Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

47. Tu Sửa Kinh Điển

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12226)
47. Tu Sửa Kinh Điển

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 5

Bách Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu
Trụ Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành vào đời Thanh.

Chương 5: Trụ Trì

1.47 Tu Sửa Kinh Điển

Sách Tam Quy chánh phạm ghi rằng: Kinh Lá Bối quyển vàng – ba tạng Thánh giáo – là Pháp bảo. Kinh điển đã là trụ trì pháp bảo, là chỗ nương tựa, chân lý nên phải kính tôn, khiến sửa sang tu bổ hoàn chỉnh theo thứ tự rõ ràng. Giả hoặc để lâu ngày đóng bít trong phòng kinh bị sâu mọt, trùng đục khoét hư hao hoặc trang chỉ sổ rớt, bộ pho hư hỏng mất mát v.v.. nên gấp lo tu bổ lại. Hoặc quyên góp của thí chủ sửa lại cũng được; nhưng không được dùng làm việc khác. Luận, Phật lấy pháp làm thầy, mà Tăng lại không trọng pháp hay sao?

Kinh Phạm Võng giới thứ 24 nói về việc không cúng dường kinh điển có ghi rằng: “Là Phật tử thường nên nhứt tâm thọ trì đọc tụng Kinh luật Đại Thừa”; thậm chí ghi rằng, “nếu không như pháp cúng dường, người ấy phạm khinh cấu tội.”

Vì thế ở tòng lâm đặt tri tạng hai người chuyên trách lo việc này. Phàm hàm pho để ngay ngắn, sửa sang chỗ thiếu khuyết và những việc lấy sách ra nhập vào v.v.. đều là nhiệm vụ của Tri Tạng trông coi, nhưng tạng chủ phân chia 2 người chấp sự lo chăm sóc chu đáo. Phàm Kinh sách không được đem ra khỏi chùa là quy tắc ấn định chung. Mùa hạ, ít gió trời nắng ấm đem Kinh hong phơi, kiểm tra bộ số để trời mát dịu lại đem bỏ vào hàm cất. Tăng chúng trong chùa có mượn xem phải ghi sổ sách ngày… tháng.. năm… Tên người mượn, tên cuốn kinh… hàm số… lúc hoàn lại mới xóa sổ. Nếu có ai báo cáo lếu bằng nhiều cách muốn lấy sách đi, trước phải kiểm tra lấy lại. Người để mất sách bị phạt chép lại đền bồi xong, tẩn xuất ra khỏi viện. Nếu mất lúc kiểm tra, Tri Tạng, Tạng chủ 2 người đều bị phạt chiếu theo số sách bồi thường. Nếu mượn riêng hay người ngoài vô cớ làm mất cũng phạt. Nếu trả sách nên gặp tại phòng khách, nhà kho hay phòng tri tạng, nhất nhất nên kiểm tra lại rõ ràng. Giao công việc cho người mới đảm nhận nên phải trước chúng rõ ràng. Nếu có kinh mới đặt vào chỗ phải cho thích hợp nơi có ánh sáng. Nếu để gần nắng gió thì dễ bị rách, còn đóng bít tối quá lại dễ bị hư mục… Giấy in mực đen, cho đến bìa sách, đóng gáy v.v... đều lấy sạch sẽ, bền chắc làm đẹp; tuyệt đối không nên tiếc của, uổng công làm lếu giống như khinh pháp vậy.

Chứng nghĩa ghi rằng: tu sửa bồi bổ kinh điển nên thể hiện với tâm tôn kính pháp bảo. Việc này hệ trọng liên quan tới huệ mạng Phật pháp, nên đây cũng là trọng trách của một ngôi chùa mà cần nhất là Trụ trì không tiếc chi tiền thời việc tu chỉnh mới dễ dàng. Người trực tiếp điều hành cũng là nhân tố quan trọng nên cần phải thận trọng. Ngay như ở tòng lâm việc khắc in kinh lưu hành mà làm hưng long Phật pháp là quan trọng số một. Theo ngu ý kinh điển khắc họa, biến chế in ấn càng nhiều càng được nhiều lợi ích; không giống sách vàng trục đỏ nguyên gốc, chẳng phải là kiệt tác lợi lạc nhiều người sau. Đây là việc chẳng mới mẻ gì như ngày nay người xuất gia, tại gia đều có đầy đủ kinh điển để đọc tụng

Năm Gia Hưng chùa Lăng Nghiêm khắc in lại Đại Tạng Kinh mới lưu lại được bộ sách quí xưa. Nếu không có việc khắc in này Kinh sách hẳn thiếu sót rất nhiều. Sách tiếng Phạn vốn đã khó mua, lại bất tiện ngôn ngữ, đó há không phải là một khuyết điểm lớn của tăng tục hay sao? Cho nên Trụ Trì tòng lâm phải có tâm hoằng pháp, nếu được vậy tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mới sáng lạn. Từ đó có thể tùy cơ làm lợi cho người; giả như Trụ Trì nhiều việc không có thì giờ, nhưng tùy sức biết Kinh điển quan trọng mà in số nhiều, ấn tống rộng rãi, công đức vô lượng.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hiền Thủ ghi rằng: lại phóng quang gọi là pháp tự tại. Ánh quang này có thể làm tỉnh thức hết thảy chúng sanh khiến đạt vô tận Đà La Ni (Ấn chú); hẳn nên giữ gìn tất cả Phật pháp. Cung kính cúng dường người duy trì pháp, là cung cấp, hầu hạ, giữ gìn chư Thánh hiền, đem pháp ban cho chúng sanh, vì thế mà đạt được quang minh này. Ngoài ra, mỗi khi thấy tòng lâm nơi nào Kinh tạngTrụ Trì bỏ bê chẳng quan tâm như không có phận sự xem xét để mưa dột, ẩm ướt, côn trùng, sâu mọt, chuột đục, dán nhấm v.v… phá hư không tu bổ, Trụ Trì như thế thời người chấp sự phải biết định liệu. Người lơ là với Kinh điển như thế phạm lỗi lầm có thể nói rất là nặng. Theo ngu ý, phàm nơi nào có Kinh tạng nên cung thỉnh một hội đồng tăng dịch thuật làm cho Kinh điển được phiên dịch, ngày càng được nhiều người đọc tụng, tức là thường chuyển pháp luân, thật là một điều thiện lành của tòng lâm vậy. Lại còn làm lợi ích cho người học đạo nữa. Giá như một ngày nào ra công làm mới kinh điển là có thể kéo dài huệ mạng Phật pháp, đâu không đẹp thay! Đệ sợ người đọc hữu danh vô thực, hoặc tư riêng mượn cớ để buôn bán đó; việc này Trụ Trì phải tức thì điều tra là hay nhất. 

Ngu Am Chích Cổ ghi rằng, thiền sư Thê Hiền Thị, họ Cao, giữ giới luật nghiêm minh động thân không trái pháp. Vào lúc cuối đời Ngài xem Đại Tạng 3 lần, cho rằng ngồi đọc không cung kính nên đứng tụng, lúc đi mang theo. Việc này Cổ Am có bài tụng rằng:

Pho bảo tạng chân xá lợi

Trải kiếp định huệ pháp thí sâu

Chập chờn xuôi ngược thuyền con

Ra khơi chẳng còn sợ gian nguy.

Không chỉ đứng tụng, đi tụng mà báo đền ân Phật được, nên biết hổ thẹn.
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35349)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 32009)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35186)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43976)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53222)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 25012)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38154)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24924)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21990)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21222)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28047)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39274)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25695)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14143)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8660)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30678)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38135)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20194)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15594)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38794)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13371)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17632)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12451)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13865)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13046)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12945)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14224)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21142)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13918)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17118)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12690)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30793)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14717)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13108)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20352)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant