, khi nào của các chùa thuộc Tông Tào Động lệ thuộc
vào vấn đề xã hội địa phương và nguyện vọng của mọi
người nữa. Thật ra, mỗi chùa có mỗi điều kiện, mỗi
tính cách và mỗi mục đích khác nhau, không thể phán đoán
chung chung được, tuy nhiên, có thể phân loại ra như sau:
Thứ
nhất, Tu Hành Tự là tự viện như một đạo tràng dùng để
tu tập và tọa thiền. Những tự viện nầy vốn có liên hệ
với Tông Tào Động từ xưa, như Lưỡng Đại Bổn Sơn, mà
dù cho chùa ấy có gì đặc biệt đi chăng nữa, thì vấn đề
căn bản vẫn là chỗ để tu hành theo Tông Tào Động
Thứ
hai, Bồ Đề Tự là tự viện để lễ bái và phụng thờ
Ngài Hoằng Pháp Đại Sư, Ngài Quan Thế Âm, Thất Phước Thần,
Linh Trường, thường thấy nơi các chùa thuộc Tông Pháp Tướng,
Tông Hoa Nghiêm, Tông Thiên Thai, Tông Chơn Ngôn v.v... về sau
dù đã đổi sang Tông Tào Động nhưng vẫn còn giữ tôn phong
cũ.
Thứ
ba, Kỳ Thọ Tự là chùa thờ Đức Quan Âm, Ngài Dược Sư,
Ngài Địa Tạng, Ngài Bất Động, các vị Tổ Sư, Thần Lúa,
Thiên Cẩu v.v... vì nhu cầu của mọi người đến tự viện
lễ bái cầu nguyện.
Thứ
tư, Quán Quan Tự là chùa lịch sử danh lam thắng cảnh, gần
gũi mọi người và cảnh trí đẹp, được nhiều người tới
lui vãn cảnh.
Tuy
nhiên, trừ Lưỡng Đại Bổn Sơn và những tự viện lớn,
còn các chùa thuộc Tông Tào Động về hình thức căn bản
là những Già Lam theo mô hình: Sơn Môn, Bổn Đường, Khai Sơn
Đường, Vị Bi Đường, Khố Lý, Chung Lầu, Tọa Thiền Đường
v.v... mà chúng ta lần luợt tiếp xúc với những phần nầy.
Sơn
Môn thờ tượng Nhân Vương, trên lầu cao thờ tượng Phật,
Bồ Tát, nhưng cũng có nơi không có, bởi vì những chùa nhỏ
nhiều khi không có Sơn Môn (cửa ra vào) nữa, đôi khi chỉ
khắc tên chùa trên phiến đá thay cho cổng tam quan.
Bổn
Đường cũng còn gọi là Phật Điện hay Pháp Đường, bên
trong thờ Bổn Tôn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc thờ Tam
Tôn, song chính giữa vẫn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế
nhưng, tùy theo sự thành lập của tự viện, có những đặc
thù riêng, không phải hoàn toàn giống nhau, có chùa thờ Đức
A Di Đà Như Lai, Đại Nhật Như Lai, Dược Sư Như Lai v.v...
có chùa thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương
Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Bất Động Minh
Vương, Biện Tài Thiên và cũng còn nhiều tượng khác nữa.
Tựu trung vẫn là hình tượng chư Phật và chư Bồ Tát mà
ở đây có thể rõ thêm rằng đó là đặc trưng Phật tánh
của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rộng lớn bao la như thế.
Trên
bốn bức tường chung quanh Bổn Tôn trong Chánh Điện thường
có 18 vị A La Hán. Hai bên tả hữu của Bổn Tôn thường thờ
tượng Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền Tu Lý Bồ Tát và tượng
Đạt Ma Đại Sư. Sau Chánh Điện ngăn ra hai bên phải trái
thờ linh vị của Tín Đồ Phật Tử.
Tại
Bổn Đường (Chánh Điện) sáng, trưa, tối đều có tụng
Kinh, nơi đây thường cử hành những nghi lễ cầu an, cầu
siêu, thuyết pháp, lễ hằng thuận v.v...
Khai
Sơn Đường tiếp giáp sau Bổn Đường, ở giữa thờ Ngài
Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư hay Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư.
Ngoài hai vị Tổ Sư, còn thờ tượng bằng gỗ của vị Hòa
Thượng khai sơn chùa ấy nữa. Hai bên phải trái thờ tượng
của các vị Trụ Trì, linh vị của những người sáng lập
chùa, nơi đây cũng thờ linh vị Tín Đồ nữa, miễn sao ở
giữa có nơi làm lễ là được. Phía trước còn bàn kinh,
có gối để lạy, có chuông mõ hai bên.
Vị
Bi Đường là nơi linh vị Tín Đồ. Thông thường có thể
thờ ở phía sau Chánh Điện hay Khai Sơn Đường, nhưng tùy
địa phương Vị Bi Đường được xây riêng một nơi biệt
lập bên ngoài Bổn Đường hay Khai Sơn Đường. Ở giữa,
thờ tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi gia đình có mỗi
bàn thờ nhỏ và tự quản lý, cúng dường và tự mỗi gia
đình đến chùa chăm sóc lấy.
Khố
Lý được xây dựng ở bên phải Chánh Điện và mặt hướng
về Chánh Điện. Nơi đây gồm có hành lang, phòng tiếp lễ
vật, phòng khách, phòng ở của vị Trụ Trì, phòng ở của
gia đình Trụ Trì, phòng sinh hoạt, phòng chuẩn bị, phòng
ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh v.v... Tùy theo chùa, Khố Lý lớn
hay nhỏ, có chùa Khố Lý còn lớn hơn Chánh Điện nữa.
Tọa
Thiền Đường được xây dựng phía bên trái hướng về Chánh
Điện, đối diện tương xứng với khố lý. Cũng tùy điều
kiện đất đai, đôi khi được thiết lập ngay tầng dưới
của Khai Sơn Đường, những chùa không có Tọa Thiền Đường,
có thể dùng Chánh Điện hay Khai Sơn Đường thay thế.
Lầu
Chuông được thiết kế ở một góc vườn. Mỗi sáng tối
thỉnh chuông nhứt định vào một thời điểm nào đó. Chùa
nào không có lầu chuông, thường treo chuông bên ngoài cửa
hay bên trong Chánh Điện.
Ngoài
ra, trong vườn còn xây những nơi như: Đại Sư Đường, Trấn
Thủ Đường, Đạo Hà Đường (nơi thờ Thần Lúa), Thần
Xã, Sáng Khố v.v...
III.2.5
Công Việc Của Các Vị Tăng
Già
Lam không phải chỉ thờ Phật, mà với người sống, nơi đây
là những Đạo Tràng tu hành để thành Thánh, thành Phật.
Già Lam của các chùa tu Thiền, như đề cập ở trên, được
tổ chức theo thể thức sinh hoạt cộng đồng với mục đích
tu hành. Riêng Thiền Tông, đặc biệt Tào Động Tông, có sự
phối trí khác biệt. Chư Tăng ở chùa tu hành, tất cả nhất
định phải phân công công việc để làm, không ai không làm
việc, những công việc từ thời Lưỡng Tổ Đại Sư cho đến
bây giờ vẫn thế. Được gọi là người tu, việc đầu tiên
ở chùa, phải có khả năng làm việc hiệu quả. Không những
chỉ riêng người tu ở chùa Tu Hành Tự, mà cho tất cả những
tự viện lấy chùa Tu Hành Tự làm căn bản. Chư Tăng trong
chùa phải làm việc được giải thích như sau:
Trụ
Chức nghĩa là viết tắc của Chức Trụ Trì, người có trách
nhiệm lớn lao đối với chùa. Với tư cách là “Tôn Giáo
Pháp Nhơn” đại biểu cho chùa đó. Nếu chùa lớn, cũng còn
xưng là Sơn Chủ thay cho Trụ Trì, đôi khi thay đổi gọi là
Đường Đầu Hòa Thượng, mà thông thường gọi là Phương
Trượng, Đường Đầu hoặc Hòa Thượng. Có nơi gọi vị
Trụ Trì là Ojutsusan và Hòa Thượng là Ossan.
Quản
Thủ là Chức Vụ của hai đại Bổn Sơn, cũng còn gọi là
Quản Thủ Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự và Quản Thủ Đại
Bổn Sơn Tổng Trì Tự. Ở hai Đại Bổn Sơn còn có vị Phó
Quản Thủ, vị thứ hai sau Quản Thủ nữa.
Tây
Đường là nơi ở của những vị Cao Đức do vị Trụ Trì
cung thỉnh đến để chỉ đạo các Phật sự, bình thường
vị Tăng nầy đứng sau vị Trụ Chức.
Giám
Viện nghĩa là người thay thế vị Trụ Trì, làm Tổng Quản
quán sát tất cả những công việc và mọi vấn đề hành
chánh của chùa. Trước đây, vị nầy đứng đầu trong bảng
Lục Hòa, mà có nơi gọi là Giám Tự. Ngoài ra còn có Phó
Giám Viện thay thế việc điều hành mỗi khi vị Giám Viện
vắng mặt .
Hậu
Đường là chỗ hành trì của vị Tăng trực tiếp chỉ đạo.
Đơn
Đầu là ngôi vị thứ hai của vị Tăng ở Hậu Đường đang
hành trì và trực tiếp chỉ đạo.
Phó
Tự là vị Tăng lo việc chi tiêu của chùa, lo trọn một trong
6 phép hòa kính.
Tri
Khố là vị Tăng lo quản lý thức ăn, tiền bạc và giúp đỡ
cho vị phó Trụ Trì.
Duy
Na là người giúp đỡ cho vị Hậu Đường và Đơn Đầu,
chỉ đạo và hướng dẫn chư Tăng tu hành, quản lý Tăng Đường,
tụng khai Kinh và hồi hướng mỗi thời tụng Kinh, giữ vững
kỷ cương một trong 6 phép hòa kính, tuy nhiên, có chùa xem
đây là việc của vị Giám Tự.
Duyệt
Chúng là vị giúp đỡ cho Duy Na, phần vụ thủ mõ.
Đường
Hành cũng là nhiệm vụ của Duy Na và Duyệt Chúng, phải gõ
khánh, tụng khai Kinh và hồi hướng trong mỗi thời công phu
tụng Kinh.
Điển
Tọa là vị Tăng lo việc ăn uống vâng giữ một trong 6 phép
lục hòa.
Phó
Điển còn gọi là Phạn Đầu, vị Tăng hổ trợ giúp việc
cho Điển Tọa.
Trực
Tế là vị Tăng chuyên lo việc chấp tác, trùng tu sửa chữa
Già Lam, chữa đường sá, cũng là người vâng giữ một trong
6 phép lục hòa.
Tri
Khách là vị Tăng lo việc tiếp đón khách.
Thị
Chơn là vị Tăng chăm sóc chỗ thờ Tổ Khai Sơn.
Cúng
Chơn là vị Tăng giúp đỡ Thị Chơn, cũng gọi là Truyền
Cúng.
Tri
Điện
là vị Tăng quản lý Phật Điện và Pháp Đường. Người
phụ tá gọi là Diện Hạnh.
Thượng
Sự là vị Tăng lo việc thư ký, bảo quản văn thơ giấy tờ.
Tri
Dục cũng còn gọi là Dục Chủ, vị Tăng quản lý nhà tắm.
Thị
Cục Trưởng là vị Tăng thân cận, chăm lo và giúp đỡ vị
Trụ Trì. Ở hai Đại Bổn Sơn những vị nầy hổ trợ vị
Quản Thủ.
Thị
Giả là vị Tăng thân cận hầu hạ vị Trụ Trì và Chư Tôn
Đức đến thăm chùa. Có 5 loại Thị Giả chánh thức như:
Thiêu
Hương Thị Giả, là người có trách nhiệm lo việc hương
đăng và dâng hương cho vị Trụ Trì, mỗi khi có lễ.
Thư
Trạng Thị Giả là vị lo vấn đề thư từ cho vị Trụ Trì.
Thỉnh
Khách
Thị Giả là vị Tăng lo ứng đối tiếp đãi khách của
vị Trụ Trì.
Y Bát
Thị Giả là vị Tăng lo Pháp Y cho vị Trụ Trì.
Thang
Dược Thị Giả là vị Tăng lo thức ăn và thuốc men cho
vị Trụ Trì.
Thông
thường chỉ hai hay ba vị kiêm nhiệm luôn.
Thị
Thánh nghĩa là Thị Giả của chư Thánh Tăng thờ tại Tăng
Đường (như Ngài Văn Thù Bồ Tát), lo việc cúng dường nước
hoặc trà nóng lên Bồ Tát.
Giảng
Sư
nghĩa là vị Thầy thường giảng nghĩa và thuyết pháp
cho Chư Tăng và Tín Đồ.
Tạng
Chủ tức là vị quản lý tạng Kinh và điện thờ có nhiều
bảo vật.
Tịnh
Đầu là vị Tăng quản lý Đông Ty (nhà xí).
Tấu
Giả là vị Tăng có trách nhiệm thông tin cho khách hoặc những
liêu xá, khi có những việc cần thiết.
Thủ
Tọa là địa vị cao nhất của chư Tăng, còn gọi là Thượng
Tọa.
Thư
Ký nguyên là chức vụ Thị Giả Thư Trạng, phụ trách những
công việc phụ giúp vị Thủ Tọa liêu, thường ngồi ở vị
trí thứ hai sau Thượng Tọa.
Biện
Sự là vị Tăng còn trẻ luôn ở bên vị Thư Ký, Thủ Tọa,
nơi liêu Thủ Tọa.
Hành
Giả là vị Tăng còn đang tu học, gần gũi thân cận, làm
các công việc.
Ngoài
ra,
ở Điện Đường, Điện Ty, Đường Ty, Phật Điện, Pháp
Đường khi có lễ, vị thỉnh chuông gọi là Chung Ty, vị lo
công việc trong Tăng Đường gọi là Trực Đường, vị lo
việc dọn dẹp gọi là Thanh Tảo Đương Phiên v.v... nhiều
lắm không thể ghi chi tiết ra đây hết. Vả lại, còn có
khá nhiều công việc như xuất bản, bố giáo, và nhiều việc
không cần có chức vụ ở Lưỡng Bổn Sơn nữa, song tùy theo
tính chất quy mô hay đơn giản của chùa, tùy theo địa phương,
tùy theo xã hội mà công việc có thể tùy nghi sửa đổi thêm
hay bớt.