Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Chương Thứ Bảy

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12420)
7. Chương Thứ Bảy
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ


Chương thứ bảy

Tịnh độ của Phật A-di-đà – thế giới Tây phương Cực Lạc

Tiết thứ nhất

Tổng luận

Thế giới Cực Lạccõi Phật được kiến lập do cơ cảm đáp ứng lại bản nguyệnnhân vị của Phật A-di-đà. Thế giới này ở Tây phương, có nhiều công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn. Phật A-di-đà ở nước này phóng ánh sáng chiếu khắp mười phương không có chướng ngại, Ngài thường thuyết pháp cho đại chúng thanh văn, có vô số bồ-tát theo hầu Ngài rất đông, giúp Ngài làm Phật sự giáo hóa chúng sanh. Tất cả mọi ngườithế giới này thân, tâm khôngkhổ não, ai nấy đều tinh tiến tu đạo, hưởng thụ pháp lạc. Các kinh A-di-đà, kinh Đại A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ v.v...đều tường thuật tỉ mỉ điều này.

thế giới Ta-bà đời ác năm trược bất tịnh, đối lập với cõi nước Phật A-di-đà thuần thiện, thanh tịnh, nên gọi là Tịnh độ. Do ba cõi đau buồn khổ não, ở trong nhà lửa bất an đối lập với thế giới bên kia của cõi Phật A-di-đà, chỉ hưởng những điều an lạc, nên gọi là Cực Lạc, còn gọi là thế giới An Lạc.

Kinh Xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thọ ghi: “Các loài hữu tìnhthế giới kia thân tâm không có khổ não, chỉ có vô lượng thanh tịnh hỷ lạc; cho nên gọi là thế giới Cực Lạc”. Kinh Vô Lượng Thọ quyển thượng ghi: “Cõi này không có danh từ ba đường khổ nạn, chỉ có sự thật an vui tự nhiên; cho nên nói nước này là An Lạc”, cũng là chỉ cho cõi nước Cực Lạc.

Trong các kinh như kinh A-di-đà v.v...tường thuật về công đức trang nghiêmTịnh độ Cực Lạc, trong đó đều ghi đại khái nhất trí; nhưng trong các kinh cũng có ghi các thứ trang nghiêm hoặc tỉ mỉ, hoặc đơn giản bất đồng; y theo sự mong cầu vô cùng tận của nhân loạikiến lập các loại trang nghiêm. Trong đó, kinh A-di-đà súc tích nhất, nói sự tướng trang nghiêm khá ít, tư tưởng cũng rất thuần phác. Nhưng kinh Đại A-di-đà kinh Bình Đẳng Giác thì ghi chép rất tỉ mỉ, lại còn lý tưởng hóa rộng ra.

Trong kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêmkinh Vô Lượng Thọ đều phủ nhận Phật A-di-đà và A-la-hán có nhập diệt. Tịnh độ của Phật A-di-đà là cõi nước thật sự có tuổi thọ vô lượng. Đến kinh Quán Vô Lượng Thọ lại phát huy càng lớn về Phật thân quan, nói về y báo, chánh báo đều là không thể nghĩ bàn. Từ sự thật này, chúng ta có thể thấy các kinh được biên tập có thứ tự trước sau bất đồng.

 

Tiết thứ hai

Lược thuật về kinh A-di-đà

Kinh A-di-đà chỉ có 1 quyển, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch đầu tiên vào niên hiệu Hoằng Thỉ, đời Dao Tần (401-413). Sau đó, ngài Huyền Trang dịch lại vào năm đầu Vĩnh Huy, đời Đường (650), tên là kinh Xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thọ. Kinh này hiện nay có bản Phạn và bản Tây Tạng. Niên đại Hán dịch vào đầu thế kỉ thứ 5, xem từ nội dung kinh, có lẽ đã được biên tập trước kinh Đại A-di-đà. Nếu như thế thì bản kinh này nhất định là tường thuật về Tịnh độ của Phật A-di-đà sớm nhất; cho nên nay trước tiên nêu ra các điều được kinh này ghi chép.

Tịnh độ Di-đà dùng vàng ròng làm đất, cõi Phật có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới báu, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu: vàng, bạc, lưu lypha lê. Khi gió thổi nhẹ ngang qua các hàng cây báu và màn lưới báu thì trăm nghìn tiếng nhạc đồng thời trổi lên pháp âm vi diệu, người nghe tự nhiên sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Lại có hồ tắm bằng bảy báu, tám nước công đức đầy trong hồ, dưới đáy hồ rải bằng cát vàng. Hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, xòe nở lớn như bánh xe đều phát ra ánh sáng; bốn bên hồ đều có các bậc thang, bên trên xây lan can bằng bảy báu. Lại có các loài chim như: bạch hạc, khổng tước v.v...ngày đêm sáu thời đều cất tiếng hót vang, âm thanh hòa nhã, diễn thuyết giáo pháp năm căn, năm lực, bảy bồ đề phần, tám thánh đạo phần. Trong cõi nước này thường trổi nhạc trời, ngày đêm sáu thời, trời mưa hoa mạn-đà-la. Sáng sớm mỗi ngày, chúng sanh trong nước nhặt các hoa đẹp đựng đầy xiêm y, vận sức thần thông bay khắp mười vạn ức nước khác cúng dường chư Phật, đến giờ ăn trưa trở về nước mình, thụ thực xong, đi kinh hành. Trên đây là nêu ra tình hình đại khái của Tịnh độ được nói trong kinh này.

 

Tiết thứ ba

Lược thuật về kinh Đại A-di-đà

Kinh Đại A-di-đà trình bày các hạng mục về sự trang nghiêm tỉ mỉ hơn kinh A-di-đà như nói hoa sen, hồ tắm, thảy đều rộng lớn hơn. Kinh này ghi Tịnh độ Di-đà dùng bảy báu làm đất, thứ báu này là tinh túy trong các loại báu, như bảy báucõi trời thứ sáu. Trong nước có giảng đường, tinh xá của Phật A-di-đà dùng bảy báu làm trang nghiêm, lầu các, lan can cũng đều làm bằng bảy báu, bên trên được che phủ bằng chuỗi ngọc, màn lưới.

Lại nữa, lầu các của các vị bồ-tát và a-la-hán đều dùng bảy báu làm trang nghiêm, lan can cũng đều được làm bằng bảy báu. Chung quanh các tinh xá và nhà ở ấy có mấy trăm lớp rừng cây đều bằng bảy báu. Trong đó có nhiều loại rừng cây, cây bạc nhánh vàng, cây vàng nhánh bạc; cho đến cây bạch ngọc nhánh xà cừ v.v...Khi gió thổi nhẹ, những hàng cây này đều phát ra năm loại thanh nhạc du dương trầm bổng rất hay, không có âm nhạc nào sánh bằng, gấp trăm nghìn vạn ức lần vạn loại âm nhạccõi trời thứ sáu.

Lại nữa, giảng đường, tinh xá của Phật A-di-đà và lầu các của các bồ-tát trong và ngoài đều làm bằng bảy báu; có dòng suối, hồ tắm đều bằng vàng ròng, lấy bạc trắng làm cát dưới đáy hồ; hồ bằng vàng ròng, lấy bạch ngọc làm cát trải dưới đáy hồ. Lại có hồ lấy hai thứ báu, ba thứ báu cho đến bảy thứ báu làm thành và dùng các thứ báu này làm cát dưới đáy hồ. Hồ tắm của bồ-tát và a-la-hán rộng bốn mươi dặm (tức một do tuần), cho đến hai vạn bốn trăm tám mươi dặm. Hồ tắm của Phật A-di-đà chu vi bốn vạn tám nghìn dặm (một nghìn hai trăm do tuần), trong hồ đều có trăm hoa đang nở rộ.

Khi bồ-tát muốn cúng dường vô số chư Phật trong mười phương thì được hoa to bốn mươi dặm, cho đến hoa lớn sáu trăm dặm. Các hoa lớn này đều tự nhiên hiện ra, tức thời bồ-tát mang đến cõi Phật khác cúng dường chư Phật, chưa đến giữa trưa thì bay về nước mình. Lại nữa, chúng sanh trong cõi nước này, nếu khi muốn ăn thì bát bảy báu tùy ý tự nhiên hiện ra, trong bát đựng nhiều thức ăn rất thơm ngon, thức ănthế gian không thể nào sánh bằng, ngay cả thức ăn cõi trời cũng không bằng. Những điều này có lẽ trong kinh A-di-đà ghi lại rất tỉ mỉ. Trong kinh A-di-đà ghi Tịnh độ Cực Lạc lấy vàng ròng làm đất thì kinh Đại A-di-đà đổi thành lấy bảy báu. Thuyết vàng ròng làm đất là nguyện văn trong kinh Phóng quang Bát-nhã đã nêu ra, đây là thuyết có trước. Nhưng bản kinh này nay sửa đổi là dùng bảy báu, chứng tỏ kinh này từ kinh A-di-đàcải thiện thêm.

Lại nữa, trong kinh này ghi Tịnh độ của Phật Di-đà không có núi Tu-di, lại không có biển lớn, biển nhỏ, sông ngòi v.v...mặt đất đều bằng phẳng. Bởi vì, núi Tu-di là kiến lập trung tâm thế giới, trên đỉnh núi có trời Đao-lợi, giữa lưng chừng núi có Tứ Thiên vương, bốn bên núi có bốn đại châu. Thời kỳ sớm nhất, Tịnh độ của chư Phật cũng lấy phương thức này để nói về vị trí cõi nước, thế giới. Nhưng kinh này chưa có nói núi Tu-di ở cõi nước Phật Di-đà, cũng đem Tứ Thiên vương, Đao Lợi thiên đều đặt ở hư không, chứng tỏ sự kiến tạo Tịnh độ Di-đà cấu tạo hoàn toàn không giống ba cõi ở Ta-bà. Điều này không thể không nói là một sự phát triển lớn của luận điểm về Tịnh độ. Trong kinh văn có ghi ngài A-nan hỏi Phật đáp về vấn đề: “Nếu không có núi Tu-di, Tứ Thiên vương, Đao-lợi thiên thì dựa vào đâu để an lập”. Chúng ta có thể thấy đây là vấn nạn của các luận sư theo A-tì-đạt-ma.

Lại nữa, trong kinh này nói Tịnh độ Di-đà không có người nữ. Người nữ vãng sanh về Tịnh độ đều chuyển hóa thành người nam, người sanh về cõi nước này đều hóa sanh nơi hoa sen trong hồ nước bảy báu, đặc biệt không có nuôi dưỡng, thức ăn tự nhiên có đầy đủ, tự nhiên trưởng thành, thân này chẳng phải người, chẳng phải trời, tự nhiên là thân hư vô, thể vô cực. Nhưng dung nhan, hình dáng xinh đẹp không ai bằng, đẹp hơn thiên vương cõi thứ sáu gấp trăm vạn ức lần, đủ để chứng minh Tịnh độ Di-đà vượt hơn Tịnh độ A-súc có người nữ.

Trong kinh Đại A-di-đà ghi có vô số bồ-tát, a-la-hán an trụ cõi nước đó lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, ai nấy đều tinh tiến tu đạo. Trong số a-la-hán có người chứng Niết-bàn, nhưng cũng có người mới đắc đạo. Đồng thời a-la-hán ở cõi nước kia vốn nhiều vô số, nếu như có chứng Niết-bàn thì số này vẫn không tăng, không giảm, tức là thừa nhận có a-la-hán nhập diệt.

Lại nữa, Phật A-di-đà ở trong vô lượng vô số kiếp trở về sau cũng chứng nhập Niết-bàn, là thừa nhận Ngài nhập diệt. Sau khi, Phật A-di-đà nhập diệt thì bồ-tát Quán Thế Âm bổ xứ thành Phật. Về sau, trải qua vô số kiếp bồ-tát Đại Thế Chí bổ xứ thành Phật, lần lượt kế thừa như thế, không có đoạn tuyệt. Có lẽ thuyết Phật A-di-đà nhập diệt, bồ-tát Quán Thế Âm thành đạo là theo kế thừa thuyết bồ-tát Di Lặc bổ xứ tiếp nối Đức Thích Tôn.

Các kinh Bình đẳng giác, kinh Bi hoa, kinh Quán Âm bồ-tát thọ ký…cũng đều ghi chép việc này. Thọ mạng của Đức Phật tuy có dài, ngắn, nhưng việc chư Phật đều nhập Niết-bàn là phải thừa nhận. Trong kinh A-súc Phật quốc cũng ghi sau khi Đức Phật A-súc nhập diệt thì Như Lai Kim Sắc bổ xứ thành Phật. Vì thế đủ biết tin ở thời kỳ sớm nhất, người tu học pháp môn Tịnh Độ đã tin rằng Phật A-di-đà cũng có nhập diệt.

 

Tiết thứ tư

Lược thuật kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm

kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêmkinh Vô Lượng Thọ đã ghi công đức trang nghiêm của Tịnh độ về cơ bản nhất trí với kinh Đại A-di-đà, trong đó văn cú tương đồng cũng rất nhiều. Nhưng hai kinh này lược bỏ ghi chép sự việc a-la-hán nhập diệt, và lược bỏ hoàn toàn đoạn văn Phật Di-đà nhập diệt thì có thể thấy đến đây, tư tưởng Tịnh độ tiến bộ hơn trước rất nhiều. Tức là kinh Đại A-di-đà nhận định trong chúng a-la-hán có người nhập diệt, nêu ra thí dụ nước biển, nếu chỉ thấm lấy một giọt nước thì biển cả vẫn không giảm. Nếu trong chúng a-la-hán có một người nhập diệt thì giống như một giọt nước chẳng có liên quan đến sự tăng giảm của con số quá lớn.

Nay nói về kinh Vô Lượng Thọ, ban đầu Phật A-di-đà ở trong hội chúng thanh văn đông vô số, mặc dù chúng thanh văn tập hợp đông như vậy, nhưng phần nhiều đều là bậc trí tuệ như Đại Mục-kiền-liên v.v... ở trong a-tăng-kì na-do-tha kiếp, những điều các ngài biết được như một giọt nước, còn những điều không biết như nước trong biển cả. Từ ví dụ này để hiểu rõ ý nghĩa trên, chứng minh chúng thanh văn vô số. Đây là phủ định a-la-hán có nhập diệt, cho nên phải lược bỏ sự nhập diệt.

Lại nữa, trong kinh Đại A-di-đà nêu ra Di-đà nhập diệt, ghi lại sự việc Quán Âm thành đạo, nhưng trong kinh Vô Lượng Thọ lược bỏ đoạn văn này, hoàn toàn không để lại dấu vết; đây cũng là chứng minh ý nghĩa phủ nhận Phật Di-đà nhập diệt. Như thế, phủ nhận Phật là thầy và chúng đệ tửnhập diệt thì Tịnh độ của Phật Di-đà mới được gọi là cõi nước có tuổi có tuổi thọ vô lượng. Đây chính là nói nguyên nhân phát triển mạnh của luận điểm về Tịnh độ.

Trong kinh Đại A-di-đà cũng nói trong cõi nước kia có mặt trời, mặt trăng, các vì sao; nhưng trong kinh Vô Lượng Thọ thì lược bỏ đoạn văn này; đồng thời, kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêm, hội Vô Lượng Thọ Như Lai, kinh Đại bảo tích và bản Phạn thì chưa nói đến có mặt trời, mặt trăng, các vì sao và tinh cầu.

Lại nữa, trong kinh A-di-đà ghi: “Ngày đêm sáu thời mưa hoa mạn-đà-la”. Trong kinh Đại A-di-đà ghi: “Hàng ngày, lúc chưa đến buổi trưa, trở về nước mình”. Nhìn nhận là có sự sai khác của ngày đêm, nhưng kinh Vô Lượng Thọ lại lược bỏ những điều này. Kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêm kinh Đại bảo tích ghi không có sự sai khác của ngày đêm. Kinh A-di-đà ghi thêm thụ trai xong, rồi đi kinh hành. Kinh Đại A-di-đà cũng ghi hiện ra trăm món ăn ngon, cho rằng trong nước Phật Di-đà có sự đoàn thực. Nhưng kinh Vô Lượng Thọ nói có thức ăn vi tế. Trên thực tế là chưa từng ăn, chỉ thấy sắc, ngửi mùi hương, nếu dùng ý thực thì tự nhiên no đủ, chỉ lấy tư thực để nuôi dưỡng. Những điều này chứng minh sự cấu thành Tịnh độ không giống ba cõi ở Ta-bà. Tức là nói từ kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêm trở về sau quan điểm về Tịnh độ Di đà có sự phát triển hướng thượng.

 

Tiết thứ năm

Lược thuật kinh Quán Vô Lượng Thọ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ 1 quyển. Trong Xuất tam tạng kí tập quyển 4, ghi là mất tên người dịch. Lương cao tăng truyện quyển 3 lại ghi: “Niên hiệu Nguyên Gia, đời Lưu Tống (424-442) ngài Cương-lương-da-xá dịch kinh này. Trong Bảo Xướng lục (được Khai Nguyên lục, quyển 5 dẫn) thì nói ngài Đàm-ma-mật-đa dịch vào đời Lưu Tống. Trong kinh này căn cứ bốn mươi tám nguyện của tì-kheo Pháp Tạng nên biết được kinh này xuất hiện sau kinh Vô Lượng Thọ. Kinh này nói mười sáu pháp quán, đối tượng để quán là cảnh trang nghiêm của Tịnh độ Di-đà, so với kinh Đại A-di-đà thì kinh này nói số cảnh trang nghiêm ít hơn, đúng hơn là gần giống kinh A-di-đà.

Pháp quán đầu tiên trong kinh này nói đất của Tịnh độ bằng lưu ly, phía dưới có kim cang, bảy báu, cờ phướn vàng dựng thẳng trên đất. Cờ phướn này đầy đủ ở tám phương, tám góc, ở mỗi phương do trăm thứ báu tạo thành. Pháp quán tiếp theo nói có bảy lớp hàng cây, mỗi cây cao tám nghìn do-tuần, hoa, lá đầy đủ bảy báu. Kế đến nói hồ có tám nước công đức, dưới đáy hồ rải kim cang nhiều màu làm cát, trong hồ nước có sáu vạn ức hoa sen bảy báu; lại có trăm loài chim quí nhiều màu thường hót ca ngợi công đức niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Pháp quán tiếp theo nói về lầu các, trên mỗi khu vực có năm trăm ức lầu báu, trong mỗi lầu các có vô lượng chư thiên trổi nhiều thứ nhạc trời.

Kinh này ghi đất bằng lưu ly, kinh A-di-đà ghi đất bằng vàng ròng, kinh Đại A-di-đà đất bằng bảy báu, các kinh ấy ghi khác nhau. Có lẽ kinh này chịu ảnh hưởng từ phẩm Thí dụ thứ 2, kinh Pháp hoakinh Quán Phổ Hiền bồ-tát hành pháp đều nêu ra đất bằng lưu ly. Kế đến, lại nói thân lượng và tướng hảo của Phật A-di-đà, thân Ngài cao sáu mươi vạn ức na-do-tha Hằng hà sa do-tuần, lông trắng giữa chặng mày xoay quanh như năm hòn núi Tu-di, mắt sáng trong như nước bốn biển cả, vô số lỗ chân lông trên thân Ngài phát ra ánh sáng, hào quang trên đỉnh đầu có trăm vạn ức na-do-tha Hằng hà sa hóa Phật. Đức Phật ấy đầy đủ tám vạn bốn nghìn tướng tốt, trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn nghìn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp cũng đều có tám vạn bốn nghìn tia sáng, mỗi tia sáng chiếu khắp mười phương thế giới, không ngừng thu nhiếp chúng sanh niệm Phật.

Kinh này ghi thân lượng của Phật A-di-đà cao sáu mươi vạn ức na-do-tha Hằng hà sa do-tuần; đồng thời, thân Ngài đầy đủ tám vạn bốn nghìn tướng hảo. Đại khái trong kinh Bát-chu tam-muội ghi Phật Di-đà có ba mươi hai tướng, tám mươi hảo, trong kinh Đại A-di-đà tuy chưa có nói riêng về thân lượng của Phật nhưng nói hồ tắm vuông vức mỗi bề bốn vạn tám nghìn dặm.

Trong kinh Trang nghiêm và trong bản Phạn đều ghi cây đạo tràng của Đức Phật này cao một nghìn sáu trăm do-tuần, kinh Bi hoa ghi một vạn do-tuần, kinh Vô Lượng Thọ ghi bốn trăm vạn dặm. Hồ tắm là nơi để tắm rửa, dung lượng của hồ tắm này tương ưng với thân Phật mà được tạo thành một cách trang nghiêm. Cây đạo tràng là nơi để ngồi nghỉ, cây cao tương ứng với chiều cao thân Phật mà trang nghiêm thành tựu.

Bốn vạn tám nghìn dặm, nếu lấy bốn mươi dặm là một do-tuần, thì tính ra thành một nghìn hai trăm do-tuần thì biết thân lượng của Phật so với kinh Đại A-di-đà có lẽ xê xích dưới hai trăm do-tuần. Nếu tính đồng nhau bốn trăm vạn dặm thành mười vạn do-tuần, hợp với kinh Vô Lượng Thọ thân Phật Di-đà cao đúng là mười vạn do-tuần trở xuống. Nếu thế thì thuyết trong kinh Quán Lượng Thọ Phật ghi thân Phật cao sáu mươi vạn ức na-do-tha Hằng hà sa, thật sự thân Phật cao to như vậy là rất phi thường.

Chủ yếu những điều trình bày về công đức trang nghiêm và thân Phật của Tịnh độ Cực Lạc dần dần được lí tưởng hóa, là con đường phát triển phù hợp với luận điểm về bản nguyện. Nghĩa là kinh A-di-đà được coi là xuất hiện rất sớm, kế đến là kinh nói về hai mươi bốn nguyện, kinh nói về bốn mươi tám nguyệnbản nguyện cho đến cõi nước công đức trang nghiêm cũng đạt đến đầy đủ hoàn chỉnh; đồng thời, lại biết đích xác đến thời đại của kinh Quán Vô Lượng Thọ thì pháp quán Phật A-di-đà mới được thừa nhậnđạt đến chỗ hoàn chỉnh.

 

Tiết thứ sáu

Nguồn gốc Tịnh độ Cực Lạc và Tì-thấp-nô

Liên quan đến nguồn gốc Tịnh độ Cực Lạc, các nhà học giả có nhiều thuyết để giải thích. Các học giả am hiểu tiếng Phạn lấy thần Tì-thấp-nô (Vjsnu) ở cõi trời theo Ấn Độ giáo làm nguồn gốc, tức là lấy nguyên ngữ Cực Lạc, hiện đang sử dụng trong bản Phạn là Tu-ca-oa-cơ (Suk-havati) vốn từ Tu-ha-ma-đề mà ra, nhưng Tu-ha-ma-đề này có ý nghĩa Lạc Hữu, An Lạc; Sukha-vati (tức là Sukha-mati) có ý nghĩa Lạc Vô LượngCực Lạc. Sukha-mati (tức là tục ngữ Sukha-amarti) có ý nghĩaCam Lộ, An Dưỡng. Sudha-mati (tức là Amrta-mati) giải thích trong ba loại ý nghĩa Tu-ha-ma-đề (Suhamati) cũng có nghĩa Cam Linh (Sudhamati) có thế giới Cam Lộ tức tức là thiên quốc Tì-thấp-nô. Vì thế, Tịnh độ Cực Lạcchuyển hóa từ tư tưởng thiên quốc kia mà ra.

Chẳng những như thế, liên quan đến một danh từ A-di-đà (Amita); nếu nói theo tiếng Phạn tuy có nghĩa Vô Lượng, nhưng ngoài cách nói theo phong tục là Vô Lượng còn có ý nghĩa Cam Lộ. Cam Lộ tức là chuyển dịch từ A-mật-lí-đa (Amrti) lấy Amrti dịch thành Cam Lộ ví dụ rất nhiều. Như Mật giáo gọi Phật A-di-đà là Cam Lộ Vương Như Lai, đủ biết một danh từ A-di-đà vốn từ A-mật-lí-đa mà ra. Lại nữa, A-mật-lí-đa có ý nghĩaBất Tử, dịch ý là Vô Lượng Thọ. Như thế, Phật A-di-đà có lẽ không ngoài luận điệu là Cam Lộ chủ, tức là tự thân của Tì-thấp-nô.

Tóm lại, ở trong các kinh xưa như: kinh Bát-chu tam-muội, kinh Đại A-di-đà, kinh Tam-mạn-đà-la-bạt-đà-la bồ-tát dùng nguyên ngữ Cực Lạc, dịch âm là Tu-ha-ma-đề, hoặc Tu-ma-đề. Có lẽ thời cổ đại gọi Tịnh độ Di Đà là Tu-ha-ma-đề (Sukh-amati) cũng chưa xác định. Nhưng trong phần Hiền Hộ, kinh Đại tập là bản dịch khác của kinh Bát-chu tam-muội kinhkinh Vô Lượng Thọ bản dịch khác của kinh Đại A-di-đà đều dùng danh từ là An Lạc để dịch.

Lại nữa, trong kinh Văn-thù-sư-lợi phát nguyện cùng loại bản với kinh Tam mạn-đà-la bồ-tát đã nêu trên cũng dịch là An Lạc. Cho nên chúng ta phải biết các kinh này đối với một câu Tu-ha-ma-đề dịch là An Lạc (Suk-havati) hoặc giải nghĩaCực Lạc (Sukhamati).

Lại nữa, nguyên danh của Phật Di-đà chỉ có nghĩa Vô Lượng, A-di-đà giải nói là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang là nguồn gốc danh hiệu của Đức Phật Di-đà, văn trên đã nói qua. Lấy Vô Lượng Thọ làm nguyên danh của Ngài, ở đây gọi Cam Lộ tức là dịch ý A-mật-lí-đa. Do sự chuyển đổi trước sau mà thành ra tương phản với với thuyết của kinh Đại A-di-đà. Danh hiệu Cam Lộ Vương là chuyển dịch ra từ tiếng Phạn được người đời sau sử dụng. Bắt đầu từ kinh Bát-chu tam-muội, cho đến các kinh như kinh Đại A-di-đà v.v...từ trước đến nay chưa từng tiếp xúc với danh từ Cam Lộ. Do đó, bắt nguồn tư tưởng Cực Lạc hoặc A-di-đà đều bắt nguồn từ Tì-thấp-nô đáng bị bình luận là thuyết chắc chắn không đúng.

Tiết thứ bảy

Thần thoại mặt trờitư tưởng Di-đà

Ngoài ra, các giới học giả thấy nói vị trí Tịnh độ Cực Lạc ở phương tây và danh hiệu của Phật A-di-đà là Vô Lượng Quang rồi có tư tưởng muốn qui kết về thần mặt trờiẤn Độ. Đại khái trong kinh Đại A-di-đà lấy ánh sáng của Phật A-di-đà là tối tôn đệ nhất, nói là vua trong các quang minh của chư Phật. Trong kinh Vô Lượng Thọ nêu đầy đủ mười hai danh hiệu Quang Phật. Lại trong bản Phạn kinh Vô Lượng Thọ thì nêu ra mười chín loại quang minh. Mọi người sùng bái Phật Di-đà thành Đức Như Lai là có quang minh vô lượng sự thật.

Không những như thế, trong kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi nhật tưởng quán, nghĩa là dạy quán tưởng mặt trời lặn theo phương hướng thế giới Cực Lạc, nhìn từ ý nghĩa rộng thì không thể nói là không có quan hệ với sự sùng bái mặt trời, đặc biệtthế giới Cực Lạc ở phương tây. Khi mặt trời sắp lặn ánh sáng chiếu ở phương tây, lúc nhìn quang cảnh này làm cho mọi người cảm thấy sự trang nghiêm, huyền bí cao thượng vô cùng; cho nên mới có nguồn gốc này. Nhưng theo khảo sát Phật A-di-đà không chỉ lấy Vô Lượng Quang Như Lai mà còn lấy Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thanh Tịnh Như Lai để sùng bái; đồng thời, không ngoài ý nghĩa lấy chân thân bất diệt của Thích Tôn mà nói; cho nên, nếu lấy mặt trời làm nhân cách hóa, quả thật là không thỏa đáng.

 

Tiết thứ tám

Tịnh độcảnh giới Niết-bàn

Hễ nói đến Tịnh độ thì mọi người đều muốn lấy cảnh giới Niết-bàn của Đức Phật làm cụ thể để hình dung. Trong kinh La-ma, Trung A-hàm, quyển 56 ghi: “Ta cầu Niết-bàn, không bệnh, an ổn vô thượng thì được Niết-bàn không bệnh, an ổn vô thượng. Cầu Niết-bàn không già, không chết, không buồn lo, không ô uế, an ổn vô thượng thì được Niết-bàn không già, không chết, không buồn lo, không ô uế, an ổn vô thượng”. Đây là lấy cảnh giới an ổn vô thượng không bệnh, không già, không chết, không buồn lo, không ô uế chính là Niết-bàn.

Lại nữa, trong kinh Tạp A-hàm quyển 13 ghi: “Chư thiên, loài người vì đắm nhiễm sắc, ưa thích sắc mà trụ, nếu khi sắc kia bị vô thường, thay đổi, diệt tận thì họ đau khổ”. Chư thiên và người đời tham đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nếu khi các pháp này thay đổi, vô thường, diệt tận thì họ rất đau khổ. “Như Lai biết đúng như thật về sắc, sắc tập, sắc diệt, sắc hoạn, sắc li; khi biết đúng như thật rồi thì không còn trụ sắc, không còn đắm nhiễm, không còn ưa thích, cho đến không còn bị sắc kia gây trở ngại; khi sự trở ngại không còn thì gọi là niết-bàn an ổn vô thượng”. Ở đây nói hàng phàm phu chúng ta tham đắm sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nếu khi sắc kia bị vô thường, thay đổi, diệt tận thì chúng ta đau khổ vô cùng, phiền não vô tận. Còn Như Lai lìa sự đắm nhiễm vào sắc v.v…nên Ngài được giải thoát từ trong chướng ngại, không còn khổ não, trụ trong bình yên nên gọi là Niết-bàn an ổn vô thượng.

Nhưng trong kinh A-hàm giải nói Niết-bàn là diệt sạch phiền nãotai họa, chú trọng giải thoát tiêu cực, còn kinh điển Đại thừa thì lấy không sanh, không diệt làm Niết-bàn; điều này có ý nghĩa tích cực.

Kinh Đại bát niết-bàn quyển 6 ghi: “Nếu Như Lai nhập Niết-bàn như củi hết lửa tắt thì gọi là bất liễu nghĩa; còn Như Lai nhập pháp tính gọi là liễu nghĩa”. Cũng kinh này quyển 23, ghi: “Thường, lạc, ngã, tịnh gọi là Niết-bàn”.

Trong chương Nhất thừa, kinh Thắng Man, ghi: “Người đắc Nhất thừa, chứng Vô thượng chính đẳng chính giác, tức là cảnh giới niết-bàn. Cảnh giới niết-bàn tức là pháp thân Như Lai”.

Phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16, kinh Pháp hoa ghi: “Như Lai vì phương tiện độ chúng sanh nên thị hiện nhập Niết-bàn, nhưng thật sự không có diệt độ, mà thường trụ thuyết pháp”. Các kinh đã nói Phật nhập Niết-bàn đều lấy pháp tính, cảnh giới bất diệt thường trụ làm ý nghĩa Niết-bàn.

Lại nữa, kinh Quán Phổ Hiền bồ-tát hành pháp ghi: “Thích-ca-mâu-ni là Tì-lô-giá-na, Hán dịch là Biến Nhất Thiết Xứ, trụ xứ của Ngài gọi là Thường Tịch Quang, do bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh và các ba-la-mật thành lập”. Nhiếp đại thừa luận thích thứ 15 của ngài Thế Thân ghi: “Thế giới Liên Hoa Tạng đầy đủ bốn đức, lấy pháp giới chân như làm chỗ y chỉ”.

Trong luận Thành duy thức quyển 10 ghi: “Tự tính thân nương pháp tính độ, thể của thân và độ này không có sai biệt, tức là pháp thân của Như Lai và trụ xứ của Ngài là đồng thể; đồng thời, thân và độ đều là do bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh và các ba-la-mật mà thành lập”. Căn cứ theo thuyết này thì pháp thân của Như Lai và trụ xứ của Ngài là pháp tính độ, cũng không ngoài việc khai hiển cảnh giới Đại niết-bàn.

Kinh Vô Lượng Thọ nói về Tịnh độ của A-di-đà: “Cõi nước của Phật Di-đà thì thanh tịnh an lạc, hạnh phúc vi diệu, có thể nói là gần bằng với đạo vô vi Niết-bàn”. Kinh A-di-đà cũng ghi: “Chúng sanh ở cõi đó không có các nỗi khổ, chỉ được an vui; cho nên gọi là Cực Lạc”. Đây tức là biểu thị cõi Phật A-di-đà là trụ xứ an ổn vô thượng, không có buồn lo, không có ô uế”.

Lại nữa, ‘thọ mạng của Phật Di-đà và nhân dân cõi này vô lượng vô biên a-tăng-kì-kiếp’, là chứng minh cõi nước của Ngài là cõi Niết-bàn không bệnh, không già, không chết; đặc biệt là một câu ‘gần bằng với đạo vô vi Niết-bàn’. Chúng ta thấy ý nghĩa này thật là sâu sắc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6195)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(Xem: 7264)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6782)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6208)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5693)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4957)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5371)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6684)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5979)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 12051)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5762)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7064)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5517)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5910)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4929)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4475)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8257)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6560)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7430)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5848)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5506)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6440)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6779)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7586)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4904)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4662)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5289)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12704)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9768)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10526)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10376)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9962)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 12054)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10194)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10834)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9961)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8848)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9548)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14591)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8826)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 9153)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9387)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8851)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10576)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9265)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8412)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9469)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 9039)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9628)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9055)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8414)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 9000)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 9033)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8800)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9416)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 9088)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8838)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4113)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 9092)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9947)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant