- Lời giới thiệu
- 1. Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn lòng cá thối
- 2. Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
- 3. Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
- 4. Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
- 5. Đại sư thứ 5: Savaripa - Người thợ săn
- 6. Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
- 7. Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
- 8. Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
- 9. Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
- 10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài
- 11. Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
- 12. Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
- 13. Đại sư thứ 13: Tantipa - Người thợ dệt già
- 14. Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
- 15. Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uý
- 16. Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
- 17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
- 18. Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhãn đại sư
- 19. Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
- 20. Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
- 21. Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
- 22. Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
- 23. Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
- 24. Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
- 25. Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
- 26. Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
- 27. Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã
- 28. Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
- 29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
- 30. Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
- 31. Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
- 32. Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
- 33. Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
- 34. Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
- 35. Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
- 36. Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
- 37. Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
- 38. Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
- 39. Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
- 40. Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
- 41. Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi
- 42. Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
- 43. Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội
- 44. Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
- 45. Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
- 46. Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
- 47. Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
- 48. Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
- 49. Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát
- 50. Đại sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mỏi
- 51. Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
- 52. Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
- 53. Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
- 54. Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
- 55. Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
- 56. Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
- 57. Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
- 58. Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
- 59. Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
- 60. Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
- 61. Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
- 62. Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
- 63. Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
- 64. Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
- 65. Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
- 66. Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
- 67. Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
- 68. Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
- 69. Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
- 70. Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
- 71. Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
- 72. Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu
- 73. Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
- 74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
- 75. Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
- 76. Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
- 77. Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
- 78. Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
- 79. Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
- 80. Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
- 81. Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
- 82. Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
- 83. Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai
- 84. Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
Ôi! Thiên nữ, Dakini của lòng ta
Nàng dung mạo mỹ miều
Mà chỉ có mắt thanh tịnh của ta
Mới đủ khả năng chiêm ngưỡng
Tướng ấy không lìa ta
Nhưng không phải thuộc về ta
Các pháp hiện tượng của một vũ trụ rỗng không
Thiên nữ ơi! Nàng chẳng có gì sánh bằng
Vì ta không đủ lời diễn tả
Truyền thuyết
Một thuở nọ, tại Magaddha có một thanh niên thuộc giai cấp hạ tiện. Lớn lên, anh ta kết duyên cùng một thiếu nữ có nhan sắc mặn mà
cũng cùng tầng lớp xã hội.
Anh ta tính tình chơn chất và cũng không phải là hạng người thiếu đạo
đức. Tuy nhiên, anh ta thường không quan tâm đến cuộc sống đức hạnh và
những giá trị của tâm linh. Vì thế, sau khi trải qua lạc thú của lứa đôi, anh ta có cảm giác rằng chỉ có cuộc sống thực tại mới đem lại cho anh ta những lạc thú hoàn toàn. Còn tất cả những điều khác chỉ là vô nghĩa.
Rủi thay, cho đến một ngày của định mệnh khắc nghiệt, người vợ trẻ lâm bạo bệnh và qua đời!
Đau khổ đến mất cả lý trí, anh ta ôm chặt lấy thây ma mà không chịu buông rời nửa bước.
Một nhà sư Du-già thấy anh ta trong tình trạng vô cùng tuyệt vọng và đau khổ ấy bèn dừng chân để hỏi duyên cớ.
“Ngài không thấy tôi đang đau đớn như bị cưa xẻ đây sao? Nàng chết đi
là một mất mát to lớn, là kết thúc mọi niềm hạnh phúc, khoái lạc của đời tôi. Quả thật không ai trên đời này đau khổ bằng tôi.”
Nhà sư khuyên: “Tất cả cái gì sinh ra đều phải kết thúc bằng cái chết. Có sinh thì có tử. Có tụ thời có tán. Gặp gỡ rồi phải chia ly. Trong cõi thế gian vô thường này, ai cũng phải trải qua những chặng đường đau khổ ấy. Đó là qui luật tự nhiên, cớ sao ngươi lại phải vật vã mà ôm giữ cái thây ma kia, khác nào ôm giữ một đống bùn? Cớ sao ngươi không tu tập để cho vơi bớt nỗi sầu khổ kia?”
Nghe vị sư nói, anh ta choàng tỉnh cất tiếng nài nỉ: “Xin ngài xót thương dạy cho tôi cách thoát khỏi nỗi đau khổ này.”
Vị sư hoan hỷ nhận lời, khai thị cho anh ta. Kế đó, ngài dạy cho anh ta phương pháp thiền định để trừ tâm sầu não và những ý nghĩ vẩn vơ về cái chết của người thân yêu. Ngài dạy cho anh ta cách quán tưởng hình ảnh vợ mình như một Kim cương Thánh nữ (Dakini), một biểu tượng của không tính và tịnh lạc. Đồng thời, ngài cũng dạy cho anh ta quán các pháp vốn không có tự ngã.
Sau 6 năm tu tập, khi thấy rõ các pháp đều do duyên sinh, Kankaripa hốt ngộ chân lý.
Hành trì
Hư không (space) và thanh tịnh quán (pureawreness) là hai-trong-một (two-in-one). Dakini vừa là sắc tướng của một người nữ vừa là tướng của thanh tịnh thức. Vũ khúc của Dakini là sự chuyển động của nguyên lý âm dương. Đó là sự vận hành của các pháp thế gian.