Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

6. Vía Phật Di Lặc

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13009)
6. Vía Phật Di Lặc

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển ba
Báo đáp nguồn gốc

1. Chương ba: Báo Đáp Nguồn Gốc

1.6 Vía Phật Di Lặc

Ngày mồng một tháng giêng âm lịch (ngày đầu năm) là lễ Phật Di Lặc đản sanh. Nghi thức giống như cúng Phật Dược Sư. Niệm hiệu: 

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (3 lần).

Tiếp tụng Kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật hoặc Kinh Hoa Nghiêm, phẩm nhập pháp giới; Chương Di Lặc, Thiện Tài đồng tử tán thán đức Di Lặc: 

- “Phật tử ở trong đây, hiện khắp trước chúng sanh, như vầng mặt trời, mặt trăng dứt trừ sanh tử u ám.

Phật tử ở trong đây thuận khắp tâm chúng sanh, biến hiện vô lượng thân trong khắp 10 phương.

Phật tử ở trong đây dạo qua các thế giới của hết thảy chư Phật trong vô lượng kiếp.

Phật tử ở trong đây nghĩ sâu về Phật pháp trong vô lượng vô số kiếp mà tâm không mệt mỏi chán nản.

Phật tử ở trong đây mỗi niệm nhập thiền định, mỗi một môn thiền định làm hiển sáng cảnh giới chư Phật.

Phật tử ở trong đây hẳn biết tất cả mọi cõi trong vô số kiếp, cũng biết danh hiệu Phật và chúng sanh.

Phật tử ở trong đây một niệm bao hàm mọi kiếp, chỉ tùy tâm chúng sanh mà không có tưởng phân biệt.

Phật tử ở trong đây tu tập các thiền định, trong mỗi một tâm niệm hiểu rõ các pháp trong 3 đời.

Phật tử ở trong đây thân ngồi kiết già bất động, hiện khắp ở các cõi trong tất cả mọi loài.

Phật tử ở trong đây uống biển Phật pháp, thâm nhập trí tuệ rộng sâu, đầy đủ công đức hải.

Phật tử ở trong đây ắt biết số cõi, số đời, số chúng sanh và số chư Phật cũng vậy.

Phật tử ở trong đây một niệm đều hiểu rõ tất cả 3 đời sự thành hình, biến hoại cõi nước.

Phật tử ở trong đây biết rõ hạnh nguyện chư Phật, chỗ tu hành của Bồ Tát, cũng như căn tánh dục của chúng sanh.

Phật tử ở trong đây thấy trong một hạt bụivô số đạo tràng, số chúng sanh và kiếp số.

Phật tử ở trong đây thấy hết thảy bụi cũng thế, chủng loại hàm đủ, nơi nơi đều không ngại.

Phật tử ở trong đây quán khắp hết các pháp, cõi chúng sanh và kiếp sống không khởi cũng không sở hữu. Quán sát các chúng sanh, các pháp, chư Phật, các cõi, các nguyện 3 đời thảy bình đẳng.

Phật tử ở trong đây giáo hóa các chúng sanh, cúng dường các đức Phật, suy niệm các pháp tánh trong vô số nghìn vạn kiếp, có hạnh tu nguyện lớn không đo lường, tán dương cũng không thể hết được.

- Các việc đại dũng mãnh ấy đã hoàn tất không có chướng ngại, an trú trong đấy, Con chấp tay đảnh lễ. Là trưởng tử của chư Phật, Thánh hiệu Từ Thị, Con nay cung kính đảnh lễ, mong Phật dũ lòng thương xót nghĩ đến Con.”

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (108 biến). Tiếp tụng chú Biến Thực, Cam Lồ Thủy, Phổ cúng dường… như nghi cúng vía Phật Dược Sư.

Duy Na đọc lời bạch:

Cung kính nghe rằng: Di Lặc đại sĩ vào ngôi bổ xứ, hiện ở Cung trời Đâu Suất sẽ kế đức Thích Ca, sanh vào cõi Diêm Phù Đề, nhận di huấn của đức Năng Nhân (Phật Thích Ca); vì chúng sanh làm thầy dẫn đường, không có sự bức ngặt của 3 tai ách. Cõi Diệu Nghiêm an lành của năm phước[3] thấm nhuần mọi loài. Dưới cội Long Hoa ắt nghe âm giáo ba hội[4]; trước tòa bảo liên được thọ ký đời sau thành Phật. Nay gặp tiết đầu xuân nhằm ngày Khánh Đản, chúng con thành tâm thiết lễ phẩm cúng dường, tán dương tôn hiệu.

Lại nguyện: hiện tại gió lành che cõi nhân gian, tương lai giáng sanh vận truyền chánh pháp sâu rộng.

Đọc xong, cử tán:

Pháp thân hiển hiện, lầu các mở bày

Từ bi nở rộ hội Long Hoa

Độ chúng sanh thoát khỏi trần ai

Cung kính lễ liên đài

Phật bổ xứ trong tương lai.

Nam Mô Đương Lai Di Lặc Tôn Phật (3 lần).

Tụng Bát Nhã, niệm Phật, sám nguyện, hồi hướng, phục nguyện, tự quy y…

Chứng nghĩa ghi rằng: ở đây bài kệ trên trích Kinh Hoa Nghiêm quyển 79 có ghi: tiếng Phạn là Di Lặc, Trung Hoa dịch là Từ Thị. Kinh Bất Thực Nhục ghi rằng: vào đời quá khứmột thế giới tên là Thắng Hoa Phu, ở đó có đức Phật hiệu là Di Lặc luôn đem lòng từ giáo hóa tất cả. Đức Phật đó thuyết Kinh Từ Tam Muội quang đại bi hải ghi rằng: lúc đó cõi kia có một vị tiên nhơn tên là Nhứt Thiết Trí Quang Minh, nghe Kinh này có công đức, nguyện trong đời vị lai thành Phật cũng hiệu là Di Lặc. Lúc ấy ông bỏ tục xuất gia vào tu trong núi sâu, sau đó gặp năm mất mùa không thể khất thực được. Bấy giờ trong rừng có 2 mẹ con con thỏ, thấy tiên nhơn 7 ngày không ăn, lấy làm lo cho huệ mạng Phật pháp đoạn tuyệt; nguyện xả thân mạng hiến cho tiên nhơn ăn, nên nhảy vào lửa. Lúc ấy thọ thần bảo tiên nhơn rằng: mẹ con thỏ chúa vì cúng dường mà nhảy vô lửa. Bây giờ thịt đã chín, ông có thể lấy ăn được rồi. Lúc vị tiên nghe thọ thần nói thế, cảm động không thốt lên được, lấy lời Kinh viết để dưới lá cây, lại nói bài kệ rằng:

Thà tan thân mắt banh

Không nở giết ăn thịt chúng sanh

Chư Phật rành thuyết Kinh từ bi

Kinh ấy dạy mở lòng lành

Thà vỡ xương tủy, lòi óc não

Không nhẫn nhai nuốt thịt chúng sanh

Như Phật dạy kẻ ăn thịt

Người ấy không đủ làm hạnh lành

Hiện mang nhiều bịnh và chết yểu

Chìm trong sanh tử Phật chẳng thành.

Khi tiên nhơn nói kệ xong, liền phát lời thề rằng: nguyện con đời đời không khởi ý tưởng sát hại, luôn luôn chẳng ăn thịt cho đến khi thành Phật.

Phật chế giới đoạn ăn thịt có rõ lời này: Tự nhảy vô hầm lửa và căng thân mạng, sáng chiếu soi cả nước. Người ta thấy ánh sáng tìm đến, thấy tiên nhơn và 2 con thỏ chết trong lửa. Thấy vậy Phật nói bài kệ:

Tìm Kinh Phật đem về dâng vua

Vua truyền dạy mọi người đọc tụng

Khiến cho người nghe

Đều phát tâm vô thượng Bồ đề.

Phật nói kệ xong, bảo rằng: nay các người nên biết, bạch thố vương (thỏ chúa trắng) lúc bấy giờ, nay chính là thân Ta - Phật Thích Ca Mâu Ni; còn thỏ con ấy nay chính là La Hầu La; vị tiên nhơn trước kia nay chính là Di Lặc đó. Sau khi Ta nhập Niết Bàn, 56 vạn ức năm vị ấy được thành Phật v.v…

Lại Kinh Hoa Nghiêm, phần khuyến tu từ bi quyển 1, cũng Ngài Di Lặc hỏi pháp. Từ đó trở đi hiệu Ngài là Di Lặc tức là Từ Thị vậy. Dẫn rộng như trong Kinh tạng không thể nêu hết được. Thế thì Phật Thích Cagiáo chủ hiện tại, còn Phật Di Lặcgiáo chủ tương lai, đều là chỗ nương tựa của chúng sanh. Ví phỏng sanh về cõi Cực Lạc gặp đức Phật Di Đà, rồi trở lại cõi Ta Bà nhưng phụng sự Phật Di Lặc, đâu có thể khác gì. 

Hay hỏi:

Phật Di Lặc khi nào thành Phật? 

Đáp:

- Nói cách đại khái (ước chừng), thế giới qua 4 thời kỳ: thành, trụ, hoại, không. Mỗi thời kỳ là 20 kiếp. Như vậy kiếp trụ là tiểu kiếp thứ 9 trong 20 tiểu kiếp, từ một vạn 4000 năm trước, cứ 100 năm giảm 1 tuổi, giảm đến khi còn 20 vạn năm lúc đó đức Phật Ca Diếp ra đời. Sau khi Phật Ca Diếp tịch diệt lại 100 năm giảm 1 tuổi, giảm đến khi thọ mạng con người 100 tuổi, khi ấy thân con người cao 1 trượng, là lúc Phật Thích Ca ra đời. Phật Thích Ca sau khi diệt độ, thọ mạng con người giảm xuống còn 30 tuổi, Phật pháp diệt hết, chỉ còn Kinh A Di Đà phần nhiều lưu lại ở đời 100 năm. Đến khi thọ mạng con người còn 10 tuổi, thân cao hơn một mét, lúc đó kiếp đao binh khởi lên luôn gây sự chém giết nhau, con người tận diệt hết. Sau kiếp đao binh, người trong đời tuổi thọ dần tăng lên 100 tuổi; con người ham tu thiện, lúc đó có 16 vị đại A La Hán cùng với quyến thuộc lại xuất hiện trong cõi người hoằng dương Phật pháp. Như thế cho đến khi con người cõi này thọ 6 vạn tuổi, Phật pháp hưng thạnh đến 7 vạn năm. Giáo pháp Phật Thích Ca dạy hoàn toàn không còn nữa. Từ đây có 7 vạn vị Độc Giác cùng lúc xuất hiện, lúc đó thế giới này biến dơ thành sạch không còn gai gốc, suối khe gò nỗng bằng phẳng, cát vàng trải đất, khắp mọi nơi chỗ nào cũng có ao sạch, cây xanh, kỳ hoa dị thảo và đủ loại báu vật hợp thành. Thật là hình ảnh sáng đẹp đáng yêu thích. Con người đều có tâm từ quanh năm trở nên sung túc, đầy đủ như Kinh Di Lặc thành Phật có nói. Đến khi tuổi thọ con người tăng lên cực cao 84,000 tuổi, lại lần lượt giảm xuống 8 vạn tuổi. Lúc đó Phật Di Lặc giáng sanh cho đến khi thành Phật, vì chúng Thanh Văn thuyết pháp 3 hội, làm cho chúng ra khỏi sanh tử, đạt đến Niết Bàn. Hội thuyết pháp thứ nhất độ 96 ức chúng Thanh Văn, hội thứ nhì độ 94 ức chúng Thanh Văn, hội thứ ba độ 92 ức chúng Thanh Văn. Song số chúng được độ trong 3 hội đều trong 3 thời kỳ Chánh pháp, Tượng phápMạt pháp của Phật Thích Ca; hết thảy hành giả đều giữ giới chân thật, tu hạnh bố thí, tạo phước v.v... Y cứ kinh tạng dẫn: có tất cả 6 tạng có Kinh Di Lặc: ngoại hữu Di Lặc tạng, Long Hoa tạng, Đâu Suất Qui Cảnh, các Kinh lưu hành. Ngoài ra, nước Tề niên hiệu Kiến Võ thứ tư vào ngày 8 tháng 5 năm Đinh Sửu, Di Lặc xuống trần tại Vụ Châu huyện Nghĩa Ô, họ Truyền tên Hấp, năm 16 tuổi cưới cô gái họ Lưu tên là Diệu Quang, sanh 2 ngưòi con trai là Phổ Kiến, Phổ Thành. Vào đời Vua Lương Võ Đế, họ hiển phép thần thôngngộ thiền. Song Lâm truyện Đại Sĩ ngữ lục tu hành biệt hiệuThiện Huệ, mà đời sau mới biết đó là ứng hóa thân của Đức Di Lặc. Ngoài ra, vào thời Ngũ Quý tại huyện Phụng Hóa tỉnh Ninh Ba có Bố Đại Hòa Thượng không ai rõ gốc gác người vùng nào, tự xưng như thế; thường đeo túi vải chống gậy mà đi. Người đời gọi là con của Trường Đinh, thỉnh thoảng đem thiền cơ chỉ mọi người mà ít ai lãnh ngộ. Ngài tịch ngày 3 tháng 3 năm Trinh Minh tại Phụng Hóa, chùa Nhạc Lâm. Nay chốn ấy là sơn môn trong thiên hạ, đều thờ tượng là vị Phật Di Lặc này vậy.
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35347)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 32003)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35183)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43972)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53221)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 25006)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38148)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24918)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21985)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21218)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28041)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39272)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25694)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14140)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8657)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30676)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38135)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20193)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15591)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38793)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13371)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17632)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12451)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13865)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13046)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12945)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14224)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21141)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13918)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17116)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12690)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30792)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14717)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13108)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20348)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant