Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20. Phụ: Nam Sơn Luật Tông

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13117)
20. Phụ: Nam Sơn Luật Tông

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 7:
Chứng nghĩa
Phần sau

2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng

2.20 Phụ: Nam Sơn Luật Tông

Nam Sơn Luật tông chuyên xiển dương luật học (tỳ ni). Tỳ ni Tàu dịch là diệt, tức hay diệt ác của thân và miệng; cũng còn gọi là luật pháp. Luật do Phật chế nhưng kết tập thành, không phải một người làm nên được. Lần đầu tiên Ngài Đại Ca Diếp cùng với 500 Thánh chúng kết tập trong hang Tất Bát LaƯu Bà Ly tuyên lại luật tạng gọi là Thượng Tọa bộ. Kế đó có Bà Thi Ca và 1000 người phàm lẫn Thánh kết tập ngoài hang đá gọi là Đại chúng bộ. Hai kỳ kết tập này gọi chung là Ma Ha Tăng Kỳ Luật. Từ Ngài Ca Diếp, A Nan, Mạt Điền Địa, Thương Na Hòa Tu, Ưu Ba Cúc Đa là 5 đời thể thức chung không có phân phái. Sau Ưu Ba Cúc Đa có 5 đệ tử, mỗi người có một lối nhìn bèn phân Luật tạng thành 5 bộ phái như: 

1) Đàm Vô Đức tức là luật Tứ Phần 

2) Tát Bà Đa bộThập Tụng luật 

3) Ca Diếp Di bộGiải Thoát luật 

4) Di Sa Tắc bộNgũ Phần luật 

5) Bà Tha Phú La Bộ.

Luật bổn tương lai tại Trung Hoa như Ngài Diệu Lạc cho rằng, phân thành một tạng Luật để làm 5 bộ như gậy vàng không mất chất vàng. Y cứ theo 10 đại đệ tử của Phật, Ngài Ưu Ba Ly trì luật đệ nhất. Ngày nay bên Đông Độ ta có một tông trì luật thích hợp chọn Ưu Bà Ly tôn giảSơ Tổ. Lần lượt truyền thừa đến Đàm Ma Ca La (Trung Hoa dịch là Pháp Thời là vị Sa Môn Tây Trúc Ấn Độ), vào đời Ngụy Gia Bình năm thứ hai, Ngài đến Đông Độ phiên dịch luật Tứ Phần, là sơ Tổ truyền luật tại Đông Độ. Bắc Đài Pháp Thông, người thời Hiếu Nguyên Bắc Ngụy, nhân học luật Tăng Kỳ kỹ lưỡng, đứng đầu truyền luật Tứ Phần là Tổ thứ hai, Pháp Thông truyền cho Vân Trung Đạo Phú là Tổ thứ ba. Đạo Phú truyền cho Đại Giác Huệ Quang là Tổ thứ tư, Huệ Quang truyền cho Cao Tề Đạo Vân Huy Nguyện là Tổ thứ năm. Huy Nguyện truyền cho Hà Bắc Đạo Hồng là Tổ thứ sáu, Đạo Hồng truyền cho Hoằng Phước Trí Thủ là Tổ thứ bảy. Trí Thủ truyền cho Chung Nam Sơn chùa Tây Minh: Đạo Tuyên Thật Tướng Trừng Chiếu là tổ thứ tám. Luật tông truyền tới đây rất thịnh hành. Cho nên người đương thời thường gọi là tông Nam Sơn

Về sau kế tục truyền thừa truyền giữ làm Tổ vị. Trừng Chiếu truyền cho Sùng Thánh Văn Cương là tổ thứ 9, Văn Cương truyền cho Sùng Phước Mân Ý là Tổ thứ 10. Mân Ý truyền cho Đại Lượng Đạo Tĩnh là Tổ 11, Đạo Tĩnh truyền cho Đàm Nhất là Tổ 12 (Thiệu Hưng Khai Nguyên). Đàm Nhất truyền cho Biện Tú là Tổ 13, Biện Tú truyền cho Chương Tín Đạo Trừng là Tổ 14. Đạo Trừng truyền cho Trừng Sở là tổ 15, Trừng Sở truyền cho Doãn Kham Chân Ngộ là Tổ 16. Chân Ngộ truyền cho Nguyên Chiếu Trạm Nhiên là tổ 17, Trạm Nhiên truyền cho Thật Tướng Viên Minh Quang Giáo là Tổ 18. Quang Giáo truyền cho Đạo Phu Như Huyễn là Tổ 19, Như Huyễn truyền cho Như Hinh Cổ Tâm Huệ Vân là Tổ 20. 

Tới thời này Luật học trung hưng, hẳn nhiên việc truyền bá sáng tỏ hoàn bị mà trong nhân gian tương truyền là Ưu Ba Ly hóa hiện. Huệ Vân truyền cho Tịch Quang Tam Muội (Chùa Long Xương ở Bảo Hoa Sơn, Kim Lăng) là Tổ 21. Tới đây Luật tông thạnh hành có biệt xuất kệ như:

Như tịch độc đức chân thường thật

Phước tánh viên minh định huệ xương

Hải ấn phát quang dung giới nguyệt

Ưu đàm hiện thụy tục thiên hương

Chi kỳ vạn phái luật nguyên viễn

Quả kết thiên hoa tông bổn trường

Pháp thiệu Nam Sơn hoằng chánh mạch

Đăng truyền tâm địa vĩnh liên phương.

Dịch nghĩa:

Chân như độc đức đúng chân thường

Phước tánh định huệ đạt viên thành 

Hải ấn chiếu soi trăng giới sáng

Vô ưu hoa hiện tỏa ngát hương

Rõ ràng môn phái luật truyền xướng

Kết quả đơm hoa đạo pháp trường

Nam Sơn cật lực lưu nguồn mạch

Tâm đăng mãi mãi rạng ngàn phương.

Tam Muội truyền cho Độc Thể Kiến Nguyệt là Tổ 22, Kiến Nguyệt truyền Đức Cơ Định Am là Tổ 23. Định Am truyền Chân Nghĩa Tùng Ân là Tổ 24, Tùng Ân truyền Thường Tùng Mẫn Duyên là Tổ 25. Mẫn Duyên truyền cho Thật Vinh Trân Huy là Tồ 26, Trân Huy truyền Phước Tụ Văn Hải là Tổ 27, Văn Hải truyền Tánh Ngôn Lý Quân là tổ 28. Tới đây lược, vì các môn phái Luật quá nhiều không thể nêu rõ ràng từng phái hết được.

Chứng nghĩa ghi rằng, người xuất gia là sự bắt đầu ở trong đại chúng; phó pháp là việc chung cục giữa chúng lý. Người không cạo tóc không có lý do gì mà vào hàng ngũ tăng được. Đã làm Tăng bèn lấy hai buổi công phu sáng tối làm công khóa (thời khóa chung). Tấc bóng qua nhanh nhưng không biết việc sanh tử đại sự; chí cầu hướng thượng chỉ một bề để mong được truyền tâm, thọ ký ư? Ở đây đặc biệt nêu việc phó pháp mà các đời chư Tổ Thiền tông truyền thừa cho nhau. Như trên đã chỉ rõ mô hình nêu mạch nguồn mà môn nhân (hạ) đạt đến. Nhưng nếu Giáo giúp minh tâm, Luật làm nền cho định huệ cũng là phụ thuộc; chỗ thích hợp vẫn là luật tôn giáo toàn vẹn, việc tu tập của đại chúng được hoàn bị mới đáng đề cập hơn cả.
 

[1] Ngũ đức: năm đức người xuất gia theo như Kinh Phước Điền giải rằng: 1. Đức phát tâm xuất gia, chí cầu đạo cả; 2. Hủy bỏ hình tướng đẹp, phải mặc y phục nhà tu; 3. Cắt lìa mọi yêu thương của cha mẹ, anh em, chị em. Nói chung là tất cả những mối thâm tình cốt nhục không còn bị vướng bận, 4. Sẵn sàng hy sinh thân mạng để phụng sự đạo pháp; 5. Có chí hướng cầu Đại thừa để giúp đỡ nhiều người mà trong đó gần nhất là người thân thuộc.

[2] Hai sự nhiếp hóa: thâu tóm để giáo hóa. Hai pháp đó là: định và trí, nhờ đó Bồ-tát nhiếp được các căn; nhẫn được việc khó nhẫn.

[3] Giới kiền độ: thuộc chương phẩm, thiên. Như luật Tứ Phần có 20 kiền độ tức là 20 chương.

[4] ) Phái Ni kiền tử: là một giáo phái tu hành cực đoan lâu đời có từ thời đức Phật, gọi là đạo Jain. Giáo chủ phái này là Nataputta. Đạo Jain chủ trương tu khổ hạnh, xem việc hành hạ xác thân là phương tiện cứu cánh để được giải thoát. Đạo này ngày nay vẫn còn tại Ấn Độ. Thậm chí có những tu sĩ đạo Jain trần truồng, không mặc quần áo. Cũng có một số khác nhịn ăn cho tới chết.

[5] Tứ thánh quả: 4 quả Thánh thuộc hàng Thanh Văn là 1. Tu Đà Hoàn, 2. Tư Đà Hàm, 3. A Na Hàm, 4. A La Hán (tương đương quả vị Bồ Tát).

[6] Ngũ giới Ưu bà tắc hay 5 giới của người cư sĩ tại gia. Tại gianam cư sĩƯu bà tắc và nữ là Ưu bà di. 5 giới đó là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

[7] Tứ sự cúng dường: bốn món vật dụng cần dùng cúng dường chư Tăng là: đồ ăn uống, quần áo, thuốc men, vật trải tọa thiền (luôn cả mùng mền) để chư tăng có đủ phương tiện tu tập thực hành đạo giải thoát.

[8] Bố tát: Lễ tụng giới của chư Tăng ni vào ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng để ôn nhắc lại giới luật đã thọ. Tỳ kheo Bồ Tát mà không tụng giới Bố tát được xem như lơ là không hành trì theo luật qui định.

[9] Thập sư: Hội đồng giới sư trong đại giới đàn truyền giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, Bồ tát giới. 10 vị sư là: 1. Đàn đầu hòa thượng 2. Yết ma A Xà lê 3. Giáo thọ A Xà lê và 7 vị tôn chứng sư, từ vị thứ nhất đến vị thứ 7. Ba vị ngồi trên là tam sư, 7 thầy ngồi 2 bên hay phía dưới là thất vị tôn chứng sư.

[10] Bốn pháp xử xự: đây là bốn cách đối ứng sao cho thích hợp của Thầy Tỳ kheo. bốn phép đó là: 1. bị mắng không mắng trả lại, 2. bị hạ nhục không hận tìm cách trả lại, 3. bị đánh không đánh trả lại, 4. bị giết không giết lại.

[11] Bốn nơi nương tựa: cũng thuộc pháp của Thầy Tỳ kheo theo đúng hạnh xả, ngày ăn một bửa, đó là: 1. nương tựa bốn pháp y, 2. nương tựa chiếc bình bát đi khất thực để nuôi thân, 3. nương tựa Tăng đoàn, 4. nương tựa gốc cây, như ngày nay tự viện hay nơi thanh tu thích hợp.

[12] Đột kiết la: tội nhẹ của chúng Tỳ kheo. Phạm tội này phạt cảnh cáo để sửa đổi. Ðó là tiểu giới thuộc 100 pháp chúng học; có thể sám hối và tự sửa đổi, không cần đưa ra kỷ luật.

[13] Ngũ thiên thất tụ: năm thiên bảy tụ giới của Tỳ kheo trong 250 giới qui định phân loại theo tội phạm và mức độ xử phạt. 5 thiên đó là:

Thiên 1: Phạm tội ba la di (trọng tội): phạt đuổi khỏi chùa

Thiên 2: tội tăng tàn 13 pháp hay 17 pháp (ni), có thể sám hối trước đại tăng, cũng như phạt làm việc do tăng qui định.

Thiên 3: Tội ba dật đề hay xả đọa (30 pháp): đưa vật trình ra trước tăng để xả rồi sám hối tội đáng đọa lạc. Nếu phạm không có tang vật nhưng gây tai tiếng xấu cho tập thể gọi là pháp đọa.

Thiên 4: tội thâu lan giá có 3 cấp bực: nặng, vừa và nhẹ ví như cố ý giết mà đối tượng chưa chết, hay âm mưu bại lộ việc bất thành…

Thiên 5: ác tác và ác thuyết – nói bậy và làm bậy, vi phạm bị phạt nhẹ như vi cảnh vậy.

Thất tụ là 7 nhóm giới như sau: Nhóm 1: 4 pháp cực ác; Nhóm 2: 13 pháp tăng tàn; Nhóm 3: 30 pháp xả đọa; Nhóm 4: 90 tội đọa; Nhóm 5: 2 pháp bất định; Nhóm 6: 100 pháp chúng học; Nhóm 7: 7 pháp diệt tranh cải 

[14] Diệt tránh: dứt tranh cải. Đây là giới luật Tỳ kheo cần phải diệt trừ sự tranh cải nổi lên để an ổn trong chư Tăng.

[15] Thập triền: 10 món trói buộc làm cho chúng sanh không thoát ra khỏi vòng sanh tử. đó là: 1. Vô tàm, 2. Vô quí (không biết hổ), 3. tật (ganh ghét), 4. xan (keo kiệt), 5. sân (hờn giận), 6. thụy miên (ham ngủ), 7. trạo cử (tâm chập chờn dao động), 8. hôn trầm (tối tăm, chìm đắm), 9. sân nhuế (giận dỗi, nổi xung thiên), 10. phú (tráo trở, che mù tâm).

[16] Thập sử: 10 mối sai khiến, vì phiền não có sức sai khiến chúng sanh hành động sai lầm để tạo nghiệp được chia làm 2 loại: lợi và độn (trì trệ, nặng nề) – Tham, sân, si, mạn, nghi: 5 độn sử; thân kiến, tà kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ gọi là 5 lợi sử (nhạy bén). 

[17] Nhị nghiêm: hai pháp phước đứctrí tuệ trang nghiêm, chỉ Phật đạt được trọn vẹn mà thôi.
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35347)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 32003)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35180)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43971)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53221)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 25005)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38147)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24918)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21983)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21217)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28039)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39270)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25692)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14140)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8657)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30676)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38134)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20193)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15591)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38793)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13371)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17629)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12451)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13865)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13046)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12944)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14223)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21141)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13918)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17116)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12689)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30792)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14717)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13108)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20348)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant