Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Phụ: Tết Trung Thu

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13297)
4. Phụ: Tết Trung Thu

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển hai
Báo ân

1. Chương hai: Báo Ân

1.4 Phụ: Tết Trung Thu

Rằm tháng 8 âm lịch sau khi dùng cháo buổi chiều xong, đại chúng vân tập chánh điện cúng rằm Trung Thu. Lễ phẩm đơn giản gồm hương hoa, trà quả, đèn bánh.

(Nghi tiết xem trước…) Tán:

Mây tạnh trời quang sương đáng yêu

Nõn nà không vết thể tự viên

Một vầng trăng tỏ tỏa vô biên

Sáng soi khắp cùng cõi đại thiên!

Nam Mô Nguyệt Cung Thái Âm Tôn Thiên Bồ Tát 
(3 lần).

Tụng Bát Nhã, niệm Phật, sám nguyện, hồi hướng, phục nguyện, tự quy… lễ xong lui về hậu liêu, sau khi nghe hiệu lệnh tất cả tập trung trai đường, uống trà, dùng bánh Trung Thu, văn nghệ v.v…

Chứng nghĩa ghi rằng: Tết Trung Thu tương truyền là ngày Nguyệt đản nên người đời đều làm lễ kỷ niệm. Dựa theo Phật Giáo mà luận, như cúng kỷ niệm trăng nên cúng trước giờ ngọ, vì mặt trăng giống trời bởi chư thiên không thọ cúng sau giờ ngọ. Vì theo Thanh Quy chỉ thiết lễ cúng gồm hoa hương, trà quả, đèn bánh mà thôi. Không dâng cúng thức ăn vậy. Từ đó trở đi tòng lâm cúng trăng giống người thế, lẫn lộn đã lâu đời. Thậm chí có người gọi lễ Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát hoặc xưng là lễ Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát.

Giá như có cúng nên dùng chay tịnh theo nghi cúng Phật. Đáng trách là mắc lầm lỗi, người ngu không nên lấy bậy truyền bậy; các bậc cao minh thức giả cần phải đính chánh lại. Như cho rằng, trời trăng vận hành là cái đức không hai, xưa nay chỉ cúng trăng mà chưa ai cúng mặt trời, tại sao vậy?

Trả lời: việc này tùy theo lễ tục, người đời chưa từng cúng mặt trời bao giờ. Ngoài ra, mặt trăng ở trong âm u tăm tối tỏa chiếu ánh sáng mà vạn vật được hấp thụ từ chỗ mát mẻ đó. Luận về công mặt trời vào hàng thứ hai; bàn về đức đại bộ gần với đạo Phật chúng ta linh chiếu tự như; che lấp không làm hại ánh sáng, huống chi sức sáng. Bóng hiện trong nước lớn nhỏ dọi không khác, huống gì công năng. Dung nạp ánh sáng ắt soi tỏ cần gì đầy. Trong sạch tự thuận cần gì vắng lặng. Nơi bẩn nhơ mà không nhiễm cần gì trong trắng. Xoay vần mãi không dừng là vận cần gì hằng hữu, đầy vơi không sai trật giờ cần gì tin. Sáng soi vạn vật mà không lưu tâm cần gì hư không. Sao ban đêm tự độc chiếu cần gì đốt cháy, phong kín tất cả trước mắt cần gì khắp nơi. Nếu như nhân mặt trăng ngộ tâm là bổn giác tự sáng; chướng không thể làm mờ tối, không phải ánh trăng sáng sao? Lợi ích vô cùng, ân oán không hai, không phải công tâm của ánh trăng sao? Người người là đạo, pháp pháp sáng rỡ, chẳng phải cái tròn đầy của mặt trăng ư? Xứ xứ luôn hiu hiu tự đắc chẳng phải cái lặng lẽ của mặt trăng sao? Ở chốn trần lao mà tự mình trong sạch chẳng phải cái trong trắng của trăng là gì? Tự phát phấn đấu không ngừng chẳng phải cái hằng viễn của trăng hay sao? Cây mận, cá heo chẳng cũng tin nơi trăng sáng chứ? Vật đạt thuận ứng không phải cái lồng lộng của trăng hay sao? Tánh nó gần gủi nơi Phật đạo như thế nên Phật thuyếp pháp ở núi Linh Thứu thường lấy trăng làm thí dụ. Ngài Hàn Sơn nói rằng, tâm ta như trăng thu, không vật gì so sánh được. Ôi thôi! Cái đức của trăng có thể nói là quá nhiều vậy. Đêm Trung Thu xưng tụng là Nguyệt Đản, dù liên quan theo tục truyền nhưng trời cao khí thiêng bề ngoài càng thêm sáng. Đại viên cảnh trí như soi trước mặt, trong khi đang cúng này đây chẳng cũng hợp lắm thay! Hoặc cũng nói: Phật dạy thầy tỳ kheo không lạy vua, chư thiên vương v.v.. Nay Nguyệt cung đây chưa chứng đạo quả nên không lễ lạy, nếu lễ lạy e tổn phước. Lập Thanh Quy dựa theo sách mà luận, phàm các thiên thần đa phần do Thánh hiền biến hóa. Nay lạy cái đức, vì kính trọng lòng hộ pháp của họ nên có thể lễ lạy. Nếu như không có đức không ủng hộ pháp, vì không liên hệ với Phật giáo. Phải tuân lời Phật dạy không lễ lạy là đúng, nếu vì danh lợi mà bày điều mị hoặc với lễ thế tục, cả ta và người đều tổn hại, lầm lẩn rất lớn vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35347)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 32003)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35180)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43971)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53221)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 25005)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38146)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24918)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21982)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21217)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28039)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39270)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25692)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14140)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8657)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30676)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38134)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20193)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15590)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38793)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13371)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17628)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12451)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13865)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13046)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12944)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14223)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21141)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13918)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17116)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12689)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30792)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14717)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13108)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20348)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant