Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

38. “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8522)
38. “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 38

“Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

V

ào ngày 14 tháng giêng năm 1981, Krishnaji thực hiện một nói chuyện trước công chúng ở Vasant Vihar, Madras. Khi nói về bộ não anh hỏi, “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ? Liệu bộ não có thể tự-tươi trẻ lại? Bộ não này mà quá già nua, cùng những khả năng vô hạn của nó; một bộ não mà đã tiến hóa trong thời gian qua những áp lực thuộc kinh tế, xã hội; bộ não mà là một dụng cụ lạ thường, mà kiểm soát tất cả suy nghĩ, tất cả những hoạt động, tất cả vận hành thuộc giác quan của chúng ta; liệu bộ não đó có thể hoàn toàn được vô nhiễm? Tôi sử dụng từ ngữ ‘vô nhiễm’ trong ý nghĩa rằng nó không thể bị tổn thương.” Anh yêu cầu mỗi người trong số khán giả đừng đồng ý, nhưng hãy quan sát cái trí riêng của họ, bộ não, mà rất tinh tế. Anh hỏi, “Liệu chúng ta có thể thách thức chính bộ não để tìm được liệu nó có khả năng, năng lượng, thúc đẩy, mãnh liệt để phá vỡ sự tiếp tục này của quá khứ để cho trong ngay sự kết thúc, chính những tế bào não trải qua một thay đổi, một đột biến?” Anh đang dò dẫm sâu thẳm.

 “Suy nghĩ là một qui trình vật chất; suy nghĩ là kết quả của ký ức, trải nghiệm, hiểu biết, được lưu trữ trong những tế bào não, trong chính qui trình suy nghĩ. Và nó đã vận hành trong một phương hướng đặc biệt, liên tục đang phát triển. Suy nghĩ, ký ức là một bộ phận của bộ não. Bộ não là vật chất; bộ não này chứa đựng ký ức, trải nghiệm hiểu biết, từ đó suy nghĩ hiện diện. Vì vậy suy nghĩ có sự tiếp tục của nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết, mà là quá khứ; và quá khứ đó luôn luôn đang vận hành, đang tự-bổ sung chính nó trong hiện tại và đang tiếp tục. Trong tiếp tục này, nó đã tìm được sự an toàn vô cùng qua những niềm tin, ảo tưởng, hiểu biết. Trong sự trung thành này, có một ý thức của đang được bảo vệ, của đang ‘trong tử cung của Thượng đế.’ Đây làm một ảo tưởng. Bất kỳ quấy rầy nào trong tiếp tục đó là sự thách thức; và khi nó không thể đáp lại phù hợp, nó phát giác rằng sự an toàn của nó bị quấy rầy.” Anh ngừng lại và yên lặng, đang tự-lắng nghe chính anh.

 Quan sát điều này trong chính bạn, quan sát cẩn thận. Chúng ta đang hỏi liệu bộ não – mà là bộ não của tất cả những con người, đã tiến hóa qua những thời gian xa xưa, đã bị quy định bởi những văn hóa, những tôn giáo, bởi những áp lực thuộc kinh tế, thuộc xã hội – liệu bộ não đó, mà đã có một tiếp tục vô hạn cho đến lúc này, có thể khám phá một kết thúc của tiếp tục như thời gian?” Anh yêu cầu những người lắng nghe không bị khích động bởi người nói, bởi vì như thế người lắng nghe bị phụ thuộc vào anh. “Vậy thì người nói trở thành uy quyền của bạn, đạo sư của bạn. Sự đòi hỏi là rằng bạn là một ngọn đèn cho chính bạn, không chấp nhận ngọn đèn của một người khác.”

 Anh bàn luận về chết như một kết thúc trọn vẹn và sự hủy diệt của bộ não, một kết thúc đến một tiếp tục của sống. “Để hiểu rõ điều này,” anh nói, “liệu chúng ta có thể thâm nhập ‘cái gì là’? ‘Cái gì là’ của sống của bạn, sống hàng ngày của bạn? Xuyên suốt thời gian chúng ta đã bám vào một tiếp tục của sống. Chúng ta không bao giờ hỏi ý nghĩa của chết là gì. Chúng ta đã đặt chết đối nghịch với sống. Nhưng sự tiếp tục hàm ý thời gian. Chuyển động của suy nghĩ. Thời gian có nghĩa chuyển động. Từ đây đến đó – thuộc tâm lý để chuyển từ cái không đẹp đẽ đến cái đẹp đẽ.

 “Để tìm được chết là gì, liệu sự tiếp tục đó có thể kết thúc?” Liệu ý thức của khoảng thời gian kéo dài có thể kết thúc?” Anh ngừng lại.

 “Chết nói với bạn, ‘kết thúc nó,’ kết thúc hoàn toàn những quyến luyến của bạn, bởi vì đó là việc gì sẽ xảy ra khi bạn ngừng thở. Bạn sẽ để mọi thứ lại đằng sau.

 “Vì vậy chết hàm ý sự kết thúc của quyến luyến. Chỉ trong kết thúc mới có một khởi đầu.

 “Chỉ đến lúc đó bộ não mới có thể tự-khám phá cho chính nó một chất lượng của chuyển động mà hoàn toàn được tự do khỏi quá khứ.”

 Krishnaji đặt ra cho những người lắng nghe anh một nghi vấn. “Nếu không có kết thúc, điều gì xảy ra cho cái trí, cho toàn chuyển động của ý thức, ý thức của bạn hay ý thức của tôi, cho ý thức của con người? Việc gì xảy ra cho sống hàng ngày của chúng ta? Sống giống như một con sông mênh mông trong đó có đau khổ, phiền muôn, lo âu. Khi bộ phận chết đi, dòng chảy tiếp tục. Thể hiện của dòng chảy là bạn, cùng danh tánh của bạn, và vân vân. Nhưng bạn vẫn còn là bộ phận của dòng chảy này. Và chúng ta đang hỏi, liệu bạn có thể kết thúc dòng chảy đó? Bạn theo kịp chứ? Bởi vì ‘cái tôi’ là sự tiếp tục. ‘Cái tôi’ là sự khởi đầu không chỉ khía cạnh di truyền, nhưng còn của cái mà được truyền xuống thế hệ sang thế hệ từ hàng thiên niên kỷ. Nó là một tiếp tục, và cái mà tiếp tục là một bộ máy. Bạn quan sát một người chỉ trích hay khen ngợi bạn. Bộ não ghi lại. Thế là bạn thực sự không bao giờ thấy. Ghi lại này là điều gì cho sự tiếp tục.

 “Chúng ta đang đặt những nền tảng để tìm ra thiền định là gì. Hiểu rõ về chính chúng ta là bộ phận của thiền định này. Trong hiểu rõ về phiền muộn, đau khổ, sợ hãi, lo âu, bạn thấy rằng ý thức là nội dung của nó, như truyền thống, lo âu, danh tánh, chức vụ. Liệu ý thức này mà trong nó là bộ não, mà là bộ phận của cái trí, bộ phận của ý thức có thể – liệu ý thức này có thể nhận ra nội dung của nó, nhận ra ý nghĩa của sự kéo dài thời gian của nó, và đang sử dụng một mảnh của ý thức đó như quyến luyến, có thể kết thúc nó một cách tự nguyện? Điều đó có nghĩa, liệu bạn có thể phá vỡ sự tiếp tục? Mà có nghĩa, liệu có thể chỉ ghi lại điều gì cần thiết và không thêm nữa?

 “Hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Vì vậy bộ não, đã tìm được sự an toàn trong chuyển động của bộ não, bám vào nó và diễn giải mọi biến cố, tùy theo quá khứ. Trong chuyển động của kết thúc sự tiếp tụctrật tự hoàn toàn. Thấu triệt này là sự cách mạng trong cấu trúc của bộ não.”

 Những từ ngữ của Krishnaji trôi chảy. “Chính là bộ não mà sắp xếp mọi thứ trong vị trí đúng đắn của nó. Sau đó, trong thấu triệt tổng thể vào toàn chuyển động của ý thức, hoạt động và những cấu trúc của bộ não trải qua một thay đổi. Khi bạn thấy cái gì đó lần đầu tiên, một chức năng mới mẻ bắt đầu vận hành. Cánh tay của bạn, cánh tay này được phát triển bởi vì chức năng. Vì vậy khi bộ não khám phá cái gì đó mới mẻ, một chức năng mới mẻ được sinh ra, một cơ quan mới mẻ hiện diện. Một cái trí, một bộ não rất cần thiết phải trở nên tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên, sinh động, mới mẻ. Điều này chỉ có thể xảy ra được khi không có sự ghi lại thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

 Tiếp theo anh nói về tình yêu và thiền định. “Liệu tình yêu có một tiếp tục? Liệu tình yêu là ham muốn? Liệu tình yêu có thể hiện diện giống như sương mai trong lành? Nó không thể. Liệu tình yêu có một tiếp tục, làm ơn hãy thâm nhập nó. Tình yêu không hiện diện trong quả tim của bạn, đó là lý do tại sao thế giới ở trong một hỗn độn như thế.

 “Muốn bắt gặp tình yêu, toàn dòng chảy của ý thức phải kết thúc. Ý thức là ganh tị của bạn, hận thù của bạn, tham vọng của bạn, ham muốn của bạn để trở nên quan trọng hơn, ham muốn của bạn trong tìm kiếm quyền hành. Nơi nào có bất kỳ ý thức nào của cái tôi, tình yêu không hiện diện. Và bản thể của cái tôi là qui trình ghi lại. Sự kết thúc của đau khổ là sự khởi đầu của từ bi.

 “Lúc này, liệu chúng ta có thể nói về thiền định? Có nhiều vấn đề được hàm ý trong thiền định. Phải có không gian; không phải không gian vật chất, nhưng không gian phía bên trong cái trí. Tất cả những cái trí của chúng ta đều bị bận tâm. Sự bận tâm này giống như một người nội trợ với công việc nấu nướng của bà ấy, với con cái của bà ấy, giống như một người hiến dâng với thượng đế của anh ấy, một người với nghề nghiệp của anh ấy, với tình dục của anh ấy, với công việc của anh ấy. Trong đó cái trí hoàn toàn bị bận tâm, vì vậy không có không gian trong nó. Nếu khôngtrật tự trong sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với con cái của bạn, hãy quên thiền định đi. Nhưng trật tự tuyệt đối có thể tương tự trật tự vũ trụ. Trật tự đó có liên quan đến trật tự vũ trụ. Trật tự vũ trụ có nghĩa sự tuần hoàn của mặt trờimặt trăng, bầu trời lạ thường của chiều tối cùng tất cả vẻ đẹp của nó. Nhưng chỉ tìm hiểu giải ngân hà, vũ trụ qua một kính viễn vọng không là trật tự. Trật tự hiện diện ở đây, trong sống của chúng ta. Vậy là trật tự đó có một hiệp thông lạ thường cùng vũ trụ.”

 Một buổi chiều một sadhu chân trần có râu quai nón mặc một áo choàng màu đất và một miếng vải quấn quanh đầu của ông ấy, nói chuyện với Achyut và sau đó trong tuần ông ấy gặp Krishnaji. Ông ấy thuộc một giáo phái Siddha cổ xưa và sống cùng một đạo sư ở Anantpur District. Vị đạo sư của ông ấy đã già lắm rồi và bảo với môn đệ rằng ông cảm thấy một hiện diện huyền bí của một đấng vĩ đại đang giảng dạy trong thế giới. “Ta sắp chết,” vị đạo sư nói, “vì vậy ông ta sẽ là đạo sư của người, đi tìm ông ta đi.” Người môn đệ đã lang thang khắp mọi nơi, đang tìm kiếm người thầy thực sự đó. Ông ấy đã đến mọi ashram thiền viện, nhưng không được thỏa mãn. Sau đó ở Madras ông ấy đã nghe nói về Krishnaji và đến nghe những nói chuyện. Cảm thấy rằng ông ấy đã tìm được cái gì ông ấy đã tìm kiếm, ông ấy quay lại vị đạo sư và diễn tả điều gì ông ấy đã thấy. Vị đạo sư khẳng định thấu triệt của môn đệyêu cầu quay lại Madras với Krishnaji. Sau đó, ở Madras, sadhu nghe rằng vị đạo sư của ông ấy đã chết.

 Người khất sĩ này có sự hiểu biết bí mật của chế biến thảo mộc và sự sử dụng dược thảo trong những phương pháp bào chế thuốc. Ông ấy biết thời gian ngày hay đêm khi những thảo mộc phải được hái, cách bảo quản, và những câu thần chú phải theo cùng sự chế biến thuốc. Một yếu tố ma thuật có trong điều gì ông ấy nói: cây cối có sự thông minhnhận biết. Chúng chỉ bộc lộ đối với những người tiếp cận chúng đúng đắn. Ông ấy bảo Achyut, “Một dược thảo bị tiếp xúc sai lầm, bằng tham lam hay ham muốn, lẩn trốn và không thể tìm ra. Sự cho phép của chúng phải được nhận biết trước khi tiếp xúc, chúng phải được nói chuyện bằng sự khiêm tốn – ‘Bạn cho phép tôi chạm vào bạn nhé, hay bạn muốn tôi chờ?’ Chúng trao ánh sáng và hương thơm cho những người hiệp thông cùng chúng.” Những từ ngữ của ông ấy nhắc nhở về sự thiêng liêng huyền bí và điều kỳ diệu cho cây cối như vật trao sự sống, vật bảo vệ, vật nắm giữ năng lượng được ca ngợi trong những bài thánh ca của Atharva Veda. Krishnaji rất chú ý đến ông ấy và sự nhạy cảm cũng như sự hiệp thông cùng cây cối của ông ấy.

 Achyut nhờ ông ấy đi chuyển tải những lời giảng của Krishnaji trong những Siddha và những giáo phái lang thang của sadhu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10660)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 11121)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 9616)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 10511)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 12114)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9766)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10258)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10282)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19265)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14717)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 24410)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15463)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10423)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 21588)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10293)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19383)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 11415)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 18793)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 9336)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 15983)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25766)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37941)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19708)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18806)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14393)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20212)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9585)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14441)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35705)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10731)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19808)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23291)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13431)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 20321)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10692)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9675)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 9261)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8553)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9806)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 11266)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8356)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 14198)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9971)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15294)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 12678)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 11416)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12141)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11111)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36502)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 9028)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 17356)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10537)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12263)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13733)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 9216)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24970)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11709)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10382)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 14600)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 13088)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant