Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Văn Cảnh tỉnh đại chúng

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12167)
14. Văn Cảnh tỉnh đại chúng

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 7:
Chứng nghĩa
Phần sau

2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng

 
2.14 Văn Cảnh tỉnh đại chúng

Đại sư Từ Giác, Trách Công thuật:

Kết tập Thanh Quy là nền tảng của đại chúng mà trong 8 môn đều từ đây phát sanh. Cho nên ở quyển cuối này đưa ra nghĩa tổng quát. Luận về hai cây quế rủ che bóng, một cây trổ hoa thơm ngát, từ hồi tòng lâm thiết lập, điều chính yếuchúng tăng. Là vì khai thị chúng tăng nên có trưởng lão để làm biểu tượng cho chư tăng, có Thủ tọa gánh vác việc chư tăng, có Giám viện điều hòa chúng tăng; có Duy Na cúng dường chư tăng, có Điển tòa vì chúng làm việc. Có trị tuế vì chúng xuất nhập, có Tri khốchúng tăng ghi hết còn, có Thư ký vì chúng giữ gìn Thánh giáo; có Tạng chủ tiếp đón đàn na, có Tri kháchchúng tăngthỉnh mời, có thị giảchư tăngduy trì y bát, có liêu chủ vì chúng mà phụ trách thuốc thang. Có đường chủ vì chúng mà hong phơi; có dục chủ, thủy đầu vì chúng ngăn che ấm lạnh. Có than đầu, lô đầu vì chúng mà xin đồ. Có Hóa chủ làm việc nhọc, có Trang chủ, tri viên, mài mực vì chúng tăng mà dọn dẹp. Có tịnh đầuchư tăng mà cấp hầu, có tịnh nhân để như trợ duyên hành đạo thập phần hoàn bị đồ dùng cho thân, trăm việc thành vạn sự không lo. 

Nhất tâm hành đạo được rãnh nhàn là ngoại vật thế gian tôn quí. Thanh tịnh vô vi, chúng Tăng là trên hết, hồi niệm công sức của nhiều người, há không biết tri ân báo ân sao? Sớm tham, tối vấn không bỏ tấc bóng để mới báo đáp ân Thầy. Tôn ti có chừng mực, cử chỉ đàng hoàng để đền ân thủ tọa, ngoài tuân luật lệnh, trong giữ qui tắc để đền ân Giám Viện. Lục hòa cùng chung ở, như nước với sữa hòa hợp để trả ơn duy na. Vì muốn thành đạo nghiệp nên mới thọ thức ăn này để đền ân điển tọa. An ổn tăng phòng, cất giữ vật rơi để tri ân trị tuế. Vật của Tam Bảo một tơ hào không phạm tới để đáp ân tri khố. Tay không rời bỏ bút, ý chuyên đạo nghiệp là ân thư ký. Cửa sáng, bàn sạch, lời dạy soi tâm là ân tạng chủ; có tài dấu kín, mọi việc đắp bồi để báo ơn tri khách. Ở ắt có thường, gọi ắt đến trước là công ơn thị giả. Một bình một bát, xử chúng như sơn để báo ân liêu chủ. Thà tâm bịnh khổ, cơm thuốc tùy nghi để báo ân đường chủ. Nhẹ nhàng êm thấm, không mê lầm nhân để báo ân dục chủ, vận thủy. Ngậm miệng khoanh tay, nhún mình nhường người để báo ân hỏa đầu quân, lô đầu. Xét đức hạnh mình tự hổ nên cúng để đền ân hóa chủ. Kể công nhiều ít, đo lường của kia từ đâu đem đến để đáp ân trang chủ, tri viên. Gánh nước, tải củi để báo ân tịnh đầu. Tự yêu tiếc phúc, rộng mà dễ tùy, gọn mà dễ làm để báo ân tịnh nhân. Đó là việc bên lề tòng lâm, đạo nghiệp làm mới tồn tại trên cả cơ duyên một đời giữ làm chưa xong. Kẻ sĩ trung lưu nuôi dưỡng Thánh thai, chí như khi chưa ngộ bổn tâm cũng không bỏ bê, là chân tăng bảo, là ruộng phước thế gian. Trong thời kỳ mạt pháp, cập bến lành tức chứng quả nhị nghiêm[17]. Nếu như tòng lâm chẳng duy trì, thời xe pháp không quay, chẳng có trưởng lão để lãnh đạo chúng. Ba nghiệp không điều hòa, 4 oai nghi không nghiêm chỉnh không phải là tài đốc suất chúng của thủ tọa. Lượng bao dung không rộng, tâm yêu thương chúng không dày không xứng để giữ chúng của Giám Viện. Người tu hành bất an, đám bại hoại không mặc tẩn không phải cách điều khiển chúng của duy na. Sáu vị không ngon, ba đức không tinh khiết không phải cách phục vụ chúng của điển tọa. Liêu phòng (nhà) không sửa, đồ đạc không đầy đủ không phải cách làm chúng an ổn của trị tuế. Cất giữ của Tam Bảo, giảm bớt của chúng tăng không phải cách phục vụ chúng của Tri khố. Ván viết không cân, chữ viết dối tháu không phải là vai trò biên chép của Thư ký. Bàn ghế không ngay, làm ồn không ngớt không xứng phần vụ quản thủ của Tạng chủ. Ghét nghèo yêu giàu; trọng tục khinh Tăng không phải vai trò của Tri khách. Lễ phép chẳng kính, tôn ti không theo không xứng làm nhịp cầu giữa chúng của thị giả. Phạt đuổi chẳng nghiêm, giữ gìn chẳng cẩn không phải là cách cư xử của liêu chủ. Không cung cấp giúp đỡ, làm bịnh nhân phiền muộn không phải cách đối đãi của đường chủ. Nước nóng không đầy đủ, lạnh ấm không điều hòa không phải trách nhiệm của dục chủ, vận thủy. Chuẩn bị thiếu sót làm cho động chúng không phải việc làm của thán đầu, lô đầu (lo than củi, đèn dầu). Gặp của bất công, không tận lực hết lòng, không xứng vai trò hóa chủ đem cúng chúng. Đất có lợi, người vô công không phải người thay chúng của trang chủ, tri viên, ma đầu. Cạo đầu không đúng lúc, các duyên không đủ, không phải việc phục vụ chúng của tịnh đầu. Cấm mà không bỏ, ra lệnh không làm theo không phải thuận chúng của tịnh nhơn. Như ở trong tăng chúng mà khinh thầy chê pháp, giữ tánh tùy tiện, không phải để báo ân Thầy giáo thọ. Ngồi nằm sái phép, đi đứng vụt chạc không phải để báo ân Thủ tọa. Khi dễ vương pháp, không đoái hoài đến tòng lâm, không phải để báo ân Giám Viện. Trên dưới bất hòa, tranh cải quyết liệt không phải để báo ân duy na. Ham ăn đồ ngon, chê bai món dỡ không phải để báo ân điển tọa. Tha hồ thọ dụng không nghĩ tới người sau, không phải để báo ân trị tuế. Tham lam lợi dưỡng, không tiếc của Tam bảo không phải để báo ân tri khố. Hoa hòe bút mực, văn chương lã lướt, không phải để báo ân thư ký. Khi dễ kinh luật, xem đọc ngoại điển không phải để báo ân tạng chủ. Liên lạc kết giao với người đời, tiếp xúc người sang chẳng phải để báo ân tri khách. Quên lời mời thỉnh, trọng công truyền lịnh, không phải để đền ân thị giả. Làm hư hại đồ dùng, che dấu tỏ gian không phải để báo ân liêu chủ. Giận nhiều, vui ít không hợp người bịnh không phải để báo ân đường chủ. Gõ nhịp gây ra tiếng, dùng nước không biết tiết kiệm chẳng phải để đền ơn dục chủ, vận thủy. Tự tham lam vơ vét ngăn chặn mọi người không phải để đền đáp hỏa đầu quân, lô đầu. Không nghĩ tới tu hànhan nhiên thọ của cúng không phải vì để báo ân Hóa chủ. Suốt ngày đầy đủ, không dụng tâm tu không phải để báo ân trang chủ, tri viên, ma đầu. Khạc nhổ lên tường, vung vãi xả rác lung tung chẳng phải để báo ân tịnh đầu. Thanh sắc bao biện, sai sử vô chừng chẳng phải chỗ báo ân tịnh nhơn. 

Trở lên chỉ nêu một ít điểm cần yếu, chưa bao hàm hết qui tắc thiền môn, mong bỏ xấu theo tốt để cùng làm cho xong bổn phận người xuất gia, những mong ở hang sư tử trở thành sư tử. Trong rừng chiên đàn thuần toàn loại chiên đàn khiến 500 năm sau được gặp lại tại hội Linh Sơn. Muốn biết Phật pháp hưng suy, quan trọng do tăng đồ, Tăng là phước điền nên phải tôn trọng. Trọng tăng tức là trọng pháp, khinh Tăng là khinh pháp. Trong giữ nghiêm minh, ngoài gìn cẩn mật. Thiết đặt cơm cháo cúng dường, một sáng rỡ ràng, công việc tòng lâm hiển nhiên phải nhận làm nên kính trọng, đãi ngộ đồng đều. Không nên tự tôn tự đại, cũng như cống cao ngã mạn; đem việc riêng đền việc công. Vạn vật vô thường đâu thể bảo đảm được bền lâu! Một mai gặp lại chúng, mặt nào nhìn nhau. Nhân quả không sai sợ khó trốn tránh. Luận Tăng là Phật tử thọ cúng không gì hơn được trời, người thảy đều cung kính

Đức Thế Tôn 2600 năm còn lưu bóng mát che chở đàn con cháu. Trong ánh hào quang là một phần công đức dùng mãi không cùng. Chỉ biết phục vụ chúng mà chẳng sợ lo nghèo. Tăng không phân phàm thánh mà chung hết thảy mười phương. Đã gọi của thường trụ hẳn nên phân đều, đâu có sanh tâm phân biệt, khinh thường thánh tăng lưu lại qua đêm; nếu ở lại 3 hôm có quyền nhận của cúng dường. Tại tăng đường cúng dường bửa ăn sẵn lòng cung cấp. Khách tục còn phải tiếp rước, huống tăng già há chẳng quan tâm? Nếu sẵn sàng với tâm rộng lượng mình tự được phước vô cùng. Chư tăng hòa hợp, trên dưới đồng lòng, thường biết khuyết toàn cùng nhau bao bọc. Việc trong nhà bẩn chớ để bên ngoài hay biết. Tuy nhiên đối với việc không phương hại, chắc ít ai đoái tới, ví như vi trùng trong thân sư tử mới ăn được thịt của sư tử mà thôi. Không phải thiên ma, ngoại đạo có thể phá hoại được giáo pháp; chỉ có đệ tử của Phật mới làm Phật pháp suy tàn. Nếu muốn đạo pháp mãi lưu truyền, Phật pháp tiếp tục lâu dài, làm phát huy Tông tổ mong lấy văn này làm chuẩn mực.

-Chứng nghĩa ghi, Thiền sư Minh Giáo Cao, Thiên Tôn Tăng nói rằng, giáo hẳn tôn kính tăng, vì sao vậy? Vì Tăng ấy lấy Phật làm tánh, lấy Như Lai làm nhà, lấy pháp làm thân, lấy huệ làm mạng, lấy thiền duyệt làm món ăn. Cho nên không theo họ tục, không kinh doanh như người đời; không tu hình thức, không tham sanh, không sợ tử. Không tiếc gì năm vị, người xuất gia phòng thân có giới, nhiếp tâm có định, biện giải có huệ, lời nói răn dè. Ba nghiệp thanh tịnhcuối cùng thân không nhiễm, lời nói chắc chắn, suy nghĩ cẩn thận đúng, tinh thần sáng suốt, nên suốt ngày không rối loạn, lời nói tỏa huệ vậy. Trọng đức dứt mê lầm là điều hiển nhiên, lấy đây làm nhân tu hành, lấy đây làm quả đạt thành. Có từ có bi, có đại thệ, có đại huệ. Từ ấy là luôn muốn cho mọi vật được an ổn, bi ấy là luôn muốn làm khô cạn mọi sự khổ, thệ ấy là thề cùng với mọi người nhận rõ chân lý, huệ ấy là lấy chánh pháp soi sáng quần sanh. Thần mà thông đó, trời đất không thể yểm che, mật (kín) mà hành đó quỉ thần không thể lường được, đó là quảng diễn giáo pháp vậy. Luận bàn không trở ngại đó là hộ pháp vậy. Phấn đấu không đoái tới thân, hay nhẫn được những cái mà người ta không nhẫn được; hay làm được cái mà người ta không làm được, đó là chánh mạng. Ăn như vậy mà ăn, ăn mà không làm nhục, đó là thiểu dục vậy.

Áo nạp, bát niền mà không bị nghèo. Người vô tranh có thể nhẫn mà không nhẹ thể; người vô oán năng động mà không tổn hại. Lấy thật tướng đãi vật, lấy đức từ tu thân, cho nên ở trong thiên hạ được kính trọng. Người không nói dối nên được tin tưởng; đến như pháp vô ngã nên nhường là thật. Có oai đáng kính, có nghi đáng noi theo. Trời, người vẫn mong nhưng nghiễm nhiên có phước ở đời, hay dẫn dắt cõi tục. Người quên mình dù thác làm cầm thú mà không keo lận. Kẻ đọc tụng dù nóng lạnh nhưng không bỏ bê, lấy pháp xuất xử - làm việc. Đi vào khắp nẻo nhân gian, tới nơi làng xóm; thấy danh như tiếng dội lại, thấy lợi như bụi trần, thấy vật sắc như tia chớp lòe. Đất bằng hợp lối xe đi mà không là hèn mọn, vì đạo mà xử sự. Dù ở nơi núi sâu non thẳm, lấy cỏ làm sáo che thân, ăn cây rừng mà sống an nhiên tự tại không bị lợi danh thu hút, thế quyền khuất phục. Tạ ân vua, các quan hầu không đề cao là người độc lập. Lấy đạo tự thắng, dù hình ảnh đáng thương mà không cô độc, vì cùng ở chung. Lấy pháp làm quyến thuộc, gặp đủ người trong bốn biển mà không bị hổn loạn là do sở học. Ngoài 3 tạng, 12 bộ kinh, sách của bách gia chư tử khác đạo không thể không thông hiểu

Tổ thuật lại pháp ấy hẳn có văn có chương vậy. Người hành trung đạo chẳng không chẳng hữu là học thấu đáo. Lìa niệm tức thanh tịnh hợp nhất chân như, là không chỗ phân biệt, Tăng quí nơi con người là tâm rộng rãi, là đức vẹn đầy vậy. Đó là Đạo lớn, đó là hiền không phải hiền như người đời nói. Đó là Thánh không phải Thánh như thế thường nghĩ. Hiền Thánh xuất thế nổi bật vậy. Tăng như thế há không đáng tôn sao? Ôi thôi, đạo pháp đã tới thời mạt vận, cách Thánh càng xa! Tuy là người xuất gia mưu cầu đạo lại đi tranh danh đoạt lợi cho mình. Thấy Phật pháp suy tàn bèn làm cho pháp môn sáng tỏ, dạy giềng mối đem lại niềm tin cho nhiều người. Thật là lợi lạc cho đàn hậu học để khắc ghi đạo mầu từ đó. Người từng đem tâm KHÔNG cầu pháp, quyết chí theo thầy mà gần nhất là việc hiển danh lập thân, xa là cách phàm chứng thánh, tái lập lại thời tượng pháp, ai bỏ tục làm Tăng? 

Cho nên cần phải tu thân, ít nói, giữ gìn sau như trước. Chuyên lo việc học, cẩn trọng lo hành pháp, tránh ác làm lành. Vâng lời Thầy hết lòng, có giỏi cũng không tự khoe khoang. Việc ác khởi lên phải nhanh chóng trừ dứt, giữ nhân nghĩa đã hành đúng chưa? Nếu nhổ tận gốc nghèo thời vui mà quên lo lắng; thấy liền nghĩ như nhau, đương nhân chẳng nhượng. Danh lợi không làm động được chí nguyện; sanh tử không đủ quấy rối người có tâm ưu tư. Trí có đủ để phá tan mê lầm, lòng từ có thừa để nhiếp hóa người. Lúc khốn phải giữ mình thanh tịnh, khi đạt nên khiêm nhường thiên hạ, làm cho chân phong đang bệ rạc có cơ tái chấn hưng. Đuốc tuệ lu mờ làm cho tiếp tục sáng tỏ, đó gọi là đại trượng phu vậy. Xứng đáng gọi là sứ giả Như Lai thân đâu không an nơi Tăng bảo; diệt gian dối phức tạp mới là yêu mến bậc hiền. Trước ái mộ kẻ thượng hiền, sau thời chìm lặn vào hạng hạ ngu. Bọn người như đây thật đáng thương xót! Đọc lời cảnh sách này tâm nên suy nghĩ: Phật pháp hưng suy do tăng hành xử. Cho nên trọng tăng là trọng pháp, khinh tăng là khinh pháp đó. Muốn ra khỏi thế gian báo ân Phật, xin hãy cố gắng. Muốn ra khỏi thế gian báo ân Phật, xin hãy cố gắng…

1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35348)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 32006)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35185)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43975)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53222)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 25008)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38152)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24921)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21987)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21220)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28042)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39274)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25695)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14140)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8659)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30678)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38135)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20193)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15593)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38794)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13371)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17632)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12451)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13865)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13046)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12945)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14224)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21142)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13918)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17116)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12690)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30792)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14717)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13108)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20350)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant